Phân tích Chí khí anh hùng
Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng
- 1. Dàn ý phân tích Chí khí anh hùng
- 2. Dàn ý phân tích, đánh giá đoạn trích Chí khí anh hùng
- 3. Phân tích, đánh giá đặc sắc nội dung và nghệ thuật của văn bản Chí khí anh hùng
- 4. Mở bài Chí khí anh hùng
- 5. Phân tích Chí khí anh hùng hay nhất
- 6. Phân tích bài Chí khí anh hùng học sinh giỏi
- 7. Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng nâng cao
- 8. Phân tích Chí khí anh hùng ngắn gọn
- 9. Phân tích Chí khí anh hùng đầy đủ
- 10. Cảm nhận Chí khí anh hùng
Phân tích Chí khí anh hùng của Từ Hải thể hiện qua đoạn trích Chí khí anh hùng. Đoạn trích Chí khí anh hùng là một đoạn trích hay và ý nghĩa thể hiện được chí làm trai, chí khí của bậc đại trượng phu, lí tưởng về người anh hùng Từ Hải. Thông qua đoạn trích Chí khí anh hùng tác giả Nguyễn Du đã khắc họa rất thành công nhân vật Từ Hải, một con người có hoài bão, ý chí quyết tâm với nghị lực phi thường. Trong bài viết này là các bài văn mẫu phân tích Chí khí anh hùng ngắn gọn, phân tích Chí khí anh hùng đầy đủ sẽ là tài liệu tham khảo giúp các em phân tích đoạn trích tốt hơn.
Chí khí anh hùng là đoạn trích từ tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thông qua đoạn trích Chí khí anh hùng, người đọc có thể cảm nhận được khát vọng lên đường của người anh hùng Từ Hải, quyết tâm ra đi để thực hiện nghiệp lớn. Bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Du đã lột tả được hình ảnh Từ Hải chính là bậc anh hùng cái thế với lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ. Sau đây là chi tiết dàn ý phân tích Chí khí anh hùng cùng với các bài văn mẫu phân tích Chí khí anh hùng, cảm nhận Chí khí anh hùng siêu hay sẽ giúp các bạn có thêm nhiều ý tưởng khi viết bài.
1. Dàn ý phân tích Chí khí anh hùng
1. Mở bài:
Tác giả: Đại thi hào Nguyễn Du, là danh nhân văn hóa Việt Nam.
Tác phẩm: Trích truyện Kiều nói lên tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải.
2. Thân bài:
* Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải:
- Sống với Kiều được nửa năm thì Từ Hải đã nghĩ đến nghiệp lớn
- “Động lòng bốn phương” công việc và chí lớn của người nam nhi
-“ trượng phu” là để chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm hàm nghĩa khâm phục, ca ngợi.
- “thoắt”sự mau chóng trong việc thay đổi tâm trạng, dáng vẻ của Từ Hải.
-> Từ Hải đã thoát khỏi tình cảm cá nhân nhanh chóng đi làm việc lớn của cuộc đời.
- “Mênh mang” càng lộ ra độ rộng và cao của trời đất càng bật lên tư thế của chàng giữa vũ trụ rộng lớn.
-“trông vời” cái nhìn rộng lớn, sáng suốt.
-Từ Hải một mình cưỡi ngựa lên đường thẳng rong, cho thấy ý chí quyết tâm và bản lĩnh của người anh hùng.
- Từ Hải ra đi không lưu luyến, bịn rịn tình cảm. Chàng coi Kiều như tâm phúc của mình nhưng không thể để tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến nghiệp lớn.
* Lời hứa của Từ Hải với Kiều:
Chàng hứa Kiều khi nào “bao giờ mười vạn tinh binh”, “ tiếng chuông ngập đất bóng tinh rợp đường”, “ Làm cho rõ mặt phi thường” sự nghiệp ổn định sẽ cưới nàng cho nàng cuộc sống hạnh phúc ấm no.
Sự tự tin và khẳng định của Từ Hải: một năm sau sẽ mang vinh quang về, chàng rất tự tin và chắc chắn về chiến thắng của mình.
* Sự dứt khoát của Từ Hải:
Chim bằng là loài chim của sự dũng mãnh, ý chí tác giả ví với Từ Hải, đã đến lúc chàng tung bay đôi cánh để tìm khát vọng của bản thân.
“ Dứt”, “quyết” khẳng định ý chí quyết tâm của Từ Hải.
* Nghệ thuật:
- Tính chất ước lệ tượng trưng theo lối văn học cổ trung đại, lời thơ sâu sắc.
3. Kết bài:
Đoạn trích Chí khí anh hùng là đoạn trích hay và ý nghĩa. Ca ngợi chí làm trai, chí khí của bậc đại trượng phu, lí tưởng về người anh hùng mang lại ánh sáng tươi đẹp cho đời và tình cảm sâu sắc của Từ Hải và Kiều, những ước vọng đẹp cho tương lai.
2. Dàn ý phân tích, đánh giá đoạn trích Chí khí anh hùng
Đề bài: Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá đặc sắc nội dung và nghệ thuật của văn bản Chí khí anh hùng?
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, đoạn trích đề bài cho
- Nêu yếu tố nổi bật sẽ phân tích, đánh giá: nội dung, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật.
2. Thân bài:
a. Nêu các điểm nổi bật về nội dung, ý nghĩa tác phẩm:
* Nội dung đoạn trích: Khát vọng, lí tưởng lớn lao của người anh hùng Từ Hải.
- 4 câu đầu: Hình ảnh Từ Hải ra đi vì sự nghiệp lớn
+ Từ Hải và nàng Kiều tài sắc đang sống êm đềm bên nhau nhưng chàng muốn có sự nghiệp lớn nên sau nửa năm đã quyết định từ biệt Kiều ra đi.
. Nửa năm: thời gian TK – Từ Hải sống bên nhau
. Hương lửa: hình ảnh ước lệ chỉ tình yêu => “Hương lửa đương nồng”: Tình yêu nồng nàn, say đắm của Thúy Kiều – Từ Hải. => Thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp lớn cũng chính là lúc cuộc sống lứa đôi với Thúy Kiều mới đang bắt đầu và vô cùng mặn nồng hạnh phúc.
+ “Thoắt”: Chỉ sự dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết, nhanh chóng trong khoảnh khắc bất ngờ. Nói lên cách xử sự dứt khoát, khác thường của Từ Hải.
+ “Động lòng bốn phương” (cụm từ ước lệ): Chỉ chí khí anh hùng tung hoành thiên hạ. Đó cũng là lí tưởng anh hùng thời đại, không bị ràng buộc bởi vợ con, gia đình mà ở bốn phương trời, ở không gian rộng lớn, quyết mưu cầu sự nghiệp phi thường.
=> Bối cảnh dẫn đến cuộc chia ly: Người anh hùng gặp người đẹp tri kỉ, đang say đắm trong hạnh phúc lứa đôi, chợt nghĩ đến chí lớn chưa thành, đã động lòng bốn phương, dứt áo ra đi theo tiếng gọi của ý chí.
+ Tư thế:
. “Thanh gươm yên ngựa”:1 mình, 1 gươm, 1 ngựa.
. “Thẳng rong”: đi liền 1 mạch. => Với tư thế oai phong, hào hùng sánh ngang với trời đất.
-> Từ Hải không phải là một con người của những đam mê thông thường, mà là con người của khát vọng, công danh.
- 12 câu tiếp: Khát vọng anh hùng, khát vọng tự do của Từ Hải
+ Trước ý chí quyết tâm mưu cầu nghiệp lớn của Từ Hải, Thuý Kiều chấp nhận và ngỏ ý muốn theo Từ Hải. Từ Hải đã từ chối mong muốn của Kiều và thể hiện rõ lý tưởng anh hùng của mình (Trích Từ rằng:…vội gì!”)
. “Tâm phúc tương tri”: Coi Kiều là tri kỉ của mình, hiểu Từ Hải hơn ai hết, hơn hẳn người vợ bình thường.
. “Nữ nhi thường tình”: khuyên Thuý Kiều vượt lên t/cảm thông thường để xứng làm vợ một anh hùng. =>Từ chối mong muốn của Kiều và mong muốn Kiều là tri âm, tri kỉ xứng đáng nhất.
+ Người anh hùng nêu lên lý tưởng của mình:
. “Mười vạn tinh binh”, “Tiếng chiêng dậy đất”, “Bóng tinh rợp đường” => Hình ảnh âm thanh hào hùng => Niềm tin sắt đá, sự quyết tâm, khát vọng lớn lao, cao cả về một sự nghiệp lẫy lừng
. Mục đích ra đi: làm cho rõ mặt phi thường=> chứng tỏ khả năng hơn người, bản lĩnh, ý chí phi phàm => Nguyễn Du đã thể hiện hình ảnh người anh hùng oai phong, bản lĩnh với lý tưởng cao cả, ý chí, hoài bão lớn lao.
. Lời hứa: “Sẽ rước nàng nghi gia”. Một lời hứa sẽ cho Thúy Kiều một cuộc sống có danh phận, viên mãn bên người chồng thành công trong sự nghiệp =>Từ Hải là người anh hùng có chí khí, thống nhất giữa khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với người tri kỉ.
. “Bốn bể không nhà”: Thực tế gian nan, vất vả của buổi đầu lập nghiệp.
. Lời hẹn: “Một năm sau”: Khẳng định ý chí, bản lĩnh, sự tự tin.
=> Những câu sau không chỉ nói lên hoàn cảnh thực tại của người anh hùng đầy rẫy những khó khăn mà còn nói lên tính cách rất dứt khoát, chí khí nhưng cũng rất tâm lí, gần gũi của Từ Hải.
- 2 câu cuối: Tầm vóc kỳ vĩ của người anh hùng Từ Hải khi dứt áo ra đi vì nghĩa lớn.
+ Hành động: “Quyết lời” + “dứt áo ra đi”=>Thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và cản bước ý chí của người anh hùng.
+ Ẩn dụ: “Chim bằng”: Tượng trưng về người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ. => Đem hình ảnh chim bằng để ẩn dụ cho tư thế ra đi của Từ Hải, Nguyễn Du muốn khẳng định Từ Hải chính là bậc anh hùng cái thế, có tầm vóc phi thường, sánh ngang với đất trời, vũ trụ.
* Ý nghĩa đoạn trích:
- Qua đoạn trích, người đọc cảm nhận được sự trân trọng ngợi ca của Nguyễn Du đối với Từ Hải.
- Đồng thời, nhân vật này cũng thể hiện ước mơ của Nguyễn Du về tự do và công lí.
b. Phân tích cái hay, cái đẹp của các yếu tố nghệ thuật hoặc hình ảnh đặc sắc; về nhân vật hoặc vấn đề đặt ra trong tác phẩm:
- Thể thơ lục bát kết hợp với các biện pháp tu từ như liệt kê, hoán dụ, đối, phóng đại,…
- Xây dựng nhân vật bằng những hình ảnh ước lệ. Thông qua hành động, lời thoại trực tiếp, thể hiện sự tự tin, bản lĩnh nhân vật
* Đánh giá (Nhận xét, bình luận), nâng cao, mở rộng:
- Từ Hải của Nguyền Du là một anh hùng áo vải, giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha. Chàng chiến đấu vì lẽ công bằng trong xã hội, chiến đấu để giành lại chính nghĩa, để bảo vệ cái yếu, cái thiện trước sự xâm hại của cái ác, cái xấu chứ không phải chiến đấu để “kiến công lập nghiệp”, trả nợ công danh với nước, với đời.
- Nguyễn Du kết hợp miêu tả vừa ước lệ, vừa tạo ấn tượng về tầm vóc vũ trụ. Hai phương diện ước lệ và cảm hứng vũ trụ luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong hình tượng Từ Hải. Do đó Từ Hải là nhân vật anh hùng lí tưởng, chỉ có trong tưởng tượng của Nguyễn Du chứ không có thật ở đời.
- Nguyễn Du không cần miêu tả dài dòng, chỉ bằng mấy câu nói nhân vật của ông đã hiện lên trọn vẹn với khí phách anh hùng.
3. Kết bài:
- Khái quát về giá trị của các yếu tố đã phân tích đối với tác phẩm.
- Nêu ấn tượng và cảm xúc của người viết về các yếu tố đã phân tích; giá trị, hiệu quả tác động tới bạn đọc.
3. Phân tích, đánh giá đặc sắc nội dung và nghệ thuật của văn bản Chí khí anh hùng
“Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn”
Câu nhận định của Chế Lan Viên như một lời khẳng định giá trị của kiệt tác “Truyện Kiều” và ngòi bút tài hoa của đại thi hào Nguyễn Du. Trong phần hai “gia biến và lưu lạc” thuộc tác phẩm “Truyện Kiều”, độc giả không chỉ cảm nhận được nét tinh tế trong việc xây dựng nhân vật Thúy Kiều, nỗi lòng thương xót của Nguyễn Du trước số phận khổ đau của nhân vật mà còn thấy chân dung của một bậc anh hùng khí phách, tài hoa – Từ Hải. Khát vọng, lí tưởng anh hùng của Từ Hải được thể hiện rất rõ qua đoạn trích đề bài cho. Bài viết sau tập trung phân tích, đánh giá những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
Sau khi rơi vào lầu xanh lần 2, Kiều phải sống trong cảnh nhơ nhớp, ô nhục: “biết bao bướm lả ong lơi/ Cuộc say suốt tháng trận cười suốt đêm”. Cứ tưởng rằng, cuộc đời nàng đã đặt một dấu chấm hết trong tối tăm và đầy rẫy những bất hạnh. Thế nhưng, giữa cơn phong ba, Từ Hải xuất hiện, chuộc Kiều ra, trả lại cho Kiều sự tự do xứng đáng. Hai người họ đến bên nhau với tấm lòng của những bậc tri kỉ giữa “trai anh hùng’’ và “gái thuyền quyên”. Tuy nhiên cuộc sống lứa đôi với nàng Kiều tài sắc được nửa năm, Từ Hải đã quyết chí lên đường để lập công danh sự nghiệp. Đoạn trích đề bài cho đã miêu tả cảnh Từ Hải từ biệt Thúy Kiều để ra đi.
Câu thơ đầu tiên đã miêu tả hoàn cảnh chia tay giữa Thúy Kiều và Từ Hải:
“Nửa năm hương lửa đương nồng”
“Nửa năm” là khoảng thời gian Kiều và Từ Hải chung sống với nhau. “Hương lửa đương nồng” là hình ảnh ước lệ chỉ tình yêu mặn nồng tha thiết. Như vậy, thời gian mà Từ Hải ra đi chính là lúc cuộc sống lứa đôi giữa hai người vừa mới bắt đầu, vô cùng mặn nồng thắm thiết. Người xưa từng nói “anh hùng khó qua ải mĩ nhân”. Đây có lẽ là thời điểm mà con người khó lòng dứt áo ra đi nhất. Thế nhưng người anh hùng Từ Hải vẫn quyết chí lên đường. Cách ứng xử đó đã cho thấy tầm vóc của một con người có chí khí lớn lao.
Dòng thơ thứ hai lại nói rõ nguyên cớ ra đi của Từ:
“Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”
“Lòng bốn phương” là hình ảnh ước lệ cho chí nguyện lập công danh, sự nghiệp. “Thoắt” chỉ sự chuyển biến mau lẹ, đột ngột. Từ Hải ra đi là do sự thúc giục của chí nguyện lập công danh sự nghiệp, của hoài bão cuộc đời. Có thể nói lúc này tình yêu hay bất cứ cái gì cũng không đủ để ngăn cản được bước chân của chàng. Từ Hải không phải con người của những đam mê thông thường là người của những sự nghiệp vĩ đại- sự nghiệp của bậc anh hùng. Chàng cũng không phải người của một nhà mà là người của bốn phương trời đất.
Hai câu tiếp là tư thế lên đường của Từ Hải:
“Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.
Từ Hải ra đi với ánh mắt “trông vời trời bể mênh mang”, với hành trang một mình một thanh gươm, một yên ngựa. Hành động của Từ cũng hết sức dứt khoát, không chút lưu luyến, bịn rịn: lên đường thẳng rong – đi liền một mạch. Tư thế này khắc hẳn với tư thế ra đi của người chinh phu trong “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn. Nếu người chinh phu ra đi đầy bịn rịn, lưu luyến: “Nhủ rồi tay lại cầm tay/ Bước đi một bước giay giây lại dừng” thì Từ Hải ra đi trong tâm thế ung dung, tự tại. Đó là khí phách của một người trượng phu.
Từ Hải đối với Kiều là người vô cùng có ý nghĩa. Từ Hải không chỉ cứu Kiều ra khỏi lầu xanh mà còn thực sự nâng niu, trân trọng, yêu thương nàng. Bởi thế trong lần ra đi của Từ Hải, Thuý Kiều cũng muốn đi cùng. Đáp lại yêu cầu này, Từ Hải lên tiếng:
“Từ rằng tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”
Hai câu thơ như là lời trách móc nhẹ nhàng của Từ Hải đối với Thuý Kiều nhưng đằng sau đó lại là lời động viên, an ủi cũng như mong muốn của Từ Hải đối với Kiều. Từ Hải muốn Kiều vượt qua tình cảm yếu đuối của bậc nữ nhi để xứng đáng là người tình, người tri kỉ của Từ Hải. Cuộc đối thoại giữa Từ Hải với Thuý Kiều giúp người đọc hiểu rằng, Từ Hải là người anh hùng nhưng cũng là người có trái tim ấm áp. Phải là người giàu tình cảm mới có thể hiểu và động viên Kiều được như thế.
Tám câu tiếp theo là lời hứa của Từ Hải về ngày trở về:
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Từ Hải ngày ra đi là một mình, một ngựa nhưng ngày trở về là cả một đội quân với khí thế hùng mạnh. Các từ “mười vạn tinh binh”, “bóng tình” cùng âm thanh “tiếng chiêng” được phóng đại đã khắc hoạ khát vọng to lớn của Từ Hải về chiến thắng lừng lẫy, vang dội, một sự nghiệp ghi danh kì vĩ ở vùng trời tự do. Hình ảnh ngày trở về đó giúp người đọc hiểu rõ chí khí, khát vọng của bậc anh hùng. Đó là khát vọng lớn lao, khát vọng của bậc đế vương.
Mục đích đằng sau khát vọng về chiến thắng lừng lẫy không chỉ là hoài bão lập nghiệp lớn mà còn đề “rước nàng nghi gia”. Nghi gia là một nghi thức trang trọng khi người chồng đón vợ về nhà. Sự nghiệp công danh của Từ Hải cũng chỉ với mong ước cho Kiều một danh phận, một vị thế xứng đáng mà con người nàng đáng được hưởng. Qua đó mà ta thấy sự trân trọng của Từ Hải đối với vợ, dù cuộc đời của Kiều đã trải qua “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” thì Từ Hải vẫn muốn thực hiện những nghi thức trang trọng nhất, vinh hiển nhất để đón nàng. Chí khí anh hùng của Từ Hải gắn với tình yêu thương, tinh thần trách nghiệm của một người chồng. Ước vọng lớn nhất của chàng là hoàn thành sự nghiệp cũng là thời khắc đưa Kiều về nhà trong chiến thắng vang dội khiến hạnh phúc thêm ý nghĩa hơn. Ta thấy trong con người Từ Hải toát ra cái phi thường kết hợp với cái bình thường.
Không chỉ vậy, qua lời hẹn với Kiều: “Chầy chăng là một năm sau vội gì”, ta thấy được sự tự tin vào tài năng bản thân của Từ Hải. Chàng không chỉ là con người có tài mà còn là người hiểu rõ và có niềm tin vào chính tài năng ấy.
Hai câu cuối cùng của đoạn trích, tác giả đặc tả hình ảnh lên đường của Từ Hải:
“Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”
Hình ảnh Từ Hải được thể hiện thông qua hành động. Đó là những hành động vô cùng dứt khoát, kiên quyết, không chút đắn đo, phân vân. Hành động ấy đủ để thấy ý chí mạnh mẽ, quyết tâm lớn lao trong con người Từ Hải. Câu thơ cuối cùng của đoạn thơ miêu tả hiện tượng thiên nhiên nhưng thực chất là để phác hoạ vẻ đẹp của Từ Hải. Hình ảnh gió mây là hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ. Hình ảnh “chim bằng” trong thơ văn tượng trưng cho khát vọng của những người anh hùng có bản lĩnh phi thường, khao khát làm nên sự nghiệp lớn. Nguyễn Du sử dụng hình ảnh này để chỉ Từ Hải khiến tầm vóc nhân vật nâng lên sánh ngang tầm vóc thiên nhiên, vũ trụ.
Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du, Từ Hải mang khát vọng tự do trong cuộc sống, có tư tưởng nhân văn cao đẹp, thể hiện nét bình dị, bình thường trong con người phi thường, cao cả. Nhân vật Từ Hải đã vượt qua khỏi tư tưởng, lễ giáo phong kiến mà theo đuổi khát vọng, tự do. Bằng ngôn ngữ trang trọng, ngợi ca, Nguyễn Du qua hình tượng Từ Hải gửi gắm ước mơ về công lý, tự do trong xã hội.
Xây dựng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du đã sử dụng cảm hứng sáng tạo, lãng mạn cùng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lý tưởng hoá. Thể thơ lục bát kết hợp với các biện pháp tu từ như đối, liệt kê, phóng đại, hoán dụ,… đã khắc hoạ rõ nét hình tượng nhân vật Từ Hải, người anh hùng với lí tưởng khát vọng lớn lao, đồng thời cũng là một người chồng trách nhiệm, tâm lí. Khác với Thanh Tâm Tài Nhân trong “Kim Vân Kiều truyện” chỉ thuật lại trong đôi ba dòng ngắn ngủi “Từ Hải sắm một căn nhà ở với Kiều được năm tháng rồi từ biệt ra đi” thì Nguyễn Du với bút xuất chúng của mình đã dựng nên một cảnh li biệt giữa đôi trai gái để hoàn thiện giấc mộng anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất” lớn nhất của cuộc đời mình.
Đoạn trích trên đã khắc hoạ cuộc chia tay của Thuý Kiều và Từ Hải nhưng không hề có sự bịn rịn, níu kéo mà là sự dứt khoát, mạnh mẽ qua đó nổi bật lên chí khí người anh hùng Từ Hải. Nguyễn Du đã thể hiện sự trân trọng ngợi ca trước lý tưởng, ước mơ tự do vùng vẫy ngang dọc của Từ Hải. Hình ảnh người anh hùng ấy không chỉ là ánh sáng của cuộc đời Kiều mà còn là ánh sáng trong xã hội phong kiến thối nát.
4. Mở bài Chí khí anh hùng
Mở bài Phân tích Chí khí anh hùng - Mẫu 1
Đoạn trích Chí khí anh hùng trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, nói về Từ Hải, một hình tượng nhân vật lí tưởng thể hiện ước mơ lãng mạn về một người anh hùng có những phẩm chất, phi thường.
Mở bài Phân tích Chí khí anh hùng - Mẫu 2
Truyện Kiều là một trong những kiệt tác để đời trong nền văn học Việt Nam của Nguyễn Du. Với tài và tâm của mình, Nguyễn du vận dụng sáng tạo ngôn ngữ , nghệ thuật và sự thấu hiểu cảm thông tái hiện cuộc đời đầy sóng gió của Thúy Kiều và những mối tình nàng trải qua với bao đau khổ. Trong đó có anh hùng Từ Hải được khắc họa qua đoạn trích Chí Khí Anh Hùng.
Mở bài Phân tích Chí khí anh hùng - Mẫu 3
Nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, ta không thể nào không nhắc đến "Truyện Kiều" – một tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc, đề cao giá trị con người và lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến thối nát. Đoạn trích "Chí khí anh hùng" trích trong "Truyện Kiều", Nguyễn Du đã dành những lời thơ của mình để nói về Từ Hải – người anh hùng lí tưởng có những phẩm chất cao đẹp, phi thường.
Mở bài Phân tích Chí khí anh hùng - Mẫu 4
Truyện Kiều là kiệt tác trong sáng tác của Nguyễn Du, cũng là một trong những tác phẩm làm nên sự hưng thịnh văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Qua Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du không chỉ thể hiện sự đồng cảm, xót xa với cuộc đời truân chuyên của nàng Kiều mà còn gửi gắm ước mơ về người anh hùng có thể cứu dân, dẹp loạn thông qua hình tượng Từ Hải. Trong đoạn trích “Chí khí anh hùng”, nhân vật Từ Hải xuất hiện nổi bật với những phẩm chất phi thường và khát vọng cao đẹp của người anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất”.
5. Phân tích Chí khí anh hùng hay nhất
Có một nhà thơ mà người Việt Nam không ai là không biết đến. Có một truyện thơ mà hơn 200 năm qua không mấy người Việt Nam không thuộc vài câu hay vài đoạn. Người ấy, thơ ấy đã từng được Tố Hữu ngợi ca:
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu”
Không ai khác đó chính là Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều. Mỗi một đoạn, mỗi câu thơ đều là “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” mà thi gia dầy công chắp bút. Đằng sau số phận cuộc đời nhân vật đều được gửi gắm biết bao giá trị nhân đạo sâu sắc. Đó là niềm trân trọng nâng niu ước mơ khát vọng con người. Đó là tiếng nói lên án tố cáo những thế lực xấu xa đứng đằng đằng sau. Và hơn thế nữa nó phản ánh chân thực giấc mơ tự do công lí mà đoạn trích – bài thơ “Chí khí anh hùng” chính là tiêu biểu nhất cho điều này.
Sau tháng ngày ân ái bên Thúc Sinh, Kiều lại một lần nữa sa thân vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, một lần nữa quay trở lại với Tú Bà để sống thân phận của người kĩ nữ hèn mọn. Cứ tưởng rằng, cuộc đời nàng đã đặt một dấu chấm hết trong tối tăm và đầy rẫy những bất hạnh. Thế nhưng, giữa cơn phong ba, Từ Hải bỗng dưng “vụt đến như một ngôi sao lạ chiếu sáng một đoạn đời nàng” (Hoài Thanh). Chàng chuộc Kiều ra, trả lại cho Kiều sự tự do xứng đáng. Hai người họ đến bên nhau với tấm lòng của những bậc tri kỉ giữa “trai anh hùng’’ và “gái thuyền quyên”. Nhưng hạnh phúc chưa được bao lâu, thì cái “thói vẫy vùng” của bậc giang hồ lại được dịp sục sôi,cái khát khao dựng nên nghiệp lớn bỗng thúc dục mạnh mẽ bước chân người anh hùng. Đoạn trích chính là miêu tả cảnh Từ Hải từ biệt Thúy Kiều để ra đi. Khác với Thanh Tâm Tài Nhân trong “Kim Vân Kiều truyện” chỉ thuật lại trong đôi ba dòng ngắn ngủi “Từ Hải sắm một căn nhà ở với Kiều được năm tháng rồi từ biệt ra đi” thì Nguyễn Du với bút xuất chúng của mình đã dựng nên một cảnh li biệt giữa đôi trai gái để hoàn thiện giấc mộng anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất” lớn nhất của cuộc đời mình.
Bốn câu thơ đầu khắc họa thật đậm, thật rõ nét hình ảnh của Từ Hải trước lúc lên đường:
“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.
Nguyễn Du đã làm khó bậc anh hùng khi đặt chàng trong hai khoảng không gian đối lập nhau. Một bên là không gian khuê phòng với “hương lửa đương nồng” với tình cảm lứa đôi đầy những cám dỗ, có thể níu kéo bất kì một người đàn ông nào. Trái lại, một bên là không gian vũ trụ bao la có sức vẫy gọi mãnh liệt. Đường đường là đấng “trượng phu” Từ không một phút níu kéo giằng xé hay do dự mà khẳng khái đưa ra quyết định của chính mình. Chàng vốn sinh ra không phải là con người của những đam mê thông thường mà là người của những sự nghiệp vĩ đại- sự nghiệp của bậc anh hùng. Hiểu thấu được khát khao ấy, Nguyễn Du đã trân trọng gọi nhân vật của mình bằng hai tiếng “trượng phu” – người đàn ông có trí lớn .Rõ ràng, hai chữ này chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong truyện Kiều và dành riêng cho Từ. Thứ tình cảm vợ chồng giản đơn đâu thể nào níu giữ bước chân người anh hùng thêm nữa. Tiếng gọi của lí trí thúc dục chàng đi theo đuổi và thực hiện hoài bão của cuộc đời. Cái ánh mắt trông vào “trời bể mênh mang” là ánh nhìn hướng đến một khoảng không gian xa hơn rộng hơn nơi mà bậc hào kiệt thỏa sức vẫy vùng với những đam mê, lí tưởng. Hình ảnh cuối cùng “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” không chỉ tái hiện hình ảnh con người mạnh mẽ, hào hùng đặt trên nền kì vĩ của không gian mà còn mở ra tâm thế nhân vật không hề có một chút nào là do dự luôn hành động thật dứt khoát, quả quyết. Đến đây, ta chợt bắt gặp những điểm tương đồng trong thơ Nguyễn Du với các nhà thơ cùng thời. Là hình ảnh chinh phu oai hùng trước buổi ra trận:
“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao”
Hay như:
“Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc binh đao
Dã nhà đeo bức chiến hào
Thét roi cầm vị ào ào gió thu”
( Chinh phụ ngâm_ Đoàn Thị Điểm)
Cả Nguyễn Du và Đoàn Thị Điểm đều mượn hình ảnh vốn của thiên nhiên vũ trụ để nâng cao tầm vóc, kích thước nhân vật anh hùng của mình. Thế nhưng, nếu “chí làm trai” trong những câu thơ của “chinh phụ ngâm” là lập nên sự nghiệp là lưu danh, lập công với núi sông thì với “chí anh hùng” lập nên sự nghiệp lại là để yên bề gia thất. Có thể nói đúng như những lời nhận định của Hoài Thanh “Từ Hải hiện ra trong bốn câu đầu không phải người của một nhà, một họ, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương…” chỉ bằng ngòi bút xuất thần của thi nhân cùng với cái nhìn đầy trân trọng ngưỡng mộ dành cho nhân vật. Lời thơ tuy ít mà ý thơ thì trải ra đến vô cùng.
Lẽ thường, cuộc chia tay nào cũng đầy nước mắt, cũng đọng những dùng dằng chẳng nỡ của kẻ ở với người đi. Với Từ và Kiều cũng không phải là ngoại lệ. Nàng không muốn một thân một mình, giường đơn gối chiếc trong căn nhà lạnh lẽo, nàng một mực muốn được sẻ chia, được gánh vác sự nghiệp với Từ Hải. Lời lẽ nghe sao mà tha thiết thế:
Nàng rằng: “ Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cùng một lòng xin đi”
Kiều một lòng xin đi theo âu cũng là hợp tình hợp lí với đạo Nho truyền thống. Nho giáo viết đã phận nữ nhi “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phụ tử tòng tử”. Thế nhưng, trái với những mong mỏi của nàng, Từ ngay lập tức đáp lại:
Từ rằng: “Tam phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”
Mới nghe qua thì cứ nghĩ là một lời trách cứ nhưng đằng sau đó lại là lời động viên người tri kỉ của mình biết vượt lên những tình cảm thông thường để sánh cùng trí lớn của người anh hùng. Vì vậy, sau này khi nói về nỗi nhớ nhung da diết của Thúy Kiều dành cho Từ Hải, Nguyễn Du viết:
“Cánh hồng bay bổng tuyệt vời
Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm”
Nàng hướng con mắt về phương trời xa không chỉ để tìm kiếm một dáng hình thân thuộc khi xưa, đó còn là sự ngóng đợi vào sự nghiệp lớn lao mà Từ Hải đã dốc lòng dựng xây:
“Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng cây rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”
Ngày chàng hoàn thành xong nghiệp lớn cũng sẽ chính là ngày chàng trở về đón nàng trong tư cách là một người chủ tướng chỉ huy mười vạn tinh binh với chiêng chống dậy đất, cờ quạt dậy đường. Những lời thốt lên từ người anh hùng không hề mang tính chất khoa trương mà đầy quả quyết chắc chắn thể hiện sự tự tin tuyệt đối của nhân vật vào cơ đồ mà mình tạo dựng. Niềm tin mãnh liệt của Từ truyền sang cho Kiều và lan tỏa ra khắp tất thảy bạn đọc.
Đoạn trích kết lại với hai câu thơ gây ấn tượng sâu đậm bở hình ảnh ước lệ:
“Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”
Trong thơ ca trung đại cổ điển ,hành động “dứt áo ra đi” không phải là quá xa lạ, nó mang tính chất lưu luyến bịn rịn chẳng nỡ rời xa. Thế nhưng, đặt trong đoạn trích và đặt trong hình tượng Từ Hải thì đó lại thể hiện sự mạnh mẽ, quyết đoán của bậc nam nhi. Phải chăng vì thế mà Nguyễn Du đã không chút do dự nâng nhân vật của mình lên, ví hình ảnh chàng lúc lên đường với hình ảnh chim bằng cất cánh bay vào muôn trùng dặm khơi? Hình ảnh đó phần nào thể hiện cái nhìn lãng mạn và khát vọng thoát khỏi thời đại mình- một tư tưởng tiến bộ vượt bậc so với những người đương thời.
Đoạn trích “Chí khí anh hùng” xây dựng hình tượng Từ Hải bằng bút pháp ước lệ hóa kết hợp với lối ngôn ngữ giàu sức gợi đã khẳng định rõ phẩm chất cốt lõi của người anh hùng không để tình cảm riêng rằng buộc chí lớn luôn luôn hành động đề hướng tới sự nghiệp cao cả, vĩ đại. Nhờ đó mà nhân vật có một sức sống đậm sâu trong lòng bạn đọc muôn đời.
6. Phân tích bài Chí khí anh hùng học sinh giỏi
Nếu Kim Trọng là một người thư sinh đèn sách hiếu học thì Từ Hải là một người anh hùng với khí phách hiên ngang. Từ Hải là người đã cứu Thúy Kiều thoát khỏi cảnh sống nhơ nhớp, ô nhục khi nàng rơi vào lầu xanh lần thứ hai. Hai người chung sống với nhau rất hạnh phúc nhưng do Từ Hải muốn có được sự nghiệp lớn lao nên đã từ biệt Thúy Kiều ra đi. Ý chí, quyết tâm ấy của chàng được thể hiện qua đoạn trích "Chí khí anh hùng" nằm trong tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du.
Đoạn trích này nằm ở vị trí câu 2213 đến câu 2230 thể hiện lí tưởng về người anh hùng của tác giả. Bốn câu thơ đầu của đoạn trích đã thể hiện khát vọng lên đường vì sự nghiệp của Từ Hải:
"Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong".
Trong lúc tình yêu và hạnh phúc vợ chồng đang nồng đượm, yên ấm, Từ Hải quyết chí ra đi, rời xa người vợ tài sắc để thực hiện lí tưởng nam nhi của mình. Nam nhi trong xã hội xưa muốn được công nhận thì phải có công danh, sự nghiệp, có được những công trạng lớn lao. Chẳng vậy mà Nguyễn Công Trứ từng viết:
"Chí làm trai nam bắc tây đông,
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể".
Từ Hải là một đấng nam nhi muốn "vẫy vùng" nên đã "động lòng bốn phương". Chàng là người có ý chí lập công danh, sự nghiệp lớn. Động từ "thoắt" vừa thể hiện một trạng thái nhanh chóng vừa thể hiện sự dứt khoát, kiên quyết của Từ Hải. Tác giả Nguyễn Du đã đặt người anh hùng vào tình thế khó xử khi một bên là hạnh phúc vợ chồng chốn khuê phòng như một cám dỗ còn một bên là không gian rộng lớn thỏa sức thể hiện tráng trí bốn phương. Không làm bạn đọc thất vọng, bậc trượng phu ấy đã lựa chọn con đường theo đuổi hoài bão, lí tưởng cuộc đời mình. Nguyễn Du đã thể hiện sự trân trọng nhân vật Từ Hải khi gọi chàng là "trượng phu" - người nam nhi có chí lớn, là bậc anh hùng trong thiên hạ. Dù cuộc sống vợ chồng còn nhiều lưu luyến, vẻ đẹp khiến "hoa ghen", "liễu hờn" của người vợ Thúy Kiều còn níu bước chân người anh hùng nhưng Từ Hải vẫn quyết lên đường chinh chiến để thực hiện khát vọng "vẫy vùng trong bốn bể" mà không một chút do dự, phân vân. Một con người "Dọc ngang nào biết trên đầu có ai" như Từ Hải muốn thỏa sức tung hoành khắp thiên hạ cũng là điều dễ hiểu. Hình ảnh Từ Hải ra đi một mạch cùng thanh gươm trên yên ngựa trong cõi "trời bể mênh mang" thật oai phong, lẫm liệt. Những hạnh phúc cá nhân riêng tư không thể làm chùn bước chân của người anh hùng. Từ Hải "không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng, mà là người của trời đất, của bốn phương" (Hoài Thanh). Chàng đối diện với trời đất, vũ trụ bằng một tâm thế đầy chủ động.
Cuộc chia ly nào cũng gắn với nỗi buồn, những giọt nước mắt và cuộc chia ly của Thúy Kiều - Kim Trọng cũng không ngoại lệ:
"Nàng rằng: Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi"
Nho giáo đã quy định người phụ nữ phải tuân theo luật "tam tòng": ở nhà theo cha, xuất giá theo chồng, chồng chết theo con. Thúy Kiều đã khéo léo nhắc đến luật lệ của đạo Nho để xin đi theo chồng. Trong lúc "hương lửa đương nồng", nàng không muốn phải chịu cảnh xa cách, chia lìa với Từ Hải - một người chồng nhưng đồng thời cũng là một người ân nhân cứu mạng Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh. Nàng muốn được theo chồng, muốn nâng khăn sửa túi và cùng chồng sẻ chia những khó khăn trong cuộc đời. Mong muốn ấy vô cùng chính đáng bởi lẽ nữ nhi lấy chồng thì phải theo chồng. Dù phải chịu những vất vả, gian nan thì Kiều cũng nguyện một lòng ở bên Từ Hải. Nhưng với nghĩa khí của một bậc quân tử, Từ Hải đã đáp lại rằng:
"Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia"
Hai người đã hiểu rõ lòng dạ của nhau đến mức sâu sắc vậy tại sao Kiều vẫn "chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình". Đó là lời trách cứ Thúy Kiều tuy là tri âm tri kỉ mà tại sao lại không thấu hiểu cho hành động của Từ Hải. Đồng thời đó cũng là lời động viên, khuyên nhủ Thúy Kiều vượt qua những trắc trở trước mắt để hướng về tương lai tốt đẹp sau này và mong muốn nàng đừng quá lo lắng cho mình. Từ Hải thuyết phục, hứa hẹn với Thúy Kiều bằng tình cảm chân thành, sâu nặng. Từ Hải ra đi lập sự nghiệp, công danh đến khi trở thành một con người xuất chúng, phi thường và nắm giữ trong tay "mười vạn tinh binh"thì chàng sẽ quay trở về rước Kiều "nghi gia" bằng những hình thức lễ nghi trang trọng. Vợ chồng đoàn tụ trong âm thanh rộn rã của "tiếng chiêng dậy đất" và khung cảnh ngập tràn bóng cờ trên các con đường.
Để từ chối khéo léo mong muốn của Thúy Kiều, Từ Hải đã sử dụng những lời lẽ đầy sức thuyết phục:
"Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì!"
Chàng từ chối mong muốn của Thúy Kiều là vì nàng sẽ làm bận lòng mình hay thật tâm chàng không muốn người vợ của mình phải chịu những khổ cực, vất vả? Đối với đấng nam nhi, việc coi bốn bể là nhà là lẽ thường tình nhưng đối với phận nữ nhi như Thúy Kiều thì việc đó không hề dễ dàng và rất khó thích nghi. Có lẽ vì những lí do trên mà Từ Hải khuyên Kiều "đành lòng" chờ đợi ngày chàng thành công trở về. Một năm chờ đợi không phải thời gian quá dài nhưng nó lại thể hiện chí khí,lòng quyết tâm cao độ của người anh hùng Từ Hải. Việc gây dựng sự nghiệp, công danh không phải là chuyện ngày một ngày hai mà đó còn là chuyện của cả đời người nhưng Từ Hải lại hứa với Thúy Kiều sẽ đạt được công danh sau một năm nữa. Phải là người có quyết tâm cao độ, tin vào khả năng của bản thân thì mới có lời hứa như vậy.
Nếu cuộc chia tay của đôi vợ chồng trong "Chinh phụ ngâm" được Đặng Trần Côn miêu tả:
"Nhủ rồi tay lại cầm tay
Bước đi một bước giây giây lại dừng"
thì cuộc chia tay của Từ Hải và Thúy Kiều trong đoạn trích "Chí khí anh hùng" được Nguyễn Du miêu tả với sự dứt khoát:
"Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi".
Người xưa có câu anh hùng khó qua ải mĩ nhân nhưng với khát vọng lớn lao của con người đầu đội trời chân đạp đất thì ải mĩ nhân không làm khó được Từ Hải. Hành động "dứt áo ra đi" của chàng thể hiện thái độ dứt khoát, không chút tơ vương, vướng bận chuyện cá nhân. Theo truyện ngụ ngôn trong sách Trang Tử, "chim bằng là giống chim rất lớn, đập cánh làm động nước trong ba ngàn dặm, cưỡi gió mà bay lên chín ngàn dặm. Chim bằng trong thơ văn thường tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng có bản lĩnh phi thường, khát khao làm nên sự nghiệp lớn". Tư thế ra đi của Từ Hải được thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ chim bằng thật oai phong và có sức mạnh phi thường. Đó là cái nhìn thể hiện tâm hồn lãng mạn của một nhà thơ trung đại.
"Chí khí anh hùng" đã miêu tả cuộc chia ly giữa "trai anh hùng" và "gái thuyền quyên" đầy dứt khoát nhưng nổi bật lên trong đoạn trích là chí khí của người anh hùng Từ Hải. Đó là tính cách hiên ngang, ngay thẳng của bậc "trượng phu" trong thiên hạ. Nhân vật này được Nguyễn Du xây dựng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng cùng với ngôn ngữ hàm súc, mang tính biểu đạt cao. Đây cũng là yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả. Từ Hải xứng đáng là bậc nam nhi "vẫy vùng trong bốn bể", không vì "hương lửa đương nồng" mà chùn chân, nhụt chí.
7. Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng nâng cao
Đoạn trích Chí khí anh hùng trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, nói về Từ Hải, một hình tượng nhân vật lí tưởng thể hiện ước mơ lãng mạn về một người anh hùng có những phẩm chất, phi thường.
Đoạn trích Chí khí anh hùng từ câu 2213 đến câu 2230 trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, nói về Từ Hải, một hình tượng nhân vật lí tưởng thể hiện ước mơ lãng mạn về một người anh hùng có những phẩm chất, phi thường.
Rơi vào lầu xanh lần thứ hai, Thúy Kiều luôn sống trong tâm trạng chán chường, tuyệt vọng:
Biết thân chạy chẳng khỏi trời,
Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh.
Thế rồi Từ Hải đột nhiên xuất hiện. Từ Hải tìm đến với Thúy Kiều như tìm đến với tri âm, tri kĩ. Trong vũng lầy nhơ nhớp của chốn lầu xanh, Từ Hải đã tinh tường nhận ra phẩm chất cao quý của Thúy Kiều và với con mắt tinh đời, ngay từ cuộc gặp gỡ đầu tiên Kiều đã thầm khẳng định Từ Hải là người duy nhất có thể tát cạn bể oan cho mình. Nàng khiêm nhường bày tỏ:
Rộng thương cỏ nội hoa hèn,
Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau
Hai người, một là gái giang hồ, một đang làm “giặc”, đều thuộc hạng người bị xã hội phong kiến khinh rẻ nhất, đã đến với nhau tâm đầu ý hợp trong một mối tình tri kỉ. Từ Hải đánh giá Kiều rất cao, còn Kiều nhận ra Từ là đấng anh hùng. Nhưng tình yêu không thể giữ chân Từ Hải được lâu. Đã đến lúc Từ Hải ra đi để tiếp tục tạo lập sự nghiệp. Đoạn trích này cho thấy một Từ Hải đầy chí khí anh hùng, mà cũng đượm chút cô đơn, trống trải giữa đời.
Trước sau đối với Từ Hải, Nguyễn Du vẫn dành cho chàng thái độ trân trọng và kính phục, ở chàng, nhất cử nhất động đều thể hiện rõ chí khí, cốt cách anh hùng. Trên con đường tạo dựng nghiệp lớn, cuộc hôn nhân bất ngờ giữa chàng với Thúy Kiều chỉ là phút chốc nghỉ ngơi, chứ không phải là điểm âm, tri kỉ và cuộc hôn nhân của họ đang hạnh phúc hơn bao giờ hết. Ấy vậy mà, chỉ mới sáu tháng vui hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, Từ Hải đã lại động lòng bốn phương, dứt khoát lên đường, tiếp tục sự nghiệp lớn lao đang còn dang dở:
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.
Từ Hải được tác giả miêu tả là con người đa tình, nhưng trước hết Từ Hải là một tráng sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ. Chí là mục đích cao cả hướng tới, khí là nghị lực để đạt tới mục đích, ở con người này, khát khao được vẫy vùng giữa trời cao đất rộng như đã trở thành một khát vọng bản năng tự nhiên, không có gì có thể kiềm chế nổi.
Trước lúc gặp gỡ và kết duyên với Thúy Kiều, Từ Hải đã là một anh hùng hảo hán: Dọc ngang nào biết trên đầu có ai, đã từng: Nghênh ngang một cõi biên thùy. Cái chí nguyện lập nên công danh, sự nghiệp ở chàng là rất lớn. Vì thế không có gì cản được bước chân chàng.
Dù Nguyễn Du không nói cụ thể là Từ Hải ra đi làm gì nhưng nếu theo dõi mạch truyện và những câu chàng giải thích để Thúy Kiều an lòng thì người đọc sẽ hiểu cả một sự nghiệp vinh quang đang chờ chàng ở phía trước. Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của sự nghiệp anh hùng. Đang sống trong cảnh nồng nàn hương lửa. Từ chợt động lòng bốn phương, thế là toàn bộ tâm trí hướng về trời biển mênh mang, và lập tức một minh với thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong. Chữ trượng phu trong Truyện Kiều chỉ xuất hiện một lần dành riêng đã nói về Từ Hải. Điều đó cho thấy Nguyễn Du đã dùng từ Trượng phu với nghĩa Từ Hải là người đàn ông có chí khí lớn. Chữ thoắt thể hiện quyết định nhanh chóng, dứt khoát của chàng. Bốn chữ động lòng bốn phương nói lên được cái ý Từ Hải “không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương”. (Hoài Thanh).
Động lòng bốn phương là thấy trong lòng náo nức cái chí tung hoành khắp bốn phương trời. Con người phi thường như chàng chẳng thể giam hãm mình trong một không gian chật hẹp. Chàng nghĩ rất nhanh, quyết định lại càng nhanh. Một thanh gươm, một con tuấn mã, chàng hối hả lên đường. Ấy là bởi khát vọng tự do luôn sôi sục trong huyết quản của người anh hùng. Hoài Thanh bình luận: Qua câu thơ, hình ảnh của con người “thanh gươm yên ngựa” tưởng như che đầy cả trời đất”.
Trong cảnh tiễn biệt, tác giả tả hình ảnh Từ Hải: thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong trước rồi mới đế cho Từ Hải và Kiều nói những lời tiễn biệt. Có người cho rằng nếu như vậy thì Thúy Kiều còn nói sao được nữa? Có lẽ tác giả muốn dựng cảnh tiễn biệt này khác hẳn cảnh tiễn biệt giữa Thúy Kiều - Kim Trọng, Thúy Kiều - Thúc Sinh. Từ Hải đã ở tư thế sẵn sàng lên đường. Chàng ngồi trên yên ngựa mà nói những lời tiễn biệt với Thúy Kiều. Sự thật có phải vậy không? Không chắc, nhưng cần phải miêu tả như thế mới biểu hiện được sự quyết đoán và cốt cách phi thường của Từ Hải.
Thúy Kiều biết rõ Từ Hải ra đi sẽ lâm vào tình cảnh bốn bể không nhà, nhưng vẫn khẩn thiết xin được cùng đi, nàng rằng: Phận gái chữ tòng, chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi. Ngắn gọn thế thôi, nhưng quyết tâm thì rất cao. Chữ tòng ở đây không chỉ có nghĩa như trong sách vở thánh hiền của đạo Nho: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu..., mà còn ngụ ý tiếp sức, chia sẻ nhiệm vụ, muốn cùng được gánh vác với chồng.
Lời Từ Hải nói trong lúc tiễn biệt càng thể hiện rõ chí khí anh hùng của nhân vật này:
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Đã là tâm phúc tương tri có nghĩa là hai ta đã hiểu biết lòng dạ nhau sâu sắc, vậy mà sao, dường như nàng chưa thấu tâm can ta, nên chưa thoát khỏi thói nữ nhi thường tình. Lẽ ra, nàng phải tỏ ra cứng cỏi để xứng là phu nhân của một bậc trượng phu.
Lí tưởng anh hùng của Từ Hải bộc lộ qua ngôn ngữ mang đậm khẩu khí anh hùng. Khi nói lời chia tay với Thúy Kiều chàng không quyến luyến, bịn rịn vì tình chồng vợ mặn nồng mà quên đi mục đích cao cả. Nếu thực sự quyến luyến, Từ Hải sẽ chấp nhận cho Thúy Kiều đi theo.
Từ Hải là con người có chí khí, khát khao sự nghiệp phi thường nên không thể đắm mình trong chốn buồng the. Đang ở trong cảnh hạnh phúc ngọt ngào, tiếng gọi của sự nghiệp thôi thúc từ bên trong. Từ Hải quyết dứt áo ra đi. Giờ đây, sự nghiệp đối với chàng là trên hết. Đối với Từ Hải, nó chẳng những là ý nghĩa của cuộc sống mà còn là điều kiện để thực hiện những ước ao mà người tri kỉ đã gửi gắm, trông cậy ở chàng. Do vậy mà không có những lời than vãn buồn bã lúc chia tay. Thêm nữa, trong lời trách Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình còn bao hàm ý khuyên Thúy Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng là vợ của một anh hùng. Cho nên sau này trong nỗi nhớ của Kiều: cánh hồng bay bổng tuyệt vời, Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm, không chỉ có sự mong chờ, mà còn có cả hi vọng vào thành công và vinh quang trong sự nghiệp của Từ Hải.
Từ Hải là con người rất mực tự tin. Trước đây, chàng đã ngang nhiên xem mình là anh hùng giữa chốn trần ai. Giờ thì chàng tin rằng tất cả sự nghiệp như đã nắm chắc trong tay. Dù xuất phát chỉ với thanh gươm yên ngựa, nhưng Từ Hải đã tin rằng mình sẽ có trong tay mười vạn tinh binh, sẽ trở về trong hào quang chiến thắng Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường, để rõ mặt phi thường với Thúy Kiều, để đem lại vẻ vang cho người phụ nữ mà chàng hết lòng yêu mến và trân trọng. Từ Hải đã khẳng định muộn thì cũng không quá một năm, nhất định sẽ trở về với cả một cơ đồ to lớn.
Không chút vấn vương, bi lụy, không dùng dằng, quyến luyến như trong các cuộc chia tay bình thường khác, Từ Hải có cách chia tay mang đậm dấu ấn anh hùng của riêng mình. Lời chia tay mà cũng là lời hứa chắc như đinh đóng cột; là niềm tin sắt đá vào chiến thắng trong một tương lai rất gần. Hai câu thơ cuối đoạn đã khẳng định thêm quyết tâm ấy:
Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.
Nguyễn Du mượn hình ảnh phim bằng (đại bàng) trong văn chương cổ điển, thường tượng trưng cho khát vọng của những người anh hùng có bản lĩnh phi thường, muốn làm nên sự nghiệp lớn lao để chỉ Từ Hải. Cuộc ra đi đột ngột, không báo trước, thái độ dứt khoát lúc chia tay, niềm tin vào thắng lợi... tất cả đều bộc lộ chí khí anh hùng của Từ Hải. Đã đến lúc chim bằng tung cánh bay lên cùng gió mây chín ngàn dặm trên cao.
Hình ảnh: gió mây bằng đã đến kì dặm khai là mượn ý của Trang Tử tả chim bằng khi cất cánh lên thì như đám mây ngang trời và mỗi bay thì chín vạn dặm mới nghỉ, đối lập với những con chim nhỏ chỉ nhảy nhót trên cành cây đã diễn tả những giây phút ngây ngất say men chiến thắng của con người phi thường lúc rời khỏi nơi tiễn biệt.
Hình tượng người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về phương diện cảm hứng và nghệ thuật miêu tả. Qua đó thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ trong việc diễn tả chí khí anh hùng cùng khát vọng tự do của nhân vật Từ Hải.
Từ Hải là hình ảnh thể hiện mạnh mẽ cái ước mơ công lí vẫn âm ỉ trong cảnh đời tù túng của xã hội cũ. Từ Hải ra đi để vẫy vùng cho phỉ sức, phỉ chí, nhưng nếu hiểu kỹ càng còn thêm một lí do nữa là vì bất bình trước những oan khổ của con người bị chà đạp như Thúy Kiều thì không hẳn là không có căn cứ. Điều chắc chắn là cái khao khát của Từ Hải muốn được tung hoành ! rong bốn bể để thực hiện ước mơ công lí chứ không bao giờ nhằm mục đích thiết lập một ngai vàng quyền lực tầm thường.
Nguyễn Du đã thành công trong việc chọn lựa từ ngữ, hình ảnh và biện pháp miêu tả có khuynh hướng lí tưởng hóa để biến Từ Hải thành một hình tượng phi thường với những nét tính cách đẹp đẽ, sinh động. Đoạn trích tuy ngắn nhưng ý nghĩa lại rất lớn. Nó góp phần tô đậm tính cách của người anh hùng Từ Hải - nhân vật lí tưởng, mẫu người đẹp nhất trong kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.
8. Phân tích Chí khí anh hùng ngắn gọn
Ngòi bút Nguyễn Du tài tình khi khắc họa những nhân vật trong Truyện Kiều luôn chân thật, sống động, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Nhân vật vừa có nét chung, vừa có nét riêng nổi bật, đặc biệt là về tâm lý, tính cách. Chỉ cần một lời thơ cô đọng, tác giả đã làm lộ ngay thần thái của nhân vật. Đoạn Chí khí anh hùng- Từ Hải ra đi lập sự nghiệp, giã từ Thúy Kiều - đã thể hiện sắc nét nghệ thuật miêu tả nhân vật đó của Nguyễn Du.
Từ Hải đa tình, nhưng trước hết Từ Hải là một tráng sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ. Chỉ là mục đích cao để hướng tới, khí là nghị lực để đạt tới mục đích. Ở con người Từ Hải, nỗi khát khao được vẫy vùng giữa trời cao đất rộng như đã trở thành một sức mạnh của thiên nhiên, không gì có thể kiềm chế nổi. Từ Hải đang sống trong cảnh nồng nàn hương lửa, chợt động lòng bốn phương. Thế là toàn bộ tâm trí hướng về trời bể mênh mang và lập tức ở vào tư thế một mình với thanh gươm yên ngựa sẵn sàng lên đường. Động lòng bốn phương là "động bụng nghĩ đến bốn phương" (Tản Đà). Nói cụ thể hơn là thấy trong lòng cái chí tung hoành ở bốn phương đang thúc giục, kêu gọi. Chỉ hai câu đầu, ta thấy Từ Hải không phải là con người tầm thường, mà có tâm chí của bậc hào kiệt Không gian trong câu 3, 4 (trời bể mênh mang, lên đường thẳng rong) thể hiện chí khí anh hùng của Từ Hải: lên đường, một mình một ngựa, một thanh gươm!
Lời Từ Hải nói trong lúc tiễn biệt thể hiện rõ tính cách của nhân vật anh hùng này. Từ Hải là con người của sự nghiệp phi thường, không thể đắm mình mãi chốn khuê phòng. Đang ở trong cảnh hạnh phúc ngọt ngào, Từ Hải thoắt đã động lòng bốn phương, tiếng gọi của sự nghiệp đã thức tỉnh chàng. Giờ đây sự nghiệp đối với chàng là trên hết. Đối với Từ Hải, sự nghiệp chẳng những là ý nghĩa của sự sống, mà còn là điều kiện để thực hiện những ước ao mà người tri kỷ gửi gắm, trông cậy ở chàng. Do vậy nên không chút bịn rịn, không có những lời than vãn lúc chia biệt. Thêm nữa, trong lời trách người tri kỷ chưa thoát khỏi thường tình nhi nữ, còn bao hàm cái ý khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để làm vợ của một anh hùng. Cho nên sau này trong nỗi nhớ thương của Kiều (Cánh hồng bay bổng tuyệt vời - Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm) không chỉ có sự mong chờ người yêu xa cách, mà còn mong chờ cả sự nghiệp của Từ Hải.
Con người rất tự chủ và tự tin. Trước đây, ngay trong cảnh trần ai, Từ Hải ngang nhiên xem mình là anh hùng, tất cả sự nghiệp sau này như đã nắm chắc trong tay. Giờ đây xuất phát chỉ với thanh gươm yên ngựa, Từ Hải đã khẳng định, muộn thì cũng không quá một năm, sẽ nhất định trở về với cả một cơ đồ to lớn.
Từ Hải là nhân vật được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hóa. Trong đoạn trích này, qua từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật miêu tả của tác giả, Từ Hải hiện ra với tính cách của con người phi thường.
Trượng phu là người đàn ông có chí khí lớn. Chữ thoắt nói những quyết định dứt khoát của Từ Hải. Bốn chữ động lòng bốn phương nói lên được cái ý Từ Hải "không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương" (Hoài Thanh). Chữ dứt áo trong câu Quyết lời dứt áo ra đi thể hiện được phong cách con người phi thường lúc chia biệt: người ở nắm áo, nhưng người đi cứ dứt áo ra đi.
Mặt khác, Từ Hải là con người phi thường, nên lúc ra đi cũng không thể ra đi như mọi người. Hơn nữa, hình ảnh Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi cho thấy chí lớn của một bậc hào kiệt. Từ Hải ra đi chỉ với thanh gươm yên ngựa, nhưng vẫn cả quyết ngày trở về sẽ có mười vạn tinh binh. Làm thế nào mà có được như thế, Từ Hải không nói, nhưng Kiều thì tin và người đọc cũng không thấy phải băn khoăn.
Nguyễn Du đã thành công trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật miêu tả theo khuynh hướng lí tưởng hóa để biến Từ Hải thành một hình tượng lý tưởng, phi thường với những nét thật cụ thể, sinh động.
9. Phân tích Chí khí anh hùng đầy đủ
Tố Hữu đã từng dành những lời ngợi ca sâu sắc nhất cho một nhà đại thi sĩ rằng:
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu”
Người đó không ai khác chính là Nguyễn Du cùng với kiệt tác Truyện Kiều. Mỗi một đoạn, mỗi câu thơ trong Truyện Kiều đều là “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” mà thi gia dầy công chắp bút. Ở đó, ẩn sau số phận cuộc đời mỗi nhân vật đã được nhà đại thi hào của dân tộc chúng ta gửi gắm biết bao giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Và trong số những trích đoạn của “Truyện Kiều”, đoạn trích “Chí khí anh hùng” chính là một trong những minh chứng tiêu biểu nhất với sự phản ánh chân thực giấc mơ tự do công lí , khát vọng làm nên sự nghiệp lớn của người anh hùng…
Đoạn trích “Chí khí anh hùng” nằm ở phần hai: Gia biến và lưu lạc, từ câu 2213 đến câu 2230. Lúc ấy, khi mà Thúy Kiều đang tuyệt vọng, chìm đắm trong cuộc sống đau khổ, ê chề nơi lầu xanh thì Từ Hải đã xuất hiện và cứu nàng ra khỏi chốn tửu sắc đầy thị phi ấy. Nhờ có Từ Hải, Thúy Kiều được báo ân báo oán, được hưởng hạnh phúc vợ chồng như những người phụ nữ bình thường khác. Nhưng tình yêu giữa Thúy Kiều và Từ Hải vẫn không thể nào che khuất đi ước mơ gây dựng một sự nghiệp lớn lao ở con người này. Đó chính là lí do mà khi mối tình của họ vừa chớm nở được “nửa năm” thì Từ Hải đã tiếp tục lên đường với khát khao cháy bỏng gây dựng sự nghiệp của mình. Đoạn trích “Chí khí anh hùng” chính là miêu tả cảnh Từ Hải từ biệt Thúy Kiều để ra đi.
Khác với Thanh Tâm Tài Nhân trong “Kim Vân Kiều truyện” chỉ thuật lại trong đôi ba dòng ngắn ngủi “Từ Hải sắm một căn nhà ở với Kiều được năm tháng rồi từ biệt ra đi” thì Nguyễn Du với ngòi bút xuất chúng của mình đã dựng nên một cảnh li biệt giữa đôi trai gái để hoàn thiện giấc mộng anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất” lớn nhất của cuộc đời mình. Bốn câu thơ đầu khắc họa thật đậm, thật rõ nét hình ảnh của Từ Hải trước lúc lên đường:
“Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”
Nửa năm chính là khoảng thời gian Kiều và Từ Hải chung sống hạnh phúc bên nhau. Nguyễn Du đã làm khó bậc anh hùng ấy khi đặt chàng trong hai khoảng không gian đối lập: Một bên là không gian khuê phòng “hương lửa đương nồng” với cuộc sống vợ chồng đằm thắm mặn nồng, có thể níu kéo bất kì một người đàn ông nào. Trái lại, một bên là không gian vũ trụ bao la có sức vẫy gọi mãnh liệt. Từ Hải được đặt trong hoàn cảnh thử thách chí lớn, khi chàng phải lên đường giữa lúc hạnh phúc gia đình trọn vẹn, viên mãn. Đường đường là đấng “trượng phu” – một người đàn ông có hoài bão chí lớn, chàng không một chút níu kéo giằng xé hay do dự mà khẳng khái đưa ra quyết định của chính mình. Những từ ngữ, hình ảnh: “thoắt”, “động lòng bốn phương” đã thể hiện một quyết định nhanh chóng, dứt khoát, bừng lên cái chí anh hùng giữa trời bể mênh mông của Từ Hải. Cái ánh mắt trông vào “trời bể mênh mang” là ánh nhìn hướng đến một khoảng không gian xa hơn rộng hơn nơi mà bậc hào kiệt thỏa chí vẫy vùng với những đam mê, lí tưởng. Hình ảnh “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” không chỉ tái hiện hình ảnh con người mạnh mẽ, hào hùng đặt trên nền kì vĩ của không gian mà còn vẽ lên tư thế tự tin, ngạo nghễ, hiên ngang với thái độ mạnh mẽ, dứt khoát quyết tâm làm nên sự nghiệp lớn của người anh hùng mang hùng tâm tráng chí. Bốn câu thơ đầu thể hiện một khát vọng thực hiện chí lớn của chàng anh hùng họ Từ. Khát vọng ấy không những được đặt trong một bối cảnh đặc biệt để thấy một Từ Hải không quyến luyến, bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả; mà còn được đặt trong một không gian vũ trụ rộng lớn để tôn lên tầm vóc người anh hùng.
Lẽ thường, cuộc chia tay nào cũng đầy nước mắt, cũng đọng những dùng dằng chẳng nỡ của kẻ ở với người đi. Với Từ và Kiều cũng không phải là ngoại lệ. Nàng không muốn một thân một mình, giường đơn gối chiếc trong căn nhà lạnh lẽo, nàng một mực muốn được sẻ chia, được gánh vác sự nghiệp với Từ Hải. Lời lẽ nghe sao mà tha thiết thế:
“Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”
Nho giáo đã viết, phận nữ nhi: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Kiều một lòng xin đi theo âu cũng là hợp tình hợp lí với đạo Nho truyền thống. Hơn nữa, trong hoàn cảnh của Thúy Kiều lúc này, Từ Hải chính là điểm tựa tinh thần duy nhất. Từ đã dang tay cứu vớt cuộc đời Kiều, cho Thúy Kiều những ngày tháng hạnh phúc nên theo quy luật tâm lý thông thường, Kiều luôn muốn gắn mình với Từ Hải. Đó là tình yêu, là sự cảm thông, là đức hi sinh thủy chung son sắt với chồng của nàng Kiều. Ấy thế nhưng, trái với những mong mỏi của nàng, Từ ngay lập tức đáp lại:
“Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”
Bằng một câu hỏi tu từ, Từ Hải như vừa trách vừa khuyên Kiều không cần phải sống theo đạo tam tòng cổ hủ của đời xưa, mong vợ mình vượt lên khỏi cái suy nghĩ đó để là người sánh vai với đấng anh hùng như chàng. Từ Hải đã từ chối khéo léo để Kiều hiểu ra vấn đề, từ đó thấy được sự thấu hiểu sâu sắc của chàng đối với vợ mình, khẳng định tình cảm giữa hai người là tri âm tri kỉ chứ không phải tình yêu đơn thuần. Hơn thế nữa, Từ Hải còn vẽ ra viễn cảnh tương lai qua trí tưởng tượng và sự tự tin ngạo nghễ của người anh hùng:
“Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chuông dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.”
Bút pháp ước lệ tượng trưng cùng những hình ảnh, âm thanh được phóng đại: “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất”, “bóng tinh” và biện pháp hoán dụ “mặt phi thường”,… tất cả đã khắc họa lên sự kì vĩ, hùng tráng, vang dội của những chiến công sánh vai với chân dung của người anh hùng tài năng xuất chúng. Có thể thấy, Từ Hải ở thực tại nhưng dường như đang sống ở những ngày chiến thắng. Mục đích của chàng là để khẳng định danh tiếng của bản thân giữa đời và hơn hết, Từ Hải muốn có sự nghiệp để đón rước Kiều về làm vợ với nghi lễ trang trọng nhất: “rước nàng nghi gia”. Đó là chí khí anh hùng gắn liền với tình yêu thương, coi trọng Kiều. Tuy nhiên, mặc dù cứng rắn như vậy nhưng chàng vẫn kín đáo thể hiện sự quan tâm, lo lắng của mình dành cho Thúy Kiều:
“Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận, biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Biết trước rằng con đường mình đi “bốn bể không nhà”, có khi màn trời chiếu đất nhưng chàng vẫn quyết tâm đi và dùng nó làm lý do để khuyên Kiều ở nhà. Chàng mong vợ thấu hiểu, cảm thông cho nỗi khổ tâm của mình cũng chính là của người anh hùng khi sự nghiệp vừa bắt đầu còn nhiều khó khăn, gian khổ. Sau những lời lẽ đầy quan tâm ấy là lời hứa hẹn ước một năm sẽ thực hiện giấc mộng công danh của Từ Hải. Điều đó cho thấy, Từ Hải không chỉ có khát vọng, hoài bão mà còn có quyết tâm với ý chí, nghị lực phi thường. Thông qua cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải, Nguyễn Du đã thể hiện quan niệm về người anh hùng là sự thống nhất giữa một con người đời thường giản dị với một đấng trượng phu đầy quyết tâm hoài bão. Từ Hải không chỉ mang khát vọng lớn lao mà còn rất mực tâm lý, vừa yêu, hiểu lại trân trọng Thúy Kiều.
Đoạn trích kết lại với hai câu thơ gây ấn tượng sâu đậm bởi hình ảnh ước lệ:
“Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.”
Nhịp thơ 2-2-2 cùng với các động từ mạnh liên tiếp: “quyết”, “dứt”, “ra đi” đã miêu tả sự dứt khoát, mạnh mẽ của Từ Hải. Từ Hải không một chút băn khoăn, do dự, đắn đo mà luôn mạnh mẽ, dứt khoát trong mọi hoàn cảnh. Sử dụng điển tích điển cố “chim bằng” cùng với hình ảnh ẩn dụ, Nguyễn Du đã càng tô đậm sự kì vĩ, phi thường, tư thế lồng lộng của Từ Hải giữa vô cùng của tự nhiên. Nguyễn Du dường như đã lựa chọn những hình ảnh đẹp đẽ nhất để miêu tả và tôn vinh Từ Hải bằng cái nhìn lạc quan, bay bổng của mình.
Qua ngòi bút của Nguyễn Du, “Chí khí anh hùng” đã được vẽ lên bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, với hình ảnh “bốn bể”, “chim bằng” … lấy cái bao la, rộng lớn của vũ trụ để hình dung về khao khát làm nên sự nghiệp lớn của Từ Hải. Mặt khác, ông còn thổi hồn vào tác phẩm của mình những cảm hứng sáng tạo lãng mạn, chính là tình cảm, là tình yêu thương, là tấm chân tình của Từ Hải và Thúy Kiều dành trọn cho nhau bằng niềm tin tưởng vào tương lai. Từ Hải và Thúy Kiều không chỉ là tình yêu đôi lứa, mà nó đã trở thành “tâm phúc tương tri”, hiểu nhau sâu sắc, nàng hiểu ta cũng như ta hiểu nàng. Không những thế, tác giả Nguyễn Du đã cho thấy sự tinh tế, tài tình của mình khi lí tưởng hóa hình ảnh người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ cứu giúp đời Từ Hải – một đấng trượng phu có lí tưởng cao cả nhưng vẫn rất bình dị, và là biểu tượng của khát vọng tự do, của tư tưởng nhân văn cao đẹp. Và từ đó, ông gửi gắm trọn vẹn giấc mơ công lí, khát vọng tự do trong cuộc sống, gửi gắm giấc mơ của mình vào hình tượng người anh hùng Từ Hải nói riêng và đoạn trích “Chí khí anh hùng” nói chung.
Như vậy, qua đoạn trích “Chí khí anh hùng”, đại thi hào Nguyễn Du đã khắc họa thành công hình tượng người anh hùng với khát vọng lớn lao vùng vẫy “bốn bể năm châu” cùng ý chí sắt đá, tư thế hiên ngang, lẫm liệt làm chủ vũ trụ. Nhờ đó mà dưới ngòi bút của Nguyễn Du, nhân vật luôn có một sức sống đậm sâu trong lòng bạn đọc muôn đời.
10. Cảm nhận Chí khí anh hùng
Bị đẩy vào lầu xanh lần thứ hai, Kiều ở trong tình trạng vô cùng đau đớn, tuyệt vọng: "Biết thân chạy chẳng khỏi trời – Cũng liều một phấn cho rồi ngày xanh". Từ Hải xuất hiện đột ngột ở lầu xanh và tìm đến Kiều – một người tri kỉ. Với "con mắt xanh" tinh tường, Kiều đã mau chóng nhận ra Từ Hải là một anh hùng ngay từ lúc Từ chưa làm nên sự nghiệp. Từ Hải đã chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh và lấy nàng làm vợ, nhưng tình yêu không thể níu giữ chân Từ Hải. Đang sống êm đềm và hạnh phúc bên người đẹp, Từ Hải đột ngột từ biệt Kiều ra đi lập nghiệp anh hùng.
Đây là đoạn thơ sáng tạo của Nguyễn Du. Đoạn trích thể hiện khí phách anh hùng của Từ Hải qua lời chia tay Thúy Kiều.
Đoạn trích tập trung khắc họa hình ảnh người anh hùng Từ Hải – người anh hùng với chí khí cao đẹp, với quyết tâm thực hiện lí tưởng, khát vọng lớn lao. Đặt Từ Hải trong cảnh chia tay với Kiều trong cảnh" hương lửa đương nồng", Thúy Kiều lại "một lòng xin đi" cho vẹn "chữ lòng", trong hoàng cảnh đó Từ Hải có điều kiện để giãi bày, bộc lộ khát vọng, chí khí của mình. Chí anh hùng chính là vẻ đẹp, là khí phách của Từ Hải nó trở thành cảm hứng bao trùm cả đoạn thơ.
Trong đoạn thơ, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều hình ảnh không gian "bốn phương", "bốn bề". Đó là không gian của vũ trụ rộng lớn, khoáng đạt trước mặt người anh hùng, trời bể như mở ra mênh mang và con người ấy "thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong". Không gian đó hoàn toàn phù hợp với tính cách của Từ - một người "đội trời đạp đất", "dọc ngang trời rộng vẫy vùng bể khơi". Không gian đó chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng lớn lao phi thường của Từ.
Đang sống trong bình yên đằm thắm, tha thiết của người vợ - người tri kỉ, có con mắt ‘tinh đời". Từ Hải bỗng "động lòng bốn phương". Chàng thấy trong lòng mình náo nức cái chí tung hoành bốn phương trời. Khát vọng vùng vẫy tự do, sống không chịu gò bó mình vào trong một khuôn khổ nào khiến Từ không chịu yên phận. Chàng vốn là người sống có lí tưởng – lí tưởng của chàng là được sống tự do, vùng vẫy giữa đất trời cao rộng không chịu một sự trói buộc nào "Chọc trời khuấy nước mặc dầu / Dọc ngang nào biết trên đầu có ai".
Là người anh hùng với những ước mơ, khát vọng lớn lao nhưng Từ Hải cũng là một con người đa tình. Khi mới gặp Kiều, Từ Hải đã mau chóng nhận ra Kiều là người tri kỉ với mình, còn Thúy Kiều với con mắt xanh nàng cũng nhận ra Từ là người anh hùng "hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa", bởi "trai anh hùng" đã gặp "gái thuyền quyên". Cuộc hôn nhân này đã mang lại cho Kiều và Từ Hải một cuộc sống hạnh phúc, êm ấm. Nhưng người vợ đẹp, thông minh, sắc sảo và hạnh phúc gia đình cũng không thể níu giữ được chân Từ. Chàng thấy"động lòng bốn phương "là thấy trong lòng sôi nổi, náo nức hướng tới trời cao đất rộng, tới cuộc sống tự do chí khí tung hoành bốn phương trời. Những hình ảnh lớn lao kì vĩ "bốn phương", "trời bể mênh mang" xuất hiện liên tiếp trong đoạn thơ đã thể hiện lí tưởng và khát vọng lớn lao của Từ. Con người ấy đã nói là làm, nói đi là đi, đã đi là tới. Đó là tính cách mạnh mẽ, phi thường của người anh hùng.
Nguyễn Du để cho Từ Hải ngồi trên yên ngựa với tư thế đã sẵn sàng lên đường rồi mới nói với Kiều những lời tiễn biệt. Có thể thấy đây là một cuộc chia tay rất khác thường. Cuộc đời Kiều đã trải qua nhiều cuộc chia tay. Đó là cuộc chia tay với Kim Trọng âm thầm, lưu luyến "khách đà lên ngựa người còn ghé theo" – của đôi nam nữ thanh tú mới gặp nhau lần đầu mà đã "tình trong như đã mặt ngoài còn e"; đó là cuộc chia tay bịn rịn với Thúc Sinh "người lên ngựa, kẻ chia bào" Trong cuộc chia tay lần này, Từ Hải đã ở trong tư thế sẵn sàng của con người dứt lòng ra đi vì nghĩa lớn. vì lí tưởng, vì sự nghiệp của mình. Tiếng gọi của sự nghiệp đã lay động chàng. Từ không thể đắm mình trong chốn phòng khuê và Kiều cũng không thể ngăn chàng thực hiện khát vọng lập nghiệp của mình. Sự nghiệp đối với Từ là điều trên hết. Đó không chỉ là ý nghĩa sự sống của chàng mà còn là điều kiện để chàng thực hiện những khát vọng, ước ao mà người tri kỉ đã gửi gắm ở chàng. Vì thế mà Từ đã quyết dứt áo ra đi, dường như không một chút bịn rịn, lưu luyến.
Khi Thúy Kiều xin với Từ cho nàng được đi theo, Từ đã trách người tri kỉ chưa thoát khỏi "nữ nhi thường tình". Từ Hải mong muốn Kiều sẽ vượt lên những tình cảm thông thường để làm vợ một anh hùng có chí khí phi thường. Cho nên sau này trong nỗi nhớ thương của Thúy Kiều "Cánh hồng bay bổng tuyệt vời / Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm" không chỉ có sự mong chờ người yêu nơi phương xa mà còn hi vọng thành công trong sự nghiệp
Những lời nói của Từ Hải, còn thể hiện chàng là con người rất mực tự tin. Ngay trong cảnh trần ai, Từ Hải đã xem mình như một người anh hùng, sự nghiệp của chàng như đã nắm vững trong tay. Bây giờ mới bắt đầu xuất phát với "thanh gươm yên ngựa" nhưng chàng đã khẳng định không quá một năm sau chàng sẽ trở về với một cơ đồ to lớn.
Từ Hải là nhân vật được Nguyễn Du xây dựng theo khuynh hướng lí tưởng hóa. Để xây dựng nhân vật này, nhà thơ đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật để khắc họa hình tượng người anh hùng: sử dụng từ ngữ, xây dựng hình ảnh, ngôn ngữ đối thoại,....tất cả đều tô đậm vẻ đẹp phi thường của Từ Hải.
Trong đoạn trích, một loạt những từ Hán Việt và những từ chỉ hành động mạnh mẽ như "trượng phu", "thoắt" đã diễn tả những hành động dứt khoát, mạnh mẽ của con người có chí khí lớn ấy.
Những hình ảnh lớn lao, kì vĩ như "động lòng bốn phương" "quyết lời dứt áo ra đi", "trời bể mênh mang" đã giúp nhà thơ thể hiện chí khí lớn lao phong thái của người anh hùng trong lúc chia biệt. Con người ấy muốn vẫy vùng nơi trời cao đất rộng, không chịu trói mình trong cuộc sống tù túng chật hẹp. Nguyễn Du đã ví Từ Hả như con chim bằng khi cất cánh thì như đám mây ngang trời, và mỗi lần bay thì chín vạn dặm mới nghỉ. Hình ảnh đó đã giúp tác giả diễn tả một cách phóng túng giây phút tiễn biệt giữa Từ Hải và Thúy Kiều.
Ngôn ngữ đối thoại cũng là tất yếu góp phần tô đậm khí phách của người anh hùng. Biết rõ Từ đi "bốn bể là nhà" Kiều vẫn tha thiết xin được đi cùng: "Nàng rằng" Phận gái chữ tòng / Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi" Từ đã nói với nàng những lời kiên quyết và tin tưởng chàng trở về với "mười vạn tinh binh - tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường". Chàng hứa "Chầy chăng là một năm sau vội gì!" Những lời nói của Từ không chỉ thể hiện khí phách hiên ngang của người anh hùng mà còn thể hiện chàng là người rất tự tin, tin vào sức mạnh tin vào tài năng của mình, chàng sẽ lập nên sự nghiệp lớn.
