Top 5 bài thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết hay chọn lọc
Thuyết minh mâm ngũ quả ngày Tết
Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết là một trong những dạng đề văn thuyết minh thường gặp trong môn Ngữ văn. Sau đây là bài văn mẫu thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết Hoatieu xin tổng hợp lại để các bạn cùng tham khảo.
- 8 mẫu thuyết minh về một loài hoa ngày Tết hay chọn lọc
- Top 7 bài thuyết minh về ngày Tết cổ truyền siêu hay
1. Dàn ý thuyết minh mâm ngũ quả ngày Tết
1. Mở bài
Giới thiệu về mâm ngũ quả ngày Tết là điều không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên.
2. Thân bài
- Năm loại quả trên mâm ngũ quả đều là sản phẩm trồng trọt, chăm sóc của người nông dân, là trái thơm, quả ngọt mà thiên nhiên đất trời ban tặng
→ Dâng lên cho ông bà tổ tiên những thức quả quý giá
- "Ngũ" có nghĩa là năm, quả là cây trái, "quả" cũng tượng trưng cho thành quả lao động của người lao động.
- Năm loại quả tượng trưng cho năm yếu tố tạo nên vạn vật theo thuyết ngũ hành là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
- Năm loại ngũ quả tương ứng với ngũ phúc lâm môn trong nét đẹp văn hóa dân tộc đó là phúc, quý, thọ, khang, ninh.
- Ở miền Bắc thường chọn bưởi, cam, chuối, hồng, đào …. với ước mơ êm ấm, đủ đầy.
- Ở miền Nam mâm ngũ quả gồm: Dừa, xoài, đu đủ, sung, mãng cầu với ước muốn bình dị "cầu vừa đủ sung túc".
- Mâm ngũ quả cần lựa chọn cẩn thận và tinh tế từng loại trái cây để tương thích với nhau. Tránh những loại hoa quả cấm kỵ hoặc mang ý nghĩa không tốt.
3. Kết bài
- Mâm ngũ quả ngày tết là nét đẹp trong văn hóa dân tộc Việt Nam ta.
- Là truyền thống mà con cháu cần lưu giữ và phát huy.
2. Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết - Mẫu 1
Cách bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa nhất ngày Tết
Ngày Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả, và cỗ thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ.
Không biết phong tục này có từ bao giờ, phải chăng vì đất nước ta vốn bốn mùa hoa trái, nhất là vào mùa xuân hoa quả càng rộ. Hoa quả là lộc của thiên nhiên, đất trời. Lộc xuân càng quý. Dâng lộc trời, cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu xuân thật là một tục lệ đẹp đẽ đầy nét nhân văn.
Cứ vào 30 tháng chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày biện một mâm ngũ quả kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Mâm ngũ quả thường bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bòng, có thể bày trên một cái đĩa to, nhưng phải đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính.
Theo quan niệm của dân gian thì "quả" (trái cây) được xem như biểu tượng cho thành quả lao động một năm. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm giao thừa là ngụ ý rằng: Những sản vật này được kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ vạn vật sinh tồn. Tư tưởng, hình ảnh ấy đã ăn sâu và tâm thức của người Việt Nam bao đời nay. Gọi là ngũ quả nhưng thật ra chẳng ai rõ quy định là những loại quả gì mà tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả để "thiết kế" mâm ngũ quả. Tuy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung: Dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.
Mâm ngũ quả trong Nam cũng khác so với ngoài Bắc. Trên mâm ngũ quả ở ngoài Bắc thường có: Bưởi, đào, quýt, chuối, hồng. Có khi người ta thay bưởi bằng phật thủ hoặc lựu Mâm ngũ quả trong Nam vẫn cứ giữ nguyên truyền thống là mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài mà các bà thường quan niệm sơ đẳng là "cầu – sung – vừa – đủ – xài", mỗi loại có một ý nghĩa riêng.
Một mâm ngũ quả được bày dưới cùng là một nải chuối to già còn xanh, nải chuối đều, hoặc 2 nải chuối nhỏ ghép bên nhau như một chiếc bệ cong gồm 2 tầng nâng đỡ hoàn toàn hoa trái khác. Ở đây có sự phối hợp màu sắc, mâm ngũ quả đẹp là đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa bệ mâm xanh sẫm, trước đây bày quả phật thủ nhưng ngày nay ít trồng phật thủ nên thường thay bằng quả bưởi to, càng to càng đẹp. Bưởi chín vàng, tươi nổi bật trên bệ chuối màu xanh. Những quả chín đỏ đặt xung quanh, những chỗ khuyết dưới đặt xen kẽ quýt vàng và táo màu xanh ngọc, còn bao nhiêu lá xanh cố tình để sót lại ở cuống quả như hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.
Mâm ngũ quả đã làm quang cảnh ngày Tết và không gian cúng thêm phần ấm áp, rực rỡ mà hài hòa. Nó thể hiện sinh động ý tưởng triết lý – tín ngưỡng – thẩm mỹ ngày Tết. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống tốt đẹp để chúng ta nhớ lại tổ tiên.
3. Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết - Mẫu 2
Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu gồm: kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) - gọi là ngũ hành. Tư tưởng này xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa của các dân tộc phương Đông. Tục lệ chưng mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam là một trong những biểu hiện của tư tưởng này.
Mâm ngũ quả bao gồm năm loại trái cây mà theo quan niệm của phong thủy thuật số là năm yếu tố cấu thành nên càn khôn, vũ trụ, đó chính là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ thường gọi là ngũ hành. Nhưng theo quan niệm dân gian thì ngũ quả cũng có nghĩa là ngũ cốc, năm loại cây có hạt được vua Thần Nông truyền dạy cho con người trồng trọt từ thuở khai thiên lập địa, đó là: Gạo, nếp, lùa mì, mè và đậu (tiếng Hán Việt cổ gọi là Đạo, thử, tắc, mạch, thục). Nhưng trên mâm ngũ quả thì không thấy năm loại cây có hạt này mà chúng ta thấy có năm loại trái cây mà người dân Việt hay chưng và gọi tên theo vần điệu, ám chỉ cho ước nguyện về một đời sống hưng thịnh là: Cầu, dừa, đủ, xoài, thơm. Cầu là trái mãng cầu hay quả na (gọi theo miền Bắc), vừa là trái dừa (mà người Nam đọc trại ra là vừa), đủ là trái đu đủ, xài là trái xoài, thơm là trái dứa. Ước nguyện thật nhỏ nhoi, khiêm nhường biết bao, như một lời cầu nguyện mong ông bà tổ tiên và trời đất chứng minh cho ước nguyện nhỏ nhoi đó là: "Cầu vừa đủ xài thơm".
Mâm ngũ quả tượng trưng cho thành quả lao động miệt mài của một năm cộng với ước nguyện về một cuộc sống an nhàn, sung túc của người dân Việt trong ngày Tết dành dâng lên trời đất, ông bà chính là một nét văn hóa độc đáo mang tính nhân văn của dân tộc ta. Nó không chỉ biểu hiện cho tấm lòng thành kính tri ân của con cháu dành cho trời đất và ông bà tiên tổ mà nó còn thể hiện ý chí vươn lên vì một cuộc sống ấm no, giàu mạnh của con người trong mọi thời đại, dù ở thành thị hay thôn quê thì ai cũng đều mong cầu một đời sống như vậy.
Muốn có một mâm ngũ quả đẹp thì có thể chưng bao nhiêu loại trái cây cũng được, miễn là có nhiều màu sắc càng tốt, nói theo quan niệm phong thủy thì có đủ ngũ hành là năm yếu tố cấu thành nên trời đất, biểu tượng cho trời đất. Màu xanh của bưởi, dưa hấu, dừa, mãng cầu trộn lẫn với màu đỏ của mận, quýt, sung và xem lẫn màu vàng của xoài, đu đủ sẽ tạo nên nét đẹp sống động cho mâm trái cây chưng trên bàn thờ trong ba ngày Tết.
Thường thì nên có một nải chuối sứ hoặc chuối cao làm chân cho chắc, phía sau nên dựng một quả bưởi, dừa, dưa hấu hoặc thơm để làm điểm tựa rồi chèn những quả quýt, cam, mận, mãng cầu tây hoặc mãng cầu ta xung quanh cho chắc, sau đó cho các loại trái cây nhỏ lên trên. Chú ý chèn cho chắc để tạo sự đan kết vững vàng, không rời rạc cho mâm trái cây. Bên cạnh mâm ngũ quả cũng nên có những lễ vật khác như bánh chưng, bánh tét, trà, rượu, bánh, mứt, một bình hoa la dênh đỏ hoặc cúc vàng, đặc biệt không thể thiếu một cành mai vàng hay một nhánh đào đỏ là linh hồn của ngày Tết cổ truyền.
Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh ngày Tết thêm sinh động, không khí trong nhà thêm ấm áp, đượm đầy sắc xuân. Nó mang triết lý cuộc sống, tín ngưỡng và văn hóa cổ truyền của người Việt ta. Đặc biệt mâm ngũ quả còn mang tính kế thừa và giáo dục về nguồn cội, về tổ tiên ông bà cho các thế hệ mai sau được biết và học tập theo những việc làm mang tính nhân văn của thế hệ đi trước. Do đó, mâm ngũ quả chính là một yếu tố văn hóa không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc và trong mỗi gia đình Việt Nam.
4. Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết - Mẫu 3
Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của Việt Nam, mỗi dịp xuân về nhà nhà ai cũng đều náo nức chuẩn bị đón chào năm mới. Bên cạnh bánh chưng, bánh giầy, kẹo, bánh mứt tết hay hoa đào, hoa mai thì không thể thiếu được trên bàn thờ tổ tiên mâm ngũ quả ngày tết.
Mâm ngũ quả không chỉ tạo nên những hình thù đẹp mắt trưng bày trên bàn thờ mà nó còn mang nhiều ý nghĩa văn hoá, tín ngưỡng đẹp đẽ. Khi mùa xuân đến, cây cối cũng đâm chồi nảy lộc, hoa quả càng nở rộ. Những loài hoa, loại quả đều từ công bàn tay chăm sóc của người nông dân và kết tinh từ những tinh hoa mà đất trời và thiên nhiên ban tặng. Những thức quả đều đẹp, đều quý, con cháu dâng lên ông bà như bày tỏ niềm thành kính đến ông cha, tổ tiên mình cũng là dâng lên đất trời nhưng hương hoa tinh túy nhất để cầu bình an, phúc lành cho năm mới. Đó là một nét đẹp nhân văn trong ngày tết truyền thống được lưu giữ qua bao đời, ngày nay vẫn tiếp tục được trân trọng và phát huy.
Vì sao người ta thường gọi đó là "mâm ngũ quả"? "Ngũ" có nghĩa là năm, quả là cây trái, "quả" cũng tượng trưng cho thành quả lao động của người dân sau bao vất vả được hưởng trái ngọt, quả lành. Theo thuyết ngũ hành, năm loại quả còn có ý nghĩa tượng trưng cho năm yếu tố tạo nên vạn vật là kim, mộc, thủy, hoả, thổ. Ngoài ra, "ngũ quả " còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn trong nét đẹp văn hóa dân tộc đó là phúc, quý, thọ, khang, ninh. Song, dù bất kỳ ý nghĩa nào nó vẫn mang giá trị cao đẹp trong văn hóa ngày tết của dân tộc.
Mâm ngũ quả thường được bày chính giữa bàn thờ ở mâm cao nhất. Trên một đĩa sành lớn hoặc trên những cái mâm bằng đồng sáng bóng. Tùy vào quan niệm cũng như tục lệ của từng địa phương mà người dân chọn những loại quả khác nhau để tạo nên mâm ngũ quả. Ví dụ như ở miền Nam người ta chọn thờ dừa, xoài ,đu đủ, sung, mãng cầu với ước muốn bình dị "cầu vừa đủ sung túc", thì ở miền Bắc thường chọn bưởi, quýt, chuối, hồng đào với ước mơ êm ấm, đủ đầy. Ở miền Trung, mâm ngũ quả thường có chuối, ổi, nho, xoài, quýt... Ngoài ra, cũng tùy sở thích và điều kiện của từng gia đình mà có thể lựa chọn, bày nhiều loại quả hơn. Tuy hình thức khác nhau song chúng đều mang tấm lòng thành của con cháu gửi đến đất trời, tổ tiên mong cầu cuộc sống yên lành, một năm làm việc thuận buồm xuôi gió, may mắn, thành công. Trong mâm ngũ quả, gia chủ thường chọn những nải chuối to, đẹp, đều đặt làm trung tâm, những nải chuối to như những đôi bàn tay lớn nâng đỡ những loại quả khác, chúng được phối hợp rất đẹp mặt về màu sắc và kiểu dáng, thường sẽ chọn mỗi loại một kiểu dáng, một màu sắc. Đặt mâm ngũ quả hình chóp mang ý nghĩa sự thịnh vượng và phát triển, với tới những đỉnh cao mới của thành tựu và vinh quang.
Trước khi thực hiện bày biện mâm ngũ quả, gia chủ rất chú trọng đến việc lựa chọn từng loại quả. Các cây trái phải căng, mịn và thường ngắt cùng với cuống tạo nên nét thanh nhã và lịch sự. Quả chọn không được quá chín hoặc quá non thì mới đẹp. Bên cạnh mâm ngũ quả trên bàn thờ là những lễ vật khác được xếp đặt ngay ngắn. Đó là những bánh chưng, những trà, mứt, rượu và hoa cúc vàng được cắm đẹp mắt và tinh tế. Dù gia chủ giàu hay nghèo, dù nông thôn hay thành thị thì ngày tết trên bàn thờ tổ tiên vẫn luôn đủ đầy, ấm cúng.
Mâm ngũ quả ngày tết là nét đẹp hồn hậu trong văn hóa dân tộc. Dù cho bây giờ hay mãi mãi về sau thì con cháu vẫn không thể nào quên được truyền thống làm mâm ngũ quả khi xuân về dâng lên bàn thờ tổ.
"Tết đến rồi nha
Có mâm ngũ quả
Bên bánh chưng xanh
Quả chuối, quả na
Quả xoài, quả mận
Thanh long, bưởi đậm
Nào quýt nào lê
Bé chọn năm quả
Xếp thành một mâm"
5. Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết - Mẫu 4
Xin chào các bạn! Bên ngoài kia đang tràn ngập không khí tết rồi nhỉ? Tết đến luôn mang lại cho mỗi người chúng ta cảm giác vui vẻ. Mọi người đều nô nức, hào hứng mua sắm tết, may quần áo mới, trang trí nhà cửa để đón một năm mới. Cả gia đình quây quần bên nhau cùng gói bánh chưng, làm đồ ăn ngày tết, thức cả đêm để đón giao thừa. Niềm vui lan sang cả cảnh vật, bao trùm khắp không gian. Các bạn có biết ngày tết còn thiếu gì không? Đó chính là mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình.
Mâm ngũ quả là một nét truyền thống văn hóa xưa, vô cùng tốt đẹp. Đúng như tên gọi, mỗi mâm ngũ quả thường gồm năm loại quả (có gia đình có thể trưng bày nhiều hơn ). Tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người hay từng vùng miền mà lựa chọn loại quả phù hợp. Theo quan niệm ngũ hành mà người ta chọn lựa các quả như chuối xanh, bưởi, phật thủ, đào, hồng xiêm, quýt, đu đủ, trứng gà. Nải chuối sẽ được để ở dưới cùng tạo thành một vòng cung, ở giữa sẽ là quả bưởi chín vàng thơm hay quả phật thủ. Giữa khoảng cách của quả chuối, người ta gài vào đó những quả quýt, những loại quả còn lại sẽ được đặt cạnh quả bưởi hay phật thủ sao cho mâm đủ năm loại quả hoặc số lượng lẻ. Mâm ngũ quả cần được bài trí sao cho màu sắc của nó tươi đẹp, rực rỡ nhưng cũng không kém phần hài hòa tượng trưng cho sự hài hòa của ngũ hành, trời đất, cho một năm mới bình an và may mắn.
Ngày tết đến, trên bàn thờ tổ tiên, mâm ngũ quả cùng chiếc bánh chưng thơm ngon, những món ăn truyền thống hòa vào không khí rộn ràng của ngày tết, nhộn nhịp trong cái náo nhiệt của tràng pháo khai xuân, trang nghiêm trong khói nhang nghi ngút. Bày mâm ngủ quả đâu chỉ là để cho đẹp, đó là một nét đẹp mang ý nghĩa lớn lao mà ít ai biết được. Nó là lời cầu chúc tốt đẹp nhất đến với mọi nhà. Mỗi loại quả là tượng trưng cho những điều tốt đẹp. Nải chuối xanh tượng trưng cho cả gia đình sum vầy, quây quần bên nhau, được chở che. Phật thủ có nghĩa là bàn tay của Phật sẽ bảo vệ gia đình trước những giông bão xảy ra. Bưởi tượng trưng cho ước muốn an khang, ấm no. Cam, quýt chính là sự thành đạt trong cuộc sống. Đào thể hiện sự tăng tiến. Táo là phú quý, giàu sang; sung là sự sung mãn, sức khỏe và tiền bạc. Đu đủ tượng trương cho sự đủ đầy, thịnh vượng... Mỗi loại quả đều mang một ý nghĩa riêng. Ngay cả việc chọn lựa số quả trong mâm là số lẻ cũng chính là ước mong cho cơ hội phát triển,nảy nở. Một mâm ngũ quả trên bàn thờ mỗi ngày tết cung mang một ý nghĩa tối đẹp đến với mỗi gia đình phải không các bạn!
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng không biết rõ được ý nghĩa lớn lao của mâm ngũ quả ngày tết. Thế nhưng những nét đẹp truyền thống như bày mâm ngũ quả mỗi dịp tết đến đang dần mai một theo thời gian. Hãy cố gắng gìn giữ nét truyền thống của dân tộc bạn nhé!
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- 9 mẫu thuyết minh về cây hoa đào hay chọn lọc Thuyết minh về hoa đào ngày Tết
- 7 bài thuyết minh về tác giả Nguyễn Du siêu hay Thuyết minh về Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều
- Top 11 mẫu thuyết minh về bánh chưng hay và ngắn gọn Thuyết minh về cách làm bánh chưng
- 10 mẫu thuyết minh về vịnh Hạ Long siêu hay Thuyết minh về danh lam thắng cảnh vịnh Hạ Long
- 13 mẫu thuyết minh về hoa mai ngày Tết siêu hay Thuyết minh về cây mai
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:

- Top 8 bài Phân tích Thương vợ của Tú Xương hay nhất
- Top 4 bài phân tích bài thơ Vội vàng
- Top 4 mẫu Phân tích Tự tình 2 hay nhất
- Top 6 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
- Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến
- Top 4 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
- Top 5 bài phân tích đoạn 3 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Tây Tiến
- Phân tích đoạn 2 Tây Tiến
- Cảm nhận đoạn 3 Tây Tiến
- Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến
- Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây tiến
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến
- Phân tích Việt Bắc hay nhất
- Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Top 6 bài phân tích Câu cá mùa thu
- Top 4 mẫu phân tích bài thơ Nhàn hay chọn lọc
- Top 6 mẫu phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích tâm trạng nhân vật Liên
- Cảm nhận cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên
- Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm
- Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
- Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong tác phẩm Hai đứa trẻ
- Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Hai đứa trẻ
- Tóm tắt tác phẩm Hai đứa trẻ
- Kết bài Hai đứa trẻ
- Top 5 bài Phân tích Chữ người tử tù chọn lọc
- Top 4 bài phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
- Top 8 bài phân tích nhân vật An Dương Vương đầy đủ nhất
- Top 8 mẫu phân tích nhân vật ông Hai hay nhất
- Top 6 mẫu phân tích Làng Kim Lân đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích chiếc lược ngà hay nhất
- Cảm nhận về bài thơ câu cá mùa thu (Thu Điếu)
- Phân tích bài thơ Tỏ lòng
- Cảm nhận về Tiểu đội xe không kính
- Phân tích Bài ca ngất ngưởng
- Phân tích Đoàn thuyền đánh cá
- Phân tích bài thơ Đất nước
- Phân tích cảnh ngày hè
- Phân tích bài thơ Đồng chí
- Top 6 mẫu phân tích bài thơ Sóng đầy đủ và chọn lọc
- Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
- Phân tích khổ 5 6 bài Sóng
- Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng
- Phân tích 3 khổ thơ cuối bài Sóng
- Cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Sóng
- Top 18 mẫu mở bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng Sóng
- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng
- Phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng
- Phân tích khổ 5 6 7 bài Sóng
- Phân tích bài thơ Bếp lửa
- Bài cảm nghĩ về mẹ hay nhất
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Phân tích Hạnh phúc của một tang gia
- Phân tích Người lái đò sông Đà
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng
- Tóm tắt lặng lẽ Sapa
- Tóm tắt Chí Phèo
- Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù
- Phân tích nhân vật Chí Phèo ngắn gọn
- Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo
- Phân tích cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
- Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở
- Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo
- Phân tích truyện ngắn Chí Phèo
- Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo
- Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo
- Cảm nghĩ về tình bạn
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang
- Thuyết minh về hoa mai ngày Tết
- Thuyết minh về cây hoa đào
- Phân tích bài thơ Ánh trăng
- Thuyết minh về cây bút bi
- Hãy kể về 1 kỉ niệm sâu sắc trong lòng em
- Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam
- Phân tích Độc Tiểu Thanh kí
- Top 7 mẫu kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học
- Thuyết minh về cái phích nước
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa
- Thuyết minh về chiếc nón lá
- Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến
- Viết đoạn văn về bạn thân bằng tiếng Anh
- Cảm nghĩ về mùa xuân
- Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước
- Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền
- Thuyết minh về cái quạt điện
- Thuyết minh về cái kính
- Kể về một người thân của em
- Thuyết minh về thể thơ lục bát
- Thuyết minh về chiếc cặp sách
- Kể về một việc tốt mà em đã làm
- Vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế
- Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du
- Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết
- Tả cảnh mùa xuân
- Bài văn kể về mẹ hay nhất
- Thuyết minh về bánh chưng
- Phân tích Vợ chồng A Phủ
- Cảm nhận Vợ chồng A Phủ
- Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
- Tóm tắt Vợ chồng A Phủ
- Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
- Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
- Cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
- Mở bài Vợ chồng A Phủ
- Phân tích nhân vật A Phủ
- Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
- Cảm nhận nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
- Cảm nhận của em về sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân (2 mẫu)
- Vợ chồng A Phủ: tác giả, tác phẩm
- Phân tích bài Phú sông Bạch Đằng
- Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
- Phân tích Hầu trời
- Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt
- Phân tích Vợ nhặt
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ
- Phân tích nhân vật Thị
- Tóm tắt Vợ nhặt
- Giá trị nhân đạo của Vợ nhặt
- Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người Vợ nhặt
- Top 42 mẫu mở bài Vợ nhặt hay nhất
- Top 42 mẫu mở bài Vợ nhặt hay nhất
- Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt
- Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt
- Top 34 mẫu kết bài Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận của anh chị về nhân vật Tràng trong đoạn trích sáng hôm sau
- Cảm nhận về khát vọng sống của người Vợ nhặt (3 mẫu)
- Phân tích nhân vật Tràng sáng hôm sau
- Phân tích đoạn 3 Bình Ngô đại cáo
- Phân tích bài thơ Chiều tối
- Cảm nhận bài thơ Chiều tối
- Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối
- Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Chiều tối
- Nghị luận văn học Chiều tối
- Top 5 bài phân tích 2 câu cuối bài Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu đầu bài Chiều tối
- Top 17 mẫu mở bài Chiều tối siêu hay
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối
- Nghị luận về vấn đề bạo lực học đường
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
- Phân tích bài thơ Nhớ Rừng
- Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi
- Phân tích Tràng giang
- Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết
- Mẫu bài viết số 5 lớp 7 đầy đủ 5 đề
- Phân tích bài thơ Ông đồ
- Phân tích hình tượng cây xà nu
- Phân tích bài thơ Quê hương
- Top 9 bài thuyết minh về cây tre siêu hay
- Nghị luận về tinh thần tự học
- Phân tích hình ảnh người đàn bà hàng chài
- Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa
- Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa
- Cảm nhận về nhân vật người đàn bà làng chài
- Phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng
- Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa
- Top 27 mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa
- Top 4 bài phân tích người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
- Phân tích nhân vật Phùng
- Tóm tắt Những đứa con trong gia đình
- Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ
- 4 bài phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Top 3 mẫu cảm nhận khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận của em về ước nguyện của tác giả trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
- Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ
- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn
- Viết đoạn văn ngắn về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước
- Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác
- Chuyên đề nghị luận xã hội thi vào lớp 10
- Cảm nhận về nhân vật Phương Định
- Nghị luận về lòng dũng cảm
- Nghị luận về bệnh vô cảm
- Phân tích bài thơ Sang thu
- Thuyết minh về một món ăn
- Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội
- Phân tích bài thơ Từ ấy khổ 1
- Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Viết bài tập làm văn số 6 lớp 8
- Phân tích 12 câu đầu trao duyên
- Cảm nhận khổ 1 bài Nói với con
- Nghị luận xã hội về tinh thần lạc quan
- Phân tích nhân vật Trương Phi
- Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó
- Giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Giải thích câu tục ngữ một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước
- Nghị luận Đây thôn Vĩ Dạ
- Phân tích bài thơ Ngắm trăng
- Chứng minh câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công
- Thuyết minh về lễ hội truyền thống
- Chứng minh câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên
- Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim
- Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công
- Top 7 bài suy nghĩ về những người không chịu thua số phận siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
- Suy nghĩ của em về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách
- Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn
- Nghị luận về nghiện game
- Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng
- Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
- Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích
- Chứng minh câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm
- Nghị luận khuyên bạn học tập chăm chỉ hơn
- Nghị luận về lòng nhân ái
- Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước
- Nghị luận về đồng cảm và chia sẻ
- 8 mẫu tóm tắt tác phẩm Người trong bao siêu hay
- Nghị luận về trang phục và văn hóa
- Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lênin học học nữa học mãi
- hãy nói không với các tệ nạn xã hội
- Nghị luận tình thương là hạnh phúc của con người
- Nghị luận về lòng bao dung
- Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn
- Văn mẫu Văn học là tình thương - Bài viết số 7 lớp 8 đề 2
- Bài viết số 6 lớp 7 đề 2: Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng
- Đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực
- Nghị luận nói lời hay làm việc tốt ứng xử đẹp là những nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay
- Chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Đề thi Văn lớp 7 học kì 2 năm 2020-2021
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
- Nghị luận sống giản dị giúp ta tìm thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về dịch Covid19
- Nghị luận học đi đôi với hành
- Top 6 bài giải thích câu tục ngữ lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Trình bày suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
- Phân tích 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú
- Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh
- Nghị luận về ước mơ
- Viết đoạn văn về lòng dũng cảm
- Nghị luận về lời cảm ơn
- Đọc hiểu: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi
- Top 7 bài nghị luận về lối sống có trách nhiệm siêu hay
- Các bài văn nghị luận xã hội lớp 9
- Nghị luận về tác dụng của việc đọc sách
- Nghị luận ý nghĩa của cuộc sống hòa bình
- Nghị luận về sống cống hiến
- Tóm tắt bài Cổng trường mở ra
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Top 9 mẫu Tóm tắt bài Sống chết mặc bay ngắn gọn
- Top 8 mẫu tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ siêu hay
- Tóm tắt văn bản Tôi đi học
- Tóm tắt văn bản Lão Hạc
- Phân tích nhân vật chị Dậu
- Top 4 mẫu phân tích Vào phủ chúa Trịnh hay chọn lọc
- Bài viết số 1 lớp 8: Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
- Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
- Top 4 bài nghị luận về sống đẹp siêu hay
- Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê ngắn gọn
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên
- Thuyết minh về cái kéo
- Văn học dân gian là gì?
- Soạn văn 9 bài 2: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Tóm tắt Chiến thắng Mtao Mxây
- Suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu
- Đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước
- Đoạn văn về tình mẫu tử lớp 8 hay chọn lọc
- Top 8 bài thuyết minh về con trâu siêu hay
- Top 6 bài phân tích Tuyên ngôn độc lập siêu hay
- Top 7 bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên siêu hay
- Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về một lối sống lành mạnh
- Top 6 bài thuyết minh về con mèo hay chọn lọc
- Thuyết minh về đồ dùng học tập
- Cảm nghĩ về đêm trăng Trung thu
- Nghị luận về rác thải nhựa
- Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương
- Cách trình bày đoạn văn: Diễn dịch - quy nạp - song hành - móc xích - tổng phân hợp
- Soạn văn 8 Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Top 5 bài phân tích Chiếu cầu hiền siêu hay
- Nghị luận xã hội về tính tự ti và tự phụ
- Phân tích nhân vật Đăm Săn
- Soạn bài Khóc Dương Khuê
- Trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa
- Top 4 mẫu viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình siêu hay
- Soạn Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em sau khi học văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Top 5 bài phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát siêu hay
- Phân tích hình tượng vua Quang Trung
- Top 6 đoạn văn về bạo lực học đường siêu hay
- Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Top 5 mẫu viết đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Tóm tắt đoạn trích Uy-lít-xơ trở về
- Bài văn biểu cảm về thầy cô
- Biểu cảm về cây phượng
- Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng
- Top 6 bài cảm nghĩ về ngôi trường em đang học cấp 2 siêu hay