Top 5 bài phân tích nhân vật bà cô Trong lòng mẹ

Phân tích nhân vật bà cô Trong lòng mẹ - Nhân vật bà cô trong văn bản Trong lòng mẹ tuy chỉ xuất hiện ở một đoạn thoại nhỏ trong văn bản nhưng cũng đã để lại nhiều suy nghĩ trong lòng người đọc về sự cay nghiệt và độc ác đối với chú bé Hồng. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số bài văn mẫu phân tích về nhân vật người cô trong văn bản Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng để bạn đọc hiểu rõ hơn bản chất xấu xa độc ác đáng lên án của nhân vật người cô trong đoạn trích.

Qua đoạn trích Trong lòng mẹ nhưng nhân vật vật người cô đã bộc lộ rõ bản chất giả dối, tàn nhẫn và mất hết tình người đối với bé Hồng. Để các bạn cảm nhận rõ hơn về bản chất của nhân vật bà cô, mời các bạn cùng tham khảo dàn ý phân tích nhân vật bà cô cùng bài văn mẫu phân tích nhân vật người cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng để làm rõ tâm địa cay độc xấu xa của nhân vật này.

1. Dàn ý phân tích nhân vật bà cô của bé Hồng

1. Mở bài

- giới thiệu tác giả, đoạn trích và dẫn dắt nhân vật người cô.

2. Thân bài

a. Giới thiệu vị trí, sự xuất hiện của nhân vật

- Là cô ruột của bé Hồng.

- Xuất hiện ở đầu đoạn trích, trong cuộc trò chuyện với bé Hồng về mẹ.

b. Là người phụ nữ độc ác, tàn nhẫn:

- Bà cô của bé Hồng tuy giàu có nhưng rất cay nghiệt, độc địa. Bà đã khoét sâu vào nỗi đau của đứa cháu đáng thương.

- Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi nhẫn tâm " mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không".

- Ý nghĩ cay độc trong giọng nói, nét mặt cười rất kịch.

- Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con.

- Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối, sáo rỗng.

- Khi đứa cháu khóc bà cô vẫn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu.

⟹ Bà cô với dã tâm độc ác muốn chia rẽ tình cảm mẹ con, muốn đứa cháu "khinh miệt và ruồng rẫy mẹ" bằng những cử chỉ ngọt ngào nhưng rất kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm.

c. Là người đại diện cho xã hội bất công với những hủ tục và lề thói cổ hủ

- Ghét mẹ của bé Hồng vì bà đã đi bước nữa sau khi chồng mất.

- Mỉa mai, chế giễu mẹ cậu nhằm chia rẽ tình cảm: “phát tài” (nói mỉa người mẹ nghèo khổ), “em bé” (gieo rắc hoài nghi để bé Hồng khinh miệt ruồng rẫy mẹ).

⇒ Bà cô nham hiểm, giả dối, sống tàn nhẫn không có lòng vị tha, đại diện cho những thành kiến, những hủ tục đày đọa người phụ nữ trong xã hội cũ.

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị hiện thực của tác phẩm qua nhân vật người cô.

2. Nhân vật bà cô trong văn bản Trong lòng mẹ

“Tuổi thơ” – hai tiếng nghe sao quá bình yên. Với chúng ta, tuổi thơ gói gọn trong chiếc kẹo ngọt mẹ mua, trong cánh diều vi vu chạy dọc con đê vào mỗi chiều đầy nắng, trong nụ cười hồn nhiên không vướng chút âu lo của cuộc đời. Thế nhưng, nửa thế kỉ trước, tuổi thơ lại gắn liền với những nỗi đau - mà kẻ gây ra điều đó chính là xã hội phong kiến nửa thực dân. Đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng tái hiện một cách chân thực quãng đời ấu thơ đầy nước mắt của cậu bé Hồng. Trong đó, nhân vật người cô hiện lên với những rắp tâm tàn nhẫn đã trực tiếp gây nên những đau khổ trong tâm lí đứa trẻ đáng thương.

Nhân vật bé Hồng có một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Cha mất, mẹ bỏ đi theo người khác nên bị gia đình chồng thù ghét, Hồng ở với họ hàng bên nội. Sau khi cha Hồng mất gần một năm, sắp đến ngày giỗ đầu của ông, mẹ ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Người bà cô của Hồng gọi chú bé lại trò chuyện với một tâm địa xấu xa, độc ác. Bà ta vừa cười vừa hỏi Hồng. Đây không phải là sự lo lắng, nghiêm nghị, cũng không phải âu yếm. Cái cười này thể hiện một sự không thiện chí. Câu hỏi của mụ ta: có muốn vào Thanh Hoá thăm mợ mày không cũng chứa đựng ý nghĩa cay độc một sự giả dối.

