Top 4 bài phân tích Tôi đi học siêu hay
Phân tích văn bản Tôi đi học
Phân tích Tôi đi học - Tôi đi học là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của tác giả Thanh Tịnh. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn một số bài văn mẫu phân tích truyện ngắn Tôi đi học cũng như dàn ý phân tích truyện ngắn Tôi đi học để các bạn có thêm tài liệu tham khảo khi học tập và nghiên cứu tác phẩm.
Truyện ngắn Tôi đi học kể về những cung bậc cảm xúc của nhân vật tôi trong ngày đầu khai trường. Tác phẩm được viết dưới dạng hồi ký ghi lại cảm xúc và những kỷ niệm đẹp, đáng nhớ của tuổi thơ trong ngày đầu đi học. Sau đây là các mẫu bài phân tích văn bản Tôi đi học siêu hay đã được Hoatieu tổng hợp, xin chia sẻ đến bạn đọc.
1. Dàn ý phân tích truyện ngắn Tôi đi học
A. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Tôi đi học” là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Thanh Tịnh.
Khái quát nội dung, nghệ thuật chính của tác phẩm: Tác phẩm là dòng hồi tưởng về những kỉ niệm trong sáng của ngày đầu tiên đi học.
B. Thân bài:
Luận điểm 1: Cảm nhận về nội dung: Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đến trường
* Tâm trạng nhân vật tôi trên con đường tới trường
- Thiên nhiên: Những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời được nhân vật “tôi” nhớ lại là thời điểm cuối thu, cây cối đang mùa thay lá. Những chiếc lá khô xào xạc trên đường tưởng như vô tri vô giác ấy đã trở thành những màu sắc thông điệp, thanh âm riêng hối gọi lòng người nhớ về ngày khai trường đầu tiên.
- Con người: Hình ảnh trực tiếp tác động đến tác giả để tác giả nhớ tới buổi khai trường của chính mình đó là hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè trong lần đầu tiên tới trường
- Tâm trạng nhân vật:
Nhớ về những kỉ niệm mơn man thuở bé của mình
Vui sướng, háo hức như buổi khai giảng của chính mình
- Những kỉ niệm của nhân vật tôi:
Tác giả nhớ rất rõ từng chi tiết trong khung cảnh trên con đường đến trường, sương thu và gió lạnh với con đường dài và hẹp dường như trở nên khác lạ trong đôi mắt trẻ thơ bởi một điều vô cùng đơn giản: “Hôm nay tôi đi học”.
Những suy nghĩ, hành động, từng cảm nhận về chính bản thân mình, từ bộ quần áo đến những hành trang mang theo đều cho thấy sự thay đổi, khôn lớn trong cậu bé nhưng đâu đó vẫn còn nét hồn nhiên, ngây thơ của một đứa trẻ lên 5.
* Tâm trạng nhân vật “tôi” khi tập trung ở sân trường
Cảm nhận của cậu học trò về ngôi trường đã có sự thay đổi rõ rệt, cậu vừa ngỡ ngàng, vừa cảm thấy nhỏ bé, lo sợ trước một ngôi trường đầy uy nghi, trang trọng trước mắt.
Cả cậu bé và những người bạn xung quanh đều “như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”. Hình ảnh so sánh thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ trong tâm hồn cậu bé và tâm trạng lo sợ, hoang mang trong bước đi đầu tiên của cuộc đời.
Những suy nghĩ, cảm nhận của cậu bé trước tất cả sự thay đổi, trước bạn bè, trước thầy cô vừa thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ, vừa bộc lộ tâm trạng bối rối, cảm xúc vừa háo hức vừa có chút bơ vơ, lạc lõng bởi đây là lần đầu tiên cậu xa mẹ.
* Tâm trạng nhân vật khi vào lớp và học bài học đầu tiên
Lớp học là một thế giới khác biệt, cách biệt với thế giới ở bên ngoài khung cửa. Ngồi trong lớp, cậu bé thấy xốn xang những cảm giác lạ và quen đan xen, trái ngược nhau bởi đó là giây phút sang trang của một tâm hồn trẻ dại, tạm biệt thế giới ấu thơ chỉ biết nô đùa, nghịch ngợm để bước vào thế giới tuổi học trò nghiêm chỉnh đầy khó khăn mà biết bao hấp dẫn.
⇒ Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc, không chỉ bởi sự hồn nhiên, ngây thơ mà còn bởi nó khiến mỗi chúng ta nhớ về tuổi thơ của chính bản thân mình.
Luận điểm 2: Cảm nhận về nghệ thuật
Nghệ thuật khắc họa tâm ký nhân vật vô cùng tinh tế
Sự kết hợp giữa phương thức tả và kể giúp cho cảm xúc, tâm trạng nhân vật được thể hiện một cách tự nhiên hợp lí.
C. Kết bài:
Khẳng định lại giá trị tác phẩm: “Tôi đi học” không chỉ hấp dẫn người đọc ở nghệ thuật kể chuyện, xây dựng hình ảnh, mà còn khơi gợi trong mỗi chúng ta những kỉ niệm riêng, đẹp đẽ, trong sáng của ngày tựu trường.
Liên hệ, đánh giá: Truyện ngắn “Tôi đi học” làm nên thành công cho nhà văn Thanh Tịnh.
2. Phân tích Tôi đi học - Mẫu 1
Tôi đi học là truyện ngắn giàu chất trữ tình của nhà văn Thanh Tịnh. Truyện không đi vào những biến cố, những xung đột xã hội gay gắt mà đó là những cung bậc cảm xúc khác nhau của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đến trường. Câu chuyện vì thế mặc dù nhẹ nhàng nhưng vẫn vô cùng sâu lắng, in những dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc.
Câu chuyện được bắt đầu bằng không gian thấm đẫm chất thu, không gian của tiếng trống khai giảng, của những ngày cắp sách đến trường: “hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường”. Từ những ngày của hiện tại, nhân vật tôi nôn nao nhớ về quá khứ, nhớ về ngày đầu tiên đến trường của mình. Sự thay đổi cả về tâm trạng và nhận thức của nhân vật tôi diễn ra theo từng chặng, phù hợp với cách đọc và tư duy của các bạn nhỏ, nhưng vẫn khiến người lớn thấy xúc động vì được sống lại những cảm giác về ngày đầu tiên đến trường của mình.
Sự thay đổi ấy trước hết là ở cảm giác về con đường đến trường: “con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”. Nhân vật tôi tự thấy bản thân đã thay đổi, đã trưởng thành, bởi vậy không chỉ khung cảnh thay đổi mà ngay cả những hoạt động hàng ngày của cậu như thả diều hay ra đồng nô đùa với chúng bạn đã không còn nữa. Trong nhận thức non nớt của mình, cậu bé nhận rằng bản thân đã chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa mới của cuộc đời, mình đã khôn lớn và trưởng thành hơn.
Trong bộ quần áo vải dù đen được mẹ bị chu đáo chuẩn bị, cậu thấy mình trang trọng và đứng đắn hơn. Tác giả đã thật tinh tế khi dùng hai từ “trang trọng” “đứng đắn” để diễn tả tâm trạng, sự trưởng thành của nhân vật tôi. Hành trình thay đổi nhận thức còn được thể hiện trong hành động hết sức đáng yêu của cậu bé, cậu cầm hai quyển vở trên tay đã thấy nặng nhưng còn yêu cầu “mẹ đưa bút thước cho con cầm” với ý nghĩ ngây thơ “chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước”. Ý nghĩ non nớt có chút buồn cười nhưng cũng thật đáng trân trọng của cậu bé.
Khi đến trường là một chuỗi những cung bậc cảm xúc khác nhau, cho thấy cậu bé là một người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm. Trước sân trường Mĩ Lí dày đặc người, ai cũng quần áo tươm tất, gương mặt tươi vui, sáng sủa, khiến cậu bé đâm ra lo sợ vẩn vơ. Có lẽ đây là cảm giác của bất cứ ai vào ngày đầu tiên đến trường, cảm giác cô đơn, lạc lõng, vừa muốn hòa cùng mọi người mà lại vừa lo lắng, sợ hãi. Nhưng đâu chỉ có cậu bé, những người bạn như cậu cũng như những chú chim non đứng nép bên người thân.
Khi đứng trước sân trường cảm giác “chơ vơ” lại dấy lên. Rồi khi được thầy thống đốc gọi tên nhân vật tôi giật mình, lúng túng, quả tim như ngừng đập. Và đáng yêu nhất chính là lúc cậu bé bất giác òa khóc lên nức nở khi sắp phải chia tay mẹ để vào lớp học. Cậu bé được bước vào một thế giới mới, rời xa thế giới quen thuộc có mẹ ở bên chăm sóc, đùm bọc.
Bước vào lớp học là cảm giác vừa xa lạ, vừa gần gũi, vừa ngỡ ngàng nhưng cũng rất tự tin. Nhân vật tôi cảm thấy mùi hương lạ xông lên trong lớp, mọi thứ xung quanh đều lạ, tự nhận chỗ ngồi làm của riêng, ngay cả người bạn lần đầu tiên gặp cũng không hề có cảm giác lạ lẫm. Nhân vật tôi đã tái hiện một cách đầy đủ, chân thật những cung bậc cảm xúc khác nhau về ngày đầu tiên đến trường. Một cách thật tự nhiên, mỗi chúng ta dường như cũng được sống lại bầu không khí của ngày tựu trường đầu tiên ấy.
Tác phẩm không chỉ đề cập đến cung bậc cảm xúc về ngày đầu đến trường của các bạn nhỏ mà còn cho người đọc thấy chân dung của bậc phụ huynh, của thầy cô để làm bật lên tầm quan trọng của giáo dục với thế hệ trẻ. Phụ huynh chuẩn bị chu đáo cho con em vào ngày tựu trường: quần áo, sách vở tươm tất; cầm đồ dùng học tập giúp con; tham dự buổi khai giảng của con. Các thầy cô hết sức tận tình, nhân hậu, hiền từ với các em học sinh, đặc biệt là với các bạn học sinh mới. Thầy hiệu trưởng từ tốn, bao dung, nhìn học sinh bằng cặp mắt hiền từ, khuyên nhủ, động viên các em: “Các em đừng khóc. Trưa nay các em còn được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa”. Qua câu nói ta thấy được thầy hiệu trưởng là người am hiểu tâm lí trẻ em lần đầu tới lớp, chưa quen với việc học. Những lời động viên của thầy giúp những đứa trẻ bớt lo lắng và vững tâm hơn. Còn thầy giáo trẻ là người vui tính, giàu tình yêu thương, gương mặt luôn tươi cười, ân cần với các em.
Tác phẩm đã xây dựng một tình huống truyện thật đặc biệt – ngày đầu tiên đến trường với biết bao cảm xúc, tâm trạng về dấu mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Kết cấu câu chuyện phù hợp: theo dòng hồi tưởng. Kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm diễn tả đầy đủ và hợp lí các cung bậc cảm xúc nhân vật. Ngôn ngữ nhẹ nhàng, sâu lắng, giọng văn thơ mộng, mượt mà, tinh tế.
Với ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, nhẹ nhàng, giàu chất thơ, tác phẩm đã làm sống dậy những cung bậc cảm xúc về ngày đầu tiên đến trường. Buổi tựu trường sẽ là kỉ niệm ghi dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng mỗi người. Đồng thời cũng nhận thấy vai trò, tầm quan trọng của giáo dục đối với thế hệ tương lai.
3. Phân tích Tôi đi học - Mẫu 2
Trong đời học sinh của mỗi người, có lẽ ai ai cũng hơn một lần được cha hoặc mẹ dắt tay đến trường trong tâm trạng sợ sệt, lo âu. Ký ức ấy tồn tại mãi. Rồi mỗi năm, khi mùa tựu trường đến, ký ức ấy có dịp sống lại trong tâm trí mỗi người. Nhưng để có những trang sách ghi lại những hồi ức đẹp làm xúc động lòng người thì có lẽ chỉ có Thanh Tịnh với truyện ngắn Tôi đi học.
Bốn trang sách ghi lại hồi ức của nhà văn vào buổi sáng mùa thu trên đường từ nhà đến ngôi trường làng trong buổi học đầu tiên sao mà nhẹ nhàng với những chi tiết dễ thương của tuổi thơ lần đầu theo mẹ tới trường.
Trước hết, Thanh Tịnh nêu lý do có thể được xem là động lực thôi thúc ông viết truyện ngắn này. Lý do mà nhà văn đã nêu trong truyện ngắn có cả thời gian “hằng năm cứ vào cuối thu ”, có cả không gian “lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc”, và có cả con người là “mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường".
Những hình ảnh gợi nhớ được miêu tả bằng những dòng văn nhẹ như thơ ấy đã khiến lòng tác giả “lại nao nức nhớ lại những kỷ niệm mơn man", khiến tâm trạng của nhà văn “lại tưng bừng rộn rã” về buổi tựu trường. Và tác giả đã nhớ lại, những: hình ảnh trong ký ức hiện về như một cuốn phim quay chậm theo trình tự thời gian, bắt đầu từ “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh… ”
Đấy là mốc thời gian thay đổi đời sống tuổi thơ và cũng là cuộc đời của nhà văn (và có thể của mọi người) sau này nên có khó thể nào quên được. Còn diễn biến tâm trạng thì từ con đường làng cho tới lớp học. Thanh Tịnh đã tái hiện tất cả vào những trang văn bằng nghệ thuật viết tự sự. cảnh làng quê, trên con đường làng dài và hẹp, như nhà văn đã mô tả: Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”
Mọi nét nhìn đều thay đổi, tâm trạng cũng diễn biến không ngừng đều do ở câu văn ngắn gọn và dễ hiểu: “Hôm nay tôi đi học”. Cũng là con sông làng nhưng giờ đây “tôi” không được “lội qua sông thả diều như thằng Quý". Cũng là cánh đồng làng nhưng “tôi” không được ra đó nô đùa như thằng Sơn. Việc “đi học” đã thay đổi con người “tôi”. Từ một đứa trẻ thích lội qua sông thả diều, nô đùa, bẫy chim trên đồng ruộng, sáng hôm nay “Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn” hẳn lên.
Thay đổi từ cách ăn mặc cho tới tính cách của con người chẳng phải là “sự thay đổi lớn” sao?! Cái hay của nhà văn là tạo ra điểm nhấn gợi đúng vào cảm xúc của người đọc ấy. Dù không cùng hoàn cảnh, không cùng nơi chốn, thời điểm với nhân vật “tôi” nhưng hàng triệu người vẫn thấy bóng dáng, cảm nhận của mình khi đọc được dòng văn trên.
Từ điểm nhấn là “sự thay đổi lớn” ấy, nhà văn đi vào chi tiết trên đường “tôi” theo mẹ đến trường bằng lối miêu tả hình ảnh xen lẫn với biểu cảm. Các hình ảnh lại được miêu tả theo kiểu dây chuyền bằng cái nhìn tinh tế. “thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tuổi tôi… trao sách vở cho nhau xem". Họ “ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa” mà chẳng thấy khó khăn gì trong lúc chỉ cầm hai quyển vở mới mà “tôi đã bắt đầu thấy nặng.
Tôi bậm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Ớ đoạn văn ấy, nhà văn cứ nhìn sự việc, sự vật của người rồi cảm nhận ở mình cùng với sự vật, sự việc ấy. Nhìn thấy sách vở đã vậy, khi nhìn thấy “bút thước” mà mấy cậu học trò đang cầm “tôi” cũng đòi mẹ đưa bút thước cho cầm. Khi nghe mẹ bảo để mẹ cầm cho cũng được thì “tôi” lại nghĩ: “chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước". Đấy là một ý nghĩ “vừa non nớt vừa ngây ngô” thật dễ thương chỉ xuất hiện ở trẻ thơ.
Theo thời gian và con đường đi tới, nhân vật “tôi” cùng mẹ đã đến nơi cần đến. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt “tôi” là “Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Thế là “tôi” nhớ lại chỉ mới trước đây mấy hôm thôi nhân đi bẫy chim quyên cùng với bạn, “tôi” cũng đã vào quan sát kĩ từng phòng ngôi trường này, và chỉ có cảm tưởng là “nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà khác trong làng". Đó là nhận xét đúng với thực tế.
Vào thời buổi ấy, làng quê nào ở miền Trung cũng nhiều nhà tranh vách đất, thỉnh thoảng mới bắt gặp một hai ngôi nhà ngói nhỏ. Duy chỉ có đình chùa và trường học mới có vẻ cao ráo và sạch sẽ hơn tất cả các nhà khác trong làng. Nhưng bây giờ thì nó lại khác. “trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nỏ rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng.
Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ". Tại sao thế, cũng là một ngôi trường ấy thôi mà! Đấy cũng là cảm nhận của tuổi thơ về một sự vật ở hai thời điểm và hai hoàn cảnh khác nhau. Ở thời điểm “trước đó mấy hôm”, nhân vật “tôi” tới trường Mĩ Lí vào những ngày hè vắng lặng trong cảnh sông thả diều, bẫy chim thường ngày, nên chỉ thấy nó cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Còn bây giờ thì khác.
Cái khác biệt trước nhất là ở cậu bé. Cậu sắp trở thành người học trò. Cậu đã bắt đầu thay đổi từ môi trường gia đình qua môi trường trường học, từ môi trường tự do bay nhảy đây đó dưới ngôi nhà và cánh đồng làng vào một lớp học trong ngôi trường này để học đọc, học viết, học tính toán. Để “biết ba chữ với người ta” như mong ước của cha mẹ. Cái khác thứ hai ấy là khung cảnh trước mắt dày đặc cả người.
Và “Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ, Nhà văn đã so sánh tuổi thơ trong hoàn cảnh ấy “như con chim non… ” luôn ngập ngừng e sợ trước cảnh lạ. Hoàn cảnh đã tác động vào tâm lý của con người. Cảnh đây là cảnh ở trường học, nơi giảng dạy “tiên học lễ hậu học văn”. Người lớn bước vào còn phải giữ phép tắc lễ nghĩa huống gì là trẻ con.
Tác giả đã nhớ lại và miêu tả cảnh, tình thật tinh tế, nhất là tâm trạng ‘lo sợ vẩn vơ" của “mấy cậu học trò mới" cũng như nhân vật “tôi”. Nỗi lo sợ, cử chỉ ngập ngừng càng tăng khi nghe “một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, khỉ học trò cũ sắp hàng và đi vào lớp”, nhân vật “tôi” mới “cảm thấy mình chơ vơ”. Tất cả các cậu học trò mới như “tôi” đều thụ động. Có lẽ đây là đoạn văn vừa tả cảnh vừa tả tâm lý hay nhất của bài văn.
Tâm lý thì “lo sợ, ngập ngừng”, cử chỉ thì “rụt rè hai chân hết co lại duỗi.. ”, “toàn thân cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp". Đang trong cử chỉ và tâm trạng đó thì “ông đốc” (thầy hiệu trưởng) xuất hiện. Ông đọc tên từng người, rồi dặn dò phải chăm học. Rồi ông “nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động". Từ ngoài đường, từ trong lớp học hầu như ai ai cũng ngắm nhìn khiến các cậu học trò mới “càng lúng túng hơn".
Cao điểm của tâm trạng là lúc ông đốc bảo: “-Thôi, các em lên đứng đây sắp hàng để vào lớp.”, Ây là tâm trạng “trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này". Và chính vì có cảm giác như thế nên “Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ.
Nhưng rồi sự lúng túng, tâm trạng lo sợ ấy cũng nguôi dần đi là nhờ những người thân, nhờ ông đốc học hiền từ, nhờ “người thầy trẻ tuổi, gương mặt tươi cười đang đón chúng tôi trước cửa lớp". Nhờ sự an ủi, động viên của mẹ, ông đốc và người thầy trẻ tuổi mà từ tâm trạng lo sợ, lúng túng, nhân vật “tôi ” chuyển qua tâm trạng tò mò, gần gũi, và ấm áp lúc ngồi yên trong lớp học.
Từ mùi hương đến những tấm hình, cái gì cũng thấy lạ và hay hay. Từ sự lạm nhận chỗ ngồi “là vật riêng của mình” đến việc nhìn người bạn ngồi bên cạnh, “một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào". Như thế, trong vòng chưa đầy một buổi sáng, nhân vật “tôi ” gần như thay đổi hoàn toàn do thay đổi môi trường hoạt động. Trường học tạo dựng môi trường thân thiện trong sáng.
Hơn 70 năm sau khi "Tôi đi học" ra đời, đọc lại truyện hầu như ai cũng xúc động. Ngoài lời văn ý vị và nhẹ nhàng như thơ trong nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa miêu tả gắn liền với cảm xúc là tài nhớ, chọn lựa và sắp xếp các chi tiết về buổi học đầu tiên của nhân vật “tôi” thành một truyện ngắn tự sự và trữ tình.
Ai cũng nhận thấy có bóng dáng buổi học đầu tiên của mình ở trong truyện, nhất là hình ảnh “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc” đọng lại ở cuối trang văn.
4. Phân tích truyện ngắn Tôi đi học - Mẫu 3
Tôi đi học là truyện ngắn mang màu sắc hoài niệm và đậm đà chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941. Theo dòng hồi tưởng, tác giả kể lại những kỷ niệm mơn man, êm đềm sâu sắc của tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên trong đời, khi ông được mẹ dẫn đi đưa vào lớp Năm, lớp đầu tiên của cấp tiểu học của trường Pháp – Việt trước năm 1945.
Mở đầu truyện là hai câu văn rất gợi cảm đã tạo thành hai đoạn văn:
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Cứ mỗi độ cuối thu, khi tiết trời se lạnh, những chiếc lá vàng rơi, những đám mây bàng bạc thì kỉ niệm mơn man, nhè nhẹ, lâng lâng của buổi tựu trường đầu tiên lại hiện về trong kí ức của tác giả và của tất cả những ai đã từng cắp sách đến trường. Để rồi những cảm trong sáng lại nảy nở trong lòng như những cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Hình ảnh so sánh nhân hóa đầy ấn tượng và có sức biểu cảm. Câu văn như cánh cửa dịu dàng mở ra dẫn người đọc vào một thế giới đầy ắp những sự việc, những con người, những cung bậc tâm tư tình cảm đẹp đẽ, trong sáng, rất đáng nhớ, rất đáng chia sẻ và mến thương. Trung tâm của thế giới ấy là cậu học trò ngày đầu tiên tới trường, trong lòng nảy nở biết bao ý nghĩa, tình cảm xao xuyến, mới lạ, suốt đời không bao giờ quên.
Buổi xa xưa ấy thật là đáng nhớ. Trên con đường cùng mẹ tới trường, nhân vật tôi – cậu bé lớp Năm, lớp đầu tiên của cấp học ấy – nhìn cảnh vật xung quanh và cảm thấy tâm trạng mình khó tả. Buổi mai ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạng… Con đường làng dài và hẹp vốn rất quen thuộc, tự nhiên cậu bé thấy lạ, thấy cảnh vật xung quanh đều thay đổi. Vì sao vậy? Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Đi học quả là một sự kiện lớn, một đổi thay quan trọng đánh dấu bước ngoặt của tuổi thơ. Đặc biệt là đối với một em hôm qua chỉ biết chơi đùa, qua sông thả diều, ra đồng chảy nhạy với bạn… Vì thế tôi cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo mới, với mấy quyển vở trên tay. Tôi muốn thử sức mình xin mẹ cho được cầm bút, thước như các bạn. Một ý nghĩ non nớt, ngây thơ nảy nở trong đầu chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Ý nghĩ ấy thoáng qua… trôi nhẹ như một làn mây lướt trên ngọn núi. Cái trừu tượng (ý nghĩ) được so sánh với cái thực (làn mây) nhưng không làm mất đi sự duyên dáng và thú vị. Một nét đẹp, dịu dàng, trong sáng và khát vọng vươn tới của tâm hồn trẻ thơ.
Đi hết đường làng, cậu học trò nhỏ tới sân trường. Nhìn quang cảnh trường, khi được gọi tên, rồi phải rời tay mẹ vào lớp học, tâm trạng ngỡ ngàng, cảm giác mới lạ của nhân vật tôi mới xáo động làm sao? Thanh Tịnh đã dùng nhiều hình ảnh, nhiều chi tiết cụ thể biểu hiện những cung bậc tâm trạng của cậu bé. Trước hết cậu thấy ngôi trường trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm… Sân nó rộng, mình nó cao sừng sững như cái đình làng. Rồi cảm thấy mình nhỏ bé và đâm ra lo sợ vẩn vơ. Tiếp sau, cậu bé thấy học trò, thầy cô giáo, người lớn, trẻ con đông đúc. Thấy mấy bạn mới cũng đang sợ sệt, lúng túng e ngại như mình. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ. Lại một hình ảnh so sánh thú vị nữa! Nó vừa tả đúng tâm trạng nhân vật, vừa gợi cho người đọc liên tưởng về một thời nhỏ đứng giữa ngôi trường thân yêu. Ngôi trường đẹp như một tổ ấm, mỗi học trò ngây thơ, hồn nhiên như một cánh chim đầy khát vọng và biết bao bồi hồi lo lắng nhìn bầu trời rộng, nghĩ tới những chân trời học vấn mênh mang…
Khi nghe gọi đến tên mình, cậu học trò tự nhiên giật mình và lúng túng. Động từ đặc tả tâm trạng được sử dụng liên tục: ngập ngừng, e sợ, rụt rè, lúng túng, dềnh dàng, run run… Từ láy lúng túng điệp tới bốn lần: Chung quanh là những cậu bé… lúng túng. Nghe gọi đến tên tôi, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng. Chúng tôi được người ta ngắm nhìn… đã lúng túng… càng lúng túng hơn.
Điệp từ diễn tả tâm trạng có ý nghĩa khái quát, miêu tả chân thực cử chỉ, ánh mắt, ý nghĩ, cảm giác… hồn nhiên trong sáng của cậu học trò trong buổi tựu trường đầu tiên gợi cho người đọc chúng ta sống lại những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ. Nó giúp chúng ta hiểu sâu thêm nỗi lòng nhân vật và tài năng kể chuyện của tác giả. Đỉnh cao của tâm trạng lúng túng là khi các cậu học trò nhỏ rời bàn tay, buông chéo áo của người thân để đứng vào hàng chuẩn bị vào lớp thì… một cậu ôm mặt khóc, tôi dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc theo… và … trong đám học trò mới vài tiếng thút thít đang ngập ngừng… Thật buồn cười nhưng rất đáng yêu! Vừa lúc nãy, cảm thấy hãnh diện vì được nhiều người chú ý, vậy mà giờ lại khóc. Tiếng khóc như một phản ứng dây chuyền, rất tự nhiên, rất ngây thơ và nhiều ý nghĩ. Nó là sự tiếc nuối những ngày chơi thoải mái, sự lưu luyến những người thân yêu… Nó cũng là những e sợ trước một thời kỳ thử thách không ít khó khăn, hay nó cũng là một niềm vui, niềm quyết tâm để bước vào một thế giới khác lạ mà đầy hấp dẫn? Với bao cấp độ của khóc: ôm mặt khóc, nức nở khóc và khóc thút thít, cây bút văn xuôi Thanh Tịnh truyền cảm biết bao, trữ tình biết bao và thấu tỏ lòng người! Có phải Thanh Tịnh đang sống lại những kỷ niệm của chính bản thân mình, giãi bày tuổi thơ của mình thì có những trang viết xốn xang lòng người đọc đến vậy.
Ngồi trong lớp học, đây là những giây phút cuối cùng của buổi tựu trường, cảm giác càng trong sáng và chân thực hơn. Một cảm giác lạ và quen đan xen, trái nhau. Thấy một mùi hương lạ xông lên trong lớp, hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ”, những cậu bé nhìn bàn ghế chỗ mình ngồi tự nhiên lạm nhận làm vật riêng của mình, nhìn người bạn ngồi bên không cảm thấy xa lạ chút nào… Đoạn văn kết thúc câu chuyện ngắn gọn mà hiện lên nhiều hình ảnh đẹp, giàu ý nghĩ. Một chú chim nhỏ hót mấy tiếng rụt rè, vỗ cánh bay cao, mắt tôi thèm thuồng nhìn theo… Kỷ niệm bầy chim giữa đồng lúa vẫy gọi… Tiếng phần và chữ viết của thầy giáo nhắc nhở, níu giữ, đưa… chú về với thực tại! Cuối cùng là tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần bài tập viết: Tôi đi học. Đây là bài học đầu tiên trong buổi tựu trường thời thơ ấu của chú bé. Kỷ niệm ấy như một dấu son trong tâm hồn tươi sáng.
Tôi đi học là dòng hồi ức về ngày tựu trường của tuổi ấu thơ, rất thơ và rất xúc động. Có lẽ đây không phải là ông viết văn, mà là những kỉ niệm của chính mình đã sống lại trong nhà văn, là một tiếng lòng man mác, bâng khuâng với những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Chính vì vậy, đã hơn 60 năm trôi qua, tác phẩm vẫn sống và còn sống mãi.
5. Phân tích văn bản Tôi đi học - Mẫu 4
Hồi đầu năm lớp 7, học bài cổng trường mở ra, hẳn mỗi chúng ta không quên tấm lòng người mẹ biết bao bồi hồi xao xuyến trong ngày đầu dẫn con đi học. Người mẹ ấy bồi hồi xao xuyến vì đang được sống lại những kỉ niệm ngày đầu tiên cắp sách đến trường: "Hằng năm cứ vào cuối thu. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp...". Câu văn đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ trong sáng ấy đã ngân nga, trầm bổng trong lòng người mẹ và vương vấn khôn nguôi trong tâm trí học sinh chúng ta. Nhiều bạn thắc mắc: đó là vãn của ai, ở trong tác phẩm nào ? Giờ đây, vào ngay trang đầu của sách Ngữ văn 7, chúng ta tìm được xuất xứ và tác giả của câu văn ấy. Thú vị quá! Thú vị hơn nữa là, qua truyện ngắn đậm chất hồi kí Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh, chúng ta được sống lại những kỉ niệm tuổi thơ mơn man, trong sáng ở buổi tựu trường đầu tiên.
Ngay mấy dòng đầu tác phẩm, nhà văn đã so sánh một cách ấn tượng: "Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng". Câu văn như cánh cửa dịu dàng mở ra, dẫn người đọc vào một thế giới đầy ắp những sự việc, những con người, những cung bậc tâm tư tình cảm đẹp đẽ, trong sáng, rất đáng nhớ, đáng chia sẻ và mến thương. Trung tâm của thế giới ấy là cậu học trò nhỏ ngày đầu tiên tới trường, trong lòng nảy nở biết bao ý nghĩ, tình cảm xao xuyến, mới lạ, suốt đời không thể quên.
Trên con đường cùng mẹ tới trường, nhân vật "tôi" - cậu bé lớp năm, lớp đầu cấp tiểu học ấy - đã nhìn cảnh vật xung quanh và cảm thấy tâm trạng mình thế nào ? Buổi mai ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Con đường làng dài và hẹp vốn rất quen thuộc, tự nhiên cậu bé thấy lạ, thấy cảnh vật xung quanh đều thay đổi. Vì sao vậy ? Vì chính "lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học". Đối với một em bé mới chỉ biết chơi đùa, qua sông thả diều, ra đồng chạy nhảy với bạn, đi học quả là một sự kiện lớn, một đổi thay quan trọng, đánh dấu bước ngoặt của tuổi thơ. Vì thế "tôi" cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo, với mấy quyển vở mới trên tay. Vì thế, "tôi" muốn thử sức mình, xin mẹ cho được cầm bút, thước như các bạn khác. Một ý nghĩ non nớt, ngây thơ nảy nở trong đầu: "chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước". Ý nghĩa ấy thoáng qua nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. Lại một so sánh thú vị nữa ! Ý nghĩ của một em nhỏ mới cắp sách tới trường muốn nhận thức về một nhiệm vụ trong cuộc sống, được mường tượng trong hình ảnh "một làn mây lướt ngang trên ngọn núi" như muốn biểu hiện nét dịu dàng, trong sáng và khát vọng vươn tới của một tâm hồn trẻ thơ.
Đi hết con đường làng, cậu học trò nhỏ tới sân trường. Nhìn quang cảnh nhà trường, khi nghe gọi tên, rồi phải rời tay mẹ đi vào lớp học, tâm trạng ngỡ ngàng, cảm giác mới lạ trong "tôi" mới thực sự vô cùng xáo động. Nhà văn đã dùng nhiều hình ảnh, nhiều chi tiết cụ thể biểu hiện những cung bậc tâm trạng ấy của cậu bé. Trước hết, cậu thấy "ngôi trường trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm sân nó rộng, mình nó cao", sừng sững "như cái đình làng". Rồi cảm thấy mình nhỏ bé làm sao và "đâm ra lo sợ vẩn vơ". Tiếp sau, cậu bé thấy học trò, thầy cô giáo, người lớn, trẻ con đông đúc, thấy mấy bạn mới cũng đang sợ sệt lúng túng, e ngại như mình. "Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ". Hình ảnh so sánh thứ ba này của tác giả thật tinh tế. Nó vừa tả đúng tâm trạng nhân vật, vừa gợi cho người đọc liên tưởng về một thời tuổi nhỏ đứng giữa mái trường thân yêu. Mái trường đẹp như cái tổ ấm, mỗi học trò ngây thơ, hồn nhiên như một cánh chim đấy khát vọng và biết bao bồi hồi lo lắng nhìn bầu trời rộng, nghĩ tới những chân trời học vấn mênh mang. Vì thế, khi nghe gọi đến tên mình, cậu học trò "tự nhiên giật mình và lúng túng". Nhà văn đã dùng rất nhiều động từ đặc tả tâm trạng của nhân vật: ngập ngừng, e sợ, rụt rè, lúng túng, dềnh dàng, run run.
Riêng từ láy lúng túng điệp tới bốn lần: "Chung quanh là những cậu bé... lúng túng" ; "Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng"; "Chúng tôi được người ta ngắm nhìn đã lúng túng, càng lúng túng hơn". Đây là một từ có nghĩa khái quát, đã được nhà văn sử dụng chính xác, diễn tả nhiều tâm trạng, miêu tả chân thực từ chỉ, ánh mắt, ý nghĩ, cảm giác,hồn nhiên, trong sáng của cậu học trò trong buổi tựu trường đầu tiên. Nó gợi cho người đọc chúng ta nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ. Nó giúp chúng ta hiểu sâu thêm nỗi lòng nhân vật và tài năng kể chuyện của tác giả. Đỉnh cao của tâm trạng lúng túng là khi các cậu học trò nhỏ rời bàn tay, buông chéo áo của người thân. để đứng vào hàng chuẩn bị vào lớp thì"một cậu ôm mặt khóc", "tôi dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc theo." và "trong đám học trò mới vài tiếng thút thít đang ngập ngừng...". Thú vị làm sao ! Vừa lúc nãy, trên đường tới trường, các cô, các cậu náo nức, muốn tỏ ra mình đã lớn, cũng vừa lúc nãy, cảm thấy hãnh diện vì mình được nhiều người chú ý, vậy mà giờ đây lại khóc. Tiếng khóc như một phản ứng dây chuyền, rất tự nhiên, rất ngây thơ và giàu ý nghĩa. Nó là sự tiếc nuối những ngày chơi đùa thoải mái, sự lưu luyến những người thân yêu. Nó cũng là những e sợ trước một thời kì thử thách không ít khó khăn, hay nó cũng là một niềm vui, niềm quyết tâm để bước vào một thế giới khác lạ mà đầy hấp dẫn ? Miêu tả cụ thể ba dạng khóc: "ôm mặt khóc", "nức nở khóc" và "thút thít", thêm một lần nữa, cây bút văn xuôi Thanh Tịnh truyền cảm biết bao, trữ tình biết bao, thấy tỏ lòng người biết bao ! Thực ra, đây đâu phải ông viết vãn, mà là ông đang sống lại những kỉ niệm của chính mình, ông giãi bày tuổi thơ của chính mình. Những kỉ niệm ấy trong sáng và chân thực vô cùng.
Đến những phút cuối của buổi tựu trường, cảm giác của nhà văn (cũng là của nhân vật "tôi", cậu học trò nhỏ) càng trong sáng và chân thực hơn. Ngồi trong lớp, cậu bé thấy xốn xang những cảm giác lạ và quen đan xen, trái ngược nhau. Thấy "một mùi hương lạ xông lên trong lớp", "hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ", nhưng cậu bé nhìn bàn ghế chỗ mình ngồi "tự nhiên lạm nhận làm vật riêng của mình", nhìn người bạn ngồi bên "không cảm thấy xa lạ chút nào". Có thể nói, đoạn văn kết thúc câu chuyện ngắn gọn mà hiện lên nhiều hình ảnh rất đẹp và giàu ý nghĩa. Một chú chim nhỏ hót mấy tiếng rụt rè, vỗ cánh bay cao. Mắt "tôi" thèm thuồng nhìn theo... Kỉ niệm bẫy chim giữa đồng lúa vẫy gọi. Tiếng phấn và chữ viết của thầy giáo nhắc nhở, níu giữ, đưa về. Cuối cùng là "tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc...". Phải chăng đây là phút sang trang của một tâm hồn trẻ dại, tạm biệt thế giới ấu thơ chỉ biết nô đùa, nghịch ngợm để bước vào thế giới tuổi học trò nghiêm chỉnh đầy khó khăn mà biết bao hấp dẫn.
Dẫn dắt, đón chào các em vào cái thế giới ấy là những người mẹ, những phụ huynh, các thầy, cô giáo. Mẹ "tôi" nắm tay "tôi" đưa từ nhà đến trường. Các phụ huynh khác đều chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho con em, đều trân trọng tham dự buổi lễ khai trường. Trái tim mỗi người như cũng bồi hồi, xao xuyến theo từng nhịp đập trái tim của con trẻ. Còn các thầy cô giáo từ "ông đốc" - thầy hiệu trưởng - đến người thầy giáo trẻ phụ trách lớp năm và các thầy, cô giáo khác, ai cũng dịu dàng, từ tốn, bao dung đón chào và động viên các em nhập trường, vào học, theo từng lớp. Nếu ví các bạn nhỏ ngày đầu đi học là những cánh chim đang chập chững rời tổ để bay vào bầu trời bao la nhiều nắng gió thì cha mẹ, các thầy, cô giáo chính là những bàn tay nâng đỡ, những làn gió đưa, những tia nắng soi đường để cánh chim được cất lên mạnh dạn, khoáng đạt trên bầu trời. Nhờ những bàn tay vững vàng, những làn gió mát, những tia nắng chan chứa tình thương và trách nhiệm ấy, cậu học trò trong câu chuyện này đã nhanh chóng hoà nhập vào cái thế giới kì diệu của mái trường. Và bạn đọc chúng ta, khi đọc tác phẩm, cũng thích thú biết bao khi được sống lại những kỉ niệm trẻ thơ mơn man trong buổi tựu trường đầu tiên.
Vậy đấy, học truyện ngắn Tôi đi học vào những ngày đầu của năm học, chúng ta thấm thía rằng: Trong cuộc đời mỗi người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là ở buổi tựu trường đầu tiên, thường sẽ được ghi nhớ mãi. Nhà văn Thanh Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng tâm hồn rung động thiết tha, một ngòi bút giàu chất thơ, một bố cục thống nhất, với các cung bậc tâm trạng, nhân vật, các sự việc, chi tiết, các hình ảnh và những biện pháp tu từ chặt chẽ, hài hòa, tập trung vào chủ đề của tác phẩm.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
- Ngày:
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương7 Mẫu quyết định khen thưởng 2024 mới nhất
Cách viết quyết định khen thưởng (7 mẫu)
- Top 15 bài phân tích Thương vợ của Tú Xương hay nhất
- Top 11 bài phân tích Vội vàng của Xuân Diệu
- Cảm nhận bài thơ Vội vàng hay nhất
- Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng siêu hay
- Cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng hay chọn lọc
- Phân tích khổ cuối bài Vội vàng
- Cảm nhận khổ thơ cuối bài Vội vàng
- Phân tích Vội vàng khổ 1 hay nhất
- Phân tích Vội vàng khổ 2 siêu hay
- Kết bài Vội vàng hay chọn lọc
- Mở bài Vội vàng siêu hay
- Phân tích bài thơ Tự tình siêu hay
- Top 10 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
- Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
- Top 10 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
- Top 11 bài phân tích đoạn 3 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 2 Tây Tiến hay chọn lọc
- Cảm nhận đoạn 3 Tây Tiến hay nhất
- Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến hay nhất
- Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây tiến hay nhất
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến
- Phân tích Việt Bắc hay nhất chọn lọc
- Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc siêu hay
- Phân tích Câu cá mùa thu hay chọn lọc
- Phân tích Nhàn hay nhất
- Phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích tâm trạng nhân vật Liên hay và xúc tích
- Cảm nhận cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn hay chọn lọc
- Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong tác phẩm Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ hay nhất
- Tóm tắt Hai đứa trẻ siêu hay
- Kết bài Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích nhân vật An Dương Vương đầy đủ nhất
- Phân tích nhân vật ông Hai hay nhất
- Phân tích Làng Kim Lân đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích Chiếc lược Ngà chọn lọc nhất
- Cảm nhận Câu cá mùa thu hay nhất
- Phân tích bài thơ Tỏ lòng hay nhất
- Cảm nhận về Tiểu đội xe không kính hay nhất
- Phân tích Bài ca ngất ngưởng hay nhất
- Phân tích Đoàn thuyền đánh cá hay nhất
- Phân tích bài thơ Đất nước hay chọn lọc
- Phân tích Cảnh ngày hè hay nhất
- Phân tích bài thơ Đồng chí hay nhất
- Phân tích Sóng đầy đủ và chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
- Phân tích khổ 5 6 bài Sóng hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích 3 khổ cuối bài Sóng hay chọn lọc
- Cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Sóng hay nhất
- Mở bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng Sóng hay nhất
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng
- Phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng siêu hay
- Phân tích khổ 5 6 7 bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Bếp lửa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ về mẹ hay nhất
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Phân tích Hạnh phúc của một tang gia hay nhất
- Phân tích Người lái đò sông Đà hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng hay nhất
- Tóm tắt Lặng lẽ Sapa ngắn gọn xúc tích
- Tóm tắt Chí Phèo ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù
- Phân tích nhân vật Chí Phèo ngắn gọn
- Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
- Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích truyện ngắn Chí Phèo hay sâu sắc
- Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo siêu hay
- Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo sâu sắc nhất
- Cảm nghĩ về tình bạn hay chọn lọc
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang siêu hay
- Thuyết minh về hoa mai ngày Tết siêu hay
- Thuyết minh về cây hoa đào hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Ánh trăng siêu hay
- Thuyết minh về cây bút bi siêu hay
- Hãy kể về 1 kỉ niệm sâu sắc trong lòng em (10 mẫu)
- Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam hay nhất
- Phân tích Độc Tiểu Thanh kí siêu hay
- Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học
- Thuyết minh về cái phích nước siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc nón lá hay chọn lọc
- Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến siêu hay
- Viết đoạn văn về bạn thân bằng tiếng Anh
- Cảm nghĩ về mùa xuân siêu hay
- Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước siêu hay
- Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền siêu hay
- Thuyết minh về cái quạt siêu hay
- Thuyết minh về cái kính hay nhất
- Kể về một người thân của em hay nhất
- Thuyết minh về thể thơ lục bát hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc cặp sách siêu hay
- Kể về một việc tốt mà em đã làm
- Vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế (7 mẫu)
- Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du siêu hay
- Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết hay chọn lọc
- Tả cảnh mùa xuân hay chọn lọc
- Bài văn kể về mẹ hay nhất
- Thuyết minh về bánh chưng hay và ngắn gọn
- Phân tích Vợ chồng A Phủ cực hay
- Cảm nhận Vợ chồng A Phủ siêu hay
- Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân hay nhất
- Tóm tắt Vợ chồng A Phủ hay nhất
- Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị cực hay
- Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ hay chọn lọc
- Cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
- Top 37 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ hay
- Phân tích nhân vật A Phủ hay chọn lọc
- Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
- Cảm nhận nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân siêu hay
- Cảm nhận của em về sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân
- Vợ chồng A Phủ: tác giả, tác phẩm
- Phân tích Phú sông Bạch Đằng siêu hay
- Phân tích Lưu biệt khi xuất dương hay nhất
- Phân tích Hầu trời siêu hay
- Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích Vợ nhặt hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ hay nhất
- Phân tích nhân vật Thị siêu hay
- Tóm tắt Vợ nhặt ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
- Mở bài Vợ nhặt hay nhất
- Kết bài Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt
- Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận của anh chị về nhân vật Tràng trong đoạn trích sáng hôm sau
- Cảm nhận về khát vọng sống của người Vợ nhặt (3 mẫu)
- Phân tích nhân vật Tràng sáng hôm sau
- Phân tích đoạn 3 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích đoạn 2 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Sơ đồ tư duy Bình Ngô đại cáo
- Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo hay nhất
- Phân tích Bình ngô đại cáo đoạn 4 siêu hay
- Cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích Chiều tối hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Chiều tối siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Chiều tối hay chọn lọc
- Nghị luận văn học Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu cuối bài Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu đầu bài Chiều tối siêu hay
- Top 17 mẫu mở bài Chiều tối siêu hay
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối
- Top 14 mẫu nghị luận về vấn đề bạo lực học đường hay nhất
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Nhớ Rừng hay chọn lọc
- Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi hay chọn lọc
- Phân tích Tràng Giang hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Tràng giang siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Tràng Giang hay chọn lọc
- Phân tích khổ 1 Tràng Giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang siêu hay
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang
- Phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
- Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết hay chọn lọc
- Mẫu bài viết số 5 lớp 7 đầy đủ 5 đề
- Phân tích bài thơ Ông đồ hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng cây xà nu hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Quê hương lớp 8
- Thuyết minh về cây tre siêu hay
- Nghị luận về tinh thần tự học hay chọn lọc
- Phân tích người đàn bà hàng chài siêu hay
- Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa hay chọn lọc
- Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất
- Cảm nhận về nhân vật người đàn bà làng chài hay nhất
- Phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng hay nhất
- Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Top 29 mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa hay sâu sắc
- Phân tích người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
- Phân tích nhân vật Phùng siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Những đứa con trong gia đình
- Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận của em về ước nguyện của tác giả trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
- Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn siêu hay
- Viết đoạn văn ngắn về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước
- Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Phương Định hay chọn lọc
- Nghị luận về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về bệnh vô cảm siêu hay
- Phân tích bài thơ Sang thu hay chọn lọc
- Thuyết minh về một món ăn siêu hay
- Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội
- Phân tích bài thơ Từ ấy khổ 1 siêu hay
- Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay chọn lọc
- Viết bài tập làm văn số 6 lớp 8 hay chọn lọc
- Phân tích 12 câu đầu Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên
- Mở bài Trao duyên siêu hay
- Phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên hay chọn lọc
- Cảm nhận 8 câu thơ cuối bài Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu giữa đoạn trích Trao duyên siêu hay
- Phân tích Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong Trao duyên
- Phân tích Chí khí anh hùng siêu hay
- Cảm nhận khổ 1 bài Nói với con siêu hay
- Nghị luận xã hội về tinh thần lạc quan
- Phân tích nhân vật Trương Phi hay chọn lọc
- Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó hay chọn lọc
- Giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước siêu hay
- Nghị luận Đây thôn Vĩ Dạ siêu hay
- Phân tích bài thơ Ngắm trăng siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công
- Thuyết minh về một lễ hội ở địa phương em
- Chứng minh câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên
- Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công siêu hay
- Suy nghĩ về những người không chịu thua số phận siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn hay và ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách siêu hay
- Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn (3 mẫu)
- Nghị luận về nghiện game siêu hay
- Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng siêu hay
- Giải thích Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
- Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm siêu hay
- Nghị luận khuyên bạn học tập chăm chỉ hơn
- Nghị luận về lòng nhân ái hay sâu sắc
- Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước siêu hay
- Nghị luận về đồng cảm và chia sẻ siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Người trong bao siêu hay
- Nghị luận về trang phục và văn hóa hay chọn lọc
- Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lênin học học nữa học mãi
- Hãy nói không với các tệ nạn xã hội siêu hay
- Nghị luận tình thương là hạnh phúc của con người siêu hay
- Nghị luận về lòng bao dung hay chọn lọc
- Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn (4 mẫu)
- Văn mẫu Văn học là tình thương - Bài viết số 7 lớp 8 đề 2
- Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng
- Đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực siêu hay
- Nghị luận nói lời hay làm việc tốt ứng xử đẹp là những nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay
- Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn chọn lọc
- Nghị luận sống giản dị giúp ta tìm thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về dịch Covid19 siêu hay
- Nghị luận học đi đôi với hành siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Trình bày suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
- Phân tích 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú
- Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh
- Nghị luận về ước mơ siêu hay
- Viết đoạn văn về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về lời cảm ơn siêu hay
- Đọc hiểu: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi
- Nghị luận về lối sống có trách nhiệm siêu hay
- Các bài văn nghị luận xã hội lớp 9
- Nghị luận về tác dụng của việc đọc sách siêu hay
- Nghị luận ý nghĩa của cuộc sống hòa bình siêu hay
- Nghị luận về sống cống hiến hay chọn lọc
- Tóm tắt bài Cổng trường mở ra siêu hay
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Tóm tắt bài Sống chết mặc bay ngắn gọn
- Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ siêu hay
- Tóm tắt văn bản Tôi đi học siêu hay
- Tóm tắt văn bản Lão Hạc ngắn gọn
- Phân tích nhân vật chị Dậu hay chọn lọc
- Phân tích Vào phủ chúa Trịnh hay chọn lọc
- Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
- Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
- Nghị luận về sống đẹp siêu hay
- Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê ngắn gọn
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên
- Thuyết minh về cái kéo siêu hay
- Văn học dân gian là gì?
- Soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngắn nhất
- Tóm tắt Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu siêu hay
- Đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước hay chọn lọc
- Đoạn văn về tình mẫu tử lớp 8 hay chọn lọc
- Thuyết minh về con trâu siêu hay
- Phân tích Tuyên ngôn độc lập siêu hay
- Ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên siêu hay
- Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về một lối sống lành mạnh
- Thuyết minh về con mèo hay chọn lọc
- Thuyết minh về đồ dùng học tập siêu hay
- Cảm nghĩ về đêm trăng Trung thu siêu hay
- Nghị luận về rác thải nhựa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương siêu hay
- Cách trình bày đoạn văn: Diễn dịch - quy nạp - song hành - móc xích - tổng phân hợp
- Soạn văn 8 Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Phân tích Chiếu cầu hiền siêu hay
- Nghị luận xã hội về tính tự ti và tự phụ siêu hay
- Phân tích nhân vật Đăm Săn siêu hay
- Soạn bài Khóc Dương Khuê
- Trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa siêu hay
- Viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình siêu hay
- Soạn Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em sau khi học văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát siêu hay
- Phân tích hình tượng vua Quang Trung siêu hay
- Đoạn văn về bạo lực học đường siêu hay
- Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Tóm tắt đoạn trích Uy-lít-xơ trở về hay chọn lọc
- Biểu cảm về thầy cô siêu hay
- Biểu cảm về cây phượng siêu hay
- Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng
- Cảm nghĩ về ngôi trường em đang học cấp 2 siêu hay
Các bài viết hay mục Văn xuôi
Viết đoạn văn 5-7 câu về lòng yêu nước của nhân dân ta
Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh 2024 hay
Tắt đèn của Ngô Tất Tố được viết theo thể loại nào?
Giải thích câu tục ngữ Một mặt người bằng mười mặt của (10 mẫu)
Top 5 bài cảm nghĩ về ngôi trường em đang học cấp 3 siêu hay
Top 4 bài chứng minh câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn ngắn gọn