Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận bài Sóng - Xuân Quỳnh
Cảm nhận về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để thấy được tình yêu nồng cháy, mãnh liệt được nhà thơ Xuân Quỳnh thể hiện khéo léo qua các vần thơ. Sau đây Hoatieu xin chia sẻ một số mẫu bài cảm nhận bài thơ Sóng hay và sâu sắc nhất.
Xuân Quỳnh là một trong số ít nữ thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến. Bằng tài năng của mình, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời biết bao tuyệt phẩm thi ca như Thơ tình cuối mùa thu, Thuyền và Biển, Tiếng gà trưa và đặc biệt là bài thơ Sóng. Thơ của Xuân Quỳnh mang tính nội tâm, giàu cảm xúc. Chính vì vậy khi đến với Sóng, người đọc có thể cảm nhận được những cung bậc tình yêu như những nhịp thở phập phồng, khi thì dồn dập khi lại dịu dàng. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc một số bài văn mẫu cảm nhận bài thơ Sóng hay nhất, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Dàn ý cảm nhận bài thơ Sóng
a) Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng
b) Thân bài
* Bài thơ “Sóng” thể hiện quan niệm về tình yêu rất mới mẻ và hiện đại của nữ sĩ Xuân Quỳnh
- Trước hết nhà thơ đã tái hiện thành công những trạng thái đối cực trong sự mâu thuẫn của tình yêu qua hình tượng sóng: “Dữ dội và dịu êm - Ồn ào và lặng lẽ”
- Khắc họa một tình yêu vượt qua mọi giới hạn, chiều kích để vươn tới giá trị đích thực, trường tồn: “Sông không hiểu nổi mình - Sóng tìm ra tận bể”.
- Khát vọng vĩnh cửu hóa tình yêu đôi lứa thông qua việc hóa thân vào những ngọn sóng ngoài khơi xa.
* Bài thơ “Sóng” thể hiện vẻ đẹp tình yêu mang đậm tính truyền thống
- Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh gắn liền với nỗi nhớ luôn thường trực trong tiềm thức: “Lòng em nhớ đến anh - Cả trong mơ còn thức”
- Tình yêu đối với Xuân Quỳnh luôn gắn liền với sự thủy chung son sắt: “Nơi nào em cũng nghĩ
- Hướng về anh một phương”.
* Khát vọng tình yêu vĩnh cửu thể hiện qua bài thơ
- Khẳng định quy luật vĩnh cửu của thiên nhiên “con nào chẳng tới bờ... Dù muôn vời cách trở”, cũng giống như “em”, dù khó khăn, thử thách vẫn luôn hướng đến “anh”.
- Vượt lên sự lo âu, phấp phỏng, đặt niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu như mây có thể vượt qua biển rộng.
- Sự băn khoăn, khắc khoải, ước ao được hóa thành “trăm con sóng nhỏ” để muôn đời vỗ mãi vào bờ.
- Khát khao của người phụ nữ được sống trong “biển lớn tình yêu” bằng tình yêu và cùng tình yêu, khát khao hòa nhập tình yêu riêng tư trong tình yêu chung rộng lớn.
c) Kết bài
Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
2. Mở bài cảm nhận Sóng
3. Cảm nhận bài thơ Sóng - mẫu 1
Tinh yêu là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Nhưng không phải vì thế mà nó thành đơn điệu và nhàm chán. Mỗi bài thơ, mỗi nhà thơ là một thế giới riêng, một nhu cầu, một khao khát riêng không ai giống ai. Chẳng thế mà ta gặp Xuân Diệu trong thi đàn Việt Nam với chất men say tình yêu nồng nàn, mãnh liệt, người tự cho mình là ‘‘kẻ uống tình yêu dập cả môi”, ta gặp Nguyễn Bính “người nhà quê” chân thật da diết... và thật bất ngờ khi gặp nữ thi sĩ với tâm hồn dạt dào và say đắm trong tình yêu - Xuân Quỳnh. Thơ tình yêu của Xuân Quỳnh chân thành nhưng không kém phần cháy bỏng nồng say. Điều đó thể hiện không ít trong bài Sóng.
Bài thơ ra đời vào năm 1967. Vào thời kì này, có thể nói rất ít những bài thơ tình yêu kiểu này nhất là với các nhà thơ nữ. Nếu có, phần lớn đều gắn bó với vụ cách mạng, gắn với sứ mệnh thiêng liêng cao cả của dân tộc. Rất ít các nhà thơ tự bứt mình ra khỏi không khí chung để tìm vào cái gọi là riêng tư, sâu kín trong tâm linh mình. Dường như mọi người tránh và cố tình tránh... Nói như vậy để thây rằng Sóng của Xuân Quỳnh là một bài thơ có nhiều điều đáng chú ý.
Viết về sóng, biển và thuyền để nói lên tình yêu trai gái ta đã gặp trong thơ Xuân Diệu, với bài Biển... Ngay trong Xuân Quỳnh cũng có Thuyền và Biển... nhưng tìm một bài nói lên nỗi băn khoăn day dứt như Sóng có lẽ là chưa. Đến với Sóng, ta được gặp một Xuân Quỳnh nồng nàn, mãnh liệt, gặp con người yêu tha thiết và cháy bỏng, luôn luôn muốn bứt mình ra để tìm đến một cái gì đó rõ ràng, cụ thể. Trong cuộc sống, Xuân Quỳnh thể hiện rõ cái phong cách này. Đã yêu ai thì yêu hết mình, đã ghét ai thì ghét cay đắng. Chính vì lẽ đó mà trong Xuân Quỳnh vẫn giữ được vẻ tận tuỵ, dứt khoát rõ ràng, ở Sóng điều này cũng thể hiện:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức!
Có lẽ là sức mạnh của tình yêu, niềm say mê và nỗi lòng cuồng nhiệt, đã cuốn con người vào thế giới thần tiên, thơ mộng. Tất cả những lo toan, tính xán, những phức tạp, rắc rối trên cõi đời đều nhường chỗ cho ước mơ, cho khát song đắm say trong lòng người. Tất cả những gì tồn tại bên ngoài đều chôn hết, xua hết ra ngoài ý tưởng. Khẳng định nỗi lòng, nhà thơ đưa ra trạng thái "trong mơ còn thức” để thuyết phục. Tôi còn nhớ, có một nhà thơ khi bày tỏ nỗi lòng của mình với người yêu cũng nói:
Anh yêu em chỉ nhớ em thôi
Lúc đứng lúc ngồi lúc nào cũng nhớ.
Trạng thái bồn chồn, xao xuyến, bứt rứt như cắn xé, cào cấu, như giục giã lòng người. Người con trai đứng ngồi không yên thì ở đây Xuân Quỳnh lại ngủ, thức không yên. Nào có kém gì đâu. Đã yêu nhau thường nhớ thường mong, thường đợi chờ nên không thể không có cái phút đứng ngồi không yên. Từ xa xưa, ông cha ta cũng có câu:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than.
Chính vì lẽ đó mà mở đầu bài thơ nhà thơ cũng nói lên cái tâm trạng băn khoăn, trạng thái không ổn định trong tâm hồn mình:
Dữ dội và dịu êm ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Hai trạng thái tâm lí ngược nhau lại được dồn trong một ngữ cảnh cụ thể hơn là trong mội người, ở cùng một lúc. Dĩ nhiên nói “dữ dội”, “ồn ào”, “lặng lẽ" là nói về sóng nhưng trong bài thơ này sóng là em, và em là sóng, hai câu này hòa lẫn trong nhau, quyện vào nhau. Đọc hai câu thơ tưởng như đã là một khập khểnh trái ngược vậy mà ngược lại rất có lôgíc và hợp lí. Có được như vậy, hẳn phải nói đến nhà thơ và cái tài biểu hiện tâm lí. Đọc cả khổ thơ ta cũng như lắng mình trong đó, nghe được tiếng thổn thức của hồn người, cả khổ thơ là một trạng thái khá đọng của xúc cảm. Con người nhà thơ không bình lặng, không dập dìu, nhẹ nhàng hôn nhẹ lên bờ cát, không ôm ấp, vỗ về hay nũng nịu mà “dữ dội” mà “ồn ào” nhưng “dịu êm”, “lặng lẽ”.
Song nếu như thế thì chẳng còn gì để sóng “không hiểu nổi”, để sóng phải “tìm ra tận bể”. Hai câu thơ dưới thể hiện nỗi khát vọng tìm tòi đến tột độ. Câu thơ tưởng chừng như căng lên chợt bật ra, vậy là thoả mãn. Trong cuộc sống có gì bực dọc, đau khổ hơn khi chính mình lại không hiểu nổi mình, không lí giải được mình, mình là ai? Có lẽ cái sức mạnh lớn như muốn lật tung cái “sâu kín” đó là mình phải tìm được tận cùng nó. Cái ý nghĩ này còn theo đuổi nhà thơ đến tận cùng của bài thơ. Khát vọng được hoà mình vào bể lớn của cuộc đời, bể lớn của tình yêu cứ thôi thúc, giục giã.
Từ “không hiểu nổi mình” nhà thơ liên tiếp đặt ra những băn khoăn, thắc mắc. Cuối cùng để tự dằn vặt mình, bởi lẽ hỏi cũng chỉ để mà hỏi. Hỏi cho vơi nỗi lòng:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau?
Quy luật tự nhiên là sóng và gió, nhưng còn tình cảm giải thích từ đâu... Đó là một điều cực khó, vẫn là nỗi băn khoăn dằn dỗi trong nỗi lòng mình. Vậy mà nỗi lo lắng, thảng thốt “không biết nữa”. Ngây thơ xen chút bất lực. Mọi câu hỏi đặt ra đều tha thiết tìm được nơi khơi nguồn, nơi “bắt đầu” của sự vật. Có như vậy nỗi lòng người mới thoả mãn.
Trăn trở với khổ thơ ta nghe thấy nỗi lòng nhà thơ trăn trở, nhịp thơ trong : thơ thay đổi lúc 3/2, lúc 2/3 linh hoạt nhưng không xuôi không thăng, không bình thường mà dằn vặt, nghĩ suy, tìm tòi.
Xưa nay rất nhiều thi sĩ đặt câu hỏi về tình yêu. Nhưng tình yêu là tình cảm là cảm xúc làm sao biết được nó như thế nào, đến từ đâu... và nhiều nữa, nhưng tất cả đều bất lực. Ngay đến Xuân Diệu - một nhà thơ tình nổi tiếng, một con người luôn có khát khao giao cảm với đời, luôn yêu, say đắm trong tình yêu, người mà:
Trong giây phút chót dáng trời đất
Cũng vẫn si tình đến ngất ngư.
người “uống” tình yêu, “cắn” tình yêu đến “dập cả môi” cũng bất lực:
Đố ai định nghĩa được tình yêu
Có khó gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu.
Có người phải thốt lên rằng: “Có gì lạ quá đi thôi!” Thật khó quá! Nhưng tình yêu là thế. Làm sao có thể cảnh giác được trong tình yêu. Nó đến lúc nào ta đâu có biết và chiếm ta lúc nào ta đâu có hay. Quay lại khổ thơ cùa Xuân Quỳnh la gặp câu thổ lộ:
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau?
Một câu hỏi rất con gái, nhẹ nhàng, bối rối lẫn chút đắm say, ngọt ngào nũng nịu. Nói thế, không có nghĩa là khổ thơ chỉ đơn thuần là cảm xúc, con người chỉ đơn thuần là yêu say đắm. Bên tình yêu, bên sự nồng nàn còn là sự suy nghĩ, tìm tòi đòi hỏi một câu trả lời dù ít thôi nhưng phải có... nhưng... cuối cùng câu hỏi vẫn để đó, nhà thơ bất lực... làm sao mà có thể đáp nổi... Một ánh mắt bâng quơ, một câu nói vô tình nhiều khi cũng làm cho người ta... tương tư chứ, huống chi lại có một khoâng thời gian dài nỗi khát vọng tình yêu cứ bồi hồi, cứ xa xuyến trong ngực trẻ.
Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không giản đơn. Yêu thương cháy bỏng, sóng say nhưng không vì thế mà hời hợt:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên.
Điệp từ “em nghĩ” nhắc đi nhắc lại càng làm rõ hơn sự suy nghĩ trong lòng người. “Em nghĩ” có nghĩa là em đã thao thức, đã lo lắng, đã đặt ra nhiều câu hỏi... chứ không phải em chỉ quen bồng bềnh, quen si mê, đến chỉ yêu và đơn thuần là yêu. Xưa nay không hiểu người “ chỉ biết yêu thôi, chẳng biết gì” tình yêu đã làm họ mù quáng, quên đi tất cả. Họ nhìn vào cõi hư vô, mộng ước, chỉ quen hưởng thụ chứ không biết suy nghĩ.
Tình yêu thường đồng hành với nỗi nhớ, sự mong đợi, vì lẽ đó mà trong thơ Xuân Quỳnh điều đó cũng thể hiện khá rõ. Yêu cuồng nhiệt thì nhớ cũng nát tan. Nỗi nhớ cứ dồn lên tầng lầng, lớp lớp như từng đợt sóng:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Đọc khổ thơ, tìm thấy vị trí của con sóng và cũng thấy được nỗi nhớ trong lòng người. Con sóng nhớ bờ sóng thao thức “ngày đêm không ngủ được” nhà thơ muốn nói đến sự toàn diện. Dù tận dưới đáy sông hay ngay trên bề mặt sóng vẫn chỉ nhớ bờ, thương bờ. Nổi nhớ mong tưởng chừng đến tột độ. Nhớ nhau nên trăn trở. Đến nỗi trong ca dao người xưa cũng từng nói “đèn nhớ ai mà đèn không tắt”.
Nỗi nhớ của con sóng chính là nỗi nhớ của con người, nỗi nhớ tầng tầng lớp lớp đan xen nhau, nối tiếp nhau, thôi thúc, giục giã. Nói sóng để nói đến nỗi lòng mình. Nhớ nhau, nên thời gian như dài hơn:
Tháng giêng ngàv dài lắm
Biết mà làm sao em
Giấc ngủ cũng chập chờn:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
Khổ thơ được viết theo thể tăng dần, cảm xúc trong thơ được hun nóng đến tận cùng dào dạt..., nóng bỏng. Trong thơ mình, khi nói về nỗi nhớ Xuân Quỳnh cũng đã viết:
Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau rạn vỡ.
