Soạn Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Bài soạn Bài ca ngắn đi trên bãi cát của tác giả Cao Bá Quát được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 11. Bài thơ thể hiện sự chán ghét của nhà thơ về lối học cũ mưu cầu danh lợi. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ gợi ý trả lời các câu hỏi soạn văn 11 Bài ca ngắn đi trên bãi cát hay và chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Sau đây là nội dung chi tiết mẫu soạn văn Bài ca ngắn đi trên bãi cát sẽ là tài liệu bổ ích cho các bạn học sinh khi học tác phẩm.

1. Soạn Bài ca ngắn đi trên bãi cát ngắn gọn

Câu 1. Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên bãi cát.

Trả lời

Ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố thực người đi trên bãi cát

+ Con đường công danh, con đường đời vô cùng xa xôi, trắc trở, gập ghềnh

+ Con người đi trên bãi cát vẫn tất tả bước về phía trước vì danh lợi, hào nhoáng

→ Cao Bá Quát về sự cần thiết của đổi mới giáo dục qua cái nhìn chán ghét lối học cũ mưu cầu danh lợi.

Câu 2 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Hãy giải thích nội dung và chỉ ra sự liên kết ý nghĩa của sáu câu thơ: “Không học được tiên ông phép ngủ – Trèo non, lội suối, giận khôn vơi! – Xưa nay, phường danh lợi – Tất tả trên đường đời – Đầu gió hơi men thơm quán rượu – Người say vô số, tỉnh bao người?”. (Chú ý: Danh lợi có sức cám dỗ như thế nào?)

Trả lời

Các câu thơ liên kết logic với nhau:

+ Danh lợi (chỉ việc học hành, thi cử làm quan) là khái niệm xâu chuỗi toàn bộ đoạn thơ.

+ “ Không học được tiên ông phép ngủ- Trèo non lội suối giận khôn vơi”: thể hiện nỗi chán nản của nhà thơ vì tự hành hạ mình theo đuổi công danh.

– Bốn câu thơ còn lại nói về cám dỗ của chuyện công danh với đời người.

+ Những kẻ ham lợi danh phải tất tả ngược xuôi, nhưng ở đời chẳng ai thoát khỏi cám dỗ lợi danh.

+ Danh lợi cũng giống như thức rượu làm u mê con người.

→ Tác giả khuyên cần thoát khỏi con u mê danh lợi.

Câu 3. Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát là gì? Hãy cho biết tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng đó.

Trả lời

Tâm trạng của tác giả khi đi trên bãi cát là trạng chán nản, mệt mỏi rã rời. Tầm tư tưởng cao rộng của nhà thơ chính là ở chỗ đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ.

Người đi trên cát sa lầy trong cát hay chính là hình tượng kẻ sĩ cô độc, lẻ loi đầy trăn trở nhưng kì vĩ, vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lí đầy chông gai.

Câu 4. Phân tích ý nghĩa của nhịp điệu bài thơ đối với việc diễn tả cảm xúc và suy tư của nhân vật trữ tình.

Trả lời:

Nhịp điệu của bài thơ được tạo nên chủ yếu nhờ sự thay đổi độ dài của các câu thơ cũng như sự khác nhau trong cách ngắt nhịp của mỗi câu thơ, đem lại khả năng diễn đạt phong phú. Cách ngắt nhịp của bài thơ khá linh hoạt, khi thì là nhịp 2/3, khi lại là 4/3. Câu cuối cùng không có cặp đối, như một câu hỏi buông ra đầy ám ảnh. Nhịp điệu diễn tả sự gập ghềnh, trúc trắc của những người đi trên bãi cát dài, muốn thoát ra khỏi con đường công danh vô nghĩa, tầm thường.

Câu hỏi luyện tập trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Qua bài thơ này, anh (chị) hãy thử lí giải vì sao Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống nhà Nguyễn.

Trả lời

Cao Bá Quát hăm hở tìm lý tưởng nhưng không thành

+ Chín năm cứ ba năm một lần đi thi không đỗ tiến sĩ

+ Về sau được nhận chức tập sự ở Bộ Lễ

+ Tình thương, trọng người tài nên gây tội và bị đi đày ở

+ Ông nhận ra nhiều điều bất công từ sự bóc lột của triều đình nhà Huế

→ Ông ý thức được sự tầm thường của danh lợi, và chế độ vì vậy ông khao khát làm nên điều ý nghĩa, lớn lao hơn cho đời, dẫn tới cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn.

2. Soạn Bài ca ngắn đi trên bãi cát chi tiết

Câu 1 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên bãi cát.

Trả lời:

- Những yếu tố tả thực:

+ Hình ảnh bãi cát được nhắc đi nhắc lại (điệp ngữ).

+ Mờ mịt, núi muôn lớp, sóng muôn đợt, một sa mạc cát mênh mông vô tận, bãi cát lại bãi cát, một người đi đến mặt trời lặn vẫn chưa thôi, vừa đi vừa lệ tuôn đầy.

- Ý nghĩa tượng trưng: Hình ảnh bãi cát dài tượng trưng cho con đường đời xa xôi, mờ mịt. Con đường đi tìm lý tưởng cao đẹp của người quân tử vô cùng gian nan và thử thách. Hình ảnh này xuyên suốt bài thơ, hình ảnh gắn với tâm trạng của nhân vật trữ tình. Qua đó cũng thể hiện được nỗi niềm day dứt, đau xót của tác giả đi trên con đường tìm lý tưởng nhưng xã hội bù nhìn không cho ông lối thoát.

Câu 2 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Hãy giải thích nội dung và chỉ ra sự liên kết ý nghĩa của sáu câu thơ "Không học được tiên ông phép ngủ ... Người say vô số, tỉnh bao người?".

Trả lời:

Sáu câu thơ:

Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xi (xưa nay, phường danh lợi,)

Tất tả trên dường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?

Có vẻ rời rạc không gắn bó với nhau nhưng thực chất là một liên kết lôgic, chặt chẽ. Danh lợi (chỉ việc học hành, thi cử để đạt tới một vị trí trong chốn quan trường) chính là khái niệm xâu chuỗi toàn bộ đoạn thơ.

- Hai câu thơ: "Không học được tiên ông phép ngủ, - Trèo non, lội suối, giận khôn vơi" thể hiện nỗi chán nản của nhà thơ vì tự mình phải hành hạ mình để theo đuổi công danh.

- Trong khi đó bốn câu thơ còn lại nói về sự cám dỗ của chuyện công danh đối với người đời. Nhận định mang tính khái quát về những kẻ ham danh lợi đều phải chạy ngược chạy xuôi nhọc nhằn vất vả được nhà thơ minh hoạ bằng hình ảnh người đời thấy ở đâu có quán rượu ngon đều đổ xô đến, mấy ai tỉnh táo thoát ra khỏi sự cám dỗ của rượu. Danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm say người. Sáu câu thơ như là bước chuẩn bị cho kết luận của tác giả: Cần phải thoát khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa.

Câu 3 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát là gì? Hãy cho biết tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng đó.

Trả lời:

- Tâm trạng của tác giả khi đi trên bãi cát là tâm trạng chán nản, mệt mỏi rã rời.

- Tầm tư tưởng cao rộng của nhà thơ chính là ở chỗ đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Từ chuyện đi trên cát mà liên tưởng đến chuyện lợi danh, đến chốn quan trường là một sự liên tưởng sáng tạo mà lô-gíc. Người đi trên cát sa lầy vào trong cát chẳng khác nào cái mồi công danh, bổng lộc giống như cái bả lôi kéo con người, làm cho con người mê muội. Nhìn thấy con đường danh lợi đầy nhọc nhằn, đầy chông gai, tuy chưa thể tìm ra một con đường đi nào khác, song Cao Bá Quát đã thấy không thể cứ đi trên bãi cát danh lợi đó mãi được.

Câu 4 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Phân tích ý nghĩa của nhịp điệu bài thơ đối với việc diễn tả cảm xúc và suy tư của nhân vật trữ tình.

Trả lời:

- Bài ca ngắn đi trên bãi cát là một bài thơ thuộc loại cổ thể có phần tự do về kết cấu, về vần và nhịp điệu.

- Nhịp điệu của bài thơ này được tạo nên chủ yếu nhờ sự thay đổi độ dài của các câu thơ cũng như sự khác nhau trong cách ngắt nhịp của mỗi câu thơ, đem lại khả năng diễn đạt phong phú. Có từng cặp đối xứng với số lượng chữ không đều nhau: 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ. Cách ngắt nhịp khá linh hoạt, khi thì là nhịp 2/3 (Trường sa/ phục trường sa), khi là 3/5 (Quân bất học/ tiên gia mĩ thụy ông), khi lại là 4/3 (Phong tiền tửu điểm/ hữu mĩ tửu). Câu cuối cùng (Quân hồ vi hồ sa thượng lập ?) không có cặp đối, như một câu hỏi buông ra đầy ám ảnh. Nhịp điệu diễn đạt sự gập ghềnh, trúc trắc của những bước đi trên bãi cát dài, tượng trưng cho con đường công danh.

Câu luyện tập trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Qua bài thơ này, anh (chị) hãy thử lí giải vì sao Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống nhà Nguyễn.

Trả lời:

Từ toàn bộ bài thơ thấy toát lên hình ảnh một người trí thức tự nhiệm, trung thực, đầy tinh thần trách nhiệm với đất nước, với cuộc đời mình, luôn băn khoăn, day dứt về con đường đang đi. Một con người đầy bản lĩnh, quyết không chịu say, không chịu "học phép ngủ" để cùng say ngủ với biết bao kẻ dung tục trong đời. Sự băn khoăn trăn trở còn được đẩy lên mức độ căng thẳng với những lời tự tra vấn quyết liệt về lẽ sống, về con đường phải đi thể hiện một nhân cách nhà nho cao cả của Cao Bá Quát, không chịu thỏa hiệp với dục vọng bản thân và với thực trạng xã hội đang tiềm chứa nhiều suy thoái.

Và ta thấy, ngay từ rất sớm, trong ông đã tiềm chứa ước muốn đổi thay thực trạng xã hội, quyết không chấp nhận thực tại. Khi gặp những hoàn cảnh cụ thể (khi đã chứng kiến hết cảnh thối nát chốn quan trường, thấy rõ hiện trạng xã hội, lại bị dập vùi không thương tiếc), ước muốn đó sẽ chuyển thành hành động phản kháng mãnh liệt. Và đó là một phần nguyên nhân giải thích lí do khiến ông đã tham gia cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.247
0 Bình luận
Sắp xếp theo