Nhận ra ý nghĩ cay độc của cô, Hồng cúi đầu không đáp. Nhưng sau đó, chú cười đáp lại: "không cháu không muốn vào, cuối năm thế nào mợ cháu cũng về". Thái độ đó chứng tỏ chú rất yêu thương và kính trọng mẹ, chú nhận ra được ý nghĩ cay độc của bà cô trong giọng nói và nét mặt khi cười rất kịch của bà cô. Em không thể để tình yêu thương và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.

Người bà cô "Giọng vẫn ngọt'', "sao không vào mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!", "Hai con mắt long lanh của cô chằm chặp nhìn" vào Hồng rồi “Vỗ vai cười nói” “mày dại quá, vào bắt mẹ mày may vá sắm sửa cho và bế em bé chứ”. Giọng mụ ta bình thản nhưng mỉa mai. Cái nhìn của bà chứng tỏ bà cô rắp tâm muốn kéo đứa cháu đáng thương vào một trò chơi độc ác đã dàn tính sẵn. Cử chỉ vỗ vai, cười nói - thể hiện sự giả dối độc ác. Câu nói "mày dại quá..." không chỉ lộ rõ sự ác ý mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc, nhục mạ với một giọng điệu cay nghiệt, độc ác.

Vẫn chưa chịu buông tha Hồng, bà cô tiếp tục kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ Hồng. Đó là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê người. Chúng khiến tâm trạng của Hồng đau đớn, uất ức đến cực điếm. Cử chỉ đổi giọng, vỗ vai, nghiêm nghị của bà cô thực chất là sự thay đổi đấu pháp tấn công. Khi thấy cháu tức tưởi phẫn uất bà mới hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã mất. Khi đó, sự giả dối thâm hiểm trơ trẽn của bà cô đã phơi bày toàn bộ.

Qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó.

Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc. Nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ.. Đồng thời, nó cùng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa.

3. Phân tích nhân vật bà cô của bé Hồng

“Tuổi thơ” – hai tiếng nghe sao quá bình yên. Với chúng ta, tuổi thơ gói gọn trong chiếc kẹo ngọt mẹ mua, trong cánh diều vi vu chạy dọc con đê vào mỗi chiều đầy nắng, trong nụ cười hồn nhiên không vướng chút âu lo của cuộc đời. Thế nhưng, nửa thế kỉ trước, tuổi thơ lại gắn liền với những nỗi đau - mà kẻ gây ra điều đó chính là xã hội phong kiến nửa thực dân. Đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng tái hiện một cách chân thực quãng đời ấu thơ đầy nước mắt của cậu bé Hồng. Trong đó, nhân vật người cô hiện lên với những rắp tâm tàn nhẫn đã trực tiếp gây nên những đau khổ trong tâm lí đứa trẻ đáng thương.

Nhân vật bé Hồng có một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Cha mất, mẹ bỏ đi theo người khác nên bị gia đình chồng thù ghét, Hồng ở với họ hàng bên nội. Sau khi cha Hồng mất gần một năm, sắp đến ngày giỗ đầu của ông, mẹ ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Người bà cô của Hồng gọi chú bé lại trò chuyện với một tâm địa xấu xa, độc ác. Bà ta vừa cười vừa hỏi Hồng. Đây không phải là sự lo lắng, nghiêm nghị, cũng không phải âu yếm. Cái cười này thể hiện một sự không thiện chí. Câu hỏi của mụ ta: có muốn vào Thanh Hoá thăm mợ mày không cũng chứa đựng ý nghĩa cay độc một sự giả dối.

Nhận ra ý nghĩ cay độc của cô, Hồng cúi đầu không đáp. Nhưng sau đó, chú cười đáp lại: "không cháu không muốn vào, cuối năm thế nào mợ cháu cũng về". Thái độ đó chứng tỏ chú rất yêu thương và kính trọng mẹ, chú nhận ra được ý nghĩ cay độc của bà cô trong giọng nói và nét mặt khi cười rất kịch của bà cô. Em không thể để tình yêu thương và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.

Người bà cô "Giọng vẫn ngọt'', "sao không vào mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!", "Hai con mắt long lanh của cô chằm chặp nhìn" vào Hồng rồi “Vỗ vai cười nói” “mày dại quá, vào bắt mẹ mày may vá sắm sửa cho và bế em bé chứ”. Giọng mụ ta bình thản nhưng mỉa mai. Cái nhìn của bà chứng tỏ bà cô rắp tâm muốn kéo đứa cháu đáng thương vào một trò chơi độc ác đã dàn tính sẵn. Cử chỉ vỗ vai, cười nói - thể hiện sự giả dối độc ác. Câu nói "mày dại quá..." không chỉ lộ rõ sự ác ý mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc, nhục mạ với một giọng điệu cay nghiệt, độc ác.

Vẫn chưa chịu buông tha Hồng, bà cô tiếp tục kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ Hồng. Đó là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê người. Chúng khiến tâm trạng của Hồng đau đớn, uất ức đến cực điếm. Cử chỉ đổi giọng, vỗ vai, nghiêm nghị của bà cô thực chất là sự thay đổi đấu pháp tấn công. Khi thấy cháu tức tưởi phẫn uất bà mới hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã mất. Khi đó, sự giả dối thâm hiểm trơ trẽn của bà cô đã phơi bày toàn bộ.

Qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó.

Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc. Nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ.. Đồng thời, nó cùng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa.

4. Phân tích nhân vật bà cô trong văn bản Trong lòng mẹ

Nguyên Hồng viết nhiều về phụ nữ, những người cùng khổ gần gũi quanh ông, những người mà ông yêu thương với trái tim đằm thắm chân thành. Người phụ nữ trong văn của Nguyên Hồng dù là nhân vật chính diện hay phản diện đều được thể hiện khá tinh tế và giàu cá tính. Không ít trong số họ đã trở thành những điển hình văn học thật thụ. Một trong số đó là nhân vật bà cô trong đoạn Trong lòng mẹ trích từ tập hồi ký Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng.

Nhân vật bà cô xuất hiện trong đoạn trích không đầy hai trang giấy mà ấn tượng để lại trong lòng người đọc thật khó phai mờ. Đọc xong đoạn trích ta nghiệm lại mới thấy câu nói “giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng” của các cụ ta xưa sâu sắc biết bao. Dẫu cùng chung “giọt máu đào” nhưng cái lòng đố kỵ và tàn nhẫn của bà cô đã khiến chú bé Hồng cứ phải chiến đấu liên tục với những đợt sóng trào để bảo vệ tình yêu thương với mẹ.

Đợt sóng ấy bắt đầu nổi lên tưởng rất hiền hòa. Bà cô đến bên Hồng tươi cười và ân cần lắm:

- Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với không?

Vâng! Câu nói ấy trong lúc này cần với chú bé biết bao. Giá như đó là một lời chia sẻ thật lòng. Nhưng Hồng ngay lập tức nhận ra “những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô”. Vậy là cái sự giả dối của người cô chẳng thể giấu nổi một đôi mắt ngây thơ. Đó là sự giả dối đã thành quen, bởi “nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ”. Vậy ra bà cô là hiện thân của lòng ganh tị của sự thành kiến tàn ác.

Bà cô tiếp, vẫn giọng ngọt ngào đầy giả tạo: “Sai lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!”. Toàn bộ câu nói bị khựng lại và dằn mặt lên trong hai chữ “phát tài”. Bà cô thừa biết mẹ Hồng đang phải sống lay lắt ở quê người. Một người đàn bà góa chồng, nợ nần nhiều quá phải bỏ cả con cái đi tha hương cầu thực. Ngần ấy lý do đã đủ để ta hình dung ra một cuộc đời phiêu bạc. Thế mà người cô lại nhấn vào hai chữ “phát tài”. Câu nói có khác gì lưỡi dao cứa vào vết thương đang rỉ máu của bé Hồng. Tình thương mẹ của con đang bị bà cô cố tình chia cắt. Sự tàn nhẫn của nhân vật bà cô không dừng ở đó. Biết Hồng rất thương yêu và cũng khát khao tình thương của mẹ, người cô chọn một lời cay độc khác: “Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ”. Lần này Hồng thấy đau nhói, chẳng lẽ mẹ mình lại đổ đốn ư? Mẹ còn chưa đoạn tang thầy mà? Tôi tin chắc lúc này nếu nhìn mặt bà cô, ta sẽ thấy một cười mãn nguyện. Nụ cười của một người phụ nữ không có một chút tình thương. Nụ cười được xây lên từ nỗi đau của cậu cháu mình.

Đến đây tưởng như trò đùa quái ác của bà cô đã quá đà. Nhưng không! Người cô tàn ác vẫn cho như thế là chưa đủ, chưa thỏa mãn. Vẫn thấy cần phải đưa thêm nhiều nguyên do nữa để cái thông tin của mình thuyết phục hơn. Từ đó mà làm cho cậu cháu đau đớn hơn: “Có một bà họ nội xa vào trong lấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi chợ thấy mẹ tôi…thì mẹ tôi quay đi, lấy nón che”. Câu nói vô tình cay nghiệt của bà cô khiến bé Hồng “nghẹn ứ khóc không ra tiếng”. Nhưng cái bà cô vô hồn đến tàn nhẫn kia vẫn cứ thản nhiên tiếp tục khoét vào nỗi đau của một tâm hồn non nớt và thơ bé. Sự dồn nén đến nghẹn thở của bà cô khiến bé Hồng chỉ còn biết nghẹn ngào câm lặng.

Chỉ bằng vài nét bút, không đặc tả, chỉ thiên về đối thoại thế nhưng tác giả đã xây dựng được một nhân vật rất điển hình, người cô lạnh lùng và tàn nhẫn. Đó cũng là hiện thân của cái nhìn đầy thành kiến đối với người phụ nữ góa chồng nhưng luôn khát khao tình yêu thương và hạnh phúc ngày xưa.

5. Phân tích nhân vật người cô trong truyện Trong lòng mẹ

Nhân vật bé Hồng trong tác phẩm Trong lòng mẹ có một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Cha mất, mẹ bỏ đi theo người khác nên bị gia đình chồng thù ghét, Hồng ở với họ hàng bên nội. Sau khi cha Hồng mất gần một năm, sắp đến ngày giỗ đầu của ông, mẹ ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Nhưng có thể nói một khía cạnh mang tới ấn tượng của tác phẩm, một dấu ấn khó phai mà Nguyên Hồng mang đến cho người đọc chính là nhân vật bà cô.

Mặc dù không xuất hiện nhiều nhưng đỉnh điểm chi tiết trong câu truyện chính là: Người bà cô của Hồng gọi chú bé lại trò chuyện với một tâm địa xấu xa, độc ác. Bà ta vừa cười vừa hỏi Hồng. Đây không phải là sự lo lắng, nghiêm nghị, cũng không phải âu yếm. Cái cười này thể hiện một sự không thiện chí. Câu hỏi của mụ ta: có muốn vào Thanh Hoá thăm mợ mày không cũng chứa đựng ý nghĩa cay độc một sự giả dối.

Nhận ra ý cay độc của cô, Hồng cúi đầu không đáp. Nhưng sau đó, chú cười đáp lại: "không cháu không muốn vào, cuối năm thế nào mợ cháu cũng về". Thái độ đó chứng tỏ chú rất yêu thương và kính trọng mẹ, chú nhận ra được ý nghĩ cay độc của bà cô trong giọng nói và nét mặt khi cười rất kịch của bà cô. Em không thể để tình yêu thương và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.

Người bà cô "Giọng vẫn ngọt", "sao không vào mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!", "Hai con mắt long lanh của cô chằm chặp nhìn" vào Hồng rồi "Vỗ vai cười nói" "mày dại quá, vào bắt mẹ mày may vá sắm sửa cho và bế em bé chứ". Giọng mụ ta bình thản nhưng mỉa mai. Cái nhìn của bà chứng tỏ bà cô rắp tâm muốn kéo đứa cháu đáng thương vào một trò chơi độc ác đã được tính sẵn. Cử chỉ vỗ vai, cười nói - thể hiện sự giả dối độc ác. Câu nói "mày dại quá..." không chỉ lộ rõ sự ác ý mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc, nhục mạ với một giọng điệu cay nghiệt, độc ác.

Vẫn chưa chịu buông tha Hồng, bà cô tiếp tục kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ Hồng. Đó là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê người. Chúng khiến tâm trạng của Hồng đau đớn, uất ức đến cực điểm. Cử chỉ đổi giọng, vỗ vai, nghiêm nghị của bà cô thực chất là sự thay đổi đấu pháp tấn công. Khi thấy cháu tức tưởi phẫn uất bà mới hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã mất. Khi đó, sự giả dối thâm hiểm trơ trẽn của bà cô đã phơi bày toàn bộ.

Qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột già trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó.

Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc. Nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ.. Đồng thời, nó cùng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
11 3.861
0 Bình luận
Sắp xếp theo