(Thuyền và biển)
Phải nói rằng, trong tình yêu Xuân Quỳnh yêu hết mình. Yêu cuồng nhiệt đắm say, cháy bỏng, nồng nàn. Nhà thơ tha thiết tắm mình trong nguồn cảm hứng vô tận này. Yêu nồng nàn như vậy nhưng trong Xuân Quỳnh vẫn có nét dịu dàng của con gái. Vẫn biết là yêu đến nát tan, nhưng không vồ vập, ồn ào như Xuân Diệu - Người muốn “riết”, “say”, muốn “hôn” và cuối cùng muốn "cắn” (Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi). Trong thơ ông tình yêu không tĩnh lặng. Xuân Diệu mạnh mẽ táo bạo:
Đã hôn rồi hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt.
(Biển)
Càng đến cuối bài thơ Xuân Quỳnh càng tỏ ra mình là một con người sâu sắc, thuỷ chung. Tình yêu của Xuân Quỳnh là tình yêu từ hai phía, ở đây, nhân vật trữ tình đã có đối tượng để hướng tới chứ không vu vơ. Hơn nữa, tình cảm, tâm hồn của nhân vật trữ tình không phải là bi quan, chán nản mà tràn đầy hi vọng. Đọc bài thơ này, không hề gặp cái tư tưởng: “Tương tư thức mây đêm rồi,Biết cho ai hỏi ai người biết cho?”
Khổ thơ tiếp khẳng định được điều đó:
Dầu xuôi về phương bắc
Dầu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương.
Đến đây nhà thơ đã đưa ra khái niệm không gian để nói lên mức độ thuỷ cung. “Dẫu xuôi”, “dẫu ngược”, “phương bắc”, “phương nam”, là những từ cụ thể khẳng định sự thuỷ chung, khoảng không gian, địa điểm nói lên độ dài nỗi cách trở, gian lao của thực tế với con người. Phương hướng, khoảng cách đặt ra xa bao nhiêu thì lòng người lại thể hiện rõ sự thuỷ chung bấy nhiêu “một phương”. Câu thơ như một lời khẳng định rắn rỏi, mạnh mẽ, dứt khoát, rõ ràng. Khổ thơ đặt ra nhiều thử thách, nhiều cách trở nhưng cũng đưa ra được sự quyết tâm của con người. Tình yêu sẽ chiến thắng tất cả, nếu như đó là tình yêu chân thật, thuỷ chung. Lời thơ vang lên như một lời thề nguyện đọc lên cứ rưng rưng xúc động. Đã có bài hát khẳng định về điều này: “Dù thời gian xa xôi, Dù đường dài xa xôi. Em vẫn như ngày xưa. Mến yêu anh trọn đời”. Thơ Xuân Quỳnh cũng hướng về điều đó tuy cách diễn đạt có khác.
Dường như để khẳng định thêm cho lời nói của mình nhà thơ đã đưa ra hàng loạt các dẫn chứng về thiên nhiên, tạo vật. Tất cả rồi sẽ chiến thắng nếu có sự kiên nhẫn, có sức mạnh. Mọi vật rồi sẽ bị chinh phục nếu con người có ý chí, quyết lâm:
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm thảng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa.
Hàng loạt thử thách được đưa ra cho sóng: cuộc đời và biển rộng là thế, là thế nhưng đều bị chinh phục.
Con sóng được Xuân Quỳnh ví như tình yêu “bồi hồi trong ngực trẻ”. Nhân vật em ước được tan ra thành trăm con sóng nhỏ đã thể hiện một ước khát vọng đến tha thiết:
Làm sao tan được ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm sóng vỗ.
Khổ thơ kết là một ước muốn khôn cùng, không có tình yêu cuộc sống tha thiết, không có sự đam mê đến tột cùng, không có sự thuỷ chung làm sao có được những câu thơ như vậy. Trong ước mong vẫn lẫn chút băn khoăn của “ Làm sao được tan ra”. Nhưng cũng phải thây rằng chỉ có tình yêu thế nào đó thì mới có được ước mong như vậy. Mong muốn xé tan mình, hoà lẫn với bể đời rộng lớn, bứt mình ra khỏi những nhọc nhằn, lo toan, tính toán để ngập mình trong tình yêu, tuổi trẻ, ngọt ngào và hạnh phúc.
Ước mong tồn tại vĩnh hằng trên cõi đời này thôi thúc, giục giã. Lời thơ, ý chí, nhịp thơ có phần nhanh hơn, mạnh hơn, gấp gáp hơn. Bài thơ kết thúc mà lời thơ còn vang vọng mãi, ào ạt của sóng, ước muốn tung mình vào bể tình yêu ngày càng nhiệt thành.
Bài thơ dẫn dắt người đọc qua nhiều nỗi cách trở, mất còn, nhớ, thương, chờ đợi, cuối cùng vẫn quy gom về một mối: tình yêu mãnh liệt, khoáng đạt, say đắm, thuỷ chung.
Cấu trúc bài thơ được xác lập theo cấu trúc đan xen hình tượng: sóng – bờ (khổ thơ thứ 5), sau đó anh - em (khổ thơ 3, 4) rồi lại sóng - bờ (khổ thơ 7). Lớp lớp sóng đan xen nhau tới lui như vậy, biển như lặng dần đi nhường chỗ cho những suy tư về cuộc đời.
Bài thơ viết theo thể 4 câu 5 chữ rất dễ thể hiện tình cảm chân thành của nhà thơ. Trong tình yêu sao không có phút trăn trở, giận hờn, thương nhớ. Nhưng xưa nay, trong thơ tình, nhất là thơ của các nữ sĩ người ta thường chỉ bắt gặp sự nhẹ nhàng, yếu đuối, thầm kín chứ ít ai thây sự mạnh mẽ, táo bạo, phải chăng chính vì điều này mà phong cách thơ Xuân Quỳnh đã nổi rõ và khẳng thêm sức mạnh của "phái yếu”. Xưa nay, ta thường gặp sự hậm hực trong của phái “mày râu”:
Anh yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Anh yêu em âm thầm không hi vọng
Lúc đứng ngồi khi hậm hực lòng ghen.
(Tôi yêu em - PUSKIN)
Còn Xuân Quỳnh thể hiện sự mạnh mẽ, dứt khoát, chung thuỷ, nồng cháy và cũng thắc mắc, cũng có phút bực mình, trăn trở.
Sóng ra đời cách đây gần 30 năm nhưng độ nồng nàn, đắm say của nó vẫn không phai giảm trong lòng người. Có thể nói, trong giây phút này, nhiều bạn đọc thơ vẫn còn giật mình thây sợ. Yêu hết mình, hết lòng vì nhau, yêu thương gần gũi và thuỷ chung đó là một tình yêu đẹp song không dễ gì mà có được. Đọc thơ Xuân Quỳnh phần nào đó ta hiểu được con người nhà thơ. Trong cuộc sống thi sĩ cũng tận tuỵ với con cái, yêu thương chúng rất mực, hết lòng vì chúng, với chồng cũng vậy, một người vợ thuỷ chung và đảm đang... Thơ Xuân Quỳnh và con người Xuân Quỳnh, Võ Văn Trực nói: “Điều đáng quý ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ với bạn bè, với xã hội và trong cả tình yêu. Chị không quanh co, không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm và suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ, ta có thể biết được khá kĩ đời tư của chị. “thành thật, đây là cốt lõi của thơ Xuân Quỳnh”.
