Top 12 mẫu phân tích Tràng Giang hay nhất
Phân tích bài Tràng giang
- 1. Dàn ý phân tích Tràng Giang
- 2. Phân tích cấu tứ bài thơ Tràng giang
- 3. Phân tích Tràng giang của Huy Cận
- 4. Phân tích Tràng giang học sinh giỏi
- 5. Phân tích Tràng giang khổ 1
- 6. Phân tích bài thơ Tràng giang ngắn nhất
- 7. Phân tích bài Tràng Giang chi tiết - mẫu 1
- 8. Phân tích bài thơ Tràng Giang chi tiết - mẫu 2
- 9. Phân tích Tràng giang - mẫu 3
- 10. Phân tích Tràng giang - mẫu 4
- 11. Cảm nhận bài thơ Tràng giang
- 12. Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang
Phân tích bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận - Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo để làm bài phân tích bài thơ Tràng Giang sao cho hay và ý nghĩa. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ tổng hợp mẫu phân tích Tràng giang khổ 1, phân tích Tràng giang 2 khổ đầu, phân tích Tràng giang 2 khổ cuối, phân tích Tràng giang ngắn gọn, phân tích tràng giang hay nhất... Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi.
Tràng giang là một bài thơ tuyệt phẩm của nhà thơ Huy Cận được in trong tập “Lửa thiêng” xuất bản năm 1940. Có thể nói Tràng giang là một bài thơ tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Huy Cận và cũng là một bài thơ tiêu biểu trong phong trào thơ Mới. Bài thơ là một bức tranh thiên đìu hiu gợi cho người đọc cảm nhận được một nỗi buồn sâu thẳm trong tâm hồn của nhà thơ. Sau đây là tổng hợp các mẫu bài phân tích Tràng giang, phân tích bài thơ Tràng giang, phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang siêu hay. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Dàn ý phân tích Tràng Giang
I. Mở bài:
- Giới thiệu những nét chính về tác giả Huy Cận (đặc điểm tiểu sử, con người, các sáng tác tiêu biểu, đặc điểm sáng tác,...)
- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Tràng giang” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát những nét cơ bản về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,...)
II. Thân bài:
* Nhan đề và câu thơ đề từ
- Nhan đề:
+ Một từ Hán Việt mang sắc thái cổ kính, với nghĩa là sông dài.
+ Sử dụng hai vần vần mở, có độ vang, độ ngân xa liên tiếp nhau, gợi lên hình ảnh một con sông vừa dài vừa rộng.
- Câu thơ đề từ: Khái quát một cách ngắn gọn, đầy đủ tình và cảnh trong bài thơ
* Khổ 1
- Câu thơ mở đầu khổ thơ thứ nhất đã mở ra một hình ảnh sông nước mênh mang.
→ Từ “điệp điệp” gợi lên hình ảnh những đợt sóng cứ nối đuôi nhau vỗ vào bờ không ngừng nghỉ, không dứt, tô đậm thêm không gian rộng lớn, bao la.
- Hình ảnh: con thuyền xuôi mái nước gợi lên sự nhỏ nhoi
→ Hình ảnh đối lập giữa không gian sông nước mênh mông với hình ảnh con thuyền nhỏ bé càng gợi lên trong chúng ta sự cô đơn, le loi.
- Hai câu cuối:
+ Thuyền và nước như có một nỗi buồn chia lìa đang đón đợi, cho lòng “sầu trăm ngả”. Đặc biệt, giữa cảnh sông nước mênh mông ấy,
+ Hình ảnh “củi một cành khô lạc mấy dòng” gợi lên trong lòng người đọc ám ảnh khôn nguôi về cõi nhân sinh, lạc lõng, bơ vơ, không biết rồi sẽ trôi dạt về đâu
→ Trong khổ thơ thứ nhất, nếu ví dòng tràng giang là dòng đời vô tận thì hình ảnh con thuyền, cành củi khô chính là hình ảnh tượng trưng cho kiếp người nhỏ nhoi, vô định, đồng thời gợi lên nỗi buồn không nguôi, không dứt của tác giả.
* Khổ 2
- Hai câu thơ đầu đã vẽ nên một không gian hoang vắng, hiu quạnh:
+ Nghệ thuật đảo ngữ cùng từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” đặc biệt gợi cảm đã gợi lên sự thưa thớt, hoang vắng, lạnh lẽo
+ Câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” là câu thơ có nhiều cách hiểu nhưng dẫu hiểu theo cách nào thì câu thơ vẫn gợi lên trong lòng người đọc nỗi buồn, sự hoang vắng, tàn tạ, thiếu vắng đi sự sống của con người
- Hai câu sau, không gian như được mở rộng cả về bốn phía làm cho cảnh vật vốn đã vắng vẻ lại càng thêm cô liêu và tĩnh mịch hơn, từ đó gợi lên cả nỗi buồn, sự cô đơn đến tột cùng của lòng người
* Khổ 3
- Hình ảnh “bèo dạt về đâu hàng nối hàng”: gợi lên hình ảnh về kiếp người, cõi nhân sinh trôi nổi, không biết rồi sẽ đi đâu, về đâu.
- Nghệ thuật phủ định được lặp lại: “không một chuyến đò ngang”, “không cầu”.
→ Ở nơi đây không có bất cứ thứ gì gắn kết đôi bờ với nhau, nó thiếu đi dấu vết của sự sống, của bóng hình con người và hơn hết là tình người, mối giao hòa, thân mật giữa con người với nhau
* Khổ 4
- Hai câu thơ đầu khổ thơ: Vẽ nên một bức tranh thiên nhiên chiều tà với vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ.
+ Hình ảnh những đám mây trắng cứ hết lớp này đến lớp khác nối tiếp nhau “đùn” lên dưới ánh nắng chiều như tạo nên những quả núi dát bạc.
+ Hình ảnh cánh chim xuất hiện như ánh lên một tia ấm áp cho cảnh vật song nó vẫn không làm vơi đi nỗi buồn trong sâu thẳm tâm hồn của nhà thơ.
- Hai câu thơ cuối đã thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, cháy bỏng của tác giả
+ Hình ảnh “dờn dợn vời con nước” không chỉ tả những đợt sóng lan xa mà hơn thế nó còn gợi lên cảm giác buồn nhớ đến vô tận của nhà thơ - nỗi buồn của người xa xứ đang nhớ quê hương da diết.
+ Câu thơ cuối đậm chất cổ điển khép lại bài thơ đã diễn tả một cách chân thực và rõ nét niềm thương nhớ quê hương đất nước của nhà thơ
III. Kết bài:
Khái quát những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ và những cảm nhận của bản thân.
2. Phân tích cấu tứ bài thơ Tràng giang
Tràng giang là một trong số các thi phẩm tuyệt tác của phong trào Thơ Mới. Với phong thái diễn đạt cảm xúc mới mẻ, một tâm hồn sâu lắng cô đơn của cái tôi hiện đại với những hình ảnh táo bạo, ngôn ngữ gây ân tượng sâu sắc với người đọc. Bài thơ được cấu tứ trên nền cảm hứng không gian sóng đôi, đây vốn là cấu tứ quen thuộc của Đường thi. Để phân tích rõ hơn về cấu tứ bài thơ Tràng giang, mời các bạn tham khảo trong đường link bên dưới.
3. Phân tích Tràng giang của Huy Cận
Huy Cận tên đầy đủ là Cù Huy Cận. Ông tác một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Tuy nhiên sau khi đến với cách mạng, ông đã thực sự tìm ra mục đích và lý tưởng nghệ thuật của mình. Tràng giang là tác phẩm nằm trong tập thơ Lửa thiêng nổi tiếng của tác giả, bài thơ mang một nỗi buồn da diết cùng hình ảnh thiên nhiên bao la, hiu quạnh. Có thể nói, đây là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận.
Mở đầu tác phẩm là lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, lời đề từ với bảy chữ thôi nhưng đã bao quát toàn bộ nội dung và tư tưởng nghệ thuật mà tác giả gửi gắm. Câu thơ gợi ra nỗi buồn thương, khắc khoải, nhớ nhung của con người trước cảnh bật bao la, sâu rộng. Từ láy “bâng khuâng” càng gợi tâm trạng vương sầu và nỗi nhớ miên man nơi đáy lòng thi sĩ, gợi mở cho những câu thơ sau được giãi bày tự nhiên:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
Câu thơ lặp lại nhan đề tác phẩm “tràng giang”, cách điệp vần “ang” được sử dụng đầy tinh tế đã gợi ra một không gian với dòng sông dài rộng. Hai tiếng “tràng giang” cất lên càng gợi âm vang của nỗi buồn tha thiết. Những con sóng gợn nhẹ nơi dòng sông, dòng sông mang màu tâm trạng “buồn điệp điệp”. Nỗi buồn của dòng sông cũng chính là nỗi buồn sâu thẳm trong nhân vật trữ tình, cụm tính từ “buồn điệp điệp” càng làm cho nỗi buồn thêm khắc khoải, tầng tầng lớp lớp, nối tiếp nhau chẳng thể nào dứt. Tưởng chừng như nhẹ nhàng nhưng lại trĩu nặng vô bờ, thấm đẫm và lan tỏa trong từng thức cảnh. Nổi bật trong không gian dài rộng, mênh mông là hình ảnh “con thuyền xuôi mái”, con thuyền nhỏ bé, đơn độc trôi theo dòng nước, mặc nhiên lênh đênh, phiêu dạt như chính người thi sĩ cũng đang trống vắng, lẻ loi phó mặc dòng đời xô đẩy, chảy trôi.
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
Hình ảnh đối lập “thuyền về- nước lại” được tả giả vận dụng tinh tế kết hợp cùng thi liệu đầy mới mẻ “củi một cành khô lạc mấy dòng” không chỉ làm cho câu thơ thêm uyển chuyển linh hoạt mà con gợi ra được âm hưởng cổ kính. Nghệ thuật đảo ngữ “củi một cành khô ” được đưa lên đầu câu càng nhấn mạnh sự đơn độc, lẻ loi, vô định, nhỏ bé, tầm thường. Cành củi khô ấy phải chăng là hình ảnh ẩn dụ cho thi nhân với một cái tôi bơ vơ, lạc lõng trong chính đời sống của mình.
Tưởng như nỗi buồn đã dừng lại, nhường chỗ cho chút niềm vui ủi an. Nhưng sang khổ thơ thứ hai, nỗi sầu càng lớn thêm nhiều chút, thấm sâu vào cảnh vật:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa, vãn chợ chiều
Cặp từ láy tượng hình “lơ thơ” “đìu hiu” gợi bao buồn vắng, quạnh quẽ, cô đơn. Như tự nhiên vốn có, không gian chợ búa gợi sự đông vui, tấp nập, nhưng trong đoạn thơ, hình ảnh chợ xuất hiện mà chẳng thấy chút hơi ấm của cuộc sống, tiếng cười nói, mua bán của con người. Vạn vật như nằm trong sự tĩnh lặng đến tuyệt đối, không gian cũng được mở rộng cả chiều kích sâu rộng:
“Nắng xuống trời lên, sâu chót vót
Sông dài trời rộng, bến cô liêu”
Nghệ thuật đối kết hợp với biện pháp tu từ nhân hoá cho thấy được chiều kích vô cùng của không gian. “Sâu chót vót” gợi sự thăm thẳm, hun hút khôn cùng. Càng rộng, càng cao, càng sâu bao nhiêu thì cảnh vật càng buồn vắng, lẻ loi bấy nhiêu. Sông tuy dài mà bến bờ cô lẻ, nỗi buồn như mở rộng theo chiều kích không gian, thấm sâu trong từng hơi thở.
Theo mạch cảm xúc của hai khổ thơ trước, khổ thơ thứ ba càng khắc sâu thêm nỗi buồn tuyệt đối:
“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cần gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”
Hình ảnh cánh bèo gợi sự vô định, lênh đênh. Những cánh bèo trôi dạt liên tiếp “hàng nối hàng” không nơi bấu víu, chẳng chốn trở về hay chính là hình ảnh ẩn dụ cho những kiếp người nhỏ bé, đơn độc, mất phương hướng lúc bấy giờ. Sông nước mênh mông, dài rộng, không có lấy một chuyến đò đi qua, cây cầu bắc ngang cũng chẳng thấy nên dù muốn nhưng nào có chút hy vọng mong manh về sự gắn kết với con người. Tất cả dường như đang chống đối với lòng người, kẻ cô đơn đang khao khát giao cảm, thấu hiểu, sẻ chia lại không có một chút tình đời, tình người ở lại.
Khổ thơ cuối bài thơ vẽ nên một bức tranh đầy tráng lệ của thiên nhiên và nỗi buồn sâu lắng của lòng người:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa
Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”.
Bầu trời với những đám mây cao trắng được phản chiếu dưới ánh mặt trời tạo hoá trở nên đẹp đẽ với ánh bạc lấp lánh. Động từ “đùn” cho thấy được sự vận động đầy mạnh mẽ của cảnh vật, những đám mây đùn lên trùng điệp phía chân trời tạo thành những dãy núi hùng vĩ, tráng lệ. Giữa không trung là cánh chim bé nhỏ đang đơn độc nghiêng mình dưới bóng chiều buồn vương. Hình ảnh đối lập giữa cánh chim nhỏ bé và vũ trụ bao la hùng vĩ càng tô đậm nỗi buồn của bầu thiên nhiên sâu rộng, khoáng đạt.
Trước cảnh thiên nhiên ấy, nỗi nhớ quê hương trong lòng thi nhân lại thêm da diết, cồn cào:
“Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
Trong thơ Đường Thi cũng đã từng viết:
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu”.
Thôi Hiệu nhìn khói sóng mà thương nỗi nhớ quê nhà. Trong “Tràng giang”, nỗi nhớ quê hương của Huy Cận dường như thường trực, dai dẳng và mãnh liệt hơn bởi “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Không vì bất cứ điều gì mà nỗi nhớ vẫn “dợn dợn” trong lòng thi nhân, đó chính là biểu hiện của tình yêu quê hương nói riêng và tinh thần yêu nước nói chung.
Bằng sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, bài thơ đậm chất Đường thi nhưng vẫn rất Việt Nam với những hình ảnh đầy gần gũi như con thuyền xuôi mái, bèo dạt mây trôi, cành củi khô lạc dòng,..Qua bài thơ, ta thấy được một nỗi buồn vô tận của cái tôi lạc lõng trong cuộc đời.
4. Phân tích Tràng giang học sinh giỏi
Huy Cận là một trong những đại diện tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới (1932-1945). Nếu như Xuân Diệu thể hiện sự tươi trẻ, rất mới trong sáng tạo thì Huy Cận lại là sự trầm lắng, sâu sắc, gửi gắm nhiều nỗi niềm bâng khuâng, vui buồn của một hồn thơ đa cảm. Năm 20 tuổi, Huy Cận giới thiệu tới độc giả tập thơ đầu tay với nhan đề “Lửa thiêng" và một trong số các bài thơ tiêu biểu nhất trong tập thơ này chính là Tràng giang.
Ngay từ đầu khi mới đọc nhan đề “Tràng Giang” ta đã bắt gặp một chất thơ cổ điển mà trang trọng. “Tràng Giang” cũng chính là “Trường Giang”, có nghĩa là sông dài. Nhưng nhà thơ không viết “Trường Giang” mà lại viết “Tràng Giang”, tạo nên phép điệp âm, một tâm mở và nhờ vậy gợi lên hình ảnh một con sông rộng, mà còn dài thăm thẳm. “Tràng Giang” lại là một từ Hán Việt cổ điển nên cũng kín đáo, gợi hình ảnh con sông cổ kính, lâu đời. Dòng tràng giang vì vậy không chỉ có chiều dài rộng địa lý, mà còn có chiều sâu của thời gian của lịch sử. Đó là con sông như đã chảy từ ngàn xưa đã trầm tích vào trong mình chiều sâu của hàng nghìn năm lịch sử, hàng nghìn năm văn hóa và dường như đã trải qua bao áng cổ thi bất hủ muôn đời.
“ Duy chiến trường giang thiên tế lựu”
(Lý Bạch).
Tiếp nối sự cổ kính trang trọng ở nhan đề, chất cổ điển càng được tô đậm hơn qua lời đề từ của tác phẩm.
“Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”.
Câu thơ đề từ qua đã ôm trọn chủ đề của bài thơ, các hình ảnh trời rộng sông dài gợi những phạm vi không gian khác nhau từ thấp đến cao, từ xa đến gần một không gian lớn lao mênh mông có tầm vũ trụ. Hình tượng này còn trở đi trở lại nhiều lần trong bài thơ.
“Sông Dài trời rộng bên cô liêu”.
Nỗi bâng khuâng buồn nhớ, chứa đựng đầy khắp không gian cảnh nào cũng gợi buồn nên bâng khuâng là cảm giác xao xuyến, trống trải của con người khi đối diện trước không gian mênh mông, rộng lớn, thì “nhớ” lại là niềm hoài niệm của con người để điều gì đó đã khuất xa trong thời gian, không gian. Cả dòng thơ đã bộc bạch trực tiếp nỗi niềm, tâm trạng con người bộc lộ nỗi khắc khoải của hồn thơ Huy Cận. “Huy Cận dường như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian” (Xuân Diệu).
Chất cổ điển được nhà thơ thể hiện xuyên suốt bài thơ thông qua việc sử dụng các thi liệu quen thuộc trong thơ ca cổ, như “con thuyền”, “dòng sông”, “Cánh bèo”, “mặt nước”. Kết hợp với những hình ảnh tượng trưng thường gặp trong thơ cổ, “Tràng Giang, bến cô liêu, mây cao, núi bạc, khói hoàng hôn”. Ẩn sau những hình ảnh rất đỗi bình dị ấy ta bắt gặp nỗi buồn thấp thoáng của một con người đang chìm vào hư không, mong mỏi một sự giải thoát cho tâm hồn.
Cảnh sông nước mênh mông, đẹp mà buồn, khung cảnh thiên nhiên ấy gợi lên niềm khao khát của một con người không tìm thấy tâm hồn đồng điệu trong cuộc đời, trong một thế giới mà nỗi buồn thân phận cô đơn đã trở thành nỗi sầu vạn kỉ của kiếp người.
“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng,
Mênh mông không một chuyến đò ngang,
Không cầu gọi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”.
Đoạn thơ miêu tả hình ảnh dòng sông vắng lặng như tờ không một con thuyền, không cầu qua lại, chỉ có những cánh bèo nối hàng mà trôi vô hướng. Đây cũng là một hình ảnh mà ta thường bắt gặp trong thơ ca cổ điển, hình ảnh những cánh bèo trôi vô định, không phương hướng gợi ra sự trôi nổi, lênh đênh, thân phận bèo bọt của một kiếp người. Dòng sông mênh mông thì không một chuyến đò ngang, không một nhịp cầu nối bờ, gợi ra đôi bờ của dòng sông như hai thế giới hoàn toàn xa lạ cách biệt cứ song song, “lặng lẽ tiếp bãi vàng”, không một chút niềm thân mật, không giao cảm giao hòa.
Dòng sông “Tràng Giang” ở dưới buồn và đẹp bao nhiêu thì ở trên lại có bầu trời sâu chót vót, mang một nét đẹp rất cổ điển.
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiếu sa”.
Hai câu thơ đã gợi cho ta nhớ đến câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Đỗ Phủ (Trung Quốc).
“Mặt đất mây đùn cửa ải xa”.
Trên cái nền mênh mông của không gian, mây trôi thành cồn “lớp lớp mây cao đùn núi bạc”, rồi lên một cánh chim. “Chim nghiêng cánh nhờ bóng chiếu xa”.
Một con chim đã nhỏ lại nghiêng cánh Trăng làm cho nó nhỏ nhoi đến tội nghiệp. Đúng là cánh chim của thơ mới lãng mạn, vì cánh chim ấy không chỉ gợi ra sự nhỏ bé mà còn cô liu, lặng lẽ, cánh chim ấy sà xuống phía cuối chân trời như một tia nắng nhỏ buổi chiều rớt xuống. Đặc biệt là cánh chim ấy ta đã bắt gặp trong cổ thi khá nhiều.
“ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”
(chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan).
“Chim mới về rừng tìm chốn ngủ”.
(Chiều Tối của Hồ Chí Minh).
Mặc dù là một bài thơ mới lãng mạn nhưng “Tràng Giang” lại hội tụ những nét nghệ thuật độc đáo mang đậm dấu ấn đường thi. Bài thơ được làm theo thể thất ngôn trường thiên, đậm chất cổ điển làm cho nỗi buồn như chủ đạo cả bài thơ dường như cũng được kéo dài ra vô tận. Cách tổ chức tạo ra hình ảnh song song “Thuyền về nước lại, nắng xuống trời lên, Sông dài trời rộng bờ sang bãi vàng”. Những hình ảnh này kết hợp với nhịp điệu thơ truyền thống 3/4 gợi ra một âm hưởng trôi chảy, xuôi chiều. Một âm điệu thơ mênh mang, xao xuyến giữa hồn thơ và núi sông đất nước. Hai sắc thái cổ điển còn được bộc lộ qua cách sử dụng nghệ thuật đối đường thi tạo ra vẻ cân xứng, trang trọng, mở ra các chiều của không gian bao la, bát ngát. Đâu chỉ dừng lại ở đó ý vị cổ điển còn được nhà thơ Huy Cận khai thác triệt để qua việc dùng các từ ngữ, từ láy, hình ảnh mang đậm âm điệu cổ kính. Rải rác khắp bài thơ là hệ thống một loạt từ láy “Tràng Giang, điệp điệp, song song, điều hưu, rờn rợn, lớp lớp”…. Tất cả đã tạo nên cho tui phẩm của Huy Cận một nét đẹp cổ điển rất riêng mang phong cách của riêng nhà thơ không thể pha lẫn vào đâu được.
“Tràng giang” được sáng tác trong giai đoạn 1930 đến 1945 là một bài thơ mới lãng mạn nên màu sắc thơ ca bao trùm bài thơ phần lớn là màu sắc hiện đại.
Trước hết nét hiện đại trong bài thơ thể hiện ở những hình ảnh, âm thanh rất chân thực đời thường mà ta dễ bắt gặp trong cuộc sống thường nhật. Đó là các hình ảnh không ước lệ không đẹp một cách hoa mỹ, mà mang một vẻ đẹp giản dị chân quê. Hình ảnh một cành củi khô trôi chông chênh, vô định trên dòng nước cánh bèo trôi dạt nối hàng lênh đênh, ánh nắng, hoàng hôn nhạt nhòa soi rọi thưa thớt, đâu đây còn có âm thanh vụn vặt của văn chợ chiều. Tất cả làm nên một bức tranh quê hương gần gũi, quen thuộc bởi nó như một bức tranh thu nhỏ của quê hương sông nước Việt Nam.
Nét hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” còn được thể hiện ở một cái tôi mạnh dạn, táo bạo, giám trực tiếp bộc lộ nỗi buồn của riêng mình, mà đó cũng là nỗi buồn của cả một thế hệ thanh niên yêu nước thời bấy giờ chưa tìm thấy lối đi đúng đắn. Nỗi buồn man mác, bâng khuâng của cái tôi trữ tình ấy ẩn chứa sâu mỗi câu chữ của cả bài thơ.
Mở đầu bài thơ ta đã bắt gặp một nỗi buồn khó tả quang cảnh sông nước mênh mông, tất bật, bất tận.
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi nước máy song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Ngay câu đầu bài thơ không chờ nói sông mà nói buồn nói về một nỗi buồn bất tận bằng một hình ảnh ẩn dụ “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”, như một nỗi buồn trùng trùng, điệp điệp khó dứt con thuyền thường là hình ảnh tượng trưng cho cuộc đời lênh đênh cô đơn vô định. Ở đây con thuyền xuôi mái theo dòng nước, hai vật vốn gắn bó xuôi chiều theo nhau ấy vậy mà ở đây thuyền và nước chỉ song song với nhau chứ không thân thiết. Bởi nước xuôi trăm ngả, thuyền theo ngả nào thuyền đi với dòng để rồi chia ly với dòng. Câu thơ thứ ba đã nói tới sự chia lìa tan tác “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”, thuyền buồn vì phải sẽ dòng, nước buồn vì không biết đi về đâu. Câu cuối đoạn này càng thể hiện tập trung cho kiếp người nhỏ nhoi lạc lõng vô định “củi một cành khô lạc mấy dòng”. Ca khổ thơ đầu đã vẽ nên một không gian sông nước bao la rời rạc hờ hững qua các đường nét con thuyền gánh củi gợn sóng. Theo đó là nỗi “buồn điểm Điệp”, “sâu trăm ngả”, không chỉ làm cho thuyền buồn cành củi buồn vợ xuống dòng sông buồn mà cả cái tôi trữ tình càng thêm được buồn khôn nguôi.
Khổ thơ thứ hai tiếp tục mạch cảm xúc của đoạn dạo đầu.
“Lơ thơ còn nhỏ gió đìu hiu
Đầu Tiếng Làng xã Vạn chợ chiều,
Nắng xuống trồi lên sau chót vót
Sông dài trời rộng bên cô liêu”.
Một cái còn nhỏ nơi thơ vắng vẻ lại thêm ngọn gió đìu hiu càng vắng vẻ buồn hơn như bị cuộc sống bỏ quên. Đến đây đã xuất hiện tín hiệu sống của con người, nhưng đó chỉ là âm thanh vật vẫn mông lung của một chợ chiều, làng xa đã vãn càng tăng thêm cảm giác bị bỏ quên ở đây. Hai dòng cuối cùng càng tô đậm thêm cảm giác lạc lõng, chơ chọi, không gian được mở ra ba chiều hết kích cỡ, “năng xuống, trời lên, sông dài, trời rộng”, nhưng lại không ăn nhập với nhau. Trong hai dòng thơ này nhà thơ đã đem đặt bên nhau những yếu tố không có gì là buồn để tạo nên một cảnh buồn, bởi lẽ giữa cái không gian bao la choáng ngợp ấy nhà thơ càng thấy mình như nhỏ nhoi biết bao. Cái mênh mông và im lặng đến đáng sợ như muốn nuốt chửng con người, nên đã buồn lại càng buồn hơn.
Tiếp nối sự dự nhập bởi nỗi cô đơn, do chiều cao vô cùng của bầu trời đem lại, thì những câu thơ tiếp theo sau đây nhẹ tựa như một tiếng thở dài đầy bâng khuâng và sầu muộn, của cái tôi trước tạo vật hững hờ. Nỗi sầu muộn đó sẽ còn tiếp tục gây ám ảnh, khi cái tôi trữ tình đối diện với một thiên nhiên gần như ngoảnh mặt làm ngơ với bao nỗi niềm cần sẻ chia của con người.
“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng,
Mênh mông không một chuyến đò ngang,
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”.
Giờ đây trên dòng sông chỉ có bèo duy nhất, bèo hàng nối hàng, không có đò ngang, không cầu bắc không một công trình mang dấu người, chỉ lặng lẽ thiên nhiên với thiên nhiên. Buồn lan theo cảnh trải dài ra bờ xanh, Bãi sậy, buồn tràn ngập cái tâm hồn thi sĩ mà không sao tả xiết.
Kết thúc bài thơ cũng là đỉnh điểm của nỗi buồn, nỗi buồn khó tả kết tụ thành một nỗi nhớ da diết thường trực. Đó cũng là một nét tâm trạng hiện đại, mới mẻ.
“Lòng quê rờn rợn vờn con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.
“Lòng quê rờn rợn” là lòng thương nhớ quê nhà bắt nguồn từ sông nước “Tràng Giang”, thiên nhiên không chỉ là nơi gửi gắm nỗi buồn mà còn là nơi gửi gắm lòng thương quê nhà. Yêu thiên nhiên cũng là lĩnh vực biểu hiện lòng yêu đất nước, câu thơ cuối vừa phủ định “không khói hoàng hôn”, vừa khẳng định “cũng nhớ nhà”. Thể hiện trong bài “Hoàng Hạc lâu” cũng kết thúc bằng hai câu.
“Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khỏi sống cho buồn lòng ai”.
Thơ xưa cần đến cái gợi nhớ để nhớ, nhưng Huy Cận không cần cái gợi nhớ cũng òa lên nức nở. Điều đó chứng tỏ nỗi nhớ thương quê nhà luôn thường trực, gia giết trong tâm khảm nhà thơ.
“Tràng Giang”, thật đúng là một thi phẩm tuyệt tác của phong trào thơ mới, cả bài thơ vừa mang màu sắc cổ điển, lại hòa lẫn với phong vị hiện đại đã mang đến cho người đọc một cảm xúc rất mới mẻ và khó quên. Bài thơ đúng như lời của Huy Cận “Tràng Giang” là bài thơ tình, tình gặp cảnh một bài thơ về tâm hồn./.
5. Phân tích Tràng giang khổ 1
Huy Cận được mọi người biết đến là nhà thơ của phong trào thơ mới. Các tác phẩm của ông hầu như ca ngợi về vẻ đẹp của thiên nhiên nhưng lại chất chứa nỗi sầu của thế gian. Trong tất cả các tác phẩm, Tràng Giang được đánh giá cao về nội dung lẫn nghệ thuật.
Bài thơ được ông sáng tác vào năm 1939 khi đứng ở bờ Nam Bến Chèm và ngắm sông Hồng. Có thể nói, chính cảnh vật nơi đây đã khơi gợi nguồn cảm hứng bất tận trong ông.
Khổ 1 tuy chỉ có vài câu ngắn gọn nhưng đã thể hiện rõ được bức tranh sông nước mênh mông cùng với tâm tình của người thi sĩ.
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ đậm chất cổ thi. Cảnh vật thiên nhiên được khắc họa qua tâm hồn của người thi sĩ trở nên mới lạ và độc đáo hơn. Bức tranh thủy mặc hiện lên vô cùng đẹp với hình ảnh sóng gợn và thuyền xuôi. Con sóng chỉ gợn nhẹ nhưng cứ “điệp điệp” mãi không thôi. Nhờ sóng mà con thuyền cứ mãi xuôi theo dòng nước. Trong 2 câu thơ này, tác giả còn sử dụng từ láy để làm gia tăng nhịp điệu cho lời thơ. Cách dùng từ của nhà thơ khá độc đáo mang đến điểm mới trong văn chương.
Bức tranh sông nước hiện lên vô cùng đẹp qua lời thơ của tác giả. Thế nhưng, tâm hồn con người lại ẩn chứa nỗi buồn sâu lắng. Do sự tác động ấy mà khi đọc hai câu thơ đầu, chúng ta sẽ cảm nhận được nỗi buồn man mác được thể hiện qua từ ngữ. Sông nước mênh mông là thế nhưng con người mãi chỉ là sinh vật nhỏ bé chẳng giữa đất trời.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Hình ảnh thuyền và nước sau khi được song song với nhau thì lại bị tách ra. Đây chính là sự xa cách giữa muôn trùng khơi. Hình ảnh ấy đã được nhân hóa khiến để gia tăng cảm xúc. Cụm từ “sầu trăm ngả” đã mang đến cho người đọc cảm giác buồn vô tận. Nỗi buồn ấy dường như đã lan tỏa ra khắp không gian. Đọc câu thơ, chúng ta sẽ hình dung được cảnh con thuyền lênh đênh vô tận giữa dòng nước bao la. Hình ảnh thuyền và sông đối lập nhau đã làm rõ rệt hơn nỗi buồn da diết của người thi sĩ.
Chưa dừng lại ở đó, nhà thơ còn sử dụng hình ảnh “củi khô” điểm xuyết vào khung cảnh sông nước ấy. Chính yếu tố này đã khiến cho sự lẻ loi của con người giữa trời đất rộng lớn. Cành củi còn bị “khô” thể hiện sự thiếu sức sống của con người. Đặc biệt, tác giả còn sử dụng phép đảo ngữ cho cụm từ “củi một cành khô” cùng với nhịp thơ 1/3/3 để nhấn mạnh thân phận con người bị vùi dập. Đứng trước khung cảnh ấy, người thi sĩ cảm thấy nỗi buồn man mác. Ông buồn cho thân phận của con người, nghĩ về dòng đời lênh đênh, trôi nổi. Kiếp người vốn có nhiều sự thay đổi nhưng chẳng ai biết trước được điều gì. Con người luôn cô độc, lẻ loi và chơi vơi giữa dòng đời mà chẳng biết đi về đâu.
Nỗi buồn của thi sĩ khi đứng trước dòng đời bao la
Qua khổ thơ 1 bài Tràng Giang, chúng ta đã phần nào thấy rõ được sự kết hợp nhuần nhuyễn của nhà thơ giữa bút pháp hiện đại và cổ điển. Nhờ đó mà lời thơ gần gũi nhưng vẫn tác động mạnh mẽ vào lòng người đọc. Thêm vào đó là cách đặt nhan đề độc đáo theo kiểu tả cảnh ngụ tình.
Thêm vào đó, sự xuất hiện của những từ láy trong khổ 1 còn mang lại nhiều giá trị biểu cảm. Thông qua đó, chúng ta sẽ cảm nhận được sự heo hút và mênh mông của dòng sông Hồng và sự nhỏ bé của con người trong khung cảnh ấy.
Ngoài ra, Huy Cận còn thành công trong việc sử dụng hình ảnh độc đáo. Có thể bạn chẳng thể bắt gặp được hình ảnh “củi một cành khô” trong thơ văn Việt Nam. Chính sự mới mẻ này đã tạo nên điểm nhấn ấn tượng nâng cao giá trị của tác phẩm.
Phân tích khổ 1 bài Tràng Giang, chúng ta sẽ cảm nhận được nỗi buồn xuyên suốt cả đoạn. Tất cả các hình ảnh được nhắc đến mặc dù gần gũi nhưng lại hiện lên rất buồn và không có sức sống dưới ngòi bút của Huy cận. Bởi vì, tâm hồn đang ẩn chứa nỗi buồn nên thơ văn và cảnh vật hiện lên trông rất ảm đạm.
6. Phân tích bài thơ Tràng giang ngắn nhất
Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới (1930 - 1945) với những tác phẩm có sự kết hợp giữa yếu tố hiện đại và cổ điển. Phong cách sáng tác của ông có sự khác biệt lớn gắn liền với hai thời điểm: trước cách mạng tháng Tám và sau cách mạng tháng Tám. Có thể nói đó là sự chuyển biến từ nỗi u sầu, buồn bã vì thời thế trước cách mạng cho đến không khí hào hứng vui tươi sau cách mạng gắn với công cuộc đổi mới. Bài thơ “Tràng giang” được viết trong thời kì trước cách mạng với một nỗi niềm chất chứa u buồn, gợi lên sự bế tắc trong cuộc sống của kiếp người trôi nổi lênh đênh. Bài thơ để lại trong lòng người đọc nhiều nỗi niềm khó tả.
Ngay từ nhan đề bài thơ, tác giả đã có thể khái quát được tư tưởng và cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Hai chữ “Tràng giang” có thể nói là một con sông dài, mênh mông và bát ngát. Từ Hán việt này khiến người ta liên tưởng đến những bài thơ Đường của Trung Quốc. Nhưng chính "tràng giang" này cũng gợi lên được tâm tư của người trong cuộc khi muốn nhắc tới những thân phận nổi trôi, bé nhỏ sống lênh đênh trên con sông dài tâm tưởng và sông của nỗi u uất như thế.
Lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” một lần nữa khái quát lên chủ đề của bài thơ chính là nỗi niềm không biết bày tỏ cùng ai khi đứng giữa trời đất mênh mông và bao la. Cả bài thơ toát lên được vẻ đẹp vừa hiện đại vừa cổ điển, cũng là đặc trưng trong thơ của Huy Cận.
Bước vào bài thơ, khổ thơ đầu tiên đã khiến người đọc liên tưởng đến một con sông chất chứa bao nỗi buồn sâu thẳm:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Với một loạt từ ngữ gợi buồn thê lương “buồn”, “xuôi mái”, “sầu trăm ngả”, "lạc mấy dòng” kết hợp với từ láy “điệp điệp”, “song song” dường như đã lột tả hết thần thái và nỗi buồn vô biên, vô tận của tác giả trong thời thế nhiều bất công như thế này. Ngay khổ thơ đầu, nét chấm phá của cổ điển đã hòa lẫn với nét hiện đại. Tác giả đã mượn hình ảnh con thuyền xuôi mái và hơn hết là hình ảnh “củi khô” trôi một mình, đơn lẻ trên dòng nước mênh mông, vô tận, vô định. Sức gợi tả của câu thơ thực sự đầy ám ảnh, môt con sông dài, một con sông mang nét đẹp u buồn, trầm tĩnh càng khiến người đọc thấy buồn và thê lương. Vốn dĩ thuyền và nước là hai thứ không thể tách rời nhau nhưng trong câu thơ tác giả viết “thuyền về nước lại sầu trăm ngả”, liệu rằng có uẩn khúc gì chăng, hay là sự chia lìa không báo trước, nghe xót xa và nghe quạnh lòng hiu hắt quá. Một nỗi buồn đến tận cùng, mênh mang cùng sông nước dập dềnh. Điểm nhấn của khổ thơ chính là ở câu thơ cuối với hình ảnh “củi” gợi lên sự đơn chiếc, bé nhỏ, mỏng manh, trôi dạt khắp nơi. Có thể nói câu thơ đã nói lên được tâm trạng của các nhà thơ mới nói chung ở thời kỳ đó, một kiếp người đa tài nhưng vẫn long đong, loay hoay giữa cuộc sống bộn bề chật chội như thế này.
Đến khổ thơ thứ hai dường như nỗi hiu quạnh lại được tăng lên gấp bội:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
Hai câu thơ đầu phảng phất một khung cảnh buồn thiu, đìu hiu và vắng lặng của một làng quê thiếu sức sống. Đó có phải là quê hương của tác giả hay không. Hình ảnh “cồn nhỏ” nghe rất rõ tiếng gió đìu hiu đến tái lòng ở ven dòng sông dường như khoác lên mình một nỗi buồn mặc định. Ngay cả một tiếng ồn ào của phiên chợ chiều ở nơi xa cũng không thể nghe thấy, hay có chăng phiên chợ ấy cũng buồn đến hiu quạnh như thế này. Một câu hỏi tu từ gợi lên bao nỗi niềm chất chứa, hỏi người hay là tác giả đang tự hỏi bản thân mình. Từ “đâu” cất lên thật thê lương và không điểm tựa để bấu víu. Khung cảnh hoang sơ, tiêu điều nơi bến nước không có một bóng người, không có một tiếng động thật chua xót. Hai câu thơ cuối tác giả mượn hình ảnh trời và sông để đặc tả sự mênh mông vô định. Không phải trời “cao” mà là trời “sâu”, lấy chiều cao để đo chiều sâu thực sự là nét tài tình, tinh tế và độc đáo của Huy Cận. Hình ảnh sông nước mênh mông và một chữ “cô liêu” ở cuối đoạn dường như đã lột tả hết nỗi buồn sâu thẳm không biết ngỏ cùng ai ấy.
Ở khổ thơ thứ ba, tác giả muốn tìm thấy sự ấm áp nơi thiên nhiên hiu quạnh này nhưng dường như thiên nhiên không như lòng người mong ngóng:
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thương nhớ
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
Sang khổ thơ thứ ba dường như người đọc nhận ra một sự chuyển biến, sự vận động của thiên nhiên, không còn u buồn và tĩnh lặng đến thê lương như ở khổ thơ thứ hai nữa. Từ “dạt” đã diễn tả thật tinh tế sự chuyển biến của vạn vật này. Tuy nhiên từ ngữ này gắn liền với hình ảnh “bèo” lại khiến cho tác giả thất vọng vì “bèo” vốn vô định, trôi nổi khắp nơi, không có nơi bấu víu, cứ lặng lẽ dạt “về đâu”, chẳng biết dạt về đâu, cũng chẳng biết dạt được bao nhiêu lâu nữa. Mặt nước mênh mông không có một chuyến đò. Tác giả chỉ đợi chờ một chuyến đò để thấy được rằng sự sống đang tồn tại nhưng dường như điều này là không thể.
Mong ngóng gửi niềm thương nỗi nhớ về quê hương nhưng tác giả nhận lại là sự im lặng của vạn vật quanh đây qua từ láy “lặng lẽ” đến thê lương và đìu hiu.
Ở khổ thơ cuối dường như bút pháp của tác giả được đẩy lên cao nhất, nét vẽ chấm phá dùng rất đắc điệu:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Có thể nói tư tưởng cũng như tâm tình của nhà thơ được gửi gắm qua khổ thơ này. Nét chấm phá “mây cao” và “núi bạc” giống như trong thơ Đường càng thêm sầu, thêm buồn hơn. Hình ảnh “chim nghiêng cánh” và “bóng chiều sa” là sự hữu hình hóa cái vô hình của tác giả. Bóng chiều làm sao có thể nhìn thấy được nhưng qua ngòi bút và con mắt của tác giả người ta đã hình dung ra được trời chiều đang dần buông xuống.
Hai câu thơ cuối cùng chính là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả chẳng biết gửi vào đâu, chỉ biết chất chứa đong đầy trong trái tim. Câu thơ của Huy Cận khiến chúng ta liên tưởng đến tứ thơ của Thôi Hiệu: "Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai" là sóng của sông hay là sóng trong lòng người.
Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận với sự kết hợp bút pháp hiện thực và cổ điển đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên u buồn, hiu quạnh. Từ những lời văn phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận, chúng ta có thể thấy được tâm trạng cô liêu, đơn độc của con người và một tình yêu quê hương, mong ngóng về quê hương chân thành, sâu sắc của Huy Cận.
7. Phân tích bài Tràng Giang chi tiết - mẫu 1
Khác với hồn thơ sôi nổi, nhiệt huyết gắn với công cuộc đổi mới sau cách mạng tháng Tám, thơ Huy Cận những năm trước cách mạng lại mang nét u sầu, buồn bã trước thời cuộc. Chẳng thế mà "Tràng giang" ra đời lại khắc họa nét cô đơn của cá thể trước không gian bao la của thiên nhiên. Cùng với nét u buồn khắc khoải trước không gian mênh mông, bài thơ còn là nỗi nhớ quê hương, thương đất nước đang chìm trong tang thương của thi sĩ.
Bài thơ được sáng tác vào năm 1939 in lần đầu tiên trên báo "Ngày nay" sau đó in trong tập "Lửa thiêng" - tập thơ đầu tay của Huy Cận. Cũng chính tập thơ này đã đưa ông trở thành gương mặt tiêu biểu của phong trào "Thơ mới" thời kì đầu.
Ngay khi đọc tên bài thơ "Tràng giang" người ta có thể hình dung được tư tưởng và tâm tư mà tác giả gửi trong đó. Tiêu đề gợi ra một con sông dài, mênh mông, bát ngát. Tuy nhiên, ẩn sau hình ảnh sông dài còn là những mảnh đời bấp bênh, trôi nổi, u sầu. Câu đề từ "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài" tiếp tục khẳng định nỗi niềm u uất, không biết tỏ cùng ai của nhân vật trữ tình trước không gian bao la của dòng sông.
Phân tích bài thơ Tràng giang ngay trong khổ đầu tiên đến với người đọc bằng hình ảnh con sông buồn, chất chứa những nỗi niềm khó tả:
"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng."
Vừa mới đọc khổ đầu tiên, người đọc thấy được không khí u sầu, buồn bã thông qua các từ "buồn", "sầu", "lạc cành khô". Câu thứ nhất miêu tả sóng, câu thứ hai tả những dòng trôi, những luồng nước trên mặt sông. Nếu như câu thứ nhất gợi được những vòng sóng đang loang ra, lan xa, xô đuổi nhau đến tận chân trời, thì câu thứ hai lại vẽ ra những luồng nước cứ song song, rong đuổi mãi về cuối trời. Trong câu thứ nhất "sóng gợn" là những vòng sóng nhỏ, lăn tăn. Nhưng chỉ cần một gợn sóng ấy thì Tràng giang đã "buồn điệp điệp". Từ láy hoàn toàn "điệp điệp" như diễn tả nỗi buồn chồng chất lên nhau, hết lớp này đến lớp khác. Hình ảnh con thuyền "xuôi mái nước song song" lại gợi về cảm giác đơn độc trên dòng nước mênh mông vô tận.
Hai câu thơ kết hợp làm cho không gian vừa mở ra theo bề rộng, vừa vươn theo chiều dài. Tác giả tiếp tục khắc họa nỗi chia li qua câu thơ thứ ba. "Thuyền" và "nước" vốn dĩ là hai hình ảnh gắn bó, khăng khít với nhau nhưng qua con mắt của nhân vật trữ tình thì lúc này hai hình ảnh ấy không còn song hành với nhau nữa. "Sầu trăm ngả", nỗi buồn, sự u hoài, buồn bã càng ngày càng dâng lên. Với câu thơ thứ tư tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ "củi một cành khô" để nói về sự cô đơn, trơ trọi của "củi". Số từ "một" chỉ một mình, cô đơn cùng với tính từ "khô" - hết nhựa sống, càng làm cho hình ảnh khô héo hơn.
Tác giả thật tài tình khi đã sử dụng nghệ thuật đối "một" - "mấy" như nhấn mạnh hơn sự cô độc của củi trên dòng sông. "Lạc mấy dòng" không chỉ diễn tả nỗi niềm cô đơn của củi mà còn nói đến sự bấp bênh, trôi nổi khi "lạc" hết dòng sông này đến dòng sông khác. Nét độc đáo của câu thơ không chỉ là phép đối mà còn ở cách ngắt nhịp 1/3/3. Với cách ngắt nhịp ấy "củi" xuất hiện "độc lập" và điều đó càng làm rõ hơn tình cảnh lẻ loi của sự vật này. Có thể nói, hình ảnh "củi một cành khô" đã phần nào nói lên tâm trạng thi sĩ - một con người tài hoa nhưng vẫn đang loay hoay giữa cuộc sống bộn bề. Như vậy, chỉ với khổ thơ đầu tiên bức tranh thiên nhiên buồn, sầu thảm đã hiện rõ. Nét bút kết hợp giữa cổ điển và hiện đại cũng phần nào giúp người đọc rõ hơn về tâm trạng của thi sĩ.
Khổ thơ thứ hai tiếp tục là khung cảnh buồn nhưng mang nét đìu hiu, thiếu sức sống.
"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu."
Huy Cận thật khéo léo khi sử dụng hai từ láy trong cùng một câu thơ để miêu tả cảnh hoang vu, vắng vẻ hai bên bờ sông: "Lơ thơ" - thưa thớt, ít ỏi, "đìu hiu" - vắng lặng, ít người. Trên "cồn nhỏ" làn gió phảng phất không khí buồn, ảm đạm của chốn ít người, thiếu sức sống. Nó u sầu đến nỗi không nghe thấy tiếng ồn ào của phiên chợ chiều. "Đâu" diễn tả cảm giác mơ hồ, không xác định được điểm tựa để bám víu. Như vậy, chỉ qua vài nét chấm phá của nhà thơ đã hiện lên bức tranh quê thê lương, thiếu sức sống. Đến với hai câu thơ tiếp, dường như tác giả mở rộng tầm nhìn ra qua biện pháp đối "nắng xuống" - "trời lên" đã làm không gian mở rộng về chiều cao, có một khoảng không gian đang giãn nở ra ở giữa.
Hai động từ ngược hướng "lên" và "xuống" mang lại cảm giác chuyển động. Nắng càng xuống thì bầu trời càng được kéo cao hơn. Và điểm nhấn chính là "sâu chót vót" - không gian mở rộng cả về chiều sâu. "Chót vót" vốn là từ láy độc quyền khi nhắc đến chiều cao. Còn đã nói tới sâu thì người ta hay dùng "sâu hun hút" hoặc "sâu thăm thẳm",... Chính cách dùng từ ngữ đặc sắc của Huy Cận đã gợi ra khoảng không vũ trụ sâu thăm thẳm, đó cũng là lúc nỗi buồn, cô đơn của nhà thơ dâng lên cao, trở nên vô cùng vô tận. Một góc nhìn đầy thú vị, mới mẻ. Câu thơ cuối cùng thi sĩ dùng không gian rộng để nói về nỗi cô đơn, vắng vẻ. "Bến cô liêu" - buồn, thưa thớt trơ trọi giữa không gian rộng lớn của sông, trời. Toàn cảnh khổ hai là một màu cô đơn, vắng vẻ, đối lập với hình ảnh cảnh vật thưa thớt là không gian mênh mông, nhấn mạnh hơn nỗi u sầu vạn cổ.
"Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng."
Hình ảnh trong khổ thơ thứ ba đã bước đầu có chuyển động với động từ "dạt", nhưng sự vật đi kèm với động từ này là "bèo". "Bèo" vốn là hình ảnh tượng trưng cho sự bấp bênh, chìm nổi, không có nơi ở ổn định. Đã thế cụm từ "hàng nối hàng" càng diễn tả sự vô định, chông chênh khi hàng này đến hàng khác "nối đuôi" nhau. Không gian đối lập với thực tại của cảnh vật. Tác giả mong ngóng có thể nhìn thấy chuyến đò để cảm nhận được sự sống. Nhưng đáp lại sự mong chờ ấy là "không một chuyến đò ngang".
Ở khổ thơ này, thi sĩ sử dụng nhiều từ phủ định: "không đò" và giờ tiếp đến là "không cầu". Hình ảnh chiếc cầu gợi lên dáng vẻ miền quê, mang nỗi niềm "thân mật". Nhưng vì hình ảnh này không có nên thành ra cảm giác xa lạ, cô đơn được cảm nhận rõ. Với câu thơ cuối của khổ tác giả sử dụng nhiều màu sắc để chấm phá cho bức tranh. "Bờ xanh tiếp bãi vàng" - sắc tranh tươi sáng, nổi bật nhưng đi kèm với từ láy "lặng lẽ" làm chìm màu sắc này xuống. Giờ đây hai hình ảnh này không còn được tươi tắn như màu sắc ban đầu của nó. Từ láy này cũng làm cho không khí đìu hiu "lây lan" từ vật này sang vật khác. Tất cả sự vật đều nhấn chìm trong cô độc.
Nếu như ba khổ thơ đầu tiên là bức tranh thiên nhiên buồn, vắng lặng thì khổ thơ cuối cùng chính là tâm tư, tấm lòng của thi sĩ:
"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."
Xuyên suốt bài thơ tác giả liên tục sử dụng thủ pháp nghệ thuật là từ láy. "Lớp lớp" - chồng chất lên nhau, "đùn" là đè lên làm cho một vật gì đó hạ thấp xuống. Như vậy, với câu thơ đầu khổ bốn tác giả lại vẽ tiếp bức tranh quê hương với hình ảnh rộng lớn nhiều lớp mây đè lên núi bạc. Hình ảnh "chim nghiêng cánh nhỏ" gợi cảm giác nhỏ bé, bơ vơ. "Nghiêng" - không vững vàng. Hình ảnh này đối lập với vế ở sau "bóng chiều sa".
Trên nền bóng chiều rộng lớn là hình ảnh cánh chim nhỏ lo âu, còn đang mơ hồ cho con đường tìm nơi trú của mình. Hình ảnh cánh chim này đã từng bắt gặp trong "Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ" (Mộ - Hồ Chí Minh), tạm dịch "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ". Đến với câu thơ thứ ba tác giả đã nói lên nỗi lòng nhớ quê của mình. "Dợn dợn" là gợi lên, dấy lên, có nỗi niềm khó nói. Cứ mỗi khi nhìn thấy "con nước" là lòng yêu quê hương của tác giả lại dâng lên. Tuy nhiên, nét đặc sắc lại nằm ở câu thơ cuối cùng: "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà". Hơn nghìn năm trước Thôi Hiệu cũng từng chạnh lòng nhớ quê mà thốt lên rằng:
"Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu."
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?)
Nỗi buồn của hai thi sĩ có một số điểm khác nhau. Ở Thôi Hiệu do nhìn thấy khói sóng trên dòng sông nên buồn và nhớ về quê nhà, còn ở Huy Cận không nhìn thấy khói nhưng nỗi nhớ nhà vẫn dâng lên da diết. Nếu như Thôi Hiệu nhớ nhà là do đang xa xứ, đang ở xứ người còn nỗi nhớ của Huy Cận xuất phát từ một người đang đứng trên mảnh đất của mình nhưng bơ vơ, lạc lõng. Nỗi nhớ thương cũng xuất phát từ sự bất lực, ngán ngẩm của bản thân thi sĩ trước thời cuộc.
Đặc sắc nghệ thuật trong "Tràng giang" trước hết phải nói tới sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố cổ điển (thơ Đường thi) và yếu tố thơ mới. Trong bài thơ tác giả sử dụng nhiều từ Hán Việt như tràng giang, bến cô liêu,... cùng với đó là đề tài thiên nhiên cổ kính, hoang sơ, cái tôi bé nhỏ trước thiên nhiên mênh mông mang đậm yếu tố Đường thi. Yếu tố thơ mới được thể hiện thông qua cái tôi giàu cảm xúc, hình ảnh sinh động giàu sức gợi. Bên cạnh đó việc sử dụng các từ láy, phép đối cũng góp phần làm rõ hơn sự bé nhỏ của con người trước vũ trụ rộng lớn.
Sau khi phân tích bài thơ Tràng giang, chúng ta thấy Huy Cận không chỉ mang đến bức tranh thiên nhiên rộng lớn, mênh mông mà qua đó tác giả còn nhấn mạnh sự cô đơn của "cái tôi" trước ngân hà rộng lớn. Sự đối lập này phần nào nói lên tình cảnh lẻ loi, sự trôi nổi của những kiếp người. Đồng thời tác giả bộc lộ nỗi niềm nhớ quê hương, tình cảm thiết tha với đất nước của mình.
8. Phân tích bài thơ Tràng Giang chi tiết - mẫu 2
Mỗi ai khi đi xa đều mang trong mình chút hình chút bóng thân thương của dòng sông quê hương. Đặc biệt đối với các nhà thơ, nhà văn, dòng sông quê luôn là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn, thôi thúc các nhà thơ không thể kìm lòng mà phải viết. Một dòng sông “nước gương trong soi tóc những hàng tre” trong thơ Tế Hanh, một con sông Đà trong tùy bút Nguyễn Tuân, một dòng sông Hương êm đềm trong văn Hoàng Phủ… Và chỉ khi đến với “Tràng giang” của Huy Cận, ta mới thấy hết được những gì đẹp nhất, thơ nhất nhưng cũng chứa chan tình quê trong cảm thức của tác giả.
Mang trong mình cả cái tài, cái tâm lẫn cái tầm, Huy Cận được mệnh danh là nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn. Tuy am hiểu nhiều nền văn minh, văn hóa của nhân loại, hồn thơ ông vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Suối nguồn thơ ca truyền thống đã rót vào tâm hồn Huy Cận những giai điệu du dương, khiến cho tiếng thơ – những khi đạt đến độ thuần thục – rất dễ đi vào lòng người. Thể thơ lục bát truyền thống, thể thơ năm chữ của dân ca Nghệ Tĩnh – trong tay Huy Cận – vừa mộc mạc chân tình vừa lắng đọng, hàm súc; sắc thái biểu hiện được phát huy rõ rệt. Chất suy nghĩ bàng bạc khắp các tứ thơ.
Hình ảnh thơ Huy Cận thường không sắc sảo, gây ấn tượng mạnh mà thâm trầm, khơi gợi; như len nhẹ, như ngấm sâu vào tâm hồn và trí tuệ người đọc. Những bức tranh thiên nhiên trong thơ Huy Cận thường rất ít đường nét, giản ước theo bút pháp cổ điển, gợi nhiều hơn tả. Do đó, có thể nói: ấn tượng không gian có được – trước hết – nhờ phong vị Ðường thi. Nhà thơ Xuân Diệu có lần từng nhận xét: “Thơ viết về đất nước, thiên nhiên và quê hương là một điểm mạnh của Huy Cận. Dường như ở đây nhà thơ đã toát ra một mảng hương sắc sâu xa, cao đẹp nhất của tâm hồn mình”. Và “Tràng giang” đã thể hiện sâu sắc điều đó.
“Tràng giang” là bài thơ tuyệt bút in trong tập “Lửa thiêng” xuất bản năm 1940. Theo tác giả cho biết, vào một buổi chiều thu 1939, khi còn là sinh viên trường Đại học Canh nông, Huy Cận đứng ở bờ nam bến Chèm, ngắm dòng sông Hồng mênh mông, lòng dào dạt xúc động mà viết bài thơ này. Đó là những cảm nhận về tràng giang và một nỗi buồn man mác dâng lên lúc hoàng hôn khi nhà thơ đứng trước cảnh: “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”
Có thể nói nhan đề của một bài thơ chính là cửa ngõ, là điểm xuất phát để người đọc có thể lần mò theo đó khám phá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Và bài thơ “Tràng giang” cũng vậy, ý nghĩ, nỗi niềm thầm kín được gửi trọn trong nhan đề vẻn vẹn hai từ “Tràng giang”.
“Tràng giang” hay còn gọi là “trường giang” là một từ hán việt ý chỉ con sông dài. Nhưng tác giả lại lấy tên “Tràng giang” chứ không phải “Trường giang”. Bởi vốn dĩ “Trường giang” chỉ có ý nghĩa chỉ con sông dài đơn thuần như thế; nhưng ngược lại “Tràng giang” vừa nói con sông dài mênh mông, vừa nói lên tâm trạng, nỗi niềm của chính tác giả. Vần “ang” kéo dài ra như nỗi niềm của Huy Cận chưa bao giờ vơi khi đứng trước con sông rộng lớn mênh mông này.
Bước vào thế giới của Tràng giang, ta như lạc vào một miền sông dài trời rộng đầy cuốn hút:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về, nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Câu thơ đầu mở ra với sóng. Không ồn ào, mạnh mẽ mà là “sóng gợn”. Động từ “gợn” vừa miêu tả tư thế, vừa miêu tả tâm thế. Bởi lẽ, “gợn” trước hết gợi đến những chuyển động vô cùng nhỏ, chậm rãi của sóng. Tuy là một động từ nhưng thực chất “gợn” gợi ra cái không khi tĩnh lặng, im ắng của thiên nhiên sông nước. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh của nhà thơ sao thật tài tình. Chi tiết hé mở hoàn cảnh thiên nhiên, nhưng cũng mở ra không gian tâm trạng của nhà thơ. Ta thấy ở đó tâm thế của một con người mang trong mình sự sâu lắng, mà cũng đượm buồn.
Sóng không chỉ là sóng sông mà còn là sóng lòng, sóng tâm đang nhẹ nhàng từng gợn nhỏ, thấm cái “buồn điệp điệp” toát ra từ cảnh và dội vào lòng thi nhân. Từ láy "điệp điệp” không chỉ vẽ lên những đợt sóng gợn liên hồi của sông nước mà còn là dòng sông tâm trạng của nhà thơ, sóng lòng từng đợt từng đợt cuộn vào nhau. Đặc biệt hơn, ngay ở câu đầu, tác giả đã nhắc lại nhan đề bài thơ không phải không có dụng ý. “Tràng giang” là con sông vừa dài vừa rộng, gợi ra không gian rộng lớn, choáng ngợp. Đặt giữa cái nền ấy là một con người lẻ bóng, nhỏ nhoi đang đưa cặp mắt buồn theo mấy con sóng lăn tăn tít tắp đến tận chân trời.
Điều này càng tô đậm thêm nỗi lòng của Huy Cận, một thi sĩ sẵn sàng buồn mọi lúc mọi nơi. Nỗi buồn của người lữ thứ dừng chân trên quán chật đèo cao, buồn đêm mưa, buồn nhớ bạn, buồn khi nắng xuống, khi chiều lên, thậm chí là buồn khi không còn thấy những dấu chân trên đường.
Nếu như câu thơ đầu chập chùng sóng vỗ thì đến những câu tiếp theo đã thấp thoáng bóng dáng của con thuyền. “Con thuyền xuôi mái nước song song” hay cũng chính là con thuyền trôi vô định, trôi song song dòng nước, cho con sóng đưa đi. Hình ảnh đó gợi cho tôi một tâm thế buông xuôi, phó mặc cho dòng đời, sự đời đưa đẩy của thi nhân. Cùng với nỗi “buồn điệp điệp” trên, câu thơ càng làm sáng tầng ý nghĩa sâu sắc này.
Có thể nói, câu thơ thứ ba là một sáng tạo tài tình của tác giả. Theo lẽ thường, nước đẩy, thuyền trôi. Thuyền trôi theo dòng nước. Nói cách khác, thuyền và nước không bao giờ tách rời nhau, ngược chiều nhau. Nhưng với Huy Cận thì “thuyền về, nước lại”. Hai thế đối lập gợi ra cái vô lí trong logic nhưng thực chất, xét ở bề sâu, bề sau, bề xa, ta càng hiểu được hơn nỗi lòng của người lữ khách miền sông nước.
Phải chăng đó là mặc cảm chia lìa trong cảm nhận của Huy Cận khi đứng trước sông dài trời rộng? Cũng như Hàn Mặc Tử khi còn nằm trên giường bệnh, nhìn ra xa mà thấy “Gió theo lối gió, mây đường mây”. Đó là nỗi buồn đầy ám ảnh trong mặc cảm chia li. Thế nên Huy Cận “sầu trăm ngả”. Nỗi sầu to lớn mà không gì có thể bù đắp được.
Toàn bộ nỗi lòng của nhà thơ cuối cùng được kết đọng cả trong hình ảnh “củi một cành khô lạc mấy dòng”. Thơ ca từ cổ chí kim, nỗi buồn được cắt nghĩa dưới vô vàn hình hài góc cạnh khác nhau. Có cái nỗi buồn khi thấy “cây ngô đồng, vàng rơi vàng rơi thu mênh mông” (Bích Khê), có cái nỗi buồn trước “rặng liễu đìu hiu” (Xuân Diệu), lại có cái buồn khi nghe thấy tiếng gà gáy não nùng trong thơ Lưu Trọng Lư. Nhưng có lẽ, buồn trước một cành củi khô thì chưa bao giờ xuất hiện trong kho tàng văn học Việt Nam. Củi chỉ những kiếp người nhỏ bé, bất hạnh, cũng trôi lênh đênh vô định trong dòng chảy của cuộc đời. Vậy nên, “củi một cành khô lạc mấy dòng” là điều không thể tránh khỏi.
Khổ thứ hai tiếp tục cái mạch thơ của khổ đầu:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Điều đầu tiên gây ấn tượng trong lòng độc giả là phép đảo ngữ. Từ láy “lơ thơ” được đặt lên đầu câu, nối tiếp sau đó là “cồn nhỏ gió đìu hiu”. Một câu mà xuất hiện liên tiếp ba tính từ chỉ sự xơ xác, nhỏ bé, lẻ loi của tạo vật. Đìu hiu, hay cũng chính là cái buồn không ai chia sẻ đang dậy sóng trong tác giả.
Thay vì là bức tranh thiên nhiên như khổ một, khổ thơ thứ hai lại tái hiện cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà tiêu biểu nhất là hình ảnh chợ chiều thời điểm vãn. Chợ vốn dĩ miêu tả cảm giác đông đúc, ấm no, tràn đầy sức sống, đúng như Nguyễn Trãi từng miêu tả: “Lao xao chợ cá làng Ngư Phủ”. Đủ để thấy cái vui tươi nhộn nhịp của một phiên chợ. Huy Cận không như thế, ông chọn cho mình thời điểm vãn chợ như một tín hiệu nghệ thuật đặc sắc. Chợ vãn là khi “người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía…” (Thạch Lam). Chi tiết gợi ra cái hoang tàn, xơ xác, hiu quạnh, heo hút của làng quê miền sông nước, cũng là gợi mở cái buồn vô hạn trong lòng thi nhân.
Hai câu cuối là một sáng tạo nghệ thuật tiêu biểu cho cái hồn thơ đậm phong vị Đường thi của Huy Cận. Câu trước, câu sau đối nhau, niêm luật sử dụng chặt chẽ cùng các động từ, tính từ đối nhau từng cặp: lên – xuống, dài – rộng như mở thêm cho không gian. Sông nước đã rợn ngợp nay càng rộng lớn hơn nhiều lần. Sông nước mở ra theo chiều cao, chiều sâu, chiều dài, chiều rộng. Không gian như đang giãn nở từ từ theo mọi chiều kích. Đọc câu thơ ta thấy như mọi vật đang chuyển động ra xa hơn, cao hơn, rộng hơn, sâu hơn. Và ở chính giữa bức tranh ấy, ta thấy tâm điểm vẫn là bóng dáng nhỏ bé tưởng chừng đơn độc, hiu quạnh giữa vũ trụ. Nỗi buồn, nỗi sầu của thi nhân vì thế mà nhân lên gấp bội lần.
Khổ thơ thứ ba vẫn tiếp tục mạch cảm xúc về sự hờ hững, mất hết liên lạc giữa các sự vật. Con mắt nhà thơ nhìn vào bèo, những sinh thể nhỏ nhoi, yếu đuối giữa mặt nước mênh mông.
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Cảnh mênh mang, buồn bã, trống vắng của Tràng giang được nhân lên mấy lần phủ định. Chiếc cầu, con đò bắc nối đôi bờ, là biểu hiện của sự giao nối của con người và cuộc sống, thường gợi lên không khí tấp nập, thân tình, gợi nhớ quê hương: “Chiếc cầu là nơi hò hẹn của đôi ta - Đêm trăng sáng trên cầu anh thổi sáo - Đêm trăng sáng chân cầu em giặt áo - Nhịp cầu nối những bờ vui” (Nhịp cầu nối những bờ vui). Nhưng ở đây, không một chiếc cầu bắc nối đôi bờ, nghĩa là tuyệt nhiên không một dấu vết của sự sống hay một cái gì gợi đến tình người, lòng người muốn gặp gỡ lại qua đôi bờ hoang vắng.
Hai bờ sông cứ thế chạy dài về phía chân trời như hai thế giới cô đơn, xa lạ, không bao giờ gặp nhau, không chút niềm thân mật của những tâm hồn đồng điệu. Cảnh "tràng giang" nay chỉ còn “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Bức tranh thật đẹp nhưng tĩnh lặng và buồn đến nao lòng.
Trên mặt nước ấy xuất hiện hình ảnh cánh bèo lẻ loi, đơn độc, gợi đến thân phận “cánh bèo mặt nước” (Nguyễn Du), sự tan tác, chia lìa, phiêu bạt:
Phận bèo bao quản nước sa
Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh
(Nguyễn Du)
Câu thơ cho ta thấy: Bèo dạt hoa trôi trên dòng tràng giang hay cũng chính là kiếp trôi nổi của con người trong dòng thời gian. Cả bốn câu, mỗi câu một nỗi buồn riêng, kéo nhau như sóng gợn trong lòng Huy Cận.
Không nhìn dòng nước buồn hiu hắt nữa, nhà thơ dắt chúng ta nhìn đến cao hơn:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.
Trong thơ của Huy Cận cũng có cánh chim và đám mây như trong một số bài thơ cổ nói về buổi chiều, tuy nhiên, hai hình ảnh này không có tác dụng hô ứng cho nhau như trong thơ cổ, mà chúng còn có ý nghĩa trái ngược nhau. Trong buổi chiều muộn, nhưng từng lớp, từng lớp mây trên cao kia vẫn chất chồng lên nhau, tạo thành những núi bạc, nổi bật trên nền trời xanh trong. Đây là một cảnh vật hùng vĩ biết bao! Đó không phải đám mây cô đơn lững lờ trôi giữa tầng không khi chiều về như trong thơ của Hồ Chí Minh. Mây ở đây chất chồng, ánh lên trong nắng chiều, làm cho cả bầu trời trở nên đẹp đẽ và rực rỡ. Giữa khung cảnh ấy, một cánh chim nhỏ nhoi xuất hiện. Cánh chim bay giữa những lớp mây cao đẹp đẽ, hùng vĩ như càng làm nổi bật lên cái nhỏ bé của nó. Nó đơn côi giữa trời đất bao la, tựa như tâm hồn nhà thơ bơ vơ giữa đất trời này.
Đặt cánh chim và những núi mây bạc ở thế đối lập, đã tô đậm thêm nỗi buồn trong lòng nhà thơ. Nỗi buồn như thấm đượm, lan tỏa trong khắp cả không gian:
Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
“Lòng quê” hay cũng chính là hồn quê, tình quê trong lòng thi nhân, sự hướng tâm chứ không chỉ đơn thuần là tấm lòng chất phác, quê mùa. Hai từ “dờn dợn” cho ta cảm nhận sóng biển đang ở bên ta, sóng biển cũng biết nhớ thương hay tác giả đang nhớ thương vậy? Hai từ “dờn dợn “còn gợi cho ta thấy được sự lên xuống uốn lượn của sóng biển hay nỗi nhớ trào dâng của nhà thơ khi đứng trước cảnh hoang vắng của một buổi chiều tà. Và nỗi nhớ ấy không chỉ một lần mà là liên tục, nhiều lần nhưng nỗi ấy mới chỉ là “dờn dợn” mà chưa phải là cuồng nhiệt. Câu thơ muốn nói lên lòng nhớ quê hương khi tác giả đứng trước sông nước rợn ngợp.
Câu thơ cuối cùng kết lại toàn bài. Đó chính là điểm nhấn sâu sắc nhất, đóng lại tư tưởng, tình cảm của bài thơ. “Không khói hoàng hôn” nghĩa là không một yếu tố ngoại cảnh nào tác động trực tiếp đến thi nhân nhưng tại sao nhà thơ vẫn nhớ nhà?
Đặt trong thơ ca từ cổ chí kim, Thôi Hiệu đã từng bày tỏ nỗi hoài hương của mình thế này: “Quê hương khuất bóng hoàng hôn / Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” (Hoàng Hạc Lâu). Trước cảnh mà dâng trào nên tình nhớ. Còn ở phần phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận, ta lại thấy không một chút gợi nhớ nhưng tấm lòng nhà thơ vẫn hướng về quê cha đất tổ. Đủ để thấy cái tình quê ấy nó đậm đà biết nhường nào. Đặt trong hoàn cảnh ra đời bài thơ, Huy Cận đứng trước dòng sông quê hương mà vẫn nhớ quê hương, thâm trầm nhưng sâu sắc. Tình cảm ấy, tấm lòng ấy, mấy ai sánh kịp?
Dưới hình thức một bài thơ đậm phong vị Đường thi, kết cấu mạch lạc và cái tài sáng tạo ngôn ngữ, hình ảnh của tác giả, bài thơ hiện lên như một bản hòa ca mà ở đó, các nốt nhạc đều hợp sức tấu lên khúc ca yêu thiên nhiên, đất nước. Nhà phê bình Phan Cự Đệ có lần từng nhận xét: “Các nhà lãng mạn gửi gắm vào trong thơ một tấm lòng tha thiết yêu thiên nhiên đất nước và một sự nâng niu đối với tiếng Việt, lúc bấy giờ bị xem như tiếng mẹ ghẻ, tiếng con đòi…
Tiếng nói trong Thơ mới là tiếng mẹ đẻ yêu thương, phong cảnh trong Thơ mới chính là đất nước Việt Nam mĩ lệ với những vẻ đẹp riêng của từng vùng quê hương (“Quê hương” của Tế Hanh, “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, “Đà Lạt đêm sương” của Quách Tấn, “Chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp, “Chiều xuân” của Anh Thơ…). Cho nên ta có thể dễ dàng thống nhất với Xuân Diệu khi anh viết: “Tràng giang” là một bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc”.
Thời gian có thể phủ bụi một số thứ. Nhưng có những thứ càng rời xa thời gian, càng sáng, càng đẹp. “Tràng Giang” của Huy Cận là một bài thơ như thế. Cùng với tấm lòng chan chứa tình yêu quê hương đất nước của nhà thơ, thi phẩm sẽ còn sống mãi với chúng ta cho đến tận muôn đời.
9. Phân tích Tràng giang - mẫu 3
Nhắc tới Huy Cận, người ta nhớ ngay đến một “hồn thơ ảo não” (Hoài Thanh). Trước cách mạng tháng Tám 1945, ông đã góp mặt vào thơ ca đương thời một nỗi sầu nhân thế, một cái tôi cô đơn, buồn bã trước dòng đời. Với sự pha trộn giữa chất cổ điển và hiện đại, ông đã gửi gắm nỗi niềm ấy trong nhiều bài thơ, trong đó phải kể đến Tràng giang. Bài thơ in trong tập “Lửa thiêng” (1940) rất tiêu biểu cho phong cách thơ Huy Cận.
Vào một buổi chiều thu năm 1939, có một chàng sinh viên trường Cao đẳng Canh nông, đạp xe dọc theo bờ đê sông Hồng, đến tới bãi Chèm – phía Nam dòng sông, trước cảnh sóng nước mênh mông, đã không kìm nén nổi cảm xúc buồn bã, cô đơn và nhớ nhà da diết nên sáng tác bài thơ Tràng giang. Nhà thơ Huy Cận đã từng tâm sự về hoàn cảnh ra đời bài thơ như thế. Ban đầu, tác phẩm có tên là “Chiều trên sông” nhưng về sau đổi thành Tràng giang. Nhan đề này đã chuyển tải nhiều ý nghĩa hơn. “Tràng giang” là một từ Hán Việt đầy trang trọng, cổ kính, chỉ một con sông dài. Nhưng nhà thơ không dùng “trường giang” (có cùng nghĩa) để thay thế, bởi cách điệp vần “ang” giúp nhan đề vừa gợi âm hưởng ngân vang, vừa gợi nên cảm giác một dòng sông không những dài mà còn rộng. Thêm lời đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài càng làm rõ hơn sắc thái cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Đó là nỗi buồn của con người trước một không gian mênh mông, rộng lớn có thể bao trùm cả vũ trụ.
Và quả thực trước một dòng tràng giang như thế, thi nhân đã không giấu nổi nỗi buồn mà cứ để nó lan tỏa khắp mọi không gian, bao trùm cả vũ trụ.
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Khổ thơ đầu đã mở ra một khung cảnh tràng giang mênh mông, rộng lớn đối lập hoàn toàn với những thứ nhỏ bé như sóng, con thuyền, cành củi khô. Những sự vật ấy đồng thời cũng gợi nên nỗi buồn mênh mang theo sóng nước. Qua các từ gợn, buồn điệp điệp, nước song song, sầu trăm ngả, lạc mấy dòng nỗi buồn càng trải dài, lan tỏa khắp cả mặt sông dài rộng. Ở đây tuy có sự vật nhưng mọi thứ lại chẳng hề gắn kết, nhất là thuyền và nước, hai thứ vốn dĩ không tách rời vậy mà thuyền về, nước lại khiến nỗi sầu, nỗi buồn như chia ra thành trăm ngả. Tuy nhiên điểm nhấn rõ nét nhất của khổ thơ chính là hình ảnh củi một cành khô. Sự vật vốn đã chẳng còn sức sống, lại nổi trôi vô định trên dòng sông đã vẽ một nét hiện đại để khắc họa nỗi buồn. Mà hơn nữa nó còn lạc mấy dòng thì không chỉ là nỗi buồn, nó hiện hữu cả nỗi cô đơn. Đó phải chăng là sự hiện thân cho kiếp người nhỏ bé, lênh đênh, bất định giữa dòng đời của chính tác giả?
Đến khổ thơ thứ hai, điểm nhìn của nhân vật trữ tình đã xa hơn, khung cảnh trên sông được hướng vào chiếc cồn nhỏ, vào bầu trời và khắp cả dòng sông.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xe vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu
Nhưng dường như không gian cũng không có mấy thay đổi, thậm chí hai từ láy lơ thơ, đìu hiu lại càng khắc họa sự vắng lặng, yên ắng, quạnh hiu. Đâu đó (hay là đâu có) có âm thanh của sự sống? Dẫu có có đi chăng nữa thì tiếng làng xa vãn chợ chiều cũng chẳng làm cho nơi đây nhộn nhịp hơn, thậm chí càng tô đậm thêm sự tĩnh lặng. Bởi vậy xung quanh chỉ còn là nắng trên trời, sông trước mặt, thứ xuống thứ lên, thứ dài, thứ rộng mà dường như vốn đã xa nay lại càng xa hơn. Cách sáng tạo từ sâu chót vót đã giúp tác giả miêu tả được khoảng cách giữa trời với sông vừa có độ cao vừa có độ sâu, khiến không gian như mở ra ba chiều, khuếch tán rộng hết mức ở toàn vũ trụ. Chỉ còn lại trơ trọi bến cô liêu thì chúng ta mới biết nỗi buồn đã rộng khắp mọi không gian và nỗi cô đơn càng ngày càng lớn. Lúc này thi nhân không còn đối diện với dòng sông như ở khổ trên nữa mà hoàn toàn bị choáng ngợp, quá nhỏ bé trước không gian vũ trụ như thế.
Rồi ánh mắt thi nhân lại tiếp tục kiếm tìm. Hình như nhân vật trữ tình “lục lọi” đâu đây một chút sự sống của con người.
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
Lần này hiện lên là hình ảnh hàng bèo quen thuộc. Trong thơ xưa nó chính là hiện thân cho kiếp người trôi nổi, lênh đênh giữa dòng đời. Nhưng chỉ là cánh bèo, chứ không phải hàng nối hàng bèo như ở đây. Vâng, không biết bao nhiêu hàng bèo như thế, nối tiếp nhau trôi dạt về đâu? Có nỗi buồn, sự bơ vơ, lạc lõng không phải của một cành củi khô nữa mà là của cả một thế hệ con người chẳng biết sẽ đi đâu về đâu? Hình ảnh thơ đơn giản nhưng gói ghém được tâm sự của cả bao nhiêu thân phận con người lúc bây giờ. Bởi vậy nhìn xung quanh đâu cũng thấy mênh mông, đâu cũng không thấy có dấu hiệu của sự sống nào hết. Điệp từ phủ định càng làm cho con người chẳng có chút bóng dáng nào hiện hữu nơi đây. Không một chuyến đò, không một cây cầu thì nỗi niềm thân mật dù một chút thôi cũng thực khó. Thế là chỉ còn lại thiên nhiên tiếp xúc với thiên nhiên. Hai từ lặng lẽ có chút ngậm ngùi vì nhìn hết cảnh trí dòng sông từ trên cao xuống thấp, xa đến gần mà rồi cũng chỉ còn lại những bờ xanh, bãi vàng nối tiếp nhau. Không gian vì thế lại tiếp tục thêm phần mênh mông bát ngát. Nỗi cô đơn, sự buồn bã của con người chưa có dấu hiệu vơi cạn, thu hẹp lại theo bất cứ một chiều nào.
Cả ba khổ thơ là một bức tranh thiên nhiên thấm đẫm những phong vị cổ điển xen lẫn chút hiện đại đầy độc đáo để khắc họa một không gian vô cùng, vô tận. Tất cả cũng chỉ để chứa đựng một nỗi buồn, nỗi cô đơn không giới hạn của lòng người. Bao nhiêu hi vọng dồn vào khổ cuối, để cái tôi vơi bớt đi phần nào những chất chứa ưu tư. Vậy mà:
Lớp lớp mây cao, đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Khung cảnh thiên nhiên lại có sự thay đổi, nhưng lần này không phải là dòng sông mênh mông, vắng lặng như những khổ trên mà thay vào đó là sự tráng lệ, hùng vĩ nổi bật trên nền trời chiều. Vẫn sử dụng những thi liệu cổ quen thuộc là mây, chim, nhà thơ vẽ lên nền trời ấy những đường nét, màu sắc thật sinh động. Đó là lớp lớp những áng mây ánh bạc đang đùn trên bầu trời như những ngọn núi. Đặc biệt là cánh chim chao nghiêng được coi là một khoảnh khắc mà thâu tóm được sự chuyển động của hai sự vật. Chẳng biết cánh chim nhỏ ấy nghiêng nhẹ đôi cánh một cái là bóng chiều sa xuống hay bóng chiều đổ mà đè nặng lên cánh chim khiến nó ngả nghiêng? Nhưng khoảnh khắc đồng hiện này đã tạo nên một sự dịch chuyển rất mau lẹ cả về không gian lẫn thời gian. Và thêm một lần nữa lòng người không thể nào xua tan được sự bủa vây của ngoại cảnh. Không gian có thay đổi, có tráng lệ đến đâu trong lòng thi nhân vẫn cảm thấy trống trải. Nhưng lần này nỗi cô đơn đã hóa nỗi nhờ nhà. Biết bao nhiêu cảnh trí trên trời, dưới sông đều dồn về cảm xúc dợn dợn. Từ láy nguyên sáng tạo này của nhà thơ đã khắc hoặc rất chân thực một nỗi niềm bâng khuâng, da diết của “lòng quê” khi nó hô ứng với cụm từ “vời con nước”. Bao nhiêu nỗi buồn rồi cũng trào dâng lên thành nỗi nhớ quê hương. Nhưng lạ thay, ở ngay trên mảnh đất quê hương mà lại thấy nhớ quê hương đến như vậy. Thế mà quê hương lại chẳng còn, đó là nỗi niềm chung của cả một thế hệ các nhà thơ mới trước tình cảnh đất nước lúc bấy giờ. Cảm giác xa quê hương, “thiếu quê hương” trở thành sự rung cảm sẵn có mà chẳng cần đến khói sóng hoàng hôn như thi sĩ Thôi Hiệu đời Đường mới gợi nên nỗi nhớ quê nhà của thi nhân. Không cần vịn vào đâu, tự khắc nỗi nhớ ấy đong đầy, da diết, tự thân nó đã bộc lộ một tình yêu thắm thiết, trĩu nặng với quê hương.
Có hai thứ ấn tượng còn đọng lại sau khi đọc xong bài thơ là không gian vô cùng, vô tận của ngoại cảnh và nỗi buồn, nỗi cô đơn không giới hạn của lòng người. Cả hai như cùng kích ứng để càng rộng, càng lớn thì càng buồn, càng cô đơn khiến bài thơ như chất chứa, tích tụ nỗi sầu của cả ngàn năm lại vậy. Nhưng vượt lên trên hết, bút pháp đặc trưng và nhuần nhuyễn giữa chất cổ điển và hiện đại đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp dẫu có buồn. Song người đọc vẫn nhìn thấy một tình yêu quê hương đất nước thầm kín hiện lên trong Tràng giang.
10. Phân tích Tràng giang - mẫu 4
Huy Cận được mệnh danh là nhà thơ cả vạn lí sầu. Trước cách mạng hồn thơ ông mang nỗi sầu bi của thời đại. Tác phẩm Tràng giang là một bài thơ tiêu biểu cho nỗi buồn miên man của nhà thơ trước cuộc đời, trước thời đại. Ẩn sau nỗi buồn ấy còn là lời tâm sự, lòng yêu nước kín đáo.
Nhan đề của bài thơ gồm hai vần “ang” đây là âm mở, gợi nên sự mênh mông, rộng lớn. Không gian dòng sông hiện ra không chỉ là một con sông bình thường mà nó còn là con sông lớn mang tầm vóc vũ trụ. Không chỉ vậy, sử dụng từ Hán Việt còn khiến cho bài thơ mang âm hưởng cổ kính, mang tính khái quát.
Không phải bất cứ tác phẩm nào cũng có lời đề từ, khi đề từ xuất hiện nó thường là một gợi dẫn có ý nghĩa bao quát toàn bộ nội dung tác phẩm. Trước khi bắt đầu bài thơ Tràng giang là lời đề từ do chính Huy Cận sáng tác:
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
Câu thơ đề tự gợi ra không gian vũ trụ rộng lớn, bát ngát mở ra cả chiều rộng và chiều cao. Trước không gian ấy con người cảm thấy bơ vơ, lạc lòng, đây cũng là cảm xúc của biết bao thế hệ thi nhân xưa nay. Câu thơ đề từ đã khơi mạch cảm xúc chung của bài thơ.
Bài thơ mở đầu bằng khổ thơ thấm đượm nỗi buồn:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Những con sóng lăn tăn gợn theo chiều gió thổi, không gian ấy hoàn toàn yên tĩnh. Nhưng ở đây không chỉ có thiên nhiên mà ẩn khuất còn có tâm trạng của con người “buồn điệp điệp”, nỗi buồn không còn vô hình mà hữu hình qua từ láy “điệp điệp”. Nỗi buồn ấy tầng tầng lớp lớp chồng lên nhau, nó tuy nhẹ nhàng mà thấm đẫm, mà lan tỏa trong lòng con người. Nổi bật trong không gian đó là hình ảnh con thuyền xuôi mái, lênh đênh, phiêu dạt. Giữa dòng tràng giang con thuyền trở nên bé nhỏ, đơn côi tựa như chính hình ảnh con người. Từ “xuôi mái” cho thấy trạng thái buông xuôi, phó mặc cho dòng nước xô đẩy. Đó phải chăng cũng chính là tâm trạng của những con người Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Thuyền cứ trôi, cứ về để lại nỗi buồn mênh mang, vô hạn cho người ở lại – nước. Và hiển hiện trong hiện thực đó chính là những cành củi khô đơn độc, lẻ loi. Đảo ngữ “củi” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh sự vô nghĩa, tầm thường, không chỉ vậy đó còn là cảnh củi khô không còn sức sống lạc trôi giữa dòng đời vô định. Hình ảnh “củi khô” ẩn dụ cho những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa sự mênh mông của dòng đời. Đồng thời còn ẩn dụ cho cái tôi lạc loài, bơ vơ trong Thơ mới.
Huy Cận di chuyển điểm nhìn về gần hơn với những bãi, những cồn ở ngay trước mắt mình. “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu” là một hình ảnh rất thực ở bãi giữa sông Hồng, kết hợp với hai từ láy “lơ thơ” “đìu hiu” gợi nên sự thưa thớt, vắng vẻ, hiu quạnh. Trong không gian ấy tác giả cố gắng đi tìm hơi ấm cuộc sống, là tiếng chợ xa, nhưng “đâu” có thể tìm thấy được, không gian là sự tĩnh lặng đến tuyệt đối. Nỗi buồn càng được tô đậm hơn nữa khi không gian được mở rộng đến vô cùng, nắng xuống chiều lên, sông dài – trời rộng, kết hợp với từ “sâu chót vót” đã mở rộng không gian ra cả ba phía: rộng, cao, sâu. Khắc họa nỗi cô đơn, sự nhỏ bé đến cực điểm của con người trước không gian vũ trụ.
Đôi mắt Huy Cận lại tìm kiếm, lại hướng ra vô cùng và thu lại chỉ có:
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cần gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Những cánh bèo lênh đênh, vô định nối tiếp nhau chảy trôi, sự chảy trôi không mục đích, không phương hướng, cũng như những kiếp người nhỏ bé, đơn độc lúc bấy giờ. Không gian sông nước mênh mông không có lấy một chuyến đò qua sông. Đò ấy không đơn thuần là phương tiện trung chuyển con người mà nó còn là phương tiện kết nối tình cảm. Nhưng tất cả đã bị phủ định một cách tuyệt đối: không một, không cầu, không còn một chút tình đời, tình người nào còn tồn tại ở đây nữa.
Khổ thơ cuối cùng vẽ ra bức tranh không gian nhiều tầng bậc, ông hướng mắt lên cao: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc/ Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa”. Bầu trời với những đám mây lớn được phản chiếu dưới ánh mặt trời trở nên hùng vĩ, tráng lệ hơn. Động từ “đùn” cho thấy những đám mây ùn ùn kéo về, dựng lên những dãy núi tráng lệ. Và giữa lưng chừng trời là cánh chim nhỏ bé, đơn độc, cảm tưởng như nó đã bị không gian nuốt chửng. Trước cảnh thiên nhiên cô tịch, lặng lẽ, nỗi nhớ quê hương trong ông bỗng da diết, cồn cào:
Lòng quê dờn dợn vợi con nước
Không khói hoàng hôn cùng nhớ nhà.
Câu thơ làm ta bất giác nhớ đến câu thơ của Thôi Hiệu: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị/ Yên ba giang thượng sử nhân sầu”. Cũng đều là nỗi bi ai, là nỗi nhớ quê khắc khoải nhưng Huy Cận đã có cách thể hiện thật mới, thật lạ. Lòng quê “dờn dợn” tức cứ tăng, cứ mạnh mãi lên, dường như sóng lòng đang trải ra cùng sóng nước. Nỗi nhớ quê hương luôn thường trực, dai dẳng. Đây cũng là biểu hiện kín đáo của lòng yêu nước.
Tác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mênh mông và quạnh hiu, hoang vắng. Qua đó còn cho ta thấy một cái tôi bơ vơ lạc lõng, một nỗi buồn vô tận giữa đất trời. Nhưng đồng thời bài thơ cùng thể hiện lòng yêu nước kín đáo mà vô cùng sâu lắng.
11. Cảm nhận bài thơ Tràng giang
Huy Cận là một trong những tác giả xuất sắc nhất trong phong trào thơ mới. Thơ ông rất giàu chất suy tưởng, triết lí, luôn thể hiện sự giao cảm giữa con người và vũ trụ. Tràng giang là một trong những bìa thơ tiêu biểu của tác giả, thể hiện đầy đủ tư tưởng và phong cách thơ của nhà thơ.
Ngay ở câu đề từ của bài thơ, nhà thơ đã cho người đọc cảm nhận được nỗi buồn của cảnh vật cũng như của tâm trạng người thi sĩ, lời đề từ đã thâu tóm ngắn gọn và chính xác cả cảnh lẫn tình của bài thơ.
Sóng gợn Tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngã
Củi mội cành khô lạc mấy dòng
Đứng trước cảnh mênh mông sông nước, nỗi buồn của tác giả như được nhân lên. Ngay ở khổ thơ đầu tác giả đã dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh để khái quát về cảnh vật, qua những cảnh vật ấy tác giả muốn thể hiện tâm trạng của mình. Hình ảnh "sóng gợn" gợi cho ta liên tưởng tới những làn sóng đang lan ra, loang ra đến vô tận cũng giống như nổi buồn của nhà thơ âm thầm mà da diết khôn nguôi. Con sóng ở giữa một dòng sông dài và rộng càng làm cho nỗi buồn của nhà thơ được nhân lên. Cảnh con thuyền và mọi cảnh vật đều cô đơn càng làm cho người thi sĩ mang đầy tâm sự trong lòng không biết bày tỏ tâm trạng cùng ai. Tác giả đã dùng những hình ảnh hết sức đời thường để đưa vào thơ ông và đó là sự sáng tạo độc đáo trong phong cách thơ của ông.
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng bến cô liêu
Lại một lần nữa tác giả đã dùng những hình ảnh "cồn, gió, làng, chợ, bến" để giãi bày tâm sự của mình. Bằng cảm nhận của tác giả cảnh vậy trở nên thưa và vắng mang đậm nét buồn, làm cho cảnh vật vắng lặng, buồn tẻ, im ắng và cũng chính vì im ắng nên nhà thơ cảm nhận được.
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Tác giả nhận được những âm thanh sinh hoạt của đời sống hằng ngày, nhưng âm thanh đó không rõ ở chỗ nào. Nhà thơ đã cố gắng tĩnh tâm để nghe ngóng cái âm thanh mơ hồ kia, nhưng không thể cảm nhận được và nhà thơ đã chuyển nhãn quan của mình đến một điểm mới.
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng bến cô liêu
Nhà thơ sử dụng nghệ thật đối ý nắng xuống và trời lên để gợi sự chuyển động hai chiều của đất trời và cũng là nỗi buồn trong tâm trạng của nhà thơ. Đứng giữa một vùng mênh mông sông nước, đất trời hun hút, con người càng nhỏ bé hơn và nỗi buồn thì dài vô tận.
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
Hình ảnh cánh bèo gợi cho ta liên tưởng tới một kiếp người trôi nổi, lênh đênh. Bèo trôi không biết dạt về đâu, không có một cái cầu, không chuyến đò để đưa khách, cảnh tưởng như vậy thì làm sao con người thoát được nỗi buồn. Miêu tả cảnh vật đó, tác giả đã thể hiện niềm khát khao giao cảm với đời, mong muốn thoát khỏi nỗi buồn u uất của cuộc đời để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Sau khi ngắm hết những cảnh vật xung quanh mình, nhà thơ đã hướng nhãn quan của ông đã hướng lên vũ trụ và ông thấy hình ảnh đầu tiên là những đám mây, với từ "đùn" cho thấy chúng chồng xếp mạnh mẽ lên nhau thành núi sau đó được ánh hoàng hôn chiếu vào tạo ra màu sắc lấp lánh mà nhà thơ gọi nó là "núi bạc". Hình ảnh này tuy rực rỡ nhưng lại ẩn chứa nổi buồn của ông, giống như nổi buồn của ông tích tụ như núi cùng với đám mây còn có hình ảnh cánh chim.
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Tác giả đã dùng tự láy "dợn dợn" để diễn tã những con sóng vời theo con nước lan tỏa ra tích tắt cho thấy nổi nhớ nhà luôn thường trực trong ông và sẵn sàng lan tỏa ra khắp nơi.
Bài Tràng giang đã thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương đến da diết của nhà thơ. Đứng trước cảnh thiên nhiên rộng lớn, nhà thơ đã tức cảnh mà sinh tình, đó là tình cảm chân thành với quê hương đất nước của nhà thơ. Với cách tiếp cận với những vấn đề gần gũi trong cuộc sống, Tràng giang đã trở thành một sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam.
12. Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang
Nhắc đến nhà thơ Huy Cận là nhắc đến một hồn thơ cổ điển với nỗi buồn mênh mang, sâu lắng. Bài thơ "Tràng giang" là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của ông. Bài thơ viết về cảnh sông nước nhưng sau bức tranh thiên nhiên rộng lớn, u tịch ấy là một tâm hồn cô đơn, thấm đượm nỗi buồn của người thi sĩ. Đặc biệt, trong hai khổ thơ đầu tiên, Huy Cận không chỉ mở ra khung cảnh sông nước buồn vắng mà còn hé mở bức tranh tâm trạng thầm kín của bản thân:
"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng"
Hình ảnh "sóng'' trong câu đầu gợi ra những con sóng thực trên dòng giang trùng điệp đồng thời gợi cả những cơn sóng lòng đầy ưu tư trong lòng nhà thơ. Sóng trên dòng sông dài rộng kia cũng như lòng người vậy, mãi khắc khoải một nỗi buồn trùng điệp. Từ láy "điệp điệp" càng gợi tả nỗi buồn cứ lặp đi lặp lại của nhân vật trữ tình, từ ngày này qua tháng khác, nỗi buồn vừa rộng lại vừa dài, vừa sâu lại vừa xa. Con sông thoáng "gợn" đôi bờ mà lòng người khắc khoải, nỗi u sầu cứ giăng mắc mãi khôn nguôi. Giữa dòng trường giang rộng lớn ấy, hình ảnh "con thuyền xuôi mái" xuất hiện như một nét điểm xuyết cho bức tranh thơ. Con thuyền cứ lững lờ nhẹ trôi trong không gian mênh mông của sông nước càng làm nổi bật ấn tượng về sự đơn độc, lẻ loi, vô định. Thiên nhiên mênh mông quá, lòng sông dài rộng quá, biết tìm đâu bến đỗ cho con thuyền kia? Thuyền cứ thế thả mình xuôi theo những luồng nước song song, đi về mãi tận cuối chân trời. Nhịp thơ 4/3 kết hợp với các từ ngữ vần bằng càng gợi thêm những nét mênh mang của vùng sông nước vừa như gần gũi lại vừa như xa vắng:
"Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng."
Thuyền và nước vốn song hành, gắn bó cùng nhau, nhưng trong cảm nhận của Huy Cận, thuyền và nước lại chẳng cùng chung một điểm đến "thuyền về nước lại". Bằng biện pháp đối lập tương phản "thuyền về nước lại" đã đặc tả nỗi sầu xa cách, chia lìa. Cụm tính từ "sầu trăm ngả " làm cho nỗi buồn như lan tỏa, giăng kín cả bức tranh thơ. Là thiên nhiên đang mang 'sầu trăm ngả" hay chính lòng người đượm niềm tiếng sầu bi? Sóng nước mênh mông, thuyền không bến đậu ngỡ là tột cùng của nỗi buồn, hình ảnh cành củi khô trơ trọi đang lạc lõng giữa dòng càng làm cho lòng người thêm bâng khuâng, khắc khoải. Nghệ thuật đảo ngữ được tác giả vận dụng đầy tinh tế nhằm nhấn mạnh cái lạc lõng của vật giữa vật, của người giữa người, của cuộc đời giữa vũ trụ bao la. Số từ "một" gợi lên sự đơn lẻ, cô độc, ít ỏi, danh từ "củi" kết hợp với tính từ "khô" càng gợi sự nhỏ bé, héo khô nhựa sống. Cành củi khô trôi dạt về đâu nơi vùng sóng nước. Không gian mang màu tâm trạng được tác giả vẽ nên bằng những nét vẽ giản dị của ngôn từ mà khiến lòng người không khỏi xót xa, u hoài.
Nếu khổ thơ đầu thấp thoáng bóng dáng con người nhưng còn mờ nhạt, thì khổ thơ thứ hai xuất hiện dấu hiệu của sự sống con người nhưng còn xa vắng, quạnh hiu:
"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều."
Giữa cái lơ thơ, đìu hiu nơi cồn nhỏ, tiếng con người thoáng xao động nhưng chẳng thể nào xua tan, lấn át được cái tịch liêu của buổi hoàng hôn trên sông. Thứ âm thanh xa xôi, nhạt nhoà, không rõ rệt càng làm cho nhân vật trữ tình thêm khao khát được gặp gỡ, chuyện trò và đồng cảm. Vậy mà, niềm mong mỏi ấy càng ngóng lại càng xa vời:
"Nắng xuống, trời lên sâu chót vót,
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu."
Không gian được mở ra, dài rộng, cao, sâu đến ngợp trời. Các hình ảnh tương phản "Nắng xuống, trời lên", sông dài trời rộng, càng làm không gian thêm bao la, rợn ngợp, vô cùng. Sông nước mênh mông là vậy nhưng vẫn không thể nào che khuất nỗi buồn của tâm trạng, một chữ "cô liêu" ở cuối đoạn thơ đã lột tả hết tất cả nỗi buồn khôn nguôi nơi sâu thẳm đáy lòng thi sĩ, nỗi buồn không biết ngỏ cùng ai.
Nhà thơ Huy Cận đã rất tinh tế khi sử dụng những hình ảnh cổ điển: sông, trời, thuyền, nước; lựa chọn thời gian lúc hoàng hôn gợi nỗi buồn kết hợp với những biện pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình để làm nổi bật lên bức tranh cảnh - tình. Hai khổ thơ đầu với 8 câu thơ vỏn vẹn trong 56 chữ, những mỗi chữ đều mang ý, mang tình trong đó. Khép lại đoạn thơ, người đọc không khỏi vương vấn với những nỗi buồn cùng thi sĩ.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Top 15 bài phân tích Thương vợ của Tú Xương hay nhất
- Top 11 bài phân tích Vội vàng của Xuân Diệu
- Cảm nhận bài thơ Vội vàng hay nhất
- Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng siêu hay
- Cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng hay chọn lọc
- Phân tích khổ cuối bài Vội vàng
- Cảm nhận khổ thơ cuối bài Vội vàng
- Phân tích Vội vàng khổ 1 hay nhất
- Phân tích Vội vàng khổ 2 siêu hay
- Kết bài Vội vàng hay chọn lọc
- Mở bài Vội vàng siêu hay
- Phân tích bài thơ Tự tình siêu hay
- Top 10 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
- Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
- Top 10 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
- Top 11 bài phân tích đoạn 3 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 2 Tây Tiến hay chọn lọc
- Cảm nhận đoạn 3 Tây Tiến hay nhất
- Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến hay nhất
- Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây tiến hay nhất
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến
- Phân tích Việt Bắc hay nhất chọn lọc
- Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc siêu hay
- Phân tích Câu cá mùa thu hay chọn lọc
- Phân tích Nhàn hay nhất
- Phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích tâm trạng nhân vật Liên hay và xúc tích
- Cảm nhận cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn hay chọn lọc
- Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong tác phẩm Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ hay nhất
- Tóm tắt Hai đứa trẻ siêu hay
- Kết bài Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích nhân vật An Dương Vương đầy đủ nhất
- Phân tích nhân vật ông Hai hay nhất
- Phân tích Làng Kim Lân đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích Chiếc lược Ngà chọn lọc nhất
- Cảm nhận Câu cá mùa thu hay nhất
- Phân tích bài thơ Tỏ lòng hay nhất
- Cảm nhận về Tiểu đội xe không kính hay nhất
- Phân tích Bài ca ngất ngưởng hay nhất
- Phân tích Đoàn thuyền đánh cá hay nhất
- Phân tích bài thơ Đất nước hay chọn lọc
- Phân tích Cảnh ngày hè hay nhất
- Phân tích bài thơ Đồng chí hay nhất
- Phân tích Sóng đầy đủ và chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
- Phân tích khổ 5 6 bài Sóng hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích 3 khổ cuối bài Sóng hay chọn lọc
- Cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Sóng hay nhất
- Mở bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng Sóng hay nhất
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng
- Phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng siêu hay
- Phân tích khổ 5 6 7 bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Bếp lửa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ về mẹ hay nhất
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Phân tích Hạnh phúc của một tang gia hay nhất
- Phân tích Người lái đò sông Đà hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng hay nhất
- Tóm tắt Lặng lẽ Sapa ngắn gọn xúc tích
- Tóm tắt Chí Phèo ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù
- Phân tích nhân vật Chí Phèo ngắn gọn
- Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
- Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích truyện ngắn Chí Phèo hay sâu sắc
- Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo siêu hay
- Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo sâu sắc nhất
- Cảm nghĩ về tình bạn hay chọn lọc
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang siêu hay
- Thuyết minh về hoa mai ngày Tết siêu hay
- Thuyết minh về cây hoa đào hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Ánh trăng siêu hay
- Thuyết minh về cây bút bi siêu hay
- Hãy kể về 1 kỉ niệm sâu sắc trong lòng em (10 mẫu)
- Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam hay nhất
- Phân tích Độc Tiểu Thanh kí siêu hay
- Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học
- Thuyết minh về cái phích nước siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc nón lá hay chọn lọc
- Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến siêu hay
- Viết đoạn văn về bạn thân bằng tiếng Anh
- Cảm nghĩ về mùa xuân siêu hay
- Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước siêu hay
- Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền siêu hay
- Thuyết minh về cái quạt siêu hay
- Thuyết minh về cái kính hay nhất
- Kể về một người thân của em hay nhất
- Thuyết minh về thể thơ lục bát hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc cặp sách siêu hay
- Kể về một việc tốt mà em đã làm
- Vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế (7 mẫu)
- Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du siêu hay
- Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết hay chọn lọc
- Tả cảnh mùa xuân hay chọn lọc
- Bài văn kể về mẹ hay nhất
- Thuyết minh về bánh chưng hay và ngắn gọn
- Phân tích Vợ chồng A Phủ cực hay
- Cảm nhận Vợ chồng A Phủ siêu hay
- Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân hay nhất
- Tóm tắt Vợ chồng A Phủ hay nhất
- Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị cực hay
- Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ hay chọn lọc
- Cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
- Top 37 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ hay
- Phân tích nhân vật A Phủ hay chọn lọc
- Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
- Cảm nhận nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân siêu hay
- Cảm nhận của em về sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân
- Vợ chồng A Phủ: tác giả, tác phẩm
- Phân tích Phú sông Bạch Đằng siêu hay
- Phân tích Lưu biệt khi xuất dương hay nhất
- Phân tích Hầu trời siêu hay
- Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích Vợ nhặt hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ hay nhất
- Phân tích nhân vật Thị siêu hay
- Tóm tắt Vợ nhặt ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
- Mở bài Vợ nhặt hay nhất
- Kết bài Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt
- Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận của anh chị về nhân vật Tràng trong đoạn trích sáng hôm sau
- Cảm nhận về khát vọng sống của người Vợ nhặt (3 mẫu)
- Phân tích nhân vật Tràng sáng hôm sau
- Phân tích đoạn 3 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích đoạn 2 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Sơ đồ tư duy Bình Ngô đại cáo
- Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo hay nhất
- Phân tích Bình ngô đại cáo đoạn 4 siêu hay
- Cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích Chiều tối hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Chiều tối siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Chiều tối hay chọn lọc
- Nghị luận văn học Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu cuối bài Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu đầu bài Chiều tối siêu hay
- Top 17 mẫu mở bài Chiều tối siêu hay
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối
- Top 14 mẫu nghị luận về vấn đề bạo lực học đường hay nhất
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Nhớ Rừng hay chọn lọc
- Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi hay chọn lọc
- Phân tích Tràng Giang hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Tràng giang siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Tràng Giang hay chọn lọc
- Phân tích khổ 1 Tràng Giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang siêu hay
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang
- Phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
- Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết hay chọn lọc
- Mẫu bài viết số 5 lớp 7 đầy đủ 5 đề
- Phân tích bài thơ Ông đồ hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng cây xà nu hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Quê hương lớp 8
- Thuyết minh về cây tre siêu hay
- Nghị luận về tinh thần tự học hay chọn lọc
- Phân tích người đàn bà hàng chài siêu hay
- Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa hay chọn lọc
- Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất
- Cảm nhận về nhân vật người đàn bà làng chài hay nhất
- Phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng hay nhất
- Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Top 29 mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa hay sâu sắc
- Phân tích người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
- Phân tích nhân vật Phùng siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Những đứa con trong gia đình
- Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận của em về ước nguyện của tác giả trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
- Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn siêu hay
- Viết đoạn văn ngắn về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước
- Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Phương Định hay chọn lọc
- Nghị luận về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về bệnh vô cảm siêu hay
- Phân tích bài thơ Sang thu hay chọn lọc
- Thuyết minh về một món ăn siêu hay
- Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội
- Phân tích bài thơ Từ ấy khổ 1 siêu hay
- Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay chọn lọc
- Viết bài tập làm văn số 6 lớp 8 hay chọn lọc
- Phân tích 12 câu đầu Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên
- Mở bài Trao duyên siêu hay
- Phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên hay chọn lọc
- Cảm nhận 8 câu thơ cuối bài Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu giữa đoạn trích Trao duyên siêu hay
- Phân tích Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong Trao duyên
- Phân tích Chí khí anh hùng siêu hay
- Cảm nhận khổ 1 bài Nói với con siêu hay
- Nghị luận xã hội về tinh thần lạc quan
- Phân tích nhân vật Trương Phi hay chọn lọc
- Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó hay chọn lọc
- Giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước siêu hay
- Nghị luận Đây thôn Vĩ Dạ siêu hay
- Phân tích bài thơ Ngắm trăng siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công
- Thuyết minh về một lễ hội ở địa phương em
- Chứng minh câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên
- Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công siêu hay
- Suy nghĩ về những người không chịu thua số phận siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn hay và ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách siêu hay
- Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn (3 mẫu)
- Nghị luận về nghiện game siêu hay
- Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng siêu hay
- Giải thích Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
- Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm siêu hay
- Nghị luận khuyên bạn học tập chăm chỉ hơn
- Nghị luận về lòng nhân ái hay sâu sắc
- Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước siêu hay
- Nghị luận về đồng cảm và chia sẻ siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Người trong bao siêu hay
- Nghị luận về trang phục và văn hóa hay chọn lọc
- Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lênin học học nữa học mãi
- Hãy nói không với các tệ nạn xã hội siêu hay
- Nghị luận tình thương là hạnh phúc của con người siêu hay
- Nghị luận về lòng bao dung hay chọn lọc
- Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn (4 mẫu)
- Văn mẫu Văn học là tình thương - Bài viết số 7 lớp 8 đề 2
- Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng
- Đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực siêu hay
- Nghị luận nói lời hay làm việc tốt ứng xử đẹp là những nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay
- Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn chọn lọc
- Nghị luận sống giản dị giúp ta tìm thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về dịch Covid19 siêu hay
- Nghị luận học đi đôi với hành siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Trình bày suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
- Phân tích 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú
- Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh
- Nghị luận về ước mơ siêu hay
- Viết đoạn văn về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về lời cảm ơn siêu hay
- Đọc hiểu: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi
- Nghị luận về lối sống có trách nhiệm siêu hay
- Các bài văn nghị luận xã hội lớp 9
- Nghị luận về tác dụng của việc đọc sách siêu hay
- Nghị luận ý nghĩa của cuộc sống hòa bình siêu hay
- Nghị luận về sống cống hiến hay chọn lọc
- Tóm tắt bài Cổng trường mở ra siêu hay
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Tóm tắt bài Sống chết mặc bay ngắn gọn
- Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ siêu hay
- Tóm tắt văn bản Tôi đi học siêu hay
- Tóm tắt văn bản Lão Hạc ngắn gọn
- Phân tích nhân vật chị Dậu hay chọn lọc
- Phân tích Vào phủ chúa Trịnh hay chọn lọc
- Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
- Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
- Nghị luận về sống đẹp siêu hay
- Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê ngắn gọn
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên
- Thuyết minh về cái kéo siêu hay
- Văn học dân gian là gì?
- Soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngắn nhất
- Tóm tắt Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu siêu hay
- Đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước hay chọn lọc
- Đoạn văn về tình mẫu tử lớp 8 hay chọn lọc
- Thuyết minh về con trâu siêu hay
- Phân tích Tuyên ngôn độc lập siêu hay
- Ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên siêu hay
- Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về một lối sống lành mạnh
- Thuyết minh về con mèo hay chọn lọc
- Thuyết minh về đồ dùng học tập siêu hay
- Cảm nghĩ về đêm trăng Trung thu siêu hay
- Nghị luận về rác thải nhựa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương siêu hay
- Cách trình bày đoạn văn: Diễn dịch - quy nạp - song hành - móc xích - tổng phân hợp
- Soạn văn 8 Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Phân tích Chiếu cầu hiền siêu hay
- Nghị luận xã hội về tính tự ti và tự phụ siêu hay
- Phân tích nhân vật Đăm Săn siêu hay
- Soạn bài Khóc Dương Khuê
- Trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa siêu hay
- Viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình siêu hay
- Soạn Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em sau khi học văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát siêu hay
- Phân tích hình tượng vua Quang Trung siêu hay
- Đoạn văn về bạo lực học đường siêu hay
- Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Tóm tắt đoạn trích Uy-lít-xơ trở về hay chọn lọc
- Biểu cảm về thầy cô siêu hay
- Biểu cảm về cây phượng siêu hay
- Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng
- Cảm nghĩ về ngôi trường em đang học cấp 2 siêu hay
Bài viết hay Thơ
Nghĩa của từ hờ hững trong câu có chồng hờ hững cũng như không là gì?
Ý nghĩa nhan đề Trao duyên
Phân tích bài ca dao Con người có cố có ông
Top 9 bài phân tích đoạn 2 Tây Tiến hay chọn lọc
Cảm nhận của em về khổ 3 4 của bài thơ Viếng lăng Bác
Thành ngữ, ca dao, tục ngữ nói về vai trò của giống cây trồng