Vận dụng linh hoạt và sáng tạo các yếu tố nghệ thuật: từ ngữ, hình ảnh, ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn Du đã thành công trong việc xây dựng nhân vật Từ Hải. Khuynh hướng lí tưởng hóa với những nét tính cách đẹp đẽ sinh động mang đậm chất lí tưởng.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Sky87
- Ngày:
Tham khảo thêm
(12 mẫu) Phân tích Trao duyên hay nhất
Top 3 bài cảm nhận 14 câu giữa đoạn trích Trao duyên siêu hay
(18 mẫu) Cảm nhận diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong Trao duyên
Top 9 bài phân tích nhân vật Từ Hải siêu hay
Top 9 bài phân tích 12 câu đầu Trao duyên siêu hay
Top 4 mẫu cảm nhận của em về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Top 15 bài phân tích Thương vợ của Tú Xương hay nhất
- Top 11 bài phân tích Vội vàng của Xuân Diệu
- Cảm nhận bài thơ Vội vàng hay nhất
- Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng siêu hay
- Cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng hay chọn lọc
- Phân tích khổ cuối bài Vội vàng
- Cảm nhận khổ thơ cuối bài Vội vàng
- Phân tích Vội vàng khổ 1 hay nhất
- Phân tích Vội vàng khổ 2 siêu hay
- Kết bài Vội vàng hay chọn lọc
- Mở bài Vội vàng siêu hay
- Phân tích bài thơ Tự tình siêu hay
- Top 10 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
- Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
- Top 10 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
- Top 11 bài phân tích đoạn 3 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 2 Tây Tiến hay chọn lọc
- Cảm nhận đoạn 3 Tây Tiến hay nhất
- Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến hay nhất
- Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây tiến hay nhất
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến
- Phân tích Việt Bắc hay nhất chọn lọc
- Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc siêu hay
- Phân tích Câu cá mùa thu hay chọn lọc
- Phân tích Nhàn hay nhất
- Phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích tâm trạng nhân vật Liên hay và xúc tích
- Cảm nhận cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn hay chọn lọc
- Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong tác phẩm Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ hay nhất
- Tóm tắt Hai đứa trẻ siêu hay
- Kết bài Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích nhân vật An Dương Vương đầy đủ nhất
- Phân tích nhân vật ông Hai hay nhất
- Phân tích Làng Kim Lân đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích Chiếc lược Ngà chọn lọc nhất
- Cảm nhận Câu cá mùa thu hay nhất
- Phân tích bài thơ Tỏ lòng hay nhất
- Cảm nhận về Tiểu đội xe không kính hay nhất
- Phân tích Bài ca ngất ngưởng hay nhất
- Phân tích Đoàn thuyền đánh cá hay nhất
- Phân tích bài thơ Đất nước hay chọn lọc
- Phân tích Cảnh ngày hè hay nhất
- Phân tích bài thơ Đồng chí hay nhất
- Phân tích Sóng đầy đủ và chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
- Phân tích khổ 5 6 bài Sóng hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích 3 khổ cuối bài Sóng hay chọn lọc
- Cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Sóng hay nhất
- Mở bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng Sóng hay nhất
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng
- Phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng siêu hay
- Phân tích khổ 5 6 7 bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Bếp lửa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ về mẹ hay nhất
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Phân tích Hạnh phúc của một tang gia hay nhất
- Phân tích Người lái đò sông Đà hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng hay nhất
- Tóm tắt Lặng lẽ Sapa ngắn gọn xúc tích
- Tóm tắt Chí Phèo ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù
- Phân tích nhân vật Chí Phèo ngắn gọn
- Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
- Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích truyện ngắn Chí Phèo hay sâu sắc
- Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo siêu hay
- Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo sâu sắc nhất
- Cảm nghĩ về tình bạn hay chọn lọc
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang siêu hay
- Thuyết minh về hoa mai ngày Tết siêu hay
- Thuyết minh về cây hoa đào hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Ánh trăng siêu hay
- Thuyết minh về cây bút bi siêu hay
- Hãy kể về 1 kỉ niệm sâu sắc trong lòng em (10 mẫu)
- Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam hay nhất
- Phân tích Độc Tiểu Thanh kí siêu hay
- Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học
- Thuyết minh về cái phích nước siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc nón lá hay chọn lọc
- Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến siêu hay
- Viết đoạn văn về bạn thân bằng tiếng Anh
- Cảm nghĩ về mùa xuân siêu hay
- Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước siêu hay
- Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền siêu hay
- Thuyết minh về cái quạt siêu hay
- Thuyết minh về cái kính hay nhất
- Kể về một người thân của em hay nhất
- Thuyết minh về thể thơ lục bát hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc cặp sách siêu hay
- Kể về một việc tốt mà em đã làm
- Vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế (7 mẫu)
- Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du siêu hay
- Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết hay chọn lọc
- Tả cảnh mùa xuân hay chọn lọc
- Bài văn kể về mẹ hay nhất
- Thuyết minh về bánh chưng hay và ngắn gọn
- Phân tích Vợ chồng A Phủ cực hay
- Cảm nhận Vợ chồng A Phủ siêu hay
- Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân hay nhất
- Tóm tắt Vợ chồng A Phủ hay nhất
- Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị cực hay
- Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ hay chọn lọc
- Cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
- Top 37 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ hay
- Phân tích nhân vật A Phủ hay chọn lọc
- Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
- Cảm nhận nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân siêu hay
- Cảm nhận của em về sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân
- Vợ chồng A Phủ: tác giả, tác phẩm
- Phân tích Phú sông Bạch Đằng siêu hay
- Phân tích Lưu biệt khi xuất dương hay nhất
- Phân tích Hầu trời siêu hay
- Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích Vợ nhặt hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ hay nhất
- Phân tích nhân vật Thị siêu hay
- Tóm tắt Vợ nhặt ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
- Mở bài Vợ nhặt hay nhất
- Kết bài Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt
- Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận của anh chị về nhân vật Tràng trong đoạn trích sáng hôm sau
- Cảm nhận về khát vọng sống của người Vợ nhặt (3 mẫu)
- Phân tích nhân vật Tràng sáng hôm sau
- Phân tích đoạn 3 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích đoạn 2 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Sơ đồ tư duy Bình Ngô đại cáo
- Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo hay nhất
- Phân tích Bình ngô đại cáo đoạn 4 siêu hay
- Cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích Chiều tối hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Chiều tối siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Chiều tối hay chọn lọc
- Nghị luận văn học Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu cuối bài Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu đầu bài Chiều tối siêu hay
- Top 17 mẫu mở bài Chiều tối siêu hay
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối
- Top 14 mẫu nghị luận về vấn đề bạo lực học đường hay nhất
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Nhớ Rừng hay chọn lọc
- Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi hay chọn lọc
- Phân tích Tràng Giang hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Tràng giang siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Tràng Giang hay chọn lọc
- Phân tích khổ 1 Tràng Giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang siêu hay
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang
- Phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
- Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết hay chọn lọc
- Mẫu bài viết số 5 lớp 7 đầy đủ 5 đề
- Phân tích bài thơ Ông đồ hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng cây xà nu hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Quê hương lớp 8
- Thuyết minh về cây tre siêu hay
- Nghị luận về tinh thần tự học hay chọn lọc
- Phân tích người đàn bà hàng chài siêu hay
- Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa hay chọn lọc
- Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất
- Cảm nhận về nhân vật người đàn bà làng chài hay nhất
- Phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng hay nhất
- Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Top 29 mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa hay sâu sắc
- Phân tích người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
- Phân tích nhân vật Phùng siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Những đứa con trong gia đình
- Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận của em về ước nguyện của tác giả trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
- Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn siêu hay
- Viết đoạn văn ngắn về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước
- Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Phương Định hay chọn lọc
- Nghị luận về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về bệnh vô cảm siêu hay
- Phân tích bài thơ Sang thu hay chọn lọc
- Thuyết minh về một món ăn siêu hay
- Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội
- Phân tích bài thơ Từ ấy khổ 1 siêu hay
- Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay chọn lọc
- Viết bài tập làm văn số 6 lớp 8 hay chọn lọc
- Phân tích 12 câu đầu Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên
- Mở bài Trao duyên siêu hay
- Phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên hay chọn lọc
- Cảm nhận 8 câu thơ cuối bài Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu giữa đoạn trích Trao duyên siêu hay
- Phân tích Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong Trao duyên
- Phân tích Chí khí anh hùng siêu hay
- Cảm nhận khổ 1 bài Nói với con siêu hay
- Nghị luận xã hội về tinh thần lạc quan
- Phân tích nhân vật Trương Phi hay chọn lọc
- Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó hay chọn lọc
- Giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước siêu hay
- Nghị luận Đây thôn Vĩ Dạ siêu hay
- Phân tích bài thơ Ngắm trăng siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công
- Thuyết minh về một lễ hội ở địa phương em
- Chứng minh câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên
- Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công siêu hay
- Suy nghĩ về những người không chịu thua số phận siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn hay và ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách siêu hay
- Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn (3 mẫu)
- Nghị luận về nghiện game siêu hay
- Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng siêu hay
- Giải thích Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
- Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm siêu hay
- Nghị luận khuyên bạn học tập chăm chỉ hơn
- Nghị luận về lòng nhân ái hay sâu sắc
- Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước siêu hay
- Nghị luận về đồng cảm và chia sẻ siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Người trong bao siêu hay
- Nghị luận về trang phục và văn hóa hay chọn lọc
- Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lênin học học nữa học mãi
- Hãy nói không với các tệ nạn xã hội siêu hay
- Nghị luận tình thương là hạnh phúc của con người siêu hay
- Nghị luận về lòng bao dung hay chọn lọc
- Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn (4 mẫu)
- Văn mẫu Văn học là tình thương - Bài viết số 7 lớp 8 đề 2
- Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng
- Đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực siêu hay
- Nghị luận nói lời hay làm việc tốt ứng xử đẹp là những nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay
- Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn chọn lọc
- Nghị luận sống giản dị giúp ta tìm thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về dịch Covid19 siêu hay
- Nghị luận học đi đôi với hành siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Trình bày suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
- Phân tích 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú
- Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh
- Nghị luận về ước mơ siêu hay
- Viết đoạn văn về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về lời cảm ơn siêu hay
- Đọc hiểu: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi
- Nghị luận về lối sống có trách nhiệm siêu hay
- Các bài văn nghị luận xã hội lớp 9
- Nghị luận về tác dụng của việc đọc sách siêu hay
- Nghị luận ý nghĩa của cuộc sống hòa bình siêu hay
- Nghị luận về sống cống hiến hay chọn lọc
- Tóm tắt bài Cổng trường mở ra siêu hay
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Tóm tắt bài Sống chết mặc bay ngắn gọn
- Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ siêu hay
- Tóm tắt văn bản Tôi đi học siêu hay
- Tóm tắt văn bản Lão Hạc ngắn gọn
- Phân tích nhân vật chị Dậu hay chọn lọc
- Phân tích Vào phủ chúa Trịnh hay chọn lọc
- Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
- Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
- Nghị luận về sống đẹp siêu hay
- Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê ngắn gọn
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên
- Thuyết minh về cái kéo siêu hay
- Văn học dân gian là gì?
- Soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngắn nhất
- Tóm tắt Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu siêu hay
- Đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước hay chọn lọc
- Đoạn văn về tình mẫu tử lớp 8 hay chọn lọc
- Thuyết minh về con trâu siêu hay
- Phân tích Tuyên ngôn độc lập siêu hay
- Ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên siêu hay
- Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về một lối sống lành mạnh
- Thuyết minh về con mèo hay chọn lọc
- Thuyết minh về đồ dùng học tập siêu hay
- Cảm nghĩ về đêm trăng Trung thu siêu hay
- Nghị luận về rác thải nhựa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương siêu hay
- Cách trình bày đoạn văn: Diễn dịch - quy nạp - song hành - móc xích - tổng phân hợp
- Soạn văn 8 Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Phân tích Chiếu cầu hiền siêu hay
- Nghị luận xã hội về tính tự ti và tự phụ siêu hay
- Phân tích nhân vật Đăm Săn siêu hay
- Soạn bài Khóc Dương Khuê
- Trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa siêu hay
- Viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình siêu hay
- Soạn Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em sau khi học văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát siêu hay
- Phân tích hình tượng vua Quang Trung siêu hay
- Đoạn văn về bạo lực học đường siêu hay
- Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Tóm tắt đoạn trích Uy-lít-xơ trở về hay chọn lọc
- Biểu cảm về thầy cô siêu hay
- Biểu cảm về cây phượng siêu hay
- Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng
- Cảm nghĩ về ngôi trường em đang học cấp 2 siêu hay
Bài viết hay Thơ
Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh (2 mẫu)
Top 5 mẫu phân tích khổ thơ cuối bài Đây thôn Vĩ Dạ siêu hay
9 mẫu phân tích Lưu biệt khi xuất dương hay nhất
Top 14 mẫu mở bài Lưu biệt khi xuất dương siêu hay
Top 9 mẫu cảm nhận bài thơ Việt Bắc hay chọn lọc
Top 6 bài phân tích khổ 2 Từ ấy hay chọn lọc