(9 mẫu) bài phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa hay sâu sắc
Đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa
- 1. Phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa dàn ý
- 2. Cảm nhận đoạn văn sau những tấm ảnh tôi mang về hòa lẫn trong đám đông
- 3. Cảm nhận đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa
- 4. Phân tích đoạn cuối bài Chiếc thuyền ngoài xa mẫu 1
- 5. Phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa mẫu 2
- 6. Phân tích đoạn cuối bài Chiếc thuyền ngoài xa ngắn gọn
- 7. Phân tích bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa ở cuối tác phẩm
- 8. Phân tích đoạn kết Chiếc thuyền ngoài xa
- 9. Ý nghĩa đoạn kết thúc truyện Chiếc thuyền ngoài xa
Phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa - Tổng hợp các bài văn mẫu phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa ngắn gọn, phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa dàn ý, cảm nhận đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa hay và chi tiết giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về nội dung đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
- Top 8 bài phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Top 9 bài phân tích Chiếc thuyền ngoài xa hay chọn lọc
Chiếc thuyền ngoài xa là một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời sau bức ảnh. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất sự thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số mẫu bài văn phân tích đoạn cuối tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay, mời các bạn cùng theo dõi.
1. Phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa dàn ý
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và đoạn cuối của tác phẩm.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Vẻ đẹp của bức ảnh năm ấy
Bức ảnh năm ấy là cảnh con thuyền kéo lưới đang tiến vào bờ, vài bóng người im phăng phắc, từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thật đơn giản và toàn bích → cái thiện, mĩ, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hòa, lãng mạn của cuộc đời.
Nhưng đằng sau vẻ đẹp đó là câu chuyện của gia đình làng chài: gã thuyền chài lôi vợ mình lên bờ đánh đập dã man, vừa đánh vừa hết lời mắng nhiếc, chửi rủa.
→ Phùng cay đắng nhận ra rằng, đằng sau cái vẻ đẹp toàn bích, toàn thiện kia là những điều hết sức ngang trái, xấu xa và những nghịch cảnh trớ trêu của cuộc đời.
b. Câu chuyện của người đàn bà làng chài từ sau bức ảnh ấy
Khi đứng trước quan tòa, vị chánh án khuyên bà bỏ chồng, bà van xin “quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó”. Bà cam chịu, nhẫn nhịn vì con, muốn con có một gia đình và nuôi chúng nó khôn lớn.
Sự cam chịu, nhẫn nhịn của bà bắt nguồn từ tình yêu thương con vô bờ bến. Thương con, chị không muốn con chứng kiến cảnh bạo hành nên xin chồng đánh trên bờ, gửi thằng Phác lên rừng, chị cảm thấy có tội với nó khi vì thương chị mà nó hận bố nó.
Bà ý thức được thiên chức của người phụ nữ và quy luật ngàn đời của tạo hóa: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn lớn”.
→ Người đàn bà là biểu tượng nghệ thuật gây ám ảnh cho Phùng và cũng là thông điệp mà Nguyễn Minh Châu muốn truyền tải tư tưởng nhân đạo qua tác phẩm.
3. Kết bài
Khái quát lại vẻ đẹp của bức ảnh, hình ảnh người đàn bà làng chài và nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.
2. Cảm nhận đoạn văn sau những tấm ảnh tôi mang về hòa lẫn trong đám đông
Nguyễn Minh Châu là nhà văn tài năng, ông có nhiều cống hiến và luôn trăn trở về cuộc đời con người cũng như là sứ mệnh người nghệ sĩ. Ở Nguyễn Minh Châu luôn có một phong cách sáng tác thật đặc biệt, các tác phẩm của ông đều mang chất văn bình dị nhưng đem lại nhiều giá trị sâu sắc trong trái tim độc giả. Trong số các tác phẩm ấy chắc hẳn chúng ta không thể không nhắc đến Chiếc thuyền ngoài xa. Đặc biệt là đoạn kết của tác phẩm đã để lại rất nhiều suy nghĩ trong lòng người đọc.
"Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm [..] Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.."
Nguyễn Minh Châu là nhà văn giàu tâm huyết, luôn trăn trở về một nền văn học xứng đáng với tầm vóc dân tộc và với sự kì vọng của nhân dân. Hai tập truyện ngắn" Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành "(1983) và" Bến quê "(1985) đã đưa nhà văn lên vị trí" người mở đường tinh anh và tài năng "(Nguyên Ngọc) của văn học nước nhà từ sau năm 1975.
" Chiếc thuyền ngoài xa "thuộc kiểu truyện tư tưởng được viết vào năm 1983, in trong tập truyện" Bến quê "(1985) sau đó in lại trong tập truyện cùng tên năm 1987. Đây là tác phẩm đặc sắc cho những sáng tác sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu khi nhà văn chuyển sang cảm hứng thế sự - đời tư thể hiện mối quan hoài thường trực của nhà văn" những suy nghĩ da diết về chân lí nghệ thuật và đời sống ". Sự thật nghiệt ngã được mô tả trong Chiếc thuyền ngoài xa đã xua tan làn khói lãng mạn phủ lên hình ảnh từ lâu trở nên quen thuộc về một ngư phủ dưới cánh buồm mờ ảo ban mai lên trên không gian xa rộng của biển cả.
Đoạn văn bản nằm ở cuối tác phẩm, miêu tả" tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm ". Đây là chi tiết đắt giá thể hiện được quan niệm về cuộc sống và nghệ thuật của tác giả và có thể khơi dậy ở người đọc nhiều chiêm nghiệm sâu xa.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu quan niệm " Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, là một lát cắt của hiện thực cuộc sống, nhưng chỉ qua một lát cắt ấy thấy được cả vòng đời thảo mộc trăm năm ". Với quan niệm như vậy nên trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã tạo ra tình huống truyện hết sức độc đáo. Để trong tình huống ấy, các nhân vật phải bộc lộ cách ứng xử, tính cách và phẩm chất.
Truyện kể về hành trình đi tìm một bức ảnh đẹp cho bộ lịch của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Sau gần một tuần tìm kiếm, cuối cùng anh đã tìm thấy một" cảnh đắt trời cho ". Nhưng ngay trong giây phút người nghệ sĩ ấy vừa" khám phá ra cái chân lí của sự hoàn thiện ", vừa bắt được cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn", thì cũng là lúc Phùng chứng kiến một cảnh bạo lực gia đình: Người đàn bà bị chồng đánh đập dã man. Chỉ trong ba hôm phải chứng kiến cảnh tượng ấy đến hai lần khiến Phùng không thể chịu đựng được, bản lĩnh và phẩm chất của một người chiến sĩ – nghệ sĩ đã thôi thúc anh phải dùng vũ lực buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động độc ác. Cũng vì thế mà anh bị thương và được đưa về trạm y tế của tòa án huyện. Tại đây, anh đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài và ngộ ra nhiều điều.
Tấm ảnh được nhắc đến trong đoạn trích là bức ảnh Phùng chụp được trong buổi sáng hôm ấy. Đó là bức ảnh tĩnh vật với cảnh thuyền và biển vào buổi sáng có sương mù. Tấm ảnh Phùng chụp được trưởng phòng rất ưng ý "Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về tôi." Sự đánh giá cao của cấp trên xứng đáng với công sức Phùng đã bỏ ra để "phục kích" nhiều ngày mới chụp được tấm ảnh đó cũng như tài năng của anh. Không những thế, nó trở thành bức ảnh có giá trị nghệ thuật cao, có giá trị lâu bền "không những cho bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau" . Tấm ảnh được nhiều người rất yêu thích, được "treo rất nhiều nơi trong các gia đình sành nghệ thuật" . Tấm ảnh đó đã khẳng định tài năng, nâng cao uy tín của người nghệ sĩ trên hành trình khám phá cái đẹp và việc nhiều người yêu nghệ thuật trân trọng tấm ảnh của Phùng cũng là điều dễ hiểu. Có lẽ, những người yêu nghệ thuật thực sự đã nhận ra bức ảnh đẹp toàn bích, đáng để cho họ thưởng thức và treo ở nơi sang trọng nhất trong nhà.
Mỗi khi nhìn lại vào tấm ảnh năm ấy, dù là ảnh đen trắng nhưng Phùng vẫn nhìn thấy màu hồng hồng của ánh ban mai, nhìn thấy hình ảnh người đàn bà làng chài lam lũ, như đang bước ra khỏi tấm ảnh. Nhà văn viết: Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phết có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.. " .
Với rất nhiều sự băn khoăn day dứt nên Phùng luôn" ngắm kĩ "," nhìn lâu hơn "để mỗi lần như thế anh lại không chỉ rung động trước cái đẹp mà còn bị ám ảnh bởi hình ảnh người đàn bà nghèo khổ lam lũ. Cái" màu hồng hồng của sương mai "chính là biểu tượng cho cái đẹp lãng mạn của cuộc đời, là chất thơ của cuộc sống và đó cũng chính là biểu tượng cho vẻ đẹp của nghệ thuật. Qua đó nói lên ngụ ý của nhà văn nghệ thuật cần có chút lãng mạn trong bề sâu tác phẩm. Và hình ảnh người đàn bà nghèo khổ bước ra từ bức tranh là hiện thân cho cuộc đời thực nhiều sóng gió, phũ phàng. Qua hai hình ảnh ấy, người đọc nhận ra hóa ra đằng sau vẻ đẹp trong trẻo, thánh thiện, thơ mộng của cái màu hồng hồng ánh sương mai kia chính là hiện thực bi đát của cuộc đời, cuộc sống lam lũ, khổ đau của người hàng chài nói riêng và người lao động nghèo sau chiến tranh nói chung. Tấm ảnh nghệ thuật" chiếc thuyền ngoài xa "đẹp như mơ đó chỉ là cái vỏ bề ngoài. Đằng sau nó là cuộc sống rách rưới, đói nghèo, khổ đau của con người.
Qua những khám phá, phát hiện của Phùng khi ngắm nhìn bức ảnh của mình ở cuối truyện tác giả Nguyễn Minh Châu gửi gắm đến người đọc thông điệp nhận thức:
Thông điệp thứ nhất là về cách nhìn cuộc đời, con người: Cuộc sống vốn chứa đầy những nghịch lí giữa trong và ngoài, phải và trái, xa và gần.. Cái đẹp ngoại cảnh có khi che khuất cái xấu của đời sống Cái xấu cũng có thể làm cái đẹp bị khuất lấp. Cuộc sống nhiều khi thường" đánh lừa "ta như thế. Hơn nữa, nhiều khi trong cùng một sự vật, một sự việc, một con người cũng chứa đầy những mâu thuẫn, đối lập. Bởi vậy, con người không được nhìn cuộc đời bằng cái nhìn đơn giản, một chiều mà cần có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, phải có con mắt tinh tường nhìn thấu gan ruột để khám phá, phát hiện ra bản chất thật của đời sống.
Thông điệp thứ hai là về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: Thông qua hai hình ảnh đầy ám ảnh trong bức ảnh, nghệ sĩ Phùng đã thể hiện những nhìn nhận đúng đắn về bản chất đích thực của nghệ thuật. Không thể có nghệ thuật thuần túy, nghệ thuật vị nghệ thuật mà cái đích tối cao của nghệ thuật là nghệ thuật vị nhân sinh . Nghệ thuật chân chính phải bắt nguồn từ cuộc sống dẫu có nhọc nhằn, lam lũ, thậm chí là khổ cực và cay đắng và quay lại phục vụ cho cuộc sống, phải dành ưu tiên trước hết cho con người, góp phần giải phóng con người khỏi sự cầm tù của đói nghèo, tăm tối và bạo lực, làm thay đổi cuộc sống theo hướng tốt đẹp hơn. Đúng như chính nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nói: " Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người ". Mỗi tác phẩm nghệ thuật thật sự đều phải bắt nguồn từ cuộc sống, không được tách rời cuộc sống. Người nghệ sĩ chân chính phải có tấm lòng biết trăn trở về số phận con người; phải nhìn cuộc đời sâu sắc, đa chiều, không giản đơn, dễ dãi và phải dũng cảm, trung thực nhìn thẳng vào hiện thực, biết rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc đời. Không những vậy, một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là tác phẩm thể hiện được chiều sâu, bản chất của hiện thực đằng sau cái vẻ ngoài đẹp đẽ, lãng mạn. Để làm được điều đó đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự trải nghiệm và quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ.
Quan niệm về đời sống và mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống ấy của Nguyễn Minh Châu đã được cụ thể hóa qua nhân vật Phùng và bức ảnh được chọn trong đoạn trích. Với tư cách là một con người, Phùng là cũng là một con người chân chính, biết yêu thương, nâng đỡ cái yếu, căm ghét cái ác, có nhưng trăn trở, băn khoăn, lo lắng trước nỗi đau khổ của những con người bất hạnh. Với tư cách người nghệ sĩ Phùng đã nhận ra chân lí của nghệ thuật và thực hiện được sứ mệnh, thiên chức của người nghệ sĩ, có cái tâm với nghề, đáng để người ta kính phục. Thế nhưng, trước sự thực cuộc đời đầy cay đắng, phức tạp đôi khi người nghệ sĩ ấy còn" ngây thơ "và có những lẽ ngang trái cuộc đời, anh không thể làm gì để thay đổi nên có những điều khiến anh luôn phải trăn trở, day dứt thành nỗi ám ảnh. Còn bức ảnh nghệ thuật được nhắc đến trong đoạn trích đã chuyển tải được thông điệp nghệ thuật sâu sắc nên nó trở thành bức ảnh nghệ thuật mẫu mực, là nghệ thuật thăng hoa được công chúng đón nhận.
Tấm ảnh ấy cho ta thấy rõ trái tim nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Không chỉ trăn trở về cuộc sống nghèo đói, nhìn thấy vẻ đẹp của người lao động giữa cát bụi thô nhám của cuộc đời đầy sóng gió mà nhà văn còn quan tâm, thể hiện niềm tin vào tương lai của họ. Mỗi lần xem lại bức ảnh, Phùng thấy người đàn bà ấy bước ra khỏi tấm ảnh. Những bước đi chắc chắn và hòa lẫn vào đám đông của người đàn bà hàng chài thể hiện niềm tin của Phùng về sự hòa nhập của người lao động trong hành trình đi lên của cuộc sống.
Kết thúc truyện cho thấy tác phẩm được xây dựng theo lối kết cấu vòng tròn: Mở đầu là đi tìm ảnh, kết thúc là ngắm nhìn ảnh mà ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm nhằm nhấn mạnh tính triết lí của truyện. Giọng văn trầm lắng, suy tư, triết lí, nhiều dư vị, nhiều liên tưởng bất ngờ cùng lối kết thúc mở độc đáo, gợi nhiều suy nghĩ ở người đọc như một khúc vĩ thanh không chỉ khép lại câu chuyện mà còn mở ra một hướng mới cho số phận của con người; chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa biểu tượng; cách kể chuyện hấp dẫn từ cách lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp làm cho câu chuyện gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục.. Đoạn văn miêu tả bức ảnh nghệ thuật gợi bao thức nhận đầy đau đớn và sâu sắc và chỉ một đoạn văn ngắn nhưng đã tổng hợp lại toàn bộ ý đồ nghệ thuật của tác giả.
" Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo ". Những tác phẩm đạt đến chuẩn mực của cái hay cái đẹp sẽ" vượt qua mọi sự bang hoại của thời gian "để sống mãi trong lòng bạn đọc. Cũng như dù thời gian có chảy trôi nhưng giá trị tác phẩm" Chiếc thuyền ngoài xa"của nhà văn Nguyễn Minh Châu vẫn nguyên vẹn và tỏa sáng.
3. Cảm nhận đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa
Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút văn xuôi giàu chất thơ, chất triết lí sâu sắc. Đặc biệt, “Con tàu xa thẳm” là một trong những sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu thể hiện nhiều triết lý, ý nghĩa qua những hình ảnh nhỏ.
Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm có hoàn cảnh rất độc đáo. Điều đó được thể hiện qua sự phát hiện chân thành của nhân vật Phùng. Các tình huống truyện đầy bất ngờ và chứa đựng nhiều câu chuyện là bước ngoặt trong nhận thức của nhân vật về nghệ thuật và cuộc sống. Khám phá đầu tiên của anh dưới con mắt của nhiếp ảnh gia Phùng là một bức ảnh thiên nhiên hoàn hảo. Sau một tuần kiên nhẫn phục kích, Phùng vẫn không chụp được bức ảnh nào ưng ý, thì vào một buổi sáng mù sương, vài hạt mưa rơi trên người Phùng đã giúp anh có cơ hội ghi lại vẻ đẹp chân thực của thiên nhiên. Đó là hình ảnh con tàu dập dềnh, màn sương trắng đục có vài bóng người … Hình ảnh ấy trông rất giản dị và bình dị. Tác giả có vẻ rất hiệu quả trong việc điều khiển tỉ mỉ binh đoàn ngôn ngữ của mình.
Thế mới thấy được ngòi bút tài hoa của Nguyễn Minh Châu và cách sử dụng tài tình của nghệ thuật so sánh để tả cảnh, ngụ từ có giá trị gợi hình rất cao giúp người nghệ sĩ điêu khắc một bức tranh thành ngôn ngữ. Ngôn ngữ đẹp, chân thực và sống động. Ngòi bút của Nguyễn Minh Châu còn tranh thiên nhiên, cảnh vật khác đều được Nguyễn Minh Châu gửi gắm vào những trang viết rất đẹp. Những chi tiết đắt giá, và sự phấn khích, vui sướng của nhân vật Phùng suốt mấy ngày liền mà không tìm được bức ảnh ưng ý. Có lẽ vì vậy mà anh tiếp tục bấm máy để ghi lại những khoảnh khắc hạnh phúc, tươi đẹp, rạng ngời của thiên nhiên.
Sau bức tranh thiên nhiên bừng sáng, nhân vật Phùng tiếp tục phát hiện ra đằng sau đó là bức tranh cuộc đời đầy rẫy những nghịch lý. Lúc này, nhân vật Phùng đang đứng ở khoảng cách gần hơn nên bạn có thể thấy rõ một người phụ nữ ngoài 40 tuổi cao, thô và mệt mỏi, đang kiệt sức sau một đêm dài. Và một người đàn ông khác với lưng cong, rộng, chân hình bát úp…
Hình ảnh này hoàn toàn trái ngược với những bức ảnh tuyệt vời mà Phùng đã tìm thấy trước đây. Câu này mô tả hành động tàn nhẫn của một người đàn ông đánh đập và chửi rủa một người phụ nữ.
Mặt khác, người phụ nữ lại cam chịu không phản kháng, không nổi loạn. Không dừng lại ở đó và tiếp tục tát vào mặt trẻ em. Đây đều là những hình ảnh về những mảnh đời xấu xa, bất nhân, thiếu đạo đức và để lại nhiều bất ngờ cho nhân vật Phùng. Không chỉ ngạc nhiên và tức giận, anh còn tỏ ra hối hận khi nói: “Họ ném máy quay xuống đất và chặn nó.” Nhưng anh chưa kịp làm thì đã bị Phát ngăn lại. Điều đó cho thấy Phùng không chỉ là một nghệ sĩ yêu cái đẹp mà còn là một nhân vật dám lên án và ngăn chặn cái ác.
Đó cũng là một phát hiện đắt giá về nhân vật Phùng qua bức tranh cuộc đời đầy nghịch lí của Nguyễn Minh Châu thể hiện thông điệp: Đằng sau vẻ đẹp không phải lúc nào cũng tốt mà là đạo đức. bao gồm cả sự xấu xa và bất công.
Và để khám phá trọn vẹn nhất, người viết phải khám phá bằng mọi cách để hiểu và trân trọng những hiện thực của cuộc sống. Ở những khám phá này, Nguyễn Minh Châu bộc lộ nhiều nội dung triết lý hơn và gieo vào tâm trí người đọc cảnh một người đàn ông bạo hành một đứa trẻ.
Đó là vấn đề được nhiều người quan tâm và chi tiết đắt giá của cả bài báo. Dường như vấn nạn bạo lực gia đình vẫn luôn cháy trong tâm trí người nghệ sĩ. Nguyễn Minh Châu cũng thể hiện thông điệp cuộc sống qua các tác phẩm của mình. Người nghệ sĩ lên án sự độc ác, dã man của kẻ độc ác, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, lên tiếng bảo vệ cuộc sống tương lai của những đứa trẻ sống trong cảnh bạo hành.
4. Phân tích đoạn cuối bài Chiếc thuyền ngoài xa mẫu 1
MỞ BÀI
Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là người không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn. Bằng tâm huyết và tài năng, bằng khát vọng chân chính và ý thức được yêu cầu phải đổi mới tư duy văn học, ông đã trở thành “người mở đường tinh anh và tài năng” cho công công cuộc đổi mới văn học nước nhà từ sau năm 1975. “Chiếc thuyền ngoài xa” được Nguyễn Minh Châu sáng tác năm 1983, in lần đầu trong tập “Bến quê” (1985) sau đó được tác giả lấy làm tên chung cho tuyển tập truyện ngắn in năm 1987. Truyện ngắn này là một thể hiện tài năng và bản lĩnh nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường. Đoạn kết tác phẩm đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
GIÁ TRỊ CỦA TẤM ẢNH ĐỐI VỚI CÔNG CHÚNG:
- Tấm ảnh Phùng đã chụp đã chụp được là cảnh chiếc thuyền lưới vó đang tiến vào bờ. “Mũi thuyền in một nét mơ hồ, lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”. “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”. Cảnh thật huyền ảo, tinh khôi, tinh khiết như “một bức tranh mực tàu của một danh họa đời cổ”. Tất cả khung cảnh ấy được nhìn qua một cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt một cánh dơi.
Tấm ảnh được bổ sung vào bộ lịch năm ấy và góp phần nâng cao uy tín cho tác giả của tấm ảnh: “trưởng phòng rất bằng lòng”. Tấm ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” có giá trị nghệ thuật cao, được mọi người yêu thích, “được treo rất nhiều nơi nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật”. Không những thế, nó còn có giá trị lâu bền “không những cho bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau” Có thể nói cách khác, tấm ảnh ấy cũng được treo trong những phòng khách sang trọng của những người sành điệu. Sự đánh giá cao ấy xứng đáng với công sức mà Phùng đã bỏ ra để “phục kích” nhiều ngày mới chộp được nó. Đó là vẻ đẹp mà có khi cả đời Phùng chỉ nắm bắt được một lần. Những người yêu nghệ thuật trân trọng tấm ảnh ấy cũng là điều dễ hiểu. Song, có khi họ là những người yêu nghệ thuật thuần túy, cảm nhận cái đẹp trên bình diện của một tấm ảnh toàn bích, đáng thưởng thức, đáng treo ở những nơi sang trọng nhất. Và ai đã sưu tầm được nó, chắc hẳn đã tự hào rất nhiều. Nghệ thuật là vô giá! Tác phẩm nghệ thuật chỉ có giá trị khi nó phản ánh hiện thực đời sống.
ẤN TƯỢNG CỦA PHÙNG VỀ TẤM ẢNH MÌNH CHỤP:
Nhưng đối với Phùng (hay nói cách khác, đối với Nguyễn Minh Châu) chưa hẳn là như vậy. Tuy chụp được tấm ảnh toàn mĩ nhưng dường như tâm trạng của Phùng vẫn còn nhiều băn khoăn, day dứt. Bởi vì Phùng còn nhìn thấy từ tấm ảnh, đằng sau tấm ảnh, những hình ảnh khác. Đó là hình ảnh của những con người khốn khổ. Phùng là tác giả, người sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật nhưng Phùng lại không nhìn lướt, nhìn hời hợt như một số người thưởng thức. Có thể nhiều người chỉ nhìn bề ngoài thấy nó đẹp, thích, trầm trồ khen ngợi một đôi câu... rồi quên lãng! Còn Phùng “mỗi lần ngắm kĩ”, nghĩa là anh đã hơn một lần ngắm kĩ, rồi lại “nhìn lâu hơn”. Điều đó nói lên, đằng sau tấm ảnh, vẫn còn có điều gì khiến anh trăn trở.
* Vẻ đẹp nghệ thuật gợi lên từ tấm ảnh:
Một điểm nữa, Nguyễn Minh Châu cũng làm cho người đọc không thể bỏ qua trong cách nhìn lại tấm ảnh của Phùng “tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai”. Đó là ấn tượng đặc biệt về hiệu ứng màu sắc của Phùng lúc chụp ảnh, là niềm hân hoan khi anh phát hiện ra vẻ đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh. Cũng là màu sắc thể hiện niềm tin vào tương lai của gia đình hàng chài nghèo khổ, đầy nghịch lí sống trên chiếc thuyền ấy. Phải chăng tác giả muốn nói sau khi tước bỏ mọi lớp sơn hào nhoáng bên ngoài, cái chất thật của cuộc đời khi hiện ra chỉ là hai màu đen trắng. Nhưng nó không hoàn toàn xám xịt, hay đen tối làm cho người ta cảm thấy buồn rầu, mà khi để hết tâm trí nhìn ngắm, người ta vẫn có thể phát hiện ra những điểm hồng nào đó. Chẳng qua là màu hồng kia bị che lấp bởi vô vàn cái bùng nhùng, rối rắm của cuộc đời – cũng như cuộc đời thầm lặng, vô danh của người phụ nữ hàng chài kia tưởng như không có gì đáng nói mà thật ra, một cách tình cờ, Phùng đã phát hiện ở chị những phẩm chất đáng quý khiến anh phải suy ngẫm rất nhiều và thay đổi quan niệm về con người và cuộc sống.
* Vẻ đẹp cuộc sống đời thường sau tấm ảnh:
Hình ảnh người đàn bà hàng chài “cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm” cứ hiện lên trong sự gợi nhớ của Phùng sau khi ngắm nhìn vẻ đẹp của bức ảnh. Điều đó cho thấy Phùng luôn bị ám ảnh bởi cuộc sống của gia đình hàng chài, đặc biệt là số phận đáng thương của những người phụ nữ ở vùng biển này. Đó là người mẹ giàu đức hi sinh và thấu hiểu lẽ đời. Một phụ nữ vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống của người Á Đông là biết nhẫn nhịn, biết hi sinh bản thân vì gia đình, chồng con. Người phụ nữ hàng chài nghèo khổ vừa phải lo cái ăn, cái mặc cho một lũ con, vừa bị chồng đánh liên miên “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Cái khổ, cái nghèo của chị hiện ra trong hình dáng “tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ mệt mỏi, đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm”. Hình ảnh nhẫn nhục, cam chịu của chị khi bị chồng đánh, không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn. Ngoài ra, còn thằng Phác, chị nó, và cả lão đàn ông cục mịch, vũ phu. Đó là những mảnh đời khốn khổ, mà để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm trí Phùng vẫn là hình ảnh người phụ nữ hàng chài. Chị là đại biểu cho những kiếp người lao động vất vả trăm chiều. Hạnh phúc trong cuộc đời họ là những điều rất đơn sơ, giản dị nhưng không phải bao giờ cũng có được. Hạnh phúc của chị là những lúc được ngắm nhìn “đàn con chúng nó được ăn no”, vợ chồng con cái “hòa thuận vui vẻ”, dẫu đó là những niềm vui hiếm hoi trong cuộc đời nhiều cay đắng, nghiệt ngã của chị.
* Nghịch lí của đời sống
Cuộc đời họ bình thường, thầm lặng, vô danh không ai biết đến nhưng họ là số đông, là thành phần đại đa số của cư dân trên mặt đất nầy “bàn chân chị dẫm lên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông”. Họ chính là đám đông đã bám gốc rễ trên trên hành tinh nầy từ thuở có loài người. Nhưng khổ nỗi, đám đông ấy dường như xa lạ với những bức ảnh tuyệt mĩ thể hiện cuộc sống của họ, nói cách khác, tấm ảnh nghệ thuật “chiếc thuyền ngoài xa” đẹp như mơ đó chỉ là cái vỏ bề ngoài, đằng sau nó còn có những cuộc sống rách rưới, đói nghèo. Tấm ảnh ấy vẫn cứ nằm bất động ở một nơi sang trọng trong những gia đình sành nghệ thuật! Và đằng sau bóng dáng thấp thoáng ẩn hiện của người phụ nữ này là trái tim nhân đạo của người nghệ sĩ. Bởi lẽ thật cảm phục làm sao khi một người ít học, quanh năm bị chồng đày đọa mà vẫn nhìn nhận hành động độc ác của chồng với tấm lòng bao dung, độ lượng, vẫn suy xét mọi vấn đề có lí, có tình.
* Niềm tin vào con người:
Phùng thấy người đàn bà ấy bước ra khỏi tấm ảnh “bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất, hòa lẫn trong đám đông…”. Những bước đi chắc chắn và hòa lẫn vào đám đông của người đàn bà hàng chài thể hiện niềm tin của Phùng về sự hòa nhập của họ trong hành trình đi lên của cuộc sống.
* Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống:
Nghệ thuật xuất phát từ cuộc sống. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng có vẻ đẹp lí tưởng như nghệ thuật. Điều này không mới. Cách ta hơn sáu mươi năm, Nam Cao chẳng đã từng nói “Nghệ thuật không cần phải là... không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than…” (Trăng sáng – 1943). Người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng bị ám ảnh mỗi khi nhìn lại tấm ảnh, vì có thể anh nghĩ rằng tấm ảnh đó sang trọng quá, xa cách quá với cuộc sống của những người lao động nghèo khổ kia. Nó chỉ là cái vỏ bọc của những mảnh đời bất hạnh mà những người không trực tiếp chứng kiến như anh thì sẽ không bao giờ cảm nhận được một cách đầy đủ đằng sau tấm ảnh kia chứa đựng những gì. Giữa nghệ thuật và cuộc sống vẫn còn một khoảng cách. Anh muốn thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông nhiều hơn với nỗi đau của người khác bằng tất cả tấm lòng, vì thế mà anh “ngắm kĩ” rồi lại “nhìn lâu hơn”, Phùng muốn đào bới những gì trong một tấm ảnh rất quen thuộc của chính mình? Âu đó cũng là cái tâm của người say mê nghệ thuật. Có lẽ vì vậy mà Phùng dường như còn muốn làm điều gì xa hơn, cụ thể hơn chăng để cho nghệ thuật gắn liền với cuộc đời. Bằng không thì tấm ảnh đẹp như một giấc mơ đó mãi mãi vẫn là Chiếc thuyền ngoài xa!
* Quan niệm về nghệ thuật của nhà văn:
Những ấn tượng của Phùng đã thể hiện quan điểm nghệ thuật của tác giả: nghệ thuật không thể xa cách với hiện thực nhọc nhằn, cay cực của con người. Nghệ thuật phải dành ưu tiên trước hết cho con người, phải góp phần giải phóng con người khỏi sự cầm tù của đói nghèo, tăm tối và bạo lực. Người nghệ sĩ phải có tấm lòng biết trăn trở về số phận; phải nhìn cuộc đời sâu sắc, đa chiều, không giản đơn, dễ dãi và và phải dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực. Không những vậy, một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là tác phẩm thể hiện được chiều sâu, bản chất của hiện thực đằng sau cái vẻ ngoài đẹp đẽ, lãng mạn. Để làm được điều đó đòi hỏi người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều, sâu sắc, toàn diện về hiện thực, phải có sự trải nghiệm và quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ.
ĐÁNH GIÁ VỀ NGHỆ THUẬT:
Truyện được xây dựng theo lối kết cấu vòng tròn: mở đầu là đi tìm ảnh, kết thúc là ngắm nhìn ảnh mà ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm nhằm nhấn mạnh tính triết lí của truyện. Giọng văn trầm lắng, suy tư, nhiều dư vị, nhiều liên tưởng bất ngờ
KẾT BÀI:
Đoạn kết không chỉ khép lại câu chuyện mà còn mở ra một hướng mới cho số phận của con người. Đoạn kết đã tổng hợp lại toàn bộ ý đồ của tác giả cho những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời, về nghệ thuật. Đó là cái nhìn đa chiều, ở các cự li khác nhau, để phát hiện ra bản chất sau vẻ ngoài của cuộc sống và con người. Phải chăng sau câu chuyện rất buồn này, trái tim nhân hậu của Nguyễn Minh Châu vẫn ấm áp niềm tin vào cuộc sống, trân trọng vẻ đẹp của tuổi thơ, của tình mẫu tử, sự can đảm và tấm lòng bao dung của người phụ nữ? Đó không phải là vẻ đẹp chói chang, hào nhoáng mà là những hạt ngọc khuất lấp, lẫn trong cái lấm láp, lam lũ của đời thường.
5. Phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa mẫu 2
Chiếc thuyền ngoài xa là tên một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu viết về đề tài đời sống thường nhật, được sáng tác sau giai đoạn 1975. Thông qua một chuyến đi của một nghệ sĩ nhiếp ảnh để tìm tới những vẻ đẹp chân thực của nghệ thuật, nhà văn đã đề cập đến sợi dây gắn kết của văn học và những hiện thực của cuộc sống. Đặc biệt, đoạn cuối trong tác phẩm để lại trong lòng người đọc những giá trị bài học sâu sắc trong đời thực.
Sau khoảnh khắc bắt gặp được hình ảnh chiếc thuyền đang tiến vào bờ, được tôn vinh vẻ đẹp nên nhờ một bầu không gian rộng mở của biển cả và ánh sáng ban mai của nắng mặt trời. “Mũi thuyền in một nét mơ hồ, lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”. Cảnh sắc huyền ảo, tinh khôi được điểm tô cả những hoạt động, nét sống của con người với “vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum”.
Sau khi kết thúc chuyến đi, cùng một câu chuyện đời được kể bởi người đàn bà làng chài, tác giả đã bổ sung vào bộ lịch năm ấy bằng hình ảnh của chiếc thuyền ngoài xa. Tấm ảnh đó được trưởng phòng rất bằng lòng, “được treo nhiều nơi nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật”. Họ ra sức tôn vinh, suýt xoa vẻ đẹp mờ ảo được nhìn thấy trong khung hình mà chẳng hề biết được phía sau nguồn gốc của bức ảnh ấy đã có những điều gì xảy ra ngoài xã hội. Đối với những người yêu nghệ thuật, giống như anh Phùng, họ sống cả đời cũng chỉ để mong muốn khao khát được ngắm nhìn, bắt gặp những khung hình nghệ thuật tuyệt vời như vậy.
Thế nhưng, trong bộ ảnh dường như không có gì đáng chê trách, Phùng vẫn có những chút băn khoăn, gợn lòng vì thực tế những gì anh đã chứng kiến trong chuyến đi công tác đã khiến anh có phần hụt hẫng. “Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.”
Tuy là người chụp nên tấm hình đó, nhưng Phùng vẫn luôn dành biết bao thời gian, tâm tưởng suy nghĩ về người đàn bà hàng chài với “tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm”. Anh luôn tưởng sau khi giành được thống nhất, độc lập đất nước, nhân dân đã có được cuộc sống ấm no hạnh phúc hơn… thế nhưng ở nơi đây, một cuộc sống kham khổ, lam lũ, bữa đói bữa no cùng những trần đòn roi của người chồng vũ phu vẫn đang tiếp diễn mỗi ngay trên bờ biển.
Còn có biết bao nhiêu người phụ nữ khác cũng phải chịu chung số phận như thế. Bên cạnh cuộc đời của người đàn ông kệch cỡm, cùng người đàn bà mệt mỏi ấy, tác giả còn nhìn thấy một vòng đời luẩn quẩn của thằng Phác, con gái của cặp vợ chồng miền biển ấy.
Thế nhưng, gạt bỏ lại tất cả nỗi đau khổ, túng nghèo, có những lúc họ vẫn chấp nhận, mỉm cười với hạnh phúc ấy, vì họ tin rằng đó là nơi họ có thể tìm được một chỗ dựa khi mỏi mệt.
Cũng thông qua đoạn kết ấy, tác giả còn muốn cởi bỏ một lớp màng hào nhoáng về những sự thật của cuộc sống. Chẳng phải là ánh sương hồng ban mai làm ngây ngất lòng người, mà phía sau đó còn là những mảnh đời “ đen trắng”. Nó không hoàn toàn xám xịt, hay đen tối nhưng vẫn khiến cho người ta ám ảnh, chẳng thể thoát khỏi những băn khoăn, lo nghĩ. Tấm ảnh vẫn nằm đó, ngay ngắn trên vách tường nhưng Phùng vẫn nhìn thấy người đàn bà ấy ra khỏi tấm ảnh với “bước chân chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất, hòa lẫn trong đám đông…”. Dù cuộc sống cá nhân cuộc đời họ như thế nào, thì khi ra ngoài xã hội, người đàn bà ấy vẫn rất vững vàng, tự tin hòa nhập và tiếp tục hành trình cuộc sống của mình. Một cuộc đời thầm lặng, vô danh của người đàn bà hàng chài đã vô tình giúp cho tác giả cùng những đọc phải suy ngẫm, soi xét lại bản thân những tính cách và phẩm chất cần có của con người.
Một vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên cũng không thể nào sánh được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ ấy. Một người phụ nữ luôn nhẫn nhịn, biết hi sinh cho bản thân, gia đình, con cái. Dù đau đớn họ cũng không than phiền, chống trả mà vẫn tiếp tục chịu đựng.
Những đức tính ấy đã được tôi luyện, rèn giũa từ cuộc sống của người lao động vất vả, đắng cay.
Kết thúc câu chuyện, Nguyễn Minh Châu đã như đóng một dấu ấn vào trong lòng người đọc bằng những hình ảnh thật đẹp và những triết lý của cuộc sống. Cuộc sống không chỉ toàn là một màu hồng, sống trong đời cần phải biết mở rộng tầm mắt ra muôn nơi, ngừng than phiền về cuộc sống và phải biết cố gắng, phấn đấu và trở thành những con người tốt đẹp hơn.
6. Phân tích đoạn cuối bài Chiếc thuyền ngoài xa ngắn gọn
Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Minh Châu. Truyện ngắn này được trích trong tuyển tập truyện “Bến quê” (1985). Truyện ngắn đã thể hiện tài năng và bản lĩnh nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong việc khắc họa rõ nét đời sống và thân phận con người trong cuộc sống đời thường. Bài viết dưới đây sẽ phân tích đoạn cuối tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa cho các bạn cùng biết nhé!
Điểm nhấn của đoạn kết chính là tấm ảnh mà Phùng đã chụp được, đó là cảnh chiếc thuyền lưới vó đang tiến vào bờ. Dưới con mắt của người đọc thì khung cảnh ấy hiện lên thật đẹp và mĩ mãn. “Mũi thuyền in một nét mơ hồ, loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”. Một khung cảnh như vậy khiến cho bất cứ ai nhìn thấy cũng phải thốt lên rằng cảnh này thực sự quá đẹp.
Tấm ảnh này đã được bổ sung vào bộ lịch năm ấy. Tấm ảnh đó rất được trưởng phòng hài lòng, “được treo nhiều nơi nhất trong các gia đình sành nghệ thuật”. Tuy nhiên phía sau nguồn gốc bức ảnh đó chẳng ai biết và cũng chẳng ai muốn quan tâm, chỉ có Phùng biết mà thôi. Nhưng đối với những người đam mê nghệ thuật thì họ chỉ cần như thế là đủ, họ chỉ muốn được ngắm nhìn khung cảnh tuyệt vời như vậy ít nhất một lần trong đời.
Dù là người chụp đấy nhưng Phùng vẫn băn khoăn, trăn trở về người đàn bà hàng chài. Phân tích đoạn cuối của tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa không chỉ đơn thuần là phân tích tấm hình chụp mà còn là tâm trạng của anh phóng viên của tạp chí năm nào. Phùng vẫn dành rất nhiều thời gian, tâm tưởng để suy nghĩ về người đàn bà ấy “tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng”.
Tuy nhiên người đàn bà đó vẫn có vẻ kiên cường mà anh không thể nào lí giải được. Anh vẫn luôn tưởng rằng khi đất nước độc lập, thống nhất thì cuộc sống của người dân sẽ ấm no, hạnh phúc hơn. Thế nhưng ở đây, một cuộc sống kham khổ, lam lũ, bữa đói bữa no cùng với người chồng vũ phu vẫn đang tiếp diễn mỗi ngày.
Liệu rằng còn có biết bao nhiêu người phụ nữ phải chịu chung số phận với người đàn bà hàng chài ấy? Một người đàn bà kham khổ, chịu khó nhưng vẫn phải chấp nhận những trận đòn roi qua ngày của chồng có đáng hay không. Nhưng suy cho cùng họ vẫn chấp nhận tất cả, vẫn nở nụ cười rạng rỡ với điều ấy, vì họ tin rằng đây là nơi mà họ có thể tìm về mỗi khi mệt mỏi.
Qua đó, tác giả cũng muốn gửi gắm một thông điệp về cuộc sống sẽ không chỉ có màu hồng hào nhoáng như ánh sương mai. Mà phía sau nó còn có những mảnh đời đen trắng. Nó không hoàn toàn xám xịt hay đen tối nhưng khiến cho người ta không khỏi cảm thấy băn khoăn, lạnh lòng khi nghĩ về những mảnh đời như vậy. Một người phụ nữ luôn nhẫn nhịn, chịu đựng, hy sinh vì gia đình, con cái. Một người phụ nữ có thể chống trả nhưng vẫn tiếp tục chịu đựng. Tất cả những đức tính đấy đều được tôi luyện từ cuộc sống của người lao động vất vả, khó khăn.
Khép lại câu chuyện chính là hình thiên nhiên tươi đẹp, đã để lại dấu ấn khó phai mờ trong lòng đọc giả. Sự tuyệt vời của thiên cùng với vẻ đẹp truyền thống của người đàn bà hàng chài đã khiến cho mọi người không khỏi ngưỡng mộ.
Như vậy, chúng ta đã phân tích đoạn cuối tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa và thấy được vẻ được của người đàn bà hàng chài chịu thương, chịu khó. Đó chính là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ trong mọi thời đại.
7. Phân tích bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa ở cuối tác phẩm
Nguyễn Minh Châu không chỉ được xem là một nhà văn tài năng, mà còn là một nhà văn mang được nhiều suy ngẫm triết lí đến cho bạn đọc. Đọc chiếc thuyền ngoài xa của ông ta không chỉ thấy một câu truyện giàu ý nghĩa mà còn ấn tượng với ý nghĩa kết truyện trong tác phẩm.
Tấm ảnh chiếc thuyền ngoài xa, trong mắt Phùng, lúc đầu đó là cả một kiệt tác nghệ thuật, mà anh đã phải lặn lội từ xa tới chiến trường cũ này, mấy ngày nay mới chụp được một kiểu ảnh vô cùng hoàn mĩ. Đó là vẻ đẹp mà được xem như cả đời có khi chỉ có một lần này Phùng mới nắm bắt được cơ hội. Trên bình diện nghệ thuật, có lẽ nó sẽ được chấm điểm 10/10 vì chất lượng, cảm nhận được cái đẹp trên bình diện của một tấm ảnh toàn bích, đáng thưởng thức, đáng được treo trong những phòng khách quan trọng và cao cấp. Và ai đã thưởng thức được nó, chắc hẳn sẽ đáng tự hào và được xem như một món quà nghệ thuật vô giá!
Tuy nhiên, đối với Phùng nó lại là một thứ gì đó khác hẳn. nó chưa hẳn là vậy. Vì với Phùng, tuy chụp được một tấm ảnh hoàn hảo nhưng tâm trạng anh vẫn còn nhiều băn khoăn, day dứt, bởi khi Phùng nhìn tấm ảnh, anh không chỉ thấy hình ảnh của một bức tranh đầy nghệ thuật. Mà còn hiện ra từ đằng sau nó là những hình ảnh khác. Đó là hình ảnh Phùng không nhìn lướt, hời hợt như cách những người khác thưởng thức. Phùng vẫn còn nhìn kĩ hơn, nhìn lâu hơn.. điều đó đã chứng tỏ đằng sau bức ảnh vẫn còn mang nhiều điều gì đó khiến người nghệ sĩ này phải trăn trở?
Hóa ra, Phùng nhìn thấy hình ảnh người đàn bà bước ra từ tấm ảnh. Người phụ nữ hàng chài nghèo nàn, và lam lũ. Có cuộc sống cơ cực khốn cùng trên chiếc thuyền chài mà gia đình lại đông con nên số phận càng chật hẹp, cuộc đời càng mỗi lúc thêm long đong lận đận trên cái thuyền chài lưới bé nhỏ và chật hẹp, cũng như cuộc đời của bà lúc nào cũng chật hẹp, tăm tối như vậy…
Hình ảnh cam chịu, nhẫn nhục của chị khi bị chồng đánh, không hề kêu lên một tiếng. không chống trả, cũng không chạy trốn. Bà đã kể cho chúng ta nghe về một số phận đáng thương nhưng cũng đáng quý. Không có cái cuộc sống nghèo khổ ấy, ta không thể thấu hết được một tấm lòng hi sinh vì hạnh phúc của con cái nhường nào.
Cuộc đời vô thường, bình lặng vô danh không ai biết đến, nhưng người đàn bà hàng chài, người đàn ông, thằng con Phác… tất cả họ đều là đại diện của lớp nhân dân bước ra từ những đói khổ và còn những tệ nạn trong cuộc sống, cái tăm tối mà sau chiến tranh ta cần phải đối mặt “bàn chân chị dẫm lên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông” Tấm ảnh nghệ thuật đẹp đẽ và lung linh chỉ là cái vỏ bề ngoài mà thôi. Đằng sau nó còn những cuộc sống rách rưới đói nghèo. Tấm ảnh ấy được treo nằm bất động ở đấy ở một nơi sang trọng trong những gia đình am hiểu nghệ thuật. Nhưng phía sau nó lại là cả một ý nghĩa vô cùng quý giá.
Tóm lại, đoạn kết của Nguyễn Minh Châu đã muốn nói đến chiếc thuyền ngoài xa, vẻ đẹp ước mơ lí tưởng của người nghệ sĩ luôn khát khao vươn tới. Nghệ sĩ không những chỉ nhìn bề nổi mà còn phải hiểu sâu sắc cuộc sống phía sau của con người và cuộc sống xung quanh.
8. Phân tích đoạn kết Chiếc thuyền ngoài xa
Nguyễn Minh Châu được xem là một trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Chiến tranh kết thúc, đất nước chuyển mình bước vào một chặng đường mới đầy gian lao và vất vả, những đau thương, bom đạn đã tạm lùi lại phía sau. Các tác giả thời kỳ này cũng dần dần chuyển hướng sáng tác và tìm hiểu về các đề tài mới, đặc biệt là trong giai đoạn đất nước, con người có nhiều chuyển biến mới mẻ, thay vì đi sâu vào chủ nghĩa anh hùng cách mạng như những năm 60, 70. Trái lại, chủ đề đạo đức con người và số phận cá nhân của con người được chú ý nhiều hơn cả và Nguyễn Minh Châu là một trong những tác giả đã khai thác và mở đường cho đề tài này bằng nhiều tác phẩm xuất sắc. Trong đó đáng chú ý nhất phải kể đến tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, với những phát hiện, những triết lý không chỉ dành cho giới làm nghệ thuật mà còn là cho cả cuộc đời được khai mở. Ở đoạn cuối của tác phẩm, chủ yếu là những suy nghĩ trăn trở của nhân vật Phùng về những mặt trái, những đau thương vẫn ẩn chìm trong cuộc đời của nhiều con người nhỏ bé, mà đôi lúc chúng được đắp lên bằng những bức màn nghệ thuật, nếu không thực sự trải nghiệm, thấu hiểu và có cái nhìn đa diện nhiều chiều, có lẽ rằng sẽ chẳng bao giờ người ta nhận ra được.
Trước hết phải nói về bức ảnh mà Phùng chụp được nhân chuyến công tác về miền biển, có lẽ rằng với nhiều người xem nó là một bức ảnh rất nghệ thuật, đó là cảnh "Mũi thuyền in một nét mơ hồ, lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào". "Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ". Đó là một cảnh đắt trời cho, một vẻ đẹp toàn bích hiếm có, mà có lẽ đời nghệ sĩ khó có thể gặp lần hai. Thế nhưng chỉ có mỗi mình bản thân Phùng biết đằng sau đó là cả một câu chuyện, cả một cuộc đời nhiều đau khổ, cả một góc khuất của xã hội lúc bấy giờ. Bởi lẽ sau cái bức ảnh nghệ thuật được anh trưởng phòng khen ngợi, được nhiều người sành nghệ thuật trưng trong nhà, ấy là cảnh một người đàn bà làng chài xấu xí, thô kệch bị người chồng cục súc vũ phu hành hạ, nhiếc móc không thương tiếc. Đó còn là cảnh đớn đau khi người phụ nữ câm lặng chịu nhục, đứa con trai chấp nhận tiếng bất hiếu để bảo vệ mẹ. Đó còn là cả một câu chuyện rất dài về cuộc đời của một người đàn bà miền biển với đức hy sinh và vẻ đẹp tâm hồn trân quý. Bản thân Phùng khi đứng trước bức ảnh để đời ấy, anh không chỉ có cảm nhận của một người nghệ sĩ đơn thuần yêu cái đẹp, mà nó còn là một bài học, một phát hiện mới trong cuộc đời, nó khác xa những gì mà anh hằng tưởng tượng trước đó. Đối với vẻ đẹp toàn bích, hiếm có của bức ảnh anh dường như lại không hài lòng, thậm chí có phần hụt hẫng và tiếc nuối, bởi chính những gì bản thân anh trải nghiệm. Phùng - một chiến sĩ đã từng vào sinh ra tử khắp các chiến trường góp công vào việc giải phóng đất nước, lập lại hòa bình dân tộc, thế nhưng đứng trước hậu quả của chiến tranh, đứng trước cuộc đời bất hạnh khốn khổ của người đàn bà, anh lại dường như bất lực và thấy bản thân mình còn non dại, đuối lý. Những lời nói, lời bộc bạch về cái nguyên nhân mà người đàn bà phải chấp nhận chung sống với gã chồng vũ phu là vì những đứa con, vì nghèo đói, vì lòng bao dung của chị, vì cái hoàn cảnh nó bắt buộc con người phải như thế khiến người ta không khỏi lặng lại, và dường như có một cái gì đó vỡ ra. Trong tấm ảnh ấy, tấm ảnh thật đẹp, thật nghệ thuật còn ẩn chứa những triết lý sâu sắc ở đời, rằng phàm nhìn nhận việc gì cũng phải xét đến tính đa diện nhiều chiều. Bởi lẽ, Phùng và Đẩu đi chiến đấu bao năm đã quen với tư duy công bằng, phải trái rõ rệt, nhưng hai anh lại không sống trong hoàn cảnh của một người đàn bà xấu xí làm nghề chài lưới, có tận hơn chục đứa con chờ ăn, thế nên các anh không thể hiểu được nỗi khổ tâm của chị cho đến khi chị mở lòng tâm sự. Phải nói rằng đối với nhiều người khác bức ảnh chỉ đơn giản là đẹp, nhưng đối với Phùng nó không chỉ là nghệ thuật mà còn là cuộc đời, là triết lý nhân sinh của hàng triệu con người giống người đàn bà làng chài. Chính vì thế Phùng "mỗi lần ngắm kỹ" bức ảnh, cái anh thật sự thấy không phải là cảnh sương sớm ban mai, mà chính là cuộc đời của một người đàn bà mưa nắng nhọc nhằn, là vẻ đẹp đạo đức của một con người có tấm lòng nhân hậu vị tha hơn tất cả. Tiếc nuối đối với Phùng ấy là vẻ đẹp tiềm ẩn ấy không phải ai cũng có thể nhận ra, bởi nó bị ngăn cách bởi một tấm ảnh quá nghệ thuật quá đẹp, một cái đẹp "vị nghệ thuật".
Hình ảnh người đàn bà làng chài hiện ra trong tâm trí Phùng "cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm", đó chính là một hình ảnh rất thực tế về xã hội Việt Nam sau chiến tranh, đói nghèo, khổ cực, lam lũ vẫn đang bao trùm trên cuộc đời của rất nhiều con người giống như người đàn bà làng chài. Phùng hay chính tác giả đã nhận ra một cách rõ rệt về thực trạng cuộc sống nhân dân và những trăn trở về một giải pháp để thay đổi nó, đó là tấm lòng nhân đạo, yêu thương con người sâu sắc mà Nguyễn Minh Châu muốn truyền đạt thông qua tác phẩm của mình. Đồng thời việc Phùng từ bức ảnh nhìn thấy bóng dáng của người đàn bà làng chài, còn thể hiện một quan điểm trong sáng tác của tác giả ấy là "nghệ thuật vị nhân sinh", tức là văn chương, nghệ thuật tất yếu cuối cùng đều là để phục vụ đời sống con người, vì con người mà nói lên những góc khuất của số phận, để từ đó cảm thông và thấu hiểu. Cũng chính từ đó ta nhìn ra được sự day dứt, nuối tiếc và ám ảnh của nhân vật Phùng, khi anh nhận ra rằng dường như bức ảnh nghệ thuật ấy đã quá ra rời, thậm chí làm che lấp đi những vẻ đẹp, những diễn biến trong đời sống thực tế, trở nên không thực, hào nhoáng, chia cắt, phân tầng xã hội khi nó được treo trong nhà những người sành về nghệ thuật, mà thực tế họ cũng chẳng hiểu được câu chuyện phía sau.
Cuối cùng hình ảnh "Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân chị dẫm lên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông..." là biểu hiện của dòng chảy cuộc sống, số phận của nhân vật, người đàn bà vẫn phải lần lữa sống cuộc đời của mình, gắn bó với gia đình, trở thành một trong những mảnh ghép "không ai nhớ mặt đặt tên" của xã hội, làm nên một cuộc đời muôn màu muôn vẻ. Cũng phiếm chỉ một xã hội với đầy rẫy những mảnh đời với nhiều hoàn cảnh khác nhau, với những nỗi đau, những bất hạnh, những hạnh phúc riêng mà chúng ta cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều để thấu hiểu. Nghệ thuật xuất hiện từ cuộc sống, nhưng không phải lúc nào cuộc sống cũng có vẻ đẹp thập toàn thập mỹ lý tưởng mà chỉ có cách thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ thì mới có thể kéo gần khoảng cách giữa chúng.
Đoạn kết của tác phẩm là những chiêm nghiệm của tác giả thông qua nhân vật Phùng về những triết lý nhân sinh của cuộc sống, từ một tấm ảnh mà sau đó là ẩn chứa cả một cuộc đời, một số phận với nhiều góc khuất cần thấu hiểu, cảm thông. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện một quan điểm mới về cách nhìn nhận cuộc đời rằng cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, đồng thời chấp nhận rằng trong những cái nghịch lý vẫn luôn tồn tại những cái có lý.
9. Ý nghĩa đoạn kết thúc truyện Chiếc thuyền ngoài xa
Nguyễn Minh Châu không chỉ được xem là một nhà văn tài năng, mà còn là một nhà văn mang được nhiều suy ngẫm triết lí đến cho bạn đọc. Đọc chiếc thuyền ngoài xa của ông ta không chỉ thấy một câu truyện giàu ý nghĩa mà còn ấn tượng với ý nghĩa kết truyện trong tác phẩm.
Tấm ảnh chiếc thuyền ngoài xa, trong mắt Phùng, lúc đầu đó là cả một kiệt tác nghệ thuật, mà anh đã phải lặn lội từ xa tới chiến trường cũ này, mấy ngày nay mới chụp được một kiểu ảnh vô cùng hoàn mĩ. Đó là vẻ đẹp mà được xem như cả đời có khi chỉ có một lần này Phùng mới nắm bắt được cơ hội. Trên bình diện nghệ thuật, có lẽ nó sẽ được chấm điểm 10/10 vì chất lượng, cảm nhận được cái đẹp trên bình diện của một tấm ảnh toàn bích, đáng thưởng thức, đáng được treo trong những phòng khách quan trọng và cao cấp. Và ai đã thưởng thức được nó, chắc hẳn sẽ đáng tự hào và được xem như một món quà nghệ thuật vô giá!
Tuy nhiên, đối với Phùng nó lại là một thứ gì đó khác hẳn. nó chưa hẳn là vậy. Vì với Phùng, tuy chụp được một tấm ảnh hoàn hảo nhưng tâm trạng anh vẫn còn nhiều băn khoăn, day rứt, bởi khi Phùng nhìn tấm ảnh, anh không chỉ thấy hình ảnh của một bức tranh đầy nghệ thuật. Mà còn hiện ra từ đằng sau nó là những hình ảnh khác. Đó là hình ảnh Phùng không nhìn lướt, hời hợt như cách những người khác thưởng thức. Phùng vẫn còn nhìn kĩ hơn, nhìn lâu hơn.. điều đó đã chứng tỏ đằng sau bức ảnh vẫn còn mang nhiều điều gì đó khiến người nghệ sĩ này phải trăn trở?
Hóa ra, Phùng nhìn thấy hình ảnh người đàn bà bước ra từ tấm ảnh. Người phụ nữ hàng chài nghèo nàn, và lam lũ. Có cuộc sống cơ cực khốn cùng trên chiếc thuyền chài mà gia đình lại đông con nên số phận càng chật hẹp, cuộc đời càng mỗi lúc thêm long đong lận đận trên cái thuyền chài lưới bé nhỏ và chật hẹp, cũng như cuộc đời của bà lúc nào cũng chật hẹp, tăm tối như vậy…
Hình ảnh cam chịu ,nhẫn nhục của chị khi bị chồng đánh, không hề kêu lên một tiếng. không chống trả, cũng không chạy trốn. Bà đã kể cho chúng ta nghe về một số phận đáng thương nhưng cũng đáng quý. Không có cái cuộc sống nghèo khổ ấy, ta không thể thấu hết được một tấm lòng hi sinh vì hạnh phúc của con cái nhường nào.
Cuộc đời vô thường, bình lặng vô danh không ai biết đến, nhưng người đàn bà hàng chài, người đàn ông, thằng con Phác… tất cả họ đều là đại diện của lớp nhân dân bước ra từ những đói khổ và còn những tệ nạn trong cuộc sống, cái tăm tối mà sau chiến tranh ta cần phải đối mặt.
“bàn chân chị giậm lên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông” Tấm ảnh nghệ thuật đẹp đẽ và lung linh chỉ là cái vỏ bề ngoài mà thôi. Đằng sau nó còn những cuộc sống rách rưới đói nghèo. Tấm ảnh ấy được treo nằm bất động ở đấy ở một nơi sang trọng trong những gia đình am hiểu nghệ thuật. Nhưng phía sau nó lại là cả một ý nghĩa vô cùng quý giá.
Tóm lại, đoạn kết của nguyên minh châu đã muốn nói đến chiếc thuyền ngoài xa, vẻ đẹp ước mơ lí tưởng của người nghệ sĩ luôn khát khao vươn tới. Nghệ sĩ không những chỉ nhìn bề nổi mà còn phải hiểu sâu sắc cuộc sống phía sau của con người và cuộc sống xung quanh.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
(9 mẫu) bài phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa hay sâu sắc
654,2 KB 07/05/2021 9:53:00 SATải phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa .doc
348 KB 10/04/2021 11:06:14 SA
Tham khảo thêm
Top 3 bài phân tích nhân vật chú Năm trong Những đứa con trong gia đình
Top 7 bài phân tích nhân vật Chiến siêu hay
Top 7 mẫu phân tích 2 khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ
Top 5 mẫu phân tích khổ thơ cuối bài Đây thôn Vĩ Dạ siêu hay
Top 7 bài phân tích tác phẩm Rừng xà nu siêu hay
Top 5 mẫu phân tích bài thơ Từ ấy khổ 1 siêu hay
Top 9 bài phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên hay chọn lọc
4 bài phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
- Top 15 bài phân tích Thương vợ của Tú Xương hay nhất
- Top 11 bài phân tích Vội vàng của Xuân Diệu
- Cảm nhận bài thơ Vội vàng hay nhất
- Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng siêu hay
- Cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng hay chọn lọc
- Phân tích khổ cuối bài Vội vàng
- Cảm nhận khổ thơ cuối bài Vội vàng
- Phân tích Vội vàng khổ 1 hay nhất
- Phân tích Vội vàng khổ 2 siêu hay
- Kết bài Vội vàng hay chọn lọc
- Mở bài Vội vàng siêu hay
- Phân tích bài thơ Tự tình siêu hay
- Top 10 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
- Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
- Top 10 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
- Top 11 bài phân tích đoạn 3 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 2 Tây Tiến hay chọn lọc
- Cảm nhận đoạn 3 Tây Tiến hay nhất
- Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến hay nhất
- Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây tiến hay nhất
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến
- Phân tích Việt Bắc hay nhất chọn lọc
- Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc siêu hay
- Phân tích Câu cá mùa thu hay chọn lọc
- Phân tích Nhàn hay nhất
- Phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích tâm trạng nhân vật Liên hay và xúc tích
- Cảm nhận cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn hay chọn lọc
- Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong tác phẩm Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ hay nhất
- Tóm tắt Hai đứa trẻ siêu hay
- Kết bài Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích nhân vật An Dương Vương đầy đủ nhất
- Phân tích nhân vật ông Hai hay nhất
- Phân tích Làng Kim Lân đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích Chiếc lược Ngà chọn lọc nhất
- Cảm nhận Câu cá mùa thu hay nhất
- Phân tích bài thơ Tỏ lòng hay nhất
- Cảm nhận về Tiểu đội xe không kính hay nhất
- Phân tích Bài ca ngất ngưởng hay nhất
- Phân tích Đoàn thuyền đánh cá hay nhất
- Phân tích bài thơ Đất nước hay chọn lọc
- Phân tích Cảnh ngày hè hay nhất
- Phân tích bài thơ Đồng chí hay nhất
- Phân tích Sóng đầy đủ và chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
- Phân tích khổ 5 6 bài Sóng hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích 3 khổ cuối bài Sóng hay chọn lọc
- Cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Sóng hay nhất
- Mở bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng Sóng hay nhất
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng
- Phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng siêu hay
- Phân tích khổ 5 6 7 bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Bếp lửa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ về mẹ hay nhất
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Phân tích Hạnh phúc của một tang gia hay nhất
- Phân tích Người lái đò sông Đà hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng hay nhất
- Tóm tắt Lặng lẽ Sapa ngắn gọn xúc tích
- Tóm tắt Chí Phèo ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù
- Phân tích nhân vật Chí Phèo ngắn gọn
- Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
- Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích truyện ngắn Chí Phèo hay sâu sắc
- Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo siêu hay
- Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo sâu sắc nhất
- Cảm nghĩ về tình bạn hay chọn lọc
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang siêu hay
- Thuyết minh về hoa mai ngày Tết siêu hay
- Thuyết minh về cây hoa đào hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Ánh trăng siêu hay
- Thuyết minh về cây bút bi siêu hay
- Hãy kể về 1 kỉ niệm sâu sắc trong lòng em (10 mẫu)
- Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam hay nhất
- Phân tích Độc Tiểu Thanh kí siêu hay
- Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học
- Thuyết minh về cái phích nước siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc nón lá hay chọn lọc
- Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến siêu hay
- Viết đoạn văn về bạn thân bằng tiếng Anh
- Cảm nghĩ về mùa xuân siêu hay
- Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước siêu hay
- Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền siêu hay
- Thuyết minh về cái quạt siêu hay
- Thuyết minh về cái kính hay nhất
- Kể về một người thân của em hay nhất
- Thuyết minh về thể thơ lục bát hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc cặp sách siêu hay
- Kể về một việc tốt mà em đã làm
- Vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế (7 mẫu)
- Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du siêu hay
- Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết hay chọn lọc
- Tả cảnh mùa xuân hay chọn lọc
- Bài văn kể về mẹ hay nhất
- Thuyết minh về bánh chưng hay và ngắn gọn
- Phân tích Vợ chồng A Phủ cực hay
- Cảm nhận Vợ chồng A Phủ siêu hay
- Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân hay nhất
- Tóm tắt Vợ chồng A Phủ hay nhất
- Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị cực hay
- Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ hay chọn lọc
- Cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
- Top 37 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ hay
- Phân tích nhân vật A Phủ hay chọn lọc
- Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
- Cảm nhận nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân siêu hay
- Cảm nhận của em về sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân
- Vợ chồng A Phủ: tác giả, tác phẩm
- Phân tích Phú sông Bạch Đằng siêu hay
- Phân tích Lưu biệt khi xuất dương hay nhất
- Phân tích Hầu trời siêu hay
- Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích Vợ nhặt hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ hay nhất
- Phân tích nhân vật Thị siêu hay
- Tóm tắt Vợ nhặt ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
- Mở bài Vợ nhặt hay nhất
- Kết bài Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt
- Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận của anh chị về nhân vật Tràng trong đoạn trích sáng hôm sau
- Cảm nhận về khát vọng sống của người Vợ nhặt (3 mẫu)
- Phân tích nhân vật Tràng sáng hôm sau
- Phân tích đoạn 3 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích đoạn 2 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Sơ đồ tư duy Bình Ngô đại cáo
- Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo hay nhất
- Phân tích Bình ngô đại cáo đoạn 4 siêu hay
- Cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích Chiều tối hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Chiều tối siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Chiều tối hay chọn lọc
- Nghị luận văn học Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu cuối bài Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu đầu bài Chiều tối siêu hay
- Top 17 mẫu mở bài Chiều tối siêu hay
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối
- Top 14 mẫu nghị luận về vấn đề bạo lực học đường hay nhất
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Nhớ Rừng hay chọn lọc
- Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi hay chọn lọc
- Phân tích Tràng Giang hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Tràng giang siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Tràng Giang hay chọn lọc
- Phân tích khổ 1 Tràng Giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang siêu hay
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang
- Phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
- Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết hay chọn lọc
- Mẫu bài viết số 5 lớp 7 đầy đủ 5 đề
- Phân tích bài thơ Ông đồ hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng cây xà nu hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Quê hương lớp 8
- Thuyết minh về cây tre siêu hay
- Nghị luận về tinh thần tự học hay chọn lọc
- Phân tích người đàn bà hàng chài siêu hay
- Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa hay chọn lọc
- Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất
- Cảm nhận về nhân vật người đàn bà làng chài hay nhất
- Phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng hay nhất
- Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Top 29 mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa hay sâu sắc
- Phân tích người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
- Phân tích nhân vật Phùng siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Những đứa con trong gia đình
- Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận của em về ước nguyện của tác giả trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
- Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn siêu hay
- Viết đoạn văn ngắn về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước
- Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Phương Định hay chọn lọc
- Nghị luận về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về bệnh vô cảm siêu hay
- Phân tích bài thơ Sang thu hay chọn lọc
- Thuyết minh về một món ăn siêu hay
- Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội
- Phân tích bài thơ Từ ấy khổ 1 siêu hay
- Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay chọn lọc
- Viết bài tập làm văn số 6 lớp 8 hay chọn lọc
- Phân tích 12 câu đầu Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên
- Mở bài Trao duyên siêu hay
- Phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên hay chọn lọc
- Cảm nhận 8 câu thơ cuối bài Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu giữa đoạn trích Trao duyên siêu hay
- Phân tích Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong Trao duyên
- Phân tích Chí khí anh hùng siêu hay
- Cảm nhận khổ 1 bài Nói với con siêu hay
- Nghị luận xã hội về tinh thần lạc quan
- Phân tích nhân vật Trương Phi hay chọn lọc
- Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó hay chọn lọc
- Giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước siêu hay
- Nghị luận Đây thôn Vĩ Dạ siêu hay
- Phân tích bài thơ Ngắm trăng siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công
- Thuyết minh về một lễ hội ở địa phương em
- Chứng minh câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên
- Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công siêu hay
- Suy nghĩ về những người không chịu thua số phận siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn hay và ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách siêu hay
- Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn (3 mẫu)
- Nghị luận về nghiện game siêu hay
- Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng siêu hay
- Giải thích Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
- Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm siêu hay
- Nghị luận khuyên bạn học tập chăm chỉ hơn
- Nghị luận về lòng nhân ái hay sâu sắc
- Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước siêu hay
- Nghị luận về đồng cảm và chia sẻ siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Người trong bao siêu hay
- Nghị luận về trang phục và văn hóa hay chọn lọc
- Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lênin học học nữa học mãi
- Hãy nói không với các tệ nạn xã hội siêu hay
- Nghị luận tình thương là hạnh phúc của con người siêu hay
- Nghị luận về lòng bao dung hay chọn lọc
- Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn (4 mẫu)
- Văn mẫu Văn học là tình thương - Bài viết số 7 lớp 8 đề 2
- Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng
- Đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực siêu hay
- Nghị luận nói lời hay làm việc tốt ứng xử đẹp là những nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay
- Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn chọn lọc
- Nghị luận sống giản dị giúp ta tìm thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về dịch Covid19 siêu hay
- Nghị luận học đi đôi với hành siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Trình bày suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
- Phân tích 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú
- Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh
- Nghị luận về ước mơ siêu hay
- Viết đoạn văn về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về lời cảm ơn siêu hay
- Đọc hiểu: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi
- Nghị luận về lối sống có trách nhiệm siêu hay
- Các bài văn nghị luận xã hội lớp 9
- Nghị luận về tác dụng của việc đọc sách siêu hay
- Nghị luận ý nghĩa của cuộc sống hòa bình siêu hay
- Nghị luận về sống cống hiến hay chọn lọc
- Tóm tắt bài Cổng trường mở ra siêu hay
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Tóm tắt bài Sống chết mặc bay ngắn gọn
- Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ siêu hay
- Tóm tắt văn bản Tôi đi học siêu hay
- Tóm tắt văn bản Lão Hạc ngắn gọn
- Phân tích nhân vật chị Dậu hay chọn lọc
- Phân tích Vào phủ chúa Trịnh hay chọn lọc
- Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
- Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
- Nghị luận về sống đẹp siêu hay
- Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê ngắn gọn
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên
- Thuyết minh về cái kéo siêu hay
- Văn học dân gian là gì?
- Soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngắn nhất
- Tóm tắt Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu siêu hay
- Đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước hay chọn lọc
- Đoạn văn về tình mẫu tử lớp 8 hay chọn lọc
- Thuyết minh về con trâu siêu hay
- Phân tích Tuyên ngôn độc lập siêu hay
- Ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên siêu hay
- Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về một lối sống lành mạnh
- Thuyết minh về con mèo hay chọn lọc
- Thuyết minh về đồ dùng học tập siêu hay
- Cảm nghĩ về đêm trăng Trung thu siêu hay
- Nghị luận về rác thải nhựa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương siêu hay
- Cách trình bày đoạn văn: Diễn dịch - quy nạp - song hành - móc xích - tổng phân hợp
- Soạn văn 8 Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Phân tích Chiếu cầu hiền siêu hay
- Nghị luận xã hội về tính tự ti và tự phụ siêu hay
- Phân tích nhân vật Đăm Săn siêu hay
- Soạn bài Khóc Dương Khuê
- Trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa siêu hay
- Viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình siêu hay
- Soạn Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em sau khi học văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát siêu hay
- Phân tích hình tượng vua Quang Trung siêu hay
- Đoạn văn về bạo lực học đường siêu hay
- Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Tóm tắt đoạn trích Uy-lít-xơ trở về hay chọn lọc
- Biểu cảm về thầy cô siêu hay
- Biểu cảm về cây phượng siêu hay
- Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng
- Cảm nghĩ về ngôi trường em đang học cấp 2 siêu hay
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27