Top 7 mẫu cảm nhận về bài thơ Nhàn hay nhất
Cảm nhận bài thơ Nhàn
- 1. Dàn ý cảm nhận bài Nhàn ngắn gọn
- 2. Sơ đồ tư duy cảm nhận bài thơ Nhàn
- 3. Dàn ý cảm nhận bài thơ Nhàn chi tiết
- 4. Cảm nhận về bài thơ Nhàn mẫu 1
- 5. Cảm nhận về bài thơ Nhàn mẫu 2
- 6. Cảm nhận bài thơ Nhàn mẫu 3
- 7. Cảm nhận về bài thơ Nhàn ngắn gọn mẫu 1
- 8. Cảm nhận về bài thơ Nhàn ngắn gọn mẫu 2
- 9. Cảm nhận về bài thơ Nhàn ngắn gọn mẫu 3
Cảm nhận của em về bài thơ Nhàn là tài liệu văn mẫu lớp 10 hay giúp các em biết cách làm bài cảm nhận bài thơ Nhàn hay nhất. Sau đây là nội dung chi tiết các bài cảm nhận về bài thơ Nhàn chọn lọc, mời các bạn cùng tham khảo.
Bài thơ Nhàn là một trong những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Bài thơ Nhàn đã thể hiện được quan điểm sống của ông là hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. Bố cục của bài thơ Nhàn bao gồm 4 phần về hoàn cảnh sống của tác giả cho đến triết lý sống “nhàn”. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ các bài văn cảm nhận về bài thơ Nhàn hay và chi tiết sẽ giúp bạn đọc hiểu và cảm nhận rõ hơn về tác phẩm Nhàn.
1. Dàn ý cảm nhận bài Nhàn ngắn gọn
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đa tài, sống trong xã hội đầy bất công ông suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống con người, quyết cầm bút lên để chiến đấu với gian tà.
- “Nhàn” là bài thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện rõ quan niệm sống của tác giả.
II. Thân bài
- Hai câu đề:
“Một mai/một cuốc/một cần câu
Thơ thẩn dầu ai/ vui thú nào”
+ Nhịp điệu những câu thơ đầu tạo cảm giác thư thái, ung dung
+ Bằng cách sử dụng những vật dụng quen thuộc của người dân lao động cho thấy cảnh nghèo khó nhưng an nhàn, thanh bình biết bao.
+ Tâm trạng của nhà thơ là tâm trạng của một kẻ sĩ “an bần lạc đạo” vượt lên trên nỗi lo lắng bon chen của đời thường để tìm đến thú vui của ẩn sĩ.
- Câu thực:
+ Cách sử dụng phép đối: dại >< khôn, nơi vắng vẻ >< chốn lao xao cho thấy được sự khác nhau giữa lối sống của tác giả và người đời thường. Ông cho rằng nơi vắng vẻ là nơi thôn quê yên bình ở đó không còn bon chen chốn quan trường, đây mới thực là cuộc sống.
+ Cách xưng hô “ta”, “người”
>>>> Hai về tương phản làm nổi bật ý nghĩa, nhân mạnh phương châm, quan niệm sống của tác giả khác với thông thường. Đồng muốn ngầm ý phê phán thói đời, thói người, và thể hiện cái cao ngạo của kẻ sĩ.
- Hai câu luận:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
+ Cuộc sống giản dị không cần những thứ giàu sang hào nhoáng chỉ là sản vật từ nhiên nhiên “măng trúc” “giá” -> Thấy được cuộc sống an nhàn, đạm bạc thanh cao, lối sống hòa nhập với thiên nhiên của tác giả.
+ Cái thú sống an nhàn ẩn dật, những con người có nhân cách cao đẹp khi sống trong thời loạn lạc ấy để giữ được phẩm giá cốt cách của mình chỉ có cách cáo quan về ẩn dật, an lòng với cảnh nghèo khó, sống chan hòa với thiên nhiên với vũ trụ.
- Hai câu kết:
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
Xem nhẹ lẽ đời sống sa hoa phú quý, ông ngậm ngùi coi đó như một giấc chiêm bao.
Lối sống thanh cao vượt lên trên lẽ đời thường
III. Kết luận
- Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm sống vui thú với lao động, hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, xa lánh vòng danh lợi.
2. Sơ đồ tư duy cảm nhận bài thơ Nhàn
3. Dàn ý cảm nhận bài thơ Nhàn chi tiết
a) Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) là một nhà thơ lớn của dân tộc thế kỉ XVI sống trong xã hội đầy bất công, luôn suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống con người và quyết cầm bút lên để chiến đấu với gian tà.
+ Bài thơ Nhàn là một trong những bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện rõ vẻ đẹp cuộc sống và vẻ đẹp nhân cách cũng như quan niệm sống của tác giả.
b) Thân bài
* Khái quát về bài thơ
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ là bài số 73 trong tập thơ Nôm “Bạch Vân Quốc ngữ thi” ra đời sau khi tác giả cáo quan về ở ẩn.
- Giá trị nội dung: Bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
* Phân tích hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
- điệp số từ "một" : một mình, lẻ loi
- mai, cuốc, cần câu : những vật dụng quen thuộc, đơn giản, thô sơ của người dân lao động dùng để đào đất, xới đất, câu cá.
-> Hình ảnh người nông dân đang điểm lại công cụ làm việc của mình và mọi thứ đã sẵn sàng, dù một mình nhưng tác giả vẫn vui tươi.
- “Thơ thẩn”: ung dung, tự tại, chăm chú, tỉ mẩn
- “dầu ai”: mặc cho ai
-> Sự khác biệt trong sở thích, lối sống của tác giả: Mặc cho ai có cách vui thú nào, ta cứ thơ thẩn giữa cuộc đời này, sống theo cách riêng của ta, ung dung, thảnh thơi.
=> Cụ Trạng trở về sống giữa chốn thôn quê để hòa hợp với tự nhiên như một lão nông chi điền nghèo khó nhưng an nhàn, thanh bình.
* Phân tích hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
"Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao"
- Nghệ thuật đối: "ta" với "người", "khôn" với "dại", "vắng vẻ" với "lao xao" -> sự đối lập về cách chọn nơi sống, niềm vui của Nguyễn Bỉnh Khiêm với người đời
+ “Nơi vắng vẻ” : nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi.
+ “Chốn lao xao” : nơi quan trường, chốn giành giật tư lợi, sang trọng, tấp nập ngựa xe, quyền quý, kẻ hầu người hạ, bon chen, luồn lọt, hãm hại nhau.
-> Ông tự nhận mình là dại, cho người là khôn nhưng thực chất đó là cách nói ngược, hàm ý
-> Theo tác giả, dại thực chất là khôn bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an nhiên, thanh thản. Khôn thực chất là dại bởi chốn quan trường con người không được sống là chính mình.
=> Cách nói ngầm dại khôn của Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất phát từ trí tuệ, thể hiện sự tự tin đầy bản lĩnh của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
=> Quan niệm sống “lánh đục tìm trong”.
* Phân tích hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà
"Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao"
- "măng trúc", "giá" : những thức ăn "cây nhà lá vườn" dân dã quen thuộc do chính tác giả làm ra.
- "tắm hồ sen", "tắm ao" : tác giả cũng tắm hồ, tắm ao như bao người dân quê.
-> Sự giản dị, đạm bạc trong ăn uống và sinh hoạt, có sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.
- Sự xuất hiện của bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông
=> Sự hài lòng với cuộc sống giản dị, đạm bạc mà thanh cao, tự do, thoải mái, hòa quyện với thiên nhiên suốt 4 mùa của tác giả.
* Phân tích hai câu kết: Triết lí sống nhàn
"Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao"
- Điển tích giấc mộng đêm hòe của Thuần Vu Phần -> phú quý chỉ là một giấc chiêm bao.
- “nhìn xem” : một thế đứng cao hơn, dường như đã tiên liệu ngay từ khi chọn lối sống của một người tự cho mình là “dại” -> Cái nhìn của một bậc đại nhân đại trí, ông nhìn phú quý bằng ánh mắt coi thường, khinh bỉ, không đáng để ông suy nghĩ, bận tâm tới.
=> Tác giả tìm đến rượu để say để chiêm bao và để nhận ra rằng cuộc sống công danh phú quý chỉ như một giấc mơ dưới gốc cây hòe thoảng qua vô nghĩa, cái vĩnh hằng bất biến còn mãi với thời gian là chính là vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp nhân cách của con người.
=> Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sống hòa hợp với thiên nhiên, xa lánh những vinh hoa quyền quý thoát khỏi vòng danh lợi với tâm hồn thanh thản, thư thái.
* Đặc sắc nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Ngôn ngữ giản dị hàm súc giàu tính triết lí
- Cách ngắt nhịp linh hoạt độc đáo
- Nghệ thuật đối, điệp, liệt kê, từ láy
- Sử dụng điển tích điển cố
- Cách nói ngược nghĩa đùa vui hóm hỉnh.
c) Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung bài thơ Nhàn
- Nêu cảm nhận của em về bài thơ.
4. Cảm nhận về bài thơ Nhàn mẫu 1
Có thể nói rằng với bài thơ Nhàn được sáng tác trong hoàn cảnh tác giả về quê ở ẩn. Chữ “nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện được thái độ sống, một triết lí sống của tác giả được bộc lộ rõ ràng rất. Với bài thơ mang bốn triết lí sâu sắc gói gọn trong chữ “nhàn” lúc này đây dường như cũng đã được phân chia bố cục chặt chẽ. Mở đầu bài thơ tác giả viết một câu kể như sau:
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dàu ai vui thú nào
Người đọc có thể thấy được ngay hai câu mở tạo ấn tượng đầu tiên với điệp ngữ “một” được lặp lại ba lần ở trong một dòng thơ mang tính chất liệt kê các sự vật quen thuộc đó chính là hình ảnh “mai”, “cuốc”, “cần câu” và đây chính là những vật dụng rất đỗi quen thuộc mang bóng dáng nhà nông cứ vô cùng chân chất vừa mang bóng dáng của một tao nhân mặc khách vậy. Không cần nói nhiều mà chỉ cần vậy thôi là chúng ta cũng hoàn toàn có thể cảm nhận được đây chính là cuộc sống nhàn nhã của nhân vật trữ tình. Khi được kết hợp với điệp ngữ sử dụng đó là từ “một” là từ láy “thơ thẩn” tất cả miêu tả được trạng thái của tác giả. Chính với dáng người ung dung thoải mái, thêm vào đó là một trạng thái tâm hồn thanh nhàn an nhiên không vướng bận chút bụi trần.
Có thể nhận thấy được câu thơ như một lời thách thức của tác giả đối với người đời, và cho dù ai vui thú nào đi chăng nữa thì ta đây vẫn vui thú an nhàn, vui cuộc sống thôn quê nhất. Cũng chính từ những lời thách thức đó dường như cũng đã ại toát lên được phong thái thật thanh thản trong tâm hồn và thật vui thứ điền viên của một lão nông.
Khi đọc đến với hai câu thực tiếp theo đã khái quát chân dung nhân vật trữ tình và triết lí “nhàn” của thi nhân đã thể hiện qua câu:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Không khó khi nhận thấy được sự đối lập giữa các nhân vật trong hai câu thơ thể hiện đó chính là “nơi vắng vẻ” và chốn quê thật thanh bình vô cùng ăn nhà và vô lo vô nghĩ. Thực sự đó chính là tâm hồn của con người luôn luôn hòa nhập cùng với thiên nhiên. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm thì “Chốn lao xao” cũng được ám chỉ đến nơi quan trường với những vòng danh lợi, ghen ghét và sự đố kỵ nữa. Và phải chăng tác giả “dại” cho nên ông mới tìm nơi thôn quê, còn người đời “khôn” tìm đến chốn quan trường. Thế nhưng thực chất ngược lại, xét trong câu thơ, “dại” có nghĩa là khôn, và từ “khôn” có nghĩa là dại. Người đọc có thể nhận thấy được chính lối nói ngược mang ý nghĩa mỉa mai: người khôn mà chọn chốn lao xao đầy rẫy những tham lam, dục vọng, luôn luôn phải suy nghĩ đắn đo, và ta như cảm nhận thấy được như thế liệu có sung sướng? Người đọc có thể nhận thấy được chính với phép đối hai câu thơ thực mang nghĩ mỉa mai chế giễu lũ người kia chỉ biết lao đầu vào tham vọng, chính vào vòng danh lợi. Còn đối với tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm ông dường như cũng đã phủ nhận vòng danh lợi ấy bằng cách thể hiện quan điểm, khí chất thanh cao trong sạch. Bài thơ “Nhàn” ở đây chính là cuộc sống thanh cao, tránh xa vòng danh lợi.
Không những tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng luôn luôn chọn cuộc sống thanh cao, tránh xa tham vọng, tác giả cũng lại còn hòa nhập với thiên nhiên. Khi đọc đến hai câu luận cũng đã gợi mở cho người đọc về một cuộc sống vô cùng bình dị của nhân vật trữ tình.
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Chắc chẳng ai ai cũng sẽ biết măng, tre, trúc, giá được xem chính là đồ ăn dân dã từ thiên nhiên rất dễ tìm thấy. Những món ăn này dường như cũng đã gắn liền với cuộc sống của nhà nghèo nơi thôn dã đậm đà vị quê. Người ta cũng thấy được đây là những món ăn quen thuộc trong đời sống. Còn với câu thơ:
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Câu thơ như đã phác họa hình ảnh quen thuộc ở làng quê, lối sinh hoạt dân dã. Khi trở về với thiên nhiên trở về với làng xóm. Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm thực sự hòa mình với thôn quê thuần hậu, người đọc có thể nhận thấy được cuộc sống thanh đạm, một cuộc sống dường như cũng đã mang lại thú vui an nhàn, thảnh thơi mùa nào thức đấy. Thực sự đó là một cuộc sống được nhiều người ngưỡng mộ mà chẳng mấy ai có được. Người đọc có thể nhận thấy được với chính cảnh sinh hoạt đời thường ấy đã thể hiện sự đồng điệu nhịp bước của thiên nhiên, đồng thời là của con người. Chắc hẳn rằng hắn như phải sống hết mình, sống hòa hợp với thiên nhiên mới có sự đồng điều kì diệu như vậy.
Người đọc có thể nhận thấy được cũng chính từ những thứ sinh hoạt đời thường ở những câu thơ trên thì đến với hai câu kết, tác giả đúc kết tinh thần, triết lí sống cao đẹp nhất qua hai câu thơ:
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
Tác giả có sử dụng điển tích “cội cây” như mang được ngụ ý muốn nói rằng phú quý công danh là thứ phù phiếm và đồng thời cũng chỉ là áng phù vân trôi nổi có rồi lại mất nhử một giấc mơ mà thôi. Và thông qua đây ta có thể nhận thấy đây cũng chính là một thái độ rất đáng trọng bởi Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sống trong thời đại mà chế độ phong kiến bắt đầu khủng hoảng. Trong xã hội đó khi nền tảng đạo đức nho giáo bị phá vỡ, rạn nứt và thực sự đó là thời đại mà con người lấy tiền làm thước đo cho mọi giá trị khác.
Tóm lại bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa triết lí và trữ tình thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân cách ẩn sĩ Nguyễn bỉnh Khiêm. Đồng thời tác phẩm cũng chính là một tâm hồn yêu thiên nhiên, hòa mình cùng thiên nhiên, tác giả như phủ nhận danh lợi. Bài thơ “Nhàn” cũng mang một triết lí sống đẹp đẽ đáng nể, làm gương cho bao thế hệ mai sau nữa.
5. Cảm nhận về bài thơ Nhàn mẫu 2
Nền văn học trung đại đồ sộ đã mang đến cho chúng ta nhiều áng thơ hay, mang giá trị lớn lao. Trong số đó, không thể không nhắc đến bài thơ “Nhàn” của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ đề cao triết lí sống thanh cao của những vị danh nhơ đương thời:
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chỗ lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao”
Câu thơ đầu mở ra những hình ảnh quen thuộc: “mai, cuốc, cần câu” đều là những công cụ gắn liền với thôn dã, làm hiện lên nhân vật trữ tình với tư thế của một lão nông biết đến ruộng vườn, nhất định không phải tư thế đạo mạo của một bậc đại nho. Câu thơ ngắt nhịp thoải mái, sử dụng lặp lại từ “một” khiến lời thơ vang lên như một tiếng sấm rạch ròi, chứng tỏ nhà thơ đón lấy cuộc sống hết sức vui sướng, niềm vui vì được làm điều mình thích. “Thơ thẩn” là trạng thái ung dung, nhàn nhã, thoải mái, tác giả cảm thấy tự tin vì sự lựa chọn của mình. “Ai” là đại từ phiếm chỉ, khẳng định người khác có thú vui riêng và tác giả cũng vậy. Hai câu đầu khẳng định nhàn không phải là lánh đời mà là sự lựa chọn cho mình có một không gian sống mà mình thấy thích thú, tự do tự tại
Hai câu đầu là lối sống tự do tự tại, hòa mình vào cuộc sống chung thì hai câu sau là sự lí giải sâu sắc về sự lựa chọn ấy:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
“Ta” là nhà thơ, “người” là ai, chắc chắn không phải là thiên hạ mà là những kẻ ham công danh lợi lộc. Hai câu thơ có thể hiểu nơi vắng vẻ không phải là nơi lánh đời mà là nơi bản thân mình cảm thấy thích thú, sống thoải mái khác hẳn với chốn quan trường. Chốn thiên nhiên nơi đây là nơi thích hợp nhất để Nguyễn Bỉnh Khiêm tránh xa thói đời ô tạp, để giữ cho tâm hồn mình luôn trong sáng và thanh sạch hơn. Bằng cách nói ngược “dại” mà thực chất là “khôn”, còn “khôn” nhưng thực chất lại là “dại”, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sáng suốt lựa chọn lối sống đối lập với bao người, thoái khỏi chốn lợi danh, ganh đua để sống an nhiên và tự tại. Cách nói nhún nhường, khiêm tốn của bậc đại nho là lối ứng xửa minh triết của một bậc chân nho:
“Dụng chi tắc hành
Xa chi tắc tàng”
(Dùng thì sẽ ắt nên công,
Nếu mà từ khước, hư không chẳng còn)
Nhàn là trở về với cuộc sống tự nhiên, thoát khỏi vòng ganh đua lợi lộc, thói tục, không bị vướng vào tiền tài, địa vị và giữ cho tâm hồn mình luôn khoáng đạt bởi:
“Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”
Mùa nào thì gắn với sự vật ấy, đều có sẵn trong tự nhiên không phải vất vả kiếm tìm. Đây là hình ảnh của cuộc sống tự cung tự cấp nhưng vẫn hết sức đủ đầy và vui vẻ. Phải chăng tác giả đã đan xen vào đó triết lí vô vi của đạo gi: Không làm gì can thiệp vào quy luật của tự nhiên mà để chúng tự phát triển, đề nghị con người có lối sống thuần theo tự nhiên hay sao? Thức ăn có sẵn trong tự nhiên tuy đạm bạc nhưng không phải là món ăn khoái khẩu, nhưng lại là cái nhàn thanh cao chứ không phải cái nhàn tục của hạng người phú quý, biếng nhác. Vì vậy câu thơ nghe nhẹ bẫng mà thanh thản, lâng lâng một niềm vui, cái nhẹ tênh của một cuộc sống không cần gắng gượng.
Tuy nhiên đến với cuộc sống nhàn phần nào cũng bởi đời ô trọc mà thôi. Có vẻ nhà thơ nhàn mà chưa thực sự nhàn, vẫn nhắc đến chuyện công danh:
“Rượu đến cội cây ta vẫn uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”
Hai câu thơ sử dụng điển Thuần Phong Vũ, thể hiện một cái nhìn bi quan về công danh khi thấy chúng chỉ tựa như một giấc chiêm bao, là áng phù vân, không có giá trị đích thực, không có ý nghĩa. Bởi vậy từ đó thi gia muốn nói con người coi thường phú quý, đứng cao hơn phú quý và không làm nô lệ cho nó. Với cái nhìn như thế, tác giả đã hoàn toàn quay lưng vào công danh, lấy nhàn làm chân lí sống. Vần thơ của cụ Nguyễn có sức cảnh tình với con người cần phải sáng suốt trước lợi lộc trước mắt.
Tóm lại, “Nhàn” đề cao một nhân cách sống, một lối sống thanh cao, tránh xa lợi lộc tầm thường, hướng đến lối sống thiện tâm. Tuy nhiên, đặt trong hoàn cảnh thời đại mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đang sống, đó không phải là một giải pháp tốt để có thể cải tạo và thay đổi xã hội.
6. Cảm nhận bài thơ Nhàn mẫu 3
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam: Lê – Mạc xưng hùng, Trịnh – Nguyễn phân tranh. Trong những chấn động làm rạn nứt những quan hệ nền tảng của chế độ phong kiến, ông vừa vạch trần những thế lực đen tối làm đảo lộn cuộc sống nhân dân, vừa bảo vệ trung thành cho những giá trị đạo lí tốt đẹp qua những bài thơ giàu chất triết lí về nhân tình thế thái, bằng thái độ thâm trầm của bậc đại nho. Nhàn là bài thơ Nôm nổi tiếng của nhà thơ nêu lên quan niệm sống của một bậc ẩn sĩ thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi.
Nhà thơ đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức nho giáo để bộc lộ quan niệm sống của mình. Những suy ngẫm ấy gắn kết với quan niệm đạo lí của nhân dân, thể hiện một nhân sinh quan lành mạnh giữa thế cuộc đảo điên. Nhàn là cách xử thế quen thuộc của nhà nho trước thực tại, lánh đời thoát tục, tìm vui trong thiên nhiên cây cỏ, giữ mình trong sạch. Hành trình hường nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong quy luật ấy, tìm về với nhân dân, đối lập với bọn người tầm thường bằng cách nói ngụ ý vừa ngông ngạo, vừa thâm thúy.
Cuộc sống nhàn tản hiện lên với bao điều thú vị.
“Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
Ngay trước mắt người đọc sẽ hiện lên một Nguyễn Bỉnh Khiêm thật dân dã trong cái bận rộn giống như một lão nông thực thụ. Nhưng đó là cả một cách chọn lựa thú hưởng nhàn cao quý của nhà nho tìm về cuộc sống “ngư, tiều, canh, mục” như một cách đối lập dứt khoát với các loại vui thú khá, nhằm khẳng định ý nghĩa thanh cao tuyệt đối từ cuộc sống đậm chất dân quê này! Dáng vẻ thơ được phác họa trong câu thơ độc đáo, mang lại vẻ ung dung bình thản của nhà thơ trong cuộc sống nhàn tản thật sự. Thực ra, sự hiện diện của mai, cuốc, cần câu chỉ là một cách tô điểm cho cái thơ thẩn khác đời của nhà thơ mà thôi. Những vật dụng lao động quen thuộc của người bình dân trở thành hiện thân của cuộc sống không vướng bận lo toan tục lụy. Đằng sau những liệt kê của nhà thơ, ta nhận ra những suy nghĩ của ông không tách rời quan điểm thân dân của một con người chọn cuộc đời ẩn sĩ làm lẽ sống của riêng mình. Trạng Trình đã nhìn thấy từ cuộc sống của nhân dân chứa đựng những vẻ đẹp cao cả, một triết lí nhân sinh vững bền.
Đó cũng là cơ sở giúp nhà thơ khẳng định một thái độ sống khác người đầy bản lĩnh.
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao”
Hai câu thực là một cách phân biệt rõ ràng giữa nhà thơ với những ai, những vui thú nào về ranh giới nhận thức cũng như chỗ đứng giữa cuộc đời. Phép đối cực chuẩn đã tạo thành hai đối cực: một bên là nhà thơ xưng ta một cách ngạo nghề, một bên là người, một bên là dại của ta, một bên là khôn của người, một nơi vắng vẻ với một chốn lao xao. Đằng sau những đối cực ấy là những ngụ ý tạo thành phản đề khẳng định cho thái độ sống của Nguyễn Bĩnh Khiêm. Bản thân nhà thơ nhiều lần đã định nghĩa dại – khôn bằng cách nói ngược này. Bởi vì người đời lấy lẽ dại – khôn để tính toán, tranh giành thiệt hơn, cho nên thực chất dại – khôn là thói thực dạng ích kỉ làm tầm thường con người, cuốn con người vào dục vọng thấp hèn. Mượn cách nói ấy, nhà thơ chứng tỏ được một chỗ đứng cao hơn và đối lập với bọn người mờ mắt vì bụi phù hoa giữa chốn lao xao. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chủ động trong việc tìm nơi vắng vẻ – không vướng bụi trần. Nhưng không giống lối nói ngược của Khuất Nguyên thuở xưa “Người đời tỉnh cả, một minh ta say” đầy u uất, Trạng Trình đã cười cợt vào thói đời bằng cái nhếch môi lặng lẽ mà sâu cay, phê phán vào cả một xã hội chạy theo danh lợi, bằng tư thế của một bậc chính nhân quân tử không bận tâm những trò khôn – dại. Cũng vì thế, nhà thơ mới cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của cuộc sống nhàn tản:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
Khác hẳn với lối hưởng thụ vật chất đắm mình trong vinh hoa, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thụ hưởng những ưu đãi của một thiên nhiên hào phóng bằng một tấm lòng hòa hợp với tự nhiên. Tận hưởng lộc từ thiên nhiên bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, nhà thơ cũng được hấp thụ tinh khí đất trời để gột rửa bao lo toan vướng bận riêng tư. Cuộc sống ấy mang dấu ấn lánh đời thoát nét gần gũi với triết lí “vô vi” của đạo Lão. “Thoát tục” của đạo Phật. Nhưng gạt sang một bên những triết lí siêu hình, ta nhận ra con người nghệ sĩ đích thực của Nguyễn Bỉnh Khiêm, hòa hợp với tự nhiên một cách sang trọng bằng tất cả cái hồn nhiên trong sạch của lòng mình. Không những thế, những hình ảnh măng trúc, giá, hồ sen còn mang ý nghĩa biểu tượng gắn kết với phẩm chất thanh cao của người quân tử, sống không hổ thẹn với lòng mình. Hòa hợp với thiên nhiên là một Tuyết Giang Phu Tử đang sống đúng với thiên lương của mình. Quan niệm về chữ Nhàn của nhà thơ được phát triển trọn vẹn bằng sự khẳng định:
“Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”
Mượn điển tích một cách rất tự nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói lên thái độ sống dứt khoát đoạn tuyệt với công danh phú quý. Quan niệm ấy vốn dĩ gần với đạo Lão – Trang, có phần yếm thế tiêu cực, nhưng đặt trong thời đại nhà thơ đang sống lại bộc lộ ý nghĩa tích cực. Cuộc sống của những kẻ chạy theo công danh phú quý vốn dĩ ông căm ghét và lên án trong rất nhiều bài thơ về nhân tình thế thái của mình:
“Ơ thể mới hay người bạc ác,
Giàu thì tìm đến, khó thì lui”
(Thói đời)
Phú quý đi với chức quyền đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là cuộc sống của bọn người bạc ác thủ đoạn, giẫm đạp lên nhau mà sống. Bọn chúng là bầy chuột lớn gây hại nhân dân mà ông vô cùng căm ghét và lên án trong bài thơ ‘‘Tăng thử” (Ghét chuột) của mình. Bởi thế, có thể hiểu thái độ nhìn xem phú quý tựa chiêm bao cũng là cách nhà thơ chọn lựa con đường sống gần gũi, chia sẻ với nhân dân. Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của người bình dân đáng quý đáng trọng vì đem lại sự thanh thản cũng như giữ cho nhàn cách không bị hoen ố vẩn đục trong xã hội chạy theo thế lực kim tiền. Cội nguồn triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn liền với quan niệm sống lành vững tốt đẹp của nhân dân.
Bài thơ “Nhàn” bao quát toàn bộ triết lí, tình cảm, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bộc lộ trọn vẹn một nhân cách của bậc đại ẩn tìm về với thiên nhiên, với cuộc sống của nhân dân để đối lập một cách triệt để với cả một xã hội phong kiến trên con đường suy vong thối nát. Bài thơ là kinh nghiệm sống, bản lĩnh cứng cỏi của một con người chân chính.
7. Cảm nhận về bài thơ Nhàn ngắn gọn mẫu 1
Có thể nói rằng với Nhàn là bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Bỉnh Khiêm về quê ở ẩn. Chữ “nhàn” của ông đã thể hiện được thái độ sống, một triết lí sống vô cùng rõ ràng. Và triết lí ấy được gói gọn chỉ trong một chữ “nhàn”.
Mở đầu bài thơ tác giả viết một câu kể như sau:
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta có thể thấy được ngay hai câu thơ mở đầu tạo ấn tượng đầu tiên với điệp ngữ “một” được lặp lại ba lần ở trong một câu thơ. Nó không chỉ mang tính chất liệt kê các sự vật quen thuộc đó chính là hình ảnh “mai”, “cuốc”, “cần câu” mà còn là những vật dụng rất đỗi quen thuộc mang bóng dáng nhà nông vô cùng chân chất vừa mang bóng dáng của một “Tao nhân mặc khách ngâm nga” vậy. Đó chính là một hình dáng ung dung thoải mái, thêm vào đó là một trạng thái tâm hồn thanh nhàn an nhiên không vướng bận chút bụi trần.
Có thể nhận thấy được câu thơ như một lời thách thức của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với người đời, và cho dù ai vui thú nào đi chăng nữa thì ta đây vẫn vui thú an nhàn, vui cuộc sống thôn quê nhất. Cũng chính từ những lời thách thức đó dường như cũng đã toát lên được phong thái thật thanh thản trong tâm hồn và thật vui thú điền viên của một lão nông già.
Khi đọc đến với hai câu thực tiếp theo đã khái quát chân dung nhân vật trữ tình và triết lí “nhàn” của thi nhân đã thể hiện qua câu:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Không khó khi nhận thấy được sự đối lập giữa các nhân vật trong hai câu thơ thể hiện đó chính là “nơi vắng vẻ” và chốn quê thật thanh bình vô cùng an nhàn, vô lo vô nghĩ. Thực sự đó chính là tâm hồn của con người luôn luôn hòa nhập cùng với thiên nhiên. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm thì “chốn lao xao” cũng được ám chỉ đến nơi quan trường với những vòng danh lợi, ghen ghét và sự đố kỵ nữa. Và phải chăng tác giả “dại” cho nên ông mới tìm nơi thôn quê, còn người đời “khôn” tìm đến chốn quan trường.
Nhưng xét trong vần thơ này lại hoàn toàn ngược lại, “dại” có nghĩa là khôn, và từ “khôn” có nghĩa là dại. Bạn có thể nhận thấy được chính lối nói ngược mang ý nghĩa mỉa mai: người khôn mà chọn chốn lao xao đầy rẫy những tham lam, dục vọng, luôn luôn phải suy nghĩ đắn đo, khiến cuộc sống luôn vội vã. Hai câu thực như mang nghĩa mỉa mai chế giễu lũ người kia chỉ biết lao đầu vào tham vọng, chính vào vòng danh lợi. Còn đối với tác giả thì ông dường như cũng đã phủ nhận vòng danh lợi ấy bằng cách thể hiện quan điểm, khí chất thanh cao trong sạch.
Qua 4 câu thơ ta cũng thấy rõ rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lựa chọn cuộc sống thanh cao, hòa nhập với thiên nhiên và tránh xa tham vọng. Khi đọc đến hai câu luận cũng đã gợi mở cho người đọc về một cuộc sống vô cùng bình dị của nhân vật trữ tình.
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Măng, tre, trúc, giá được xem chính là đồ ăn dân dã từ xa xưa mà con người ta vẫn thường ăn. Nó gắn liền với cuộc sống thôn quê chất phác và hết sức quen thuộc trong đời sống. Còn với câu thơ:
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Câu thơ khiến ta nhớ về những hình ảnh quen thuộc ở làng quê, về cái lối sinh hoạt dân dã. Khi trở về với thiên nhiên trở về với làng xóm. Tác giả thực sự hòa mình với thôn quê thuần hậu, người đọc có thể nhận thấy được cuộc sống thanh đạm, một cuộc sống dường như cũng đã mang lại thú vui an nhàn, thảnh thơi mùa nào thức đấy. Thực sự đó là một cuộc sống được nhiều người ngưỡng mộ mà chẳng mấy ai có được. Chỉ là một cảnh sinh hoạt đời thường đơn giản nhưng nó lại thể hiện sự đồng điệu nhịp bước của thiên nhiên, đồng điệu với con người.
Cũng chính từ những thứ sinh hoạt đời thường này tác giả đã đến với hai câu kết, với sự đúc kết tinh thần, triết lí sống cao đẹp nhất:
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
Điển tích “cội cây” xuất hiện như mang được ngụ ý muốn nói rằng phú quý công danh là thứ phù phiếm và đồng thời cũng chỉ là áng phù vân trôi nổi có rồi lại mất như một giấc mơ mà thôi. Và qua đây ta có thể nhận thấy đây cũng chính là một thái độ rất đáng trọng bởi tác giả đã sống trong thời đại mà chế độ phong kiến bắt đầu khủng hoảng. Trong xã hội đó khi nền tảng đạo đức nho giáo bị phá vỡ, rạn nứt và thực sự đó là thời đại mà con người lấy tiền làm thước đo cho mọi giá trị khác.
Tóm lại, Nhàn đã thể hiện rõ sự kết hợp hài hòa giữa triết lí và trữ tình thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân cách ẩn sĩ Nguyễn bỉnh Khiêm. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện rõ một tâm hồn yêu thiên nhiên, hòa mình cùng thiên nhiên, phủ nhận danh lợi, làm gương cho bao thế hệ mai sau nữa.
