Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng

Tải về

Gọi dạ bảo vâng có nghĩa là gì? Đây là câu tục ngữ của người xưa để chỉ thái độ tôn trọng, lễ phép với những người lớn tuổi, những người bề trên của mình. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số bài văn mẫu giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng hay và chi tiết giúp các bạn hiểu rõ hơn về câu tục ngữ này.

1. Ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng

Câu tục ngữ là lời khuyên bảo chúng ta về cách dùng các thán từ gọi đáp sao cho lễ phép. Khuyên bảo con người phải nghe những lời dạy bảo của cha mẹ và những người lớn tuổi hơn mình. Khi được gọi đến phải dạ khi nghe bảo ban điều gì đó phải vâng. Đó cũng là truyền thống văn hóa, đạo đức của người Việt Nam.

2. Bài văn mẫu giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng

Giải thích câu tục ngữ: Gọi dạ bảo vâng mẫu 1

Có thể thấy được rằng trong kho tàng văn học dân gian của ông cha ta thì có biết bao nhiêu câu tục ngữ như ẩn chứa nhiều bài học hay mà cha ông ta gửi gắm. Đó có thể là những câu tục ngữ như nói về những kinh nghiệm của mình. Không những vậy lại có cả những câu tục ngữ thật đặc sắc nói về cả những đạo lý những phép tắc mà con người cần phải học hỏi và rèn luyện ngay từ tấm bé. Và câu tục ngư “Gọi dạ bảo vâng” cũng chính là câu tục ngữ đặc sắc như vậy.

Rất dễ có thể nhận ra được rằng câu tục ngữ “gọi dạ bảo vâng” dường như thật ngắn gọn nhưng cũng đã sử dụng 2 thán từ "dạ" và "vâng" để có thể nhắc nhở mọi người chúng ta sống ở đời thì cũng phải biết lễ phép với người lớn tuổi hơn mình. Đặc biệt hơn ta như thấy được rằng khi mà chúng ta gặp người lớn phải chào hỏi lễ phép, nói chuyện phải thưa gỏi rõ ràng. Đặc biệt kiêng kỵ không được được nói bậy, thiếu lễ phép như vậy là ta không tôn trọng họ. Rõ ràng là “lời chào cao hơn mâm cỗ”, ta phải biết được điều này để mà có thể có những ứng xử hợp lý nhất đối với những người xung quanh ta. Mỗi người luôn luôn phải có những chuẩn mực về đạ đức. Thật là khó có thể chấp nhận được một số bạn trẻ hiện nay không biết kính trên nhường dưới gì cả. Các bạn nhìn thấy những người lớn tuổi hơn mình cần giúp đỡ các bạn cũng là, ngơ. Thậm chí có những bác lớn tuổi gọi nhờ bạn trẻ giúp thì bạn cũng chẳng thèm thưa, quay ngoắt đi như không có chuyện gì xảy ra.

Câu tục ngữ “gọi dạ bảo vâng” thật ngắn gọn biết bao nhiêu nó cũng chỉ nhắc nhớ đến một hành động rất nhỏ nhoi nhưng thật sự lại là một vấn đề đáng quan tâm nhất là trong xã hội những luân thường, đạo lý như đã bị mất dần. Con người như sống thờ ơ, vô cảm. Đồng thời họ như sống khép mình lại không quan tâm đến những việc khác. Những giá trị đạo đức đã bị đảo lộn trong xã hội hiện đại. Thật khó có thể chấp nhận được những người sang trọng, quần áo hàng hiệu, tóc nhuộm xanh đỏ nhưng nói lại trống không, gây phản cảm cho người đối diện.

Thật khó có thể tưởng tượng được khi mà xã hội này lại không có được những phép tắc tối thiểu trong giao tiếp giữa người với người.

Câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng” chính là lời khuyên bảo chúng ta về cách dùng các thán từ gọi đáp sao cho lễ phép. Câu tực ngữ tuy ngắn gọn như vậy như cũng như đã khuyên bảo con người phải nghe những lời dạy bảo của cha mẹ và những người lớn tuổi hơn mình. Và hơn nữa đó chính là khi được gọi đến phải dạ khi nghe bảo ban điều gì đó phải vâng. Đó dường như cũng là truyền thống văn hóa, đạo đức của người Việt Nam ta vậy. Khi có ai gọi, chúng ta chỉ cần “dạ” một tiếng vừa cho thấy ta là người lịch sự cũng như có phép tắc. Khi có ai bảo chúng ta lên vâng lời, học sẽ cho chúng ta những lời khuyên hữu ích. Từ những lời khuyên đó ta dựa trên cơ sở thực tiễn và bản thân để có câu trả lời cuối cùng. Chưa cần biết lời khuyên đó đúng hay sai đến đâu mà quan trọng hơn đó chính là việc ta đã “vâng”, “dạ” và như tôn trọng chính người đã có nhã ý khuyên bảo chúng ta. Người lớn nói cũng vậy ta cũng cần “vâng”, “dạ”. Chỉ có bấy nhiêu thôi là người ta cũng đã đánh giá phần nào con người của bạn. Hãy thật cố gắng rèn luyện đức tính lễ phép, các giao tiếp học hỏi này chắc chắn bạn sẽ có được sự yêu mến của mọi người xung quanh mình.

Câu tục ngữ “gọi dạ bảo văn” thật ngắn gọn nhưng nó cũng đã ngầm chứa một bài học thật là sâu sắc biết bao nhiêu. Những lời răn dạy của cha ông ta chẳng bao giờ sai cả, hãy ngoan ngoãn, biết lễ phép để cho thấy được cuộc sống có biết bao nhiêu điều thú vị khi “Người với người sống để yêu nhau”.

Giải thích câu tục ngữ: Gọi dạ bảo vâng mẫu 2

Xã hội của chúng ta luôn có quy tắc để nhận xét một con người, mỗi người chúng ta cũng vì thế mà luôn lần phải tự tu dưỡng đạo đức, nhân cách để sống đúng mực, để được sự tôn trọng của mọi người xung quanh. Cách đơn giản mỗi thế hệ trẻ như chúng ta, không chỉ tích cực học ở trường lớp, nhưng nếu chịu khó học hỏi, tìm tòi chúng ta còn hiểu bên mình những câu tục ngữ, ca dao đượm tình nghĩa, dễ hiểu để khuyên răn như “gọi dạ bảo vâng” chắc chắn là điều sẽ theo ta qua mỗi chặng đường hoàn thiện bản thân một cách toàn diện.

Câu tục ngữ dường như đã khéo léo lồng ghép, đôi từ cảm thán “dạ” và “vâng” làm nên câu nói ngắn gọn nhưng đầy sự trìu mến, nhẹ nhàng khuyên rơn con người là phải biết “kính trên nhường dưới”, sống sao cho phải phép đặc biệt trong cách ăn cách nói, phải lễ phép với người lớn tuổi hơn mình, có nghĩa là bề dưới phải kính và tôn trọng bề trên,không được có thái độ và những lời nói thiếu văn hóa và thiếu lễ độ với bề trên của mình vì họ là những thế hệ đi trước, không phải là bạn bè bằng vai phải lứa, là người đã có công tạo dựng cuộc sống này, tạo cho mình những điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện, điều lễ nghi phép tắc cư xử đơn giản ấy cũng vừa là thể hiện sự ơn nghĩa của mình với họ, nên ta không được phép quên.

Nhờ câu tục ngữ ta bỗng liên tưởng đến lời bài hát thiếu nhi nổi tiếng, văng vẳng bên tai:

“Có con chim vành khuyên nhỏ

Dáng trông thật ngoan ngoãn quá

Gọi dạ bảo vâng lễ phép ngoan nhất nhà….”

Đung đưa theo giai điệu bài hát, là một lần để mỗi chúng ta nhớ lại quá khứ của mình. Chắc hẳn dù chưa được tiếp xúc với con chữ, chưa được cắp sách đến trường, nhưng nếu như được ở trong một gia đình nho nhã, hiếu đạo thì việc ta tiếp thu những điều phép tắc cư xử vỡ lòng như thế này là thường xuyên. Ta thường được dạy rằng, khi gặp người lớn tuổi hơn ta phải biết chào hỏi lễ phép,nói chuyện phải có thưa có gửi rõ ràng, khi được gọi đến phải dạ khi nghe bảo ban điều gì đó phải vâng. Vì ta còn nhỏ, tâm hồn ta ngây thơ, trong sáng, ta nên được dạy dỗ cần thận từ bé, thì đi đâu, gặp ai cũng đều được quý mến, từ chiếc miệng đáng yêu ấy phát ra những lời nói đẹp, những ngôn từ có học thì chính mình cũng thấy vui lây,…bài học được nâng lên dần, khi ta đến trường, đến lớp,đến xã hôi là không bao giờ được nói bậy,thiếu lễ phép như vậy là ta không tôn trọng người đối diện,..phải luôn biết giữ trong mình phép lịch sự tối thiểu, những bài học về cách đối nhân xử thế cơ bản. Nếu làm ngược lại, hoặc không làm dù không sao nhưng sẽ ngấm ngầm làm hỏng đi một con người theo nghĩa tiêu cực, tự đánh mất đi nhiều cơ hội.

Những điều đó, phải khi lớn lên, đến những độ tuổi trưởng thành ta mới có cơ hội để hiểu, mới quý, mới trân trọng lời ông bà, cha mẹ đã dặn. Trong một xã hội, càng phát triển, con người, đặc biệt là thế hệ trẻ đang phải đối mặt với sự suy giảm về đạo đức, những từ “vâng, dạ” ngoan ngoãn, lễ phép ngày nào đã vắng dần, hành động, phép tắc của người trẻ giờ đây đã bị đảo lộn, họ sẵn sàng chấp nhận những văn hóa du nhập phương Tây, bóp méo vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt, những con người trống rỗng, vô lễ, văng tục chửi bậy khi còn khoác trên mình chiếc áo trắng của ngôi trường đầy tự hào,..Người lớn thì thờ ơ, vô cảm trước hành động con trẻ, xã hội tò mò còn lấy đó làm điều để khoe mẽ, bàn luận rôm rả, không ý thức việc bảo ban chúng lại, chỉ trì triết, trách mắng…

Vậy nên, khi còn được sống trong cộng đồng người với người, một dân tộc truyền thống lâu đời, có nền văn hóa bản sắc thì chúng ta cần tự xem lại mình, nói không sai khi mà cách cư xử lại là cái cách để người ta đánh giá một con người, thậm chí là gia đình, dòng họ, nên ta càng trân trọng lối sống có văn hóa, có lịch sự, lễ phép bao nhiêu thì cũng không thiệt đi đường nào, vì nó tốt cho ta, cho ta một mực thước để phấn đấu trở nên tốt hơn.

Bài học quý giá qua câu tục ngữ, đã giúp ta hình dung được những điều mình cần phải học, phải bảo tồn, phát huy. Chỉ khi ta hiểu được bài học của cha ông, ngoan ngoãn, lễ phép, biết vận dụng vào xã hội ngày nay cho phù hợp thì ta hoàn toàn có thể thành công hơn ở tương lai, giúp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Giải thích câu tục ngữ: Gọi dạ bảo vâng mẫu 3

Dân gian ta có câu “Tiên học lễ, hậu học văn” qua đó đề cao việc học tập lễ nghi, tu dưỡng phẩm chất đạo đức của con người. Một trong những bài học đầu tiên mà chúng ta được học ngay từ khi còn bé, khi chưa đến trường học đó là “Gọi dạ bảo vâng”.

Tác giả dân gian đã rất khéo léo trong việc sử dụng cặp từ cảm thán “dạ – vâng” để tạo thành câu tục ngữ ngắn ngọn chỉ với bốn chữ. “Gọi” và “bảo” là hai điều thường ngày chúng ta thường làm như gọi một ai đó, đáp lại lời của người khác chẳng hạn. Nhờ hai từ “dạ – vâng” khiến cho câu tục ngữ mang đến cảm giác trìu mến, nhẹ nhàng của bề trên dành cho con cháu. Tương tự với “Kính trên nhường dưới” câu tục ngữ cũng nhằm răn dạy chúng ta cần phải ăn nói, cư xử lễ phép với những người lớn tuổi. Không được có thái độ vô lễ, bằng vai phải lứa với bề trên.

Mỗi chúng ta được giáo dục lễ phép ngay từ khi mới bi bô tập nói. Những đứa trẻ khi tập nói được người lớn dạy chào hỏi, thưa gửi, ai gọi thì phải “dạ” để đáp lại vời, hay ai nhận xét, bảo ban điều gì thì phải trả lời “vâng”. Những đứa trẻ lúc bấy giờ thường dễ dàng dạy bảo nhất bởi chúng đang trong thời kỳ bắt chước hoạt động, lời ăn tiếng nói của người lớn. Chính vì thế muốn con háu mình lễ phép trong ăn nói thì trước tiên người lớn cũng phải làm trước mặt trẻ để trẻ có thể học tập, tiếp thu dần dần qua việc bắt chước. Tiếp đó khi ta lớn lên, được đến trường học nơi có thầy cô, bạn bè thì ta cũng được dạy dỗ và rèn luyện các phẩm chết đạo đức. Chúng ta được dạy phải lễ phép, tôn trọng đối với người lớn. Không được phép nói bậy, nói không có chủ ngữ và luôn giữ cho mình cách giao tiếp lịch sự tối thiểu. Có như vậy chúng ta mới có thể được mọi người đánh giá là con ngoan, trò giỏi, được mọi người yêu quý.

Có khi vào lúc chúng ta đi học được dạy như trên nhưng lúc đó ta còn chưa nhận thức được cái giá trị của việc rèn luyện lễ phép trong giao tiếp nhưng khi lớn lên, bước ra ngoài xã hội ta mới thấy được nó quan trọng nhường nào. Nếu không tại sao khi chúng ta lớn lên, lập gia đình và cũng thành cha thành mẹ chúng ta lại tiếp nối ông bà cha mẹ cũng dạy dỗ con cái mình từ bước đầu tiên đó là sự lễ phép trong thưa gửi. Đặc biệt khi đặt vào xã hội ngày nay khi những giá trị đạo đức đang bị nhiều người xem thường, coi rẻ, suy giảm đạo đức nhất là ở giới trẻ. Chúng tiếp thu những văn hóa từ phương Tây, làm đảo lộn những giá trị trong văn hóa, phép tắc chào hỏi của dân tộc, làm biến dạng sự trong sáng của tiếng Việt. Trong khi đó thì những người lớn thì mải mê chạy theo guồng quay của công việc mà bỏ bê con cái, thờ ơ trước những động thái vô lễ của trẻ. Hay nếu có để ý cũng là những lời chỉ trích, mắng chửi chứ không khuyên răn, bảo ban nhẹ nhàng.

Vậy nên chúng ta cần phải biết lắng nghe, tiếp thu những lời dạy dỗ của cha mẹ, thày cô về việc học tập, rèn luyện đạo đức. Bởi mọi người xung quanh đang nhìn chính vào cách cư xử của chúng ta để đưa ra những nhận xét cả về bản thân, gia đình và dòng họ. Họ cho rằng bản thân thiếu lễ phép, lễ độ tức là không được gia đình dạy dỗ chu đáo hoặc vốn dĩ gia đình đó cũng đều là những người thiếu phép tắc trong giao tiếp. Từ đó chúng ta càng phải trân trọng những giá trị của lối sống có văn hóa, lịch sự. Bên cạnh đó cần phê phán, lên án những người vô cảm hoặc cư xử thiếu văn minh, lịch sự.

Mỗi chúng ta đang ngồi trên ghế nhà trường cần tích cực học tập, rèn luyện và phát huy truyền thống về văn hóa, phẩm chất đạo đức để xây dựng một con người có trí tuệ, có học thức và đồng thời là người có nhân cách tốt. Từ đó trở thành người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Giải thích câu tục ngữ: Gọi dạ bảo vâng mẫu 4

Trong nền văn học thơ ca nước ta, thì chủ đề về truyền thống bản sắc, nét văn hóa, trong đạo đức, lối sống. Thể hiện tính nhân văn, cách ứng xử, giao tiếp của con người Việt Nam ta từ xưa tới nay, luôn là đề tài lớn của các nhà thơ, nhà văn nghiên cứu, tìm tòi, khám phá.

Trong nền ca dao, tục ngữ của Việt Nam, những câu nói về cách cư xử, nói lên tình cảm tình cảm gia đình, đã trở thành đề tài gần gũi, giản dị, xuất phát từ chính trong gia đình chúng ta qua những lời ru của mẹ, hay những câu chuyện của cha đi sâu vào tư tưởng nhân cách con người nhằm giáo dục cho ta những điều quý báu để trở thành con người có ích hoàn thiện hơn. Trong đó thể hiện qua câu tục ngữ sau: "Gọi dạ bảo vâng"

Ở câu thơ cho ta thấy đó là cách ứng xử văn minh với những người bề trên. Thái độ trong những cuộc sống phải biết "Kính trên nhường dưới " đó là phép làm đạo của mỗi con người với những bậc lớn tuổi thể hiện rõ phép hành xử của mỗi chúng ta.

Câu tục ngữ sử dụng hai cặp thán từ là 'Gọi' với " dạ" và "bảo " với " Vâng" tô đậm sau mang ý nghĩa triết lý. Vế thứ nhất "Gọi" với "Dạ" được hiểu rằng cách ứng xử trong giao tiếp thể hiện khi người lớn tuổi có gọi tên hoặc sai bảo thể hiện rõ nhất trong mỗi gia của gia đình của những bậc con,cháu khi bố mẹ hay ông bà có sai bảo thì phải "Vâng", Dạ" thái độ ngoan ngoãn, lễ phép thì mới có thể trở thành con người tốt.

Để có những điều trên con người phải có sự giáo dục tốt trong môi trường lành mạnh đó là bắt nguồn từ sự dạy dỗ con cái của những bậc cha, mẹ luôn mong ước con cái mai sau lớn lên trở thành con người lương thiện tốt cho xã hội.

Trong thời kỳ hiện đại ngày nay, có rất nhiều bạn trẻ không hề biết tới ý nghĩa của câu nói "Gọi dạ bảo vâng". Bởi các bạn được cha mẹ quá nuông chiều. Sinh ra tính tiểu thư, cậu ấm, cô chiêu, luôn tự coi mình là trung tâm của vũ trụ, không biết sợ ai, hay kính trọng ai trong cuộc sống.

Sự cẩu thả, buông xuôi không có giáo dục con cái về cách ứng xử với những người lớn tuổi thiếu tôn trong khi ông, bà hay cha, mẹ gọi trả lời trống không một cách thiếu lịch sự như " Biết rồi" phép sưng hô thể hiện quan điểm thiếu tôn trọng, ngỗ ngược đối với những bậc lớn tuổi.

Chính việc cưng chiều con cái quá mức, không giám sát, chỉnh đốn, giáo dục cách cư xử của con cái đúng lúc đúng chỗ khiến cho nhiều bạn trẻ trong thời đại mới, thiếu đi kỹ năng ứng xử cơ bản, thiếu văn hóa, không biết tới lễ nghĩa, phép tắc. Thường xuyên nói trống không với người hơn tuổi mình, không có thái độ hiếu kính, lễ nghĩa với người già, thầy cô, cha mẹ. Thể hiện thái độ lỗ mãng, mất lịch sự nơi công cộng như: Cười to, nói tục chửi bậy, thể hiện sự vô duyên thiếu giáo dục…làm mất đi thuần phong mỹ tục của nước ta.

Trong mắt người đời họ sẽ nhìn ta bằng ánh mắt khinh thường không có giáo dục đó tất cả dạy dỗ bảo ban của cha,mẹ bảo ban chúng ta ngay từ khi còn nhỏ.Cũng giống câu thành ngữ xưa "Tôn sư trọng đạo"ta phải tôn trọng thầy cô người dìu dắt ta đến cánh cửa tri thức của sự thành công, cũng phải biết tôn trọng những người bề trên trên, thầy cô, bạn bè.

Trong vế thứ hai của câu nói này là: "bảo vâng" được thể hiện khi người lớn tuổi có sai bảo thì mình phải tôn trọng và thực hiện. Hay nghe những lời chỉ bảo ân cần vì những bậc trên là những bậc đi trước nên sẽ có rất nhiều kinh nghiệm quý báu khi truyền đạt lại thế hệ sau phải lắng nghe và thấu hiểu mọi việc và tận dụng lời chỉ dạy sửa sai những khuyết điểm mà mình đang mắc phải lần sau không tái lỗi nữa.

Đó là những điều với cùng cơ bản mỗi con người thông qua câu tục ngữ mà đều xuất phát từ xưa ông cha ta lấy lối sống giáo dục văn minh đã răn đe, thế hệ sau này phải biết lễ phép, tôn trọng những người lớn tuổi trong ứng xử văn hóa hàng ngày.

Cũng giống khi ta lớn lên đã dạy ta phải biết "Uống nước nhớ nguồn" hay "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" luôn thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn những người người đã giúp đỡ,hi sinh tất cả cho ta cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay. Ta phải biết báo đáp công ơn to lớn của các bậc bề trên để không phụ lòng công sức mà họ đã bỏ ra nuôi dạy ta nên người. Chứ không phải là "Ăn cháo đá bát " rũ bỏ tất cả.

Qua câu tục ngữ trên đã cho chúng ta thấy rõ được đạo lý con người đã được giáo dục khuyên nhủ chúng ta phải biết lễ phép, kính trọng với những người lớn tuổi đó thông qua đạo lý nhân cách con người Việt Nam để trở thành con người tốt hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 6.432
Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm