Chuyện người con gái Nam Xương soạn bài

Gợi ý soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương trong bài viết sau đây của Hoatieu sẽ giúp các bạn có thêm ý tưởng trả lời các câu hỏi soạn bài người con gái Nam Xương trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 tập 1.

Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ được viết thể loại truyền kỳ mạn lục. Sau đây là chi tiết các mẫu Chuyện người con gái Nam Xương soạn bài hay và chi tiết sẽ giúp các bạn có sự chuẩn bị tốt nhất khi học tác phẩm.

Soạn văn 9 Người con gái Nam Xương

Câu 1. Tìm bố cục của truyện.

Gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình”. Cuộc sống của Vũ Nương khi được gả về nhà Trương Sinh.

- Phần 2: Tiếp theo đến “nhưng việc trót đã qua rồi”. Sự hiểu lầm của Trương Sinh dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương.

- Phần 3. Còn lại. Vũ Nương được giải oan.

Câu 2. Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh, Vũ Nương đã bộc lộ những đức tính gì?

- Trong mối quan hệ vợ chồng hàng ngày:

Trương Sinh có tính đa nghi, phòng ngừa vợ quá mức.

Biết chồng như vậy nên luôn giữ gìn khuôn phép, vợ chồng ít khi bất hòa.
=> Một người vợ thấu hiểu.

- Trong những ngày xa chồng:

Chăm sóc con cái, mẹ chồng

Chăm sóc chu đáo khi mẹ chồng ốm: “Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”

Lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất.
=> Một người mẹ hiền, dâu thảo.

- Khi bị chồng nghi oan: Hết lời giải thích, nhưng khi bị đẩy đến bước đường cùng thì đành lựa chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch.

=> Khi đặt nhân vật vào những hoàn cảnh tình huống khác nhau, tác giả đã thể hiện được những nét tính cách tốt đẹp của nhân vật một cách chân thực và cụ thể.

Câu 3. Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? Từ đó, em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?

- Nguyên nhân trực tiếp: Do chồng nàng là Trương Sinh có tính hay ghen, đa nghi và không chịu nghe lời vợ giải thích.

- Nguyên nhân gián tiếp: Do xã hội phong kiến đã gây ra bao nhiêu bất công, phân biệt đối với người phụ nữ khiến cuộc đời, số phận của họ phải chịu nhiều bi thảm.

Câu 4. Hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và những lời đối thoại trong truyện.

- Tình huống truyện đầy bất ngờ, căng thẳng.

- Những lời trần thuật tự nhiên, chân thực.

- Những lời đối thoại đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tình huống câu chuyện, góp phần giãi bày tâm trạng của nhân vật.

Câu 5. Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện. Đưa những yếu tố kì ảo và một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

- Những yếu tố kì ảo:

Phan Lang nằm mộng cứu Linh Phi

Phan Lang được Linh Phi cứu xuống thủy cung

Vũ Nương còn sống và gặp lại Phan Lang dưới thủy cung

Trương Sinh lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về lúc hiện lúc ẩn.

- Ý nghĩa:

Tạo ra một cái kết có hậu hơn cho câu chuyện.

Thể hiện niềm cảm thương của nhà văn dành cho số phận người phụ nữ trong xã hội xưa.

Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân: người tốt sẽ được minh oan và đền đáp xứng đáng.

Soạn Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn

Câu 1. Tìm bố cục của truyện.

Gồm 3 phần:

Phần 1: Từ đầu đến “lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình”. Cuộc sống của Vũ Nương khi được gả về nhà Trương Sinh.

Phần 2: Tiếp theo đến “nhưng việc trót đã qua rồi”. Sự hiểu lầm của Trương Sinh dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương.

Phần 3. Còn lại. Vũ Nương được giải oan.

Câu 2. Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh, Vũ Nương đã bộc lộ những đức tính gì?

- Trong mối quan hệ vợ chồng hàng ngày:

Trương Sinh có tính đa nghi, phòng ngừa vợ quá mức.

Biết chồng như vậy nên luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng lần nào vợ chồng phải đến thất hoà”.
=> Một người vợ thấu hiểu, chuẩn mực.

- Trong những ngày xa chồng:

Chăm sóc con cái, mẹ chồng

Chăm sóc chu đáo khi mẹ chồng ốm: “Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”

Lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất.
=> Một người mẹ hiền, dâu thảo.

- Khi bị chồng nghi oan: Hết lời giải thích, nhưng khi bị đẩy đến bước đường cùng thì đành lựa chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch.

=> Khi đặt nhân vật vào những hoàn cảnh tình huống khác nhau, tác giả đã thể hiện được những nét tính cách tốt đẹp của nhân vật một cách chân thực và cụ thể.

Câu 3. Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? Từ đó, em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?

- Nguyên nhân trực tiếp: Do chồng nàng là Trương Sinh có tính hay ghen, đa nghi và không chịu nghe lời vợ giải thích.

- Nguyên nhân gián tiếp: Do xã hội phong kiến đã gây ra bao nhiêu bất công, phân biệt đối với người phụ nữ khiến cuộc đời, số phận của họ phải chịu nhiều bi thảm.

Câu 4. Hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và những lời đối thoại trong truyện.

Tình huống truyện đầy bất ngờ, căng thẳng.

Những lời trần thuật tự nhiên, chân thực.

Những lời đối thoại đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tình huống câu chuyện, góp phần giãi bày tâm trạng của nhân vật.

Câu 5. Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện. Đưa những yếu tố kì ảo và một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

- Những yếu tố kì ảo:

Phan Lang nằm mộng cứu Linh Phi

Phan Lang được Linh Phi cứu xuống thủy cung

Vũ Nương còn sống và gặp lại Phan Lang dưới thủy cung

Trương Sinh lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”.

- Ý nghĩa:

Kết có hậu hơn: Vũ Nương được giải oan.

Niềm cảm thương của nhà văn dành cho số phận người phụ nữ trong xã hội xưa.

Niềm tin, ước mơ của nhân dân: người tốt sẽ được minh oan và đền đáp xứng đáng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.195
0 Bình luận
Sắp xếp theo