8. Cảm nhận về bài thơ Nhàn ngắn gọn mẫu 2
Nền văn học trung đại đồ sộ đã mang đến cho chúng ta nhiều áng thơ hay, mang giá trị lớn lao. Trong số đó, không thể không nhắc đến bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, một bài thơ đề cao triết lí sống thanh cao của những vị danh nho đương thời:
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao”
Câu thơ đầu mở ra những hình ảnh quen thuộc: “mai, cuốc, cần câu” đều là những công cụ gắn liền với thôn dã, làm hiện lên nhân vật trữ tình với tư thế của một lão nông biết đến ruộng vườn, nhất định không phải tư thế đạo mạo của một bậc đại nho. Câu thơ ngắt nhịp thoải mái, sử dụng lặp lại từ “một” khiến lời thơ vang lên như một tiếng sấm rạch ròi, chứng tỏ nhà thơ đón lấy cuộc sống hết sức vui sướng, niềm vui vì được làm điều mình thích. “Thơ thẩn” là trạng thái ung dung, nhàn nhã, thoải mái, tác giả cảm thấy tự tin vì sự lựa chọn của mình. “Ai” là đại từ phiếm chỉ, khẳng định người khác có thú vui riêng và tác giả cũng vậy. Hai câu đầu khẳng định nhàn không phải là lánh đời mà là sự lựa chọn cho mình có một không gian sống mà mình thấy thích thú, tự do tự tại
Hai câu đầu là lối sống tự do tự tại, hòa mình vào cuộc sống chung thì hai câu sau là sự lí giải sâu sắc về sự lựa chọn ấy:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
“Ta” là nhà thơ, “người” là ai, chắc chắn không phải là thiên hạ mà là những kẻ ham công danh lợi lộc. Hai câu thơ có thể hiểu nơi vắng vẻ không phải là nơi lánh đời mà là nơi bản thân mình cảm thấy thích thú, sống thoải mái khác hẳn với chốn quan trường. Chốn thiên nhiên nơi đây là nơi thích hợp nhất để Nguyễn Bỉnh Khiêm tránh xa thói đời ô tạp, để giữ cho tâm hồn mình luôn trong sáng và thanh sạch hơn. Bẳng cách nói ngược “dại” mà thực chất là “khôn”, còn “khôn” nhưng thực chất lại là “dại”, tác giả đã sáng suốt lựa chọn lối sống đối lập với bao người, thoát khỏi chốn lợi danh, ganh đua để sống an nhiên và tự tại.
Nhàn là trở về với cuộc sống tự nhiên, thoát khỏi vòng ganh đua lợi lộc, thói tục, không bị vướng vào tiền tài, địa vị và giữ cho tâm hồn mình luôn khoáng đạt bởi:
“Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”
Mùa nào thì gắn với sự vật ấy, đều có sẵn trong tự nhiên không phải vất vả kiếm tìm. Đây là hình ảnh của cuộc sống tự cung tự cấp nhưng vẫn hết sức đủ đầy và vui vẻ. Phải chăng tác giả đã đan xen vào đó triết lí vô vi của đạo giáo : Không làm gì can thiệp vào quy luật của tự nhiên mà để chúng tự phát triển, đề nghị con người có lối sống thuận theo tự nhiên hay sao? Thức ăn có sẵn trong tự nhiên tuy đạm bạc nhưng không phải là món ăn khoái khẩu, nhưng lại là cái nhàn thanh cao chứ không phải cái nhàn tục của hạng người phú quý, biếng nhác. Vì vậy câu thơ nghe nhẹ bẫng mà thanh thản, lâng lâng một niềm vui, cái nhẹ tênh của một cuộc sống không cần gắng gượng.
Tuy nhiên đến với cuộc sống nhàn phần nào cũng bởi đời ô trọc mà thôi. Có vẻ nhà thơ nhàn mà chưa thực sự nhàn, vẫn nhắc đến chuyện công danh:
“Rượu đến cội cây ta vẫn uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”
Hai câu thơ sử dụng điển Thuần Phong Vũ, thể hiện một cái nhìn bi quan về công danh khi thấy chúng chỉ tựa như một giấc chiêm bao, là áng phù vân, không có giá trị đích thực, không có ý nghĩa. Bởi vậy từ đó thi gia muốn nói con người coi thường phú quý, đứng cao hơn phú quý và không làm nô lệ cho nó. Với cái nhìn như thế, tác giả đã hoàn toàn quay lưng vào công danh, lấy nhàn làm chân lí sống. Vần thơ của cụ Nguyễn có sức cảnh tình với con người cần phải sáng suốt trước lợi lộc trước mắt.
Bài thơ “Nhàn” đề cao một nhân cách sống, một lối sống thanh cao, tránh xa lợi lộc tầm thường, hướng đến lối sống thiện tâm. Tuy nhiên, đặt trong hoàn cảnh thời đại mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đang sống, đó không phải là một giải pháp tốt để có thể cải tạo và thay đổi xã hội.
9. Cảm nhận về bài thơ Nhàn ngắn gọn mẫu 3
Nguyễn Bỉnh Khiêm không những là một ông quan thanh liêm và có học vấn uyên thâm, nhưng vì sống trong cảnh quan trường có nhiều bất công cho nên ông đã cáo quan về ở ẩn. Ông lựa chọn một nơi an nhàn, thảnh thơi nơi thôn quê và bài thơ “Nhàn” là một bài thơ viết về những tháng ngày tác giả ở ẩn. Bài thơ đã thể hiện được tiếng lòng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về một cuộc sống nhiều niềm vui có biết bao nhiêu an nhàn và thanh thản nơi đồng quê.
Bài thơ Nhàn đã thể hiện được một tâm hồn tràn ngập niềm vui và sự thanh tịnh trong tâm hồn tác giả, với những cảm xúc thanh nhàn chính là tinh thần chủ đạo của bài thơ.
Một mai một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Nguyễn Bỉnh Khiêm thật tài tình khi đã sử dụng điệp từ “một” để có thể vẽ lên trước mắt người đọc một khung cảnh bình dị, đơn sơ nơi quê nghèo. Tác giả cho dù là một mình nhưng không hề đơn độc một chút nào. Ông sử dụng hai câu thơ toát lên sự thanh tịnh của tâm hồn và êm đềm của thiên nhiên ở vùng quê Bắc Bộ mới đẹp làm sao. Hình ảnh cuốc và cần câu đã gợi lại cho chúng ta một sự mộc mạc, một sự chất phác của một lão nông tri điền vui thú điền viên. Thực sự đây cũng là mong ước của biết bao nhiêu người ở thời kỳ phong kiến ngày xưa thế nhưng không phải ai cũng có thể bỏ được chốn quan trường. Từ “thơ thẩn” đã gợi được một cuộc sống cứ đủng đỉnh, ung dung tự tại. Ông đã rời chốn quan trường về với thôn quê.
Đọc đến hai câu thơ thực tiếp theo trong bài thơ Nhàn dường như lại càng khắc họa rõ nét hơn chân dung của một lão nông Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Với câu thơ này chúng ta có thể xem là tuyên ngôn sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong những năm tháng sau khi cáo quan về ở ẩn. Ở đây Nguyễn Bỉnh Khiêm lại tự nhận mình “dại” khi tìm nơi vắng vẻ để sống. Thế nhưng đây là cái dại này cũng đã khiến nhiều người ghen tị và ngưỡng mộ. Tác giả thật rất khéo léo trong việc dùng từ ngữ độc đáo, đồng thời cũng đã lột tả được hết phong thái của ông. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cho rằng những người chọn chốn quan trường là những người “khôn”. Đây chính là một cách khen rất tinh tế, khen mà chê, cũng có thể là khen mình và chê người. Thêm vào đó người đọc nhận thấy được tứ thơ ở hai câu này dường như hoàn toàn đối lập nhau từ ngôn ngữ đến dụng ý khái niệm về “dại” – “khôn”, “vắng vẻ” – “lao xao”. Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm về nơi vắng vẻ để ở liệu đây có phải là trốn tránh trách nhiệm với nước hay không? Với thời thế như vậy thì ông tìm đến nơi vắng vẻ, tránh xa vòng danh lợi chốn quan trường thì khi đó con người mới sống thật là chính mình được. Thực sự có thể nhận thấy được đây là một cốt cách thanh cao, một tâm hồn đáng ngưỡng mộ.
Hai câu thơ luận cũng đã khiến cho người đọc về cuộc sống bình dị, giản đơn và thanh cao của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Chỉ sử dụng một cặp câu đã lột tả hết tất cả cuộc sống sinh hoạt và thức ăn hằng ngày của “lão nông nghèo”. Cứ mùa nào đều tương ứng với thức ăn đấy, tuy những món ăn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không có sơn hào hải vị nhưng những thức ăn có sẵn này dường như lại đậm đà hương vị quê nhà. Tất cả như đã khiến tác giả an phận và hài lòng.
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
Bài thơ khép lại bởi hai câu thơ triết lý này cũng đã đúc rút được về quan điểm, cách nhìn nhận của Nguyễn Bỉnh Khiêm về cuộc sống về vinh hoa. Đối với ông thì vinh hoa, phú quý như một giấc chiêm bao đến rồi đi.
Với vẻn vẹn 8 câu thơ, bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khiến người đọc ngưỡng mộ và khâm phục cốt cách, tinh thần và phong thái của một vị quan không màng danh lợi, chi mong yên ổn khi về già.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
- Ngày:
Tham khảo thêm
6 mẫu phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang siêu hay
Câu đối Tết Quý Mão 2023 hay nhất
Câu chúc Tết 2024 hay nhất
(Tuần 1) Đáp án thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024
Lời chúc mừng sinh nhật bạn thân hay và ý nghĩa
Lời chúc mừng năm mới hay và ý nghĩa 2023
Tranh vẽ về đề tài giáng sinh đẹp nhất 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương7 Mẫu quyết định khen thưởng 2024 mới nhất
Cách viết quyết định khen thưởng (7 mẫu)
- Top 15 bài phân tích Thương vợ của Tú Xương hay nhất
- Top 11 bài phân tích Vội vàng của Xuân Diệu
- Cảm nhận bài thơ Vội vàng hay nhất
- Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng siêu hay
- Cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng hay chọn lọc
- Phân tích khổ cuối bài Vội vàng
- Cảm nhận khổ thơ cuối bài Vội vàng
- Phân tích Vội vàng khổ 1 hay nhất
- Phân tích Vội vàng khổ 2 siêu hay
- Kết bài Vội vàng hay chọn lọc
- Mở bài Vội vàng siêu hay
- Phân tích bài thơ Tự tình siêu hay
- Top 10 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
- Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
- Top 10 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
- Top 11 bài phân tích đoạn 3 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 2 Tây Tiến hay chọn lọc
- Cảm nhận đoạn 3 Tây Tiến hay nhất
- Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến hay nhất
- Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây tiến hay nhất
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến
- Phân tích Việt Bắc hay nhất chọn lọc
- Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc siêu hay
- Phân tích Câu cá mùa thu hay chọn lọc
- Phân tích Nhàn hay nhất
- Phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích tâm trạng nhân vật Liên hay và xúc tích
- Cảm nhận cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn hay chọn lọc
- Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong tác phẩm Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ hay nhất
- Tóm tắt Hai đứa trẻ siêu hay
- Kết bài Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích nhân vật An Dương Vương đầy đủ nhất
- Phân tích nhân vật ông Hai hay nhất
- Phân tích Làng Kim Lân đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích Chiếc lược Ngà chọn lọc nhất
- Cảm nhận Câu cá mùa thu hay nhất
- Phân tích bài thơ Tỏ lòng hay nhất
- Cảm nhận về Tiểu đội xe không kính hay nhất
- Phân tích Bài ca ngất ngưởng hay nhất
- Phân tích Đoàn thuyền đánh cá hay nhất
- Phân tích bài thơ Đất nước hay chọn lọc
- Phân tích Cảnh ngày hè hay nhất
- Phân tích bài thơ Đồng chí hay nhất
- Phân tích Sóng đầy đủ và chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
- Phân tích khổ 5 6 bài Sóng hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích 3 khổ cuối bài Sóng hay chọn lọc
- Cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Sóng hay nhất
- Mở bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng Sóng hay nhất
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng
- Phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng siêu hay
- Phân tích khổ 5 6 7 bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Bếp lửa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ về mẹ hay nhất
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Phân tích Hạnh phúc của một tang gia hay nhất
- Phân tích Người lái đò sông Đà hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng hay nhất
- Tóm tắt Lặng lẽ Sapa ngắn gọn xúc tích
- Tóm tắt Chí Phèo ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù
- Phân tích nhân vật Chí Phèo ngắn gọn
- Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
- Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích truyện ngắn Chí Phèo hay sâu sắc
- Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo siêu hay
- Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo sâu sắc nhất
- Cảm nghĩ về tình bạn hay chọn lọc
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang siêu hay
- Thuyết minh về hoa mai ngày Tết siêu hay
- Thuyết minh về cây hoa đào hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Ánh trăng siêu hay
- Thuyết minh về cây bút bi siêu hay
- Hãy kể về 1 kỉ niệm sâu sắc trong lòng em (10 mẫu)
- Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam hay nhất
- Phân tích Độc Tiểu Thanh kí siêu hay
- Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học
- Thuyết minh về cái phích nước siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc nón lá hay chọn lọc
- Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến siêu hay
- Viết đoạn văn về bạn thân bằng tiếng Anh
- Cảm nghĩ về mùa xuân siêu hay
- Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước siêu hay
- Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền siêu hay
- Thuyết minh về cái quạt siêu hay
- Thuyết minh về cái kính hay nhất
- Kể về một người thân của em hay nhất
- Thuyết minh về thể thơ lục bát hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc cặp sách siêu hay
- Kể về một việc tốt mà em đã làm
- Vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế (7 mẫu)
- Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du siêu hay
- Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết hay chọn lọc
- Tả cảnh mùa xuân hay chọn lọc
- Bài văn kể về mẹ hay nhất
- Thuyết minh về bánh chưng hay và ngắn gọn
- Phân tích Vợ chồng A Phủ cực hay
- Cảm nhận Vợ chồng A Phủ siêu hay
- Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân hay nhất
- Tóm tắt Vợ chồng A Phủ hay nhất
- Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị cực hay
- Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ hay chọn lọc
- Cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
- Top 37 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ hay
- Phân tích nhân vật A Phủ hay chọn lọc
- Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
- Cảm nhận nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân siêu hay
- Cảm nhận của em về sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân
- Vợ chồng A Phủ: tác giả, tác phẩm
- Phân tích Phú sông Bạch Đằng siêu hay
- Phân tích Lưu biệt khi xuất dương hay nhất
- Phân tích Hầu trời siêu hay
- Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích Vợ nhặt hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ hay nhất
- Phân tích nhân vật Thị siêu hay
- Tóm tắt Vợ nhặt ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
- Mở bài Vợ nhặt hay nhất
- Kết bài Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt
- Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận của anh chị về nhân vật Tràng trong đoạn trích sáng hôm sau
- Cảm nhận về khát vọng sống của người Vợ nhặt (3 mẫu)
- Phân tích nhân vật Tràng sáng hôm sau
- Phân tích đoạn 3 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích đoạn 2 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Sơ đồ tư duy Bình Ngô đại cáo
- Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo hay nhất
- Phân tích Bình ngô đại cáo đoạn 4 siêu hay
- Cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích Chiều tối hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Chiều tối siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Chiều tối hay chọn lọc
- Nghị luận văn học Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu cuối bài Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu đầu bài Chiều tối siêu hay
- Top 17 mẫu mở bài Chiều tối siêu hay
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối
- Top 14 mẫu nghị luận về vấn đề bạo lực học đường hay nhất
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Nhớ Rừng hay chọn lọc
- Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi hay chọn lọc
- Phân tích Tràng Giang hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Tràng giang siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Tràng Giang hay chọn lọc
- Phân tích khổ 1 Tràng Giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang siêu hay
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang
- Phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
- Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết hay chọn lọc
- Mẫu bài viết số 5 lớp 7 đầy đủ 5 đề
- Phân tích bài thơ Ông đồ hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng cây xà nu hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Quê hương lớp 8
- Thuyết minh về cây tre siêu hay
- Nghị luận về tinh thần tự học hay chọn lọc
- Phân tích người đàn bà hàng chài siêu hay
- Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa hay chọn lọc
- Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất
- Cảm nhận về nhân vật người đàn bà làng chài hay nhất
- Phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng hay nhất
- Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Top 29 mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa hay sâu sắc
- Phân tích người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
- Phân tích nhân vật Phùng siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Những đứa con trong gia đình
- Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận của em về ước nguyện của tác giả trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
- Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn siêu hay
- Viết đoạn văn ngắn về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước
- Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Phương Định hay chọn lọc
- Nghị luận về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về bệnh vô cảm siêu hay
- Phân tích bài thơ Sang thu hay chọn lọc
- Thuyết minh về một món ăn siêu hay
- Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội
- Phân tích bài thơ Từ ấy khổ 1 siêu hay
- Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay chọn lọc
- Viết bài tập làm văn số 6 lớp 8 hay chọn lọc
- Phân tích 12 câu đầu Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên
- Mở bài Trao duyên siêu hay
- Phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên hay chọn lọc
- Cảm nhận 8 câu thơ cuối bài Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu giữa đoạn trích Trao duyên siêu hay
- Phân tích Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong Trao duyên
- Phân tích Chí khí anh hùng siêu hay
- Cảm nhận khổ 1 bài Nói với con siêu hay
- Nghị luận xã hội về tinh thần lạc quan
- Phân tích nhân vật Trương Phi hay chọn lọc
- Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó hay chọn lọc
- Giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước siêu hay
- Nghị luận Đây thôn Vĩ Dạ siêu hay
- Phân tích bài thơ Ngắm trăng siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công
- Thuyết minh về một lễ hội ở địa phương em
- Chứng minh câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên
- Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công siêu hay
- Suy nghĩ về những người không chịu thua số phận siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn hay và ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách siêu hay
- Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn (3 mẫu)
- Nghị luận về nghiện game siêu hay
- Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng siêu hay
- Giải thích Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
- Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm siêu hay
- Nghị luận khuyên bạn học tập chăm chỉ hơn
- Nghị luận về lòng nhân ái hay sâu sắc
- Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước siêu hay
- Nghị luận về đồng cảm và chia sẻ siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Người trong bao siêu hay
- Nghị luận về trang phục và văn hóa hay chọn lọc
- Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lênin học học nữa học mãi
- Hãy nói không với các tệ nạn xã hội siêu hay
- Nghị luận tình thương là hạnh phúc của con người siêu hay
- Nghị luận về lòng bao dung hay chọn lọc
- Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn (4 mẫu)
- Văn mẫu Văn học là tình thương - Bài viết số 7 lớp 8 đề 2
- Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng
- Đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực siêu hay
- Nghị luận nói lời hay làm việc tốt ứng xử đẹp là những nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay
- Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn chọn lọc
- Nghị luận sống giản dị giúp ta tìm thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về dịch Covid19 siêu hay
- Nghị luận học đi đôi với hành siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Trình bày suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
- Phân tích 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú
- Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh
- Nghị luận về ước mơ siêu hay
- Viết đoạn văn về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về lời cảm ơn siêu hay
- Đọc hiểu: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi
- Nghị luận về lối sống có trách nhiệm siêu hay
- Các bài văn nghị luận xã hội lớp 9
- Nghị luận về tác dụng của việc đọc sách siêu hay
- Nghị luận ý nghĩa của cuộc sống hòa bình siêu hay
- Nghị luận về sống cống hiến hay chọn lọc
- Tóm tắt bài Cổng trường mở ra siêu hay
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Tóm tắt bài Sống chết mặc bay ngắn gọn
- Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ siêu hay
- Tóm tắt văn bản Tôi đi học siêu hay
- Tóm tắt văn bản Lão Hạc ngắn gọn
- Phân tích nhân vật chị Dậu hay chọn lọc
- Phân tích Vào phủ chúa Trịnh hay chọn lọc
- Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
- Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
- Nghị luận về sống đẹp siêu hay
- Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê ngắn gọn
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên
- Thuyết minh về cái kéo siêu hay
- Văn học dân gian là gì?
- Soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngắn nhất
- Tóm tắt Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu siêu hay
- Đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước hay chọn lọc
- Đoạn văn về tình mẫu tử lớp 8 hay chọn lọc
- Thuyết minh về con trâu siêu hay
- Phân tích Tuyên ngôn độc lập siêu hay
- Ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên siêu hay
- Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về một lối sống lành mạnh
- Thuyết minh về con mèo hay chọn lọc
- Thuyết minh về đồ dùng học tập siêu hay
- Cảm nghĩ về đêm trăng Trung thu siêu hay
- Nghị luận về rác thải nhựa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương siêu hay
- Cách trình bày đoạn văn: Diễn dịch - quy nạp - song hành - móc xích - tổng phân hợp
- Soạn văn 8 Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Phân tích Chiếu cầu hiền siêu hay
- Nghị luận xã hội về tính tự ti và tự phụ siêu hay
- Phân tích nhân vật Đăm Săn siêu hay
- Soạn bài Khóc Dương Khuê
- Trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa siêu hay
- Viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình siêu hay
- Soạn Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em sau khi học văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát siêu hay
- Phân tích hình tượng vua Quang Trung siêu hay
- Đoạn văn về bạo lực học đường siêu hay
- Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Tóm tắt đoạn trích Uy-lít-xơ trở về hay chọn lọc
- Biểu cảm về thầy cô siêu hay
- Biểu cảm về cây phượng siêu hay
- Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng
- Cảm nghĩ về ngôi trường em đang học cấp 2 siêu hay