6 mẫu cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Sóng hay nhất
Cảm nhận 3 khổ cuối bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để thấy được tình yêu chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. Sau đây là tổng hợp các mẫu cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Sóng hay nhất, mời các bạn cùng tham khảo.
Cảm nhận bài thơ Sóng 3 khổ cuối
- 1. Dàn ý cảm nhận 3 khổ cuối bài thơ Sóng
- 2. Cảm nhận 3 khổ cuối bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
- 3. Cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Sóng nâng cao
- 4. Cảm nhận 3 khổ cuối bài thơ Sóng ngắn
- 5. Cảm nhận 3 khổ cuối bài thơ Sóng hay
- 6. Cảm nhận bài thơ Sóng 3 khổ cuối
- 7. Cảm nhận 3 khổ cuối bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh
1. Dàn ý cảm nhận 3 khổ cuối bài thơ Sóng
1.1. Mở bài cảm nhận 3 khổ cuối bài Sóng
- Ấn tượng đầu tiên khi đọc bài Sóng, trong đó, 3 khổ cuối là ấn tượng nhất.
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.
1.2. Thân bài cảm nhận 3 khổ cuối bài Sóng
1. Tác giả, tác phẩm.
- Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết với khát vọng hạnh phúc đời thường. “Sóng” là bài thơ tình yêu đặc sắc của Xuân Quỳnh, in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.
- Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ Mới” (Hoài Thanh). Ông được giới trẻ tấn phong là “Ông hoàng của thi ca tình yêu”. Ông mang đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết. Vội vàng được trích trong tập Thơ Thơ là một trong những bài thơ hay nhất của Xuân Diệu trước cách mạng.
2 . Cảm nhận.
2.1. Đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh thể hiện cái tôi đầy khao khát. (Tham khảo đề 1)
- Khát vọng được hòa thành trăm con sóng nhỏ, khát vọng được tan thành trăm con sóng nhỏ là khát vọng được cho đi và dâng hiến bởi có một nghịch lí trong tình yêu là “Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn dám mạnh dạn cho đi chứ không phải nắm giữ thật chặt ” (Christopher Hoare).
- Khát vọng muốn hòa nhập tình yêu của mình để ngàn năm còn vỗ . Đây là khát vọng muốn được vĩnh cửu hóa, bất tử hóa tình yêu.
- Trong quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh ta thấy được một tư tưởng nhân văn: " yêu và sự hiến dâng” , chữ ” hiến dâng” không được hiểu theo nghĩa thông tục . Tình yêu của cá nhân không tách rời cộng đồng.
- Đặt bài thơ trong hoàn cảnh năm 1968 khi đất nước đang có chiến tranh ta càng hiểu một cách thấm thía và sâu sắc về tình yêu và những khát vọng của những con người trong thời đại ấy.
* Nghệ thuật : bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu , âm hưởng của những con sóng biển; sử dụng phép nhân hóa, so sánh
2.2. Đoạn thơ trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu bộc lộ một cái tôi sôi nổi, vồ vập và giàu khát vọng.
- Khát vọng của Xuân Diệu là khát vọng tắt nắng và buộc gió. “Tắt nắng” để màu hoa không tàn, “Buộc gió” để hương đừng bay đi.
- Nắng và gió, hương và hoa ở đây chính là mùa xuân của đất trời với bạt ngàn hoa thơm cỏ lạ. Đó là "hoa đồng nội xanh rì”, “là cành tơ phơ phất “, là” khúc tình si của yến anh “, là ” mây đưa gió lượn ” ….mùa xuân ấy thật thanh tân diễm lệ đầy quyến rũ như bờ môi thiếu nữ “tháng giêng ngon như một cặp môi gần” .
- “Hương” với “màu” ở đây là những ẩn dụ để nói đến tuổi trẻ của đời người. Xuân Diệu là người luôn lo sợ về thời gian , về tuổi tác vì theo nhà thơ : “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già/ Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất/ Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật/ Không cho dài thời trẻ của nhân gian / Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn / Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”
- Cho nên Xuân Diệu khát vọng chiếm lấy quyền năng của tạo hóa để vũ trụ ngừng quay, thời gian ngừng trôi , để thi nhân tận hưởng những phút giây đẹp nhất của đời người. Đây cũng chính là một khát vọng rất nhân văn.
* Nghệ thuật : thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu, sử dụng động từ mạnh ” tắt, buộc”. 3 . So sánh.
- Giống nhau: đều sử dụng thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu , đều thể hiện được khát vọng mãnh liệt, cháy bỏng về tình yêu với cuộc đời.
- Khác nhau: khát vọng trong Sóng là khát vọng của tình yêu lứa đôi, là khao khát dâng hiến đến tận cùng. Còn trong Vội Vàng thì thể hiện một quan niệm sống : sống vội vàng, sống giục giã, cuống quýt, phải tận hưởng vì thời gian đi qua tuổi trẻ sẽ không còn.
1.3. Kết bài cảm nhận 3 khổ cuối bài Sóng
- Khẳng định giá trị của 3 khổ thơ trong toàn bộ bài thơ
- Khẳng định tài năng của tác giả.
2. Cảm nhận 3 khổ cuối bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
“Sống và khát vọng” là lí tưởng cao đẹp của thanh niên thời hiện đại. Tuổi trẻ nên biết tận hưởng và cống hiến sức mình cho đời. Đó có lẽ là biểu hiện niềm ham sống mãnh liệt, hay là nỗi khao khát hòa mình vào tình yêu chung của nhân loại. Xuân Diệu và Xuân Quỳnh - những nhà thơ của tuổi trẻ - đã thể hiện quan niệm sống mới mẻ này qua hai tác phẩm tiêu biểu là “Sóng” và “Vội vàng” mà tiêu biểu là hai đoạn thơ sau:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
(Sóng - Xuân Quỳnh)
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất,
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
(Vội vàng - Xuân Diệu)
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ thời chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng người phụ nữ khi yêu, nhiều trắc ẩn - vừa hồn nhiên, tươi tắn lại vừa đằm thắm, chân thành. Nhân vật trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh đều là những người phụ nữ mạnh mẽ, luôn da diết khát vọng hạnh phúc đời thường. Bài thơ “Sóng” ra đời trong chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền (Thái Bình). Đây là thi phẩm đặc sắc, đậm chất phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.
Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đã đem đến cho thi ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Cũng như Xuân Quỳnh, Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết. Từ sau cách mạng, thơ Xuân Diệu gắn liền với đất nước và rất giàu tính thời sự. Bài thơ “Vội vàng” là một trong số những thi phẩm về lòng yêu cuộc sống của người trẻ, được in trong tập “Thơ Thơ”.
“Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” (Xuân Diệu). Vì thế, sống và để yêu thương và khát vọng luôn song hành cùng tuổi trẻ. Đó là tính quy luật muôn đời.
Trước hết, ta sẽ tìm hiểu khát vọng mà nữ sĩ Xuân Quỳnh đã đề cập đến trong “Sóng”. Tuổi trẻ sinh ra là để được yêu và tình yêu đóng vai trò đặc biệt đối với tuổi thanh xuân của mỗi người. Bởi lẽ:
Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào.
(Xuân Diệu)
Tình yêu trong “Sóng” của Xuân Quỳnh không chỉ có những cung bậc cảm xúc đời thường của người phụ nữ khi yêu mà nó còn ẩn chứa lí tưởng cao đẹp của tình yêu hiện đại:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Người trẻ yêu rất say đắm, rất mãnh liệt, họ luôn khát vọng tình yêu, luôn “bồi hồi trong ngực trẻ”. Chính vì vậy, mà họ sẵn sàng hi sinh, hiến dâng cho hạnh phúc của mình. Chỉ với bốn câu thơ, nữ tác giả đã bộc lộ cái tôi bản thân cũng như suy nghĩ của thế hệ trẻ. Hai chữ “làm sao” thật giàu cảm xúc. Là nỗi băn khoăn, trăn trở của Xuân Quỳnh. Đó chính là nỗi khát khao được “tan thành trăm con sóng nhỏ”. Vì sao vậy, vì nhà thơ bằng trực cảm của mình đã nhận ra tình yêu không thuộc về vĩnh viễn. Nó giống như:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Cuộc đời tuy dài nhưng không ngăn nổi tháng năm của tuổi trẻ sẽ đi qua. Biển dẫu đến vô cùng vẫn không thể nào giữ nổi một đám mây bay về cuối chân trời. Vì vậy mới sinh ra khát vọng của thi nhân. Khát vọng được hóa thân thành sóng là khát vọng được cho đi, được dâng hiến. Bởi vì, có một nghịch lí trong tình yêu là “hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn biết mạnh dạn cho đi chứ không phải nắm giữ thật chặt” (Christopher Hoare). Con sóng lớn là tổng hòa của “Trăm con sóng nhỏ” để hòa vào đại dương mênh mông sâu thẳm. Trong bao la vô tận ấy, sóng sẽ mãi mãi vỗ muôn điệu yêu thương mà không bao giờ lo âu vì tình yêu trong biển rộng trời cao ấy chẳng bao giờ vơi cạn. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng, Xuân Quỳnh đang ngầm so sánh cuộc đời tựa hồ như biển lớn tình yêu được tạo nên từ những con sóng nhỏ. Sóng chẳng thể tồn tại nếu nó không còn là một phần của biển khơi. Cũng như tình yêu của muôn người, nếu tách khỏi cộng đồng thì chỉ mãi là một tình yêu lẻ loi, vị kỉ. Từ đó, người đọc cảm nhận được khao khát bất tử hóa tình yêu của nhà thơ:
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Những con sóng đó quyện mình vào đại dương bao la, cùng vỗ nhịp yêu thương đến ngàn đời sau tượng trưng cho tình yêu vĩnh hằng. Tình yêu cá nhân cần phải hòa mình vào tình yêu chung của nhân loại thì mới trường tồn, vĩnh cửu. Bởi một lẽ “giọt nước chỉ không thể cạn khi nó hòa vào biển cả”. Hơn nữa, bài thơ được ra đời vào năm 1968, trong bối cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược. Thanh niên nam nữ đều xông pha mặt trận, chiến trường khói lửa bom đạn. Biết bao nhiêu cuộc chia li màu đỏ giữa các cặp gái trai diễn ra vào thời điểm đó. Nghĩ đến điều này, ta lại càng thấm thía hơn về lý tưởng tình yêu của con người thời đại ấy. Nói tóm lại, thông qua khổ cuối của bài thơ “Sóng”, Xuân Quỳnh đã gửi đến độc giả thông điệp nhân văn về tình yêu: yêu là hiến dâng và tình yêu cá nhân không thể và cũng không thể tách rời bể lớn tình yêu nhân loại.
Xuân Quỳnh đã rất khéo léo khi chọn viết “Sóng” bằng thể thơ ngũ ngôn, giàu nhịp điệu. Nhịp điệu của sóng, nhịp điệu của tâm hồn giúp cho nhà thơ phần nào truyền tải ý nghĩa nhân văn của mình đến người đọc một cách sâu sắc và xúc động nhất. Cách so sánh “em” với “sóng” độc đáo, cùng những hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ những con sóng tựa như tâm hồn trắc ẩn của người phụ nữ đang yêu đã tạo nên thành công cho bài thơ.
Chẳng những yêu hết mình, yêu chân thành mà tuổi trẻ còn có một niềm ham sống mãnh liệt. Không ai khác ngoài Xuân Diệu có thể bộc lộ cái tôi sổi nổi, giàu khát vọng ấy của đời thanh niên:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Bốn câu thơ trên là lời mở đầu cho thi phẩm “Vội vàng”. Đặc biệt thay, chỉ những câu thơ này được viết bằng thể ngũ ngôn. Với nhịp ngắn, nhanh, giàu nhạc điệu, thì đây là thể thơ thích hợp nhất để bộc lộ cái tôi đầy khát vọng mãnh liệt và táo bạo của nhà thơ. Nhân vật trữ tình trong “Vội vàng” có một khao khát được “tắt nắng” cho màu hoa đừng phai, được “buộc gió” cho “hương đừng bay đi”. Nắng và gió, hương và hoa ở đây là mùa xuân của đất trời. Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm với bạt ngàn hoa thơm, cỏ lạ, với không khí ấm áp, muôn chim hội tụ. Đó là “đồng nội xa rì”, là “lá cành tơ phơ phất” và còn là “của yến anh này đây khúc tình si”. Mùa xuân qua “cặp mắt xanh non biếc rờn” của nhà thơ càng trở nên thanh tân, quyến rũ đến lạ lùng: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.
Nhưng ẩn sâu trong vẻ đẹp diệu kì ấy của mùa xuân là vòng quay không ngừng của thời gian. Thời gian có sức mạnh ghê gớm, nó bào mòn mọi thứ, kể cả tuổi thanh xuân của con người. Vì vậy mà Xuân Diệu luôn lo sợ về tình yêu, về tuổi già trước mắt: Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già.
Nỗi sợ vô hình ấy cứ ảm ảnh nhà thơ mãi không thôi. Chính vì lẽ đó mà Xuân Diệu đã khát vọng chiếm đoạt quyền năng của tạo hóa, buộc vũ trụ ngừng quay, thời gian dừng lại. Từ đó, thi nhân được hưởng trọn vẹn những phút giây đẹp nhất của đời người. Khát khao ấy nghe có vẻ ngông cuồng, điên rồ những lại rất hợp lí. Có người từng bảo rằng: “Tuổi trẻ như một cơn mưa rào, cho dù bị cảm, vẫn muốn quay lại để được ướt thêm một lần nữa”. Tuổi thanh xuân, là quãng thời gian mà con người cảm thấy mình đẹp nhất, sung sức nhất. Nhà thơ muốn được níu giữ, được tận hưởng thời trẻ, điều đó cũng không quá khó hiểu. Đây chính là khát vọng đầy chất nhân văn của tác giả. Xuân Diệu, qua đó, cũng nhắc nhở người đọc: “Mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm”. Nghĩa là ta phải nhanh lên để tình non chẳng chóng già, để một mai ngẫm lại ta không hối tiếc vì đã “chờ nắng hạ mới hoài xuân”.
Tác giả sử dụng thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu, lột tả chân thực khát vọng mãnh liệt của bản thân cũng như làm tăng sức truyền cảm đối với độc giả. Chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ mở đầu, mà các động từ mạnh “tắt”, “buộc”,… cùng với điệp ngữ “Tôi muốn” đồng loạt xuất hiện, góp phần nhấn mạnh nội dung của thi phẩm, đồng thời tạo nên cái hay cho đoạn thơ, mang đậm phong cách thơ Xuân Diệu.
Dễ dàng nhận thấy, cả Xuân Quỳnh lẫn Xuân Diệu đều sử dụng thể thơ ngũ ngôn, giàu nhịp điệu nhằm tăng tính biểu cảm khi truyền tải ý nghĩa nhân văn đến người đọc. Ngoài ra, hai khổ thơ trên đều bộc lộ cái tôi khát vọng với đời vô cùng cháy bỏng của thế hệ trẻ thời hiện đại. Tuy nhiên, khát vọng trong “Sóng” là khát vọng tình yêu lứa đôi, là khao khát được tận hiến, được hi sinh cho một tình yêu đẹp, giữa “biển lớn ngàn năm sóng vỗ”. Còn trong “Vội vàng”, ấy lại là một quan niệm nhân sinh về lẽ sống: sống vội vàng , giục giã để tận hưởng những giá trị của cuộc sống.
Người ta nói: “Tuổi trẻ là tuổi không ngại ngùng gì và không nghi ngờ gì”. Tuổi thanh xuân của đời người trôi qua nhanh lắm. Vậy nên, đừng ngại ngùng, hãy yêu hết mình, sống vội vàng với cả nhiệt huyết của người trẻ như Xuân Diệu và Xuân Quỳnh. Chỉ có thế, ta mới vươn tới được hạnh phúc vĩnh hằng và hưởng thụ lấy những tinh hoa, những khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời này.
3. Cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Sóng nâng cao
Có người đã nói về thơ bằng một so sánh rất đỗi mới mẻ như này: “ Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim. Xưa nay thơ vẫn là cuộc đời, là lương tri, là tiếng gọi con người hãy quay về bản chất thực của mình để vươn lên cái chân, thiện, mĩ, tới tầm cao của khát vọng sống, tới tầm cao của giá trị sống”. Và “Sóng” của Xuân Quỳnh có lẽ là một trong những dẫn chứng thuyết phục nhất cho nhận định này, đặc biệt là hai khổ thơ cuối của bài thơ.
“Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi công tác ở vùng biển Diêm Điền. Trước khi “sóng” ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu cho nên tâm và tình của nữ sĩ như được đổ dồn vào cảm xúc của lời thơ. Bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Cả bài thơ gồm 9 khổ thơ, mỗi khổ là một nét tâm tư của của người con gái trong tình yêu đôi lứa. Từ quy luật của tình yêu đến hành trình tìm kiếm nguồn cội tình yêu, từ nỗi nhớ đến tấm lòng thủy chung, hai khổ cuối của “sóng” lại trao cho người đọc niềm tin và khát vọng bất tử hóa tình yêu, đó là ý thức về một tình yêu cao đẹp của người con gái khao khát yêu đương, luôn sống trọn với tình yêu và trái tim mình.
Con người ta có yêu thì mới có lo. Càng yêu tha thiết thì nỗi lo càng da diết khôn nguôi. Với trái tim đa cảm và tâm hồn đầy trắc ẩn, Xuân Quỳnh rất nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Vì thế, thơ của nữ sĩ thường có những thoáng lo âu dự cảm về những điều bất trắc:
“Em không dám nghĩ là vĩnh viễn
Hôm nay yêu mai đã phải xa rồi”
“Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
Ai biết lòng anh có đổi thay”
Nỗi khắc khoải thường trực ấy cũng được hiện hiện trong sóng:
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
Giọng thơ lắng lại, pha chút suy tư ngậm ngùi, nhà thơ đã nhận thấy có những giới hạn. Cuộc đời tuy dài nhưng vẫn có điểm kết thúc. Biển cả tuy rộng nhưng vẫn có bờ, và như vậy, tình yêu con người cũng không phải là vĩnh viễn, nó có thể biến đổi nhạt phai trong dòng chảy thời gian. Lời thơ của nữ sĩ thoáng chút buồn bã tiếc nuối về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh không vững bền của tình yêu, hạnh phúc. Với cá tính mạnh mẽ và trái tim hừng hực ngọn lửa tình yêu, trong nỗi thấp thỏm lo âu, niềm tin về tình yêu của Xuân Quỳnh cũng phần nào hé lộ. “Năm tháng” và “mây trời” không chỉ là thời gian rộng lớn, không gian mênh mông mà nó còn là tượng trưng cho sức mạnh vô hạn. “Cuộc đời” và “biển cả” cũng không chỉ là cái dài cuộc đời, cái rộng của không gian mà nó còn là khoảng cách, là trở ngại. Cái tài của người nghệ sĩ là khiến cho câu thơ trở nên đa nghĩa. Không chỉ làm hiển hiện lên nỗi lo âu, đoạn thơ còn khẳng định, ở đời không có giới hạn nào, không có thử thách khó khăn nào mà con người không vượt qua được. Sự bao la của biển cả đã khơi dậy trong lòng nữ sĩ niềm tin với tình yêu là hành lý, con người có thể đến với cái đích của cuộc đời mình, có thể viết lên những giới hạn của đời sống. Cặp quan hệ từ “dầu- vẫn”, “tuy- vẫn” mang tính chất khẳng định khiến nỗi lo chỉ thoáng như những đợt sóng trào lên rồi tan vào lòng biển cả, còn niềm tin thì mãi luôn ở lại làm điểm tựa tâm hồn.
Thời gian chảy trôi, đời người ngắn ngủi nhưng khát vọng được yêu, được sống của con người lại hướng đến cái vô biên vô tận. Phải làm sao để hóa giải nghịch lý này? Mỗi trái tim yêu dường như lại chọn cho mình một giải pháp riêng. Trước đây, ông hoàng thơ tình Xuân Diệu từng hối thúc nhịp sống vội vàng, gấp gáp, chạy đua với thời gian để tận hưởng hạnh phúc:
“Mau lên chứ vội vàng lên với chứ
Em ơi em tình non sắp già rồi”
Giờ đây, Xuân Quỳnh lại ao ước được tan ra thành trăm con sóng nhỏ để hòa vào biển lớn tình yêu:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Tha thiết với tình yêu, đắm đuối với người tình, luôn khát khao hạnh phúc, đó là những xúc cảm luôn thổn thức trong trái tim của người phụ nữ. Hòa mình vào mạch chung đó, Xuân Quỳnh vẫn tìm cho mình một tiếng nói riêng. Những người phụ nữ Việt Nam thời xưa thường ít xuất đầu lộ diện, trực tiếp giãi bày khát khao, tình yêu, hạnh phúc của mình. Nếu có, họ cũng chỉ dám ước mơ nên duyên vợ nên chồng:
“Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi”
Hoặc cũng chỉ dám khát khao hạnh phúc trăm năm:
“Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”
Khát vọng tình yêu của Xuân Quỳnh mãnh liệt hơn thế. Hai chữ “làm sao” đã lột tả hết những trăn trở băn khoăn của người con gái khi yêu. “Tan ra” không phải là mất đi, không phải vào cõi hư vô mà đó là khát vọng được hóa thân vào sóng để được hòa cùng cái vô tận của không gian biển cả, của cái vô cùng của ngàn năm. Khát vọng ấy là khát vọng muốn vĩnh viễn hóa tình yêu, muốn bất tử hóa tình yêu, muốn dùng tình yêu để nối dài cuộc đời với sự ngắn ngủi và hữu hạn của cuộc đời con người. Khát vọng ấy còn gợi nhớ đến hình ảnh nàng tiên cá hóa thân thành bọt biển để người yêu mình được hạnh phúc trọn vẹn. Liên tưởng đậm màu cổ tích đó gợi mở hình ảnh của một cô gái đắm say khát khao hi sinh và cống hiến, khao khát được sống hết mình vì tình yêu. Có như thế, tình yêu mới có thể tồn tại vĩnh hằng với thời gian, chiến thắng được cái hữu hạn, mong manh của đời người như con sóng vỗ ngàn năm giữa biển tình rộng lớn. Khát vọng bất tử hóa tình yêu không chỉ được Xuân Quỳnh bộc lỗ trong “Sóng”. Sau này, trong “Tự hát”, nữ sĩ cũng thể hiện niềm ao ước:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Biết yêu anh ngay cả khi chết đi rồi”
“Thơ khởi phát từ trong lòng người ta”. Sự khám phá vẻ đẹp của người phụ nữ trong tình yêu ở bài thơ chính là sự thể hiện chiều sâu tâm hồn thi sĩ. Với nét mới mẻ hiện đại mà vẫn có cội rễ từ truyền thống dân tộc, vừa say đắm trong tình yêu vừa khao khát được yêu, “Sóng” đã làm nên vị trí hàng đầu của dòng thơ tình dân tộc.
4. Cảm nhận 3 khổ cuối bài thơ Sóng ngắn
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là một tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. Ngoài những tác phẩm đã trở thành ca khúc bất tử như “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu”…thì “Sóng” cũng là bài thơ về tình yêu có sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc. “Sóng” không chỉ thể hiện những nét tương đồng, những chiều dài của nỗi nhớ, những băn khoăn trong tình yêu mà còn thể hiện những suy tư lo âu trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu, những nỗi niềm khát vọng ấy được thể hiện rõ nét trong đoạn thơ sau:
Ở ngoài kia đại dương
…
Để ngàn năm còn vỗ”
Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi công tác tại biển Diêm Điền, in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Bài thơ mang âm hưởng của những con sóng biển cũng chính là con sóng lòng đang khát khao tình yêu. Bài thơ có hai hình tượng song hành “sóng” và “em”
Để có được tình yêu vừa sôi nổi thiết tha, mãnh liệt vừa trong sáng thủy chung thì con sóng phải vượt qua đại dương mênh mông để đến với “bờ anh”
“Ở ngoài kia đại dương….
Dù muôn vời cách trở”
Người phụ nữ đang yêu tin vào tình yêu sẽ đến bến bờ hạnh phúc dù trải qua bao khó khăn thử thách. Đúng vậy! Một tình yêu chân chính, đích thực, một niềm tin mãnh liệt vào tình yêu sẽ giúp họ vượt qua bao sóng gió cuộc đời cập đến bến bờ tương lai của hạnh phúc. Hãy nhìn vào hiện thực như trở thành quy luật, dù gió có ở thật xa nơi bãi bờ thì nó cũng sẽ tìm đến những bãi cát dài dù trải qua thật nhiều khó khăn, cũng như vậy! tình yêu của em dù gặp biết bao trở ngại em vẫn vượt qua để đến bên anh, đến một mái ấm gia đình như Chế Lan Viên từng viết:
“Cây nối đầu cây chạy đến em
Đếm cây hoài lại mọc cây thêm
Tình anh làm cái cây sau chót
Về tới quê em mọc tận thềm”
Cũng như vậy ba khổ thơ với nỗi nhớ, sự trăn trở và tấm lòng chung thủy son sắt cùng với phép lặp,nhân hóa, ẩn dụ,sử dụng cách nói ngược với những hình ảnh đối lập đã khẳng định niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, tình yêu đẹp sẽ vượt qua mọi thử thách. Tha thiết với tình yêu, khao khát sống mãi trường tồn với tình yêu nhà thơ đã có chút khắc khoải, lo âu về sự tan chảy của thời gian, đời người cũng mong manh và hạnh phúc của trái tim yêu Xuân Quỳnh cũng vậy. Nhưng nhớ da diết, yêu thương nồng nàn luôn đồng hành với nỗi lo âu khắc khoải:
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
Đời người trăm năm ngỡ dài thăm thẳm nhưng con tàu thời gian cứ vun vút lao đi không chờ đợi chúng ta. Bằng sự chiêm nghiệm của một trái tim đầy nhạy cảm nhà thơ nhận ra vũ trụ mãi vĩnh hằng-cuộc đời con người thì hữu hạn
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Lo lắng tình yêu đổ vỡ, phai nhạt, khi đứng trước sự chảy trôi của thời gian.Nhưng người phụ nữ ấy vẫn luôn tin vào tương lai của tình yêu, vào ý nghĩa đích thực của tình yêu
“Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
Niềm tin, khát khao được sống mãi với tình yêu,người con gái ấy khát khao hóa thân vĩnh hằng vào tình yêu bất tử. Người phụ nữ nhỏ bé đã muốn
Làm sao được tan ra.
…
Để ngàn năm còn vỗ
Đó là khát vọng được tan ra thành trăm con sóng lớn nhỏ hòa vào biển lớn để vỗ mãi ngàn năm khúc hát tình yêu. Khát khao bất tử hóa trong tình yêu nhưng trái tim nhà thơ không vị kỉ, tầm thường, nhỏ nhen cho riêng mình mà thật lớn lao, cao thượng. Nhà thơ đã hòa niềm hạnh phúc của riêng mình trong niềm hạnh phúc của cuộc đời rộng lớn, cái riêng tồn tại trong cái ta chung, bao la, rộng lớn ấy đã trở thành vĩnh cửu. Đó là một trái tim yêu rất Xuân Quỳnh
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai cũng có
Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”
Lúc muốn tan ra thành sóng, lúc muốn trở về đúng nghãi trái tim. Xoay trở mọi hướng, ao ước bao điều, trái tim yêu Xuân Quỳnh vẫn hướng về mục đích duy nhất: tình yêu vĩnh cửu. Ao ước tan ra thành trăm con sóng nhỏ đâu chỉ thỏa khát vọng vĩnh cửu hóa tình yêu mà còn là cháy hết mình, dân hiến hết mình của nữ sĩ.
Đoạn thơ trên trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh, tác giả không chỉ thành công ở nội dung mà còn thành công ở mặt nghệ thuật trong việc sử dụng thể thơ năm chữ truyền thống, cách ngắt nhịp gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng, xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết
Qua những suy tư, lo âu khát vọng trong tình yêu nói riêng và qua bài thơ « Sóng » nói chung, đã cho người đọc một cảm nhận mới mẻ và sâu sắc hơn trong tình yêu. Nó vượt qua mọi giới hạn, mọi quy luật để tồn tại mãi mãi vĩnh hằng trong tình yêu bất tử. Đó chính là giá trị nhân văn lớn lao mà Xuân Quỳnh để lại cho đọc giả mọi thế hệ qua bài thơ « Sóng »
5. Cảm nhận 3 khổ cuối bài thơ Sóng hay
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là một tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. Ngoài những tác phẩm đã trở thành ca khúc bất tử như “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu”…thì “Sóng” cũng là bài thơ về tình yêu có sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc. “Sóng” không chỉ thể hiện những nét tương đồng, những chiều dài của nỗi nhớ, những băn khoăn trong tình yêu mà còn thể hiện những suy tư lo âu trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu, những nỗi niềm khát vọng ấy được thể hiện rõ nét trong đoạn thơ sau:
Ở ngoài kia đại dương
…
Để ngàn năm còn vỗ”
Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi công tác tại biển Diêm Điền, in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Bài thơ mang âm hưởng của những con sóng biển cũng chính là con sóng lòng đang khát khao tình yêu. Bài thơ có hai hình tượng song hành “sóng” và “em”
Để có được tình yêu vừa sôi nổi thiết tha, mãnh liệt vừa trong sáng thủy chung thì con sóng phải vượt qua đại dương mênh mông để đến với “bờ anh”
“Ở ngoài kia đại dương
….
Dù muôn vời cách trở”
Người phụ nữ đang yêu tin vào tình yêu sẽ đến bến bờ hạnh phúc dù trải qua bao khó khăn thử thách. Đúng vậy! Một tình yêu chân chính, đích thực, một niềm tin mãnh liệt vào tình yêu sẽ giúp họ vượt qua bao sóng gió cuộc đời cập đến bến bờ tương lai của hạnh phúc. Hãy nhìn vào hiện thực như trở thành quy luật, dù gió có ở thật xa nơi bãi bờ thì nó cũng sẽ tìm đến những bãi cát dài dù trải qua thật nhiều khó khăn, cũng như vậy! tình yêu của em dù gặp biết bao trở ngại em vẫn vượt qua để đến bên anh, đến một mái ấm gia đình như Chế Lan Viên từng viết:
“Cây nối đầu cây chạy đến em
Đếm cây hoài lại mọc cây thêm
Tình anh làm cái cây sau chót
Về tới quê em mọc tận thềm”
Cũng như vậy ba khổ thơ với nỗi nhớ, sự trăn trở và tấm lòng chung thủy son sắt cùng với phép lặp,nhân hóa, ẩn dụ,sử dụng cách nói ngược với những hình ảnh đối lập đã khẳng định niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, tình yêu đẹp sẽ vượt qua mọi thử thách. Tha thiết với tình yêu, khao khát sống mãi trường tồn với tình yêu nhà thơ đã có chút khắc khoải, lo âu về sự tan chảy của thời gian, đời người cũng mong manh và hạnh phúc của trái tim yêu Xuân Quỳnh cũng vậy. Nhưng nhớ da diết, yêu thương nồng nàn luôn đồng hành với nỗi lo âu khắc khoải:
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
Đời người trăm năm ngỡ dài thăm thẳm nhưng con tàu thời gian cứ vun vút lao đi không chờ đợi chúng ta. Bằng sự chiêm nghiệm của một trái tim đầy nhạy cảm nhà thơ nhận ra vũ trụ mãi vĩnh hằng-cuộc đời con người thì hữu hạn
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Lo lắng tình yêu đổ vỡ, phai nhạt, khi đứng trước sự chảy trôi của thời gian.Nhưng người phụ nữ ấy vẫn luôn tin vào tương lai của tình yêu, vào ý nghĩa đích thực của tình yêu
“Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
Niềm tin, khát khao được sống mãi với tình yêu,người con gái ấy khát khao hóa thân vĩnh hằng vào tình yêu bất tử. Người phụ nữ nhỏ bé đã muốn
Làm sao được tan ra.
…
Để ngàn năm còn vỗ
Đó là khát vọng được tan ra thành trăm con sóng lớn nhỏ hòa vào biển lớn để vỗ mãi ngàn năm khúc hát tình yêu. Khát khao bất tử hóa trong tình yêu nhưng trái tim nhà thơ không vị kỉ, tầm thường, nhỏ nhen cho riêng mình mà thật lớn lao, cao thượng. Nhà thơ đã hòa niềm hạnh phúc của riêng mình trong niềm hạnh phúc của cuộc đời rộng lớn, cái riêng tồn tại trong cái ta chung, bao la, rộng lớn ấy đã trở thành vĩnh cửu. Đó là một trái tim yêu rất Xuân Quỳnh
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai cũng có
Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”
Lúc muốn tan ra thành sóng, lúc muốn trở về đúng nghãi trái tim. Xoay trở mọi hướng, ao ước bao điều, trái tim yêu Xuân Quỳnh vẫn hướng về mục đích duy nhất: tình yêu vĩnh cửu. Ao ước tan ra thành trăm con sóng nhỏ đâu chỉ thỏa khát vọng vĩnh cửu hóa tình yêu mà còn là cháy hết mình, dân hiến hết mình của nữ sĩ.
Đoạn thơ trên trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh, tác giả không chỉ thành công ở nội dung mà còn thành công ở mặt nghệ thuật trong việc sử dụng thể thơ năm chữ truyền thống, cách ngắt nhịp gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng, xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết
Qua những suy tư, lo âu khát vọng trong tình yêu nói riêng và qua bài thơ « Sóng » nói chung, đã cho người đọc một cảm nhận mới mẻ và sâu sắc hơn trong tình yêu. Nó vượt qua mọi giới hạn, mọi quy luật để tồn tại mãi mãi vĩnh hằng trong tình yêu bất tử. Đó chính là giá trị nhân văn lớn lao mà Xuân Quỳnh để lại cho đọc giả mọi thế hệ qua bài thơ « Sóng »
6. Cảm nhận bài thơ Sóng 3 khổ cuối
Có những vần thơ tình đẹp như thế. Như giọng chim ríu rít đa điêu đa thanh giữa mùa xuân. Có những vần thơ nói lên niềm tin và mong ước về tình yêu hạnh phúc đẹp như thế:
"Cuộc đời tuy dài thế
... Để ngàn năm còn vỗ"
Đây là hai khổ thơ cuối bài thơ ngũ ngôn trường một bài thơ tình tuyệt tác viết về nỗi khát vọng tình yêu của thiếu nữ.
Từ thương nhớ đợi chờ: "Cả trong mơ còn thức" tâm hồn thiếu nữ ánh lên một niềm tin mãnh liệt trong tình yêu. "Năm tháng" nhất định sẽ "đi qua" cuộc đời "dài" . "Mây" trên bầu trời nhất định sẽ vượt qua biển "rộng" để "bay xa". Thời gian dài dằng dặng gian rộng mênh mông, cũng như tình yêu là vô cùng mãnh liệt:
"Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa".
Câu 1, 2 song hành đối xứng với câu 3, 4 làm cho giọng thơ, âm điệu thơ tha thiết, ngọt ngào. Cấu trúc chính - phụ được sử dụng đắc địa: "tuy... vẫn... ", "dẫu... vẫn", ý thơ được khẳng định mạnh mẽ. Điệp từ "vẫn" biểu lộ một niềm tin về tình yêu: "Năm tháng vẫn đi qua", "Mây vẫn bay về xa". "Năm tháng" và "mây" là 2 ẩn dụ nói về tình yêu, một tình yêu đẹp hướng tới hạnh phúc.
Tình yêu như con sóng trên biển: "Dữ dội êm - Ồn ào và lặng". Có lúc "em" lại cảm thấy cô đơn trong xa cách:
"Lời thương nhớ ngàn lần em muốn nói
Nhưng bây giờ chỉ có sóng và em".
("Chỉ có sóng và em")
Lại có lúc tràn ngập nỗi nhớ khắc khoải chờ mong:
"Còn hiện tại của em là nỗi nhớ
Thời gian ơi sao không đổi sắc màu".
("Thời gian trắng")
Còn ở khổ thơ này là niềm tin, một niềm tin mãnh liệt: Con thuyền tình nhất định cập bến bờ hạnh phúc. Nữ sĩ đã lấy độ dài của thời gian, chiều rộng của không gian để đo niềm tin về tình yêu hạnh phúc. Các từ ngữ: "vẫn đi qua", "vẫn bay về xa" là sự kết đọng "đinh ninh lời thề" của một tình yêu đẹp.
Khổ cuối bài thơ là lời nguyện cầu của em về một tình yêu thủy chung bền vững. Hình tượng sóng hội tụ bao cảm xúc nồng hậu:
"Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ".
Hai tiếng "làm sao" gợi lên một niềm mong ước cháy bỏng tâm hồn "em". Sóng trên đại dương trường tồn bất diệt. "Trăm con sóng nhỏ" rì rào vỗ, xôn xao reo "giữa biển lớn tình yêu" mang vẻ đẹp nhân văn cao quý của tình yêu. Đó là niềm ước mong của thiếu nữ được sống trong hạnh phúc bền vững như những con sóng vỗ mãi trên "biển lớn tình yêu" đến ngàn năm sau. Con số "ngàn năm", "nghìn năm", hơn một lần đã từng làm ta xúc động:
"Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước không nguôi lời thề"
"Thề non nước" - Tản Đà
Tình yêu không hề làm cho em trở nên nhỏ bé ích kỉ; trái lại tình yêu của em sẽ mãi mãi chan hòa trong tình thương của đồng bào, xã hội. Một ý tưởng rất đẹp, rất mới trong tình yêu. Một trái tim đa tình và nhân hậu biết bao!
Nói đến thơ là nói đến nhạc điệu, vần điệu. Đoạn thơ trên đây có điệu thơ nhẹ nhàng, đằm thắm. Vần thơ phong phú, nhạc điệu dư ba. Sự phối hợp giữa vần bằng và vấn trắc, giữa vần liền và vần cách rất tinh tế, nhịp nhàng. Từ "qua" bắt vần với "xa" và "ra"; chữ "nhỡ" hiệp vẫn với "vỗ", đọc lên nghe rất thú vị.
Đoạn thơ hội tụ bao vẻ đẹp. Một ý tưởng đẹp: niềm tin về tình yêu hạnh phúc. Lời thơ đẹp: thanh tao, ý vị. Giọng thơ nồng nàn, ngọt ngào. Hình tượng "con sóng nhỏ" và "biển lớn tình yêu" rất sáng tạo. Đoạn thơ mang vẻ đẹp nhân văn sáng giá.
7. Cảm nhận 3 khổ cuối bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh
Nhà thơ Huy Cận đã tưng nói, khi đi cạnh bờ biển, thấy có cảm giác xao động đến kì lạ trong con người. Với ông, cái xao động kì lạ đó chính là cảm giác về sự lớn lao của con người khi đi dọc bờ biển, tuy mênh mông ấy, nhưng con người vẫn như làm chủ được thiên nhiên, biển cả. Còn với Xuân Quỳnh - người con gái xứ lụa Hà Đông, thì cái ngờm ngợm khi đi dọc bờ biển bao la, với những con sóng thi nhau tấp vào bờ, lại là sóng tình, sóng trong lòng người con gái đang yêu nói chung và tác giả nói riêng. Một tình yêu với những nỗi trăn trở, khát khao được hòa quyện trong cái tình cảm bao la ấy.
Nếu Lưu Qung Vũ được coi là kịch tác gia tiêu biểu, tiên phong trong việc giải phẫu ung nhọt của con người về lòng tham sau khi chiến tranh kết thúc,thì Xuân Quỳnh, thơ của Xuân Quỳnh lại mang khát khao yêu thương, khát khao là thế nhưng vẫn đầy trắc ẩn. Ba khổ thơ cuối trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người con gái đang yêu khát khao được yêu thương, gắn bó.
Với chủ đề tình yêu, đã không ít bài thơ sử dụng những vần thơ để nói lên tiếng lòng nhớ thương da diết
“ Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi tới non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời “
(Chinh phụ ngâm khúc )
Hay :
“ Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai”
Đều là nỗi nhớ thương trong tình yêu, nhưng mỗi nhà thơ có một cách thể hiện nỗi lòng mình rất khác nhau. Chiếu khăn tay, chiếc vòng kỉ niệm hay những bức thư tình, với Xuân Quỳnh, bà sử dụng hình ảnh ngọn sóng để diễn tả tình yêu của mình, tiếng sóng như tiếng lòng lúc “ dữ dội “ lúc “ dịu êm “ lúc “ ồn ào “ khi “ lặng lẽ “
“ Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn ngàn cách trở ”
Em hướng về anh, như sóng hướng vào bờ. Như ngay trước mắt ta, hình ảnh người con gái đang đứng bên bờ biển, nhỏ bé nhưng trong lòng đầy nỗi khắc khoải mong chờ. Khoảng cách cũng là một trở ngại trong tình yêu, nhưng với Xuân Quỳnh, dù có xa cách nhưng trong lòng luôn có ột niềm tin, không hề “ xa mặt mà cách lòng “. Tuy trong lòng vẫn mang niềm tin đó, sự chờ đợi là thế, nhưng dường như trong lòng người con gái đang đứng kia vẫn có một chút hờn trách người mình yêu, nhưng không hề ích kỉ, hờn trách là thế, nhưng trong lòng vẫn tràn đầy niềm tin và sự mong chờ. Dù xa xôi bao nhiêu, khoảng cách dù lớn như thế nào, thì sóng vẫn cứ mãi tập vào bờ, bờ sinh ra là để cho sóng vỗ, như bến đậu bình yên. Tự như một lời trách móc nhẹ nhàng “Trăm ngàn con sóng - Con nào chẳng tới bờ ” còn anh thì sao ? Trong tình yêu, một chút nhớ, một chút thương, một chúc dỗi hờn làm cho cuộc sống thêm phần thi vị. Xuân Quỳnh mượn hình ảnh sóng để nói lên tâm trạng mình, đây không chỉ là con sóng vô tri vô giác nữa, mà đã trở thành sóng tình, sóng trong lòng tác giả, sóng của người con gái đang yêu. Sóng và bờ giờ đây như có thầ, nó được thổi hồn, mang ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu. Sóng không còn là “ Sóng gợn Trường Giang … “ trong thơ Huy Cận, mà đã thành sóng tình, sục sôi trong lòng người đang yêu. Qua hình ảnh bài thơ, ta thấy một Xuân Quỳnh trong tình yêu, vừa táo bạo chủ động, vừa đằm thắm thủy chung, một nét đẹp rất truyền thống của người dân Việt Nam. Đã có bao cuộc tình, dù khó khăn cách trở như Thúy Kiều - Kim Trọng, họ phải xa cách, gặp bao nhiêu khó khăn trong tình yêu, nhưng cuối cùng họ vẫn vượt qua, và tìm được nhau, như “ hữu duyên thiên lí năng tương ngộ “, Xuân Quỳnh luôn tin vào cái gì đó, như sức mạnh vô hình trong tình yêu. Không gian là vậy, tác giả lại trăn trở trước cuồng quay của thời gian
“ Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn trôi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn trôi về xa “
Câu thơ thể hiện một nét rất nữ tính trong tình yêu. Cuộc đời tuy dài thế, nhưng dài là bao lâu ? Thời gian thi vẫn hàng ngày trôi qua. Cuộc đời tuy dài thế, biển kia tuy rông đến mấy, nhưng cũng làm sao lứu kéo được thời gian, thanh xuân vẫn dần trôi qua, làm sao có thể giữ lại. Đây là nỗi trăn trở của Xuân Quỳnh, cũng là tiếng lòng của bao người con gái đang yêu khác. Mặc dù dẫu cho yêu hết mình, một lòng son sắc, nhưng cuộc đời thì ngắn ngủi làm sao sống mãi trong tình yêu. Vì thế Xuân Quỳnh đã khao khát
“ Làm sa được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Để ngàn năm con vỗ
Giữa biển lớn tình yêu “
Khao khát đó lớn dần, như muốn phá tan không gian và thời gian, muốn được tan ra hòa quyện trong tình yêu đó. Không chờ đợi đối phương đáp trả, vẫn mãnh liệt, ào ạt tình thương. Người ta có nói, trong tình yêu lắm ích kỉ, hẹp hòi, nhưng với Xuân Quỳnh không hề có một sự ích kỉ hẹp hòi nào, mốt sự hi sinh, một khao khát được hòa quyện vào biển lớn tình yêu. Khao khát ấy thật hợp lý ki họ đang đắm chìm trong tình yêu thương. Xuân Quỳnh hiểu được, chỉ như vậy thì tình yêu mới bền vững tồn tại mãi mới thời gian.
Một Xuân Quỳnh nhẹ nhàng đằm thắm, một Xuân Quỳnh khiến người khác nể phục khi trong tình yêu, dám yêu hế mình, dám hy sinh, dám khao khát và mơ mộng. Qua bài thơ Sóng nói chung và ba khổ thơ cuối bài thơ nói riêng, ta thấy một Xuân Quỳnh đầy chất thơ lãng mạn, một nhà thơ tài năng trong phong trào thơ ca của kho tàng dân tộc Việt Nam. Với giọng điệu nhẹ nhàng, lúc mxnh liệt, đoi khi sâu lắng , ba khổ thơ cuối đã cho ta thấy, một tâm hồn trăn trở, khao khát yêu thương gắn bó. Một tình yêu đẹp, lãng mạn, sự hy sinh trong tình yêu của tác giả.
Trên đây là những bài cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Sóng hay nhất. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Top 7 bài phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ hay nhất
Lời chúc Giáng sinh Merry Christmas
Lời chúc mừng đám cưới hay và ý nghĩa năm 2024| Thơ mừng đám cưới
Những câu đố Giáng sinh hay nhất 2024
Stt Giáng sinh hay và chất 2024
Bài thuyết trình an toàn giao thông mới nhất 2024 (7 mẫu)
Công thức tính diện tích tam giác (cập nhất mới nhất 2024)
Những bài thơ Noel hay nhất
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Top 15 bài phân tích Thương vợ của Tú Xương hay nhất
- Top 11 bài phân tích Vội vàng của Xuân Diệu
- Cảm nhận bài thơ Vội vàng hay nhất
- Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng siêu hay
- Cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng hay chọn lọc
- Phân tích khổ cuối bài Vội vàng
- Cảm nhận khổ thơ cuối bài Vội vàng
- Phân tích Vội vàng khổ 1 hay nhất
- Phân tích Vội vàng khổ 2 siêu hay
- Kết bài Vội vàng hay chọn lọc
- Mở bài Vội vàng siêu hay
- Phân tích bài thơ Tự tình siêu hay
- Top 10 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
- Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
- Top 10 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
- Top 11 bài phân tích đoạn 3 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 2 Tây Tiến hay chọn lọc
- Cảm nhận đoạn 3 Tây Tiến hay nhất
- Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến hay nhất
- Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây tiến hay nhất
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến
- Phân tích Việt Bắc hay nhất chọn lọc
- Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc siêu hay
- Phân tích Câu cá mùa thu hay chọn lọc
- Phân tích Nhàn hay nhất
- Phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích tâm trạng nhân vật Liên hay và xúc tích
- Cảm nhận cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn hay chọn lọc
- Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong tác phẩm Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ hay nhất
- Tóm tắt Hai đứa trẻ siêu hay
- Kết bài Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích nhân vật An Dương Vương đầy đủ nhất
- Phân tích nhân vật ông Hai hay nhất
- Phân tích Làng Kim Lân đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích Chiếc lược Ngà chọn lọc nhất
- Cảm nhận Câu cá mùa thu hay nhất
- Phân tích bài thơ Tỏ lòng hay nhất
- Cảm nhận về Tiểu đội xe không kính hay nhất
- Phân tích Bài ca ngất ngưởng hay nhất
- Phân tích Đoàn thuyền đánh cá hay nhất
- Phân tích bài thơ Đất nước hay chọn lọc
- Phân tích Cảnh ngày hè hay nhất
- Phân tích bài thơ Đồng chí hay nhất
- Phân tích Sóng đầy đủ và chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
- Phân tích khổ 5 6 bài Sóng hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích 3 khổ cuối bài Sóng hay chọn lọc
- Cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Sóng hay nhất
- Mở bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng Sóng hay nhất
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng
- Phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng siêu hay
- Phân tích khổ 5 6 7 bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Bếp lửa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ về mẹ hay nhất
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Phân tích Hạnh phúc của một tang gia hay nhất
- Phân tích Người lái đò sông Đà hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng hay nhất
- Tóm tắt Lặng lẽ Sapa ngắn gọn xúc tích
- Tóm tắt Chí Phèo ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù
- Phân tích nhân vật Chí Phèo ngắn gọn
- Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
- Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích truyện ngắn Chí Phèo hay sâu sắc
- Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo siêu hay
- Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo sâu sắc nhất
- Cảm nghĩ về tình bạn hay chọn lọc
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang siêu hay
- Thuyết minh về hoa mai ngày Tết siêu hay
- Thuyết minh về cây hoa đào hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Ánh trăng siêu hay
- Thuyết minh về cây bút bi siêu hay
- Hãy kể về 1 kỉ niệm sâu sắc trong lòng em (10 mẫu)
- Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam hay nhất
- Phân tích Độc Tiểu Thanh kí siêu hay
- Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học
- Thuyết minh về cái phích nước siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc nón lá hay chọn lọc
- Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến siêu hay
- Viết đoạn văn về bạn thân bằng tiếng Anh
- Cảm nghĩ về mùa xuân siêu hay
- Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước siêu hay
- Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền siêu hay
- Thuyết minh về cái quạt siêu hay
- Thuyết minh về cái kính hay nhất
- Kể về một người thân của em hay nhất
- Thuyết minh về thể thơ lục bát hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc cặp sách siêu hay
- Kể về một việc tốt mà em đã làm
- Vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế (7 mẫu)
- Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du siêu hay
- Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết hay chọn lọc
- Tả cảnh mùa xuân hay chọn lọc
- Bài văn kể về mẹ hay nhất
- Thuyết minh về bánh chưng hay và ngắn gọn
- Phân tích Vợ chồng A Phủ cực hay
- Cảm nhận Vợ chồng A Phủ siêu hay
- Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân hay nhất
- Tóm tắt Vợ chồng A Phủ hay nhất
- Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị cực hay
- Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ hay chọn lọc
- Cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
- Top 37 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ hay
- Phân tích nhân vật A Phủ hay chọn lọc
- Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
- Cảm nhận nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân siêu hay
- Cảm nhận của em về sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân
- Vợ chồng A Phủ: tác giả, tác phẩm
- Phân tích Phú sông Bạch Đằng siêu hay
- Phân tích Lưu biệt khi xuất dương hay nhất
- Phân tích Hầu trời siêu hay
- Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích Vợ nhặt hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ hay nhất
- Phân tích nhân vật Thị siêu hay
- Tóm tắt Vợ nhặt ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
- Mở bài Vợ nhặt hay nhất
- Kết bài Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt
- Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận của anh chị về nhân vật Tràng trong đoạn trích sáng hôm sau
- Cảm nhận về khát vọng sống của người Vợ nhặt (3 mẫu)
- Phân tích nhân vật Tràng sáng hôm sau
- Phân tích đoạn 3 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích đoạn 2 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Sơ đồ tư duy Bình Ngô đại cáo
- Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo hay nhất
- Phân tích Bình ngô đại cáo đoạn 4 siêu hay
- Cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích Chiều tối hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Chiều tối siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Chiều tối hay chọn lọc
- Nghị luận văn học Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu cuối bài Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu đầu bài Chiều tối siêu hay
- Top 17 mẫu mở bài Chiều tối siêu hay
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối
- Top 14 mẫu nghị luận về vấn đề bạo lực học đường hay nhất
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Nhớ Rừng hay chọn lọc
- Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi hay chọn lọc
- Phân tích Tràng Giang hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Tràng giang siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Tràng Giang hay chọn lọc
- Phân tích khổ 1 Tràng Giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang siêu hay
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang
- Phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
- Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết hay chọn lọc
- Mẫu bài viết số 5 lớp 7 đầy đủ 5 đề
- Phân tích bài thơ Ông đồ hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng cây xà nu hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Quê hương lớp 8
- Thuyết minh về cây tre siêu hay
- Nghị luận về tinh thần tự học hay chọn lọc
- Phân tích người đàn bà hàng chài siêu hay
- Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa hay chọn lọc
- Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất
- Cảm nhận về nhân vật người đàn bà làng chài hay nhất
- Phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng hay nhất
- Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Top 29 mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa hay sâu sắc
- Phân tích người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
- Phân tích nhân vật Phùng siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Những đứa con trong gia đình
- Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận của em về ước nguyện của tác giả trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
- Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn siêu hay
- Viết đoạn văn ngắn về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước
- Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Phương Định hay chọn lọc
- Nghị luận về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về bệnh vô cảm siêu hay
- Phân tích bài thơ Sang thu hay chọn lọc
- Thuyết minh về một món ăn siêu hay
- Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội
- Phân tích bài thơ Từ ấy khổ 1 siêu hay
- Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay chọn lọc
- Viết bài tập làm văn số 6 lớp 8 hay chọn lọc
- Phân tích 12 câu đầu Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên
- Mở bài Trao duyên siêu hay
- Phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên hay chọn lọc
- Cảm nhận 8 câu thơ cuối bài Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu giữa đoạn trích Trao duyên siêu hay
- Phân tích Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong Trao duyên
- Phân tích Chí khí anh hùng siêu hay
- Cảm nhận khổ 1 bài Nói với con siêu hay
- Nghị luận xã hội về tinh thần lạc quan
- Phân tích nhân vật Trương Phi hay chọn lọc
- Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó hay chọn lọc
- Giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước siêu hay
- Nghị luận Đây thôn Vĩ Dạ siêu hay
- Phân tích bài thơ Ngắm trăng siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công
- Thuyết minh về một lễ hội ở địa phương em
- Chứng minh câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên
- Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công siêu hay
- Suy nghĩ về những người không chịu thua số phận siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn hay và ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách siêu hay
- Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn (3 mẫu)
- Nghị luận về nghiện game siêu hay
- Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng siêu hay
- Giải thích Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
- Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm siêu hay
- Nghị luận khuyên bạn học tập chăm chỉ hơn
- Nghị luận về lòng nhân ái hay sâu sắc
- Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước siêu hay
- Nghị luận về đồng cảm và chia sẻ siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Người trong bao siêu hay
- Nghị luận về trang phục và văn hóa hay chọn lọc
- Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lênin học học nữa học mãi
- Hãy nói không với các tệ nạn xã hội siêu hay
- Nghị luận tình thương là hạnh phúc của con người siêu hay
- Nghị luận về lòng bao dung hay chọn lọc
- Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn (4 mẫu)
- Văn mẫu Văn học là tình thương - Bài viết số 7 lớp 8 đề 2
- Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng
- Đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực siêu hay
- Nghị luận nói lời hay làm việc tốt ứng xử đẹp là những nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay
- Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn chọn lọc
- Nghị luận sống giản dị giúp ta tìm thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về dịch Covid19 siêu hay
- Nghị luận học đi đôi với hành siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Trình bày suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
- Phân tích 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú
- Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh
- Nghị luận về ước mơ siêu hay
- Viết đoạn văn về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về lời cảm ơn siêu hay
- Đọc hiểu: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi
- Nghị luận về lối sống có trách nhiệm siêu hay
- Các bài văn nghị luận xã hội lớp 9
- Nghị luận về tác dụng của việc đọc sách siêu hay
- Nghị luận ý nghĩa của cuộc sống hòa bình siêu hay
- Nghị luận về sống cống hiến hay chọn lọc
- Tóm tắt bài Cổng trường mở ra siêu hay
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Tóm tắt bài Sống chết mặc bay ngắn gọn
- Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ siêu hay
- Tóm tắt văn bản Tôi đi học siêu hay
- Tóm tắt văn bản Lão Hạc ngắn gọn
- Phân tích nhân vật chị Dậu hay chọn lọc
- Phân tích Vào phủ chúa Trịnh hay chọn lọc
- Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
- Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
- Nghị luận về sống đẹp siêu hay
- Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê ngắn gọn
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên
- Thuyết minh về cái kéo siêu hay
- Văn học dân gian là gì?
- Soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngắn nhất
- Tóm tắt Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu siêu hay
- Đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước hay chọn lọc
- Đoạn văn về tình mẫu tử lớp 8 hay chọn lọc
- Thuyết minh về con trâu siêu hay
- Phân tích Tuyên ngôn độc lập siêu hay
- Ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên siêu hay
- Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về một lối sống lành mạnh
- Thuyết minh về con mèo hay chọn lọc
- Thuyết minh về đồ dùng học tập siêu hay
- Cảm nghĩ về đêm trăng Trung thu siêu hay
- Nghị luận về rác thải nhựa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương siêu hay
- Cách trình bày đoạn văn: Diễn dịch - quy nạp - song hành - móc xích - tổng phân hợp
- Soạn văn 8 Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Phân tích Chiếu cầu hiền siêu hay
- Nghị luận xã hội về tính tự ti và tự phụ siêu hay
- Phân tích nhân vật Đăm Săn siêu hay
- Soạn bài Khóc Dương Khuê
- Trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa siêu hay
- Viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình siêu hay
- Soạn Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em sau khi học văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát siêu hay
- Phân tích hình tượng vua Quang Trung siêu hay
- Đoạn văn về bạo lực học đường siêu hay
- Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Tóm tắt đoạn trích Uy-lít-xơ trở về hay chọn lọc
- Biểu cảm về thầy cô siêu hay
- Biểu cảm về cây phượng siêu hay
- Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng
- Cảm nghĩ về ngôi trường em đang học cấp 2 siêu hay