Top 16 bài thuyết minh về ngày Tết cổ truyền siêu hay

Thuyết minh về ngày Tết nguyên đán - Tết nguyên đán là một ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Chính vì vậy hiểu rõ hơn về nguồn gốc ngày Tết hay các phong tục ngày Tết cũng là một nét đẹp văn hóa các em học sinh nên tìm hiểu. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ bài văn thuyết minh về ngày Tết nguyên đán, thuyết minh về ngày Tết cổ truyền, thuyết minh về món ăn ngày Tết hay và chi tiết sẽ giúp các em thêm yêu các phong tục truyền thống trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Tết cổ truyền là một ngày lễ lớn của người Việt, là nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy thuyết minh về ngày Tết nguyên đán hay giới thiệu về ngày Tết cổ truyền Việt Nam, thuyết minh về ngày Tết cổ truyền quê em ngắn gọn đều là những dạng bài hay và ý nghĩa giúp các em hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết cũng như các phong tục tập quán trong ngày Tết của hương. Sau đây là nội dung chi tiết các bài văn mẫu thuyết minh về ngày Tết cổ truyền ngắn gọn đã được Hoatieu sưu tầm xin chia sẻ đến bạn đọc.

1. Dàn ý thuyết minh về ngày Tết Nguyên đán

I. Mở bài: Giới thiệu ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Tết Nguyên đán ngày Tết quan trọng nhất trong năm của người Việt, là ngày nghỉ và sum họp gia đình giữa các thành viên với nhau sau một năm học tập, làm việc. Đây cũng là ngày tôn vinh những giá trị truyền thống và cổ truyền của dân tộc.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc

– Tết Nguyên đán gốc gác xa xưa bắt nguồn ở Trung Quốc.

– Du nhập vào nước ta từ hàng ngàn năm trước.

– Nhiều người châu Á theo âm lịch đều ăn mừng Tết Nguyên đán để chào đón một năm mới.

2. Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán

– Trước Tết người dân đi sắm sửa đồ đạc cho năm mới.

– Miền Bắc trang trí hoa đào còn miền Nam lại sử dụng hoa mai biểu tượng cho ngày Tết.

– Chuẩn bị mâm ngũ quả, hoa, bánh kẹo, nước ngọt thờ cúng tổ tiên. Mâm ngũ quả mỗi miền lại có một cách bày trí khác nhau.

– Trẻ con được bố mẹ mua sắm quần áo, đồ dùng mới.

3. Trình tự ngày Tết Nguyên đán

– Đêm 30 Tết mọi gia đình đều chuẩn bị đêm giao thừa, thờ cúng ông bà.

– Giao thừa là thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ và năm mới.

– Đêm 30 người dân hái cành lộc non mang về nhà với ý nghĩa mang tài lộc về nhà.

– Tục lệ truyền thống xông nhà vào năm Mới.

– Sáng mùng 1 con cháu sẽ đi chúc Tết ông bà, cha mẹ nhiều sức khỏe, tài lộc.

– Con cháu mừng tuổi ông bà, còn ông bà sẽ lì xì lại với ý nghĩa may mắn, thành công trong năm mới.

– Gia đình cùng các thành viên họ hàng sum họp vui vẻ và đầm ấm.

– Đầu năm mới nhiều người còn đi lễ chùa cầu may, tài lộc, vạn sự như ý.

– Tết Nguyên đán quan trọng nhất là 3 ngày đầu tiên đó là mùng 1, 2, 3.

– Mỗi gia đình tổ chức ăn uống, tiệc tùng, họp mặt người thân, bạn bè.

4. Ý nghĩa ngày Tết Nguyên đán

– Ngày lễ cổ truyền của dân tộc, ngày tụ họp của nhiều thành viên trong gia đình.

– Tôn vinh những giá trị truyền thống, giá trị văn hóa gia đình.

III. Kết bài

Tết cổ truyền ngày nghỉ dài nhất và quan trọng nhất trong năm. Ai đi xa học tập hoặc làm việc dù có bận rộn đến đâu cũng cố gắng về nhà thăm gia đình, bạn bè giúp tình cảm thêm gắn kết. Đây cũng là ngày tôn vinh giá trị truyền thống của gia đình và dân tộc.

Thuyết minh về ngày tết

2. Thuyết trình về Tết Nguyên đán

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ hay những cành đào, nhành mai khoe sắc thắm đã trở thành những điều không thể thiếu trong ngày Tết nguyên đán của người Việt.

Tết nguyên đán là một ngày lễ cổ truyền được tính theo Âm lịch có nguồn gốc từ lâu đời, đồng thời nó chịu ảnh hưởng của từ văn hóa Tết âm lịch của người Trung Hoa cũng như vòng văn hóa của các nước Đông Á.

Tết nguyên đán ở nước ta thường được bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên các hoạt động chuẩn bị cho Tết đã được bắt đầu từ rất sớm từ Tết ông Công ông Táo 23 tháng Chạp. Trong khoảng thời gian này, các gia đình tất bật hoàn thành các công việc cuối năm như bao sái bát hương, lau dọn ban thờ, chạp mộ để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết... Vào thời gian này, người người, nhà nhà nô nức sắm tết và trang hoàng lại nhà cửa cho thật đẹp. Những ngày này, chợ Tết thường đông đúc lạ thường với muôn vàn mặt hàng độc đáo, khác lạ với ngày thường và lúc nào cũng đông kín người. Mọi người mua sắm những cây đào, cây quất, cây mai, hoa tươi, đèn nháy, hay những câu đối để về trang trí lại ngôi nhà của mình cho thêm phần tươi mới, lung linh và tràn đầy sắc xuân.

Đặc biệt, ngày 23 tháng Chạp hằng năm được gọi là Tết ông Công ông Táo. Vào ngày này, người Việt thường tổ chức cúng để tiễn ông Táo về trời và lễ cúng thường có nến, hoa quả, vàng mã, hương và không thể thiếu đó chính là con có chép. Trong năm cũ, để chuẩn bị đón chào năm mới, ngày Tất niên là một ngày không thể thiếu. Vào ngày Tất niên, tức là ngày cuối cùng của năm cũ, các gia đình thường làm cỗ cúng tất niên và cả gia đình cùng nhau tụ họp, chuyện trò và chia sẻ về một năm đã qua như một lời tổng kết về năm cũ. Đặc biệt nhất đó chính là khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa. Vào khoảnh khắc đặc biệt này, các gia đình cũng tổ chức lễ cúng Giao thừa, cùng nghe thư chúc Tết của Chủ tịch nước và xem bắn pháo hoa. Cũng vào thời khắc đặc biệt này, mọi người thường gửi trao nhau những lời chúc tốt đẹp, để cầu mong một năm mới đến với bao niềm vui và bao điều tuyệt vời.

Ba ngày đầu năm có thể coi là ba ngày quan trọng bậc nhất trong dịp Tết với nhiều hoạt động, lễ hội gắn với phong tục, truyền thống từ ngàn đời nay của cha ông ta. “Mồng Một Tết cha, mồng Hai Tết Mẹ, mồng Ba Tết thầy’. Quả thật, câu ca ấy đã khái quát lên đặc điểm của ba ngày đầu tiên của năm mới. Ngày mồng Một Tết được xem là ngày quan trọng nhất trong năm mới. Vào ngày này, những người tốt số, hợp tuổi với gia chủ thường đến xông đất cho chủ nhà, cầu mong cho gia chủ một năm muôn điều thuận lợi. Ngoài ra, vào ngày này, mọi người thường không ra khỏi nhà, thường ở nhà làm lễ cúng Tân niên, ăn uống và chúc tụng nhau trong nội bộ của gia đình. Tuy nhiên, những người đã lập gia đình vào ngày mồng Một thường về thăm, chúc Tết các ông bố theo phong tục “mồng Một Tết cha”. Sang ngày mồng Hai, theo phong tục, các gia đình thường tổ chức lễ cúng tại nhà vào sáng sớm và sau đó thường đi chúc Tết các bà mẹ. Và cuối cùng, vào ngày mồng Ba, các học trò thường về thăm hỏi và chúc Tết thầy cô giáo cũ và tổ chức họp lớp, gặp gỡ bạn bè.

Tết cổ truyền dân tộc còn là dịp để con cháu bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của mình đối với đấng sinh thành, với thầy cô và với ông bà tổ tiên, những người đã khuất. Ngoài ra, đây cũng là dịp để người người, nhà nhà có thể trút bỏ những muộn phiền, những điều không may mắn trong năm cũ để cầu mong một năm mới với muôn điều tươi sáng và tốt đẹp.

Có thể nói, dù đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử nhưng Tết cổ truyền vẫn là một ngày lễ quan trọng và đặc biệt nhất và lưu giữ nhiều giá trị vô giá về tinh thần cũng như văn hóa của người Việt.

3. Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền ngắn gọn

Ngày tết là ngày lễ quan trọng nhất của con người và dân tộc Việt Nam. Cứ mỗi độ xuân về bao trái tim người Việt lại háo hức mong chờ đến Tết để được sum hợp bên gia đình.

Sau lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp thì mọi việc chuẩn bị cho Tết đều trở nên tất bật hơn. Ở các phiên chợ Tết, những gánh lá rong xanh mướt đã được các tiểu thương bày bán để phục vụ cho các gia đình gói bánh chưng. Cả phiên chợ được phủ đầy sắc màu rực rỡ của những quả bưởi vàng óng, những chậu hoa bướm bướm đầy mầu sắc và biết bao đồ trang trí cho ngày Tết.

Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến Tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày.

Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Mâm cơm ngày Tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm.

Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới.

Ngày Tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt.

Ngày Tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày Tết là điều mà không ai có thể quên được.

4. Thuyết minh về món ăn ngày Tết

Vào ngày tết, bên cạnh bánh kẹo, mứt dưa, hoa trái thì không thể thiếu những món ăn đậm đà và đặc trưng mang vị dân tộc. Đó là bánh chưng xanh gói lá chuối, là nồi thịt kho tàu thơm ngon và không thể không nhắc đến món dưa chua dân giã, một món ăn đầy hấp dẫn.

Không biết được con người sáng tạo ra từ bao giờ nhưng có lẽ là từ rất lâu lắm rồi, món ăn này đã ra đời và trở thành quen thuộc trong các bữa ăn của các gia đình. Đặc biệt là vào những ngày tết cổ truyền, mỗi gia đình thường làm cho mình một hũ dưa món màu sắc không chỉ đẹp về thẩm mỹ mà còn mang lại vị chua ngon, hấp dẫn khi thưởng thức.

Món dưa không quá cầu kỳ trong cách làm, thực phẩm chuẩn bị cũng không quá đắt đỏ. Có khi chỉ có trong tay vài chục đến một trăm ngàn là có thể mua đủ nguyên liệu làm một hũ dưa muối ngon lành. Bởi thế mà vào những ngày cuối cùng của năm, trong mỗi chiếc làn, chiếc giỏ của những người bà, người mẹ khi chợ về không thể không có những củ cà rốt đỏ tươi, những củ hành, củ kiệu trắng và những quả đu đủ ươm vàng.

Nói như vậy để thấy rằng những nguyên liệu món này khi làm cần phải có là cà rốt, củ cải, đu đủ, hành tím, sự hào, ớt đỏ....ngoài ra còn cần các gia vị đi kèm như nước mắm, đường, lạc . Tùy thuộc vào sở thích mà người làm có thể thêm bớt một vài nguyên liệu, song về cơ bản các nguyên liệu kể trên nếu đầy đủ sẽ mang lại một hủ dưa món đủ vị khi ăn.

Khi có sẵn nguyên liệu, người ta bắt tay vào làm dưa món. Khâu đầu tiên là gọt vỏ, rửa sạch tất cả các loại củ cần làm. Đây là bước không thể thiếu để đảm bảo vệ sinh cho thực phẩm. Sau khi làm sạch, dùng dao thái rau củ ra thành các miếng nhỏ, mỗi miếng dày từ 3 đến 5 xăng- ti- mét. Để tạo tính thẩm mĩ cho món ăn, có thể dùng dao cắt tỉa thanh hoa hay những đường vân dài thật đẹp. Những rau củ khi được cắt xong thì cho vào thau, dùng muối bóp trong khoảng 10 phút, rồi từ từ dùng nước lạnh rửa qua một lần nữa, vớt lên cho ráo rồi đem ra phơi nắng. Thời tiết càng nắng thì rau củ càng nhanh héo, món ăn dễ thấm gia vị và ngon hơn rất nhiều. Trường hợp tết đúng vào đợt gió mùa, mưa rét trời không có nắng có thể dùng lò sưởi, lò sấy để thay thế. Lúc rau củ đang dần héo, người làm sẽ vào bếp chuẩn bị nước muối dưa. Đây là khâu quan trọng vì làm nước càng ngon thì món dưa càng đậm đà hơn. Bắc nồi lên bếp, trộn đường, muối và nước mắm rồi đun sôi trong khoảng từ 5 đến 7 phút. Sau đó tắt bếp, chờ cho đến khi nước nguội hoàn toàn. Khi dưa đã héo, nước đã nguội, lần lượt sắp dưa vào những hũ thủy tinh sáng bóng, đổ nước vào hũ sao cho ngập hết phần rau củ, đậy lại và chờ đợi thành phẩm của mình. Dưa muối trong khoảng hai ngày là có thể đem ra để thưởng thức.

Thành phẩm dưa món thành công là sau khi hoàn thành vẫn giữ được màu sắc đẹp của rau củ. Dưa khi vớt ra ăn phải đảm bảo giòn, không quá mềm, thơm ngon, vừa có vị ngọt, vừa có vị chua hấp dẫn.

Món dưa món ăn kèm với bánh chưng, thịt kho, cơm nóng thì còn gì tuyệt vời hơn. Nó không chỉ giúp người ăn đỡ ngán lại vừa đem lại cảm giác thèm ăn bởi vị chua đặc trưng. Dưa món còn là một trong những mồi nhấm nháp cùng chén rượu thơm của các bác, các anh trong ngày đầu họp mặt.

Ngày nay, xã hội càng phát triển, người ta càng chú trọng đến những bữa ăn ngon, những món ăn đắt tiền, sang trọng, nhưng món dưa món vẫn giữ một vị trí quan trọng trong bữa ăn ngày Tết. Nó trở thành một hương vị Tết trong tâm hồn người dân Việt Nam.

Thuyết minh về ngày Tết nguyên đán

5. Thuyết minh về ngày Tết nguyên đán

Nước ta là một trong những nước nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa lịch sử lâu đời ấy. Đặc sắc nhất có lẽ phải kể tới các ngày Tết cổ truyền và lễ hội ở Việt Nam. Nhưng không có ngày nào quan trọng bằng ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Tết cổ truyền là một trong những lễ hội quan trọng nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền cũng tương tự như vậy. Ngày Tết cổ truyền gọi là Tết Nguyên đán hay tết âm lịch, và được coi là thời khắc quan trọng nhất của một năm.

Thời gian bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết Nguyên đán thường rơi vào khoảng cuối tháng Một đến giữa tháng Hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến Tết Nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thông thường thời gian được nghỉ là từ một tuần làm việc trở lên (đối với người đi làm) và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày.

Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm này thì mọi nhà thường sắm sửa rất nhiều đồ mới, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày Tết có lẽ là việc làm được chuẩn bị kỹ càng nhất ở mỗi địa phương, và ở mỗi nơi lại có những nét đặc sắc riêng. Điểm chung nhất không thể thiếu đó là gà, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngàyTết thịnh soạn và đặc sắc hơn.

Mâm cơm do các bà, các mẹ, các chị chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước ngày Tết. Tùy từng phong tục của mỗi nơi mà gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liêng nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00h đêm ngày 30 Tết (sang mùng 1) hoặc là vào đêm 30 trong mâm cơm sum họp gia đình. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1, 2, 3 Tết.

Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng.

Chưa hết, ngày Tết cổ truyền còn có một phong tục thăm hỏi người lớn tuổi, người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm mỗi khi Tết đến xuân về. Khi đó gia chủ hoặc người lớn sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi cùng những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, để thể hiện quan tâm, hy vọng có một cuộc sống đủ đầy và bình an cho mọi người.

Nhắc đến Tết, cũng không thể thiếu các hoạt động được tổ chức xung quanh ngày như các trò chơi dân gian, những phiên chợ Tết, phiên chợ hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây, cờ người. Chúng được tổ chức tại đình làng, nhà văn hóa nhằm khuấy động không khí ngày Tết thêm rộn ràng hơn.

Các phiên chợ Tết, chợ hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sắc xuân của ngày Tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hy vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người già đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Và đó là những hình ảnh không thể nào quên của ngày Tết.

Tết còn được coi là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam. Những người xa quê ngày Tết là cơ hội hiếm có để cùng ăn bữa cơm đoàn viên cùng gia đình. Cùng nhau dán vài ba câu đối đỏ ngoài cửa đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày Tết quê hương.

Không biết bạn thế nào nhưng tôi vẫn thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng, cùng hát hò quây quần bên bếp lửa nóng hổi. Những chiếc bánh chưng vuông vắn dưới bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị chắc chắn là hình ảnh khó quên nhất trong tuổi thơ của mỗi người. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí Tết ở mỗi nhà cũng rộn ràng hơn.

Vậy đó, ngày Tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt ta, là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân, hiếu kính với ông bà, cha mẹ.

6. Thuyết minh về phong tục ngày Tết - mẫu 1

Trong tất cả các ngày lễ Tết, Tết Nguyên đán được coi là ngày Tết quan trọng và đặc biệt nhất của người dân Việt Nam. Dù ngày Tết có bận rộn, có nhiều thứ để lo toan đến đâu thì người Việt cứ mỗi hàng năm đều mong Tết đến. Trải qua hàng ngàn năm, cuộc sống đã có bao điều biến đổi, những phong tục, tập quán cũng đổi thay quá nhiều nhưng phong tục đón Tết Nguyên đán truyền thống của người Việt vẫn được lưu giữ trọn vẹn nhất.

Sau khi tiễn ông Công, ông Táo về trời vào 23 tháng Chạp thì mọi nhà lại bắt tay vào chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho đến ngày 29 hoặc 30 tháng Chạp để chuẩn bị đón Tết tốt nhất. Ngày Tết đến còn được gọi là ngày sum họp, đoàn viên của mọi gia đình. Một năm mải miết làm ăn đã kết thúc, các thành viên mới có dịp quây quần, đoàn tụ bên nhau để tâm sự, sẻ chia những buồn vui trong suốt một năm qua.

Tết là để trở về, để sum họp, để đoàn viên. Suy nghĩ đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt, để ai dù có đi xa đến đâu, thì cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là cũng cố gắng trở về bên gia đình, để đón Tết cùng với ông bà, cha mẹ, người thân của mình. Trở về để cùng ăn với nhau bữa cơm đoàn tụ, để tỏ lòng thành kính tổ tiên, ông bà, để gìn giữ truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Ta vẫn thường nghe câu:

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”

Từ thời vua Hùng dựng nước đến nay, đã qua lịch sử hơn 4 ngàn năm dựng nước, cũng qua bốn ngàn năm dân tộc Việt lưu truyền tục gói bánh chưng vào dịp Tết. Sau này, miền đất phía Nam được mở rộng ra, người dân nơi đây lại có tục gói bánh Tét, nguyên liệu cũng không khác gì bánh chưng nhưng hình dáng thì dài hình trụ chứ không vuông giống bánh chưng.

Chiếc bánh chưng, bánh tét xanh được làm nên từ những vật phẩm thân quen của nền văn minh lúa nước như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, lá chuối, … Ở khắp mọi nhà, trên mọi miền quê của đất Việt, dù là giàu sang hay nghèo khó, thiếu thốn hay đủ đầy, đô thị hay nông thôn thì cứ đến Tết là phải có bánh chưng, bánh Tét trong nhà.

Bên nồi bánh chưng đỏ lửa, ông bà cha mẹ lại kể cho con cháu nghe về truyền thuyết Lang Liêu gói bánh chưng bánh giầy dâng vua Hùng, kể về truyền thống gia đình, về ân đức tổ tiên, qua đó mà giáo dục con cháu về đạo lý uống nước nhớ nguồn, về lễ hiếu và cách gìn giữ trân trọng truyền thống.

Gói bánh chưng cũng cần sự tỉ mỉ và khéo léo, làm sao để chiếc bánh chưng vuông vắn, chiếc bánh tét được tròn đầy, để dâng cúng tổ tiên được chiếc bánh đẹp nhất. Cùng với bánh cặp bánh chưng hay đôi đòn bánh tét, trên bàn thờ tiên tổ còn bày biện nào mâm ngũ quả (mỗi miền 5 loại quả khác nhau), nào bánh mứt, nào hoa tươi, rượu,… Tất cả tạo nên một Tết Việt rất đậm đà, rất riêng biệt, không hề giống với bất cứ một đất nước nào.

Tất nhiên vào năm mới thì ta không thể quên tục xông đất (hay xông nhà) vào ngày mùng 1 Tết. Theo quan niệm dân gian của người Việt, nếu ngày mồng Một mà mọi việc suôn sẻ, thuận lợi, may mắn thì cả năm cũng được tốt lành, thuận lợi. Chính vì thế người khách đến thăm nhà đầu tiên trong năm cũng rất quan trọng đối với gia chủ.

Gia đình thường để ý những người thân, họ hàng, bạn bè mình có ai có tuổi “tam hợp” để nhờ xông đất đầu năm. Chính vì thế mà người được nhờ xông đất cũng cảm thấy được vui vẻ, tự hào.

Khi tới xông nhà ta cũng không thể quên tục chúc Tết, mừng tuổi đầu năm. Ngày mồng Một Tết, các thành viên trong gia đình thường sum vầy, tụ họp đầy đủ tại nhà ông bà, cha mẹ để làm lễ cúng lạy tổ tiên, mừng tuổi người lớn và trẻ con. Cùng chúc nhau những điều may mắn, tốt lành nhất sẽ đến trong năm mới, chúc cho ông bà, cha mẹ mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi, như cây cao bóng cả tỏa bóng mát che chở cho con cháu. Người lớn thì mừng tuổi cho trẻ em những phong bao lì xì đỏ tươi cùng những lời chúc để ngoan ngoãn, hay ăn chóng lớn…

Việc xuất hành, du xuân đầu năm cũng vô cùng quan trọng. Người ta quan niệm rằng hướng đi đầu tiên trong năm cũng rất quan trọng, hướng đi này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của người đó trong cả năm sắp tới. Có người còn nhờ vào sách vở, học theo kinh nghiệm dân gian rồi xem lịch để chọn ra hướng xuất hành cho mình để năm mới mọi việc được may mắn, thuận lợi nhất.

Tục đi lễ chùa để cầu bình an, cầu tài, cầu lộc, cầu may mắn cho một năm mới là phong tục không thể thiếu vào dịp Tết cổ truyền. Có người chọn sáng mùng 1 Tết vừa xuất hành vừa đi lễ chùa khấn cầu những điều may mắn cho gia đình, cầu mong một năm mới bình yên, sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt.

Ngày nay, những chuyến du xuân xa nhà càng phổ biến hơn, có nhiều gia đình lựa chọn các chuyến du lịch trong và ngoài nước để bù vào khoảng thời gian bận rộn trong năm cũ.

Dù có bao lâu đi chăng nữa, Tết Việt vẫn giữ được hồn riêng, vẫn là ngày lễ quan trọng nhất, ấm áp nhất, đủ đầy nhất của cả dân tộc. Mỗi mùa xuân về, mỗi dịp Tết đến là mỗi lần truyền thống được khơi dậy, tôn vinh và lan tỏa tới tất cả mọi thế hệ cũng là dịp tuyệt vời nhất để ngày Tết cổ truyền được lưu truyền cho tới mãi mai sau.

7. Thuyết minh về phong tục ngày Tết - mẫu 2

Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày Tết cổ truyền.

Ngày Tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là Tết Nguyên đán hay tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết Nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến Tết Nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày.

Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu và tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho Tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày Tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày Tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày Tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liêng nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1, 2, 3 Tết.

Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng.

Chưa hết, ngày Tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.

Nhắc đến Tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày Tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ Tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây. Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày Tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ Tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng của ngày Tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hy vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người già đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày Tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày Tết.

Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày Tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày Tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày Tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.

Ngày Tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày tết là điều mà không ai có thể quên được.

8. Thuyết minh về ngày Tết quê em

Cứ mỗi mùa xuân về, bao trái tim con người lại háo hức đón chờ. Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt.

Nó không chỉ là ngày chào mừng năm mới mà còn là dịp để con người sum họp. Vì vậy không chỉ Việt Nam mới có ngày Tết mà nó còn được phổ biến rộng rãi ở một số nước thuộc châu Á.

Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Vì Trung Quốc và một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc dùng lịch pháp theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên đán muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Tết Nguyên đán chia làm ba giai đoạn. Đầu tiên là thời gian giáp Tết, thường từ 23 tháng Chạp (ngày ông câu ông Táo). Gần đến Tết, mọi đơn vị đều được nghỉ làm, học sinh được nghỉ từ 27-28 âm lịch. Tiếp theo là ngày 30 hay còn gọi là Tất Niên. Ngày này mọi người tảo mộ ông bà hay những người thân trong gia đình đã khuất. Quan trọng nhất, vào tối 30, mọi người đều chuẩn bị đón giao thừa-thời khắc đặc biệt chuyển từ năm cũ sang năm mới-đón một khởi đầu mới. Từ xưa, phong tục của người dân Việt là đêm Tất Niên phải ở nhà làm mâm cơm cúng trời đất, ông bà tổ tiên và có tục lệ xông đất-tức người đầu tiên bước vào nhà sau 12 giờ đêm sẽ là người mang lại may mắn hay xui xẻo cho năm sau. Nhưng ngày nay, tục lệ đó đã phần nào bị lu mờ. Mọi người thường ra ngoài đón giao thừa: ở công viên hay nơi công cộng có thể ngắm pháo hoa rõ nhất. Quan niệm người xông đất cũng đã không còn nguyên vẹn. Theo tục xưa người xông đất phải là người không ở trong gia đình nhưng ngày nay khi người ta đi chơi đêm tất niên về đều tự coi là xông đất cho nhà mình. Ngày mùng 1 là ngày đầu tiên của năm mới, là ngày bắt đầu dịp lễ cổ truyền long trọng nhất của người Việt. Đây là dịp hội hè, vui chơi và là thời điểm cho những người tha hương tìm về với quê hương, gia đình, tưởng nhớ tổ tiên. Tết đến, mọi người kiêng kị nóng giận, cãi cọ, quét nhà sợ mang lại điềm gở, mất tài mất lộc vào năm mới. Đây là dịp để mọi người tha thứ, hàn gắn, chuộc lỗi cho những điều không may đã xảy ra vào năm cũ

Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau.

Phong tục của ngày tết cổ truyền ở Việt Nam vô cùng phong phú. Nào là chúc Tết, lì xì, bày mâm ngũ quả, trồng cây nêu, gói bánh chưng, treo câu đố,….Tất cả tạo thành nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt.

Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ.

Bản thân chữ "câu đối đỏ" cũng xuất hiện trong câu đối Tết sau:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi. Câu đối là một trong những thể loại của Văn học Trung Quốc và Việt Nam

Câu đối có nguồn gốc từ người Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi câu đối là đối liên nhưng tên gọi xưa của nó là đào phù.

Câu đối được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán, người Trung Quốc quan niệm: "nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa".

Đối liên có lịch sử ra đời cách đây khoảng 3000 năm, nhưng theo Tống sử Thục thế gia, câu đối đầu tiên được ghi lại do chính chúa nhà Hậu Thục (934-965) là Mạnh Sưởng viết trên tấm gỗ đào vào năm 959.

Khi viết câu đối, nếu chọn được câu chữ tuân theo nguyên tắc sau thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân.

Ngày Tết thiếu câu đối Tết là chưa đủ Tết. Trong nhà dù tranh hoàng thế nào mà thiếu câu đối đỏ, Tết vẫn phảng phất thiếu một cái gì đó thiêng liêng. Câu đối xưa được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm bởi những người có học hành, chữ nghĩa giỏi mà dân gian gọi là Ông Đồ nhưng ngày nay thì câu đối tết còn được viết bằng chữ quốc ngữ với những nội dung phong phú và rất đẹp. Làm câu đối, thách họa đối, chơi câu đối,…vốn là hình thức sinh hoạt độc đáo và tao nhã của người Việt Nam. Nó thể hiện trí thông minh sắc sảo, cách sử sự linh động và cao thượng, thế giới quan lành mạnh cũng như những mong ước tốt đẹp trong cuộc sống thường ngày.

Tết đến, câu đối lại càng khó có thể thiếu trong niềm vui đón chào năm mới của mỗi gia đình.

Ngày xưa, câu đối thường treo lên cột, khắc trên khung mái, hoặc viết lên cổng, cửa, tường nhà, đền miếu, đình chùa. Đặc biệt, hai hàng cột gỗ hai bên bàn thờ phải treo câu đối, còn phía trên bàn thờ là hoành phi, cuốn thư. Tất cả làm cho không gian thờ cúng trở nên cân bằng vuông vắn như có khuôn phép, tạo cảm giác hài hòa, trang trọng và linh thiêng.

Câu đối được làm từ nhiều chất liệu: có loại sơn son thiếp vàng để dùng lâu dài, có loại làm bằng giấy bồi (gọi là liễn) hoặc cắt bằng giấy màu, viết bằng mực nho… để dễ thay đổi theo từng năm, từng mùa cho mới, cho hợp hoàn cảnh. Ngày thường, câu đối chỉ treo trên bàn thờ. Ngày tết thì treo ở nhiều nơi, thậm chí những người ham mê và muốn giữ tục lệ cũ còn chơi câu đối giấy, dán suốt từ ngoài cổng vào trong nhà! Câu đối có thể mua sẵn hoặc nhờ, thuê người viết, nhưng hay nhất vẫn là do tự chủ nhân làm ra.

Mỗi câu đối gồm hai vế có số chữ bằng nhau, ý nghĩa và luật bằng trắc đối chọi hoặc tương hợp nhau. Câu đối thể hiện những cảm nhận sâu sắc về thiên nhiên và cuộc sống trần thế, về năm mới và mùa xuân, đề cao đạo lý cùng những quan niệm đẹp, cầu mong mọi việc tốt lành… Mơ ước năm mới vui vẻ, hạnh phúc, làm ăn phát đạt và có nhiều bạn bè

Dịp tết, thường phải có câu đối đỏ. Màu đỏ vốn được coi là màu rực rỡ nhất và theo quan niệm dân gian, là biểu tượng của sức sống mãnh liệt (máu, lửa). Nó vừa nổi trội vừa hài hòa với màu xanh của bánh chưng, màu vàng của hoa mai… làm tươi sáng thêm không khí tết, tạo cảm giác ấm áp trong mùa xuân mới.

Từ xa xưa, Tết Nguyên đán đã trở thành một bộ phận hợp thành nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt Nam. Nó là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Nó được thể hiện trên nhiều phương diện, như: chúc tuổi, lì xì,….và đặc biệt qua phong tục dán câu đối Tết. Đó là nét văn hóa cần được duy trì và phát triển.

9. Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền - mẫu 1

Nhắc đến Việt Nam, người ta thường nhắc đến những nét đẹp của một đất nước với bề dày văn hóa lịch sử. Trong đó có ẩm thực, hội họa và đặc biệt là nét đẹp về văn hóa lễ, hội. Những nét đẹp đó không chỉ mang truyền thống văn hóa mà còn là cả một bầu trời ý nghĩa tâm linh của người Việt. Một trong những nét đẹp đó phải kể đến là Tết cổ truyền (hay là Tết Nguyên đán).

Tết cổ truyền là ngày lễ lớn nhất trong năm, mang ý nghĩa quan trọng. Nếu chúng ta từng biết đến một lễ Giáng sinh an lành và ý nghĩa đối với phương Tây (theo đạo Thiên chúa giáo) thì Tết Nguyên đán cũng được coi là một lễ “Giáng sinh” của người Việt Nam vậy. Với những tên gọi khác nhau như Tết cổ truyền, Tết Nguyên đán, Tết âm lịch, đều thể hiện ngày đặc biệt quan trọng trong năm. Thường thì Tết âm lịch sẽ rơi vào giữa tháng hai dương lịch, hoặc sớm hơn là và giữa tháng một. Các ngày lễ chính của Tết là ngày mùng 1,2,3. Nhưng để chuẩn bị cho những ngày trọng đại này thì thường từ 23 tháng chạp.

Để đón một cái Tết lớn trong năm, mọi người đều rất bận rộn chuẩn bị thật kĩ lưỡng và tất bật. Từ những ngày cuối tháng chạp (tức là tháng 12), mọi công tác chuẩn bị đều đã được bắt đầu. Trước tiên là ngày 23 tháng chạp âm lịch. Đây được coi là ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời. Các sự tích kể lại rằng cứ vào ngày này hàng năm, thì các vị thần sẽ về chầu trời để báo cáo tình hình của dân chúng trong năm vừa qua. Vì vậy, đồ cúng gồm có mâm cơm chu toàn, tờ tiền, quần áo cho các vị thần và một con cá chép. Mâm cơm cúng không cần chuẩn bị quá cầu kì. Quần áo chuẩn bị gồm có mũ, áo, giày hài, có thể mua cả bộ người ta bán sẵn với các màu sắc khác nhau như vàng, đỏ, xanh…Cá chép được coi là “phương tiện” để các Táo lên chầu trời. Chọn cá không cần quá to nhưng phải khỏe, được đặt vào một bát nước, sau khi cúng xong thì phóng thích đi.

Đến ngày 30 tháng chạp âm lịch, đây là ngày cuối cùng của một năm, mọi người cũng chuẩn bị mâm cơm cúng nhà và được gọi là mâm cơm “tất niên”. Chuẩn bị cho mâm cơm này thì khá là cầu kì, thường là có đủ món canh, rau xào và thịt. Đặc biệt là không thể thiếu thịt gà. Gà làm sẵn và luộc ráo nước để cả con chuẩn bị cúng vào thời khắc quan trọng nhất trong năm đó là thời khắc sang canh. Một trong những công tác chuẩn bị quan trọng nhất cho ngày Tết cổ truyền đó chính là mâm ngũ quả. Đúng như cái tên gọi của nó, thường có năm quả đại diện cho những điều may mắn, tốt đẹp nhất trong năm. Tùy vào các vùng miền mà năm loại quả này được chọn khác nhau.

Bước sang thời khắc quan trọng nhất đó chính là ba ngày Tết. Mùng 1, mùng 2 và mùng 3 là những ngày đầu năm mới. Mọi người sẽ cùng nhau đi thăm hỏi và chúc Tết gia đình, người thân và bạn bè. Họ dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, ý nghĩa nhất. Một trong những điều thú vị nhất đó chính là tục lì xì đầu năm. Thường là người lớn sẽ lì xì (mừng tuổi) cho trẻ nhỏ với ý nghĩa mong mọi điều tốt lành sẽ đến với chúng. Hết ba ngày tết, mọi người lại quay về cuộc sống thường ngày với những tất bật, bộn bề.

Ngày Tết cổ truyền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người dân Việt Nam. Không chỉ là ngày đầu tiên trong năm mà còn mang ý nghĩa truyền thống văn hóa của người dân. Đó là phong tục, tập quán của Việt Nam. Ngày quan trọng với ý nghĩa tâm linh, mong mọi điều tốt lành, hạnh phúc sẽ đến với mọi nhà. Tết còn là nơi gia đình đoàn tụ, sum vầy, là nơi yêu thương trở về. Tết mang ý nghĩa giúp cho con người ta xích lại gần nhau hơn, thêm yêu thương và gắn bó.

Mỗi người dân đất Việt không ai là không yêu và mong chờ Tết. Với những ý nghĩa quan trọng, to lớn, Tết cổ truyền mãi là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Nó sẽ mãi được lưu truyền và gìn giữ cho đến mãi sau.

10. Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền - mẫu 2

Trong một năm có rất nhiều sự kiện quan trọng diễn ra. Tuy nhiên, cứ đến tháng 12 âm lịch, khi tận tay xé những tờ lịch cuối cùng để thấy một năm sắp sửa qua đi, lòng người lại hồi hộp, xao xuyến vì một năm mới đang đến gần. Dù có đi đâu về đâu, mỗi người dân Việt Nam đều không thể quên được ngày Tết cổ truyền của dân tộc - ngày hội non sông, ngày hội gia đình.

Chữ Tết có nhiều cách gọi khác nhau như: Tết, Tết cổ truyền, Tết Nguyên đán,... những người Việt chúng ta thì thường hay gọi là “Tết Nguyên đán”. “Nguyên” và “đán” là hai chữ Hán mang ý nghĩa là đổi sang một buổi sáng hay một năm mới.

Đối với người Việt Nam, ngày Tết thường diễn ra vào ba ngày chính, nhưng trước đó một tuần, người dân đã rậm rịch sắm Tết. Những người đàn ông trong gia đình sẽ sơn sửa, trang trí lại nhà cửa để chào đón năm mới. Còn những người phụ nữ thì lo việc tổ chức mua bán những đồ dùng, thực phẩm cần thiết cho mấy ngày Tết. Loài hoa đặc trưng mà người miền Bắc chơi Tết là hoa đào, còn người miền Nam lại chuộng hoa mai. Mâm ngũ quả cũng là một món đồ trang trí không thể thiếu của người Việt. Đây cũng là điểm khác biệt của hai miền Nam, Bắc. Bởi vì, đặc trưng mâm ngũ quả của người Bắc là bưởi, chuối, hồng, quýt và ớt. Còn miền Nam lại là những quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Những ngày này, đi đến đâu chúng ta cũng có thể thấy được không khí rộn ràng, tất bật rất đặc trưng. Trẻ con thì háo hức vì được nghỉ học, được đi chơi, mua sắm quần áo mới.

Những ngày Tết cổ truyền của người Việt thường diễn ra với rất nhiều phong tục đã được lưu truyền. Sáng 23 Tết, mọi người thường đi chọn mua những con cá chép to, đẹp để cúng, thả với quan niệm là tiễn Ông Táo về chầu trời. Trong căn bếp của mỗi gia đình cũng không thể thiếu được một mâm cỗ với đầy đủ các món để cúng tổ tiên. Còn đêm 30, người dân thường đi ra ngoài và hái những cành lộc non mang về nhà với mong muốn một năm mới thật nhiều may mắn, tài lộc. Người dân Việt còn có phong tục xông nhà vào đêm giao thừa. Người xông nhà phải là người hợp tuổi với chủ nhà thì gia đình mới may mắn, làm ăn phát đạt. Do đó, chủ nhà sẽ phải chọn người xông nhà thật kĩ để tránh xui xẻo.

Sáng mùng một Tết, người dân có tục con cháu đi chúc Tết ông bà, cha mẹ. Trẻ con rất háo hức khi nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm có một chút tiền mừng tuổi bên trong với lời chúc may mắn, học giỏi, ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ. Trong những ngày đầu năm mới này, người dân cũng có tục đi lễ chùa để cầu may, một số người còn tranh thủ mua muối vì các cụ có câu: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Với đối tượng học sinh, sinh viên, vào năm mới thường có tục lỗ “khai bút đầu xuân” với ước nguyện một năm mới học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt.

Ngày Tết của dân tộc Việt có rất nhiều ý nghĩa đặc biệt. Tết là lúc mọi nhà sum họp, quây quần bên nhau. Đó cũng là lúc mọi người cùng nhìn lại một năm cũ đã qua và ước nguyện cho một năm mới sắp tới. Tết giúp cho con người gần gũi, xích lại gần nhau hơn, tha thứ, bỏ qua cho nhau mọi lỗi lầm. Bởi thế, ai mà không nhớ Tết, không mong đến Tết?

Mỗi một dân tộc, một quốc gia đều có những phong tục, tập quán riêng. Tết Nguyên đán của người Việt Nam là một sự kiện đặc biệt mang nét văn hóa đặc sắc đã được lưu truyền qua bao thế kỉ. Mặc dù trải qua thời gian với bao biến động của lịch sử, các phong tục đã ít nhiều bị mai một và pha trộn nhưng đã là người Việt thì dù ở đâu, đi đâu, trái tim vẫn luôn hướng về cội nguồn dân tộc mình.

11. Giới thiệu về ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Đất nước Việt Nam ta tự hào là mảnh đất nghìn năm văn hiến, nền văn hóa đậm chất tín ngưỡng phương Đông với nhiều phong tục tập quán trong mọi mặt đời sống. Phong tục của nước ta vô cùng đa dạng và phong phú, trở thành truyền thống lâu đời hàng ngàn năm nay và dường như đã trở thành luật tục ăn sâu vào nếp sống của con người, đặc biệt là những phong tục cổ truyền ngày Tết.

Một trong những dịp lễ quan trọng bậc nhất trong năm của người Việt chính là Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết ta, Tết cổ truyền. Tết Việt Nam cũng giống như các nước Đông Á, tính vào khoảng thời gian đầu năm âm lịch, ngày đầu tiên của một năm theo lịch âm được gọi là mùng một Tết. Gắn liền với dịp lễ Tết là sự xuất hiện của những phong tục, phong tục cổ truyền ngày Tết bao gồm toàn bộ những hoạt động sống của con người đã được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử, mang tính ổn định thành nề nếp và được cộng đồng tiếp thu, thừa nhận, ông cha ta đã truyền bá từ đời này sang đời khác và thế hệ con cháu vẫn tiếp tục gìn giữ phát huy. Trong dịp Tết, có rất nhiều phong tục được diễn ra theo từng thời điểm khác nhau và ý nghĩa khác nhau. Trước hết đó là những phong tục cho thời điểm tất niên (cuối năm), phong tục cúng ông Công - ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, khi ấy mọi người sẽ dọn dẹp bếp của nhà mình và mua cá chép vàng đem thả để tiễn ông Công ông Táo về trời sau một năm. Bên cạnh đó còn có hoạt động gói bánh chưng, bánh tét, nhà nào cũng phải có nồi bánh chưng mới gọi là có không khí Tết, mọi người thường gói vào ngày gần Tết 28 - 30 tháng Chạp. Trên bàn thờ tổ tiên là một mâm ngũ quả được bày biện đẹp mắt đầy đủ, và thêm vào đó là mâm cơm cúng hết năm hay còn gọi là làm cơm tất niên, như là một bữa cơm chào tạm biệt một năm cũ. Năm mới là mọi thứ phải mới mẻ, tươi sáng vì vậy trước Tết sẽ có phong phục lau dọn nhà cửa, dù người ta có bận đến mấy ngày cuối năm cũng phải dọn nhà cho sạch sẽ để đón năm mới được bình an, may mắn hơn. Thời khắc giao thừa cũng có phong tục cúng giao thừa, thường mọi người sẽ bày một chiếc bàn nhỏ ra ngoài cửa hoặc ngoài sân với lọ hoa, đĩa quả và nén hương để cầu nguyện những ước muốn trong năm mới. Thời điểm tân niên (đầu năm) còn có nhiều phong tục đặc biệt như xông đất, chúc tết, mừng tuổi, lễ chùa đầu năm. Việc chọn người xông đất là người đầu tiên bước vào cửa nhà bạn trong ngày đầu năm thường là người nhanh nhẹn, xởi lởi để năm mới được an yên, vui vẻ. Những lời chúc Tết thường là chúc nhau sức khỏe, tài lộc, bình an và hạnh phúc, những tờ tiền mới đựng trong bao lì xì đỏ để mừng tuổi cho con cháu, thêm một tuổi mới chăm ngoan học giỏi. Phong tục treo những câu đối đỏ trong nhà tượng trưng cho mong ước may mắn, phúc lộc và an khang. Việc duy trì những phong tục cổ truyền ngày Tết nói trên của người Việt không chỉ đơn giản theo thói quen, theo phong trào cộng đồng mà đó đã trở thành truyền thống văn hóa Việt, là ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa để không bị mai một đi.

Theo thời gian và sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, những phong tục của người Việt nói chung và phong tục ngày Tết nói riêng đã không ngừng biến đổi theo hoàn cảnh xã hội, có nhiều phong tục đã mất đi nhưng vẫn còn những phong tục đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu và không thể mất đi của người Việt Nam.

12. Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết

Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của Việt Nam, mỗi dịp xuân về nhà nhà ai cũng đều náo nức chuẩn bị đón chào năm mới. Bên cạnh bánh chưng, bánh giầy, kẹo, bánh mứt tết hay hoa đào, hoa mai thì không thể thiếu được trên bàn thờ tổ tiên mâm ngũ quả ngày tết.

Mâm ngũ quả không chỉ tạo nên những hình thù đẹp mắt trưng bày trên bàn thờ mà nó còn mang nhiều ý nghĩa văn hoá, tín ngưỡng đẹp đẽ. Khi mùa xuân đến, cây cối cũng đâm chồi nảy lộc, hoa quả càng nở rộ. Những loài hoa, loại quả đều từ công bàn tay chăm sóc của người nông dân và kết tinh từ những tinh hoa mà đất trời và thiên nhiên ban tặng. Những thức quả đều đẹp, đều quý, con cháu dâng lên ông bà như bày tỏ niềm thành kính đến ông cha, tổ tiên mình cũng là dâng lên đất trời nhưng hương hoa tinh túy nhất để cầu bình an, phúc lành cho năm mới. Đó là một nét đẹp nhân văn trong ngày tết truyền thống được lưu giữ qua bao đời, ngày nay vẫn tiếp tục được trân trọng và phát huy.

Vì sao người ta thường gọi đó là ” mâm ngũ quả ”? ”Ngũ” có nghĩa là năm, quả là cây trái, ”quả” cũng tượng trưng cho thành quả lao động của người dân sau bao khó khăn vất vả được hưởng trái ngọt, quả lành. Theo thuyết ngũ hành, năm loại quả còn có ý nghĩa tượng trưng cho năm yếu tố tạo nên vạn vật là kim, mộc, thủy, hoả, thổ. Ngoài ra, ”ngũ quả” còn bộc lộ mong ước của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn trong nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc bản địa đó là phúc, quý, thọ, khang, ninh. Song, dù bất kể ý nghĩa nào nó vẫn mang giá trị cao đẹp trong văn hóa truyền thống ngày tết của dân tộc bản địa .Mâm ngũ quả thường được bày chính giữa bàn thờ cúng ở mâm cao nhất. Trên một đĩa sành lớn hoặc trên những cái mâm bằng đồng sáng bóng. Tùy vào ý niệm cũng như tục lệ của từng địa phương mà người dân chọn những loại quả khác nhau để tạo nên mâm ngũ quả. Ví dụ như ở miền Nam người ta chọn thờ dừa, xoài, đu đủ, sung, mãng cầu với mong ước bình dị ” cầu vừa đủ sung túc “, thì ở miền Bắc thường chọn bưởi, quýt, chuối, hồng đào với tham vọng ấm cúng, đủ đầy. Ở miền Trung, mâm ngũ quả thường có chuối, ổi, nho, xoài, quýt … Ngoài ra, cũng tùy sở trường thích nghi và điều kiện kèm theo của từng mái ấm gia đình mà hoàn toàn có thể lựa chọn, bày nhiều loại quả hơn. Tuy hình thức khác nhau tuy nhiên chúng đều mang tấm lòng thành của con cháu gửi đến đất trời, tổ tiên mong cầu đời sống yên lành, một năm mới thuận buồm xuôi gió, suôn sẻ, thành công mỹ mãn. Trong mâm ngũ quả, gia chủ thường chọn những nải chuối to, đẹp, đều đặt làm TT, những nải chuối to như những đôi bàn tay lớn nâng đỡ những loại quả khác, chúng được phối hợp rất đẹp mặt về sắc tố và mẫu mã, thường sẽ chọn mỗi loại một mẫu mã, một sắc tố. Đặt mâm ngũ quả hình chóp mang ý nghĩa sự thịnh vượng và tăng trưởng, với tới những đỉnh điểm mới của thành tựu và vinh quang. Trước khi thực thi bày biện mâm ngũ quả, gia chủ rất chú trọng đến việc lựa chọn từng loại quả. Các cây trái phải căng, mịn và thường ngắt cùng với cuống tạo nên nét thanh nhã và lịch sự và trang nhã. Quả chọn không được quá chín hoặc quá non thì mới đẹp. Bên cạnh mâm ngũ quả trên bàn thờ cúng là những lễ vật khác được xếp đặt ngay ngắn. Đó là những bánh chưng, những trà, mứt, rượu và hoa cúc vàng được cắm thích mắt và tinh xảo. Dù gia chủ giàu hay nghèo, dù nông thôn hay thành thị thì ngày tết trên bàn thờ cúng tổ tiên vẫn luôn đủ đầy, ấm cúng .

Mâm ngũ quả ngày tết là nét đẹp hồn hậu trong văn hóa dân tộc. Dù cho bây giờ hay mãi mãi về sau thì con cháu vẫn không thể nào quên được truyền thống làm mâm ngũ quả khi xuân về dâng lên bàn thờ tổ.

13. Thuyết minh về ngày Tết ngắn gọn

Việt Nam đất nước chúng ta có truyền thống lịch sử lâu đời và nền văn hóa đã ăn sâu trong tiềm thức sinh hoạt của mỗi người. Có những lễ hội, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp đã trở thành nếp sống ăn sâu vào từng ngõ ngách đời sống suốt 4000 năm lịch sử cho đến nay. Trong đó, Tết Nguyên Đán là ngày Tết cổ truyền lớn nhất của dân tộc, ngày lễ mà những nét văn hóa tốt đẹp luôn được biểu hiện một cách trọn vẹn nhất.

Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác là Tết Âm lịch, Tết cổ truyền, Tết ta, là dịp lễ quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam nói riêng hay văn hóa Đông Á nói chung. Lịch sử Việt Nam thuộc văn minh nông nghiệp lúc nước, do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã phân thời gian trong năm thành 24 tiết khác nhau. Tết Nguyên Đán hay Tiết Nguyên Đán kết thúc sẽ là khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng mới.

Trong quan niệm của người Việt Nam từ xưa đến nay, mọi thứ chuẩn bị cho Tết phải thật tươm tất. Chính vì vậy, trước Tết Nguyên Đán từ 2-3 tuần, các gia đình đã chuẩn bị sắm sửa cho ngày Tết. Mọi nhà đều dọn dẹp từ trong ra ngoài, trang trí nhà cửa, mua thức ăn, hoa quả, sắm mâm lễ ngũ quả, mua đào, quất, mai (loại cây tượng trưng cho ngày Tết)... thật chu đáo. Đặc biệt với mâm ngũ quả, dù công việc có bận rộn đến đâu hay có ở bất cứ phương nào, mỗi nhà đều tự chuẩn bị cho mình một mâm quả dâng lên tổ tiên. Mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa bao trùm là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính với tổ tiên. Ngoài ra tùy ở những gốc độ khác nhau, mâm ngũ quả còn có các ý nghĩa khác nhau. Mâm ngũ quả là mâm gồm 5 loại trái cây khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng. Con số 5 thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phú, quý, thọ, khang, ninh. 5 màu sắc cũng thể hiện ý nghĩa nguồn của cải 5 phương đưa về kính lên tổ tiên.

Quan trọng nhất ngày Tết chắc chắn là ngày tất niên, có thể là ngày 30 (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày người người nhà nhà sum họp, quây quần với nhau bên mâm cơm tối tất niên. Từ sáng ngày tất niên, người ta đã làm cỗ cúng gia tiên, mời ông bà tổ tiên về hưởng lễ vật và ăn Tết cùng con cháu. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày, (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà.

Ba ngày đầu năm được coi là ba ngày hạn của Tết. Mọi người tin rằng những gì họ làm trong những ngày đầu năm sẽ ảnh hưởng đến năm mới của họ và người thân. “Ngày mồng Một tháng Giêng” là ngày Tân niên đầu tiên và được coi là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Không kể những người tốt số, hợp tuổi được mời đi xông đất, vào sáng sớm ngày này, người Việt thường không ra khỏi nhà từ sáng sớm, họ sẽ chờ người xông đất đến để xông nhà, bày cỗ cúng, ăn tiệc và chúc tụng nhau trong nội bộ gia đình. Có một số gia đình không sống cùng bố mẹ, ông bà, họ sẽ đi chúc tết bố mẹ, ông bà theo phong tục "mồng Một tết cha". Sau đó, một số gia đình sẽ đến ngôi chùa gần nhất để thắp hương, khẩn cầu trời phật phù hộ cho bản thân và gia đình có một năm thuận lợi, công việc hanh thông, sức khỏe dồi dào.

“Ngày mồng Hai tháng Giêng” là ngày có những hoạt động cúng lễ tại gia vào sáng sớm. Sau đó, người ta chúc tết các bà mẹ theo tục Mồng Hai Tết mẹ. Riêng đàn ông chuẩn bị lập gia đình còn phải đến nhà cha mẹ vợ tương lai (nhạc gia) để chúc Tết theo tục Đi sêu. “Ngày mồng Ba tháng Giêng” là ngày sau khi cúng cơm tại gia theo lệ cúng ít nhất đủ ba ngày Tết, các học trò thường đến chúc Tết thầy dạy học theo tục Mồng Ba Tết thầy. Trong những ngày này người ta thường đi thăm viếng, hỏi thăm nhau những điều đã làm trong năm cũ và những điều sẽ làm trong năm mới.

Ẩm thực ngày Tết vô cùng đa dạng. Mâm cỗ ngày Tết phổ biến là từ 8 đến 10 món khác nhau. Cha ông ta quan niệm: ăn là để thưởng thức, bởi vậy nên dù nhiều món nhưng mỗi món chỉ bày vào một bát hay đĩa nhỏ. Cùng với một chút công phu trong cách trình bày, mâm cỗ Tết sẽ vừa đa dạng, hài hòa, lại đẹp mắt. Trong những món ăn trên mâm cỗ, làm sao có thể thiếu bánh chưng và bánh dày? Thứ bánh độc nhất là đặc biệt nhất của Việt Nam! Sự tích về thức bánh cao quí này có lẽ ai cũng đã thuộc lòng. Bánh chưng và bánh dày do Lang Liêu – con Vùa Hùng làm thành, truyện được ghi trong Lĩnh Nam Chích Quái (thế kỷ XV). Câu nói: “Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh và ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình đất và trời rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ” cũng đã nói lên ý nghĩa tốt đẹp của hai loại bánh này.

Nhắc đến Tết làm sao có thể quên tục lệ thăm viếng và mừng tuổi? Thăm viếng họ hàng là để gắn kết tình cảm gia đình họ hàng. Lời chúc tết thường là sức khỏe, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công… Những chuyến thăm hỏi này giúp gắn kết mọi người với nhau, xóa hết những khúc mắc của năm cũ, vui vẻ đón chào năm mới. Đến thăm những người bạn bè, đồng nghiệp và những người thân thiết với mình để chúc họ những câu tốt lành, giúp tình cảm bạn bè gần gũi hơn. Người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay “hồng bao”, gọi là “lì xì” với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn.

Tết là ngày xum vầy, đoàn tụ của gia đình bao gồm con cháu, cha mẹ, họ hàng, làng xóm; Bao gồm những người đang sống và những người đã khuất, đó là sợi dây vô hình xuyên suốt trong tâm thức người Việt Nam, gắng kết giữa các thế hệ, gắng kết tình cảm gia đình, gắn kết tình làng nghĩa xóm. Mang rất nhiều ý nghĩa, giá trị nhân văn chỉ có thể cảm nhận từ tâm thức của mỗi chúng ta.

14. Nghị luận về ngày Tết cổ truyền

Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên Đán Việt Nam có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân. Tết Nguyên Đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh…

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền) diễn ra từ mùng 1 tháng giêng cho đến hết ngày rằm nguyên tiêu. Chữ “tết” là cách đọc lệch chữ “tiết” mà ra. Nguyên Đán nghĩa là khởi đầu buổi sớm. Như vậy, Tết Nguyên Đán có nghĩa là tiết khởi đầu của một năm. Trong khoảnh khắc giao hòa giữa năm cũ và năm mới, con người tiến hành các hoạt động chào mừng, vui chơi, thăm hỏi vừa tổng kết, tiễn đưa một năm đi qua và chào đón năm mới với niềm vui và hi vọng mới.

Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ “tạo thiên lập địa” như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tết khác nhau.

Đến đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Mỗi thời đại đều có quy định khác nhau về ngày Tết Nguyên Đán nhưng nhìn chung cách thức tín ngưỡng không có gì khác nhau. Trong những ngày này, người ta thường tưng bừng tổ chức các lễ hội, cuộc vui, tổ chức ăn uống thật linh đình, ca hát rộn ràng, náo nhiệt. Ngày tết còn là dịp tiến hành nghi thức xuống đồng. Thường thì nhà vua sẽ tự mình xuống ruộng để nêu gương, cổ vũ tinh thần lao động sản xuất cho nhân dân với niềm tin một năm bộ thu, tất thắng.

Tết Nguyên Đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh. Mùa xuân là mùa của sự sống nảy nở. Lúc này cây cỏ, muôn vật đều tràn trề sức sống. Sự giao thoa giữa trời-đất-người trong mối ràng buộc bền chặt. Hòa quyện trong đó là thế giới thần linh gắn kết. Ngày tết là dịp để biểu thị sự tin tưởng và tôn vinh các thần linh đã phò trợ cho con người trong một năm qua.

Tết Nguyên Đán là ngày đoàn viên của mọi gia đình. Người Việt có quan niệm dù đi đâu về đâu cũng phải hướng về cội. Ngày tết là dịp để đoàn tụ, mối quan hệ họ hàng, làng xóm được mở rộng, gắn kết, ràng buộc lẫn nhau. Các giá trị đạo đức cũng được đề cao nhắc nhở. Ngày tết còn là ngày để tri ân, trả ơn trả nghĩa, ôn cố tri tân, có nghĩa có tình.

Tết là dịp để tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Trong những ngày này, bàn thờ tổ tiên được trang hoàng đẹp đẽ, tràn đầy mâm cỗ, lúc nào cũng nghi ngút khói hương. Sống ngày hôm nay, tri ân những người đã khuất, để lại thành quả cho cháu con. Đó cũng là nét đẹp trong văn hóa truyền thống các nước Á Đông. Tết là dịp để cháu con tỏ lòng hiếu thuận với cha mẹ. Trong những ngày này, con cháu thường chăm sọc, mua sắm, tặng quà cho cha mẹ, mong cha mẹ thêm nhiều sức khỏe mà hưởng phúc cùng cháu con.

Với tốc độ quốc tế hóa cao, sự giao lưu ồ ạt văn hóa Đông – Tây, cộng thêm sự phát triển và phổ biến của công nghệ thông tin, sự xuất hiện các trào lưu, tư tưởng trong thời đại mới làm cho vai trò và ý nghĩa của ngày tết cổ truyền dân tộc có phần mờ phai. Ngày nay, người ta không còn xem trọng ngày tết cổ truyền như trước đây nữa. Thậm chí, có ý kiến cho rằng ta nên bỏ đi và ăn tết như các nước phương Tây. Đây quả là một suy nghĩ lệch lạc, hết sức sai lầm. Nhưng qua đó để thấy rằng, việc không xem trọng ngày tết cổ truyền cùng tất cả các hoạt động và ý nghĩa của nó đã ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc mà cha ông ta đã dày công gây dựng trong mấy nghìn năm qua.

Giới trẻ ngày nay thường sính ngoại, đua đòi lối sống thực dụng phương Tây, chạy theo đời sống vật chất mang tính hưởng thụ cao nên không thích kiểu lễ nghi truyền thống nữa. Hiện thực đó đặt ra cho chúng ta một suy nghĩ là làm thế nào để gìn giữ được nét văn hóa tốt đẹp này trong tương lai khi mà giới trẻ Việt Nam đang có dấu hiệu sống thực dụng và xói mòn nhân cách, đạo đức hiện nay?

15. Bài viết về lễ hội ngày Tết

Ngày Tết cổ truyền hay Tết Nguyên Đán ở Việt Nam luôn là dịp đặc biệt và có ý nghĩa quan trọng, ăn sâu trong tiềm thức, nếp sống của mỗi người dân. Bài thuyết minh về lễ hội ngày Tết sẽ giúp các bạn có thể kỹ năng xử lý các bài viết dạng thuyết minh, đồng thời có thêm thông tin tham khảo để viết về lễ hội ngày Tết ở quê hương mình hay, hấp dẫn hơn.

Việt Nam được biết đến là một quốc gia đa dân tộc với năm mươi bốn dân tộc anh em cùng chung sống trên một lãnh thổ, đây cũng là yếu tố làm nên sự đa dạng trong văn hóa Việt. Chắc hẳn bạn đã từng nghe tên một vài lễ hội ở Việt Nam như: lễ hội giỗ tổ đền vua Hùng Vương mùng mười tháng ba, lễ hội chọi trâu,....Nhưng bạn sẽ chẳng thể quên được một ngày lễ lớn đối với dân tộc Việt chính là lễ hội ngày tết hay còn gọi là tết cổ truyền Việt Nam.

Để nói về lễ hội ngày tết trước tiên chúng ta cần tìm hiểu lễ hội là gì? Hiểu một cách ngắn gọn thì lễ hội là một sự kiện văn hóa mang tính cộng đồng và lễ hội ngày tết là lễ hội chào đón năm mới. Tết ở nước ta mỗi năm chỉ diễn ra một lần dựa theo lịch âm trong những ngày cuối năm cũ và đầu năm mới. Theo phong tục, vào những ngày này người người nhà nhà sẽ nô nức chuẩn bị tất bật mọi thứ cho sự sum họp dù là ở bất cứ nơi nào. tết là lễ hội truyền thống của người Việt mang đậm bản sắc văn hóa.

Mỗi dịp tết đến xuân về, ta lại thấy nôn nao, những hoạt động trong những ngày giáp tết càng đông vui náo nhiệt hơn. Hầu hết mọi gia đình đều tụ họp quét dọn trong ngoài cho sạch sẽ, sửa sang và trang trí lại nhà cửa cho khang trang để mong cầu mọi thứ xui xẻo trong năm cũ qua đi, đón chào may mắn năm mới đến. Trên khắp các con đường đều được phủ hoa, trang trí thêm những công trình lấp lánh vừa xanh sạch lại vừa đẹp mắt, xe cộ những ngày này cũng trở nên tấp nập hơn bình thường, những phiên chợ bày bán nhiều mặt hàng hơn có nơi đông nghịch người là người, người mua, người bán.

Cứ mỗi lần tết về trẻ con lại nô nức chờ được cha mẹ sắm cho quần áo mới, giày dép mới rồi cả đồ chơi mới. Chợ họp vào dịp tết sẽ nhộn nhịp hơn ngày thường rất nhiều, nhất là các loại hoa tươi, trái cây và bánh mứt phục vụ ngày tết. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các chị, các mẹ vừa sáng tinh mơ đã khụm nụm hoa quả, bánh mứt từ chợ về, ai cũng mong chọn được hàng tươi về chưng dăm ba ngày tết. Đó là chưa kể những cành mai, cành đào rồi câu đối đỏ treo trong nhà ngày tết, những vật dụng trang trí cũng hút khách không kém.

Đó là những hoạt động cho những ngày cận tết, đến 23 âm lịch các hoạt động cho tết mới thực sự bắt đầu. Tương truyền rằng trong mỗi căn bếp tại gia sẽ có một vị thần gọi là Táo quân với nhiệm vụ trong coi bếp núc ghi lại toàn bộ những sự kiện diễn ra trong gia đình. Đến ngày 23 âm lịch hằng năm ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời tâu chuyện một năm vừa qua với Ngọc Hoàng. Vì thế vào ngày này, mọi người sẽ chen nhau mua cá chép về cho kịp giờ đưa ông Táo.

Sau lễ đưa ông Táo thì bếp nhà ai cũng đỏ lửa. Theo lệ ở miền Bắc, mọi người trong nhà sẽ quay quần gói bánh chưng chuẩn bị cho tết, rồi đi tìm vài nhánh đào chưng trong nhà xem như lộc đầu năm. Nếu hoa đào và bánh chưng được xem là biểu tượng cho tết ở miền Bắc, thì miền Nam lại có hoa mai vàng với nồi bánh tét. Sự khác biệt này làm nên nét đặc trưng cho cái tết cổ truyền Việt Nam. Song tết cổ truyền hay còn gọi là tết Nguyên Đán còn có các món ăn đặc trưng cầu kì hơn mọi ngày, mỗi nhà sẽ có một nồi thịt kho tàu với trứng, nhà ai khéo nấu lại có thêm nồi khổ qua nhồi thịt mong mọi khổ đau qua đi, ngoài ra còn có bánh mứt, dưa cà, nem chả,.... món nào cũng ngon cũng bắt mắt.

Đến ngày 30 âm lịch mỗi nhà sẽ bày một mâm cơm cúng rước ông bà về vui chơi ba ngày tết. Thông thường mâm cúng sẽ bao gồm một món canh, một món xào, một món nguội, kèm theo đó là dưa chua rau sống ăn kèm. Đây được coi là tục lệ có từ ngàn xưa mà ông bà ta truyền lại. Vào ngày này người ta thường ra vườn cắt một nhành mai (miền Nam) hoặc đào (miền Bắc) mang vào nhà chưng trên bàn thờ xem như hái lộc đầu năm. Khi đồng hồ vừa điểm không giờ đêm 30 âm lịch, cả nhà sẽ cùng quay quần bên nhau đón giao thừa, hát lên khúc xuân, đây là thời khắc ý nghĩa nhất trong năm, là sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Qua ngày 30 đến ngày mồng 1 tết, mọi người sẽ tranh thủ dậy thật sớm, chuẩn bị quần áo tươm tất chuẩn bị đi chúc tết. Có câu : “mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy.”, ngày mồng 1 đầu năm các gia đình sẽ về bên họ nội cũng vái tổ tiên thể hiện sự biết ơn, sau đó người nhỏ tuổi hơn sẽ phải chúc tết người lớn tuổi, con cái chúc tết ông bà cha mẹ và nhận lì xì đầu năm. Trong ngày mùng 1 sẽ có nhiều điều cấm kỵ như không được quét nhà vì người Việt Nghĩ rằng việc quét nhà sẽ cuốn đi may mắn trong năm mới.Ngày mồng 2 tết cũng tương tự như ngày mồng 1 nhưng đa phần các gia đình sẽ về lại họ ngoại cho vuông tròn hai bên. Đến ngày mồng 3 là ngày sum họp gia đình quay quần bên bánh mứt, mồng 3 cũng là dịp các anh chị học trò tri ân thầy cô giáo bằng cách đi chúc tết.

Để tết thêm vui, một số nơi còn đốt pháo đón hỷ thần vào nhà xua đuổi tà ma và những thứ không sạch sẽ, nơi khác sẽ tổ chức các trò chơi như: lô tô, cờ cá ngựa, chọi gà,... mỗi trò chơi đều vui nhộn thu hút nhiều người xem. Sau mồng 3, người ta thường cúng tất đưa ông bà bằng một mâm cơm đủ đầy, đó là cách người Việt kết thúc tết Nguyên Đán.

Lễ hội ngày tết nói chung và tết cổ truyền Việt Nam nói riêng đều mang những nét đặc sắc riêng song không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng cũng như những ý nghĩa nhân văn mà nó mang lại. Không biết mọi ngày như thế nào nhưng cứ vào dịp tết thì dù có xa xôi cách trở tới đâu người ta cũng muốn về nhà. Tết là dịp sum họp đoàn viên, là ngày mọi gia đình có chung niềm vui đoàn tụ ấm áp bù đắp cho một năm lao động vất vả cực nhọc bôn ba bên ngoài. Như vậy tết không chỉ là một lễ hội mà tết còn mang trong mình những ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Thời gian vẫn cứ trôi đi từng giờ từng phút, lịch sử không thể lặp lại nhưng tết thì vẫn tồn tại, đó không đơn thuần là lễ hội với người Việt ta, tết từ lâu đã ăn sâu vào lối sống vào tâm hồn Việt. Sẽ như thế nào nếu ngày tết Việt Nam biến mất? Đừng bao giờ để điều đó xảy ra khi bạn vẫn có thể góp một phần ý nghĩa vào ngày tết quê hương. Hãy để tết trở thành vẻ đẹp văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt.

16. Thuyết minh về Thiệp chúc Tết Nguyên Đán

Mùa xuân là khoảng thời gian gia đình sum hợp, quay quần bên nhau cùng nhaumchào đón một năm mới với nhiều điều may mắn, vui vẻ. Bìa tấm thiệp là một bức tranh về hình ảnh gia đình trong ngày Tết Nguyên Đán. Dịp Tết là lúc con cái dành thời gian bên cha mẹ, con
cháu gặp gỡ ông bà cùng nhau ăn Tết và sum vầy bên mâm cỗ, cùng cầu cho năm mới bình an, phát tài, hạnh phúc ngập tràn. Khi Tết đến, mỗi nhà đều dành thời gian trang trí nhà cửa. Cành mai, câu đối đỏ và cả những bao lì xì, các loại bánh mứt là đều không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới.Thờ cúng ông bà tổ tiên là truyền thống lâu đời của dân tộc, vào dịp lễ Tết bàn thờ được trang bày những mâm ngũ quả với dưa hấu đỏ, hoa và các loại bánh kẹo, mọi người cùng nhau thắp hương làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, thể hiện sự thành kính với những lớp người trước của mình, một truyền thống rất đẹp và ý nghĩa của con người Việt Nam. Lời chúc Tết là điều không thể thiếu trong mỗi dịp năm mới, câu chúc “Chúc Tết đến trăm điều như ý/ Mừng xuân sang vạn sự thành công” cầu mong cho một năm mới đạt nhiều thành công, suôn sẻ. Cả bìa tấm thiệp là bức tranh về một ngày Tết đoàn viên, gia đình có điều kiện sum vầy, vui vẻ bên nhau, khép lại mọi buồn phiền không may mắn ở năm cũ, để chào đón một năm mới an lành, tốt đẹp hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
317 279.590
0 Bình luận
Sắp xếp theo