Cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên

Tải về

Cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên để thấy phần nào sự đấu tranh, buồn bã của Thúy Kiều khi phải trao duyên cho em gái mình là Thúy Vân. Sau đây là bài văn mẫu cảm nhận đoạn trích Trao duyên 14 câu đầu hay và chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Cảm nhận 14 câu thơ trong đoạn trích Trao duyên

Đại thi hào Nguyễn Du 1765, mất năm 1820 tên chữ là Tố Như, là một thiên tài văn học, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc và sống trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Nguyễn Du đã từng trải hơn chục năm sống gian khổ ở nhiều vùng quê khác nhau, từng chứng kiến những trái ngang của cuộc sống phong trần. Sau khi đi sứ sang Trung Quốc Nguyễn Du đã sáng tác nên kiệt tác ” Truyện Kiều ” .Truyện Kiều là một tuyệt tác của Nguyễn Du, bài thơ như tiếng khóc ai oán của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công.

Đoạn trích “Trao duyên” đã nói lên nỗi lòng đau xót của Thúy Kiều khi phải trao mối tình mặn nồng giữa nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân, cũng là phần mở đầu cho cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều. “Trao Duyên” là một đoạn trích thể hiện bi kịch tan vỡ,dan dở tình yêu Thúy Kiều và Kim Trọng sắc của Nguyễn Du trước số phận bất hạnh của con người cũng như khát vọng hạnh phúc của con người trong đó tiêu biểu nhất là đoạn thơ:

“Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”.

Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ chân tình, thuần hậu để nói chuyện với Thúy Vân, dùng kính ngữ rất tế nhị. Từ “cậy” được sử dụng thật đặc sắc, là “cậy” chứ không phải “nhờ”, người được “cậy” khó lòng từ chối, kiều đã dùng những lời lẽ rất trân tình để nói với người em mình yêu quý. Thúy Kiều đã đặt hết niềm tin tưởng của mình vào Thúy Vân và Thúy Vân không thể thoái thác được và phải “chịu lời”. Kiều đã đặt Vân lên vị trí cao hơn, hạ mình xuống như để van nài, kêu xin. Kiều kính cẩn với em gái, bảo em mình ngồi lên rồi mới lạy và thưa chuyện.

Kiều đặt mình vào vị trí nhỏ bé mà van xin Vân.Không có người chị nào lại xưng hô với em mình bằng những từ ngữ tôn kính chỉ dùng với bề trên như “thưa, lạy”. Kiều muốn chuẩn bị tâm lí cho Vân để đón nhận một chuyện hệ trọng mà nàng chuẩn bị nhờ cậy em bởi nàng hiểu rằng việc mà nàng sắp nói ra đây là rất khó khăn với Vân và cũng là một việc rất tế nhị:

“Hở môi ra những thẹn thùng
Đề lòng thì phụ tấm lòng với ai”

Đây là một chuyện vô cùng tế nhị, Kiều thẹn thùng không biết phải nói ra sao với em gái mình. Nhưng nếu không nói thì Kiều sợ mình phụ lòng với người thương của mình. Nghĩ cho cùng Kiều cố gắng nói hết nỗi lòng mình với Vân để Vân hiểu và giúp đỡ mình trong chuyện tình cảm của mình và Kim Trọng.

“Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”

“Gánh tương tư” là của chị, tình yêu sâu nặng là của chị nhưng giờ giữa đường lại “đứt gánh” còn đâu, tình cảm ngọt ngào ấy nay bỗng chốt lại tan biến như gió không còn như mơ nữa. Tơ duyên là của chị, khi đến với em nó đã là “tơ thừa”. Chị hiểu em tuổi còn trẻ có thể chưa biết đến tình yêu. Đáng lẽ em còn được hưởng bao mật ngọt của tình yêu nhưng xin em hãy xót người chị bạc mệnh này mà đáp nghĩa cùng chàng Kim. Cái băn khoăn của Kiều là băn khoăn cho Kim Trọng phải lỡ làng nhân duyên. Cái ray rứt của Kiều là ray rứt cho Thúy Vân phải “chắp mối tơ thừa” của mình. Từ “mặc” sử dụng ở đây không phải là mặc kệ em, mặc cho ra sao thì ra mà có nghĩa là Kiều muốn phó thác, giao phó trách nhiêm lại cho Thúy Vân, Vân hãy nhận mối tơ duyên này mà làm cho nó tốt lên, tin tưởng tuyệt đối vào sự cậy nhờ của mình nơi Vân.

“Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày hẹn ước khi đêm chén thề”.

Kể từ khi gặp chàng Kim , tình cảm của Kiều đã thay đổi rất nhiều, đêm ngày nhớ về người yêu với những hẹn ước, thề sống bên nhau đầy hy vọng. Câu thơ ẩn chứa những tình cảm ngọt ngào, những niềm vui nhưng cũng nghe như tiếng nấc nghẹn của Thúy Kiều, những kỉ niệm đẹp ấy sẽ kết thúc, chỉ còn lại chuỗi ngày bi thảm tiếp sau.

“Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”

“Sóng gió bất kì” là thứ mà bản thân không ai có thể ngờ trước được rằng là khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, cha và em Kiều bị bắt, Kiều phải bán mình chuộc cha và em. Những biến cố xảy ra liên tục, đẩy Kiều vào chỗ bế tắc, là người chị cả, Kiều phải hi sinh bản thân mình để gia đình được đoàn tụ, êm ấm.

Chữ Hiếu là một phạm trù đạo đức trong đạo Nho, vì hiếu con người ta phải dẹp bỏ tình riêng, là một quan niệm đạo đức phổ biến của người xưa. Nàng rất thương cha mẹ, dù chữ tình có đong đầy như thế nào thì chữ hiếu vẫn cao hơn.Và Kiều cũng thế, nàng không bao giờ cho phép mình trở thành người con bất hiếu. Nàng đã chôn vùi tình cảm riêng tư để báo hiếu cho cha mẹ:

“Nỗi riêng riêng những bàng hoàng
Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn”

Khi đã quyết định bán thân chuộc cha và em, Kiều lại nhớ đến Kim Trọng, nàng tự thấy mình là người phản bội, không xứng đáng với chàng, hai người đã cùng thề non hẹn biển mà nàng nỡ phản bội lại tình cảm thiết tha ấy.

“Thề hoa chưa ráo chén vàng
Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa”

Ở đời, phàm, người ta thường hi sinh tất cả mọi thứ vì tình yêu. Lời thề mới đây, giờ nàng đành phụ lòng hoa. Là người ai chẳng khát khao được gắn bó với người mình yêu. Và ở người con gái đa sầu đa cảm như Kiều thì khát vọng ấy lại càng mạnh mẽ gấp bội, vì tình yêu nàng đã từng vượt qua cả lễ giáo phong kiến khắc khe nhất để “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”. Vậy mà giờ Kiều lại đành lòng vứt bỏ, thật đau đớn xiết bao! Nhưng vì:

“Duyên hội ngộ, đức cù lao
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?”

Có lẽ chỉ có những người con gái mang trong mình trái tim bao dung như Thuý Kiều mới đủ sức mạnh để làm những việc tưởng chừng khó khăn nhất như thế!

Sợ chưa thuyết phục được em, Kiều đã dùng hết lý lẽ, sự tỉnh táo nhất của lí trí để trải lòng cùng em:

“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non”

Vân còn trẻ, dần dần rồi cũng sẽ nảy sinh tình cảm với trọng thôi, vì vậy mà hãy nghĩ đến tình chị em bao năm mà đồng ý mối duyên này cho Kiều được yên lòng, cho không còn lo nghĩ gì nữa.

“Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Kiều mong muốn em gái giúp mình, dù có thịt nát xương mòn hay số phận trôi dạt về đâu cũng thấy được an ủi ấm lòng.

Ngôn ngữ đoạn thơ có sự kết hợp giữa cách nói trang trọng,văn hoa với cách nói với cách nói giản dị, nôn na của dân ginan. Sử dụng điển tích,điển cố: ” keo loan” các thành ngữ “thịt nát xương mòn”, làm tăng thêm tính thuyết phục cả lí lẫn tình của đoạn thơ. Xã hội phong kiến thối nát đã chia rẽ tình yêu đôi lứa, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, chà đạp lên số phận của người phụ nữ, những con người xinh đẹp, tài hoa.

“Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung”

Kiều trao kỉ vật tình yêu cho Vân, lòng đầy xót xa tiếc nuối, coi kỉ vật này là của chung của hai chị em. Nhưng Kiều vẫn muốn giữ lại thứ tình cảm đó cho riêng mình.

“Mai sau dù có bao giờ

Đốt lò hương ấy,so tơ phím này”

Kiều mệt mỏi buông thả vào quá khứ, nhắc em sau này hãy nhớ đến chị

Đoạn “Trao duyên” trong “Truyện Kiều” là một khúc “đoạn trường” trong thiên ”Đoạn trường tân thanh”. Với con mắt tinh đời, Nguyễn Du đã phát hiện thấy trong truyện của Thanh Tâm Tài Nhân một tình tiết rất cảm động, và bằng nghệ thuật tuyệt vời, ông đã dựng lại đoạn “Trao Duyên” hết sức sâu sắc và độc đáo. Tác giả đã đối lập hai tính cách của hai chị em một cách tài tình, con người của đời thường và con người của phi thường. Trong sự kiện “sóng gió bất kì”này, Thuý Vân vô tư hồn nhiên.

Nguyễn Du thì lại càng đau đớn hơn. Nguyễn Du đã dụng công miêu tả tâm lý, sự vận đọng nội tâm nhân vật, cũng có thể nói Nguyễn Du đã đạt đến phép biện chứng của tâm hồn. Chỉ qua đoạn trao duyên chúng ta đã cảm nhận được Thúy Kiều là một cô gái giàu tình cảm đức hi sinh, có ý thức về tình yêu và cuộc sống. Một nhân cách như vậy mà vừa chớm bước vào đời như một bông hoa mới nở đã bị sóng gió vùi dập tan tác. Nói như Mông Liên Đường Chủ nhân là khúc đoạn trường này như có máu rỏ trên đầu ngọn bút của Nguyễn Du, như có nước mắt của thi nhân thầm qua trang giấy .Hơn hai trăm năm rồi, những giọt nước mắt nhân tình ấy vẫn chưa ráo.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
11 11.731
Cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm