Kết bài Vợ chồng A Phủ hay

Kết bài Vợ chồng A Phủ

Kết bài Vợ chồng A Phủ hay - Ở bài viết trước Hoatieu đã chia sẻ đến bạn đọc tổng hợp mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ hay. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc kết bài Vợ chồng A Phủ hay ngắn gọn, kết bài Vợ chồng A Phủ của học sinh giỏi, kết bài Vợ chồng A Phủ về nhân vật Mị, kết bài Vợ chồng A Phủ hay đêm tình mùa xuân, kết bài Vợ chồng A Phủ nâng cao... giúp các  bạn nắm được cách viết kết bài khi phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ, cảm nhận Vợ chồng A Phủ sao cho hay để đạt kết quả tốt nhất trong các kì thi.

Sau đây là nội dung chi tiết kết bài Vợ chồng A Phủ, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Kết bài Vợ chồng A Phủ nâng cao

Kết bài Vợ chồng A Phủ học sinh giỏi - mẫu 1

“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” (Nguyễn Minh Châu). Với hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp – nhất là sức sống tiềm tàng mãnh liệt mà không thế lực nào có thể dập tắt được.

Kết bài Vợ chồng A Phủ học sinh giỏi - mẫu 2

Qua việc khắc họa cuộc sống và số phận của những người nông dân cùng khổ: Mị, A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã mở ra bức tranh hiện thực tăm tối, ngột ngạt của người dân miền núi Tây Bắc dưới chế độ phong kiến đen tối, nơi giai cấp thống trị có thể tự do áp bức, tước đoạt đi tự do, hạnh phúc và cả quyền sống của những người dân nghèo vô tội. Quá trình vượt qua nghịch cảnh, giải phóng bản thân, đi theo cách mạng của Mị và A Phủ cũng chính là quá trình giác ngộ cách mạng của đồng bào dân tộc miền núi. Truyện ngắn không chỉ thể hiện tinh thần nhân đạo của Tô Hoài khi bênh vực, đồng cảm với số phận con người mà còn thể hiện niềm tin của tác giả vào cách mạng, khẳng định chỉ có đi theo cách mạng con người mới có thể thực sự tìm thấy tự do, phá bỏ xiềng xích áp bức để hướng đến cuộc sống hạnh phúc.

Kết bài Vợ chồng A Phủ học sinh giỏi - mẫu 3

Bằng tấm lòng gắn bó cùng vốn am hiểu sâu sắc về đời sống, văn hóa của vùng đất Tây Bắc, trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài không chỉ dựng lên bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, khoáng đạt mà còn giúp người đọc hiểu hơn về văn hóa, về cuộc sống, thân phận những người nông dân Tây Bắc trước cách mạng. Đó là những con người khốn khổ bị vây hãm, chà đạp bởi cường quyền, thần quyền: Mị, A Phủ, thế nhưng dù bị áp bức đến tận cùng thì họ vẫn mang theo niềm tin, sự sống mãnh liệt để vươn lên khỏi cái bạo tàn để giải phóng bản thân.

Kết bài Vợ chồng A Phủ học sinh giỏi - mẫu 4

Khi đi vào thể hiện cảnh ngộ bất hạnh cùng vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ, tác phẩm văn học có điều kiện để đạt tới chiều sâu nhân đạo, để khơi gợi niềm đồng cảm thiết tha ở bạn đọc. Với nhân vật Mị, Tô Hoài đã làm được điều ấy. Vợ chồng A Phủ đã xây dựng thành công một hình tượng người phụ nữ Tây Bắc với vẻ đẹp phong phú, đa dạng. Một cô Mị xinh đẹp, hồn nhiên là thế mà có những lần tìm đến cái chết để tự giải thoát. Một cô Mị dằn lòng chấp nhận kiếp sống nô lệ, tưởng chừng chai lì, mê mụ đi trong cái khổ mà vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt. Cô Mị ấy đã vùng lên cắt đứt sợi dây trói của cường quyền, thần quyền để đi tới tự do. Thành công của hình tượng này chứng tỏ sự am hiểu, niềm đồng cảm sâu sắc của Tô Hoài đối với người phụ nữ lao động miền núi Tây Bắc, chứng tỏ khả năng nắm bắt và diễn tả tài tình quá trình tâm lí phức tạp, tinh tế của cây bút văn xuôi vào loại hàng đầu trong văn học Việt Nam hiện đại.

2. Kết bài Vợ chồng A Phủ ngắn nhất

Mẫu 1

Bằng tấm lòng gắn bó cùng vốn am hiểu sâu sắc về đời sống, văn hóa của vùng đất Tây Bắc, trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài không chỉ dựng lên bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, khoáng đạt mà còn giúp người đọc hiểu hơn về văn hóa, về cuộc sống, thân phận những người nông dân Tây Bắc trước cách mạng. Đó là những con người khốn khổ bị vây hãm, chà đạp bởi cường quyền, thần quyền: Mị, A Phủ, thế nhưng dù bị áp bức đến tận cùng thì họ vẫn mang theo niềm tin, sự sống mãnh liệt để vươn lên khỏi cái bạo tàn để giải phóng bản thân.

Mẫu 2

Khép lại truyện ngắn Vợ chồng A Phủ với hình ảnh A Phủ và Mị đỡ nhau lao xuống dốc như thoát khỏi cái ách cùm đã đè nặng trên vai họ bấy lâu nay. Một cuộc sống mới tươi đẹp đang chờ đón họ, cuộc sống của sự tự do không còn áp bức. Dù đã ra đời từ rất lâu rồi nhưng tác phẩm Vợ chồng A Phủ vẫn giữ vẹn nguyên nét đẹp nhân văn của nó, tố cáo tầng lớp bóc lột và đòi lại quyền được sống, được hạnh phúc của những người dân vùng núi Tây Bắc nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.

3. Kết bài Vợ chồng A Phủ hay đêm tình mùa xuân

Kết bài Vợ chồng A Phủ trong đêm tình mùa xuân - mẫu 1

Mùa xuân rồi cũng qua đi nhưng sức sống tiềm tàng trong Mị đã được khơi dậy và chờ dịp bùng lên. Với nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật tinh tế Tô Hoài đã đem đến cho nhân vật một hướng đi, một cuộc đời mới. Đó cũng chính là giá trị nhân văn cao đẹp của tác phẩm. Đồng thời cũng cho thấy tài năng của Tô Hoài cùng những đóng góp của ông cho văn học Việt Nam.

Kết bài Vợ chồng A Phủ trong đêm tình mùa xuân - mẫu 2

Qua nghệ thuật miêu tả tâm lí cùng việc sử dụng ngôn ngữ giản dị, thông dụng, Tô Hoài dường như đã vẽ lên trước mắt người đọc hình ảnh một người con gái mạnh mẽ, tuy đã bị vùi dập, tưởng chỉ còn cái xác không hồn nhưng bên trong vẫn tiềm tàng ẩn chứa sức sống mãnh liệt, chỉ tìm cơ hội để hồi sinh, để bùng cháy.

Kết bài Vợ chồng A Phủ trong đêm tình mùa xuân - mẫu 3

Tóm lại, trong khung cảnh tăm tối, ngột ngạt, tù túng, tàn bạo, chúng ta thấy có bản năng sống đầy chất thơ của nhân vật Mị bừng sáng lên. Sức sống tiềm tàng, trẻ trung không dập tắt được của Mị là một bài ca hùng hồn về sự sống. Đồng thời cũng là một bản cáo trạng đanh thép về tội ác của bọn phong kiến, thần quyền cùng núi cao Tây Bắc.

4. Kết bài phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Kết bài phân tích Vợ chồng A Phủ - Mẫu 1

Bằng tấm lòng gắn bó cùng vốn am hiểu sâu sắc về đời sống, văn hóa của vùng đất Tây Bắc, trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài không chỉ dựng lên bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, khoáng đạt mà còn giúp người đọc hiểu hơn về văn hóa, về cuộc sống, thân phận những người nông dân Tây Bắc trước cách mạng. Đó là những con người khốn khổ bị vây hãm, chà đạp bởi cường quyền, thần quyền: Mị, A Phủ, thế nhưng dù bị áp bức đến tận cùng thì họ vẫn mang theo niềm tin, sự sống mãnh liệt để vươn lên khỏi cái bạo tàn để giải phóng bản thân.

Kết bài phân tích Vợ chồng A Phủ - Mẫu 2

"Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài là truyện ngắn có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc khi lên án thế lực cường quyền, thần quyền lạc hậu, bạo tàn ở vùng núi Tây Bắc đã đẩy con người vô tội vào tận cùng của đau khổ, đọa đầy. Đồng thời, "Vợ chồng A Phủ" cũng là tiếng nói cảm thông, trân trọng của nhà văn Tô Hoài đối với những người nông dân nghèo, bất hạnh như Mị, A Phủ. Nhà văn đồng cảm với số phận đau khổ, bị tước đoạt đi tự do, hạnh phúc đồng thời ca ngợi, trân trọng sức sống tiềm tàng bên trong những con người khốn khổ ấy.

Kết bài phân tích Vợ chồng A Phủ - Mẫu 3

Thông qua những miêu tả chi tiết về thái độ cũng như những chuyển biến tâm lí của nhân vật Mị, nhà văn Tô Hoài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đã làm nổi bật lên vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng bên trong Mị hay cũng chính là sức sống của những người nông dân nghèo vùng núi Tây Bắc. Giá trị nhân văn sâu sắc của truyện ngắn này còn thể hiện ở chỗ Tô Hoài không chỉ hướng đến phản ánh cuộc sống khổ đau của người nông dân mà còn hướng họ đến con đường "sáng" - đi theo cách mạng để giải phóng bản thân, giải phóng quê hương, đất nước.

Kết bài phân tích Vợ chồng A Phủ - Mẫu 4

Qua việc khắc họa cuộc sống và số phận của những người nông dân cùng khổ: Mị, A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã mở ra bức tranh hiện thực tăm tối, ngột ngạt của người dân miền núi Tây Bắc dưới chế độ phong kiến đen tối, nơi giai cấp thống trị có thể tự do áp bức, tước đoạt đi tự do, hạnh phúc và cả quyền sống của những người dân nghèo vô tội. Quá trình vượt qua nghịch cảnh, giải phóng bản thân, đi theo cách mạng của Mị và A Phủ cũng chính là quá trình giác ngộ cách mạng của đồng bào dân tộc miền núi. Truyện ngắn không chỉ thể hiện tinh thần nhân đạo của Tô Hoài khi bênh vực, đồng cảm với số phận con người mà còn thể hiện niềm tin của tác giả vào cách mạng, khẳng định chỉ có đi theo cách mạng con người mới có thể thực sự tìm thấy tự do, phá bỏ xiềng xích áp bức để hướng đến cuộc sống hạnh phúc.

Kết bài phân tích Vợ chồng A Phủ - Mẫu 5

Đọc Vợ chồng A Phủ, ta mới thấy được tài năng của Tô Hoài trong việc khắc hoạ tâm lí nhân vật. Mỗi hành động, mỗi cử chỉ đều gắn với những tính cách, những chuyển biến tâm lí đầy tinh vi của nhân vật được thể hiện rõ nét. Truyện đã vạch trần được những tội ác, sự bất công ngang trái của xã hội xưa, nói lên tiếng nói thương cảm của nhà văn với những người dân miền núi chịu nhiều khổ cực. Ngoài ra, Tô Hoài còn đưa đến một thông điệp về giá trị sống: Trong cực khổ, bần hàn vẫn cần cố gắng, sống và quyết tâm vươn tới những chân trời tự do, tin tưởng ở tương lai tươi đẹp.

Kết bài Vợ chồng A Phủ

5. Kết bài Vợ chồng A Phủ nhân vật Mị

Kết bài phân tích nhân vật Mị - Mẫu 1

Sự đổi đời của Mị đã tô đậm giá trị nhân đạo của truyện "Vợ chồng A Phủ". Từ tủi nhục cay đắng của kiếp con dâu gạt nợ, Mị đã vùng dậy giành được tự do, hạnh phúc. Cái hương vị cuộc đời ấy thật đáng quý và sáng giá biết bao! Tô Hoài đã dành cho nhân vật Mị sự cảm thương sâu sắc đầy tình người.

Kết bài phân tích nhân vật Mị - Mẫu 2

Chân dung ngoại hiện đến những bước ngoặt tâm lý đã đủ thấy Tô Hoài từng sống sâu sắc với nơi đây biết bao. Mị chính là một mảnh Tây Bắc sống mãi trong làng văn, sống mãi trong đời văn của người nghệ sĩ mà ta vẫn gọi là “pho từ điển sống” này.

Kết bài phân tích nhân vật Mị - Mẫu 3

Thông qua nhân vật Mị nhà văn đã thay toàn dân tố cáo cái thế lực phong kiến đã áp bức, bóc lột và chà đạp nên quyền sống cơ bản của con người. Cũng qua nhân vật ấy Tô Hoài đã ca ngợi khát vọng sống mãnh liệt, khát vọng tự do hạnh phúc của những con người nghèo khổ ấy, đồng thời thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, tình giai cấp của dân tộc Việt trong những khó khăn gian khổ.

Kết bài phân tích nhân vật Mị - Mẫu 4

Có thể nói, Mị là linh hồn của phần một trong truyện “Vợ chồng A Phủ”. Nhân vật này được Tô Hoài khắc họa bằng bút pháp cá thể hóa và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế. Qua nhân vật Mị, nhà văn đã thể hiện những tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần quan trọng làm nên sự thành công của tác phẩm.

6. Kết bài cảm nhận về nhân vật Mị

Kết bài cảm nhận về Mị - Mẫu 1

Tô Hoài đã rất tài tình trong nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật Mị. Chính ngòi bút tinh tường ấy đã dẫn lối người đọc len lỏi vào trong tâm hồn, cảm xúc của Mị, nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn của cô gái này.

Kết bài cảm nhận về Mị - Mẫu 2

Qua hình tượng nhân vật Mị, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả thực trạng cuộc sống bị áp bức, đè nén, chà đạp đến cùng cực, nhàu nát của số phận những con người nhỏ bé nơi miền núi cao Tây Bắc, tố cáo, vạch trần tội ác của bọn phong kiến nơi ấy đồng thời phát hiện nhiều phẩm chất tốt đẹp của con người tập trung ngòi bút ngợi ca sức sống tiềm tàng của họ. Đó cũng chính là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo toát lên từ nhân vật trung tâm của thiên truyện hấp dẫn này.

Kết bài cảm nhận về Mị - Mẫu 3

Thông qua hình tượng nhân vật Mị, Tô Hoài đã khắc họa rất thành công hình ảnh người phụ nữ vùng cao. Hiền lành, chất phác, yêu lao động và đặc biệt cũng rất mạnh mẽ biết vùng lên chống lại ách áp bức bóc lột tìm lại cuộc sống tự do của chính mình.

7. Kết bài phân tích nhân vật A Phủ

Kết bài phân tích nhân vật A Phủ - Mẫu 1

Bằng khả năng khắc họa nhân vật tài tình, Tô Hoài đã xây dựng được một nhân vật hết sức tiêu biểu cho những chàng trai miền Tây Bắc – A Phủ. Một chàng trai khỏe mạnh, có tài năng và cá tính mạnh mẽ. A Phủ là một biểu tượng của chàng trai núi rừng mộc mạc, chân chất. Đồng thời, xây dựng nhân vật A Phủ cũng góp phần thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện ngắn này.

Kết bài phân tích nhân vật A Phủ - Mẫu 2

Nhân vật A Phủ đã được khắc họa thành công, sở trường quan sát nhạy bén và khả năng thiên phú trong việc nắm bắt cá tính con người là hai yếu tố giúp nhà văn dựng được một hình tượng đặc sắc chỉ bằng mấy nét đơn sơ. Thông qua nhân vật A Phủ, giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm càng đậm nét.

Kết bài phân tích nhân vật A Phủ - Mẫu 3

Qua tác phẩm, tác giả Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật A Phủ với hình tượng người lao động khao khát tự do và tình yêu cuộc sống. Từ đó càng cho thấy tài năng và niềm đồng cảm sâu sắc mà tác giả dành cho những con người lao động nghèo khổ, bất hạnh.

Két bài Vợ chồng A Phủ

Kết bài phân tích nhân vật A Phủ - Mẫu 4

Bằng ngòi bút tài năng và miêu tả tinh tế của mình, Tô Hoài đã làm nổi bật được hình tượng và khí phách của A Phủ - nhân vật điển hình trong truyện. Cùng với A Phủ là Mị, dù bị áp bức nhưng họ đã phải luôn đấu tranh giành lại hạnh phúc, họ đã phải trải qua bao tủi cực, cay đắng để tự giải phóng bằng sức mạnh quật khởi của chính mình.

8. Kết bài giá trị nhân đạo tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Kết bài giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ - Mẫu 1

Với những cảnh đời éo le, với những nỗi khổ đau đến cùng cực, tưởng như mãi mãi phải chìm trong u tối, thì các nhân vật đã tỉnh ngộ, vùng dậy một cách bất ngờ và cương quyết, đó chính là thành công lớn nhất của tác phẩm và lá giá trị cao đẹp của tác phẩm. Tác giả đã có sự cảm thông sâu sắc trước nỗi đau của Mị và A Phủ, trân trọng ý thức nhân phẩm, khát vọng giải phóng và tin ở khả năng tự làm chủ trước cuộc đời của hai con người đau khổ này.

Kết bài giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ - Mẫu 2

Tóm lại "Vợ chồng A phủ" mang ý nghĩa tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Nó được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu nét đẹp tâm hồn mà hơn cả là sự hướng tới giải phóng cho con người tiêu biểu là số phận của Mị và A Phủ.

Kết bài giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ - Mẫu 3

Nhà văn đã miêu tả quá trình diễn biến nội tâm và hành động nhân vật tự nhiên và sống động. Đó cũng là quy luật tự nhiên tất yếu của sự sống. Với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã phải đi, phải nhìn, phải nghe, phải suy ngẫm, phải đào bởi bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử. Đó là tấm lòng của một nhà văn lớn luôn đứng về phía người cùng khổ để sống và viết.

9. Kết bài phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị

Kết bài sức sống tiềm tàng của Mị - Mẫu 1

Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về những người dân lao động ở vùng cao Tây Bắc. Họ hiện lên không chỉ là những con người cần cù, chịu thương chịu khó mà Tô Hoài đã phát hiện ở họ một vẻ đẹp của sức sống. Chính vì vậy vậy, ta vừa thấy ở nhân vật Mị những nét kham khổ, chịu đựng quen thuộc khi nói về người phụ nữ, nhưng ta còn bắt gặp ở Mị cả một sức sống mạnh mẽ. Và sức sống đã đã giúp Mị phá tan xiềng xích nô lệ thần quyền, phá tan xiềng xích của bọn cường hào ác bá. Có thể nói, tác phẩm là khúc ca khải hoàn về sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người.

Kết bài sức sống tiềm tàng của Mị - Mẫu 2

Bằng ngòi bút tinh vi, miêu tả những biến chuyển tâm lí nhân vật đã cho nghệ thuật thuật miêu tả tâm lí nhân vật bậc thầy của Tô Hoài. Đồng thời hai lần trỗi dậy đó cũng cho thấy sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị. Qua đó còn cho thấy nét mới trong chủ nghĩa nhân đạo của Tô Hoài, ông phát hiện, trân trọng vẻ đẹp sức mạnh tiềm tàng, mãnh liệt trong những con người khốn khổ. Đồng thời thể hiện niềm tin, sự lạc quan vào tương lai tươi sáng cho những con người có số phận bất hạnh.

Kết bài sức sống tiềm tàng của Mị - Mẫu 3

Nhân vật Mị được nhà văn Tô Hoài miêu tả và khám phá trong chiều sâu tâm hồn, trong những biến thái “thăng trầm, gấp khúc” của tâm trạng. Miêu tả thành công sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, ngòi bút nghệ thuật của Tô Hoài đã làm cho truyện ngắn Vợ chồng A Phủ sáng bừng giá trị nhân đạo. Người đọc mãi mãi thấm thía về cái giá của tình yêu tuổi trẻ và hạnh phúc, tự do.

Kết bài sức sống tiềm tàng của Mị - Mẫu 4

Đọc Vợ chồng A Phủ ta thấy Mị là bức chân dung tĩnh lặng. Hầu như trong thời gian nhà thống lí Mị chỉ nói có vài ba câu. Nhưng ẩn chứa trong tâm hồn câm lặng ấy là một sức sống mãnh liệt, một khát vọng lớn lao như mạch suối ngầm trong mắt. Tiếp xúc với Vợ chồng A Phủ ta nhớ, ta yêu một cô Mị ở Hồng Ngài càng bị đọa đày, đau khổ càng khao khát muốn vươn lên một cuộc sống tốt lành. Một cô Mị tiềm tàng sức sống mãnh liệt để có thể hiểu hơn một cô Mị du kích Phiềng Sa sau này.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
34 129.013
0 Bình luận
Sắp xếp theo