15 mẫu phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông hay chọn lọc
Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông
- 1. Dàn ý phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông
- 2. Sơ đồ tư duy Ai đã đặt tên cho dòng sông
- 3. Mở bài gián tiếp Ai đã đặt tên cho dòng sông
- 4. Nhận định hay về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông
- 5. Phân tích vẻ đẹp của sông Hương siêu hay
- 6. Phân tích ngắn gọn vẻ đẹp của sông Hương
- 7. Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn chi tiết
- 8. Phân tích vẻ đẹp của sông Hương từ ngã ba tuần đên chân đồi Thiên Mụ
- 9. Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông học sinh giỏi
- 10. Phân tích ai đã đặt tên cho dòng sông siêu ngắn
- 11. Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn gọn mẫu 1
- 12. Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn gọn mẫu 2
- 13. Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn gọn mẫu 3
- 14. Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông chi tiết mẫu 1
- 15. Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông chi tiết mẫu 2
- 16. Phân tích bài Ai đã đặt tên cho dòng sông chi tiết mẫu 3
- 17. Phân tích sông Hương trong lòng thành phố Huế
- 18. Phân tích ai đã đặt tên cho dòng sông ở ngoại vi thành phố
- 19. Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông sông Hương ở thượng nguồn
Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông - Tổng hợp các bài văn mẫu phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông đoạn 1, phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn gọn, phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông sông Hương ở thượng nguồn, phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông nâng cao, phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông sông hương ở ngoại vi thành phố sẽ là tài liệu ôn tập đầy đủ nhất để các em học sinh tham khảo và vận dụng khi đi sâu phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Đáp án Văn THPT quốc gia 2022
- Top 6 bài cảm nhận sông Hương ở thượng nguồn siêu hay
- Top 3 bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng siêu hay
- Top 10 mẫu phân tích bài thơ Sóng đầy đủ và chọn lọc
- Vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước. Thơ văn của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ, trưc tình và sự suy tư đa chiều, lối hành văn súc tích đầy tài hoa, mang theo vốn kiến thức phong phú cả về văn hóa, lịch sử, triết học... Tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" là một trong những tác phẩm nổi bật của nhà văn, cũng là tác phẩm trọng tâm của chương trình ngữ văn lớp 12. Trong bài viết này, Hoatieu xin giới thiệu đến bạn đọc cách làm văn phân tích tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường, nghị luận ai đã đặt tên cho dòng sông, thuyết minh về tác phẩm ai đã đặt tên cho dòng sông, phân tích ai đã đặt tên cho dòng sông học sinh giỏi... giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu tham khảo để làm bài tốt hơn nhé.
1. Dàn ý phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông
I. Mở bài
Tác giả: là một người nghệ sĩ có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, là nhà văn chuyên viết về bút kí, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều.
Trích trong bút kí cùng tên, hoàn thành tại Huế, tác phẩm thể hiện vẻ đẹp nên thơ của dòng sông Hương và tình yêu thương của tác giả đối với thiên nhiên đất nước.
II. Thân bài
Ý nghĩa nhan đề: nhấn mạnh đến vẻ đẹp huyền thoại của sông Hương, khát vọng của con người muốn đẹp cái đẹp về xây đắp cho xứ Huế, gợi lòng biết ơn đến những con người khai phá vùng đất ấy.
1. Hình tượng sông Hương
a. Dòng sông thiên nhiên
Ở thượng nguồn: “bản trường ca của rừng già”, “cô gái Di gan”, “người con gái của rừng già”, “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”
Từ thượng nguồn đến Huế: sông Hương như người con gái lần đầu đến với tình yêu một mặt rất e lệ, một mặt táo bạo chủ động.
Trong lòng Huế: như một người con gái đắm say tình tứ khi bên người mình yêu, người con gái tài hoa “tài nữ đánh đàn trong đêm khuya”.
Từ biệt Huế ra biển: như một người con gái lưu luyến, thủy chung từ biệt người yêu.
Nhận xét: tác giả chủ yếu cảm nhận vẻ đẹp sông Hương từ góc độ tình yêu khiến sông Hương hiện lên như một người con gái chung tình hết lòng vì tình yêu.
b. Dòng sông lịch sử
Sông Hương là một nhân chứng lịch sử của Huế, của đất nước: “soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ”, chứng kiến những mất mát đau thương của các cuộc khởi nghĩa thế kỉ XIX, ...
Sông Hương như một công dân có ý thức trách nhiệm sâu sắc với đất nước: “biết hiến đời mình để làm nên chiến công”, ...
Là một người con gái anh hùng: cùng gắn bó với Huế qua nhiều cuộc chiến đấu anh hùng trong thời kì trung đại, đến cách mạng tháng tám cũng có những chiến công vang dội, ...
c. Dòng sông văn hóa
Sông Hương là “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”: toàn bộ âm nhạc cổ điển Huế, những bản đàn theo suốt cuộc đời Kiều và bản Tứ đại cảnh đều được sinh thành trên sông nước sông Hương.
Là người tài nữ đánh đàn trong đêm khuya: không bao giờ lặp lại trong cảm hứng của các thi nhân
Nhận xét: Sông Hương chính là người con gái phóng khoáng, chung thủy trong tình yêu,anh dũng kiên cường trong lịch sử, tài hoa sáng tạo trong âm nhạc, trong văn hóa, khiêm nhường trong đời thương. Là hiện thân cho vẻ đẹp người con gái Huế.
2. Hình tượng cái tôi tác giả
Quan sát dòng sông trên nhiều góc độ khác nhau, miêu tả dòng sông trên nhiều phương diện.
Là nhà văn có những liên tưởng, so sánh, độc đáo, lối viết tài hoa, uyên bác.
Là cái tôi nghệ sĩ có tình yêu tha thiết, say đắm với thiên nhiên Huế và đất nước.
III. Kết bài
Đánh giá nghệ thuật nổi bật: liên tưởng độc đáo, sử dụng từ ngữ đặc sắc, văn phong tao nhã, thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng sông Hương.
Qua tác phẩm ta cảm nhận được niềm tự hào tha thiết của tác giả với vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế cũng như đất nước. Nhà văn có lối hành văn mê đắm, súc tích.
2. Sơ đồ tư duy Ai đã đặt tên cho dòng sông
Tham khảo bài: Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông bằng sơ đồ tư duy
3. Mở bài gián tiếp Ai đã đặt tên cho dòng sông
Từ xa xưa những con sông trên thế gian được coi là biểu tượng của sự sinh tồn của vạn vật, của tính lưu truyền mọi dạng thể. Dòng sông gợi nhắc về một không gian với bao nhiêu phù sa bồi đắp, gợi nhắc về thời gian như nước qua cầu. Dòng sông mang biểu tượng về ý nghĩa thống nhất của sự vật, của sự kết thúc và bắt đầu. Xuôi theo dòng sông là sự tụ hội và ngược về với dòng sông chính là sự trở về với cội nguồn. Chính vì vậy mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm nên kiệt tác Ai đã đặt tên cho dòng sông thể hiện một cái tôi mê đắm, nồng cháy suy tư trước vẻ đẹp đầy quyến rũ của Hương Giang.
4. Nhận định hay về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông
1. Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường có "rất nhiều ánh lửa" (Nguyễn Tuân)
2. Anh là một người ham sống đến mê mải, sống và đi, đi để được sống, với đất nước, với nhân dân, với con người, đi say mê và say mê viết về họ... (Nguyên Ngọc)
3. Hoàng Phủ Ngọc Tường có một phong cách viết bút ký văn học của riêng mình. Thế mạnh của ông là tri thức văn học, triết học, lịch sử, địa lý sâu và rộng, gần như đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm nào và ở đâu thì ông vẫn có thể tung hoành thoải mái ngòi bút được... (Hoàng Cát)
4. Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số rất ít nhà văn viết bút ký nổi tiếng ở nước ta vài chục năm nay. Bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp dẫn người đọc ở tấm lòng nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác và chất Huế thơ huyền hoặc, quyến rũ. Đó là những trang viết tài hoa, tài tử, tài tình... (Ngô Minh)
5. Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn đạt được 7 chữ “ T” - thứ nhất là có Tâm, rồi có Tình, có Tài, có Thực Tiễn, và Trung Thực. (Tô Hoài)
5. Phân tích vẻ đẹp của sông Hương siêu hay
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về thể loại bút kí. Nét đặc sắc trong những sáng tác của ông chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình. Các tác phẩm của ông còn là sự giao hòa nhuần nhuyễn giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, lịch sử, văn hóa, địa lý,… Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa của nhà văn. Chính lối văn phong ấy, ông đã thổi hồn vào Ai đã đặt tên cho dòng sông?, làm cho tác phẩm trở thành bài bút kí xuất sắc. Trong tác phẩm này, tác giả đã chép họa nên một dòng sông Hương – một dòng sông đã đi vào thơ ca nghệ thuật như một niềm cảm hứng bất tận đối với văn nhân, nghệ sĩ – với một dáng vẻ vô cùng dịu dàng, quyến rũ khiến ai cũng phải mê đắm và vẻ đẹp của sông Hương không chỉ được lột tả qua dáng vẻ bên ngoài mà còn là độ sâu lắng của nét đẹp bên trong tâm hồn.
Khi phân tích vẻ đẹp sông Hương, ta thấy trong đoạn trích của bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông, dưới sự am hiểu sâu sắc về địa lý, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho người đọc thấy được vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên đa dạng, phong phú cùng sức quyến rũ của dòng sông Hương. Cái đẹp của dòng sông được nhìn nhận trên vẻ đẹp cảnh quan địa lý của xứ Huế và ngược lại vẻ xinh đẹp của thiên nhiên hai bên bờ sông cũng được dòng sông nâng đỡ làm nổi bật.
Sông Hương chảy qua ba đoạn lớn: chảy giữa lòng Trường Sơn, vào ngoại vi thành phố và chảy đến giữa lòng thành phố để lúc này đây dòng Hương Giang đã in bóng cái vẻ đẹp tuyệt mỹ của kinh thành Phú Xuân rồi lưu luyến khi chảy ra ngoài thành về hạ nguồn.
Phân tích vẻ đẹp sông Hương sẽ thấy không gian của núi rừng Trường Sơn đã góp phần làm cho hình ảnh sông Hương trở nên xinh đẹp. Để làm rõ điều này, tác giả đã đưa vào bài bút kí ba hình ảnh so sánh đặc biệt ấn tượng. Trước hết, sông Hương “đã là một bản trường ca của rừng già” – một hình ảnh so sánh hết sức độc lạ cho thấy cá tính của tác giả trong việc liên tưởng phong phú.
Phân tích vẻ đẹp sông Hương để thấy dòng sông này mang cái chất hào hùng, nằm giữa lòng Trường Sơn với bộ mặt hùng vĩ vừa hùng tráng cũng rất đỗi trữ tình. Trong cái nhịp chảy của sông Hương “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua từng ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”, tác giả đã sử dụng những động từ mạnh để nhấn mạnh sự hùng tráng của dòng sông.
Nhưng bên cạnh đó, dòng Hương Giang cũng chẳng kém phần trữ tình thơ mộng khi thả mình qua “những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Ngay lúc này đây, sông Hương “trở nên dịu dàng và say đắm”, mang thêm cho mình một diện mạo khác hẳn giữa rừng núi Trường Sơn đại ngàn, hùng vĩ.
Cả dòng sông tồn tại như một sinh thể mang những nét tính cách đối lập nhau nhưng cũng rất hài hòa tạo nên vẻ đẹp phong phú đa dạng, mang lại một sức sống mãnh liệt cho dòng Hương Giang ở thượng nguồn. Chưa dừng lại ở đó, cảm thấy vẫn chưa lột tả được hết vẻ đẹp, tính cách của dòng sông Hương, tác giả đã sử dụng thêm một hình ảnh so sánh đầy sáng tạo “sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”. Với hình ảnh so sánh này làm cho độc giả liên tưởng đến những cô gái du mục với những vũ khúc tình tứ cháy bỏng làm say đắm lòng người.
Phân tích vẻ đẹp sông Hương sẽ thấy dưới ngòi bút so sánh của nhà văn, dòng sông trở nên có cá tính và tâm hồn tự do, trong sáng. Chính vẻ đẹp của cấu trúc rừng núi thượng nguồn đã chế ngự sức mạnh bản năng của cô gái phóng khoáng ấy, để khi ra khỏi rừng, sông Hương dưới ngòi bút của tác giả trở thành “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”, mang một vẻ đẹp dịu dàng đầy trí tuệ, nuôi dưỡng những đứa con xứ Huế, bồi đắp nên nền văn hóa hai bên bờ sông cố đô bằng những dòng phù sa ngọt ngào.
Bằng những hình ảnh so sánh độc đáo, nhà văn đã biến sông Hương – một cảnh quan của thiên nhiên vốn vô tri vô giác nay đã trở thành một sinh thể có cảm xúc, có cá tính, biết hy sinh như một người thực thụ, để lại cho độc giả những ấn tượng vô cùng sâu sắc. Việc Hoàng Phủ Ngọc Tường tìm đến tận vùng thượng nguồn của dòng sông nơi núi rừng Trường Sơn cho thấy được sự kỳ công, lòng khám phá không ngừng, đồng thời thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận của nhà văn, quá trình lao động nghệ thuật công phu và khó nhọc của tác giả.
Hết phần chảy giữa Trường Sơn hùng vĩ, sông Hương bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc đời của mình ở vùng ngoại vi kinh thành Huế, đi qua “cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”, hết sức lãng mạn, hết sức thi vị, mang vẻ đẹp của “người gái đẹp”, trong cảm nhận của nhà văn cô gái ấy đang nằm ngủ mơ màng, đợi người tình mong đợi đến và đánh thức.
Hành trình về xuôi, hành trình chảy ra cửa biển Thuận An của sông Hương giờ đây giống như một cuộc tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đầy đam mê. Đây là hành trình của những người yêu nhau, tìm về với nhau, là hành trình của nàng công chúa đi tìm hoàng tử trong mơ của mình.
Dòng sông mang trong mình đầy đủ những sức sống mới, những vóc dáng mới, chuyển dòng một cách liên tục “vòng giữa những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm”. Khi phân tích vẻ đẹp sông Hương, ta thấy tác giả ngằm nhìn dòng sông mà liên tưởng đến “người gái đẹp” đang phô ra những đường cong quyến rũ đầy hấp dẫn của mình. Đây là dòng liên tưởng đầy sáng tạo và mạnh mẽ của nhà văn.
Sông Hương khi đi qua vùng Châu Hóa không chỉ mang vẻ đẹp mềm mại quyến rũ của người con gái mà còn mang nhiều vẻ đẹp rất đa dạng và phong phú khác. Rồi dòng sông đi qua những ngọn đồi, mặt nước phản quang thành những màu rực rỡ “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” thật kì thú, làm cho dòng Hương Giang như bức tranh nhiệm màu.
Khi đi qua những lăng tẩm, sông Hương lại trở nên trầm mặc, tạo cho độc giả có cảm giác như dòng sông đang chiêm nghiệm, thành kính suy nghĩ về lịch sử của những ông hoàng bà chúa xưa kia đã từng huy hoàng như thế nào.
Và rồi, sông Hương bỗng bừng sáng hơn khi nghe thấy âm thanh thành phố. Nhà văn thật tài tình khi sáng tác ra những hình ảnh độc đáo “chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như vầng trăng non”, rồi thì “dòng sông mềm hẳn đi như tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu” như tiếng lòng thẹn thùng, bẽn lẽn của cô gái Huế trong tình yêu đầu đời.
Phân tích vẻ đẹp sông Hương sẽ nhận thấy tác giả so sánh sông Hương như một “mặt hồ yên tĩnh”, “điệu nhảy lặng lờ của nó ngang qua thành phố” – những câu văn mang theo âm nhạc chậm chạp hòa vào lòng người đọc, du dương, mềm mại, một sự liên tưởng hết sức thú vị “sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô”, “mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với những chiếc thuyền xinh đẹp của chúng”.
Tác giả như muốn hóa mình thành con chim hải âu trôi nhanh ra biển trên chiếc thuyền thủy tinh ấy, rồi cuối cùng chẳng kịp nói lời tạm biệt với lũ bạn trên bờ tàu vì trôi nhanh quá. Thế, tác giả mới thấm thía nhớ thương về sông Hương và “chợt thấy quý cái điệu nhảy chảy lặng lờ của nó khi đi qua thành phố”.
Với lối viết sinh động sáng tạo, nhà văn đã khoác lên mình Hương Giang diện mạo của một “nàng thơ xứ Huế” vừa cá tính, vừa e ấp, đắm mình trong tình yêu cùng chàng trai Huế đầy mộng mơ.
Phân tích vẻ đẹp sông Hương để thấy dòng sông này càng đẹp hơn khi được soi chiếu và trở thành một phần của lịch sử nước nhà. Hơn thế nữa, sông Hương còn là nhân chứng cho lịch sử biết bao thăng trầm hưng thịnh của cố đô Huế “vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân”, những dấu ấn, những sự kiện không bao giờ có thể lãng quên của dân tộc Việt Nam đều được sông Hương chứng kiến và ghi lòng tạc dạ.
Dòng sông trải qua biết bao đau thương của chiến tranh nhưng khi hòa bình lập lại dòng sông cũng nhanh chóng thay đổi trở về vẻ dịu dàng vốn có. Sông Hương chính là biểu tượng đẹp đẽ nhất xây dựng cho Huế một hình ảnh đẹp thơ mộng. Một vẻ đẹp lặng lờ, ẩn sâu trong đó từ lâu nhưng nó chưa bao giờ già cỗi, nó vẫn mang trong mình nhiệt huyết yêu đương của cô gái đang độ xuân thì.
Rời khỏi kinh thành, sông Hương lưu luyến không muốn rời xa “đột ngột đổi dòng, rồi rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.” Bên cạnh đó, “là nỗi vấn vương, là cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu, và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự…”
Bằng nghệ thuật nhân hóa sinh động, nhà văn đã cho độc giả thấy được tình cảm của sông Hương đối với Huế, như người tình dịu dàng, chung thủy của xứ Huế đầy thơ mộng, trữ tình. Từ đây, khi phân tích vẻ đẹp sông Hương, độc giả thấy được sự quan tế tinh tế cùng với vốn từ ngữ phong phú cùng với sự tài hoa uyên bác trên mỗi trang viết của tác giả trong việc khắc họa vẻ đẹp của sông Hương vô cùng độc đáo.
Bằng óc sáng tạo, liên tưởng tài tình, sự quan sát tỉ mỉ, sự am hiểu tinh tường về các kiến thức xã hội, văn hóa của xứ Huế, pha vào đó là sự thành thạo, điêu luyện trong việc sử dụng những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc như so sánh, nhân hóa, tác giả đã cho độc giả thấy được vẻ đẹp của sông Hương mang những bộ mặt khác nhau ở mỗi vùng đất mà nó chảy qua.
Với những xúc cảm sâu lắng được tổng hợp từ một vốn hiểu biết về mọi mặt cùng với văn chương tao nhã, hướng nội và tài hoa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cho ra đời một tác phẩm bút kí đặc sắc, một bức tranh Huế và sông Hương tuyệt đẹp – vẻ đẹp gần gũi, thiêng liêng nhưng rất dịu êm.
Có thể nói “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã mang đến những phát hiện mới lạ và độc đáo của sông Hương cho độc giả cả nước. Sông Hương, một dòng sông mang dại ở khúc thượng nguồn. Sông Hương, trở nên dịu dàng và say đắm, thủy chung khi gặp được người tình của mình là xứ Huế đầy thơ mộng trữ tình. Sông Hương đi vào trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường không đơn thuần là một cảnh quan thiên nhiên vô tri vô giác mà nó còn chứa đựng trong tâm hồn đầy rẫy cung bậc cảm xúc và tình yêu.
6. Phân tích ngắn gọn vẻ đẹp của sông Hương
Từ xưa đến nay, thiên nhiên luôn là một nguồn cảm hứng vô tận với các nhà thơ, nhà văn tìm đề tài sáng tác. Nếu như những thi nhân, văn nhân trung đại hướng tâm hồn mình với mây, hoa, tuyết, nguyệt, cầm, kỳ, thi, tửu – những thú vui tao nhã ở đời thì những tác giả hiện đại lại hướng ngòi bút của mình về những cảnh sắc thiên nhiên của đất nước. Và sông nước chính là một trong những cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy. Dòng sông với dòng nước chảy, với lịch sử hình thành cũng như những đặc điểm độc đáo về địa lý đã khơi gợi trong lòng các nhà văn những cảm xúc dạt dào nhất khiến họ phải cầm bút và sáng tạo nghệ thuật. Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một tác phẩm như thế. Tác phẩm ra đời từ chính sự thôi thúc trước cái đẹp của nhà văn.
Tác phẩm được viết năm 1981 bằng tình yêu, sự gắn bó hơn nửa cuộc đời với mảnh đất, cảnh vật, con người xứ Huế. Tác phẩm được in trong tập bút ký cùng tên năm 1986.
Đoạn trích được mở đầu bằng một nhận xét mang đậm tính chủ quan về dòng sông Hương: “Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”. Nhà văn không dừng lại ở việc ngắm nhìn khuôn mặt kinh thành với vẻ đẹp sang trọng, cổ kính của sông Hương trong thành phố Huế, ông khao khát ngược dòng không gian, tìm về cội nguồn của dòng sông nơi đại ngàn để khám phá những vẻ đẹp bí ẩn, những sức mạnh tiềm tàng được đóng kín trong phần tâm hồn sâu thẳm của dòng sông trước khi nó về với Huế. Hình ảnh so sánh “bản trường ca của rừng già” khiến sông Hương hiện ra với chiều dài, chiều rộng bao la và dòng chảy mãnh liệt trong sự ngưỡng mộ và trân trọng của nhà văn. Phép điệp cấu trúc cùng những động từ giàu sắc thái biểu cảm như tái hiện âm hưởng hùng tráng, mạnh mẽ của con sông giữa những cánh rừng đại ngàn. Những hình ảnh đối lập làm bật lên những vẻ đẹp đa dạng, độc đáo của sông Hương khúc thượng nguồn.
Những cô gái bô-hê-miêng xinh đẹp và bí ẩn với tính cách mạnh mẽ, phóng túng, ưa tự do, ca hát, nhảy múa đã được gán cho dòng chảy hoang dã khiến cho sông Hương khúc thượng nguồn càng trở nên quyến rũ, đắm say. Sự dịu dàng như một cái bến bình yên sau những thác ghềnh, sóng gió Nhà văn lý giải sự tương phản của sông Hương ở hai khúc thượng lưu và hạ lưu không phải bằng những kiến thức địa lý đơn thuần mà còn bằng cái nhìn suy tư, thấm đẫm tình yêu. Với cách nhìn ấy, sông Hương trong thành Huế vẫn sẽ mang vẻ đẹp bình lặng nhưng không tẻ nhạt, đơn điệu mà thâm trầm, sâu sắc. Đó là vẻ đẹp kín đáo của con người tuyệt đối không muốn bộc lộ cái quá khứ của nửa cuộc đời đầu oanh liệt đã vĩnh viễn ở lại với những cánh rừng đại ngàn. “… hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”.
Tiếp đến là những hình ảnh ngoại vi thành phố Huế. Tác giả sử dụng một loạt động từ mang sắc thái nhân hóa, sông Hương như bừng thức sức sống trẻ trung và niềm khát khao thanh xuân. Những cô gái đẹp nằm ngủ trong mơ màng. Hành trình đầy gian truân để gặp “người tình mong. Đoạn văn miêu tả đã cho thấy vẻ đẹp của sông Hương chính là sự bắt bóng kì diệu vẻ đẹp của quần thể thiên nhiên thơ mộng xứ Huế. Thiên nhiên Huế như nguồn phù sa tuyệt vời bồi đắp vẻ đẹp nên thơ cho dòng sông Hương – người con gái dịu dàng của mình Bức tranh sông Hương còn được vẽ bởi một bàn tay nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật phối màu. Sông Hương thực sự là một bức tranh với những nét vẽ huyền ảo, những sắc màu thơ mộng
Sông Hương hiện ra như một bức tranh lụa huyền ảo với những đường nét mềm mại, hài hòa, tinh tế. Qua cách cảm nhận của âm nhạc, sông Hương đẹp như một điệu slow chậm rãi, trữ tình, sâu lắng
Chất nhạc của dòng sông cũng được thể hiện qua những âm thanh của chính dòng sông và cảnh. Chất nhạc trước hết thể hiện ở chính âm hưởng, nhịp điệu, tiết tấu của văn bản ngôn từ. Chất nhạc còn hiện ra qua cách nhà văn miêu tả nhịp điệu dòng chảy của sông Hương. Đó là âm thanh gợi cõi vô thường, huyền hoặc của tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia Âm thanh nồng ấm thân yêu của những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà Âm thanh không lời của một tình yêu e ấp Âm thanh của chính dòng sông được ví như người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya với tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya Âm thanh được gợi ra trong những liên tưởng đến nền âm nhạc cổ điển Huế – một giá trị văn hóa đặc sắc của cố đô được sinh thành và tồn tại trên chính dòng sông. Sông Hương thực sự như một bản nhạc êm đềm giữa lòng thành phố Huế.
Tóm lại, bằng những so sánh, nhân hóa đặc sắc, những liên tưởng mang đậm chất trữ tình khiến sông Hương hiện ra thủy chung và tình tứ giữa thành phố quê hương; vừa dịu dàng, mềm mại như bức tranh lụa huyền ảo, vừa tha thiết, đắm say như một bản nhạc êm đềm.
7. Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn chi tiết
Có ai về xứ Huế mộng mơ mà không một lần ngắm nhìn dòng sông Hương huyền diệu. Con sông đã làm nên nét đặc trưng của xứ Huế. Bởi vậy mà, nó đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho nghệ thuật trong đó có văn chương. Và một trong những tác phẩm nổi tiếng về sông Hương chính là tùy bút "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nổi bật của tác phẩm này là hình tượng sông Hương đẹp, đầy màu sắc.
Trước hết, sông Hương là "bản trường ca của rừng già". Sông Hương gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Con sông toát lên vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt vừa hùng tráng trữ tình như bản trường ca bất tận của thiên nhiên: "rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng". Câu văn dài gợi dậy cái dư vang của trường ca. "Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Digan phóng khoáng man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng". Đây là một liên tưởng thú vị độc đáo. Bằng việc ví sông Hương với cô gái Digan, tác giả đã khắc sâu vào tâm trí người đọc một ấn tượng mạnh mẽ. Sông Hương hiện lên như một con người có cá tính, có tâm hồn với vẻ đẹp hoang dại đầy tình tứ. Khi ra khỏi rừng, "sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở". Cách gọi này giúp người đọc có thêm một cách nhìn, một sự hiểu biết về vẻ đẹp hùng vĩ đầy chất thơ. Sông Hương còn là một đấng sáng tạo. Nó đã tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của một vùng xứ sở.
Nhà văn tiếp tục hình dung sông Hương như "người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại" được người tình mong đợi đến đánh thức. Từ đây, thủy trình của sông Hương khi nó bắt đầu về xuôi như một cuộc tìm kiếm có ý thức. Người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu truyện tình yêu nhuốm màu cổ tích. Thủy trình của sông Hương được miêu tả với sức sống mới, vóc dáng mới. Dòng sông chuyển dòng một cách kiên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột uốn mình qua những đường cong thật mềm. Hành trình khá gian truân, vượt qua nhiều thử thách: "từ ngã ba tuần sông Hương theo hướng Nam Bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang Tây Bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Những câu văn miêu tả dòng chảy địa lý tự nhiên của dòng sông, biến dòng chảy ấy trở thành một hành trình của người con gái đẹp duyên dáng.
Vào giữa lòng thành phố, sông Hương "vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc". "Sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quí của mình". Sông Hương phẳng lặng đã khiến cho cảnh vật phố Huế trở nên mộng mị, ảo diệu, nhẹ nhàng. Sông Hương như "điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế". Sông Hương như một giai điệu chậm rãi khiến cho mọi cảnh vật, mọi thứ xô bồ như một phút lặng. Sông Hương còn được ví với "tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya". Tác giả đã gợi đến một nét đẹp văn hóa của Huế gắn với dòng sông thơ mộng: nhã nhạc cung đình Huế. Nhã nhạc phải được biểu diễn trên sông vào đêm khuya mới cảm nhận hết được vẻ đẹp âm nhạc và màu săc văn hóa đặc trưng ở nơi đây.
Khi rời khỏi thành phố, sông Hương như một "người tình thủy chung". Khúc ngoặt về hướng Đông của dòng sông trong con mắt của người nghệ sĩ là biểu hiện của nỗi vấn vương, cả một chút lẳng lơ kín đáo. Nhà văn hình dung sông Hương như nàng Kiều trở lại gặp Kim Trọng để nói lời thề trước khi đi xa.
Dòng sông Hương là dòng sông của lịch sử, của thi ca. Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản anh hùng ca, ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc. Từ dòng sông biên thùy của các vua Hùng, đến bảo vệ biên giới phía Nam của Tổ quốc Đại Việt thời trung đại. Thế kỉ mười tám nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; nó sống hết lịch sử bị tráng của thế kỉ mười chín với máu của các cuộc khởi nghĩa, và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám của những chiến công rung chuyển. Không chỉ lịch sử mà còn là thi ca. Dòng sông không bao giờ tự lặp lại mình. Nó luôn mang vẻ đẹp mới. Nó có khẳ năng khơi nguồn cảm hứng mới cho các nhà văn nghệ sĩ. Một cảm hứng vô tận, nhiều sắc màu.
Hình tượng sông Hương hiện lên trong tác phẩm càng khiến cho bạn đọc yêu thêm dòng sông và muốn được đến thăm thú, nhìn ngắm vẻ đẹp của dòng sông. Đó chính là thành công của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
8. Phân tích vẻ đẹp của sông Hương từ ngã ba tuần đên chân đồi Thiên Mụ
"Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu
sắc trên nền trời tây nam thành phố, "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím" như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu "Bốn bề núi phủ mây phong - Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên". Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những sớm làng trung du bát ngát tiếng gà.."
(Trích bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" - Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Từ đó, anh/chị hãy nhận xét về cách cảm nhận và thể hiện độc đáo, thú vị của Hoàng
Phủ Ngọc Tường về dòng sông xứ Huế.
Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường là bài kí đặc sắc về dòng sông Hương xứ Huế. Đọc bài kí, ai cũng dễ dàng nhận thấy nhà văn đã dành hết tâm sức và tình cảm của mình, thậm chí cả tinh hoa và tinh huyết của một đời văn để say sưa khám phá và miêu tả vẻ đẹp của Hương giang. Với bài bút kí này, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho người đọc chiêm ngưỡng một thực thể thẩm mĩ tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng - đó là dòng sông Hương của xứ Huế với vẻ đẹp phong phú, lung linh, huyền ảo, tiêu biểu là đoạn:
Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn [...] những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà. Trong cảm nhận tinh tế, tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, hành trình của sông Hương từ đại ngàn về với Huế là hành trình tìm kiếm có ý thức của người con gái lần đầu tiên tìm đến với tình yêu, với thành phố Huế mộng mơ. Từ cửa rừng về đến ngã ba Tuần, sông Hương chuyển dòng, uốn mình theo những đường cong thật mềm trước khi về với địa điểm tiếp theo là chân đồi Thiên Mụ. Người con gái xinh đẹp dịu dàng ấy nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại và được đánh thức bởi tiếng gọi tình yêu thì sẵn sàng cuộc hành trình để đi đến thành phố của tình yêu – thành phố trong tương lai. Hành trình của
sông Hương từ ngã ba Tuần về giáp thành phố được tác giả miêu tả như thế nào?
"Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột.. người ta luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược vừa bé chỉ bằng con thoi".
Với sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế cùng với một tình yêu mãnh liệt, nồng nàn dành cho Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dành những con chữ tinh xảo, công phu nhất để viết về dòng sông của xứ Huế mộng mơ. Con sông được miêu tả từ trên cao, nó xuyên qua dư vang của dãy núi Trường Sơn. Sông Hương vững vàng, kiên định vượt qua mọi khó khăn, trắc trở của "đại ngàn", "ghềnh thác", của những "đáy vực sâu bí ẩn"nđể khi này, về đến vùng ngoại vi thành phố, sắc nước sông Hương trở nên "xanh thẳm", dáng hình sông Hương "mềm như tấm lụa".
Vậy là trước khi gặp thành phố tình yêu của mình, dòng sông giống như người con gái đang tự trang điểm, chuẩn bị nhan sắc tỉ mỉ để làm vừa lòng người tình mong đợi, sắc nước bỗng "xanh thẳm" - một màu xanh thuần khiết, tao nhã, mê đắm lòng người (khác hẳn với sắc nước sông Đà "lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa"), và những đường cong thật mềm cũng khiến sông Hương trở nên đầy nữ tính, chẳng còn là cô gái Di gan "phóng khoáng và man dại" giữa rừng già.
Khoác trên mình màu áo xanh trong quyễn rũ ấy, dòng sông kiêu sa uốn mình "trôi đi giữa hai dãy đồi sững sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo", trôi qua "những rừng thông u tịch", "những lăng tẩm đồ sộ". Phát huy tác dụng của những từ ngữ giàu chất hội họa, những liên tưởng so sánh độc đáo, Hoàng Phủ Ngọc Tường như vẽ lên trước mắt người đọc một bức tranh sơn thủy hữu tình mà bất cứ ai đứng trước nó cũng phải mê đắm ngắm nhìn.
Điểm nhấn của bức tranh là dòng sông Hương "mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi", hai bên dòng sông là những dãy đồi sừng sững, những rừng thông và lăng tẩm.. tạo nên không gian cao thấp nhiều tầng bậc cho bức họa. Sự kết hợp giữa đường nét thô nhám của núi đồi, thánh quách với đường cong thật mềm của dòng sông; giữa màu sắc xanh thẳm của nước sông, của cây cối với những mảng phản quang "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím" mà những dãy đồi tạo nên trên mặt sông.. đã tạo tạc nên một tác phẩm hội họa tuyệt mĩ.
Thiên nhiên xứ Huế đã tô điểm cho Sông Hương thêm thơ mộng trữ tình, hay chính dòng sông ấy đã làm đẹp cho thiên nhiên xứ Huế? Có lẽ là cả hai. Chỉ biết rằng, dõi theo thủy trình của sông Hương, ta thấy hiện lên biết bao cảnh đẹp say lòng của mảnh đất cố đô này. Tình yêu của dòng sông đối với Huế đã khiến con sông như tự ý thức phải làm đẹp mình và làm đẹp "người tình mong đợi" trong lòng mình chăng?
Nhưng thú vị nhất vẫn là những khám phá, phát hiện và miêu tả của nhà văn về đặc điểm văn hóa của sông Hương. Dấu tích văn hóa in đậm ở cả trên và hai bên bờ sông. Đó là cái vẻ trầm mặc như triết lí, như cổ thi của con sông khi chảy bên những lăng tẩm đền đài của các đời vua chúa triều Nguyễn. Miêu tả dòng sông quãng này, Ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ họa trên trang sách dòng sông Hương với vẻ đẹp của sắc nước, dáng hình, mà đó còn là vẻ đẹp toát ra từ thần thái "như triết lí, như cổ thi" – vẻ đẹp trầm mặc của dòng sông. Khác hẳn với dòng sông vùng thượng nguồn "rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc..", sông Hương khi giáp mặt thành phố lại mang một diện mạo mới. Vẻ "u tịch" của những rừng thông, nét "âm u" của những lăng tẩm, cùng "núi phủ, mây phong, mảnh trăng thiên cổ.." đã khiến dòng sông trở nên trầm mặc, tĩnh lặng. Nếu so sánh sông Hương như một bản trường ca thì có lẽ, sông Hương khi chảy qua quãng này chính là những nốt trầm sâu lắng nhất của bản trường ca kia. Phải chăng, chính vẻ trầm mặc đó của sông Hương, của xứ Huế đã khơi nguồn cảm xúc để những giai điệu da diết ngân lên trong nhạc phẩm "Huế tình yêu của tôi" :
Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ
Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt
Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được
Nét dịu dàng pha lẫn trầm tư.
Cái tài của Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện ở chỗ, từ một con sông chảy giữa tự nhiên, giữa đời thường.. ông đã nhìn thấy thần thái của nó, rồi nảy một vài từ "trầm mặc.. như triết lý, như cổ thi" – chính xác đến vô cùng để người đọc có thể hình dung rõ ràng vẻ đẹp tinh tế ấy của dòng sông. Đặt trong văn cảnh cả bài kí, ta có thể lý giải vẻ trầm mặc của dòng sông như một chút lo lắng, bồn chồn của người con gái trước khi đối diện với người tình mong đợi. Dòng sông – người con gái như băn khoăn trong lòng: Liệu đã tìm đúng đường về? Vậy nên, vẻ trầm mặc ấy "kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà.." mới tiếp chuyển sang một trạng thái khác. Âm thanh ngân nga của tiếng chuông chùa Thiên Mụ như một lời
nhắc nhủ: Đường về đây rồi! Chỉ chờ có vậy, dòng sông bỗng chốc "vui tươi" hẳn lên khi vào lòng thành phố vì đã tìm đúng đường về..
Đây là một trong số những đoạn văn tiêu biểu của bài kí. Chúng cho thấy bút lực dồi dào của nhà văn. Đó là một lối hành văn uyển chuyển, ngôn từ đa dạng và giàu hình ảnh. Từng từ, cụm từ, từng vế trong câu văn giống như một nét vẽ tài hoa của người họa sĩ, một động tác chạm khắc tinh xảo của nhà điêu khắc mà sau mỗi đường cọ, mỗi động tác nhào nặn, vẻ đẹp của sông Hương lại hiện ra một cách đặc sắc, đem đến cảm giác bất ngờ, ngỡ ngàng cho người đọc.
Đoạn văn đã thể hiện những cảm nhận và thể hiện vô cùng độc đáo, thú vị của Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòng sông xứ Huế . Đối với ông, sông Hương không phải là dòng sông chỉ được cảm nhận dưới góc nhìn lịch sử, địa lí.. bình thường, càng không phải là một thực thể vô tri vô giác mà sông Hương chính là một người con gái đẹp.
Người con gái ấy mang trong mình tình yêu tha thiết dành cho Huế và luôn kiên định trong hành trình đi đến với thành phố tình yêu. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phát huy cao độ trí tưởng tượng phong phú của mình, phát huy tác dụng đặc biệt của thủ pháp nhân hóa để tái hiện hành trình của sông Hương về với thành phố Huế chính là hành trình tâm hồn của người con gái lần đầu tìm đến với tình yêu, với đủ những cung bậc cảm xúc: Hồi hộp, băn khoăn, vui tươi, e ấp.. Làm sao mà một dòng sông bình thường, quen thuộc giữa cơ thể đất nước lại có thể đánh thức, khơi dậy ở nhà văn những liên tưởng mới lạ, độc đáo đến vậy? Thế mới biết, sức tưởng tượng, sáng tạo của con người là vô biên. Chính những cảm nhận độc đáo đó của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã truyền sức sống, sức truyền cảm đặc biệt cho bài bút kí, đồng thời còn mang đến cho dòng sông xứ Huế một vẻ đẹp riêng, không giống với bất cứ dòng Hương giang nào trong các văn phẩm, thi phẩm, nhạc phẩm khác.
Nguyễn Tuân - một bậc thầy về thể kí đã cho rằng kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều ánh lửa. Nét riêng trong nghệ thuật kí Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí.. Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.
Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? nói chung, đoạn trích nói riêng vừa thể hiện những nét đẹp độc đáo của sông Hương vừa thể hiện nét tài hoa, uyên bác của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đoạn văn miêu tả hành trình của sông Hương từ ngã ba Tuần về đến chân đồi Thiên Mụ phần nào tái hiện vẻ đẹp của sông Hương trong mối quan hệ với thiên nhiên Huế. Điều đặc biệt là nhà văn đã nhất quán trong sự hình dung nó như một người con gái đẹp, dịu dàng, đằm thắm trong hành trình có ý thức tìm đến với người yêu – thành phố Huế. Đoạn văn còn khiến người đọc yêu mến hơn một Hoàng Phủ Ngọc Tường với tấm lòng thiết tha với quê hương xứ sở, một Hoàng Phủ Ngọc Tường với cái tôi tài hoa, uyên bác thể hiện ở trí tưởng tượng phong phú, những am hiểu thấu đáo về dòng sông, tài năng "điều khiển" con chữ một cách điêu luyện.. để tạo nên văn phẩm tuyệt vời "Ai đã đặt tên cho dòng sông?
9. Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông học sinh giỏi
Trên khắp dải đất hình chữ S với ba miền: Bắc, Trung, Nam, vùng miền nào cũng đã từng để thương, để nhớ cho biết bao các nhà văn, nhà thơ có tâm hồn lãng mạn, bay bổng. Trong đó đặc biệt phải nói đến khúc giữa của dải đất này với miền Trung của xứ Huế mộng mơ. Thiên nhiên, con người xứ Huế có lẽ luôn nổi bật với nét đẹp nhẹ nhàng và mê đắm, nhưng mấy ai biết rằng, điều làm nên nét đẹp đó chính là nhờ một phần vào nét đặc trưng của dòng sông Hương bao quanh thành phố này. Hoàng Phủ Ngọc Tường với bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông là một tác phẩm viết rất hay, rất sâu sắc về Hương giang - biểu tượng cho thiên nhiên và con người xứ Huế.
Bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông được in trong tập bút kí cùng tên, gồm có 8 bài kí, được tác giả viết ngay sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, khi cả nước đang tưng bừng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Còn với Hoàng Phủ Ngọc Tường, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc thường gắn với tình yêu thiên nhiên, yêu truyền thống văn hóa của dân tộc.
Sông Hương được tác giả miêu tả với ba trạng thái ở ba khúc khác nhau: khi ở thượng nguồn, rồi ở trong lòng và ngoại vi thành phố, thêm một chút đôi nét về văn hóa xứ sở. Với khúc thượng nguồn, Hương giang được nhà văn miêu tả với vẻ đẹp của một "cô gái Di gan phóng khoáng và man dại", biện pháp nghệ thuật nhân hóa làm cho dòng sông hiện lên như là một cô gái đầy nữ tính, khi mãnh liệt, cháy bỏng, khi thì lại trầm mặc, êm đềm. Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn dòng sông dưới con mắt của "một kẻ si tình", ông yêu, ông mến cái vẻ đẹp đầy man dại, độc đáo ấy của sông Hương. Dòng sông còn được miêu tả như một bản trường ca của rừng già "Giữa rừng già, dòng sông là một bản trường ca, nó rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, nó mãnh liệt vượt qua những ghềnh thác, rồi nó cuộn xoáy như cơn lốc vào đáy vực bí ẩn". Với mỗi một dòng sông, khúc thượng nguồn là nơi nước chảy xiết nhất, mãnh liệt nhất, cho nên Hương giang cũng như vậy, nguồn nước của nó dồi dào, mạnh mẽ đủ để chảy vào bao quanh cả thành phố Huế của nó. Vừa là bản trường ca của rừng già, sông Hương vừa là "một người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở", chính sông Hương đã cung cấp lượng phù sa giàu có cho người dân nơi đây, cho thiên nhiên xứ Huế. Nhà văn đã thể hiện được sự hiểu biết và gắn bó sâu sắc của mình với dòng sông của mảnh đất quê hương, bởi ông sinh ra và lớn lên tại thành phố này. Tình yêu dành cho xứ Huế khiến cho cô gái ấy không muốn mở lòng mình ra, chỉ dành trọn tình yêu cho xứ Huế mà trái tim nàng "đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng"
Vượt qua khúc thượng nguồn, sông Hương tìm về với thành phố thân yêu của nó. Sông Hương theo dòng thủy trình đã tìm về thành phố Huế như một sự tìm kiếm có ý thức "từ ngã ba tuần sông Hương theo hướng Nam Bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang Tây Bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế." Nó tìm về nơi mà nó phải thuộc về, cũng như dòng sông Xen của Pari hay sông Đa - nuýp của Buđapet chỉ chảy trong lòng một thành phố duy nhất. Tâm trạng của người con gái mộng mơ "vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc" khi nó được gặp người tình của mình, chính là thành phố Huế. Về với miền đất quen thuộc, Hương giang được ví với "tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya", khơi gợi ra một nét đẹp đặc trưng của cố đô Huế, đó là nhã nhạc cung đình Huế. Làm sao người đọc có thể quên được những lời hát tình tứ, những điệu nhạc du dương vốn đã trở thành nền văn hóa thi ca trên những con thuyền xuôi dòng Hương giang trong những đêm trăng sáng hờ hững, thơ mộng. Phải yêu thiên nhiên, yêu quê hương của mình lắm thì nhà văn mới có thể cảm nhận sâu sắc về dòng sông Hương đến như vậy. Hương giang nhảy "điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế", nó muốn gắn chặt với nơi đây lâu nhất có thể.
Nhưng dù có chậm rãi đến như thế nào thì cũng đến lúc sông Hương phải từ biệt thành phố để tiếp tục thủy trình của mình. Hình ảnh chia tay của người con gái ấy được miêu tả với tâm trạng đầy lưu luyến, bịn rịn: "Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. " Cả một hành trình vượt bao gian nan để gặp được người tình của mình, Hương giang chẳng nỡ lìa xa tình yêu mãnh liệt của nó, cho nên nó đột ngột chuyển dòng, để được gặp lại thành phố một lần nữa ở thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Tại đây, sông Hương nói lời thề của mình dành cho thành phố: "“Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ…”. Lời tạm biệt của dòng sông với xứ Huế gợi liên tưởng đến cảnh chia ly của những đôi tình nhân, cũng bịn rịn, thắm thiết không nỡ rời xa. Thương mến và giàu tình cảm đến như vậy, làm sao người đọc và thành phố này có thể lãng quên đi người con gái thủy chung, son sắt ấy?
Cuối cùng, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả dòng sông Hương với vẻ đẹp gắn liền với những nét đẹp văn hóa của dân tộc. Sông Hương là dòng sông của lịch sử, đã cùng các vị vua Hùng trải qua thời kì khó khăn dựng nước và giữ nước, nó là chứng nhân cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mĩ xâm lược, đặc biệt là sự kiện Xuân Mậu Thân năm 1968. Biết bao tội ác của quân giặc được sông Hương nhớ mãi và găm vào trái tim mình. Cùng với đó là những hình ảnh bất khuất, kiên cường của cả dân tộc không thể nào quên. Sông Hương vẫn cứ ở đó, trầm mặc khi bình thường và man dại khi cần thiết, nó sẽ tiếp tục theo chân thành phố và cả dân tộc trong những năm tháng tiếp theo của tương lai. Yêu biết bao vẻ đẹp của con sông trữ tình và mộng mơ ấy!
Với bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm hiện lên trước mắt người đọc hình ảnh một dòng sông Hương với vẻ đẹp thật nữ tính, làm mê đắm không chỉ với người dân xứ Huế mà còn cả những người lữ khách từng đặt chân tới nơi đây. Đọc tác phẩm, người đọc muốn xách ba lô lên và đi ngay, để được thăm thú và ngắm nhìn người con gái tình tứ với quê hương, với xứ sở thân yêu của nó, cùng như lòng chung thủy bền vững của con người trong tình yêu.
10. Phân tích ai đã đặt tên cho dòng sông siêu ngắn
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những cây bút viết kí xuất chúng của văn học Việt Nam giai đoạn hiện đại. Nhắc đến tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, chắc hẳn chúng ta không thể không kể đến tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông, một bài bút kí nổi tiếng về vẻ đẹp con sông Hương được ghi chép lại thật tinh tế qua ngòi bút của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Đến với Ai đã đặt tên cho dòng sông, hẳn người đọc không thể nén được cảm xúc trước vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên sông Hương được miêu tả qua nhiều cung bậc cảm xúc, khi thì phóng khoáng mạnh mẽ, lúc lại hiền hòa mộng mơ như vẻ đẹp của thành phố Huế.
Nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình, sông Hương cũng giống sông Seine của Pari, sông Đa Nuýp của Budapest,… nhưng trong cách biểu đạt tài hoa của tác giả, sông Hương được cảm nhận với nhiều góc độ: nhìn bằng con mắt của hội hoạ, sông Hương và những chi lưu của nó tạo những đường nét thật tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ kính của cố đô; qua cách cảm nhận âm nhạc, sông Hương “đẹp như điệu Slow” chậm rãi, sâu lắng, trữ tình và với cái nhìn đắm say của một trái tim đa tình, sông Hương là người tình dịu dàng và chung thuỷ.
Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc lại mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu những thế kỉ vinh quang từ thuở còn là một dòng sông biên thùy xa xôi của đất nước các vua Hùng, thuở nó mang tên là Linh Giang (dòng sông thiêng) trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi, là “dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại”,
“nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ” vào thế kỉ mười tám; “nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ mười chín với máu của những cuộc khởi nghĩa”, nó chứng kiến thời đại mới với cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và bao chiến công rừng chuyển qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc sau này…
Sông Hương với cuộc đời và thi ca là một nhân chứng nhẫn nại và kiên cường qua những thăng trầm của cuộc đời. Tuy nhiên, điều làm nên vẻ đẹp giản dị mà khác thường của dòng sông là ở chỗ: khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước. Có lẽ chính điều đó đã làm cho sông Hương không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ.
Có thể nói, nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của đoạn văn là tình yêu say đắm với dòng sông được thể hiện bằng tài năng của một cây bút giàu trí tuệ, tổng hợp từ một vốn hiểu biết sâu rộng về văn hoá, lịch sử, địa lí và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.
Trích đoạn bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông đã gợi ra vẻ đẹp của Huế, của tâm hồn người Huế qua sự quan sát sắc sảo của Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòng sông Hương. Ông xứng đáng là một thi sĩ của thiên nhiên, một cuốn từ điển sống về Huế, một cây bút giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Bài kí góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với dòng sông và cũng là với quê hương đất nước.
11. Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn gọn mẫu 1
“Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bài bút kí xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi viết về dòng sông Hương trữ tĩnh, thơ mộng của Huế. Mạch cảm xúc của bài kí chính là vẻ đẹp đặc trưng, riêng biệt của con sông duy nhất chảy qua dòng thành phố Huế. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã rất tài tình khi lột tả được hết vẻ đẹp và linh hồn của dòng sông mang đặc trưng của Huế này.
Có lẽ vì đặc trưng của thể loại bút kí nên lời văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường rất phóng khoáng, điêu luyện, nhẹ nhàng và mềm mại. Với một tấm lòng yêu Huế, yêu cảnh sắc thiên nhiên, yêu sông Hương nên Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khoác lên bài kí một màu sắc, âm hưởng riêng có của Huế.
Dòng sông Hương được tác giả ngợi ca “dòng sông duy nhất chảy qua thành phố Huế”, dòng sông vắt mình qua thành phố, chứng kiến bao nhiêu đổi thay của mảnh đất này. Cái nhìn đầu tiên của tác giả khi viết về sông Hương là cái nhìn từ vùng thượng nguồn. Vẻ đẹp của dòng sông lúc này khiến tác giả liên tưởng đến cô gái Digan phóng khoáng, mê dại, đầy sức hút.
Qua ngòi bút của tác giả, sông Hương hiện lên thật kì vĩ “sông Hương tựa như một bản trường ca của rừng già, khi rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, lúc mãnh liệt vượt qua nhiều ghềnh thác, khi cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu, lúc dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu hoa đỗ quyên rừng”. Chỉ với một vài chi tiết mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lột tả được vẻ đẹp lúc mãnh liệt, lúc dịu êm của sông Hương. Có lẽ đây chính là đặc trưng của sông Hương khi ở thượng nguồn, hứng chịu nhiều biến đổi của thời tiết.
Thật độc đáo khi dưới con mắt của tác giả, sông Hương tựa như “Cô gái di gan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng”. Có lẽ đây là phép nhân hóa đầy ẩn ý nhằm gợi lên nét đẹp hoang sơ nhưng hấp dẫn của con sông này. Như vậy có thể thấy được qua ngòi bút phóng khoáng của tác giả, sông Hương vùng thượng nguồn toát lên vẻ đẹp kì bí, hùng vĩ và đầy cá tính.
Tuy nhiên đây mới chỉ là ở thượng nguồn, cùng Hoàng Phủ Ngọc Tường khám phá vẻ đẹp của dòng sông này khi chảy về thành phố Huế. Có lẽ người đọc sẽ bất ngờ với vẻ đẹp dịu dàng, mềm mại và uyển chuyển của nó. Tác giả đã ví sông Hương như “người tình dịu dàng và chung thủy của cố đô”. Không phải vô duyên vô cớ mà tác giả lại đi ví von so sánh đầy tính nghệ thuật như vậy.
12. Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn gọn mẫu 2
Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một bài bút kí nổi tiếng của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ông là một nhà văn mang nặng ân tình với xứ Huế. Tác phẩm của ông đã lột tả được hết vẻ đẹp và linh hồn của dòng sông Hương, con sông mang đậm đặc trưng và dấu ấn của xứ Huế mộng mơ.
“Ai đã đặt tên cho dòng sông” được tác giả trình bày dưới dạng ký, thể loại văn ghi lại cảm xúc cũng như tình cảm của con người một cách sâu sắc và súc tích nhất. Thể loại này đưa bài kí vào lòng người đọc một cách nhẹ nhàng nhưng cũng rất chân thành. Qua giọng văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, dòng sông Hương hiện lên thật ấn tượng, với một vẻ đẹp thơ mộng đến ngỡ ngàng. Con sông này chính là dòng chảy duy nhất qua thành phố Huế, chính vì điều đó nên nó mang một đặc trưng riêng của xứ Huế mà không nơi nào có được. Có lẽ không chỉ tác giả mà những người dân xứ Huế cũng rất tự hào vì điều này.
Dưới ngòi bút tinh tế, sâu sắc cùng tình yêu tha thiết của Hoàng Phủ Ngọc Tường, con sông đã trở nên lộng lẫy, mê hoặc người đọc. Con sông hiện lên với nhiều góc độ, nhiều khía cạnh, với chiều dài của thời gian và chiều sâu của không gian. Và dù cho dưới góc độ nào thì sông Hương vẫn rất đẹp và nên thơ như thế.
Đầu tiên, tác giả muốn nói đến sông Hương ở vùng thượng nguồn. Đó là một vẻ đẹp mà không lẫn vào đâu được. Hình ảnh “một cô gái di gan phóng khoáng và man dại; tự do và trong sáng” được tác giả ưu ái khiến cho bóng dáng ấy đi vào lòng người đọc một cách chân thực nhất. Sông Hương còn được tác giả vẽ lên một cách đầy mê hoặc, đó là sông Hương như bản trường ca của rừng già; rầm rộ và mãnh liệt nhưng có lúc lại “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi của màu đỏ hoa đỗ quyên rừng”.
Dường như chỉ có duy nhất màu đỏ, một màu sắc đầy hoang dại ấy mới toát lên được vẻ đẹp đầy sức ám ảnh nhưng lại rất đỗi bình dị của sông Hương. Vẻ đẹp của con sông ở vùng thượng nguồn chắc chắn là một vẻ đầy mê đắm và tinh tế. Và đây cũng chính là đặc trưng của xứ Huế nên thơ và trữ tình.
Hơn thế nữa, sông Hương là dòng sông duy nhất thuộc về thành phố Huế. Chính vì thế nên vẻ đẹp của sông Hương là vẻ đẹp vang bóng một nền văn hóa trải qua nhiều thăng trầm nhưng cũng rất đỗi bí ẩn, quyến rũ của cố đô Huế. Trong con mắt của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương như “người con gái dịu dàng, đằm thắm, mềm mại trong lòng Huế”. Dòng sông thật đẹp và lãng mạn biết bao.
Để rồi khi sông Hương về với thành phố mộng mơ, rời xa thượng nguồn thì con sông lại trở nên mê đắm hơn bao giờ hết. Cô gái digan hoang dại ấy đã “vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản, để sắc nước trở nên xanh thẫm, trầm mặc như triết lý….; cho đến khi gặp được tiếng chuông Thiên Mụ, nghe âm thanh bát ngát tiếng gà, từ ấy sông Hương rạng rỡ như nắng mới, nàng uốn một cánh cung thật nhẹ, đến khi giáp mặt với thành phố, đường cong ấy làm cho nàng như mềm hẳn đi, như một tiếng vang không nói ra của tình yêu.”
Những câu văn thật nhẹ nhàng nhưng vô cùng tình tứ, lãng mạn được tác giả dùng để miêu tả vẻ đẹp của sông Hương khi về với thành phố Huế. Những đường nét mềm mại, mê đắm của sông Hương khiến cho tất cả ai khi đọc cũng đều cảm thấy sửng sốt, ngỡ ngàng, và cứ thế sông Hương len lỏi vào trong lòng người đọc một cách chân thực nhất.
Không chỉ vậy, đối với cố đô Huế, sông Hương còn là một nhân chứng đã cùng chứng kiến biết bao đổi thay, cùng những thăng trầm của thành phố Huế. Sông Hương cứ thế tồn tại như vậy, trải qua biết bao sự việc, cùng những năm tháng không thể nào quên của cố đô Huế nói riêng và thành phố Huế nói chung.
Chỉ với những câu văn giản dị, tinh tế, cùng với tình yêu chân thành tha thiết đối với mảnh đất và con người xứ Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho người đọc hình ảnh dòng sông Hương thơ mộng, lãng mạn hơn bao giờ hết. Dòng sông Hương trong văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường khiến cho ai đã từng đọc qua đều mong muốn được một lần đặt chân đến nơi đây, để được đắm mình trong những gì nên thơ nhất của xứ Huế.
13. Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn gọn mẫu 3
Trên khắp dải đất hình chữ S với ba miền: Bắc, Trung, Nam, vùng miền nào cũng đã từng để thương, để nhớ cho biết bao các nhà văn, nhà thơ có tâm hồn lãng mạn, bay bổng. Trong đó đặc biệt phải nói đến khúc giữa của dải đất này với miền Trung của xứ Huế mộng mơ.
Thiên nhiên, con người xứ Huế có lẽ luôn nổi bật với nét đẹp nhẹ nhàng và mê đắm, nhưng mấy ai biết rằng, điều làm nên nét đẹp đó chính là nhờ một phần vào nét đặc trưng của dòng sông Hương bao quanh thành phố này. Hoàng Phủ Ngọc Tường với bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông là một tác phẩm viết rất hay, rất sâu sắc về Hương giang biểu tượng cho thiên nhiên và con người xứ Huế.
Bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông được in trong tập bút kí cùng tên, gồm có 8 bài kí, được tác giả viết ngay sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, khi cả nước đang tưng bừng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Còn với Hoàng Phủ Ngọc Tường, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc thường gắn với tình yêu thiên nhiên, yêu truyền thống văn hóa của dân tộc.
Sông Hương được tác giả miêu tả với ba trạng thái ở ba khúc khác nhau: khi ở thượng nguồn, rồi ở trong lòng và ngoại vi thành phố, thêm một chút đôi nét về văn hóa xứ sở. Với khúc thượng nguồn, Hương giang được nhà văn miêu tả với vẻ đẹp của một "cô gái Di gan phóng khoáng và man dại", biện pháp nghệ thuật nhân hóa làm cho dòng sông hiện lên như là một cô gái đầy nữ tính, khi mãnh liệt, cháy bỏng, khi thì lại trầm mặc, êm đềm.
Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn dòng sông dưới con mắt của "một kẻ si tình", ông yêu, ông mến cái vẻ đẹp đầy man dại, độc đáo ấy của sông Hương. Dòng sông còn được miêu tả như một bản trường ca của rừng già "Giữa rừng già, dòng sông là một bản trường ca, nó rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, nó mãnh liệt vượt qua những ghềnh thác, rồi nó cuộn xoáy như cơn lốc vào đáy vực bí ẩn".
Với mỗi một dòng sông, khúc thượng nguồn là nơi nước chảy xiết nhất, mãnh liệt nhất, cho nên Hương giang cũng như vậy, nguồn nước của nó dồi dào, mạnh mẽ đủ để chảy vào bao quanh cả thành phố Huế của nó. Vừa là bản trường ca của rừng già, sông Hương vừa là "một người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở", chính sông Hương đã cung cấp lượng phù sa giàu có cho người dân nơi đây, cho thiên nhiên xứ Huế.
Nhà văn đã thể hiện được sự hiểu biết và gắn bó sâu sắc của mình với dòng sông của mảnh đất quê hương, bởi ông sinh ra và lớn lên tại thành phố này. Tình yêu dành cho xứ Huế khiến cho cô gái ấy không muốn mở lòng mình ra, chỉ dành trọn tình yêu cho xứ Huế mà trái tim nàng "đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng"
Vượt qua khúc thượng nguồn, sông Hương tìm về với thành phố thân yêu của nó. Sông Hương theo dòng thủy trình đã tìm về thành phố Huế như một sự tìm kiếm có ý thức "từ ngã ba tuần sông Hương theo hướng Nam Bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang Tây Bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế."
Nó tìm về nơi mà nó phải thuộc về, cũng như dòng sông Seine của Pari hay sông Đa nuýp của Budapest chỉ chảy trong lòng một thành phố duy nhất. Tâm trạng của người con gái mộng mơ "vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc" khi nó được gặp người tình của mình, chính là thành phố Huế. Về với miền đất quen thuộc, Hương giang được ví với "tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya", khơi gợi ra một nét đẹp đặc trưng của cố đô Huế, đó là nhã nhạc cung đình Huế.
Làm sao người đọc có thể quên được những lời hát tình tứ, những điệu nhạc du dương vốn đã trở thành nền văn hóa thi ca trên những con thuyền xuôi dòng Hương giang trong những đêm trăng sáng hờ hững, thơ mộng. Phải yêu thiên nhiên, yêu quê hương của mình lắm thì nhà văn mới có thể cảm nhận sâu sắc về dòng sông Hương đến như vậy. Hương giang nhảy "điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế", nó muốn gắn chặt với nơi đây lâu nhất có thể.
Nhưng dù có chậm rãi đến như thế nào thì cũng đến lúc sông Hương phải từ biệt thành phố để tiếp tục thủy trình của mình. Hình ảnh chia tay của người con gái ấy được miêu tả với tâm trạng đầy lưu luyến, bịn rịn: "Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ.
"Cả một hành trình vượt bao gian nan để gặp được người tình của mình, Hương giang chẳng nỡ lìa xa tình yêu mãnh liệt của nó, cho nên nó đột ngột chuyển dòng, để được gặp lại thành phố một lần nữa ở thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Tại đây, sông Hương nói lời thề của mình dành cho thành phố: "“Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ…”.
Lời tạm biệt của dòng sông với xứ Huế gợi liên tưởng đến cảnh chia ly của những đôi tình nhân, cũng bịn rịn, thắm thiết không nỡ rời xa. Thương mến và giàu tình cảm đến như vậy, làm sao người đọc và thành phố này có thể lãng quên đi người con gái thủy chung, son sắt ấy?
Cuối cùng, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả dòng sông Hương với vẻ đẹp gắn liền với những nét đẹp văn hóa của dân tộc. Sông Hương là dòng sông của lịch sử, đã cùng các vị vua Hùng trải qua thời kì khó khăn dựng nước và giữ nước, nó là chứng nhân cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mĩ xâm lược, đặc biệt là sự kiện Xuân Mậu Dần năm 1968.
Biết bao tội ác của quân giặc được sông Hương nhớ mãi và găm vào trái tim mình. Cùng với đó là những hình ảnh bất khuất, kiên cường của cả dân tộc không thể nào quên. Sông Hương vẫn cứ ở đó, trầm mặc khi bình thường và man dại khi cần thiết, nó sẽ tiếp tục theo chân thành phố và cả dân tộc trong những năm tháng tiếp theo của tương lai. Yêu biết bao vẻ đẹp của con sông trữ tình và mộng mơ ấy!
Với bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm hiện lên trước mắt người đọc hình ảnh một dòng sông Hương với vẻ đẹp thật nữ tính, làm mê đắm không chỉ với người dân xứ Huế mà còn cả những người lữ khách từng đặt chân tới nơi đây. Đọc tác phẩm, người đọc muốn xách ba lô lên và đi ngay, để được thăm thú và ngắm nhìn người con gái tình tứ với quê hương, với xứ sở thân yêu của nó, cũng như lòng chung thủy bền vững của con người trong tình yêu.
Sông Hương khi chảy về thành phố có sức hấp dẫn tuyệt vời đối với người đọc. Ở đây chúng ta nhận ra một lối viết nhẹ nhàng, tinh tế, rất mực tài hoa của tác giả. Ông vẽ lên vẻ đẹp của sông Hương không chỉ bằng ngôn ngữ mà còn bằng cả trái tim đầy tình yêu thương. Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, sông Hương như “cô gái đẹp ngủ mơ màng” – một vẻ đẹp đầy màu sắc của câu chuyện cổ tích tuyệt đẹp. Và sông Hương bỗng “chuyển dòng liên tục” “ôm lấy chân đồi Thiên Mụ”, “trôi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”. Một sự diễn tả quá trữ tình, quá độc đáo khiến người đọc khó cưỡng lại được vẻ đẹp tuyệt vời này.
Sông Hương vừa mềm mại, vừa dịu dàng “mềm như tấm lụa”, có khi ánh lên những phản quang nhiều màu sắc sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Sự chuyển đổi màu sắc theo mùa, theo thời gian như thế này đã làm nên một nét đặc trưng cho những ai muốn ngắm nhìn sông hương thật lâu.
Hoàng Phủ Ngọc Tường tả sông Hương như vẽ, vẽ lên một bức tranh hoàn mĩ và tuyệt vời nhất về dòng sông huyền thoại này. Sông Hương tạo nên nét đẹp của đất cố đô Huế, ẩn mình trong trầm tích của nét văn hóa hàng nghìn năm lịch sử. Thú vị nhất là đoạn sông Hương chảy trong lòng Huế, tác giả cứ ngỡ rằng sông Hương tìm thấy chính mình khi gặp thành phố thân yêu nên tươi vui hẳn lên.
Vẻ đẹp của dòng sông này được cảm nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhìn bằng con mắt của hội họa, sông Hương và những chi lưu của nó tạo những đường nét thật tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ kính của cố đô; qua cách cảm nhận âm nhạc, sông Hương như điệu slow chậm rãi sâu lắng, trữ tình…Một vẻ đẹp khiến người khác phải ngỡ ngàng và đắm say chẳng thể dứt ra.
Sông Hương còn là chứng nhân lịch sử, là “người” chứng kiến sự đổi thay của cố đô Huế từng ngày. Trong sách Dư địa chí “dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của tổ quốc đại việt qua những thế kỉ trung đại, vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của anh hùng Nguyễn Huệ…”
Có thể nói rằng để cảm nhận sông Hương với nhiều góc độ, nhiều vẻ đẹp khác nhau, Hoàng Phủ Ngọc Tường phải có trái tim nhạy cảm, yêu và thương tha thiết dòng sông thơ mộng này. Một lối viết giản dị, nhẹ nhàng nhưng đầy lôi cuốn đã khiến độc giả không thể để dứt mạch cảm xúc. Tác giả đã phát huy được đặc trưng của thể loại bút kí đầy sắc bén và tình cảm này.
“Ai đã đặt tên cho dòng sông” thực sự là bài bút kí độc đáo. Sông Hương hiện lên với tất cả vẻ đẹp mà nó mang.
14. Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông chi tiết mẫu 1
Hoàng Phủ Ngọc Tường không phải là nhà văn gốc Huế, ông vốn gốc người Quảng Trị, nhưng từ khi sinh ra ông đã ở Huế và cho đến tận cuối đời ông vẫn gắn bó với đất Huế. Có lẽ cũng chính vì thế mà nhà văn có một tình yêu và sự nghiên cứu rất sâu sắc về văn hóa, lịch sử, địa lý của xứ Huế, là cơ sở vững chắc để viết được bài tùy bút này xuất sắc đến vậy.
Nhà văn luôn sáng tác với một phong cách nghệ thuật riêng biệt, tác phẩm của ông luôn mang một sức liên tưởng dồi dào và lối hành văn mê đắm, hài hòa, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cái chất trữ tình và trí tuệ, giữa nghị luận sắc bén và niềm suy tư đa chiều. Chính những đặc điểm ấy ở nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường mà nền văn học Việt Nam mới có được những trang bút ký tuyệt vời có giá trị sâu sắc cho đến tận ngày hôm nay.
Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông được viết vào ngày 411981, tại Huế, được in trong tập sách cùng tên, bài bút gồm có ba phần, đoạn trích chúng ta được học nằm ở phần mở đầu, chủ yếu nói về vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của dòng Hương giang lững lỡ giữa trời Huế mộng mơ.
Hoàng Phủ Ngọc Tường viết những trang bút ký này bằng tất cả tình yêu thương cùng cảm xúc dâng trào của mình trong nỗi niềm với Huế. Hình ảnh sông Hương hiện lên như hình ảnh một cô gái Huế xinh đẹp, diễm tình, mái tóc đen dài như suối, tính cách của cô gái mang đầy màu sắc mới mẻ, có cá tính lúc mạnh lúc dịu dàng uyển chuyển.
Mở đầu, dưới sự am tường sâu sắc về địa lý, tác giả đem đến cho người đọc người nghe cái vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên đa dạng phong phú cùng sức quyến rũ của dòng sông. Sông Hương được nhìn nhận trên vẻ đẹp cảnh quan địa lý của xứ Huế và ngược lại vẻ xinh đẹp của thiên nhiên hai bên bờ sông cũng được dòng sông nâng đỡ làm nổi bật hẳn, giữa chúng là sự tương hỗ, phụ trợ cho nhau tạo nên một vẻ đẹp rất Huế, rất thơ mộng.
Sông Hương chảy qua ba đoạn lớn, sông Hương chảy giữa lòng Trường Sơn, sông Hương chảy ở ngoại vi thành phố Huế, cuối cùng là sông Hương chảy qua thành phố, và chính lúc lúc này dòng Hương Giang đã in bóng cái vẻ đẹp tuyệt mỹ của kinh thành Phú Xuân.
Sông Hương trong không gian núi rừng Trường Sơn, in bóng những vẻ đẹp mà núi rừng Trường Sơn đã tạo nên, đã góp phần hình thành nên dòng sông xinh đẹp. Và để làm rõ điều này tác giả đã đưa vào bài bút ký ba hình ảnh so sánh và nhân hóa đặc biệt ấn tượng, “sông Hương như một bản trường ca của rừng già”, một hình ảnh so sánh hết sức độc đáo mới lạ, cho thấy cái cá tính của tác giả trong việc liên tưởng rất phong phú và mạnh mẽ đậm chất Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Sông Hương mang cái chất hào hùng, dài bất tận, nằm giữa lòng Trường Sơn với bộ mặt vừa hùng vĩ vừa hùng tráng, cũng rất đỗi trữ tình. Tất cả thể trong cái nhịp chảy của nó “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, “mãnh liệt qua những ghềnh thác”, “cuộn xoáy như những cơn lốc”, tác giả sử dụng những động từ mạnh để nhấn mạnh cái hùng tráng của dòng sông.
Nhưng không chỉ thế dòng sông cũng chẳng kém phần thơ mộng trữ tình khi chảy qua “những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng” và giữa cái cảnh sắc ấy dòng sông lại mang những phẩm chất khác hẳn “dịu dàng và say đắm”. Cả dòng sông tồn tại như một sinh thể mang những nét tính cách đối lập nhau nhưng vẫn rất hài hòa tạo nên một vẻ đẹp đa dạng phong phú, một sức sống mãnh liệt cho dòng Hương giang.
Nhưng chưa dừng lại ở đó, tự cảm thấy vẫn chưa lột tả hết được cái vẻ đẹp, cái tính cách của dòng sông ở đoạn này, nên nhà văn dùng tiếp một hình ảnh nhân hóa đầy sáng tạo, tác giả so sánh sông Hương giống như “một cô gái Digan phóng khoáng và man dại”, giống như bộ tộc sống du mục, tự do mạnh mẽ có phần hoang dại, làm ta liên tưởng đến những cô gái với vũ khúc tình tứ, cháy bỏng, say mê lòng người.
Dòng sông qua miêu tả của tác giả trở nên có cá tính và tâm hồn khoáng đạt, chính rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Cái cá tính và tâm hồn ấy lại chính là thứ mà dòng sông muốn giấu đi và ẩn mình trong núi ngàn sâu thẳm, ngay khi ra khỏi rừng già, nó đã lập tức kết thúc phần đời hùng tráng ấy tại cửa rừng và ném chìa khóa vào lòng sâu của vực thẳm dưới núi Kim Phụng.
Việc Hoàng Phủ Ngọc Tường tìm đến được vùng thượng nguồn con sông, thể hiện cái sự kỳ công, lòng khám phá không ngừng, cái sự tinh tế trong cảm nhận của nhà văn, thể hiện được quá trình lao động nghệ thuật công phu và khó nhọc của tác giả.
Ngay sau khi ra khỏi rừng già sông Hương đã vặn mình và khoác lên mình một tấm áo với nét đẹp hoàn toàn mới lạ, khiến cho chúng ta hơi ngỡ ngàng, bối rối. Tác giả so sánh vẻ đẹp của sông Hương như “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”, mang trong mình vẻ đẹp dịu dàng đầy trí tuệ, nuôi dưỡng những đứa con xứ Huế, bồi đắp nên nền văn hóa hai bên bờ sông cho cố đô băng dòng phù sa ngọt ngào, ấm áp.
Sự lặng lẽ chảy, lặng lẽ cống hiến bồi đắp phù sa để hình thành nên nền văn hóa rực rỡ, giống như một người mẹ hiền lúc nào cũng âm thầm, hi sinh chịu đựng, tất cả vì những đứa con thân yêu, người mẹ ấy chẳng đòi hỏi gì, chỉ mong sao con mình khôn lớn, nay mai tỏa khắp phương trời. Đến đây tác giả đã thực sự thành công khi biến một dòng sông vốn vô tri vô giác, nay đã trở thành một sinh thể có cảm xúc, có cá tính, biết hi sinh như một con người thực thụ, để lại cho người đọc người nghe những ấn tượng vô cùng sâu sắc về dòng sông.
Hết phần chảy ở giữa Trường Sơn, sông Hương bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc đời của mình ở vùng ngoại vi kinh thành Huế, đi qua vùng Châu Hóa đầy hoa dại, hết sức lãng mạn, hết sức thi vị. Mang vẻ đẹp của “người gái đẹp”, trong cảm nhận của nhà văn cô gái ấy đang nằm ngủ mơ màng, thì người tình mong đợi đến và đánh thức. Sở dĩ tác giả có liên tưởng như vậy là bởi dòng sông khúc này nước chảy rất êm đềm.
Hành trình về xuôi, hành trình chảy ra cửa biển Thuận An của sông Hương giờ đây giống như một cuộc tìm kiếm có ý thức, tìm kiếm người tình trong mộng. Thế nên đoạn chảy này được tác so sánh như cuộc tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đầy đam mê. Đây là hành trình của những người yêu nhau tìm về với nhau, là hành trình của nàng công chúa đi tìm chàng hoàng tử trong mơ.
Dòng sông mang trong mình đầy đủ những sức sống mới những vóc dáng mới, chuyển dòng một cách liên tục, “vòng giữa những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm”. Tác giả ngắm nhìn dòng sông mà tưởng tượng đến “người gái đẹp” đang phô ra những đường cong quyến rũ đầy hấp dẫn của mình, đây là dòng liên tưởng đầy sáng tạo và mạnh mẽ của nhà văn.
Sông Hương khi đi qua vùng Châu Hóa không chỉ mang vẻ đẹp mềm mại quyến rũ của người con gái mà còn mang những vẻ đẹp rất đa dạng và phong phú. “Có khi sắc nước trở nên xanh thẳm”, “mềm như tấm lụa”, một vẻ đẹp mềm mại, yên bình đến thế. Rồi dòng sông khi đi qua những ngọn đồi, mặt nước phản quang thành những mảng màu rực rỡ, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”, thật kỳ thú và dòng Hương Giang như một bức tranh nhiệm màu, đặc sắc vô cùng.
Khi sông Hương đi qua những lăng tẩm thì lại trở nên trầm mặc, cổ thi, tạo cảm giác như dòng sông Hương đang chiêm nghiệm, thành kính, suy nghĩ về lịch sử của những ông hoàng bà chúa xưa kia đã từng huy hoàng như thế nào, và rồi sông Hương bỗng bừng sáng, trẻ trung hơn hẳn khi nghe thấy âm thanh của thành phố.
Cuối cùng tác giả đem đến cảnh sông Hương nằm trong vòng tay của kinh thành Huế như người con gái đang e ấp trong vòng tay của người thương, và lúc chuẩn bị rời xa người yêu. Nhà văn thật tài tình khi sáng tác ra những hình ảnh độc đáo “chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như vành trăng non”, gợi ra một mối tình mới chớm của người con gái Huế. Rồi thì “dòng sông mềm hẳn đi như tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”, như tấm lòng thẹn thùng, bẽn lẽn của cô gái Huế trong tình yêu đầu đời.
Tác giả so sánh sông Hương như một điệu “slow” của xứ Huế, chậm rãi, như một “mặt hồ yên tĩnh”, “điệu chảy lặng lờ của nó ngang qua thành phố… Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, những câu văn mang theo âm nhạc chậm chạp hòa vào lòng người đọc, du dương, mềm mại, ý nghị, một sức liên tưởng đầy thi vị, lãng mạn. Rồi thì nhà văn lại tiếp tục có những liên tưởng mới hết sức thú vị “sông Nêva cuốn trôi những phiến băng lô xô”, “mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng”.
Tác giả muốn hóa mình thành con chim hải âu trôi nhanh ra biển trên chiếc tàu thủy tinh ấy, rồi cuối cùng chẳng kịp nói lời tạm biệt với lũ bạn trên bờ vì tàu trôi nhanh quá, thế tác giả mới thấm thía nhớ về sông Hương và “chợt thấy quý cái điệu chảy lặng lờ của nó khi đi qua thành phố”. Kiểu chảy lững lờ ấy khiến ta liên tưởng đến một cô gái, bẽn lẽn nửa muốn đi, nửa lại muốn ở, chẳng nỡ rời xa vòng tay yêu dấu của người thương, lòng đầy vấn vương. Với lối viết sinh động và sáng tạo, tác giả biến dòng Hương giang thành một “nàng thơ” vừa cá tính lại vừa e ấp, dịu dàng đắm mình trong tình yêu cùng chàng trai xứ Huế mộng mơ.
Hơn thế nữa sông Hương còn là nhân chứng cho lịch sử biết bao thăng trầm hưng thịnh của cố đô Huế “vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân”, những dấu ấn, những sự kiện không bao giờ có thể lãng quên của dân tộc Việt Nam, đều được sông Hương chứng kiến và ghi lòng tạc dạ. Sông Hương chính là biểu tượng đẹp đẽ nhất xây dựng cho Huế một hình ảnh xinh đẹp thơ mộng, suốt mấy nghìn năm văn hiến của đất nước. Một vẻ đẹp lặng lờ, ẩn sâu trong đó là nét cá tính, sông Hương đã có từ lâu nhưng nó chưa bao giờ già cỗi, nó vẫn mang trong mình nhiệt huyết yêu đương của cô gái đang độ xuân thì.
Bằng óc sáng tạo, liên tưởng tài tình, sự quan sát tỉ mỉ, tinh thế, sự am hiểu tinh tường về các kiến thức xã hội, văn hóa của xứ Huế tác giả Hoàng phủ Ngọc Tường đã cho ra đời một tác phẩm bút ký thật đặc sắc, như họa vào lòng người đọc người nghe một bức tranh Huế và sông Hương tuyệt đẹp, vẻ đẹp vừa gần gũi, lại thiêng liêng, nhưng cũng rất dịu dàng e lệ. Tất cả như hướng độc giả đến cái khao khát một lần được về thăm Huế, đứng trên cây cầy Tràng Tiền vắt ngang sông Hương mà chiêm ngưỡng dòng sông cho thỏa nỗi lòng.
15. Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông chi tiết mẫu 2
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”.
Đã ai tới Huế mà chưa một lần thử nghe hát trên dòng sông Hương chưa? Sông Hương chính là biểu tượng của xứ Huế mộng mơ, dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương lại mang một vẻ đẹp nữ tính, dịu dàng. Nhà văn đã dựng lên một bức tranh thiên nhiên với phong cảnh hữu tình đó là dòng sông quê hương qua bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn, nhà khảo cứu văn học, văn hóa. Ông là một nhà văn chiến sĩ, có phong cách nghệ thuật độc đáo và có sở trường về thể kí đồng thời là người đã có công đưa thể kí Việt Nam phát triển lên đến đỉnh cao của văn học. “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một trong tám bài kí được xuất bản lần đầu năm 1986.
Tác phẩm đã làm nổi bật phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường, đó là sự uyên bác, giàu chất thơ và giàu trí tưởng tượng. Sông Hương là đối tượng để bộc lộ tâm tình, là khách thể của trang viết trong sự thể hiện cái tôi của nhà văn. Sông Hương chính là đối tượng để khảo cứu làm nên vẻ đẹp của xứ Huế. Chính vì vậy, sông Hương đã được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, từ góc độ địa lí đến lịch sử và qua góc nhìn văn hóa, thơ ca.
Ở góc độ địa lí, Hoàng Phủ Ngọc Tường tìm hiểu trực tiếp sông Hương ở thượng nguồn để phát hiện nhiều vẻ đẹp khác nhau của dòng sông. Đây là dòng sông có mối quan hệ mật thiết với dãy Trường Sơn. Có lẽ vì thế mà nó tựa như “một bản trường ca rừng già với tiết tấu hùng tráng, dữ dội”. Sông Hương khi “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, lúc mãnh liệt vượt qua ghềnh thác, khi cuộn xoáy như cơn lốc dưới đáy vực sâu”.
Sông Hương mang dáng vẻ trữ tình hiện đại “lúc dịu dàng, say đắm giữa những rặng dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.” Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sử dụng biện pháp nhân hóa để bạn đọc cảm nhận được sông Hương như một “cô gái Di gan phóng khoáng và man dại” với “một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng” làm cho dòng sông nổi bật ở vẻ đẹp cá tính, hùng vĩ.
Nhà văn đã sử dụng hàng loạt động từ, tính từ gây ấn tượng mạnh: “rầm rộ”, “mãnh liệt”, “cuộn xoáy”, “dịu dàng”, “say đắm”, “gan dạ”, “tự do” để diễn tả từng trạng thái thay đổi của dòng sông. Tác giả còn sử dụng lối so sánh táo bạo, đặc biệt đầy hình ảnh: Sông là “bản trường ca của rừng già”, là “cô gái Di gan”, là “người mẹ phù sa”. Tác giả đã nhân hóa sông trong liên tưởng với một cô gái, đây là liên tưởng kín đáo, ấn tượng làm cho gương mặt sông Hương được nắm bắt ở chiều sâu và ở nhiều phương diện khác nhau.
Trước khi vào đến miền đất của kinh thành Huế, sông Hương “trở thành người tình dịu dàng và chung thủy với cố đô”. Sông Hương là người con gái đẹp “nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”. Sông đã thay đổi hình hài, làm mềm đi nét nữ tính của mình. Sông Hương đã bộc lộ được nét lịch lãm và tài hoa, đã thay đổi hình dáng “mềm như tấm lụa”, màu sắc “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” để dòng chảy trôi đi thật chậm.
Sông Hương mang vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi được đặt trong mối quan hệ với vẻ đẹp của người con gái Di gan. Khi ra khỏi vùng núi, sông Hương như một nàng tiên được đánh thức bỗng bừng lên sức trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xuân để chuyển dòng liên tục. Dòng sông có ý thức kiếm tìm về thành phố, “vui tươi hẳn lên” khi tìm đúng đường về, sông Hương còn là “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya” ru mọi người vào giấc ngủ yên bình.
Khi chảy vào thành phố Huế, sông Hương như đã tìm thấy mình khi gặp thành phố thân yêu, sông Hương đã vui tươi hẳn lên giữa những bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long. “Dòng sông kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng Tây Bắc Đông Nam, tự uốn một cánh cung rất nhẹ nhàng sang Cồn Hến”, dòng sông mềm mại hẳn đi như tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Sông Hương duy nhất thuộc về một thành phố, là niềm tự hào của xứ Huế, của con người Huế. Sông Hương đã đánh thức được linh hồn của dân tộc, khác hẳn với các dòng sông khác ở cảnh “lập lòe trong sương đêm những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn Mô tê xưa cũ”.
Sông Hương được cảm nhận rất riêng trong sự tìm tòi thú vị của các nhà văn, nó có chút lẳng lơ, kín đáo của tình yêu. Nhìn bằng con mắt hội họa, sông Hương và những chi lưu của nó tạo nên những nét cổ kính của cố đô. Qua cách cảm nhận âm nhạc, sông Hương như một điệu “slow” tình cảm dành riêng cho Huế, sâu lắng, trữ tình. Với cái nhìn đắm say của trái tim đa tình, sông Hương là người tình dịu dàng và chung thủy được nhìn nhận ở nhiều phương diện dưới các góc độ khác nhau.
Dưới cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương được đối sánh trong các ngành nghệ thuật, sông Hương về với Huế như hồn gặp xác, là tiếng nói của người con gái đi được nửa cuộc đời và tìm được người tình nhân đích thực. Sông Hương đã làm cho Huế đẹp một cách trầm lặng và có chút gì đó lẳng lơ, kín đáo.
Sông Hương là dòng sông lịch sử. Dòng sông được khơi gợi trong sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi nó mang tên là Linh Giang. Dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt để bảo vệ biên giới phía Nam Tổ quốc qua những thế kỉ trung đại. Dòng sông ấy còn vẻ vang soi bóng kinh thành Huế cùng người anh hùng Nguyễn Huệ. Nó đã chứng kiến Cách mạng tháng Tám, mùa xuân Mậu Thân 1986 bằng những chiến công rung chuyển. Sông Hương đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử, mang đậm dấu ấn thời gian.
Không chỉ được nhìn ở dưới góc độ địa lí, lịch sử, sông Hương còn được nhìn dưới góc độ văn hóa và thơ ca. Từ góc độ văn hóa, trong cách nhìn với âm nhạc tác giả đã gắn sông Hương với một nền âm nhạc cổ điển Huế: “Sông Hương trở thành người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Từ đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã liên hệ đến việc nghe hát trên sông Hương.
Nhà văn đã đưa ra một minh chứng rằng: “Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này trong một khoang thuyền nào đó giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”. Từ góc nhìn văn hóa, người nghệ sĩ đã tưởng tượng về đại thi hào Nguyễn Du, về Kiều: “Trong như tiếng hạc bay qua – Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”. Nhà văn đã đặt hình ảnh dòng sông trong mối quan hệ với tiếng chuông chùa ngân nga khi vào Huế để nhìn nhận.
Từ âm thanh của cuộc sống, tác giả đã nói đến tiếng nước vỗ vào mạn thuyền hình thành lên những điệu hò dân gian. Nhiều lần, nhà văn đã liên tưởng đến truyện Kiều của Nguyễn Du đại thi hào đã từng có thời gian sống ở Huế, truyện Kiều ra đời từ mảnh đất có truyền thống nhã nhạc cung đình để hình thành nên cái nôi của văn chương, văn hóa.
Từ góc độ thơ ca, sông Hương không bao giờ lặp lại mình trong cảm hứng của những người nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm dậy lên những vần thơ biếc xanh của Tản Đà: “Dòng sông trắng Lá cây xanh”. Hình ảnh này với câu chữ của tác giả cho thấy sự đồng cảm của Hoàng Phủ Ngọc Tường về một sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc.
Đây là minh chứng thời gian của những tâm hồn nhạy cảm của các thi nhân. Nhà văn cũng làm sống dậy, sông Hương hùng tráng như “kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát. Sông Hương quan hoài trong nỗi sầu vạn cổ của thơ Bà Huyện Thanh Quan, có sức mạnh phục sinh của tâm hồn trong thơ Tố Hữu.
Điều kì diệu là nhà văn đã nhìn thấy sông Hương trong mối quan hệ với Kiều. Cách so sánh, liên tưởng của tác giả trong mối liên hệ giữa các mạch nguồn thơ ca chảy tha thiết trong văn chương muôn thuở đã tạo nên một dấu ấn riêng về phong cách nghệ thuật của nhà văn giàu chất thơ.
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là bài kí đặc sắc về con sông Hương của xứ Huế qua đó đã thể hiện cái “tôi” cá nhân của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đó là một cái “tôi” tài hoa, uyên bác. Sông Hương được miêu tả dưới nhiều góc độ khác nhau, sông Hương là dòng sông của âm nhạc, của thơ ca, của lịch sử gắn liền với những nét đặc sắc về văn hóa, về vẻ đẹp của con người xứ Huế. Cái tôi uyên bác được thể hiện ở sự vận dụng cái nhìn đa ngành, vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực nghệ thuật để khắc họa vẻ đẹp của dòng sông.
Sông Hương được tô đậm ở nét đẹp trữ tình, thơ mộng. Sông Hương được miêu tả qua chiều sâu văn hóa xứ Huế, nó như “người mẹ phù sa” bồi đắp cho vùng đất giàu truyền thống văn hóa từ bao đời nay. Sông Hương còn được cảm nhận qua lăng kính của tình yêu. Thủy trình của sông Hương là thủy trình có ý thức đi tìm người tình mong đợi, khi chảy giữa thành phố Huế, sông Hương mềm mại hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.
Trước khi đổ ra cửa biển, sông Hương như “người con gái dùng dằng chia tay người yêu”, thể hiện một nỗi niềm vương vấn một chút lẳng lơ kín đáo. Cái “tôi” của tác giả là một cái “tôi” nặng lòng với quê hương, xứ sở. Chắc hẳn, nhà văn phải yêu quê hương lắm thì mới có thể lột tả dòng sông quê hương một cách xuất sắc như vậy. Nhà thơ đã dành toàn bộ tâm huyết của mình để theo dõi toàn bộ thủy trình của dòng sông với vốn hiểu biết sâu rộng về các kiến thức liên quan.
Nhà văn đã quan sát tỉ mỉ dòng sông từ trước khi vào thành phố rồi đến khi đổ ra bể dòng sông đã có những thay đổi ra sao. Cái “tôi” của Hoàng Phủ Ngọc Tường thật là một cái “tôi” đa phong cách, mang dấu ấn riêng biệt và giàu chất thơ. Nhà văn đã phát hiện và trân trọng vẻ đẹp của dòng sông và có những so sánh táo bạo với hình ảnh cô gái Di gan, người mẹ phù sa, người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.
Nhà văn đã liên tưởng tới những nhà thơ khác cùng viết về sông Hương như Nguyễn Du, Tố Hữu, … nhà văn nhớ đến Kiều và muốn được đắm chìm trong những giai điệu ca Huế trên sông Hương. Tất cả những điều đó đã tạo nên một cái “tôi” riêng biệt mang đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Đoạn trích là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Dưới cái nhìn tài hoa, uyên bác của tác giả, sông Hương được khám phá ở nhiều góc độ khác nhau, từ địa lí lịch sử đến văn hóa, thơ ca. Nhà văn đã kết hợp linh hoạt giữa kể và tả sử dụng tài hoa các biện pháp tu từ nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ khiến cho con sông từ vật vô tri vô giác nay bỗng trở nên có hồn , có tính cách, có tâm trạng khi thì dịu dàng, đắm đuối khi lại mạnh mẽ, quyết liệt. Ngôn từ phong phú, đa dạng, giọng văn đầy biến hóa đã tạo nên tuyệt bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” mang nét riêng biệt trong văn phong của tác giả.
Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã thể hiện được tấm lòng yêu quê hương, yêu con người xứ Huế của nhà văn. Qua đó, cho thấy vốn hiểu biết sâu rộng và phong phú của nhà văn về các kiến thức văn hóa, nghệ thuật. Bài kí trên đã khẳng định được thành công của tác giả trên con đường văn học ở thể bút kí đồng thời cũng thể hiện cái “tôi” cá nhân riêng biệt, trữ tình. Nhà văn đã đem đến cho chúng ta một bài học về tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Bởi nếu có quê hương thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Phải chăng vì thế mà trong thơ của Đỗ Trung Quân đã viết:
“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một tìm tòi và thể hiện sự mới mẻ của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với thể loại bút kí. Qua đó, tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế và khẳng định được tài năng uyên bác của mình. Chính vì thế mà sông Hương đã trở thành một dòng sông bất tử, luôn chảy trôi mãi cùng thời gian và trong tâm trí độc giả.
16. Phân tích bài Ai đã đặt tên cho dòng sông chi tiết mẫu 3
Ai đó đã từng viết “ Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một dòng sông để thương, để nhớ như đời người có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình để mãi mãi mang theo”. Vâng, “một dòng sông để thương, để nhớ” của mỗi người rất khác nhau.
Nếu tên tuổi Văn Cao gắn liền với sông Lô hùng tráng; nếu Hoàng Cầm là nỗi nhớ của ta khi ngang qua “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh”; nếu Hoài Vũ mãi là nhà thơ của con sông Vàm Cỏ đêm ngày thao thiết chở phù sa, thì Hoàng Phủ Ngọc Tường đã song hành cùng sông Hương đi vào trái tim người đọc với “Ai đã đặt tên cho dòng sông?.”…
Có một huyền thoại vọng về từ làng Thành Trung, một ngôi làng trồng rau thơm ở Huế: Vì yêu quý con sông xinh đẹp, người dân hai bên bờ sông Hương đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước xanh thắm ấy mãi mãi thơm tho.
Phải chăng đó là cách lý giải tên của Hương Giang – con sông gắn liền với Huế, gắn liền với tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường? Bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được viết năm 1981, khi tác giả đã sống bên bờ sông Hương, sống trong lòng Huế hơn 40 năm trời, tình yêu máu thịt đối với quê hương cứ lớn lên từng ngày và nó hiện hữu ở mọi thời gian, mọi không gian.
Khi tác giả ngồi đọc truyện Kiều giữa mùa thu, trong một khu vườn xưa cổ, nơi có những loài hoa đang nở, trái cây đang chín, yên tĩnh và khoáng đạt – khu vườn tọa lạc trên vùng đất mà Nguyễn Du từng sống nên thiên nhiên của “mảnh đất Kinh xưa” đã in bóng trong thơ Nguyễn, ngược lại sông Hương và Huế đã gợi cho tác giả hình tượng của cặp tình nhân lý tưởng: Kim Kiều.
Chưa bao giờ tôi nhìn thấy một dòng chảy nào đáng yêu đến thế, sông Hương đến với Huế qua cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang hình ảnh một cô gái mỹ miều đến với tình yêu. Hãy ngắm nhìn nàng trước khi gặp Huế, đó là “một cô gái Digan phóng khoáng và man dại” “bản lĩnh và gan dạ” có một tâm hồn “tự do và trong sáng”, đó là hình ảnh “bản trường ca của rừng già” rầm rộ và mãnh liệt nhưng cũng có lúc “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”, nàng đã chế ngự sức mạnh bản năng của mình để đến lúc ra khỏi rừng già sẽ trở nên dịu dàng và trí tuệ.
Để đến với Huế, sông Hương phải băng qua một hành trình, phải chuyển dòng liên tục, như một cuộc kiếm tìm thiết tha và rạo rực, vô vàn địa danh mà dòng nước ấy đã trôi qua Hòn Chén, Ngọc Trản, Nguyệt Biều, Lương Quán, Thiên Mụ…
người con gái Digan ấy đã đột ngột uốn mình theo một đường cong thật mềm nhưng “vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản, để sắc nước trở nên xanh thẳm”, nàng vẫn còn mang một vẻ buồn trầm mặc như triết lý, như cổ thi… cho đến khi gặp được tiếng chuông Thiên Mụ, nghe âm thanh bát ngát tiếng gà, từ ấy sông Hương rạng rỡ như nắng mới, nàng uốn một cánh cung thật nhẹ, đến khi giáp mặt với thành phố, đường cong ấy làm cho nàng “mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”
Cái phút ban đầu để đến với “người tình” của sông Hương như thế đấy! Nàng đã tự làm mới mình để hiến tặng những gì đẹp nhất cho người yêu. Sông Hương – dòng sông thuộc về một thành phố duy nhất – đã rời cuộc sống hoang dã của rừng để đến với Huế và chỉ Huế mà thôi, nàng như “sông Seine của Paris, sông Ðanuýp của Buđapét…” chảy trong lòng thành phố yêu quý của mình nhưng khác ở chỗ nàng đẹp một cách huyền hồ như đang che khuôn mặt diễm kiều bằng tấm voan sương khói, nàng trôi lặng lẽ với ngàn ánh hoa đăng vào hội rằm tháng 7 bồng bềnh chao nhẹ trên mặt nước như vương vấn một nỗi lòng.
Tôi chợt nhớ đến một câu nói “có những dòng tình cảm, rất sâu nên rất đỗi lặng lờ”, dòng chảy êm đềm của sông Hương hay chính là tình yêu sâu lắng mà nàng dâng tặng cho thành phố Huế? Vẻ đẹp của sông Hương còn là vẻ đẹp của một nền văn hóa, vẻ đẹp của người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh sôi trên mặt sông này và hơn thế khắp lưu vực sông còn vang vọng những điệu hò dân dã, những điệu hò thấm đẫm tấm chung tình, thấm đẫm lời thề của sông Hương trước phút chia tay với Huế mà trôi về biển cả.
Nhưng chẳng phải bao giờ sông Hương cũng là người con gái đằm thắm, dịu dàng, mềm mại trong lòng Huế, đã có một thời sông Hương “mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía Nam” của Tổ quốc, vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân, “dòng sông của thời gian ngân vang”, của lịch sử viết giữa màu cỏ xanh, lá biếc…
Sông Hương được nhìn như một người con gái đến với tình yêu, dâng tặng những vẻ đẹp mà mình có được cho người yêu, đắm mình trong tình yêu để khám phá và hoàn thiện bản thân. Từ một dòng sông hoang dại, bí ẩn, nàng đã trở thành một sông Hương rất mực dịu dàng, rất mực tài hoa, rất mực kiên cường, rất mực hy sinh…
Cho nên, từ khi có được sông Hương, Huế – chàng Kim của nàng cũng có nhiều thay đổi. Từ hoang sơ với “cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” hay kiêu hãnh âm u với những lăng tẩm đền đài đồ sộ, đã hóa thành vẻ đẹp cổ kính mà thơ mộng, khiến người con của Huế dù đến Pari, Buđapét hay Leningrad vẫn đau đáu nhớ về một thành phố với nguyên dạng đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông.
Huế càng lung linh hơn khi sông Hương chở trong lòng Huế những nét đặc thù của hội Hoa đăng, của ca Huế, man mác tiếng rơi của những mái chèo khuya. Có sông Hương, Huế trở thành biên thùy xa xôi của đất nước các vua Hùng, Huế chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía Nam của Đại Việt, Huế là kinh thành của người anh hùng Nguyễn Huệ, Huế cùng sông Hương đi vào Cách mạng tháng 8 bằng những chiến công rung chuyển. Huế đã cống hiến xứng đáng cho Tổ quốc trong cuộc trường chinh máu lửa bên cạnh sông Hương – dòng sông của sử thi đã tự hiến đời mình làm một chiến công.
Tình yêu của sông Hương và Huế – một tình yêu lãng mạn và âm vang sức sống, một tình yêu như một cuộc tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đam mê, bản hợp xướng diệu kỳ giữa thi ca và âm nhạc. Tình yêu ấy được vun đắp bởi ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, đứa con thân yêu của Huế, yêu Huế, yêu sông Hương, nhìn ngắm sông Hương khi gần kề để phát hiện ra dòng sông ấy “đang đổi sắc không ngừng dưới ánh nắng và mùi hương của hoa trái trong vườn”, lúc xa xôi gần nửa vòng trái đất, nhìn Neva để sông Hương tìm về trong niềm nhớ.
Sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ mang vẻ đẹp trời phú mà còn ánh lên vẻ đẹp của con người, những tài nữ đánh đàn, những người dân Châu Hóa lái thuyền xuôi ngược, những người con anh dũng đã hi sinh, những Nguyễn Du, những bà huyện Thanh Quan, những Tố Hữu…đã viết thơ trên dòng chảy long lanh in bóng mây trời.
Cũng như tình yêu của sông Hương với Huế, tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương cũng là quá trình dâng tặng, khám phá và hoàn thiện chính mình. Tuy nhiên, vì sông Hương là hóa thân của huyền thoại nên câu hỏi bâng khuâng của một người Hà Nội khi lặng lẽ ngắm nhìn dòng nước: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” vẫn là một câu hỏi lửng lơ chưa có lời giải đáp, câu hỏi đã thành tên cho một thiên bút ký tuyệt vời…
17. Phân tích sông Hương trong lòng thành phố Huế
Ngay từ khi đọc nhan đề, ở người đọc đã vang lên câu hỏi: “Ai đã đặt tên cho dòng sông” – câu hỏi có dáng dấp ngẩng ngơ rất thi sĩ. Từ thoáng ngẩn ngơ này, bao nhiêu ấn tượng về cái đẹp của sông Hương sẽ ùa về trong tâ, trí, khơi lên mạch viết dạt dào cảm xúc về “nhan sắc” thiên phú của dòng nước êm đềm chảy qua Huế cố đô. Vang lên những lần khác trong tác phẩm, câu hỏi biến thành một nỗi suy tư thâm trầm, đánh động bao vốn liếng văn hóa tích tụ trong người viết và cũng dòi hỏi nó phải được hiện diện trên trang giấy. Vậy đó, ta đang nói đến những mạch cảm hứng lớn đã dẫn dắt nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đến và đi với sông Hương, để rồi tiếp nữa, làm một cuộc viễn du vào lòng muôn dộc giả, đóng vai người truyền cảm hứng cho họ bộc lộ tình yêu xứ sở hết sức thiết tha của mình.
Sau khi làm “bản trường ca của rừng già” và “rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn” ở khúc thượng nguồn, thành “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” ở ngoại vi thành phố Huế, sông Hương chính thức chảy vào trong thành phố Huế.
Dưới góc nhìn địa lí, sông Hương giáp mặt với Huế ở Cồn Giã Viên, uốn mình một đường cong chảy vào thành phố Huế. Lưu tốc của sông giảm hẳn do có sự hiện diện hai hòn đảo nhỏ và những chi lưu mang nước đi khắp thành phố. Vì thế sông trôi thật chậm như một mặt hồ yên tĩnh.
Dưới góc nhìn tài hoa và mê đắm của Hoàng Phủ Ngọc Tưởng, sông Hương hiện lên với gương mặt riêng. Sông chảy theo hướng tây nam – đông bắc, “kéo một nét thẳng thực yên tâm” “như tìm đúng đường về”, như người con gái đã tìm thấy bến đỗ của tình yêu, vui tươi và yên tâm. Dáng người con gái ấy “mềm mại như dáng lụa”, mềm như “tiếng vâng không nói ra của tình yêu” vừa duyên dáng và ý nhị. Cái nhìn ấy của Hoàng Phủ không chỉ đơn giản là cái nhìn quan sát, khám phá mà là cái nhìn mê đắm của chàng trai dành cho người con gái. Hai bên bờ sông có đủ những cảnh đẹp: xa – gần, cổ kính – bình dị, sang trọng – mộc mạc của cuộc sống cần lao: “những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được”. Tiếp theo đó là dáng nước. Trong cái nhìn của Hàn Mặc Tử, nhịp điệu của sông nước là nhịp buồn:
“Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”
Trong cái nhìn Tố Hữu là nhịp của những tình nghĩa:
“Hương giang ơi, dòng sông êm
Quả tim ta, vẫn ngày đêm tự tình”
Với Thu Bồn lại là nhịp lắng đọng:
“Con sông dùng dằng, con sông không chảy”
So với con sông ở Lê-nin-grát, sông Nê- va, tác giả lại càng thấy nhớ, thấy quý điệu chảy lặng lờ. Bởi điệu chảy của sông Hương là điệu tâm hồn, là nhịp sống chậm, là những giây phút vừa sống vừa cảm nhận, vừa lắng nghe. Nhìn con sông xứ người mà thêm yêu con sông xứ mình. Tác giả đã thực sự trở thành một tri kỉ của sông Hương, hiểu ngọn ngành khí chất của nó.Theo tác giả, sông Hương đã thật “tâm lí” khi “trôi chậm, thực chậm” qua kinh thành Huế, như để an ủi người ta đừng quá sầu muộn về sự biến đổi vô thường của cuộc đời, về sự vèo qua chóng mặt của thời gian. Dòng nước sông đã lặng tờ một cách cố tình để muốn những ánh hoa đăng trong đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về qua Huế “bồng ngập ngừng như muốn đi muốn ở” . Bằng cách trôi rất riêng đó của mình, sông Hương như muốn nhắc người ta rằng cuộc đời này có rất nhiều cái đáng vương vấn. Rồi nữa, nếu không nhờ sự phát hiện đầy tính chất đồng điệu của tác giả đối với sông Hương, mấy ai biết rằng việc sông Hương đột ngột đổi dòng ngay khi vừa chia tay Huế là thuận theo một lí do rất tình cảm, rất “người”: chẳng qua nó muốn gặp lại Huế “để nói một lời thề trước khi về biển cả”. Ở đây có đến ba tháu độ chí tình cùng “hợp lưu” với nhau: chí tình của sông Hương đối với Huế, chí tình của con người Huế trong tình yêu và chí tình của chính tác giả dành cho sông Hương, dành cho cả mảnh đất xưa gọi là Châu hóa. Suy cho cùng nếu không có cái chí tình của tác giả thì cái chí tình của sông Hương không thể trở thành một “khách thể tinh thần” gay ấn tượng sâu đậm đến vậy!
Nếu biết cất tiếng người, hẳn sông Hương sẽ nói rằng nó đã thực sự yên tâm khi chọn trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường để hóa thân. Có lẽ chính nhà văn cũng nhận thấy, cũng hiểu niềm tin cậy đó, nên từng câu văn của ông bay bổng, diễm ảo lạ thường. Nhiều lúc độc giả có cảm tưởng ngôn từ trong bài bút kí không phải là của tác giả dùng để miêu tả sông Hương mà chính là ngon từ của sông Hương đang hát lên bài ca cho mình. Ngôn từ ấy trôi chảy hết sức tự nhiên, nếu có “luyến láy” thì cũng “luyến láy” một cách tự nhiên bởi chất hào hoa, đa tình vốn đã là cái gì thuộc về căn cốt của người viết rồi. Thiên bút kí đưa đến rất nhiều thông tin mà đọc lên vẫn thấy thanh thoát là nhờ thế. Rất nhiều trải nghiệm của một đời viết luôn gắn bó với con người, dân tộc và đất nước đã được đưa vào đây. Yêu sông Hương nhưng tình yêu ấy không ngăn cản ta yêu những dòng sông khác có trên trái đất. Và ngược lại, niềm thích thú được quan sát dáng nét độc đáo của những dòng sông thuộc các vùng khác nhau lại làm tươi mười trong ta nỗi rung động bổi hồi rất đặc biệt trước dòng sông quê hương đã nuôi lớn cuộc đời mình.
18. Phân tích ai đã đặt tên cho dòng sông ở ngoại vi thành phố
“Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một tuỳ bút đặc sắc, thể hiện phong cách tài hoa, uyên bác, giàu chất thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bài kí đã ca ngợi dòng sông Hương như một biểu tượng của Huế (đặc biệt là đoạn từ thượng nguồn đến thành phố Huế).
Trước khi trở thành người tình dịu dàng và chung thuỷ của Kinh thành Huế có hàng trăm năm văn hiến, sông Hương đã trải qua một hành trình đầy gian truân và những thử thách. Trong cái nhìn tinh tế, lãng mạn và rất phong tình của tác giả, toàn bộ thuỷ trình của dòng sông Hương tựa như cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của người con gái trong một câu chuyện tình yêu nhuốm màu cổ tích.
Đoạn tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ một nét lịch lãm, tài hoa với những hình ảnh mỹ lệ, vốn ngôn ngữ giàu có, sự hiểu biết phong phú của tác giả. Giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại, sông Hương là “cô gái đẹp ngủ mơ màng”. Nhưng ngay khi ra khỏi vùng núi, sông Hương bỗng bừng lên sức trẻ như “người đẹp bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài” với niềm khát khao của tuổi thanh xuân trong sự “chuyển dòng liên tục”, rồi “vòng những khúc quanh đột ngột”, “vẽ một hình cung thật tròn”, “ôm lấy chân đồi Thiên Mụ”, “vượt qua”, “đi giữa âm vang”, “trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”.
Vừa mạnh mẽ, vừa tình tứ mà dịu dàng kín đáo, đó là cái nét phẩm chất đẹp đẽ mang nét riêng của sông Hương – cô gái Huế được tác giả diễn tả bằng những nét vẽ, những hình ảnh cũng thật tình tứ, dịu dàng. Khi qua Vọng Cảnh, Tam Thai, Lưu Bảo “dòng sông mềm như tấm lụa”; khi qua “hai dãy đồi sừng sững như thành quách”, dòng sông ánh lên vẻ đẹp biến ảo với những phản quang nhiều màu sắc “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Khi qua bao lăng tẩm, đền đài mang niềm kiêu hãnh âm u được phong kín trong những rừng thông u tịch toả lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ , mây phong; Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”, dòng sông Hương, mang vẻ đẹp “trầm mặc như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó bỗng sinh động bừng sáng lên khi gặp tiếng chuông Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà”.
Tóm lại, với những nét bút giàu màu sắc hội hoạ tinh tế, với cảm xúc say đắm, ở đoạn này Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tạo dựng được một bức tranh sông Hương thật đẹp bởi sự phối cảnh kì thú giữa nó với thiên nhiên xứ Huế đa dạng và rất hài hoà.
Bằng một tình cảm thiết tha với Huế, với một vốn văn hoá phong phú và một kho từ ngữ giàu có đậm chất thơ, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc hoạ được một dòng sông như một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoá, một vẻ đẹp rất thơ, khơi nguồn cho cảm hứng thi ca và gắn liền với nền âm nhạc cổ điển Huế, tạo nên bề dày lịch sử văn hoá của cố đô. Nhờ đó, sông Hương đã trở thành dòng sông bất tử chảy mãi trong trí nhớ và tình cảm của độc giả, bồi đắp phù sa màu mỡ làm xanh tươi thêm tình yêu đối với quê hương đất nước.
19. Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông sông Hương ở thượng nguồn
Nếu người Hà Nội tự hào có con sông Hồng đỏ nặng phù sa thì người Huế cũng tự hào khi có dòng sông Hương thơ mộng chảy qua thành phố Huế cổ kính với những lăng tẩm, đền đài. Con sông ấy đã chứng kiến bao đổi thay của lịch sử, sự thăng trầm của cuộc sống. Dòng nước của con sông Hương ấy đã tươi mát cho cảnh vật cũng như con người nơi xứ Huế này. Vì thế, người Huế rất tự hào về con sông ấy nó mang đặc trưng của Huế, sông Hương là niềm tự hào kiêu hãnh của những con người xứ Huế. Có lẽ cũng vì điều đó mà sông Hương cũng đã đi vào thơ ca, nhạc họa rất trữ tình và sâu lắng. Hoàng Phủ Ngọc Tường, một người con xứ Huế đã bao lần ngắm con sông Hương rồi một lần bất chợt một lần thắc mắc, ai đã đặt tên cho con sông này là sông Hương nhỉ? Nỗi băn khoăn ấy được ông thế hiện trong tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông. Bằng ngòi bút trữ tình sâu lắng, thể hiện rõ phong cách thể loại Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm thể hiện sự uyên bác tài hoa của chủ thể sáng tạo trong cái nhìn liên tưởng cùng với những triết luận sâu sắc về quan hệ giữa dòng sông và lịch sử, dòng sông với thi ca nhạc họa, dòng sông và người xứ Huế.
Mở đầu Hoàng Phủ Ngọc Tường đã giới thiệu sự độc đáo, đặc biệt và đầy ấn tượng của con sông Hương. Nó là con sông duy nhất của thành phố. Trước về vùng châu thổ êm đềm, con sông thơ mộng ấy đã vượt qua bao thác ghềnh cuộn xoáy. Mang tính lưỡng thể, sông Hương vừa hùng vĩ “một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, xoáy như cơn lốc vào những đáy vực thắm”, vừa mang vẻ đẹp “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Tính lưỡng thể của dòng sông Hương ở thượng nguồn vừa “phóng khoáng và man dại " như một nửa cuộc đời có gái Di-gan, biểu lộ “sức mạnh bản năng ở người con gái", vừa mang sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.
Dòng chảy của sông Hương ở thượng nguồn là “cuộc hành trinh gian truân" không kém phần kì lạ và bí mật, vì nó đã đọng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khó trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”.
Nguyễn Tuân đã từng tả tiếng thác sông Đà “như oán trách... như van xin... như khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”, có lúc như tiếng rống của một ngàn con trâu mộng “đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa”... Đó là những ấn tượng vô cùng sâu sắc mà bác Nguyễn đã gieo vào lòng ta khi đọc tùy bút Người lái đò Sông Đà. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thật tài hoa khi ông đã sáng tạo nên những liên tưởng, những so sánh, ẩn dụ và nhân hóa miêu tả vẻ đẹp mang tính lưỡng thể đầy tính nhân văn của dòng sông Hương giữa đại ngàn Trường Sơn. Tác giả đã nhắc khẽ mọi người “nếu chỉ mãi mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó... sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua. .”. Suy tưởng ấy đã làm cho liên tưởng mà tác giả nêu lên thêm phần rung động thấm thía.
Đoạn trích là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Dưới cái nhìn tài hoa, uyên bác của tác giả, sông Hương được khám phá ở nhiều góc độ khác nhau, từ địa lí lịch sử đến văn hóa, thơ ca. Nhà văn đã kết hợp linh hoạt giữa kể và tả sử dụng tài hoa các biện pháp tu từ nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ khiến cho con sông từ vật vô tri vô giác nay bỗng trở nên có hồn, có tính cách, có tâm trạng khi thì dịu dàng, đắm đuối khi lại mạnh mẽ, quyết liệt. Ngôn từ phong phú, đa dạng, giọng văn đầy biến hóa đã tạo nên tuyệt bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” mang nét riêng biệt trong văn phong của tác giả.
Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã thể hiện được tấm lòng yêu quê hương, yêu con người xứ Huế của nhà văn. Qua đó, cho thấy vốn hiểu biết sâu rộng và phong phú của nhà văn về các kiến thức văn hóa, nghệ thuật. Bài kí trên đã khẳng định được thành công của tác giả trên con đường văn học ở thể bút ký đồng thời cũng thể hiện cái “tôi” cá nhân riêng biệt, trữ tình. Nhà văn đã đem đến cho chúng ta một bài học về tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Bởi nếu có quê hương thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Phải chăng vì thế mà trong thơ của Đỗ Trung Quân đã viết:
“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một tìm tòi và thể hiện sự mới mẻ của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với thể loại bút kí. Qua đó, tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế và khẳng định được tài năng uyên bác của mình. Chính vì thế mà sông Hương đã trở thành một dòng sông bất tử, luôn chảy trôi mãi cùng thời gian và trong tâm trí độc giả.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
15 mẫu phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông hay chọn lọc
536,4 KB 05/01/2021 5:04:00 CHTải phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông .doc
386,5 KB 28/12/2020 3:44:13 CH
Tham khảo thêm
Top 9 mẫu cảm nhận bài thơ Việt Bắc hay chọn lọc
Top 7 bài phân tích hình tượng Sóng hay nhất
6 mẫu cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Sóng hay nhất
Top 8 mẫu phân tích 3 khổ cuối bài Sóng hay chọn lọc
Phân tích 8 câu đầu Việt Bắc hay nhất
Top 7 mẫu cảm nhận 8 câu thơ đầu bài Việt Bắc hay sâu sắc
31 mẫu mở bài Sóng hay chọn lọc
(18 mẫu) Phân tích hình tượng Người lái đò sông Đà hay nhất
- Top 15 bài phân tích Thương vợ của Tú Xương hay nhất
- Top 11 bài phân tích Vội vàng của Xuân Diệu
- Cảm nhận bài thơ Vội vàng hay nhất
- Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng siêu hay
- Cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng hay chọn lọc
- Phân tích khổ cuối bài Vội vàng
- Cảm nhận khổ thơ cuối bài Vội vàng
- Phân tích Vội vàng khổ 1 hay nhất
- Phân tích Vội vàng khổ 2 siêu hay
- Kết bài Vội vàng hay chọn lọc
- Mở bài Vội vàng siêu hay
- Phân tích bài thơ Tự tình siêu hay
- Top 10 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
- Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
- Top 10 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
- Top 11 bài phân tích đoạn 3 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 2 Tây Tiến hay chọn lọc
- Cảm nhận đoạn 3 Tây Tiến hay nhất
- Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến hay nhất
- Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây tiến hay nhất
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến
- Phân tích Việt Bắc hay nhất chọn lọc
- Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc siêu hay
- Phân tích Câu cá mùa thu hay chọn lọc
- Phân tích Nhàn hay nhất
- Phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích tâm trạng nhân vật Liên hay và xúc tích
- Cảm nhận cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn hay chọn lọc
- Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong tác phẩm Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ hay nhất
- Tóm tắt Hai đứa trẻ siêu hay
- Kết bài Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích nhân vật An Dương Vương đầy đủ nhất
- Phân tích nhân vật ông Hai hay nhất
- Phân tích Làng Kim Lân đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích Chiếc lược Ngà chọn lọc nhất
- Cảm nhận Câu cá mùa thu hay nhất
- Phân tích bài thơ Tỏ lòng hay nhất
- Cảm nhận về Tiểu đội xe không kính hay nhất
- Phân tích Bài ca ngất ngưởng hay nhất
- Phân tích Đoàn thuyền đánh cá hay nhất
- Phân tích bài thơ Đất nước hay chọn lọc
- Phân tích Cảnh ngày hè hay nhất
- Phân tích bài thơ Đồng chí hay nhất
- Phân tích Sóng đầy đủ và chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
- Phân tích khổ 5 6 bài Sóng hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích 3 khổ cuối bài Sóng hay chọn lọc
- Cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Sóng hay nhất
- Mở bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng Sóng hay nhất
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng
- Phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng siêu hay
- Phân tích khổ 5 6 7 bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Bếp lửa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ về mẹ hay nhất
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Phân tích Hạnh phúc của một tang gia hay nhất
- Phân tích Người lái đò sông Đà hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng hay nhất
- Tóm tắt Lặng lẽ Sapa ngắn gọn xúc tích
- Tóm tắt Chí Phèo ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù
- Phân tích nhân vật Chí Phèo ngắn gọn
- Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
- Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích truyện ngắn Chí Phèo hay sâu sắc
- Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo siêu hay
- Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo sâu sắc nhất
- Cảm nghĩ về tình bạn hay chọn lọc
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang siêu hay
- Thuyết minh về hoa mai ngày Tết siêu hay
- Thuyết minh về cây hoa đào hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Ánh trăng siêu hay
- Thuyết minh về cây bút bi siêu hay
- Hãy kể về 1 kỉ niệm sâu sắc trong lòng em (10 mẫu)
- Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam hay nhất
- Phân tích Độc Tiểu Thanh kí siêu hay
- Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học
- Thuyết minh về cái phích nước siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc nón lá hay chọn lọc
- Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến siêu hay
- Viết đoạn văn về bạn thân bằng tiếng Anh
- Cảm nghĩ về mùa xuân siêu hay
- Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước siêu hay
- Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền siêu hay
- Thuyết minh về cái quạt siêu hay
- Thuyết minh về cái kính hay nhất
- Kể về một người thân của em hay nhất
- Thuyết minh về thể thơ lục bát hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc cặp sách siêu hay
- Kể về một việc tốt mà em đã làm
- Vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế (7 mẫu)
- Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du siêu hay
- Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết hay chọn lọc
- Tả cảnh mùa xuân hay chọn lọc
- Bài văn kể về mẹ hay nhất
- Thuyết minh về bánh chưng hay và ngắn gọn
- Phân tích Vợ chồng A Phủ cực hay
- Cảm nhận Vợ chồng A Phủ siêu hay
- Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân hay nhất
- Tóm tắt Vợ chồng A Phủ hay nhất
- Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị cực hay
- Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ hay chọn lọc
- Cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
- Top 37 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ hay
- Phân tích nhân vật A Phủ hay chọn lọc
- Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
- Cảm nhận nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân siêu hay
- Cảm nhận của em về sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân
- Vợ chồng A Phủ: tác giả, tác phẩm
- Phân tích Phú sông Bạch Đằng siêu hay
- Phân tích Lưu biệt khi xuất dương hay nhất
- Phân tích Hầu trời siêu hay
- Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích Vợ nhặt hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ hay nhất
- Phân tích nhân vật Thị siêu hay
- Tóm tắt Vợ nhặt ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
- Mở bài Vợ nhặt hay nhất
- Kết bài Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt
- Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận của anh chị về nhân vật Tràng trong đoạn trích sáng hôm sau
- Cảm nhận về khát vọng sống của người Vợ nhặt (3 mẫu)
- Phân tích nhân vật Tràng sáng hôm sau
- Phân tích đoạn 3 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích đoạn 2 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Sơ đồ tư duy Bình Ngô đại cáo
- Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo hay nhất
- Phân tích Bình ngô đại cáo đoạn 4 siêu hay
- Cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích Chiều tối hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Chiều tối siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Chiều tối hay chọn lọc
- Nghị luận văn học Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu cuối bài Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu đầu bài Chiều tối siêu hay
- Top 17 mẫu mở bài Chiều tối siêu hay
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối
- Top 14 mẫu nghị luận về vấn đề bạo lực học đường hay nhất
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Nhớ Rừng hay chọn lọc
- Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi hay chọn lọc
- Phân tích Tràng Giang hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Tràng giang siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Tràng Giang hay chọn lọc
- Phân tích khổ 1 Tràng Giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang siêu hay
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang
- Phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
- Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết hay chọn lọc
- Mẫu bài viết số 5 lớp 7 đầy đủ 5 đề
- Phân tích bài thơ Ông đồ hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng cây xà nu hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Quê hương lớp 8
- Thuyết minh về cây tre siêu hay
- Nghị luận về tinh thần tự học hay chọn lọc
- Phân tích người đàn bà hàng chài siêu hay
- Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa hay chọn lọc
- Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất
- Cảm nhận về nhân vật người đàn bà làng chài hay nhất
- Phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng hay nhất
- Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Top 29 mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa hay sâu sắc
- Phân tích người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
- Phân tích nhân vật Phùng siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Những đứa con trong gia đình
- Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận của em về ước nguyện của tác giả trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
- Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn siêu hay
- Viết đoạn văn ngắn về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước
- Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Phương Định hay chọn lọc
- Nghị luận về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về bệnh vô cảm siêu hay
- Phân tích bài thơ Sang thu hay chọn lọc
- Thuyết minh về một món ăn siêu hay
- Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội
- Phân tích bài thơ Từ ấy khổ 1 siêu hay
- Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay chọn lọc
- Viết bài tập làm văn số 6 lớp 8 hay chọn lọc
- Phân tích 12 câu đầu Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên
- Mở bài Trao duyên siêu hay
- Phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên hay chọn lọc
- Cảm nhận 8 câu thơ cuối bài Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu giữa đoạn trích Trao duyên siêu hay
- Phân tích Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong Trao duyên
- Phân tích Chí khí anh hùng siêu hay
- Cảm nhận khổ 1 bài Nói với con siêu hay
- Nghị luận xã hội về tinh thần lạc quan
- Phân tích nhân vật Trương Phi hay chọn lọc
- Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó hay chọn lọc
- Giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước siêu hay
- Nghị luận Đây thôn Vĩ Dạ siêu hay
- Phân tích bài thơ Ngắm trăng siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công
- Thuyết minh về một lễ hội ở địa phương em
- Chứng minh câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên
- Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công siêu hay
- Suy nghĩ về những người không chịu thua số phận siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn hay và ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách siêu hay
- Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn (3 mẫu)
- Nghị luận về nghiện game siêu hay
- Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng siêu hay
- Giải thích Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
- Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm siêu hay
- Nghị luận khuyên bạn học tập chăm chỉ hơn
- Nghị luận về lòng nhân ái hay sâu sắc
- Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước siêu hay
- Nghị luận về đồng cảm và chia sẻ siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Người trong bao siêu hay
- Nghị luận về trang phục và văn hóa hay chọn lọc
- Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lênin học học nữa học mãi
- Hãy nói không với các tệ nạn xã hội siêu hay
- Nghị luận tình thương là hạnh phúc của con người siêu hay
- Nghị luận về lòng bao dung hay chọn lọc
- Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn (4 mẫu)
- Văn mẫu Văn học là tình thương - Bài viết số 7 lớp 8 đề 2
- Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng
- Đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực siêu hay
- Nghị luận nói lời hay làm việc tốt ứng xử đẹp là những nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay
- Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn chọn lọc
- Nghị luận sống giản dị giúp ta tìm thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về dịch Covid19 siêu hay
- Nghị luận học đi đôi với hành siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Trình bày suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
- Phân tích 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú
- Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh
- Nghị luận về ước mơ siêu hay
- Viết đoạn văn về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về lời cảm ơn siêu hay
- Đọc hiểu: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi
- Nghị luận về lối sống có trách nhiệm siêu hay
- Các bài văn nghị luận xã hội lớp 9
- Nghị luận về tác dụng của việc đọc sách siêu hay
- Nghị luận ý nghĩa của cuộc sống hòa bình siêu hay
- Nghị luận về sống cống hiến hay chọn lọc
- Tóm tắt bài Cổng trường mở ra siêu hay
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Tóm tắt bài Sống chết mặc bay ngắn gọn
- Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ siêu hay
- Tóm tắt văn bản Tôi đi học siêu hay
- Tóm tắt văn bản Lão Hạc ngắn gọn
- Phân tích nhân vật chị Dậu hay chọn lọc
- Phân tích Vào phủ chúa Trịnh hay chọn lọc
- Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
- Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
- Nghị luận về sống đẹp siêu hay
- Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê ngắn gọn
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên
- Thuyết minh về cái kéo siêu hay
- Văn học dân gian là gì?
- Soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngắn nhất
- Tóm tắt Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu siêu hay
- Đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước hay chọn lọc
- Đoạn văn về tình mẫu tử lớp 8 hay chọn lọc
- Thuyết minh về con trâu siêu hay
- Phân tích Tuyên ngôn độc lập siêu hay
- Ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên siêu hay
- Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về một lối sống lành mạnh
- Thuyết minh về con mèo hay chọn lọc
- Thuyết minh về đồ dùng học tập siêu hay
- Cảm nghĩ về đêm trăng Trung thu siêu hay
- Nghị luận về rác thải nhựa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương siêu hay
- Cách trình bày đoạn văn: Diễn dịch - quy nạp - song hành - móc xích - tổng phân hợp
- Soạn văn 8 Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Phân tích Chiếu cầu hiền siêu hay
- Nghị luận xã hội về tính tự ti và tự phụ siêu hay
- Phân tích nhân vật Đăm Săn siêu hay
- Soạn bài Khóc Dương Khuê
- Trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa siêu hay
- Viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình siêu hay
- Soạn Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em sau khi học văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát siêu hay
- Phân tích hình tượng vua Quang Trung siêu hay
- Đoạn văn về bạo lực học đường siêu hay
- Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Tóm tắt đoạn trích Uy-lít-xơ trở về hay chọn lọc
- Biểu cảm về thầy cô siêu hay
- Biểu cảm về cây phượng siêu hay
- Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng
- Cảm nghĩ về ngôi trường em đang học cấp 2 siêu hay
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27