Phong cách Xuân Quỳnh về sau vẫn thế. Qua Thuyền và biển càng khẳng định sự đồng nhất rõ hơn trong con người này. Đáng tiếc, cuộc đời đã cướp đi một cây bút đầy tài năng và hi vọng. Song đó không còn nữa nhưng thơ Xuân Quỳnh, những bài thơ tình cảm cho con trẻ như Lời ru trên mặt đất, Tiếng gà mía, Chuyện cổ tích về loài người đến cả những bài thơ tình yêu Thuyền và biển, Sóng... vẫn hấp dẫn lòng người.
4. Cảm nhận bài thơ Sóng - mẫu 2
Trong số các nhà thơ thuộc "thế hệ chống Mĩ", Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ viết nhiều và rất hay về tình yêu. Thơ tình của chị đậm nét tự truyện. Vẫn là những chuyện muôn thưở của tình yêu nhưng bao giờ chúng cũng có vẻ như là chuyện riêng của Xuân Quỳnh, không quá thật thà nhưng xa lạ với những xốn xang, những sự "réo rắt" quá độ. Sóng là một bài thơ hay của chị, in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). Ở đây, khát vọng tình yêu, dù hình tượng mà Xuân Quỳnh mượn làm ẩn dụ vốn chẳng xa lạ gì với các nhà thơ viết về tình yêu kim cổ.
Trước Xuân Quỳnh đã có biết bao nhà thơ thiên tài viết về tình yêu. Xuân Quỳnh như không có ý đua tranh với họ. Chị "khiêm tốn" chỉ đem chuyện riêng kể không giảng giải cho ai, không xây dựng lí thuyết, không nói điều vượt quá nhận thức và trải nghiệm của chính mình. Khi chị nói:
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Thì trước hết ta nên hiểu là chị đang nói về mình, đang thú nhận nỗi "bồi hồi" của mình cùng với sự tự biết rằng mình còn rất trẻ. Nếu mấy câu ấy ứng hợp với nhiều người thì lại là chuyện khác. Cái nhìn của Xuân Quỳnh xuất phát từ bên trong. Nó không giống sự suy đoán tuy già dặn, đúng đắn nhưng lại đi từ ngoài vào của các nhà nghiên cứu tâm lí tình yêu. Cũng thế, khi nói về nơi bắt đầu của tình yêu, Xuân Quỳnh thực sự đứng giữa cái phân vân của chính mình:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Người ta thường hay đối chiếu hai câu thơ "Em cũng không biết nữa, Khi nào ta yêu nhau'' của Xuân Quỳnh với câu "Làm sao cắt nghĩa được tình yêu?" trong bài Vì sao của Xuân Diệu. Đúng là giữa chúng có sự tương đồng nhưng cái khác vẫn rõ. Mặc dù tỏ ra ngẩn ngơ nhưng Xuân Diệu vẫn cắt nghĩa và sự cắt nghĩa của ông khá rạch ròi. Xuân Quỳnh không hẳn giống thế, chị không ham lí giải, phân tích, dù trong lòng có bao mối bức xúc đòi "tìm ra tận bể" để "hiểu", để "nghĩ". Chị vẫn giữ nguyên vẹn tâm lí phụ nữ của mình với cái "lắc đầu” thật dễ "động lòng": "Em cũng không biết nữa". Nhu cầu tìm hiểu ở đây là nhu cầu tình cảm hơn là nhu cầu của trí tuệ. Nó cũng như con sóng, được đẩy tới rồi thoái lui và tan trong mỗi ngọt ngào được che chở, vỗ về. Biết ta đang yêu nhau thế là đã đủ. Thắc mắc một tí chỉ là để yên tâm hơn với hạnh phúc hiện có. Tuy nhiên, như chị đã viết trong một bài thơ khác (Thuyền và biển): "... tình yêu muôn thuở, có bao giờ đứng yên dù không có gì thật gay cấn thì tình yêu vẫn sống động, vẫn muốn vỗ suốt cả hai chiều không gian và thời gian:
Con sóng dưới lòng sâu...
Con sóng trên mặt nước,
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được.
Là con người của thời hiện đại dám sống với toàn bộ những gì mình có, Xuân Quỳnh không ngại nói thẳng ra nỗi đau đáu của mình. Trong tâm thức con người ấy chỉ có "anh" là đáng kể mà thôi. Chị rất kiên định trên "lập trường tình yêu" và đề cao tuyệt đối lòng chung thuỷ:
Dẫu xuôi về phương Bắc,
Dẫu ngược về phương Nam,
Nơi nào em cũng nghĩ,
Hướng về anh - một phương.
Những lời khẳng định ấy thật da diết, riết róng và cũng chứa đựng thật nhiều thách thức, thách thức với hoàn cảnh và thách thức với cả tình "anh" nữa! Những ai hay do dự và có thói quen "vọng ngoại" trong tình yêu hẳn sẽ có cảm giác "chợn" trước sự tỏ bày dứt khoát ấy. Bình thường người ta vẫn nói ngược về phương Bắc, xuôi về phương Nam nhưng Xuân Quỳnh thì đã nói ngược lại. Đối với chị, dù có xáo trộn một tí thì điều đó cũng không có gì là quan trọng. Quan trọng nhất chỉ là "phương anh", dù ở đâu em cũng "hướng về". Nếu nói đến sự quyết liệt của tình yêu Xuân Quỳnh thì khổ thơ này là dẫn chứng thuộc loại tiêu biểu nhất.
Như nhan đề bài thơ đã nói rõ, hình tượng trung tâm ở đây là hình tượng sóng. Mới nhìn qua, cách biểu đạt khát vọng tình yêu bằng ẩn dụ kia chưa phải đã thật độc đáo. Dù vậy, Xuân Quỳnh đã hoàn toàn đúng khi chọn đối tượng để hoá thân. Sóng - Xuân Quỳnh - nhân vật trữ tình tuy là ba nhưng cũng gần như một. Ở Xuân Quỳnh cũng có nhiều nét đối cực như sóng, cũng không bao giờ chịu yên bề như sóng và cũng như sóng, luôn muốn "tìm ra" với biển lớn của tình yêu, của cuộc đời:
Dữ dội và dịu êm,
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình,
Sóng tìm ra tận bể.
Căn cứ vào âm điệu dồi dào, nhiều biến đổi và thường là cuộn trào sôi nổi của bài thơ, có thể thấy sóng là một hình tượng sống thực chứ không hề là hình ảnh minh hoạ (hình ảnh minh hoạ chỉ là vỏ ngoài của ý tưởng, nó sẽ chết khi ý tưởng đã được người đọc lĩnh hội hết). Xuân Quỳnh đã phả vào hình tượng “sóng” vốn khá quen thuộc hơi thở yêu đương nồng nàn của mình, và do vây tái tạo nó, khiến nó như mới được sinh ra lần đầu với tình yêu của chị. Đôi khi sự hoá thân của chị vào "sóng" sâu sắc đến mức "sóng" cũng thành ra có dáng... vất vả, lo toan, tất bật ngược xuôi. Khổ thơ có mấy câu "Dẫu xuôi..." “Dẫu ngược” (đã trích) cùng khổ tiếp theo cho ta thấy điều đó rất rõ:
Ở ngoài kia đại dương,
Trăm ngàn con sóng đó,
Con nào chẳng tới bờ,
Dù muôn vời cách trở.
Khi ẩn mình trong "sóng", khi đứng hẳn ra xưng "em", một mà hai, hai mà một, cái “tôi” Xuân Quỳnh luôn thao thức, trăn trở. Vừa bộc lộ gián tiếp lại vừa bày tỏ trực tiếp, khi ẩn, khi hiện, đấy mới là "nhịp sóng" ngầm của bài thơ, quy định những xao động bề mặt, biểu hiện qua câu chữ và âm điệu, nhịp điệu tương đối dễ thấy. Ẩn dụ "sóng" tuy có lúc bị phá vỡ, nhưng đấy chỉ là sự phá vỡ bề ngoài. Điều đó tạo điều kiện cho ta hiểu sâu hơn tầng "ẩn dụ" của cả bài hiểu sâu hơn những âu lo khắc khoải, những hi vọng, khát vọng, những gắng sức kiếm tìm và hành động tất yếu phải có ở một tình yêu chân chính một tình yêu như tình yêu của Xuân Quỳnh khi đối diện với cuộc đời rộng lớn, với thời gian trôi chảy không ngừng:
Cuộc đời tuy dài thế,
Năm tháng vẫn đi qua,
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa.
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu,
Để ngàn năm còn vỗ.
Như trên đã phân tích, bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có một cách thể hiện riêng về khát vọng tình yêu. Bao trùm lên là sự chân thực trong tình cảm, dường như chỉ nói những điều mà nhà thơ đã thể nghiệm sâu sắc. Cách nói ở đây táo bạo, nhiều khi quyết liệt chứ không dè dặt, sẽ sàng. Hình tượng "sóng" được xây dựng sinh động, hàm chứa nhiều ý nghĩa phong phú, tuy nhiên nó thường bị giải thích bằng những lời thổ lộ tình cảm trực tiếp của nhân vật trữ tình. Với một vẻ đẹp khá độc đáo, khá riêng đó, bài thơ đã dành được cảm tình tốt đẹp của rất nhiều người đọc trong những năm qua. Như mong ước của Xuân Quỳnh, "giữa biển lớn tình yêu", con sóng thơ được chị hoá thân vẫn còn dào dạt vỗ.
5. Cảm nhận bài thơ Sóng - mẫu 3
Tình yêu là đề tài muôn thuở của thi ca Việt Nam. Đã có nhiều nhà thơ viết về đề tài này với những cảm xúc và phong cách nghệ thuật riêng của mình, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc. Xuân Diệu đã từng làm người đọc nhớ mãi khi đặt tất cả dấu ấn tình yêu mãnh liệt của mình với “Biển”, còn Xuân Quỳnh - một nhà thơ nữ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thể hiện tình yêu của mình qua hình ảnh “Sóng”, một sự tiếp nối và sáng tạo độc đáo trong định nghĩa về tình yêu. Lúc nhịp nhàng trầm lắng, khi sôi nổi ngân nga đầy mãnh liệt, sóng – dòng chảy xuyên suốt của bài thơ đã thể hiện tình cảm chân thành và sâu sắc của người phụ nữ đang yêu.
Mở đầu bài thơ là một trạng thái đặc biệt của trái tim khao khát tình yêu, tìm đến những cảm xúc lạ lẫm và mới mẻ trong tâm hồn:
Dữ dội và lặng yên
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Trong lòng mỗi người luôn hiện hữu một con sóng tình cảm ngập tràn, nhưng chỉ đến khi nó được dâng lên và lan toả ta mới có thể cảm nhận được những thay đổi trong suy nghĩ và nhận thức về tình yêu. Không gấp gáp, vồ vập, Xuân Quỳnh đã thay lời tất cả những trái tim trẻ bộc lộ nỗi lòng mình bằng những trạng thái tình cảm khác nhau thông qua những con sóng. Khi dữ dội mãnh liệt, khi dịu êm trầm lắng, khi ồn ào nhấp nhô, có lúc lại âm thầm lặng lẽ, những tình cảm tưởng chừng như mâu thuẫn, đối lập nhau trong trái tim của người phụ nữ nhưng lại mang theo tất cả những đặc điểm và trạng thái tâm lí đang khao khát tình yêu. Nhiều khi chính bản thân họ không thể định nghĩa và gọi tên cảm xúc của chính mình, muốn tìm đến những định nghĩa riêng, tìm sự đồng điệu, hoà nhập vào bể lớn tình yêu. Chính vì thế từ dòng sông bình lặng nhỏ bé trong tâm hồn, con sóng tình đã đi đến những miền bể xa. Nơi ấy có tình yêu và nỗi khát vọng không khi nào ngừng tắt:
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Tình yêu luôn hiện hữu trong cuộc sống của mỗi người, giúp cho tâm hồn thêm nhạy cảm, tinh tế và biết tin vào những điều tốt đẹp. Với Xuân Quỳnh, tình cảm ấy - những con sóng lòng từ ngàn xưa đến nay và đến tận mai sau vẫn không bao giờ ngừng chảy. Quá khứ của ngày xưa, tương lai của ngày sau mãi vẹn nguyên một nỗi khát vọng bồi hồi về tình yêu trong trái tim của người phụ nữ trẻ khao khát xa xôi. Giờ đây, đứng trước bể lớn mênh mông, cảm nhận mình nhỏ bé và lọt thỏm trong cảm giác tình yêu mênh mông, người con gái ấy nghĩ về bản thân mình, về người yêu, về biển lớn và tự hỏi chính bản thân mình: ”Từ nơi nào sóng lên?”. Tình cảm ấy xuất phát từ nơi nào, từ chính bên trong mỗi người hay từ cuộc sống muôn màu muôn vẻ bên ngoài? Khi yêu, ai cũng như ai, đều muốn phân tích và định nghĩa từng trạng thái tâm lí, từng biểu hiện cụ thể để đi đến định nghĩa và giải thích về nó. Sáng tạo trong cách thể hiện, trong cách định nghĩa, nhà thơ nữ trẻ đã giải thích những điều khó hiểu ấy bằng những hình ảnh quen thuộc, nhẹ nhàng:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Nỗi nhớ là biểu hiện của tình yêu khi xa cách. Nỗi nhớ ấy được Xuân Quỳnh diễn tả thật mãnh liệt, thường trực cả mọi lúc, khi thức cũng như khi ngủ. Những tình cảm chôn chặt trong lòng, tình cảm tràn ngập trong tim muốn bộc lộ nhưng không thể nói lên thành lời, chỉ biết tìm đến trong nỗi nhớ mãnh liệt, cồn cào và da diết. Như những con sóng cuồn cuộn, triền miên, vô tận, nỗi nhớ ấy đã chảy vào từng nhịp sống, trong cả tiềm thức là những giấc mộng đêm về. Sóng khao khát tới bờ, còn em thì khao khát đến với anh. Tình yêu của người con gái lúc thiết tha, mãnh liệt nhưng vô cùng nữ tính, ý nhị và sâu xa, chân thành.
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Trải qua bao trắc trở gian lao, bao biến cố ngược xuôi, khó khăn gian khổ, dù không gian địa lí cách trở, thời gian xa xôi nhưng lòng người con gái vẫn “hướng về anh - một phương”, không bao giờ thay đổi. Điều đó thể hiện được sự chân thành, chung thuỷ trong tình yêu của người phụ nữ, luôn gửi tình yêu của mình đến một người, chỉ một người thôi nhưng đầy ăm ắp. Những con sóng đại dương dù bão tố vùi dập nhưng vẫn trở về với bờ, hoà nhập vào miền cát ấm nóng. Và ở đây, cô cũng tự dặn lòng mình, hứa với tình yêu của mình sẽ đến với bờ bến hạnh phúc dẫu xa xôi, dù muôn vàn cách trở:
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dẫu muôn vàn cách trở
Khát vọng mãnh liệt, tình yêu chân thành sâu sắc nhưng trong trái tim trẻ kia vẫn ý thức được rằng đó là thứ mong manh khó giữ, có thể trơn tuột khỏi tay:
Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn
Hôm nay yêu mai có thể xa rồi
(Nói cùng anh)
Trăn trở, băn khoăn liệu tình yêu ấy có vượt qua được bể lớn của cuộc đời, liệu có thoát khỏi quy luật cuộc sống, những đổi thay không ai nói trước được. Cuộc đời dài đấy, năm tháng dẫu đi qua, mây vẫn bay, biển vẫn rộng, sóng vẫn vỗ bờ nhưng rồi tất cả sẽ vào cõi xa xăm vô định. Bể lớn cuộc đời, bể lớn tình yêu là vô hạn nhưng cuộc đời con người là hữu hạn, làm sao có thể vượt thoát ra khỏi giới hạn ấy? Xuân Quỳnh đã đặt nỗi trăn trở ấy trải dài theo những con sóng tình cảm lo âu, để rồi nó trở nên thôi thúc, bùng lên thành khát vọng được trở thành những con sóng mãi trường tồn, mãi dâng lên và tìm đến bờ:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Những con sóng dạt dào đã khép lại, nhưng những con sóng tình yêu trong lòng mãi dâng lên và cồn cào, khắc khoải trong biển khơi, trong lòng mỗi chúng ta - những người vừa chớm mười bảy...
6. Cảm nhận bài thơ Sóng - mẫu 4
Từ xưa đến nay tình yêu đôi lứa luôn là nguồn thơ không bao giờ vơi cạn cho các thi sĩ thăng hoa cảm xúc viết nên bao vần thơ tình ngọt ngào, sâu lắng rung động lòng người như Puskin (Nga), Tago (Ấn Độ), Xuân Diệu (Việt Nam). Nhưng có lẽ đến những năm tháng chiến tranh chống Mỹ khốc liệt tuổi trẻ Việt Nam mới ngỡ ngàng khi được cảm nhận những bài thơ tình vừa hồn hậu chân thành vừa tươi tắn đắm say. Tiêu biểu nhất là bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.
Hình tượng sóng vừa gợi nghĩa thực là hiện tượng sóng dào dạt vô hồi mênh mông trên biển cả, vừa gợi nghĩa ẩn dụ diễn đạt nhịp sóng xao xuyến, bồi hồi trong trái tim tình yêu của nhân vật “em”:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
….
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Mở đầu bài thơ là sự đối lập rồi lại đối lập giữa hai thái cực của cùng một hiện tượng là sóng. Phức tạp ở hình thức và khó hiểu ở bản chất. Tiếp theo là một câu cắt nghĩa mà không cắt nghĩa được càng làm tăng thêm sự kì lạ của sóng. Mượn sóng là để làm biểu tượng cho tình yêu, miêu tả sóng với những đặc điểm kì lạ cũng là nói đến cái đa dạng, phức tạp, khó giải thích của tình yêu. Sóng nước đã chuyển sang sóng tình, sóng nước sóng tình đan xen vào nhau bổ sung cho nhau. Tình yêu là như vậy, là một hiện tượng khó lý giải cho minh bạch, nhưng khát vọng tình yêu của con người thì muôn đời không đổi. Con sóng ngày xưa như nào thì ngày nay vẫn vậy. Đó là sự bất di bất dịch của những quy luật tự nhiên, đây là quy luật của tình yêu.
Tình yêu cũng không bó hẹp trong một phạm vi lứa tuổi nào, nhưng tình yêu thường đi đôi với tuổi trẻ. Tình yêu tràn đầy cơ sở thanh xuân, làm bồi hồi khiến trái tim lúc nào cũng thổn thức nhớ mong. Cũng như Xuân Diệu nói:
“Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo
Hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu”
Bởi chỉ có tuổi trẻ mới có sức mạnh để đẩy ước vọng tình yêu lên thành khát vọng để tình yêu trở thành hiện thực không còn xa vời lý thuyết nữa mà hạnh phúc đắm say trong tầm tay và trái tim.
Sóng với gió còn tương đồng ở sự bí ẩn:
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
….
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Câu thơ thật hồn hậu chân thành vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh nhân vật “em” đang đứng trước muôn trùng sóng bể và trái tim đang suy tư, trăn trở thể hiện qua điệp ngữ “em nghĩ” để nói về tình yêu của anh, em và của sóng trên biển lớn. Cả hai đều giống nhau về sự bí ẩn và khó lí giải dù có khát khao truy tìm tận cội nguồn của nó qua những câu hỏi tu từ liên tiếp “từ nơi nào sóng lên”, “khi nào ta yêu nhau”. Câu hỏi không có câu trả lời rõ ràng chứng tỏ sóng mãi là bí ẩn và tình yêu của con người cũng vậy. Tình yêu của con người như một thứ ánh sáng, như khí trời để thở cũng như Xuân Diệu viết:
“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào”
Thế nhưng tình yêu cũng không phải là công thức định lý cứng nhắc nên không ai biết trước được tình yêu của mình, không ai biết được mình yêu từ bao giờ. Có lẽ Xuân Quỳnh quan niệm tình yêu không cần truy cứu đến cội nguồn tình yêu bởi khi yêu nhau đôi lứa chỉ cần hai trái tim hòa cũng nhịp đập, hai tâm hồn giao hòa giao cảm là đủ. Vì thế tình yêu muôn đời mãi là điều bí ẩn và phải chăng chính sự bí ẩn ấy lại làm nên sự quyến rũ mê hồn của tuổi trẻ từ xưa đến nay và mãi mãi về sau.
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
….
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”
Con sóng dưới lòng sâu và trên mặt nước là những cung bậc khác nhau của nỗi em nhớ anh. Sóng trên mặt nước dù có lớn cũng còn có thể lựa chiều mà vượt chứ sóng dưới lòng sâu mới thật dữ dội và nguy hiểm. Nhưng dù trên mặt hay sâu thì con sóng đều có bờ, là nơi đến của sóng, là cái đích để đi đâu cũng thấy nhớ dù ngày hay đêm. Nỗi nhớ còn được gắn với khái niệm thời gian vô tận và không gian vô cùng. Với thời gian nó không có ngày đêm, với không gian nó không có phương hướng.
Tình yêu dù trong sáng, mãnh liệt đến đâu, lãng mạn bay bổng đến đâu thì vẫn gắn với đời thường. Vì thế những người đang yêu ngoài sự say mê còn phải có đủ nghị lực và lí trí để vượt qua mọi thử thách, giông bão của cuộc đời, với niềm tin sẽ tới đích:
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”
Niềm tin và nghị lực, em tìm thấy ở thiên nhiên và chính mình. Khi đã yêu thật lòng, dù muôn vời cách trở chúng mình cũng vẫn đến được với nhau. Đẹp là thế, thiêng liêng là thế nhưng tình yêu cũng lại là thứ ngắn ngủi mong manh và khó giữ:
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
…
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Tuy không hiện lên thành chữ, thành lời trong đoạn thơ nhưng ẩn hiện đâu đây một thoáng lo âu rất chính đáng về tình yêu. Liệu nó có thể vượt qua quy luật của cuộc đời không? Vì vậy trong khi say đắm nhất nhà thơ cũng không thoát ly khỏi hiện tại, trong cái nồng nhiệt vẫn có những cái dự cảm lo âu. Tình yêu bao giờ cũng gắn liền với một con người cụ thể, gắn liền với cái hữu hạn của đời người, muốn vượt ra khỏi giới hạn đó chỉ có một cách là hòa tan tình yêu vào thiên nhiên vĩnh cửu. Nỗi trăn trở đã trở thành sự bức bách, thôi thúc: “Làm sao được tan ra/Thành trăm con sóng nhỏ” trong đại dương bao la kia để được tồn tại mãi. Tình yêu bùng lên thành khát vọng, khát vọng sôi sục mà vẫn khiêm nhường đầy nữ tính. Mỗi chữ mỗi câu trong đoạn đều được chọn lựa khéo léo nên có giá trị biểu cảm cao.
Xuân Quỳnh đã thăng hoa tình yêu trong trái tim mình để thành một tác phẩm tuyệt tác. Nổi bật lên trong bài thơ tâm trạng khi đang yêu của nhân vật “em” với nhiều cung bậc cảm xúc. Bài thơ sẽ sống mãi trong lòng những ai đã, đang và sẽ đến với tình yêu.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
- Ngày:
Tham khảo thêm
Top 5 mẫu phân tích bức tranh tứ bình Việt Bắc chi tiết và chọn lọc
Top 10 bài cảm nhận về nhân vật Huấn Cao chọn lọc
Top 7 mẫu cảm nhận về bài thơ Tỏ Lòng hay chọn lọc
Top 8 bài phân tích Đoàn thuyền đánh cá hay nhất
(12 mẫu) Phân tích Đất nước hay chọn lọc
Top 4 mẫu cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 hay chọn lọc
Top 7 mẫu kịch bản chương trình 20-11 2023 mới nhất
Top 8 bài phân tích Cảnh ngày hè hay nhất
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương7 Mẫu quyết định khen thưởng 2024 mới nhất
Cách viết quyết định khen thưởng (7 mẫu)
- Top 15 bài phân tích Thương vợ của Tú Xương hay nhất
- Top 11 bài phân tích Vội vàng của Xuân Diệu
- Cảm nhận bài thơ Vội vàng hay nhất
- Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng siêu hay
- Cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng hay chọn lọc
- Phân tích khổ cuối bài Vội vàng
- Cảm nhận khổ thơ cuối bài Vội vàng
- Phân tích Vội vàng khổ 1 hay nhất
- Phân tích Vội vàng khổ 2 siêu hay
- Kết bài Vội vàng hay chọn lọc
- Mở bài Vội vàng siêu hay
- Phân tích bài thơ Tự tình siêu hay
- Top 10 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
- Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
- Top 10 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
- Top 11 bài phân tích đoạn 3 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 2 Tây Tiến hay chọn lọc
- Cảm nhận đoạn 3 Tây Tiến hay nhất
- Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến hay nhất
- Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây tiến hay nhất
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến
- Phân tích Việt Bắc hay nhất chọn lọc
- Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc siêu hay
- Phân tích Câu cá mùa thu hay chọn lọc
- Phân tích Nhàn hay nhất
- Phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích tâm trạng nhân vật Liên hay và xúc tích
- Cảm nhận cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn hay chọn lọc
- Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong tác phẩm Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ hay nhất
- Tóm tắt Hai đứa trẻ siêu hay
- Kết bài Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích nhân vật An Dương Vương đầy đủ nhất
- Phân tích nhân vật ông Hai hay nhất
- Phân tích Làng Kim Lân đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích Chiếc lược Ngà chọn lọc nhất
- Cảm nhận Câu cá mùa thu hay nhất
- Phân tích bài thơ Tỏ lòng hay nhất
- Cảm nhận về Tiểu đội xe không kính hay nhất
- Phân tích Bài ca ngất ngưởng hay nhất
- Phân tích Đoàn thuyền đánh cá hay nhất
- Phân tích bài thơ Đất nước hay chọn lọc
- Phân tích Cảnh ngày hè hay nhất
- Phân tích bài thơ Đồng chí hay nhất
- Phân tích Sóng đầy đủ và chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
- Phân tích khổ 5 6 bài Sóng hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích 3 khổ cuối bài Sóng hay chọn lọc
- Cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Sóng hay nhất
- Mở bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng Sóng hay nhất
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng
- Phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng siêu hay
- Phân tích khổ 5 6 7 bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Bếp lửa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ về mẹ hay nhất
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Phân tích Hạnh phúc của một tang gia hay nhất
- Phân tích Người lái đò sông Đà hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng hay nhất
- Tóm tắt Lặng lẽ Sapa ngắn gọn xúc tích
- Tóm tắt Chí Phèo ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù
- Phân tích nhân vật Chí Phèo ngắn gọn
- Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
- Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích truyện ngắn Chí Phèo hay sâu sắc
- Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo siêu hay
- Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo sâu sắc nhất
- Cảm nghĩ về tình bạn hay chọn lọc
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang siêu hay
- Thuyết minh về hoa mai ngày Tết siêu hay
- Thuyết minh về cây hoa đào hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Ánh trăng siêu hay
- Thuyết minh về cây bút bi siêu hay
- Hãy kể về 1 kỉ niệm sâu sắc trong lòng em (10 mẫu)
- Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam hay nhất
- Phân tích Độc Tiểu Thanh kí siêu hay
- Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học
- Thuyết minh về cái phích nước siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc nón lá hay chọn lọc
- Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến siêu hay
- Viết đoạn văn về bạn thân bằng tiếng Anh
- Cảm nghĩ về mùa xuân siêu hay
- Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước siêu hay
- Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền siêu hay
- Thuyết minh về cái quạt siêu hay
- Thuyết minh về cái kính hay nhất
- Kể về một người thân của em hay nhất
- Thuyết minh về thể thơ lục bát hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc cặp sách siêu hay
- Kể về một việc tốt mà em đã làm
- Vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế (7 mẫu)
- Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du siêu hay
- Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết hay chọn lọc
- Tả cảnh mùa xuân hay chọn lọc
- Bài văn kể về mẹ hay nhất
- Thuyết minh về bánh chưng hay và ngắn gọn
- Phân tích Vợ chồng A Phủ cực hay
- Cảm nhận Vợ chồng A Phủ siêu hay
- Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân hay nhất
- Tóm tắt Vợ chồng A Phủ hay nhất
- Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị cực hay
- Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ hay chọn lọc
- Cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
- Top 37 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ hay
- Phân tích nhân vật A Phủ hay chọn lọc
- Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
- Cảm nhận nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân siêu hay
- Cảm nhận của em về sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân
- Vợ chồng A Phủ: tác giả, tác phẩm
- Phân tích Phú sông Bạch Đằng siêu hay
- Phân tích Lưu biệt khi xuất dương hay nhất
- Phân tích Hầu trời siêu hay
- Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích Vợ nhặt hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ hay nhất
- Phân tích nhân vật Thị siêu hay
- Tóm tắt Vợ nhặt ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
- Mở bài Vợ nhặt hay nhất
- Kết bài Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt
- Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận của anh chị về nhân vật Tràng trong đoạn trích sáng hôm sau
- Cảm nhận về khát vọng sống của người Vợ nhặt (3 mẫu)
- Phân tích nhân vật Tràng sáng hôm sau
- Phân tích đoạn 3 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích đoạn 2 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Sơ đồ tư duy Bình Ngô đại cáo
- Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo hay nhất
- Phân tích Bình ngô đại cáo đoạn 4 siêu hay
- Cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích Chiều tối hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Chiều tối siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Chiều tối hay chọn lọc
- Nghị luận văn học Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu cuối bài Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu đầu bài Chiều tối siêu hay
- Top 17 mẫu mở bài Chiều tối siêu hay
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối
- Top 14 mẫu nghị luận về vấn đề bạo lực học đường hay nhất
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Nhớ Rừng hay chọn lọc
- Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi hay chọn lọc
- Phân tích Tràng Giang hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Tràng giang siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Tràng Giang hay chọn lọc
- Phân tích khổ 1 Tràng Giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang siêu hay
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang
- Phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
- Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết hay chọn lọc
- Mẫu bài viết số 5 lớp 7 đầy đủ 5 đề
- Phân tích bài thơ Ông đồ hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng cây xà nu hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Quê hương lớp 8
- Thuyết minh về cây tre siêu hay
- Nghị luận về tinh thần tự học hay chọn lọc
- Phân tích người đàn bà hàng chài siêu hay
- Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa hay chọn lọc
- Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất
- Cảm nhận về nhân vật người đàn bà làng chài hay nhất
- Phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng hay nhất
- Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Top 29 mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa hay sâu sắc
- Phân tích người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
- Phân tích nhân vật Phùng siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Những đứa con trong gia đình
- Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận của em về ước nguyện của tác giả trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
- Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn siêu hay
- Viết đoạn văn ngắn về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước
- Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Phương Định hay chọn lọc
- Nghị luận về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về bệnh vô cảm siêu hay
- Phân tích bài thơ Sang thu hay chọn lọc
- Thuyết minh về một món ăn siêu hay
- Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội
- Phân tích bài thơ Từ ấy khổ 1 siêu hay
- Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay chọn lọc
- Viết bài tập làm văn số 6 lớp 8 hay chọn lọc
- Phân tích 12 câu đầu Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên
- Mở bài Trao duyên siêu hay
- Phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên hay chọn lọc
- Cảm nhận 8 câu thơ cuối bài Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu giữa đoạn trích Trao duyên siêu hay
- Phân tích Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong Trao duyên
- Phân tích Chí khí anh hùng siêu hay
- Cảm nhận khổ 1 bài Nói với con siêu hay
- Nghị luận xã hội về tinh thần lạc quan
- Phân tích nhân vật Trương Phi hay chọn lọc
- Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó hay chọn lọc
- Giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước siêu hay
- Nghị luận Đây thôn Vĩ Dạ siêu hay
- Phân tích bài thơ Ngắm trăng siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công
- Thuyết minh về một lễ hội ở địa phương em
- Chứng minh câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên
- Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công siêu hay
- Suy nghĩ về những người không chịu thua số phận siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn hay và ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách siêu hay
- Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn (3 mẫu)
- Nghị luận về nghiện game siêu hay
- Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng siêu hay
- Giải thích Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
- Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm siêu hay
- Nghị luận khuyên bạn học tập chăm chỉ hơn
- Nghị luận về lòng nhân ái hay sâu sắc
- Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước siêu hay
- Nghị luận về đồng cảm và chia sẻ siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Người trong bao siêu hay
- Nghị luận về trang phục và văn hóa hay chọn lọc
- Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lênin học học nữa học mãi
- Hãy nói không với các tệ nạn xã hội siêu hay
- Nghị luận tình thương là hạnh phúc của con người siêu hay
- Nghị luận về lòng bao dung hay chọn lọc
- Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn (4 mẫu)
- Văn mẫu Văn học là tình thương - Bài viết số 7 lớp 8 đề 2
- Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng
- Đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực siêu hay
- Nghị luận nói lời hay làm việc tốt ứng xử đẹp là những nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay
- Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn chọn lọc
- Nghị luận sống giản dị giúp ta tìm thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về dịch Covid19 siêu hay
- Nghị luận học đi đôi với hành siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Trình bày suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
- Phân tích 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú
- Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh
- Nghị luận về ước mơ siêu hay
- Viết đoạn văn về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về lời cảm ơn siêu hay
- Đọc hiểu: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi
- Nghị luận về lối sống có trách nhiệm siêu hay
- Các bài văn nghị luận xã hội lớp 9
- Nghị luận về tác dụng của việc đọc sách siêu hay
- Nghị luận ý nghĩa của cuộc sống hòa bình siêu hay
- Nghị luận về sống cống hiến hay chọn lọc
- Tóm tắt bài Cổng trường mở ra siêu hay
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Tóm tắt bài Sống chết mặc bay ngắn gọn
- Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ siêu hay
- Tóm tắt văn bản Tôi đi học siêu hay
- Tóm tắt văn bản Lão Hạc ngắn gọn
- Phân tích nhân vật chị Dậu hay chọn lọc
- Phân tích Vào phủ chúa Trịnh hay chọn lọc
- Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
- Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
- Nghị luận về sống đẹp siêu hay
- Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê ngắn gọn
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên
- Thuyết minh về cái kéo siêu hay
- Văn học dân gian là gì?
- Soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngắn nhất
- Tóm tắt Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu siêu hay
- Đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước hay chọn lọc
- Đoạn văn về tình mẫu tử lớp 8 hay chọn lọc
- Thuyết minh về con trâu siêu hay
- Phân tích Tuyên ngôn độc lập siêu hay
- Ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên siêu hay
- Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về một lối sống lành mạnh
- Thuyết minh về con mèo hay chọn lọc
- Thuyết minh về đồ dùng học tập siêu hay
- Cảm nghĩ về đêm trăng Trung thu siêu hay
- Nghị luận về rác thải nhựa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương siêu hay
- Cách trình bày đoạn văn: Diễn dịch - quy nạp - song hành - móc xích - tổng phân hợp
- Soạn văn 8 Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Phân tích Chiếu cầu hiền siêu hay
- Nghị luận xã hội về tính tự ti và tự phụ siêu hay
- Phân tích nhân vật Đăm Săn siêu hay
- Soạn bài Khóc Dương Khuê
- Trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa siêu hay
- Viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình siêu hay
- Soạn Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em sau khi học văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát siêu hay
- Phân tích hình tượng vua Quang Trung siêu hay
- Đoạn văn về bạo lực học đường siêu hay
- Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Tóm tắt đoạn trích Uy-lít-xơ trở về hay chọn lọc
- Biểu cảm về thầy cô siêu hay
- Biểu cảm về cây phượng siêu hay
- Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng
- Cảm nghĩ về ngôi trường em đang học cấp 2 siêu hay
Các bài viết hay mục Thơ
Top 4 mẫu tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 8 câu đầu
Cảm nhận của em về 8 câu thơ giữa trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Phân tích 2 khổ đầu Mùa xuân nho nhỏ
Top 7 bài thuyết minh Phú Sông Bạch Đằng siêu hay
Top 7 mẫu phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay chọn lọc
Top 5 mẫu nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất