Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt siêu hay
Phân tích tình huống trong truyện Vợ nhặt
- 1. Tình huống truyện Vợ nhặt
- 2. Ý nghĩa tình huống truyện Vợ nhặt
- 3. Nhận xét tình huống truyện Vợ nhặt
- 4. Tóm tắt tình huống truyện Vợ nhặt
- 5. Dàn ý phân tích tình huống truyện Vợ nhặt
- 6. Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt học sinh giỏi
- 7. Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt ngắn gọn
- 8. Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt dễ hiểu
- 9. Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt - mẫu 1
- 10. Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt - mẫu 2
- 11. Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt - mẫu 3
- 12. Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt - mẫu 4
Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt - Mời các bạn tham khảo một số bài văn mẫu phân tích tình trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân đã được Hoatieu tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Dựng vợ gả chồng từ xưa đến nay vốn là chuyện trọng đại cả đời của con người. Thế nhưng đến với Vợ nhặt của Kim Lân đã thực sự khiến một việc nghiêm túc, thiêng liêng trở thành trò đùa và ngược lại, điều tưởng như đùa ấy lại chính là sự thực. Chuyện Tràng nhặt được vợ đã nói lên tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Qua đó, tác giả muốn khẳng định ngay cả khi cái chết liền kề, những người dân lao động nghèo khổ, lương thiện vẫn yêu thương, đùm bọc lấy nhau, vẫn khát khao mái ấm hạnh phúc gia đình và hy vọng vào một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
1. Tình huống truyện Vợ nhặt
Tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân là một tình huống truyện rất độc đáo.
Tràng nhặt vợ trên phố chợ (ngoài tỉnh) nơi Tràng mưu sinh trong nạn đói 1945.
Lấy vợ, cưới hỏi là một việc trọng đại của cả một đời người nên cần có sự trang nghiêm và chuẩn bị một cách chỉn chu. Nhưng Tràng lại nhặt được vợ như một của rơi vãi, rẻ rúng.
-> Tràng- một chàng trai xấu, ngờ nghệch, là dân ngụ cư, gia cảnh nghèo khó bỗng nhặt vợ - chấp nhận một người phụ nữ tứ cố vô thân, mỗi ngày phải chống chọi với nguy cơ chết đói , theo mình về làm vợ giữa nạn đói.
2. Ý nghĩa tình huống truyện Vợ nhặt
+ Tình huống bất ngờ (nằm ngoài mọi tính toán từ trước của cả hai nhân vật), éo le (trong nạn đói, chuyện dựng vợ gả chồng là chuyện xa vời với những người dân nghèo phải chật vật xoay xở để sống sót qua ngày), tạo thành trung tâm cốt truyện, làm nền cho sự nảy nở những tình huống nhỏ, phụ khác, góp phần hình thành tính cách nhân vật và thể hiện chủ đề truyện.
+ Tình huống mang giá trị nhân đạo khi tỏa sáng vẻ đẹp của tình người và tính người trong hoàn cảnh bi đát. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào họ- những thân phận nghèo khổ vẫn yêu thương, bao dung, có tinh thần lạc quan, có khát vọng sống và khát vọng hạnh phúc.
-> Đặt trong tình huống truyện, theo trình tự câu chuyện - mỗi nhân vật đã có những thay đổi quan trọng từ diện mạo, tâm trạng, đến cách ứng xử.
3. Nhận xét tình huống truyện Vợ nhặt
Truyện Vợ nhặt của tác giả Kim Lân được xây dựng trong bối cảnh nạn đói năm 1945. Có thể nói đây là một thời kì đen tối và giá trị con người trở nên rẻ rúng, thê lương và luôn cận kề với cái chết.
Tình huống truyện Vợ nhặt đã được tác giả thể hiện ngay qua nhan đề của tác phẩm.
Có thể nói tình huống truyện Vợ nhặt đã phản ánh rõ 2 mặt giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
- Về giá trị hiện thưc: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, đẩy cuộc sống của người dân đến bước đường cùng của nạn đói 1945.
- Về giá trị nhân đạo: trong cái bối cảnh u ám ấy ta vẫn cảm nhận được tình cảm yêu thương giữa con người cũng như niềm lạc quan vào một tương lai tươi sáng hơn của những người dân nghèo.
4. Tóm tắt tình huống truyện Vợ nhặt
Vốn là một anh chàng dân ngụ cư, xấu trai, ế ẩm lại nghèo, thế mà Tràng đã “nhặt” được vợ một cách ngẫu nhiên và quá dễ dàng chỉ băng mấy câu hát, mấy lời bông đùa “tầm phơ tầm phào”, mấy bát bánh đúc…
Tràng lại “nhặt” được vợ trong một hoàn cảnh trớ trêu: giữa lúc nạn đói khủng khiếp đang xảy ra, đe dọa cuộc sống của mọi người. Bản thân Tràng gắng sức đi làm kiếm tiền nuôi bản thân mình và mẹ già đã khó, nay lại “đèo bòng” thêm một người “vợ nhặt”. Trước tình cảnh này, việc Tràng “nhặt” được vợ không biết nên mừng hay nên lo, nên vui hay nên buồn, là một dịp may hay là điều rủi ro… Đó thực sự là một tình huống nghệ thuật độc đáo.
5. Dàn ý phân tích tình huống truyện Vợ nhặt
a) Mở bài
- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm:
+ Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với "đất", với "người", với "thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống nông thôn.
+ Nạn đói năm 1945 đã đi vào nhiều trang viết của các nhà văn, nhà thơ trong đó có Vợ nhặt của Kim Lân.
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề : Tình huống truyện độc đáo trong Vợ Nhặt.
b) Thân bài
* Khái niệm tình huống truyện
- Tình huống truyện là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt mà tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, bộc lộ rõ nét nhất ý đồ tư tưởng của tác giả.
- Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại.
* Phân tích tình huống nhặt vợ
- Bối cảnh xây dựng tình huống truyện:
+ Bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà kết quả là hơn hai triệu người chết.
+ Một không khí ảm đạm, thê lương, những người sống luôn bị cái chết đe dọa.
- Tóm tắt tình huống: Vốn là một anh chàng dân ngụ cư, xấu trai, ế ẩm lại nghèo, thế mà Tràng đã “nhặt” được vợ một cách ngẫu nhiên và quá dễ dàng ngay trong những ngày đói chỉ bằng mấy câu hát, mấy lời bông đùa “tầm phơ tầm phào”, mấy bát bánh đúc…
Các chi tiết độc đáo của tình huống truyện:
+ Ở Tràng hội tụ nhiều yếu tố khiến nguy cơ "ế" vợ rất cao:
Ngoại hình xấu xí, thô kệch.
Tính tình có phần không bình thường.
Ăn nói cộc cằn, thô lỗ.
Nhà nghèo, đi làm thuê nuôi mình và mẹ già.
Nạn đói đe dọa, cái chết đeo bám.
+ Tràng lấy vợ là lấy cho mình thêm một tai họa (theo lô gíc tự nhiên).
+ Việc Tràng lấy vợ là một tình huống bất ngờ
Cả xóm ngụ cư ngạc nhiên.
Bà cụ Tứ cũng hết sức ngạc nhiên
Bản thân Tràng có vợ rồi vẫn còn "ngờ ngợ".
+ Tình huống truyện bất ngờ nhưng rất hợp lí:
Nếu không phải năm đói khủng khiếp thì "người ta" không thèm lấy một người như Tràng.
Tràng lấy vợ theo kiểu "nhặt" được.
* Giá trị của tình huống truyện
- Giá trị hiện thực:
+ Phác họa tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói
Cái đói dồn đuổi con người.
Cái đói bóp méo cả nhân cách.
Cái đói khiến cho hạnh phúc thật mỏng manh, tội nghiệp.
+ Tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật đã gây ra nạn đói khủng khiếp.
- Giá trị nhân đạo
+ Tình người cao đẹp thể hiện qua cách đối xử với nhau của các nhân vật.
Tràng rất trân trọng người "vợ nhặt" của mình.
Thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh thức nơi người "vợ nhặt"
Tình yêu thương con của bà cụ Tứ.
+ Con người luôn hướng đến sự sống và luôn hi vọng, tin tưởng ở tương lai:
Tràng lấy vợ là để duy trì sự sống.
Bà cụ Tứ, một người già lại luôn miệng nói về ngày mai với những dự định thiết thực tạo niềm tin cho con dâu vào một cuộc sống tốt đẹp.
Đoạn kết tác phẩm với hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người phá kho thóc Nhật.
c) Kết bài
- Khẳng định tài năng nhà văn qua việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
- Khẳng định giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
6. Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt học sinh giỏi
Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân viết về cuộc sống ngột ngạt, bức bối của dân ta năm 1945, với nạn đói khủng khiếp làm chết hơn hai triệu người từ miền Bắc tới miền Trung. Tác giả viết truyện này ngay trong nạn đói, với cái tên ban đầu là Xóm ngụ cư, nhưng vì thất lạc bản thảo nên đến sau hòa bình 1954 ông mới viết lại và cho ra mắt bạn đọc với tựa dề là Vợ nhặt. Hơn nửa thế kỉ đã trôi qua nhưng tác phẩm vẫn xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm chính là ở chỗ nhà văn Kim Lân đã sáng tạo ra một tình huống truyện đặc biệt, một tình huống ép le, trở trêu chứa đựng đầy kịch tính nhưng tại chứa đựng ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc. Cốt truyện đơn giản: Một anh chàng ngụ cư nghèo khổ, độc thân, đứng tuổi và xấu xí làm nghề kéo xe bò thuê, chỉ với vài câu bông đùa và mấy bát bánh đúc mà kiếm được cô vợ nhặt – một cô gái đang dở sống dở chết vì đói. Họ thành vợ thành chồng giữa khung cảnh tối sầm lại vì đói khát. Đêm tân hôn của họ diễn ra âm thầm trong bóng tối âm u, lạnh lẽo, điểm những tiếng hờ khóc tỉ tê của những nhà có người chết đói theo gió vẳng lại. Bữa cơm cưới của họ chì có cháo loãng, rau chuối và muối hột. Mẹ chồng đãi con trai và con dâu món chè nấu bằng cám. Bữa cơm diễn ra trong tiếng trống thúc thuế dồn dập. Câu chuyện của ba mẹ con xoay quanh chuyện Việt Minh hô hào dân chúng không đóng thuế và tổ chức phá kho thóc của Nhật chia cho người nghèo.
Cảnh anh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà là một tình huống lạ lùng, tạo ra sự ngạc nhiên và thú vị cho cả cái xóm ngụ cư đang hấp hối và lạ lùng ngay cả với mẹ con Tràng. Anh dẫn người đàn bà lạ mặt về nhà lúc trời nhập nhoạng tối. Hai người lủi thủi đi vào cái xóm ngụ cư heo hút, tồi tàn ở mé sông. Nhà cửa hai bên đường úp súp, tối om, không một ánh đèn, ánh lửa, chẳng khác gì những nấm mồ hoang. Khung cảnh ngập tràn tử khí. Sự sống chỉ còn thoi thóp. Bóng đen chết chóc đang bao phủ khắp nơi.
Tràng dẫn người đàn bà mới quen về để làm vợ, để tạo dựng gia đình, tiếp nối sự sống. Trên bờ vực thẳm của cái chết, họ tìm đến sự sống. Tràng vui sướng vì sự kiện to lớn bất ngờ của đời anh: anh đã có vợ, anh đang dẫn vợ về nhà. Đói, chết tràn lan. Mình cũng đói, mẹ già cũng đói, thế mà lại lấy vợ vào lúc này. Quả là chuyện lạ lùng và thú vị!
Trước hết là lạ lùng với dân xóm ngụ cư. Cái cảnh Tràng đi trước với vẻ mặt phởn phở khác thường và người đàn bà đi sau cách ba bốn bước với cái dáng thèn thẹn hay đáo để làm cho mọi người tò mò kéo nhau ra xem. Đầu tiên là lũ trẻ. Đang ủ rũ vì đói, chúng bỗng nhao nhao nói cười, trêu ghẹo anh Tràng: Anh Tràng ơi, chông vợ hài! Dân xóm ngụ cư thấy ồn ào thì kéo nhau ra xem rồi thì thầm bàn tán. Rồi họ hiểu ra và khuôn mặt họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Từ trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn le lói một niềm vui. Họ thú vị nghĩ tới chuyện anh Tràng bỗng dưng có vợ và thực lòng muốn chia vui với anh. Cái xóm ngụ cư đang thoi thóp chờ chết này chợt bừng lên một thoáng sống. Nhưng vui đấy lại lo ngay đấy. Họ lo thay cho Tràng: Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không? Ấy là họ lo cho sự sống đang phải đối mặt với cái chết và cứ hi vọng vượt lên cái chết.
Bà cụ Tứ mẹ anh Tràng ngạc nhiên khi nhìn thấy cô gái lạ ngồi ở giường con trai mình. Được gọi bằng u, bà càng chẳng hiểu ra làm sao. Cho tới lúc nghe Tràng bảo: Kìa nhà tôi nó chào u... thì bà mới vỡ lẽ: Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình... Thì ra là thằng con trai mình đã kiếm được vợ và dẫn về đây. Tâm trạng bà cụ buồn tủi, mừng, lo lẫn lộn. Buồn tủi vì làm cha làm mẹ mà không tròn trách nhiệm đối với con cái, nghèo khổ đến nỗi không thể cưới được vợ cho con. Mừng vì tự nhiên con trai có được vợ, dù là vợ nhặt. Còn lo bởi bà cụ băn khoăn: biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không? Càng ngẫm nghĩ, bà cụ càng thương con trai và thương cô gái xa lạ kia vô hạn: Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt.
Đến ngay chính anh Tràng cũng ngạc nhiên không kém. Ngạc nhiên đến sửng sốt, không tin là sự thật: Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận, ấy thế mà thành vợ thành chồng... Ngày hôm sau thức dậy, nhìn chị ta quét dọn sân vườn, Tràng vẫn chưa dám tin là mình đã có vợ. Chuyện xảy ra cứ như trong một giấc mơ, nhưng người đàn bà bằng xương bằng thịt kia chính là vợ anh, dẫu chẳng phải cưới xin gì.
Tình huống mà Kim Lân đặt ra trong truyện là một tình huống éo le, trớ trêu, không biết nên buồn hay nên vui. Bản thân Tràng lúc đầu thì mừng vì tự nhiên có được vợ, nhưng rồi anh chợn, nghĩ: Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Hàng xóm cũng lo thay cho anh và nhất là người mẹ già lo và thương đứt ruột. Tác giả đặc tả đêm tân hôn của vợ chổng Tràng với những chi tiết thật ấn tượng và chứa đựng ý nghĩa sâu xa: Tràng chỉ dám thắp đèn có một lúc rồi tắt. Hai người nằm lặng lẽ bên nhau trong bóng tối hãi hùng, ghê rợn bởi tiếng hờ khóc tỉ tê văng vẳng từ những nhà có người chết đói.
Chút hạnh phúc nhỏ nhoi, mong manh của họ bị cái đói, cái chết bủa vây. Nhưng sự sống là bất diệt. Từ trong cái chết, sự sống vẫn sinh sôi, nảy nở. Bi thương cùng cực thành dữ dội. Sự sống bất chấp cái chết, điều đó chứng tỏ ý chí con người và quy luật của cuộc đời mạnh mẽ biết chừng nào !
Đặt nhân vật vào tình huống éo le như vậy, nhà văn đã làm nổi bật ý nghĩa nhân văn sâu xa của tác phẩm. Cho dù không trực tiếp nói tới thực dân Pháp, phát xít Nhật và chính quyền phong Kiến tay sai nhưng từ câu chuyện về người vợ nhặt vẫn toát lên lời tố cáo đanh thép tội ác tày trời của chúng đã gây ra nạn đói thảm khốc có một không hai trong lịch sử nước ta. Quan trọng hơn cả là truyện đã thể hiện thành công vẻ đẹp tinh thần ẩn giấu trong cái vẻ ngoài xác xơ vì đói khát của những người nghèo khổ. Trong cái cuộc sống không đáng gọi là sống ấy, họ vẫn nhen nhóm niềm tin và hi vọng vào một sự đổi đời, vào tương lai tươi sáng. Đó chính là giá trị nhân văn làm nên sức sống lâu dài của tác phẩm.
7. Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt ngắn gọn
Đối với nghệ thuật truyện ngắn, tạo ra được một tình huống độc đáo mới lạ để làm bật nổi vấn đề, bật nổi tâm trạng, tư tưởng, tính cách của các nhân vật và chủ đề của tác phẩm là một điều có ý nghĩa then chốt. Một truyện ngắn đặc sắc là nhờ được tổ chức chung quanh một tình huống như thế, và Vợ nhặt của Kim Lân là một trường hợp tiêu biểu.
Vợ nhặt đã tạo ra được một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn. Đó là tình huống nhân vật Tràng, một anh nhà nghèo xấu xí, dân ngụ cư (bị người làng khinh bỉ), giữa lúc đói khát lại lấy được vợ. Đó là một điều lạ. Lạ vì hai lí do. Người như Tràng mà lấy được vợ, thậm chí có vợ theo! Thời buổi đói khát này, người như Tràng, nuôi thân chẳng xong mà dám lấy vợ!
Nhưng điều tưởng không thể nào có được, lại đã xẩy ra, đã trở thành hiện thực. Bởi vì, nếu không phải năm đói, người ta không đói quá, thì ai thèm lấy Tràng. Và đây là “vợ nhặt”, có cần cheo cưới gì đâu. Năm đói thế nào cũng xong, có thế người như Tràng mới lấy được vợ.
Tình huống này dẫn đến sự ngạc nhiên của cả xóm cư ngụ, của bà cụ Tứ (mẹ Tràng) và của chính Tràng nữa. Như vậy, tình huống này đã làm cho câu chuyện có thể triển khai, phát triển dễ dàng bằng các cảnh với các chi tiết rất hấp dần: Cảnh xóm ngụ cư xì xào bàn tán khi Tràng dẫn vợ về nhà.
Cảnh buổi tối bà cụ Tứ gặp người con dâu được “nhặt về” trong sự sững sờ này đến sự ngạc nhiên khác,.. Chuyện có vợ bất ngờ với cả chính Tràng nữa, khiến anh ta không thế nào tin nổi trong buổi tối dẫn vợ về báo cho mẹ biết và ngay cả sáng hôm sau khi đã là vợ chồng (“Nhìn thị (vợ Tràng) ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”). Tình huống trên, đồng thời hết sức éo le. Đó là chuyện nên vui hay nên buồn nên mừng hay nên lo?
Chính điều này lại thúc đẩy cho câu chuyện tiếp tục phát triển để nhà văn có thể khắc họa tâm trạng nhân vật phong phú và tính cách nhân vật rõ nét hơn. Trong cái tình huống hết sức éo le ấy, ta thấy một sự xáo trộn buồn tủi, vui mừng, lo sợ ở trong tâm trạng của mọi người: Người trong xóm ngụ cư mừng cho anh ta và cũng lo cho anh ta. Bà cụ Tứ mừng cho con nhưng vừa thương vừa tủi, vừa lo cho con.
Chính Tràng cũng vừa vui vừa “chợn”: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Tình huống trên dẫn đến cái hạnh phúc thật mong manh, tội nghiệp của đôi vợ chồng và bà mẹ nghèo khổ. Hạnh phúc của vợ chồng Tràng và niềm vui của bà cụ Tứ cứ phải diễn ra trong một không khí ảm đạm chết chóc, với những tiếng hờ khóc người chết đói vẳng đưa tới (“Giữa sự im lặng của đôi vợ chồng mới, có tiếng ai hờ khóc ngoài xóm lọt vào tỉ tê lúc to lúc nhỏ”). Hạnh phúc của họ đã diễn ra trong âm hưởng của tiếng khóc thê thảm ấy.
Và tiếp đó là bữa ăn đầu tiên đón nàng dâu mới thật tội nghiệp: ăn cháo cám. Ăn mà không dám nhìn nhau… Tình huống đó đà tạo cảm hứng, tạo cảnh, tạo chi tiết để nhà văn có thề viết nên những trang thật cảm động về câu chuyện “Vợ nhặt” rất hiện thực và cũng rất nhân đạo trong trận đói khủng khiếp năm 1945.
Tình huống “Vợ nhặt” độc đáo và hấp dẫn là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Kim Lân. Tình huống ây không chỉ tạo điều kiện cho câu chuyện triển khai và phát triền dễ dàng, tốt đẹp, mà còn góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề truyện: niềm khát khao tổ ấm gia đình và tình thương giữa những con người nghèo khổ ngay trong trận đói khủng khiếp nhất.
8. Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt dễ hiểu
Kim Lân được mệnh danh là cha đẻ của đồng ruộng, là nhà văn một lòng đi về với đất với người, với những giá trị thuần hậu nguyên thủy của nông thôn Việt Nam. Lần đầu tiên có một nhà văn xắn quần lội xuống bùn để lắng nghe hơi thở nồng nàn của đất đai của cuộc sống con người để tái hiện mồn một trên mỗi trang viết. Văn Kim Lân hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện đơn giản, lối kể hấp dẫn và khả năng phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo. Trong số những tác phẩm của ông thì truyện ngắn Vợ nhặt được in trong tập " Con chó xấu xí" xuất bản năm 1962 là tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Kim Lân. Trong tác phẩm ông đã ghi lại sự thật mặn chát của cuộc đời người nông dân trong nạn đói 1945, tất cả sự thật nghiệt ngã ấy được nhà văn thông qua tình huống truyện Vợ nhặt.
Xây dựng tình huống là vấn đề then chốt của truyện ngắn, là cánh cửa mở ra để người đọc đi vào khám phá giá trị của một tác phẩm văn chương. Nhà văn thường xây dựng hoàn cảnh điển hình để đặt nhân vật vào đó khám phá vẻ đẹp tâm hồn tính cách nhân vật đồng thời tái hiện bức tranh đời sống xã hội. Kim Lân cũng thế, ông đã tái hiện không gian năm đói 1945 làm phông nền cho việc anh cu Tràng nhặt được vợ. Cái năm Ất Dậu ngày ấy đã trở thành nỗi kinh hoàng của lịch sử, là vết thương lòng không bao giờ mờ được trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. Hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói là con số mà hàng trăm hàng nghìn năm sau mỗi lần nhắc tới con cháu ta không khỏi rùng mình ghê sợ về cái thời mà trên trời từng đàn quạ đen rỉa xác người chết đói bay lên, gào lên từng hồi thê thiết.
Dưới đất bên những gốc đa gốc gạo xù xì bóng những người đói đi lại dật dờ như những bóng ma. Người Thái Bình, Nam Định đội chiếu lũ lượt bồng bế dắt díu nhau đi trông xanh xám dật dờ như những bóng ma. Không khí vẩn lên mùi ẩm mốc của rác rưởi và mùi gây của xác người, tất cả tạo nên một bầu không khí ảm đạm tang tóc và thê lương. Cái đói, cái chết len lỏi vào ngõ ngách, gõ cửa từng nhà, đụng chạm đến từng người, cõi âm hòa với cõi dương, cuộc sống mấp mét bên bờ vực của cái chết. Giữa bối cảnh tối xầm lại vì đói khát ấy thì một việc hệ trọng nhất của một đời người lại diễn ra một cách nhanh chóng vội vàng - đó là việc anh cu Tràng có vợ.
Tràng có vợ là một truyện lạ bởi hắn vốn là một người xấu trai mà dân ngụ cư cho là ế vợ "hai con mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều, hai quai hàm bạnh ra, cái mặt bặm lại lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ vừa lý thú vừa dữ tợn. Cái đầu trọc nhẵn chúi về đằng trước, cái lưng dài rộng như là lưng gấu lại thêm tật vừa đi vừa ngẩng mặt lên trời cười hềnh hệch". Nhìn Tràng chẳng khắc gì sản phẩm mà tạo hóa chạm khắc vội vàng. Thật vậy, lời văn của Kim Lân như thứ nước rửa ảnh làm nổi hình nổi sắc nhân vật trên từng câu chữ. Một người xấu như Tràng mà có vợ, thậm chí nhặt được vợ đó chẳng phải là một chuyện lạ hay sao.
Không chỉ xấu mà Tràng còn rơi vào kiếp nghèo, nghèo đến tận đáy cùng của xã hội. Hãy nhìn căn nhà mà hai mẹ còn Tràng ở chẳng khác gì túp lều xiêu mưa ngã gió mọc trên những búi cỏ dại " lổn nhổn ", thêm vào đó tài sản của Tràng còn là một đống quần áo rách vắt khươm mươi niên trong một góc nhà, là hai cái ang nước để khô cong trơ trọi dưới gốc cây ổi , là đống rác mùn tung bành ngay giữa lối đi. Có thể nói cái nghèo đã kéo ghì cuộc sống của mẹ con Tràng xuống sát đất để rồi cái chết đang rình rập bủa vây. Kim Lân đã chọn những chi tiết rất thật, rất đời thường, lựa chọn những ngôn ngữ mộc mạc giản dị và gần gũi để tái hiện bức tranh hiện thực đời sống xám ngắt trong năm Ất Dậu 1945. Đã nghèo, Tràng lại còn mang thân phận của dân ngụ cư nên thật tội nghiệp, bởi coi khinh miệt thị dân ngụ cư đã đi sâu vào tiềm thức đến mức trở thành lời truyền miệng:
Trai làng ở góa còn đông
Cớ sao em lại lấy chồng ngụ cư
Đặc biệt là ở việc Tràng có vợ chỉ với một câu nói bông đùa trong lần gò lưng kéo xe bò thóc, hắn nhìn thấy những cô gái ngồi vêu mặt ra ở dốc tỉnh, Tràng đoán họ ngồi đó để nhặt hạt rơi hạt vãi hay ai có việc gọi thì làm. Họ chính là kiếp người trôi dạt bị cơn bão táp của đói khát đẩy xô. Trước cảnh đó Tràng cất câu hò cho đỡ nhọc chứ không có ý chòng gẹo cô nào:
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này
Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì
Chẳng hiểu sao lúc đó chàng lại có thể nói ra những lời có cánh đến như vậy. Dẫu biết rằng có khối đấy mà cơm trắng mấy giò thế mà Thị vẫn ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng. Hắn thích chí cười tít cả mắt bởi từ ngày cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa có ai cười với hắn tình tứ như thế. Câu hò cất lên giữa ngày đói khát sẽ chẳng bao giờ lịm tắt mà luôn để lại dư vang, biết đâu một ngày nào đó nó trở thành chiếc phao cứu sinh cứu vớt người chết đuối vì đói khát. Đôi khi nó là cái cớ là nhịp cầu dẫn con người đến với nhau. Quả thật lần thứ hai khi trả hàng xong Tràng ngồi uống nước ở cổng chợ tỉnh thì Thị ở đâu sầm sập chạy đến đứng sưng sỉa trước mặt Tràng:" Điêu! người thế mà điêu". Thoáng đầu Tràng chẳng hiểu gì nhưng trong phút chốc Tràng nhận ra Thị, Thị hôm nay rách quá, trên khuôn mặt lưỡi cày chỉ trơ lại hai con mắt. Nghĩa là Thị đang mấp mé bên bờ vực của cái chết, chỉ biết dõi theo câu hò xăm xăm đi tới tìm Tràng mà thôi, kiếp đời trôi dạt như Thị thì biết đâu là bến bờ neo đậu:" Tối đâu là nhà, ngã đâu là giường". Thị đích thực là người của cái thời:
Con đói lả trên lưng mẹ khóc
Mẹ đợ con đi nấu thóc cầm hơi
Kiếp người cơm vãi cơm rơi
Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi
Nhìn Thị tình yêu thương đồng loại trong Tràng trỗi dậy, hắn sẵn sàng đãi Thị "thích ăn gì thì ăn", nghe thế hai con mắt trũng hoáy của Thị tức thời sáng lên, nghĩa là Thị đã tìm thấy một nguồn sống: " ăn nhé"..."ăn thì ăn chứ sợ gì". Thế là Thị cắm đầu ăn liền một chặp bốn bát bánh đúc chẳng nói năng gì. Nhìn Thị lúc này có vẻ như rất trơ trẽn, Thị đã chối bỏ liêm xỉ, đánh rơi lòng tự trọng cắm đầu mà ăn. Kẻ hời hợt thì nhìn Thị bằng cặp mắt khinh bỉ, người sâu sắc thì ngậm ngùi cám cảnh rưng rưng nước mắt mà cảm thông xót xa cho Thị. Cái gì đã làm cho Thị đánh rơi mất lòng tự trọng? Cái gì đã làm cho Thị trở nên trơ trẽn? Phải chăng đó là cái đói, cái chết? Vì sống cho nên Thị phải ăn bởi sống mới là nhân văn nhân bản.
Đã có bao triết lý ném ra giữa đời để bênh vực những người như Thị, ví như ngạn ngữ Hi Lạp cho rằng:" Có ai chết hai lần để học bài học kinh nghiệm về cái chết bao giờ đâu" hay Nguyễn Khải đã có lúc khẳng định " Muốn chết nhưng đời còn dài nên phải sống cho dù phải sống táo bạo, sống ghen tị với mọi người và hờn giận với chính bản thân mình". Thật vậy, hãy một lần ta đặt mình vào hoàn cảnh của Thị ta sẽ thấu hiểu được nỗi tủi hờn và nhục nhã trong Thị. Và như vậy Thị thật đáng thương, đáng chia sẻ hơn là đáng trách. Xong bữa tiệc bánh đúc Thị cầm cây đũa quệt ngang miệng và nói "hà, ngon", "về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố", Tràng nói:" làm đếch gì có vợ. Này nói đừa chứ có về với tớ thì khuôn hàng lên xe rồi cùng về", Tràng cứ nghĩ mình nói đùa, ai ngờ Thị về thật. Thế là một đám cưới diễn ra.
Tràng có vợ thực là một chuyện éo le đám cưới của Tràng và Thị cứ ngỡ như chỉ có trong chuyện cổ tích, vậy mà nó lại là một đám cưới có thật ở xã hội Việt Nam khi chìm dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến. Đám cưới gì mà không một lễ nghi dạm hỏi? chẳng lẽ bốn bát bánh đúc là toàn bộ sính lễ ư? Đám cưới gì mà không một kẻ đón người đưa, thậm chí cuộc đón dâu từ chợ huyện về xóm ngụ cư chỉ có hai người. Cô dâu với chiếc nón rách nghiêng nghiêng che nửa khuôn mặt, quần áo rách như tổ đỉa. Chú rể thị lúc nào cũng ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch tự đắc với mình. Đám cưới đi trên nền tảng của một đám tang chung toàn dân tộc, những tưởng rằng họ đang dắt díu nhau về cõi chết. Tràng thật liều – cái liều của Tràng là ở thời buổi này nuôi than mình còn chưa nổi lại còn đèo bòng. Thị cũng thật liều – Thị liều nhắm mắt đưa than, theo không một chàng trai xa lạ về làm vợ.
Biết đâu hai cái liều hợp lại sẽ thành một tổ ấm.Về đến nhà,bước chân vào căn nhà rúm ró xiêu vẹo, quần áo, niêu bát vứt bừa bộn cả trên giường dưới đất, Thị “nén một tiếng thở dài”, “cái ngực gầy lép của Thị nhô lên”. Dường như trong hơi thở dài ấy chứa đựng nỗi thất vọng bởi nhìn cảnh ngộ của gia đình Tràng thì liệu Tràng có phải là cái bến vững chắc cho con thuyền đời thị neo đậu hay không? Mặc dù Tràng đon đả thanh minh: “không có người đàn bà nhà cửa thế đấy”, “ngồi đây…ngồi xuống đây, tự nhiên!” thế nhưng Thị chỉ dám ngồi “mớm” ở mép giường. Ai dám bảo Thị trơ trẽn nữa, ai dám bảo Thị đánh rơi mất long tự trọng nữa, mà lúc này con người thật của thị đã trỗi dậy trong sự tủi nhục ngậm ngùi chua chát.Thị ngồi mớm ở mép giường trông nó chông chênh như chính cuộc đời của Thị vậy.
Còn Tràng nhìn Thị ngồi ngay giữa nhà mà chợt nghĩ hóa ra mình đã có vợ rồi và chàng không hiểu vì sao Thị lại buồn như thế. Người đời thường nói: “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà/ Trong ba việc ấy thật là khó khăn” ấy thế mà việc có vợ đối với Tràng dễ như trở bàn tay, như nhặt rơm nhặt rác ở ngoài đường. Sinh ra cũng là kiếp người mà sao Thị tội nghiệp đến vậy, nhìn Thị mà nỗi buồn thêm nặng trĩu.Tâm trạng của bà cụ Tứ thì chứa đầy những cảm xúc ngổn ngang và mâu thuẫn. Bà cụ vui vì cuối cùng con mình cũng có vợ nhưng lại tủi thân vì sự trớ trêu của số phận, bà mẹ nghèo nặng trĩu những nỗi lo âu cho tương lai của con mình :"liệu chúng nó có nuôi nổi nhau qua cơn đói khát này không".
Câu hỏi chất chứa nỗi hoang mang, ám ảnh kiếp bần hàn không lối thoát và cả sự rình rập trước ngõ của cơn ác mộng về cái đói chưa bao giờ dữ dội đến thế". Trong lòng bà, ta cảm thấy cả nỗi buồn của một người mẹ không được thấy con trong ngày vui, không có lấy một mâm cơm làm lễ gia tiên. Trong lời nghẹn ngào tâm sự của bà còn có cả sự xót xa, một chút ân hận vì đã không làm được đầy đủ bổn phận của một người mẹ đối với con :"Năm nay đói to đấy, chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá" . Cái chậc lưỡi mặc kệ số phận của Tràng; hành động “nén một tiếng thở dài” tủi thân của người đàn bà khi liếc nhìn gia cảnh nhà chồng; sự nghẹn ngào, xót xa của bà cụ Tứ trước hạnh phúc của con trai mình… khiến người đọc không biết nên vui hay nên buồn, không cảm nhận được đây là hạnh phúc hay bất hạnh, sự sống hay là cái chết.
Đặt nhân vật của mình vào tình huống bất ngờ và éo le như vậy, Kim Lân đã làm nổi bật được nhiều ý nghĩa sâu sắc cho tác phẩm của mình. Với việc xây dựng tình huống truyện độc đáo nhà văn đã thể hiện rõ chủ đề của tác phẩm đồng thời tố cáo hiện thực xã hội đã tước đoạt hết quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.
Có thể nói, ấn tượng của người đọc với tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân chính là ở tình huống truyện đầy độc đáo, bất ngờ nhưng cũng không kém phần éo le của thiên truyện. Thành công đó khiến truỵên ngắn của Kim Lân sống được với thời gian. Cái nạn đói năm 1945 với hơn hai triệu người bị chết đói ấy, rồi một lúc nào đó sẽ lùi vào dĩ vãng. Nhưng câu chuỵên “nhặt vợ” của anh Tràng thì vẫn sống cùng tâm hồn, cùng nỗi đau và niềm tin của người dân Việt Nam.
9. Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt - mẫu 1
Vợ nhặt của Kim Lân được khai thác từ đề tài nạn đói năm 1945 nhưng cái đọng lại sau cùng của người đọc về tác phẩm không phải là ám ảnh về cái chết, sự mất mát mà là ánh sáng ấm áp của tình người. Đứng trên ranh giới của sự sống và cái chết, con người vẫn dành cho nhau những tình cảm chân thành, đẹp đẽ nhất, đúng như Nguyễn Khải đã từng viết “ sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những gian khổ, hi sinh”. Xây dựng được tình huống truyện đặc sắc, tác giả Kim Lân trong Vợ nhặt không chỉ thu hút được sự quan tâm, kích thích sự tò mò, khám phá của độc giả mà qua đó còn thể hiện được bao quan điểm nhân sinh sâu sắc.
Tình huống truyện được hiểu là những diễn biến, sự kiện đặc biệt, phức tạp. Tình huống truyện càng độc đáo thì câu chuyện càng hấp dẫn. Trong truyện ngắn vợ nhặt, Kim Lân đã xây dựng được tình huống vừa lạ lùng, vừa éo le, một tình huống mang đến cho những người xung quanh câu chuyện bất ngờ, ngạc nhiên cùng bao cảm xúc phức tạp.
Tràng là chàng trai nghèo xấu xí, dáng người thô kệch với “hai mắt hí gà gà vào bóng chiều, bộ mặt thô kệch, lưng to bè như lưng gấu”. Tràng sinh sống cùng mẹ trong một ngôi nhà lụp xụp xóm ngụ cư. Có thể nói với điều kiện của anh Tràng thì khó có thể lấy được vợ trong hoàn cảnh bình thường, càng bất khả thi hơn khi nạn đói xảy ra. Thế nhưng trong sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, trong đó có cả người trong cuộc là Tràng, Tràng đã có vợ, nói đúng hơn là “nhặt” được vợ trong lúc nạn đói diễn ra khủng khiếp nhất.
Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của nhà văn Kim LânTình huống nhặt được vợ của anh Tràng là tình huống lạ lùng nhưng không kém phần éo le, trái ngang, khi sự việc diễn ra người dân xóm ngụ cư không biết nên mừng cho anh Tràng hay buồn vì sự kiện ý nghĩa nhất của đời người lại diễn ra trong khung cảnh đói khát, liệu hạnh phúc ấy có được lâu bền hay không. Ngay bản thân bà cụ Tứ khi biết con trai có vợ cũng trải qua những cảm xúc vô cùng phức tạp, từ ngạc nhiên lo lắng, vui mừng cho hạnh phúc của con, buồn tủi vì làm mẹ mà không lo được cho con.
Cảnh đám cưới của Tràng và chị vợ nhặt cũng diễn ra thật lạ lùng, sự kiện hạnh phúc có ý nghĩa thiêng liêng nhất của đời người nhưng lại được diễn ra trong không khí ngột ngạt, u tối bởi ám ảnh đói khát, khi sự sống và cái chết chỉ cách biệt bởi ranh giới vô cùng mỏng manh. Tình huống để Tràng và người vợ nhặt quen biết rồi đi đến quyết định gắn bó cả đời với nhau cũng chỉ là những câu nói đùa vu vơ, vài bát bánh đúc. Hoàn cảnh gặp mặt có phần hài hước, lạ lùng ấy lại là nút thắt quan trọng gắn kết giữa hai con người, từ những người xa lạ họ đã gắn kết với nhau bởi mối quan hệ đặc biệt. Lấy vợ khi nạn đói hoành hành tuy có thiếu thốn về vật chất nhưng cả Tràng và người vợ nhặt đều có chung khao khát hạnh phúc, có niềm tin vào cuộc sống hạnh phúc trong tương lai.
Trong tình huống độc đáo, ấn tượng ấy người đọc còn ấn tượng bởi tâm trạng của những người dân xóm ngụ cư và của chính bản thân Tràng. Những người dân xóm ngụ cư đã quen nhìn Tràng là một chàng trai xấu xí với nụ cười hềnh hệch, chàng trai nghèo mà xấu xí ấy ngỡ như không bao giờ lấy được vợ lại có vợ trong tình huống không ai ngờ đến nhất. Nhìn người đàn bà e thẹn, rón rén đi sau Tràng mọi người đều vô cùng ngạc nhiên “đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán”. Chính sự kiện lạ lùng ấy đã mang đến một không khí tươi mát, lạ lùng vào không khí u ám vì đói khát làm cho cuộc sống của những người dân nghèo ấy có phần đổi khác so với thường ngày.
Tuy nhiên, những người dân xóm ngụ cư cũng tỏ thái độ lo lắng cho tương lai của Tràng và người vợ nhặt “ giời đất này còn rước cái của nợ….qua được cái thì này không?” Tràng là người trong cuộc nhưng cũng không khỏi ngạc nhiên vì tình huống “nhặt vợ” đầy lạ lùng của mình. Khi người vợ nhặt về nhà, ngồi ở đầu giường Tràng vẫn ngỡ như đang trong cơn mơ “ bây giờ hắn đá có vợ rồi đó ư?” Chi tiết này thể hiện cái éo le của hoàn cảnh, anh Tràng là người dân nghèo khổ nên ngay cả khi hạnh phúc đến vẫn không dám tin vào thực tại.
Bà cụ Tứ nhìn người đàn bà lạ ngồi trên giường lại chào mình bằng “u” bà đã rất bất ngờ, hấp hãy đôi mắt nhìn cho kĩ, ngạc nhiên không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Nạn đói đã cướp đi sự nhạy cảm, tinh tế của người mẹ khi có con trong độ tuổi lập gia đình.
Như vậy, thông qua tình huống nhặt vợ đầy đặc biệt, tác giả Kim Lân đã tái hiện được không khí đói khát, chết chóc của nạn đói nhưng từ cái nền đói khát đó tác giả đã làm nổi bật lên ánh sáng của tình người, làm bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp ở những người dân nghèo khổ.
10. Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt - mẫu 2
Nói đến nghệ thuật truyện ngắn, người ta thường coi ba yếu tố sau đây là cơ bản nhất: tình huống truyện, nhân vật truyện và cách trần thuật. Có nhiều truyện ngắn, sự sáng , tạo tình huống đóng vai trò then chốt. Đặt vào tình huống ấy, nhân vật truyện bộc lộ sâu sắc tâm lý, tính cách. Tư tưởng của thiên truyện cũng nhờ thế mà được thể hiện đậm đà. Và xoay quanh tình huống ấy, các tình tiết cũng trở nên hấp dẫn.Truyện Vợ nhặt của Kim Lân thuộc loại tác phẩm như thế.
Tình huống của Vợ nhặt thể hiện ngay ở tên truyện Một anh nông dân “nhặt” được vợ. Mà nào anh ta có bảnh bao hấp dẫn gì: vừa nghèo, vừa xấu trai, lại là dân ngụ cư. Vậy mà chỉ “tầm phơ tầm phào” mấy câu mà có vợ theo về. Sự hấp dẫn của tình huống truyện trước hết là ở đó. Như một nghịch lý, nó gây ngạc nhiên cho mọi người trong xóm ngụ cư, cho bà cụ Tứ, mẹ Tràng, và cho cả bản thân Tràng là kẻ đã “nhặt” được vợ.
“… người trong xóm lạ lắm: Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán…” Đến khi hiểu ra là Tràng có vợ theo về, thì họ lại càng ngạc nhiên hơn nữa. Người thì “cười lên rung rúc’. Người lại lo dùm cho anh ta Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ dài về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?” Bà cụ Tứ hiểu tỉnh cảnh con mình hơn ai hết nên càng khó tin Tràng có vợ. Thấy có người đàn bà đứng ngay ở đầu giường còn mình, bà cụ cứ ngơ ngác tự hỏi: ”Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Sao lại chào mình bằng u? Ai thế nhỉ?” Bà cụ làm sao hiểu nổi. Nghèo như con bà ai người ta thèm lấy mà có vợ được. Vả lại trời làm đói khát thế này, nuôi thân chẳng nổi, lấy gì nuôi vợ nuôi con? Bản thân Tràng cũng lấy làm lạ cho mình. Nhìn vợ, ngồi ngay giữa nhà, anh ta “vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”
Đúng là một tình huống thật lạ. Nhưng khi hiểu ra rồi thì lại thấy có gì đáng ngạc nhiên đâu. Cái lý do dễ hiểu biết bao, nhưng cũng buồn tủi biết bao, tội nghiệp biết bao! Điều này, bà cụ Tứ gần hết đời người phải làm bạn với cái nghèo mới thật sự thấm thía: “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con trong lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Con mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà cụ rủ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau cho qua được cơn đói khát này không?”
Lòng bà cụ thật là ngổn ngang trăm mối: vừa mừng vừa lo, vừa vui vừa tủi. Mừng vui vì dù sao con mình cũng cd vợ, điều mà bổn phận làm mẹ bà đã không lo nổi cho con: ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng. Nhưng lo buồn, tủi nhục vì “người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình, Mà con mình mới có vợ được…”
Như thế là tình huống truyện đã làm bộc lộ sâu. sắc tâm trạng, tính cách các nhân vật Bà cụ Tứ do từng trải nhiều nên tâm lý diễn biến phức tạp hơn cả. Còn Tràng thì lo ít, vui nhiều. Mới đầu cũng “chọn”, nhưng liền sau đó chặc lưỡi mặc kệ!”. Trên đường đưa vợ về nhà, thấy người ta tò mò nhìn ngó, “hắn lại lấy vậy làm thích ý làm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình. Niềm vui át hẳn nỗi lo, đến nỗi anh ta không hiểu được tại sao vợ lại buồn, mẹ lại khóc: “Chán quá chẳng đâu vào đâu tự nhiên cũng khóc”.
Bỗng nhiên “nhặt” được vợ, hạnh phúc đến với Tràng quá lớn và quá đột ngột. Mãi đến sáng hôm sau anh ta vẫn còn thấy “trong người êm ái lửng lơ như người vừa ờ trong giấc ma di ra”. Và cùng với niềm vui, ý thức về bổn phận, về trách nhiệm đối với cái tổ ấm của mình, cũng nảy sinh. Anh ta thấy thương yêu gắn bó với mọi người, với cái nhà, cái sân, khoảnh vườn của mình một cách lạ lùng. “Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người”
Buồn tủi nhất là tâm trạng của người vợ Tràng “nhặt” được. Lấy chồng là chuyện thiêng liêng là sự phó thác cả cuộc đời minh cho người đàn ông mà mình yêu quý. Vậy mà chị ta nào có biết Tràng là ai, tốt xấu thế nào đâu. Chỉ một câu hò bâng quơ và mấy bát bánh đúc riêu cua là theo ngay về, Cái đói đã đẩy người đàn bà đến chỗ chẳng còn biết xấu hổ là gì, mất hết ý thức tự trọng, thấy mình không hơn gì cái rơm cái rác, người ta có thể “nhặt” được nơi đầu đường, xó chợ… Tác giả “Vợ nhạt” quả đã sáng tạo được một tình huống truyện thật độc đáo. Một tình huống vừa rất hiện thực, vừa mang nhiều ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
Lên án tội ác của bọn đế quốc Nhật Pháp đã gây ra cho nhân dân ta nạn đói khủng khiếp mùa xuân năm 1945, đã là đề tài của hàng loạt tác phẩm thơ văn sau Cách mạng tháng Tám, 1945 (Thơ Văn Cao, truyện ngăn, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi. ..v.v.) Với Vợ nhặt, Kim Lân đã giải quyết đề tài ấy một cách riêng vừa vô cùng cảm động, vừa buộc người ta đọc phải suy nghĩ nhức nhối, day dứt mãi, lớp thanh thiếu niên ngày nay đọc chắc không thể tưởng tượng nổi cái giá của con người đã cd lúc rẻ mạt đến thế. Nghĩa là không bằng con vật. Cái Tý của Chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố vẫn còn cao giá hơn nhiều. Chỉ vài bát bánh đúc mà thành vợ hẳn hoi, thân phận con người như thế có hơn gì cỏ rác. Bọn phát xít thực dân đã từng đấy nhân dân ta đến nông nỗi như thế đấy. Lời kết tội của Vợ nhặt thật là ngắn gọn sâu sắc thấm thía biết bao!
Nhưng chủ đề của Vợ nhặt không chỉ cổ thế. Tình huống truyện đã đặt nhân vật kề bên nanh vuốt của cái chết. Một không khí chết chóc cứ len lỏi trong tác phẩm vớimùi khói,khét lẹt của những đống rấm trong nhà có người chết lan tới và tiếng hờ khóc ngoài xóm lọt vào tỉ tê lúc to lúc nhỏ… Nhưng qua tâm trạng của các nhân vật, nhất là Tràng và bà cụ Tứ, thấy người dân lao động tin ở sự sống, vẫn hy vọng ở tương lai, cũng khao khát một tổ ấm gia đình để được thương yêu nhau và cùng chia sẻ vui buồn, để có bổn phận với nhau cũng như có trách nhiệm với đời…
Đó là bản chất lạc quan của nhân dân lao động. Một chủ nghĩa lạc quan có căn cứ gì rõ rệt – “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời“. – Vẫn tồn tại dai dẳng ở những con người luôn sống hết mình với cuộc sống trong lao động và đấu tranh để sinh tồn. Niềm tin tưởng lạc quan ấy cuối cùng đã gặp được ánh sáng của cách mạng với lá cờ Việt Minh bay phấp phới báo hiệu cuộc đổi đời vĩ đại của dân tộc đang sắp sửa.
11. Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt - mẫu 3
Sự thành công của mỗi truyện ngắn có sự góp mặt của nhiều yếu tố, trong yếu tố đóng vai trò then chốt là: tình huống, nhân vật và cách trần thuật, nhà văn có những điểm mạnh riêng để tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm mình. Kim Lân đã rất thành công trong các truyện ngắn của mình khi sáng tác được những tình huống truyện đặc sắc. Đọc Vợ nhặt của Kim Lân ta cảm rõ điều đó.
Trong Vợ nhặt của Kim Lân, tình huống truyện đã giúp nhà văn xây dựng bộc lộ sâu sắc tính cách và tâm lí nhân vật. Đồng thời gúp ông bộc lộ tâm tư ti và những điều mà bản thân ông muốn gửi gắm cho bạn đọc. Truyện cũng thế mà hấp dẫn hơn. Tình huống của Vợ nhặt thể hiện ngay ở tên truyện. Một anh nông dân “nhặt” được vợ. Mà nào anh ta có bảnh bao hấp dẫn gì: vừa nghèo, vừa xấu trai, lại là dân ngụ cư. Vậy mà chỉ “tầm phơ tầm phào” mấy câu mà có vợ theo về.
Sự hấp dẫn của tình huống truyện trước hết là ở đó. Như một nghịch lý, nó gây ngạc nhiên cho mọi trường trong xóm ngụ cư, cho bà cụ Tứ, mẹ Tràng cho cả bản thân Tràng là kẻ đã “nhặt” được vợ. “... người trong xóm lạ lắm: Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán…”Đến khi hiểu ra là Tràng có vợ theo về, thì họ lại càng ngạc nhiên hơn Người thì “cười lên rung rúc”. Người lại lo dùm cho anh ta “Ôi chao ! đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thời này không ?”.
Bà cụ Tứ hiểu tình cảm con mình hơn ai hết nên càng khó tin Tràng có vợ, có người đàn bà đứng ngay ở đầy giường con mình, bà cụ cứ ngơ ngác tự hỏi: “Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ ? Sao lại chào mình bằng u? Ai thế nhỉ? “ Bà cụ làm sao hiểu nổi. Nghèo như con bà ai người ta thèm lấy có vợ được. Vả lại trời làm đói khát thế này, nuôi thân chẳng nổi, lấy gì vợ nuôi con? Bản thân Tràng cũng lấy làm lạ cho mình. Nhìn vợ, ngồi ngay giữa nhà, anh ta “vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư ?”.
Đúng là một tình huống lạ. Nhưng khi hiểu ra rồi thì lại thấy có gì đáng ngạc nhiên đâu. Cái lý do dễ hiểu biết bao, nhưng cũng buồn tủi biết bao, tội nghiệp bao! Điều này, bà cụ tứ sống gần hết đời người phải làm bạn với cái nghèo mới sự thấm thía: “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiều cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con trong lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Con mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhem của bà cụ rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau cho qua được cơn đói khát này không ?”.
Lòng bà cụ thật là ngổn ngang trăm mối: vừa mừng vừa lo, vừa vui vừa tủi. Mừng vui vì dù sao con mình có có vợ, điều mà bổn phận làm mẹ bà đã không lo nổi cho con: “ ừ, thôi thì các con đã phải duyên kiếp với nhau, u cũng mừng ". Nhưng lo buồn, tủi nhục vì “người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được...”. Như thế là tình huống truyện đã làm bộc lộ sâu sắc tâm trạng, tính cách các nhân vật. Bà cụ Tứ do từng trải nhiều nên tâm lí diễn biến phức tạp hơn cả. Còn Tràng thì lo ít, vui nhiều. Mới đầu cũng “chợn”, nhưng liều sau đó chặc lưỡi kệ !”. Trên đường đưa vợ về nhà, thấy người ta tò mò nhìn ngó, “hắn lại vậy làm thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình”. Niềm vui át hẳn nỗi lo, đến nổi anh ta không hiểu được tại sao vợ lại buồn, mẹ lại khóc: “Chán quá, chẳng đâu vào đâu tự nhiên cũng khóc !”.
Bỗng nhiên “nhặt” được vợ, hạnh phúc đến với Tràng quá lớn và quá đột ngột. Mãi đến sáng hôm sau anh ta vẫn còn thấy “trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”. Và cùng với niềm vui, ý thức về bổn phận, về trách nhiệm đối với cái tổ ấm của mình, cũng nảy sinh. Anh ta thấy thương yêu gắn bó với mọi người, với cái nhà, cái sân, khoảnh vườn của mình một cách lạ lùng. “Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người”.
Buồn tủi nhất là tâm trạng của người vợ Tràng “nhặt” được. Lấy chồng chuyện thiêng liêng là sự phó thác cả cuộc đời mình cho người đàn ông mình yêu quý. Vậy mà chị ta nào có biết Tràng là ai, tốt xấu thế nào đâu. Chỉ một câu hò bâng quơ và mấy bát bánh đúc riêu cua là theo ngay về. Cái đói đã đẩy người đàn bà đến chỗ chẳng còn biết xấu hổ là gì, mất hết ý thức tự thấy mình không hơn gì cái rơm cái rác, người ta có thể “nhặt” được ngoài đường, xó chợ...
Nhưng chủ đề của Vợ nhặt không chỉ có thế. Tình huống truyện đã đặt nhân vật kề bên nanh vuốt của cái chết. Một không khí chết chóc cứ len lỏi trong tác phẩm với mùi khói, khét lẹt của những đống rấm nhà có người chết lan tới và tiếng hờ khóc ngoài xóm lọt vào tỉ tê lúc to lúc nhỏ... Nhưng qua tâm trạng của các nhân vật, nhất là Tràng và bà cụ Tứ, thấy người dân lao động tin ở sự sống vẫn hi vọng ở tương lai, cũng khao khát một tổ ấm gia đình để được thương yêu nhau và cùng chia xẻ vui buồn, để có bổn phận với nhau cũng như có nhiệm với đời...
Đó là bản chất lạc quan của nhân dân lao động. Một chủ nghĩa lạc quan có căn cứ gì rõ rệt “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”… vẫn tồn tại dai dẳng ở những con người luôn sống hết mình với cuộc sống trong lao động và đâu tranh để sinh tồn. Niềm tin tưởng lạc quan ấy cuối cùng đã gặp được ánh sáng của cách mạng với lá cờ Việt Minh bay phấp phới báo hiệu cuộc đổi đời vĩ đại của dân tộc đang sắp sửa.
Bà cụ Tứ càng để lại cho người đọc những thiện cảm tốt đẹp. Thấy con lấy vợ trong hoàn cảnh khó khăn, bà không khỏi bùi ngùi, thương xót: “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái, mở mày mở mặt sau này. Còn mình thì..”. Nhưng, bà thực sự vui mừng khi con trai bà đã yên bề gia thất: “Bà lão nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo, u ám của bà rạng rỡ hẳn lên...”. Rồi trong bữa cơm, cả ba mẹ con đều quên đi hiện thực đau lòng để hướng đến một tương lai tươi đẹp hơn: “Tràng ạ. Khi nào có liền ta mua lấy đôi gà. Tau tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này, ngoảng đi ngoảng lại, chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...”
Nghĩ đến cái sống, không nghĩ đến cái chết là ở chỗ đấy. Bà cố gắng xua đi lại thực hãi hùng, để nhen nhóm niềm tin vào cuộc sống cho các con. Tuy nhiên món chè cám đã nhắc họ về với thực tại. Chao ôi, chè cám! Phải đói đến một mức nào đó, người ta ăn cám mới cảm thấy ngon! Cuộc sống khắc nghiệt, đày đọa bắt họ phải sống cuộc sống loài vật, nhưng nào có dập tắt được phần Người đáng quý trong mỗi con người. Cái phần Người ấy sẽ giúp họ vượt qua đoạn khó khăn này. Sẽ lại thiếu sót nêu bỏ qua hình ảnh những người nông dân trên đê Sộp cùng nhau đi phá kho thóc, khi nói đến những kể hấp hối trong vòng tử địa vẫn hướng tới cuộc sống.
Đó là hình ảnh không hề ngẫu nhiên chút nào, được nhà văn chẩn bị từ trước. Nó là dấu hiệu của “bước đường cùng”, không còn cách giành sự sống nào khác, phải vùng dậy đấu tranh, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tràng thấy “ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu” bởi anh chưa bắt được mạch nguồn cách mạng. Trước mắt người đọc lúc này, sự sống trở thành mục đích chung của mọi người; họ đấu tranh, đoạn tuyệt dứt khoát với cái chết. Và chắc chắn, mẹ con Tràng sẽ tiếp nối dòng người kia, giành sự sống cho mình.
Có thể khẳng định, truyện ngắn Vợ nhặt là một thành công của Kim Lân. Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông cũng là đỉnh cao của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Người đọc nhớ mãi một Vợ nhặt với tình huống truyện độc đáo và chất nhân văn cao cả của tác phẩm.
12. Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt - mẫu 4
Trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, Kim Lân trở thành một gương mặt độc đáo, chứng tỏ quy luật thú vị: Sáng tác nghệ thuật “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Kim Lân viết không nhiều, trong 50 năm lao động nghệ thuật, ông chỉ có hai tập truyện ngắn nhưng mỗi tác phẩm của ông ra đời luôn tạo được ấn tượng sâu sắc cho độc giả. Trong đó Vợ nhặt là tác phẩm tiêu biểu nhất, hội vụ, kết tinh tài năng nghệ thuật của Kim Lân. Truyện ngắn này hấp dẫn người đọc ngay từ tình huống truyện độc đáo.
Truyện ngắn Vợ nhặt từng được nhiều người không ngần ngại gọi là kiệt tác, thần bút. Vợ nhặt có tiền thân và truyện Xóm ngụ cư được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám. Người Việt Nam ai đã từng sống qua năm 1945 chắc khó có thể quên nạn đói khủng khiếp cướp đi sinh mạng hai triệu đồng bào. Nếu Cách mạng tháng Tám là một cơn bão táp lịch sử lớn thì đứng trước cơn bão ấy dân tộc ta đã phải trải qua không khí ngột ngạt, cùng cực của cái đói. Đó chính là bối cảnh hiện thực của truyện ngắn Vợ nhặt. Dựa trên nền hiện thực ấy Kim Lân đã sáng tạo tình huống truyện độc đáo để diễn tả niềm vui, hạnh phúc và khát vọng sống ở những người lao động nghèo khổ.
Tình huống truyện là sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo theo lối lạ hóa. Nói như Nguyễn Minh Châu, “tình huống truyện là lát cắt, là khúc của đời sống nhưng qua đó, ta hiểu được trăm năm của đời thảo mộc”. Có thể nói tình huống là một môi trường để nhân vật bộc lộ sắc nét tính cách của mình. Trong truyện Vợ nhặt, đó là tình huống “nhặt” được vợ.
Truyện ngắn thông thường được xây dựng trên một tình huống độc đáo. Chính từ đây tính cách và số phận của nhân vật, chủ đề tác phẩm được thể hiện rõ nét. Tính cách độc đáo, tình huống truyện mà Kim Lân sáng tạo nên ngay từ cái tên tác phẩm Vợ nhặt. Xưa nay lấy vợ lấy chồng luôn được xem là sự kiện hệ trọng của một đời người. Vậy mà Tràng bỗng dưng nhặt được vợ về như nhặt một thứ rơi vãi ngoài đường. Một người đàn ông nghèo túng, xấu xí, lại là dân ngụ cư thế mà được một người đàn bà tự nguyện theo về làm vợ hẳn hoi. Kỳ lạ hơn nữa là Tràng dám đem vợ về giữa những ngày đói kém, khi cái chết vì đói đang rình rập đe dọa. Kim Lân mở đầu truyện bằng một cuộc trở về đầy lạ lùng.
So với những lần trước thì lần trở về này chẳng có gì khác về thời gian, về con đường quanh co nhưng lần này Tràng mang một tâm trạng khác hẳn. Niềm khấp khởi trong lòng người đàn ông nghèo khổ được vợ ấy toát lên nơi gương mặt, ánh mắt: “mặt hắn có vẻ gì phởn phơ khác thường”. Hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Phút chống Tràng quên hết đòi khổ ê chề trước mắt mà chỉ thấy tình nghĩa với người đàn bà đi bên. Phải thấu hiểu và trân trọng niềm hạnh phúc ở người dân nghèo khổ đến chừng nào mới diễn tả được cảm giác này “một cái gì mới mẻ lạ lẫm mơn man khắp da thịt Tràng tựa hồ có một bàn tay vuốt nhẹ sống lưng”.
Sự xuất hiện của người đàn bà ấy đã khuấy động lên cái không khí tối sầm của xóm ngụ cư nghèo khổ. Bọn trẻ con chạy theo trêu Tràng, còn người lớn thì xôn xao bàn tán. Thoạt đầu họ nghĩ là bà con Tràng nhưng rồi dáng vẻ e thẹn, ngượng ngùng của người đàn bà đã mách người ta về sự thực. Một lúc sau bỗng có tiếng cười lên rung rúc “Hay là vợ anh cu Tràng” Ừ khéo là vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để”.
Kim Lân đã quan sát tài tình một tình huống thú vị và diễn tả nó đúng bằng lời ăn tiếng nói của người quê. Sự xuất hiện của người đàn bà lạ khiến mọi người xóm ngụ cư ngạc nhiên đã đành, thú vị hơn nữa là chính Tràng cũng ngạc nhiên. Người trong cuộc, người đã dẫn vợ về mà cứ ngạc nhiên với việc mình đã có vợ. Khi đã đem người đàn bà vào nhà nhìn thị ngó ngoáy giữa nhà mình mà Tràng cứ đi ra đi vào suy nghĩ vẩn vơ. “Ra hắn có vợ rồi đấy ư? Hà!”. Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng chỉ “tầm phơ tầm phào”, đâu có hai bận ấy thế mà thành vợ thành chồng. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ Tràng đâu đã được một người con gái nào để ý đến.
Thậm chí đến sáng hôm sau ngày có vợ Tràng vẫn chưa hết ngạc nhiên. Buổi sáng ấy, Tràng trở dậy muộn hơn, trong người cảm thấy lửng lơ êm ái như vừa trong giấc mơ đi ra. “Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải”. Người đàn ông nghèo khổ ấy chưa thể thích ứng với niềm vui khá mới mẻ, với bước ngoặt quá đột ngột trong đời mình.
Tại sao có sự việc lạ lùng trên, có những sự ngạc nhiên ấy? Như thể giải đáp cho người đọc, Kim Lân ngược dòng thời gian hai lần tầm phơ tầm phào mà nên vợ nên chồng. Ở đây, chúng ta được chứng kiến nghệ thuật đảo ngược trình tự thời gian của Kim Lân. Chuyện Tràng có được vợ thật buồn cười, chỉ hai lần tình cờ gặp gỡ, chỉ mấy câu nửa đùa nửa thật mà người đàn bà nọ bám lấy Tràng, đã sẵn sàng trao gửi cuộc đời mình nơi Tràng. Nhưng nghĩ ra ta thấy thị còn biết bám vào đâu nữa. Dân gian có câu Chết đuối bám phải cọc thì chính là là tình cảm của người phụ nữ này. Đằng sau tiếng cười, người đọc nhận ra một sự thật xót xa, đó chính là cái đói và chỉ có cái đói khủng khiếp là tác nhân duy nhất để đẩy hai con người ấy lại gần nhau rồi nên vợ nên chồng.
Đây chẳng có màu sắc của tình yêu hay tình nghĩa, chỉ hai lần gặp gỡ mà người đàn bà nọ biến đổi khác hẳn. Lần trước thì còn lon ton chạy lại đẩy xe cho Tràng, còn liếc mắt cười tít khiến chàng sung sướng lắm. Nhưng lần sau vừa thấy Tràng đang uống nước ở cổng chợ tỉnh thì thị từ đâu sầm sầm chạy đến rồi sưng sỉa trách móc. Cái đói đã làm thị tiều tụy, hốc hác khiến Tràng chưa thể nhận ra “hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy xọp hẳn đi. Trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ thấy còn hai con mắt”. Khi được mời ăn hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng rực lên. Thị sà xuống ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.
Quả là cái đói khiến con người ta mất hết thể hiện, quên hết tình tứ. Chính từ đấy ta nhận ra một phần giá trị hiện thực lớn lao của truyện ngắn Vợ nhặt. Câu chuyện của người phụ nữ này sống dậy thảm cảnh đói năm 1945 mà dân tộc ta đã phải gánh chịu. Cũng từ đây chúng ta hiểu vì sao Kim Lân không đặt cho người vợ nhặt của Tràng một cái tên riêng mà lại dùng đại từ chung là “thị”. Nào cần một cái tên riêng cho thân phận người phụ nữ này vì ở thị có bóng dáng của bao người phụ nữ lúc bấy giờ. Không biết bao nhiêu người vì cái đói vì sự sinh tồn cũng đành cư xử như thị. Trong thảm cảnh ấy, thị không hơn gì một cái rơm, cái rác mà người ta có thể nhặt được ở nơi đầu đường xó chợ.
Phải chăng đó là ý nghĩa tiêu biểu, điển hình của nhân vật. Dẫu sao chuyện nên vợ nên chồng cũng đã thành sự thật. Trở về hiện tại, người đọc chúng ta lại đứng trước sự chờ đợi mới “liệu bà cụ Tứ có chấp nhận người vợ nhặt của Tràng không?”. Cuộc sống của gia đình này rồi đây sẽ ra sao, mọi người cư xử với nhau như thế nào. Kim Lân đã đặt các nhân vật của mình vào tình huống thử thách éo le để khám phá vẻ đẹp của tình huống, của khát vọng hạnh phúc. Ở đây là rách ít đùm rách nhiều. Ngay mẹ con Tràng cũng đang lo lắng với miếng ăn, chuyện cái chết vì đói đe dọa. Vậy mà họ vẫn sẵn sàng che chở, cưu mang người đàn bà ấy.
Bà cụ Tứ vui vẻ chấp nhận người con dâu, ai ủi, động viên vợ chồng Tràng chịu khó bảo nhau mà làm ăn. Buổi tối ấy ngọn đèn dầu được thắp lên trong căn nhà lạnh lẽo, tăm tối bấy lâu nay. Ánh sáng của ngọn đèn hay chính là ánh sáng của niềm vui mang đến với những con người nghèo khổ. Từ tình huống này, Kim Lân đã khẳng định được rằng những người đó không hướng đến cái chết mà chỉ hướng đến sự sống, dù phải ở hoàn cảnh đói khổ nghiệt ngã đến mấy người dân lao động vẫn biết vui với những gì mình đang có, vẫn lấp lánh niềm tin vào tương lai.
Thiên truyện khép lại bằng hình ảnh Tràng ngồi tư lự nhớ đến Việt Minh. Trong đầu Tràng vẫn thấy hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới. Vậy là Kim Lân đã mở ra trước mắt các nhân vật của mình dự cảm về sự đấu tranh, về sự đổi đời. Không biết bà cụ Tứ, không biết vợ chồng Tràng có vượt qua nổi cơn đói mà sống đến ngày cách mạng thành công hay không? Dẫu sao khép lại trang cuối cùng của truyện ngắn Vợ nhặt người đọc vẫn mong, vẫn tin rằng họ sẽ là một trong số những người góp phần làm nên cơn bão táp Cách mạng tháng Tám.
Là hạt nhân của cấu trúc thể loại, tình huống truyện trong Vợ nhặt đóng vai trò rất quan trọng giúp nhà văn dựng được chân dung nhân vật một cách sắc nét đồng thời thể hiện được tự nhiên, sâu sắc tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Đến với truyện ngắn Vợ nhặt, chúng ta bắt gặp một cái nhìn ưu ái của người lao động, một ngòi bút tài hoa khi dựng tình huống, khi tả cảnh, tả người, Kim Lân cứ dẫn người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Vợ nhặt gồm nhiều tình huống được thay đổi linh hoạt nhờ sự tổ chức nghệ thuật của nhà văn. Bởi thế đây là tác phẩm đa dạng đan xen nhiều màu sắc thẩm mỹ. Ở đây có đen tối nghiệt ngã khác thường mà cũng tươi sáng lấp lánh lạc quan, vừa hài mà cũng vừa bi. Nói cách khác, đây là câu chuyện cười ra nước mắt để người đọc thấm thía hơn cái nghèo, cái đói và niềm vui sống đáng quý của người dân lao động.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Top 9 bài phân tích Vội vàng khổ 2 siêu hay
Top 8 bài phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt siêu hay
Top 11 bài phân tích khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ hay nhất
Top 6 bài phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình
Top 13 bài phân tích Đây thôn Vĩ Dạ hay chọn lọc
Top 6 bài phân tích hình ảnh đôi bàn tay Tnú hay chọn lọc
Top 20 mẫu phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
(Hay nhất) phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng - Chiếc thuyền ngoài xa
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Top 15 bài phân tích Thương vợ của Tú Xương hay nhất
- Top 11 bài phân tích Vội vàng của Xuân Diệu
- Cảm nhận bài thơ Vội vàng hay nhất
- Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng siêu hay
- Cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng hay chọn lọc
- Phân tích khổ cuối bài Vội vàng
- Cảm nhận khổ thơ cuối bài Vội vàng
- Phân tích Vội vàng khổ 1 hay nhất
- Phân tích Vội vàng khổ 2 siêu hay
- Kết bài Vội vàng hay chọn lọc
- Mở bài Vội vàng siêu hay
- Phân tích bài thơ Tự tình siêu hay
- Top 10 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
- Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
- Top 10 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
- Top 11 bài phân tích đoạn 3 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 2 Tây Tiến hay chọn lọc
- Cảm nhận đoạn 3 Tây Tiến hay nhất
- Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến hay nhất
- Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây tiến hay nhất
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến
- Phân tích Việt Bắc hay nhất chọn lọc
- Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc siêu hay
- Phân tích Câu cá mùa thu hay chọn lọc
- Phân tích Nhàn hay nhất
- Phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích tâm trạng nhân vật Liên hay và xúc tích
- Cảm nhận cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn hay chọn lọc
- Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong tác phẩm Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ hay nhất
- Tóm tắt Hai đứa trẻ siêu hay
- Kết bài Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích nhân vật An Dương Vương đầy đủ nhất
- Phân tích nhân vật ông Hai hay nhất
- Phân tích Làng Kim Lân đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích Chiếc lược Ngà chọn lọc nhất
- Cảm nhận Câu cá mùa thu hay nhất
- Phân tích bài thơ Tỏ lòng hay nhất
- Cảm nhận về Tiểu đội xe không kính hay nhất
- Phân tích Bài ca ngất ngưởng hay nhất
- Phân tích Đoàn thuyền đánh cá hay nhất
- Phân tích bài thơ Đất nước hay chọn lọc
- Phân tích Cảnh ngày hè hay nhất
- Phân tích bài thơ Đồng chí hay nhất
- Phân tích Sóng đầy đủ và chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
- Phân tích khổ 5 6 bài Sóng hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích 3 khổ cuối bài Sóng hay chọn lọc
- Cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Sóng hay nhất
- Mở bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng Sóng hay nhất
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng
- Phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng siêu hay
- Phân tích khổ 5 6 7 bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Bếp lửa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ về mẹ hay nhất
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Phân tích Hạnh phúc của một tang gia hay nhất
- Phân tích Người lái đò sông Đà hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng hay nhất
- Tóm tắt Lặng lẽ Sapa ngắn gọn xúc tích
- Tóm tắt Chí Phèo ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù
- Phân tích nhân vật Chí Phèo ngắn gọn
- Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
- Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích truyện ngắn Chí Phèo hay sâu sắc
- Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo siêu hay
- Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo sâu sắc nhất
- Cảm nghĩ về tình bạn hay chọn lọc
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang siêu hay
- Thuyết minh về hoa mai ngày Tết siêu hay
- Thuyết minh về cây hoa đào hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Ánh trăng siêu hay
- Thuyết minh về cây bút bi siêu hay
- Hãy kể về 1 kỉ niệm sâu sắc trong lòng em (10 mẫu)
- Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam hay nhất
- Phân tích Độc Tiểu Thanh kí siêu hay
- Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học
- Thuyết minh về cái phích nước siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc nón lá hay chọn lọc
- Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến siêu hay
- Viết đoạn văn về bạn thân bằng tiếng Anh
- Cảm nghĩ về mùa xuân siêu hay
- Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước siêu hay
- Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền siêu hay
- Thuyết minh về cái quạt siêu hay
- Thuyết minh về cái kính hay nhất
- Kể về một người thân của em hay nhất
- Thuyết minh về thể thơ lục bát hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc cặp sách siêu hay
- Kể về một việc tốt mà em đã làm
- Vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế (7 mẫu)
- Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du siêu hay
- Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết hay chọn lọc
- Tả cảnh mùa xuân hay chọn lọc
- Bài văn kể về mẹ hay nhất
- Thuyết minh về bánh chưng hay và ngắn gọn
- Phân tích Vợ chồng A Phủ cực hay
- Cảm nhận Vợ chồng A Phủ siêu hay
- Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân hay nhất
- Tóm tắt Vợ chồng A Phủ hay nhất
- Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị cực hay
- Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ hay chọn lọc
- Cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
- Top 37 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ hay
- Phân tích nhân vật A Phủ hay chọn lọc
- Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
- Cảm nhận nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân siêu hay
- Cảm nhận của em về sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân
- Vợ chồng A Phủ: tác giả, tác phẩm
- Phân tích Phú sông Bạch Đằng siêu hay
- Phân tích Lưu biệt khi xuất dương hay nhất
- Phân tích Hầu trời siêu hay
- Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích Vợ nhặt hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ hay nhất
- Phân tích nhân vật Thị siêu hay
- Tóm tắt Vợ nhặt ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
- Mở bài Vợ nhặt hay nhất
- Kết bài Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt
- Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận của anh chị về nhân vật Tràng trong đoạn trích sáng hôm sau
- Cảm nhận về khát vọng sống của người Vợ nhặt (3 mẫu)
- Phân tích nhân vật Tràng sáng hôm sau
- Phân tích đoạn 3 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích đoạn 2 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Sơ đồ tư duy Bình Ngô đại cáo
- Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo hay nhất
- Phân tích Bình ngô đại cáo đoạn 4 siêu hay
- Cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích Chiều tối hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Chiều tối siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Chiều tối hay chọn lọc
- Nghị luận văn học Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu cuối bài Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu đầu bài Chiều tối siêu hay
- Top 17 mẫu mở bài Chiều tối siêu hay
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối
- Top 14 mẫu nghị luận về vấn đề bạo lực học đường hay nhất
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Nhớ Rừng hay chọn lọc
- Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi hay chọn lọc
- Phân tích Tràng Giang hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Tràng giang siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Tràng Giang hay chọn lọc
- Phân tích khổ 1 Tràng Giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang siêu hay
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang
- Phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
- Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết hay chọn lọc
- Mẫu bài viết số 5 lớp 7 đầy đủ 5 đề
- Phân tích bài thơ Ông đồ hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng cây xà nu hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Quê hương lớp 8
- Thuyết minh về cây tre siêu hay
- Nghị luận về tinh thần tự học hay chọn lọc
- Phân tích người đàn bà hàng chài siêu hay
- Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa hay chọn lọc
- Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất
- Cảm nhận về nhân vật người đàn bà làng chài hay nhất
- Phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng hay nhất
- Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Top 29 mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa hay sâu sắc
- Phân tích người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
- Phân tích nhân vật Phùng siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Những đứa con trong gia đình
- Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận của em về ước nguyện của tác giả trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
- Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn siêu hay
- Viết đoạn văn ngắn về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước
- Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Phương Định hay chọn lọc
- Nghị luận về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về bệnh vô cảm siêu hay
- Phân tích bài thơ Sang thu hay chọn lọc
- Thuyết minh về một món ăn siêu hay
- Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội
- Phân tích bài thơ Từ ấy khổ 1 siêu hay
- Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay chọn lọc
- Viết bài tập làm văn số 6 lớp 8 hay chọn lọc
- Phân tích 12 câu đầu Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên
- Mở bài Trao duyên siêu hay
- Phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên hay chọn lọc
- Cảm nhận 8 câu thơ cuối bài Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu giữa đoạn trích Trao duyên siêu hay
- Phân tích Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong Trao duyên
- Phân tích Chí khí anh hùng siêu hay
- Cảm nhận khổ 1 bài Nói với con siêu hay
- Nghị luận xã hội về tinh thần lạc quan
- Phân tích nhân vật Trương Phi hay chọn lọc
- Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó hay chọn lọc
- Giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước siêu hay
- Nghị luận Đây thôn Vĩ Dạ siêu hay
- Phân tích bài thơ Ngắm trăng siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công
- Thuyết minh về một lễ hội ở địa phương em
- Chứng minh câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên
- Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công siêu hay
- Suy nghĩ về những người không chịu thua số phận siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn hay và ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách siêu hay
- Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn (3 mẫu)
- Nghị luận về nghiện game siêu hay
- Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng siêu hay
- Giải thích Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
- Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm siêu hay
- Nghị luận khuyên bạn học tập chăm chỉ hơn
- Nghị luận về lòng nhân ái hay sâu sắc
- Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước siêu hay
- Nghị luận về đồng cảm và chia sẻ siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Người trong bao siêu hay
- Nghị luận về trang phục và văn hóa hay chọn lọc
- Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lênin học học nữa học mãi
- Hãy nói không với các tệ nạn xã hội siêu hay
- Nghị luận tình thương là hạnh phúc của con người siêu hay
- Nghị luận về lòng bao dung hay chọn lọc
- Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn (4 mẫu)
- Văn mẫu Văn học là tình thương - Bài viết số 7 lớp 8 đề 2
- Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng
- Đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực siêu hay
- Nghị luận nói lời hay làm việc tốt ứng xử đẹp là những nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay
- Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn chọn lọc
- Nghị luận sống giản dị giúp ta tìm thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về dịch Covid19 siêu hay
- Nghị luận học đi đôi với hành siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Trình bày suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
- Phân tích 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú
- Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh
- Nghị luận về ước mơ siêu hay
- Viết đoạn văn về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về lời cảm ơn siêu hay
- Đọc hiểu: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi
- Nghị luận về lối sống có trách nhiệm siêu hay
- Các bài văn nghị luận xã hội lớp 9
- Nghị luận về tác dụng của việc đọc sách siêu hay
- Nghị luận ý nghĩa của cuộc sống hòa bình siêu hay
- Nghị luận về sống cống hiến hay chọn lọc
- Tóm tắt bài Cổng trường mở ra siêu hay
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Tóm tắt bài Sống chết mặc bay ngắn gọn
- Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ siêu hay
- Tóm tắt văn bản Tôi đi học siêu hay
- Tóm tắt văn bản Lão Hạc ngắn gọn
- Phân tích nhân vật chị Dậu hay chọn lọc
- Phân tích Vào phủ chúa Trịnh hay chọn lọc
- Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
- Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
- Nghị luận về sống đẹp siêu hay
- Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê ngắn gọn
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên
- Thuyết minh về cái kéo siêu hay
- Văn học dân gian là gì?
- Soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngắn nhất
- Tóm tắt Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu siêu hay
- Đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước hay chọn lọc
- Đoạn văn về tình mẫu tử lớp 8 hay chọn lọc
- Thuyết minh về con trâu siêu hay
- Phân tích Tuyên ngôn độc lập siêu hay
- Ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên siêu hay
- Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về một lối sống lành mạnh
- Thuyết minh về con mèo hay chọn lọc
- Thuyết minh về đồ dùng học tập siêu hay
- Cảm nghĩ về đêm trăng Trung thu siêu hay
- Nghị luận về rác thải nhựa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương siêu hay
- Cách trình bày đoạn văn: Diễn dịch - quy nạp - song hành - móc xích - tổng phân hợp
- Soạn văn 8 Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Phân tích Chiếu cầu hiền siêu hay
- Nghị luận xã hội về tính tự ti và tự phụ siêu hay
- Phân tích nhân vật Đăm Săn siêu hay
- Soạn bài Khóc Dương Khuê
- Trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa siêu hay
- Viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình siêu hay
- Soạn Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em sau khi học văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát siêu hay
- Phân tích hình tượng vua Quang Trung siêu hay
- Đoạn văn về bạo lực học đường siêu hay
- Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Tóm tắt đoạn trích Uy-lít-xơ trở về hay chọn lọc
- Biểu cảm về thầy cô siêu hay
- Biểu cảm về cây phượng siêu hay
- Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng
- Cảm nghĩ về ngôi trường em đang học cấp 2 siêu hay
Bài viết hay Văn xuôi
Top 24 bài nghị luận về tinh thần tự học hay chọn lọc
Top 7 bài phân tích Tuyên ngôn độc lập siêu hay
Top 7 mẫu đóng vai bé Thu kể lại chuyện Chiếc lược ngà hay nhất
Top 9 bài phân tích nhân vật Phùng siêu hay
Top 11 bài kể lại một kỉ niệm sâu sắc về tình cảm gia đình siêu hay
Viết đoạn văn cảm nghĩ về nụ cười của mẹ lớp 7