Top 20 mẫu phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay

Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Mùa xuân nho nhỏ là một bài thơ hay của tác giả Thanh Hải. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu phân tích bài Mùa xuân nho nhỏ, phân tích khổ 4 5 bài Mùa xuân nho nhỏ, cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay và sâu sắc nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.

Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Mùa xuân là đề tài phổ biến trong thơ ca, văn học Việt Nam ở nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi một nhà văn, nhà thơ lại có cách nhìn và cách thể hiện riêng về mùa xuân. Với nhà thơ Thanh Hải, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được ông cho ra đời trong những ngày cuối cùng ông nằm trên giường bệnh. Lời thơ da diết, đậm đà tình nghĩa, thể hiện rõ tình yêu mùa xuân gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ, cũng cho thấy hình ảnh về một con người tài hoa, giàu sức sống nghệ thuật và lắng nghe được nhiều âm thanh của cuộc sống. Cả cuộc đời ông cống hiến cho cách mạng, đến lúc cuối đời, ông thể hiện niềm khao khát, mong mỏi được tiếp tục cống hiến mùa xuân cho cuộc đời. Bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Trong bài viết sau đây, Hoatieu.vn sẽ gửi đến các bạn các mẫu bài văn phân tích Mùa xuân nho nhỏ, bài văn cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay, chi tiết nhất.

1. Dàn ý phân tích Mùa xuân nho nhỏ chi tiết

Phân tích Mùa xuân nho nhỏDàn ý phân tích Mùa xuân nho nhỏ

Dàn ý phân tích Mùa xuân nho nhỏ - Mẫu 1

a) Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

+ Thanh Hải (1930-1980) là một nhà thơ hiện đại yêu nước, yêu cách mạng, có công xây dựng nền văn hóa cách mạng ở Miền Nam trong giai đoạn đầu

+ Mùa xuân nho nhỏ (1980) là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của ông được viết khi ông đang nằm trên giường bệnh.

- Dẫn dắt vấn đề.

b) Thân bài

* Khái quát về hoàn cảnh sáng tác bài thơ

- Bài thơ được Thanh Hải viết vào tháng 11 mùa đông năm 1980, khi còn nằm trên giường bệnh, một tháng trước lúc qua đời vì bệnh hiểm nghèo.

- Bài thơ là nỗi lòng của tác giả về yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong muốn cống hiến góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất nước, dân tộc.

* Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất trời (khổ thơ 1)

- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp:

+ Cảnh thiên nhiên nhẹ nhàng, nên thơ, màu sắc hài hòa gợi cảm: hoa tím, sông xanh, bầu trời cao rộng,...

+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện báo xuân về như kết tinh thành “từng giọt long lanh”

→ Nghệ thuật đảo từ “mọc“ và từ “một” tạo sự đột ngột để nói lên được vẻ đẹp và sức sống của hoa.

* Cảm xúc và tấm lòng trân trọng của tác giả trước thiên nhiên, cuộc đời:

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

+ "Giọt long lanh" - hình ảnh thơ đa nghĩa, ở đây được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ chỗ âm thanh được cảm nhận bằng thính giác chuyển sang cảm nhận bằng thị giác và xúc giác “đưa tay hứng”.

→ Diễn tả cảm xúc say mê, ngây ngất, sự nâng niu trân trọng vẻ đẹp đất trời.

* Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước (khổ thơ 2, 3)

- Sáng tạo của tác giả thể hiện qua việc dùng từ “lộc” và hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng”, “lộc giắt quanh lưng”, “lộc trải dài nương mạ” → Sức sống mạnh mẽ, khí thế đi lên của dân tộc.

+ Hình ảnh lộc xuân trên “nương mạ” là hình ảnh đẹp về cuộc sống lao động kiến thiết đất nước của lực lượng sản xuất

+ Hình ảnh người cầm súng trên đường ra trận mang trên vai cành lá ngụy trang, và niềm tin vào ngày mai hòa bình

- Các từ láy “hối hả”, “xôn xao”, điệp từ “tất cả” với nhịp thơ nhanh, gấp, để chỉ nhịp sống lao động khẩn trương, tưng bừng, niềm vui rạo rực lòng người.

- So sánh “Đất nước như vì sao”: nâng đất nước lên tầm cao mới đẹp đẽ, kì vĩ khẳng định sự trường tồn bền vững

→ Nhà thơ tin tưởng và tự hào vào tương lai tươi sáng của đất nước cho dù trước mắt trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

- Tác giả không quên nhắc nhở mọi người nhớ về những tháng ngày gian khổ trong chiến đấu, cách mạng

- Phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang tiến lên phía trước dù khó khăn gian khổ.

→ Niềm tự hào đối với quê hương, đất nước mình, lạc quan tin tưởng vào sức sống, sự vươn lên mạnh mẽ của đất nước, dân tộc.

* Ước nguyện chân thành, giản dị được cống hiến của tác giả (khổ 4 và 5)

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

- “Ta làm”: khẳng định sự tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời.

- “Ta làm con chim hót”, "làm cành hoa”, “một nốt trầm”: tác giả khao khát hóa thân thành những thứ bình dị để làm đẹp cho cuộc đời.

- Đại từ “Ta”: vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều: vừa diễn tả niềm riêng và cái chung.

→ Đó vừa là tâm niệm chân thành của nhà thơ và cũng là khát vọng cống hiến cho đời chung của nhiều người, muốn góp sức mình làm nên mùa xuân đẹp tươi của thiên nhiên, của tạo vật của đất nước.

- Các từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc một cách âm thầm và lặng lẽ.

- Mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ khi thể hiện thiết tha, cảm động khát vọng được cống hiến và sống ý nghĩa.

- Điệp từ “dù là” khiến âm điệu câu thơ trở nên thiết tha, lắng đọng:

“Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”

→ Sự cống hiến không kể tuổi tác.

⇒ Dù đang nằm trên giường bệnh nhưng tác giả vẫn tha thiết với cuộc đời, tâm niệm tràn đầy nhiệt huyết, mong muốn sống đẹp và hữu ích, tận hiến cho cuộc đời chung.

* Ngợi ca quê hương đất nước qua điệu hát dân ca Huế (khổ cuối)

- Cách gieo vần "bình, minh, tình": thể hiện chất nhạc dân ca xứ Huế.

- Cách gieo vần phối âm độc đáo: câu đầu và câu cuối kết thúc bằng hai thanh trắc hát, Huế.

→ Cả bài thơ giống như làn điệu dân ca Huế mượt mà, trữ tình và sâu lắng

- Bài thơ khép lại với điệu Nam ai, Nam bình của xứ Huế để ca ngợi vẻ đẹp và nỗi niềm của người con xứ Huế

- Khúc ca còn ngân vang mãi từ tâm hồn của người lạc quan, yêu đời, khát khao sống có ích.

* Đánh giá về đặc sắc nghệ thuật

- Thể thơ năm chữ, gần với các làn điệu dân ca.

- Bài thơ giàu nhạc điệu, âm hưởng nhẹ nhàng, thiết tha

- Hình ảnh tự nhiên, giản dị kết hợp với hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng khái quát.

- Câu từ chặt chẽ, sự phát triển tự nhiên của hình ảnh mùa xuân với các phép tu từ đặc sắc.

c) Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ.

Dàn ý phân tích Mùa xuân nho nhỏ chi tiết - Mẫu 2

I - MỞ BÀI:

- Thanh Hải là nhà thơ hiện đại VN, sự nghiệp sáng tác gắn liền với hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Những sáng tác để lại không nhiều nhưng tạo được ấn tượng trong lòng người đọc bởi vẻ đẹp trong sáng giản dị, ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu, cảm xúc chân thành, đằm thắm.

- Khi nhắc đến thơ ông, người đọc không thể không nhắc tới bài thơ “mùa xuân nho nhỏ”

- Bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với thiên nhiên, đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

II - THÂN BÀI

1. Khái quát chung về bài thơ

Bài thơ ra đời vào tháng 11/ 1980- 5 năm sau đất nước giành được độc lập, thống nhất. Đây cũng là hoàn cảnh đặc biệt đối với nhà thơ Thanh Hải- ông đang bị bệnh nặng phải nằm điều trị tại BV Trung ướng thành phố Huế và một tháng sau ông qua đời. Đặt vào hoàn cảnh của nhà thơ khi đang nằm trên giường bênh ta mới thấu hiểu hết được tình yêu sự gắn bố thiết tha sâu nặng với thiên nhiên với đất nước và cuộc đời của nhà thơ.

2. Phân tích _ CM bài thơ

2.1 LĐ 1: Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên.

a. Bức tranh TN mùa xuân

- Hình ảnh:

+ bông hoa: nhà thơ không nói rõ hoa gì, người đọc liên tưởng đén bông hoa lục bình (hay hoa súng tím)- một hình ảnh thân thuộc ta thường gặp trên các ao hồ sông nước làng quê.

+ Dòng sông - liên tưởng đến dòng sống Hương- dòng sông mở ra không rộng lớn tươi tắn, chảy hiền hoà

+ Con chim chiền chiện trên bầu trời

--> Nghệ thuật liệt kê, có lựa chọn hình ảnh thân thuộc gần gũi, mang nét đặc trưng của xứ Huế

--> Gợi ra không gian rộng lớn thoáng đãng trải từ mặt đất lên bầu trời, trải rộng theo chiều dài của dòng sông.

- Màu sắc: nhà thơ lấy hai màu chủ đạo

+ Màu xanh (sông)- đặc trưng xứ Huế

+ Màu tím (bông hoa): màu sắc không lẫn vào đâu được , mang màu sắc thân thương xứ Huế

--> Sự phối hợp màu sắc hài hoà, xanh + tím là hai gam màu lạnh phối hợp tạo nên màu trầm ấm, thuỷ chung sâu sắc

--> Không chỉ có màu, nhà thơ tô đậm sắc biếc (của hoa): hoa không chỉ có màu tím mà là “tím biếc” - gợi sự tươi non, tràn đầy sức sống
- Âm thanh: của tiếng chim chiền chiện:

+ Chim chiền chiện là loài chim nhỏ, gần gũi với làng quê xứ Huế, âm thanh báo hiệu màu xuân. Âm thanh của tiếng chim có sức lan toả đến diệu kì, nó “hót vang trời”. Âm thanh của tiếng chim làm cho bức tranh trở nên náo động, tươi vui.

- Sự chuyển động của các hình ảnh:

+ Ngay câu đầu tiên nhà thơ sử dụng nghệ thuật đảo:“Mọc” được đặt lên đầu câu- tạo ra cấu trúc thơ đặc biệt. Nhấn mạnh khóm hoa trên dòng sống không phải troopi nổi, phiêu dạt mà có cội rễ, bám chặt lấy lòng đất mẹ. ĐT “mọc” nhấn mạnh sức sống của bông hoa đang vươn lên mãnh liệt; ta tưởng như bông hoa đang từ từ mọc lên, vươn ra xoè nở trên mặt nước sống xanh.

==> BT thiên nhiên xứ Huế là một bức tranh đẹp, màu sắc hài hoà, âm thanh tươi vui náo động và tràn đầy sức sống.

b. Cảm xúc của nhà thơ

- Gọi con chim " ơi con chim chiền chiện”

- Hỏi con chim “hót chi mà vang trời”

--> Lời gọi thiết tha, nhà thơ đang nói chuyện với con chim để bày tỏ cảm xúc trong lòng mình. Lời gọi ấy cất lên từ trong sâu thẳm tình yêu thiên nhiên- một cảm xúc vỡ oà ra thành lời, ngỡ ngàng thích thú.

--> Câu hỏi tu từ: thể hiện cảm xúc ngỡ ngàng, ngạc nhiên trước âm thanh xao động của con chim

- Tâm trạng: “Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

+ Cum từ “từng giọt long lanh”: gợi liên tưởng phong phú và thi vị. Nó có thể là giọt sương lấp lánh qua khe lá của buổi sớm mùa xuân tươi đẹp, có thể là giọt nắng bên thềm. Nhưng theo mạch cảm xúc của bài thơ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang, đọng lại thành từng giọt niềm vui rơi xuống cõi lòng rộng mở của nhà thơ

+ Cử chỉ “đưa tay hứng” - thể hiện sự nâng niu trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của TN, đất trời lúc vào xuân với cảm xúc : say sưa, xốn xang, rạo rực.

+ Nhà thơ đã dùng tất cả mọi giác quan để đón nhận mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên:

--> Lắng nghe âm thanh tiếng chim : thính giác

--> Nhìn thấy âm thanh tiếng chim đọng lại thành từng giọt: thị giác

--> Đưa tay ra hứng lấy: xúc giác

Câu thơ sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác-- thể hiện được tâm trạng vui sướng, say sưa ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật.

- Đặt trong hoàn cảnh sáng tác của bài thơ tháng 11/1980- khi ấy đang là mùa đông giá rét. Như vậy hình ảnh mùa xuân Tn được miêu tả ở đây là mùa xuân trong tâm tưởng của nhà thơ. NT đang phải đối mặt với bệnh tật với cái chết vậy mà nhà thơ vẫn hướng đến mùa xuân tươi trẻ, tràn đầy sức sống. Qua đó thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời, niềm khát khao sống đến vô bờ.

--> Đọc những vần thơ của ông ta càng trân trọng và yêu hơn một hồn nghệ sĩ, một tình yêu quê hương đất nước đến vô bờ.

2.2. LĐ 2: Hình ảnh mùa xuân đất nước.

Từ hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, Thanh Hải tiếp tục bộc lộ cảm xúc của mình trước mùa xuân của đất nước (khổ 2-3)

a. Hình ảnh con người trong mùa xuân:

- Hình ảnh “người cầm súng”- hoán dụ chỉ người chiến sĩ cầm súng chiến đấu

- Hình ảnh “người ra đồng”- hoán dụ chỉ người nông dân lao động sản xuất

--> NT liệt kê những hình ảnh tiêu biểu “người cầm sung - người ra đồng” , họ là những con người cụ thể với nhiệm vụ cụ thể: chiến đấu và sản xuất; bảo vệ và xây dựng TQ.

--> hai hình ảnh xuất hiện trong tư thế đang làm nhiệm vụ, trong tâm thế sẵn sàng cống hiến

- Chính người cầm súng, người ra đồng đã mang lại mùa xuân, mang lại lộc cho đất nước:
“Mùa xuân...
Lộc giắt .......trải dài nương mạ”

+ Điệp từ “mùa xuân” - lặp đi lặp lại hai lần ở đầu câu: chỉ thời điểm cụ thể trong một năm (mùa xuân). Vừa gợi bước đi của thời gian trong không gian trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống chiến đấu và lao động

+ Điệp từ “lộc”

--> Nghĩa thực: lá non, lộc non chồi biếc (của cành lá nguỵ trang, của cây lúa cay mạ)-- gợi sự sung mãn căng tràn sức sống của cây lá thiên nhiên

--> Nghĩa ẩn dụ gợi liên tưởng:những điều may mắn tốt đẹp, thành quả viên mãn như ý, là ước vọng đầu xuân

Đối với người chiến sĩ: “lộc” là cành lá nguỵ trang che mắt quân thù trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc đầy cam go ác liệt

Đối với người nông dân Một nắng hai sương: “lộc” - là những mầm xuân tươi non trải dài trên ruộng đồng bát ngát, báo hiệu một mùa bội thu

--> ĐT “lộc” + với C động từ “trải dài” " Giắt đầy” --. mang nhiều điều may mắn

--> “Lộc” còn gợi sức sống, là tuổi trẻ, sức thanh xuân tươi mới đầy mơ ước, đầy những hoài bão và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ trong mỗi tâm hồn con người- tâm hồn của những người lính dũng cảm kiên cường nơi lửa đạn bom rơi; tâm hồn của người nông dân cần cù, hăng say tăng gia sản xuất

- Hai câu cuối khổ 2: “tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”

+ Điệp từ + điệp cấu trúc câu + từ láy “hối hả, xôn xao” --> nhà thơ khái quát được cả một thời đại của dân tộc : khẩn trương tất bật trong công cuộc xây dựng CNXH

Từ láy “xôn xao” còn bộ lộ tâm trạng náo nức rộn ràng khi cả dân tộc vào xuân

==> Nhà thơ khẳng định một điều: không chỉ cá nhân nào vội vã mà cả đất nước đang hối hả, khẩn trương sản xuất và chiến đấu. Tất cả đều náo nức rộn ràng trong mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên của đất nước

=> Thanh Hải rất lạc quan, say mê và tin yêu vào con người trong mùa xuân.

b. Hình ảnh đất nước vào xuân . (Khổ 3)

Cảm xúc trước mùa của đất nước, nhà thơ Thanh Hải có cái nhìn sâu sắc và tự hào về lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc:

“Đất nước bốn ngàn năm
.......... Cứ đi lên phía trước.

*/ Hình ảnh đất nước trong quá khứ:

- Đất nước trải qua 4000 năm dựng nước và giữ nước: đất nước có quá trình xây dựng và phát triển lâu đời, giàu truyền thống

- Đất nước cũng trải qua nhiều “vất vả, gian lao” - NT nhân hoá, ví TQ như một người mẹ tần tảo, vất vả gian lao - đã làm nổi bật lên sự trường tồn của đất nước. Để có được sự trường tồn ấy, giang sơn gấm vóc này đã thấm bao máu mồ hôi, nước mắt của các thế hệ , của những năm tháng đằng đẵng hưng thịnh, thăng trầm. Nhưng dù các trở lực có mạnh mẽ đến đâu cũng không khuất phục được ý chí của con người của dân tộc VN.

*/ Hình ảnh đất nước trong tương lại:

“Đất nước như ....phía trước”

- NT so sánh: đất nước như vì sao: sao là nguồn sáng bất diệt của thiên hà; là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm; là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ

--> So sánh để khẳng định ngợi ca sự trường trường tồn bất diệt của đất nước, có vẻ đẹp lung linh ngời sáng

--> Tác giả thể hiền miềm tự hào về đất nước.

- NT nhân hoá: “đất nước cứ đi lên” - NT nhân hoá + phó từ “cứ” khẳng định không có một trở lực nào ngăn cản được sự mạnh mẽ đi lên phía trước của đất nước

--> KĐ niềm tin vào tương lai của đất nước sẽ phát triển vững mạnh

2.3. LĐ 3: Ước nguyện của nhà thơ

Từ cảm xúc về mùa xuân của đất nước, nhà thơ bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống và ý nghĩa của đời đời mỗi con ng:

“Ta làm con chim .......xao xuyến”

*/ Khổ 4: khát vọng được cống hiến và hoá thân

- NT: Điệp “ta làm” + điệp cấu trúc câu + liệt kê

--> KĐ mong muốn được cống hiến của nhà thơ

- Khổ thơ có sự thay đổi từ ngữ xưng hô “tôi” (khổ 1) --> Ta (khổ 4)- thể hiện ước nguyện không chỉ riêng của cá nhân mà là của chung tất cả mọi người . Từ “ta” làm cho câu thơ trở nên trang trọng, thiêng liêng và cao quý.

- Sử dụng các động từ " làm + nhập” ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thân đến diệu kỳ hoá thân để sống đẹp, sống có ích cho cuộc đời.

- NT liệt kê: các hình ảnh mong được hoá thân

+ Con chim: đóng góp tiếng hót làm vui cho cuộc đời, mang xuân đến cho mọi nhà

+ Cành hoa: dâng hương khoe sắc làm đẹp cho cuộc đời

--> Con chim hót, cành hoa thể hiện mong muốn được hoá thân sống có ích làm vui làm đẹp cho cuộc đời

+ Nốt trầm: làm nốt trầm trong bản hoà ca, nốt nhạc ấy không tan biến đi mà làm say đắm lòng người

- Sử dụng số từ “một” - lặp đi lặp lại 2 lần --> thể hiện ước nguyện giản dị, khiêm nhường

--> Dù nguyện ước giản dị khiêm nhường nhưng có ý nghĩa lớn lao - đây là ước nguyện chân thành đáng quý: nhà thơ nguyện hiến tất cả những gì nhở bé, những đẹp đẽ nhất cho cuộc đời.

*/ Khổ 5: Lí tưởng cống hiến cao đẹp

“một mùa xuân nho nhỏ
.................tóc bạc”

- Hình ảnh “một mùa xuân nho nhỏ” là hình ảnh thơ đặc biệt:

+ Chọn làm nhan đề (bỏ đi số từ ‘một”)

+ Hình ảnh ẩn dụ: cho vẻ đẹp tinh tuý nhất của cuộc đời con người

--> Là ẩn dụ đầy sáng tạo: bộc lộ một cuộc đời đẹp , một khát vọng sống đẹp: mỗi con người hãy làm một mùa xuân, đem tất cả những gì tốt đẹp ấy, đem tất cả vẻ đẹp tinh tuý của mình (dẫu là nhỏ bé) để góp phần làm đẹp cho mùa xuân chung của dân tộc.

- Lí tưởng cống hiến: “lặng lẽ dâng cho đời:

+ Từ láy “lặng lẽ” - cống hiến không ồn khoa trương

+ Động từ “dâng” - thái độ cống hiến một cách tự nguyện- tấm lòng chân thành trao đi- ước nguyện thiêng liêng

- Thời gian cống hiến: “Dù là tuổi 20 . Dù là khi tóc bạc”

+ NT: Điệp từ “dù là” + Điệp cấu trúc

+ NT: hoán dụ “tuổi 20” chỉ tuổi trẻ - tuổi thành xuân
Hoán dụ” khi tóc” - chỉ tuổi già

--> Cống hiến cao đẹp không chỉ của riêng ai, không phải khi ta còn trẻ, hay khi đã già, mà la cống hiến ở mọi thời điểm khi ta có khả năng.
(Tố Hữu : Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải biết hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình)

--> Nhà thơ đang trong hoàn cảnh bệnh tật , sắp từ giã cõi đời vẫn có những nguyện thuỷ chung sắt son, ông vẫn dặn mình đinh ninh: dẫu ở giai đoạn nào của cuộc đời, dù tuổi hai mươi tràn đầy sức tẻ, hay khi đã già bệnh tật thì vẫn phải sống có ích cho đời, làm đẹp cho đất nước.

2.4. LĐ 4: Lời ngợi ca quê hương đất nước (qua làn điệu dân ca)

BT kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua làn điệu dân ca.

*/ Cả bài thơ mang âm hưởng khúc hát

- Hình thức: Bt viết theo thể thơ 5 chữ - gần với dân ca Trung Bộ
Giọng thơ, ngắt nhịp linh hoạt

- Nội dung:

+ Khúc hát ngợi ca thiên nhiên

+ Khúc hát cuộc đời: hối hả, xôn xao, nốt trầm xao xuyến

+ Khúc hát bật lên từ trái tim của nhà thơ

*/ Khúc hát ấy tác động đến lòng người

- Cội nguồn của lời hát, cội nguồn của cảm hứng là vì mùa xuân, mùa xuân đến tác dộng đến lòng người - con người “mùa xuân ta xin hát” : hát ngợi ca thiên nhiên, ngợi ca đất nước.

- Giai điệu của bài hát:

+ Nam ai: giai điệu buồn thương

+ Nam Bình: giai điệu dịu dàng trìu mến

--> Là khúc nhạc quen thuộc của dân ca xứ Huế , là làn điệu quê hương đậm sắc dân tộc : làn điệu trìu mến thân thương vô cùng, không nổi bật không phô trương mà vô cùng sâu lắng

- Cảm hứng nội dung khúc hát:
“nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình”

+ NT: Điệp từ “nước non ngàn dặm” - nhấn mạnh ngợi ca giang sơn đất nước tươi đẹp

--> “Nước non ngàn dặm mình”: giang sơn đất nước ấy là của mình của dân tộc mình --> Câu thơ thể gần gũi thân thương thương là niềm tự hào về dân tộc mình

--> “Nước non ngàn dặm tình” - nghĩa tình sâu nặng - nước non trở thành nghĩa, là tình - trở thành một phần quan trọng trong ta, gắn bó thiết tha sâu nặng

3. Đánh giá

*/ Nghệ thuật:

- Thể thơ: 5 chữ, nhạc điệu trong sáng thiết tha, gần gũi với dân ca

- Ngôn ngữ, hình ảnh thơ: giản dị, tự nhiên, có những hình ảnh mang tính biểu trưng, khái quát

- Cấu trúc (cấu tứ)” chặt chẽ: từ mùa xuân của thiên nhiên --> mùa xuân đất nước --> nguyện ước tác giả

- Giọng điệu thơ: thể hiện đúng tâm trạng và cảm xúc của tác giả, có sự biến đổi phù hợp trong từng đoạn: say sưa, ngây ngất, đoạn tha thiết trầm lắng trang nghiêm, thể hiện được tâm niệm của nhà thơ, đoạn thì sôi nổi...

- Các biện pháp NT: nhiều biện pháp: đảo ngữ, ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, liệt kê, điệp....

* / Nội dung:

Bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với thiên nhiên, đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

III - KẾT BÀI:

- “Mùa xuân nho nhỏ” là một bài thơ có tứ thơ độc đáo, cảm hứng xuân phơi phới, hình ảnh sáng tạo, nhạc điệu vui tươi tha thiết.

- Đọc “mùa xuân nho nhỏ”, trái tim ta dường như xao xuyến, một cảm xúc thanh cao, trong sáng từ từ dâng ngập hồn ta. Bài thơ đem đến cho chúng ta bao cảm xúc đẹp về mùa xuân, gợi cho ta suy nghĩ về một lẽ sống cao đẹp của một tâm hồn trong sáng khiến ta cảm phục và tin yêu. Còn gì đẹp hơn mùa xuân? Có tình yêu nào rộng lớn hơn tình yêu quê hương đất nước? Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của của nhà thơ, chúng ta càng thêm tin yêu vào mùa xuân của đất nước và “mùa xuân nho nhỏ” trong lòng mình.

- Chúng ta muốn cùng con chim chiền chiện hót lên khúc ca ngọt ngào gọi xuân về, muốn học thành tài để hiến dâng cho đất nước, góp phần công sức nhỏ bé để tô điểm cho mùa xuân cuộc đời thêm đẹp.

2. Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Sơ đồ tư duy bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đơn giản, dễ nhớ
Sơ đồ tư duy bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đơn giản, dễ nhớ
Sơ đồ tư duy bài thơ Mùa xuân nho nhỏ chi tiết, sinh động
Sơ đồ tư duy bài thơ Mùa xuân nho nhỏ chi tiết, sinh động

3. Luận điểm phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

  • Luận điểm 1 (khổ thơ đầu): Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất trời.
  • Luận điểm 2 (khổ thơ 2, 3): Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước.
  • Luận điểm 3 (khổ thơ 4, 5): Ước nguyện chân thành được cống hiến của tác giả.
  • Luận điểm 4 (khổ thơ cuối): Lời ca ngợi quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
Luận điểm phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Luận điểm phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

4. Cảm nghĩ về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Thanh Hải là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Là con người tài hoa, giàu sức sống nghệ thuật và lắng nghe được nhiều âm thanh của cuộc sống, Thanh Hải đã dâng cho đời nhiều áng thơ có giá trị. Ngòi bút của ông đã góp phần xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tâm sự của ông trong những ngày cuối của cuộc đời. Tình cảm dạt dào và suy nghĩ sâu lắng trong tâm tư của ông đã gởi gắm vào bài thơ. Đó là tình yêu đất nước bao la, niềm yêu mến thiết tha đối với cuộc sống đang bước vào thời kì xây dựng.

Mở đầu bài thơ, Thanh Hải đưa ta về với thiên nhiên tươi đẹp, về với đất trời đang bước vào mùa xuân mới:

Mọc giữa dòng sông xanh,
Một bông hoa tím biếc,
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.

Mùa xuân được miêu tả bằng những hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím biếc cùng với tiếng hót trong trẻo của chim chiền chiện. Cảnh mùa xuân ấy gợi ra một không gian tươi mát, dịu dàng và đằm thắm. Cảnh vật mùa xuân đã làm tác giả dâng lên một niềm cảm xúc. Tiếng ơi trong câu thơ là hô ngữ, là từ gợi cảm biểu lộ sự thân thiết, yêu thương. Hai tiếng hót chi là cách, nói dịu ngọt của người dân xứ Huế đã làm tăng tính biểu cảm của vần thơ. Tác giả đã mượn tiếng chim hót để biểu lộ cảm xúc của mình về bức tranh mùa xuân. Tác giả không chỉ biểu lộ sự trân trọng, nâng niu những cái đẹp trong mùa xuân ấy:

Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Động từ hứng đã diễn tả được tâm trạng của tác giả trước cảnh sắc mùa xuân. Có ai ngờ tiếng chim hót vang trời lại đọng thành giọt long lanh rơi xuống? Phải chăng đây không chỉ là âm thanh của tiếng chim mà là âm thanh của mùa xuân, âm thanh của cuộc sống đang khơi dậy trong lòng tác giả? Tâm hồn nhà thơ đang chan hoà cùng cuộc sống, cùng mùa xuân tươi đẹp một cách bất ngờ.

Từ mùa xuân của đất trời, cảm xúc thơ chuyển sang mùa xuân của đất nước một cách tự nhiên:

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trài dài nương mạ.

Đây là hình ảnh của đất nước với hai nhiệm vụ chiến lược: chiến đấu và sản xuất. Mùa xuân của đất nước hoà cung niềm vui trong chiến đấu và niềm vui trong lao động sản xuất. Lộc là hình ảnh của mùa xuân. Đó là chồi non, cành biếc mơn mởn. Lộc là sự sinh sôi, nảy nở, là sức sống mãnh liệt đang vươn lên. Trong chiến đấu, lộc giắt đầy quanh lưng là hình ảnh người lính khoác trên lưng vành lá nguỵ trang xanh biếc để che mắt quân thù và còn là biểu tượng của sức sống mùa xuân, là sức mạnh của dân tộc. Trong sản xuất, lộc trải dài nương mạ là hình ảnh của sự lao động cần cù đã làm nên một màu xanh bát ngát ruộng đồng. Người nông dân đã góp phần tô điểm cho mùa xuân đất nước. Hậu phương và tiền tuyến luôn song hành. Người cầm súng và người nông dân lao động, đều đem đến mùa xuân cho đất nước giữa mùa xuân của đất trời. Cả dân tộc đang bước vào mùa xuân với tâm thế khẩn trương và hào hứng:

Tất cả như hổi hả
Tất cả như xôn xao.

Hối hả, xôn xao là những từ láy diễn tả sự gấp gáp, khẩn trương, náo nhiệt. Cặp từ láy ấy cùng với điệp ngữ tất cả như... làm cho câu thơ vang lên nhịp diệu vui tươi, mạnh mẽ. Đó là hình ảnh đất nước và dân tộc đang bước vào mùa xuân của thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh. Trong mùa xuân tươi đẹp ấy tác giả không quên suy ngẫm về quá khứ của đất nước và cội nguồi dân tộc:

Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

Tác giả đã bộc lộ niềm cảm thụ và tự hào về đất nước. Chặng đường lịch sử đã qua với bao gian lao, vất vả. Bốn nghìn năm lập quốc toả sáng nền văn hiến Đại Việt, sức mạnh dân tộc được khẳng định, đất nước vẫn trường tồn và đi lên. Đất nước như vì sao là sự so sánh đầy ý nghĩa. Sao là nguồn sáng vô tận, là vẻ đẹp của vũ trụ, vẻ đẹp vĩnh hằng trong không gian và thời gian. Đây là niềm tự hào về đất nước Việt Nam anh hùng, bất diệt.

Đất nước ấy luôn lớn mạnh, đi lên từng ngày. Hành trình đi tới tương lai của đất nước vẫn không ngừng, cứ đi lên là sự thể hiện chí khí, quyết tâm của dân tộc Việt Nam.

Trước mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, sự đi lên của cuộc sống, tác giả khát khao được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước:

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Điều tâm niệm của tác giả thật chân thành sâu sắc. Con chim hót, một cành hoa là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. Một nốt trầm trong giàn hợp xướng là âm thanh mà mọi người đều thích nghe. Tác giả muốn làm việc, muốn cống hiến cho cuộc đời, cống hiến cho đất nước. Điệp từ một trong đoạn thơ diễn tả sự ít ỏi, khiêm tốn nhưng hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm cuối cùng dã dồn vào hình ảnh thật đặc sắc:

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

Khát vọng của tác giả tuy ẩn chứa sự khiêm nhường qua hình ảnh nho nhỏ, lặng lẽ nhưng thể hiện một tiếng lòng cao cả, thể hiện một nhân sinh quan cao đẹp: phải cống hiến cho đất nước, dù là nhỏ bé, và phải không ngừng cống hiến cho cuộc đời. Mỗi con người hãy là một mùa xuân nho nhỏ để làm nên mùa xuân bất diệt của đất nước. Một xã hội tốt đẹp thì mỗi con người phải tốt đẹp. Đây là điều tâm niệm và khát vọng của nhà thơ trước lúc đi xa vĩnh biệt cuộc đời.

Cảm xúc chân thành của nhà thơ không chỉ dừng lại ở khát vọng về cuộc sống, tâm niệm về cuộc đời, tình cảm đối với quê hương, đất nước mà còn thể hệ qua khúc hát yêu thương:

Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.

Nam ai và Nam bình là hai điệu dân ca Huế, phách tiền là một nhạc cụ dân tộc điểm nhịp cho lời ca. Hình ảnh xin hát diễn tả tình yêu thương, gắn bó với quê hương, sự khao khát về cuộc sống mùa xuân. Tiếng hát ở đây cũng là tiếng lòng của tác giả, nó ngọt ngào sâu lắng và gây được sự đồng cảm với tất cả mọi người.

Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một bài thơ đặc sắc. Với thể thơ năm chữ, giọng thơ lúc mạnh mẽ, lúc tha thiết ngân vang, âm hưởng nhẹ nhàng xuyên khổ thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muôn được dâng hiến cho cuộc đời trước lúc đi xa.

5. Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ học sinh giỏi

Mùa xuân trong thi ca là đề tài được nhiều nhà thơ khai thác. Mùa xuân là mùa của tuổi trẻ, là mùa của khát khao sống mãnh liệt, là mùa của niềm tin vào cuộc đời. Nhà thơ Thanh Hải, một người con của mảnh đất Huế thân yêu đã có bài thơ vô cùng hay viết về mùa xuân đó chính là bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Điều tuyệt vời nhất là ông sáng tác bài thơ này khi đang nằm trên giường bệnh. Một người đang đau ốm mà vẫn cảm nhận được cái đẹp của mùa xuân. Chao ôi, mùa xuân ấy mới đẹp làm sao.

Suốt cuộc đời của mình, nhà thơ Thanh Hải đã cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc qua cả hai cuộc đấu tranh chống Mỹ và chống Pháp. Cái khát vọng được dâng hiến cuộc đời mình cho Tổ quốc luôn ẩn chứa trong con người tác giả. Điều này thể hiện rất rõ qua tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ. Có thể xem đây là bài thơ, là món quà cuối cùng mà Thanh Hải dành tặng cho chúng ta, dành tặng cho chính cuộc đời của ông.

Mặc dù đang ở trong tâm thế là người bệnh nhưng nhà thơ Thanh Hải viết nên những vần thơ không hề có sự buồn bực của một người sắp lìa xa cõi đời. Ngược lại, câu thơ của ông chứa đựng nét thiết tha và thanh thản. Một giọng văn đầy cởi mở và tươi mới. Tác giả đã nhìn thấy cảnh sắc của một mùa xuân mới thông qua một ô cửa sổ nhỏ, lắng nghe được tiếng gọi của mùa xuân một cách đầy tinh tế.

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Màu tím là một màu sắc đặc trưng của xứ Huế. Chúng ta vẫn nói Huế tím mộng mơ là vì thế. Màu tím biếc của bông hoa nổi bật lên giữa màu xanh của dòng sông. Đó là những bông hoa bèo đầy dân dã. Mặc dù tả màu tím của hoa nhưng khi đọc lên người đọc lại liên tưởng đến cả màu tím của tà áo dài của những cô gái Huế. Chúng mỏng manh và thật gợi tình. Từ chỗ nhìn thấy, tác giả bắt đầu nghe thấy. Đó là âm thanh của tiếng chim chiền chiện đang hót vang trời. Chim chiền chiện là loài chim thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân. Hình ảnh chim “hót chi mà vang trời” biểu lộ cho một sự vui tươi của cảnh vật và của chính nhà thơ nữa. Cảnh vật đẹp như vậy nên nhà thơ muốn ôm trọn vào lòng mình. Muốn hứng lấy từng giọt long lanh của đất trời. “Giọt long lanh”, đó có thể là giọt sương mai, cũng có thể là tiếng chim hót được nhà thơ viết theo một lối chơi chữ tài tình. Hiểu theo cách nào thì cũng đủ để người đọc cảm nhận được sự trân quý của tác giả Thanh Hải đối với cảnh đẹp thiên nhiên.

Sau khi cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, tác giả lại cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân đất nước qua hình ảnh những người chiến sĩ, những người nông dân bám mình trên đồng ruộng.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao…

Ở khổ thơ này tuy tác giả không nhắc đến màu xanh nhưng ta lại thấy màu xanh ngập tràn cả khổ thơ. Đó là màu xanh của lá cây mà những người chiến sĩ giắt đầy quanh mình ngụy trang, đó là màu xanh của nương mạ gieo ngoài đồng vào mùa xuân. Mùa xuân, người lính thì ra chiến trường, người nông dân thì ra đồng cày cấy và trở thành hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. Mỗi người mỗi công việc nhưng ai cũng hối hả, ai cũng xôn xao. Họ tìm thấy niềm vui trong việc mà họ đang làm. Chính họ là những người đã đem mùa xuân đến cho Tổ quốc của chúng ta. Dấu chửng lửng ở cuối đoạn thơ như ý muốn nói mùa xuân ấy vẫn sẽ còn tiếp diễn đời này qua đời khác. Bốn câu thơ tiếp theo chính là thể hiện cho sự tiếp nối ấy:

Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

Câu thơ là một sự tự hào của tác giả đối với đất nước. Trải qua hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã phải hứng chịu biết bao nhiêu nỗi vất vả và nhọc nhằn. Thế nhưng sau tất cả, tinh thần dân tộc vẫn giúp chúng ta đi lên. Tác giả ví “đất nước như vì sao” bởi lẽ những ngôi sao lúc nào cũng sáng lấp lánh trên đầu trời đêm. Đất nước dù khó khăn cũng sẽ vững vàng mà tiến lên phía trước.

Trước sự tự hào của bản thân về đất nước, nhà thơ đã muốn hóa thân mình thành con chim, thành nhanh hoa, thành nốt trầm để hiến dâng cho cuộc đời. Mong ước ấy thật giản đơn nhưng cũng thật vĩ đại:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Những điều nhà thơ mong muốn tưởng như rất bình dị nhưng chính những điều đó lại làm nên nét đẹp của cuộc đời, làm nên một bản hòa ca với những thanh âm trong trẻo. Thật đẹp biết bao tâm hồn của thi sĩ. Thật đáng quý biết bao khi ở trong hoàn cảnh như nhà thơ mà vẫn muốn được hiến dâng mình cho Tổ quốc. Mong ước của tác giả có lẽ cũng là mong ước chung của nhiều người

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

Mỗi người trong chúng ta đều là một mùa xuân nhỏ. Từng mùa xuân nhỏ ấy lặng lẽ dâng cho cuộc đời một mùa xuân lớn, một mùa xuân chung cho tất cả. Chẳng cần phải là vĩ nhân, chỉ cần là những người dân bình dị sống hết mình cho quê hương, Tổ quốc thì dù đầu xanh hay tóc bạc cũng đã góp phần làm nên mùa xuân rồi.

Kết bài, một khúc hát quen thuộc của Huế vang lên. Nếu như Bác Hồ trước lúc đi xa muốn nghe một câu hát dân ca thì ở đây tác giả cũng ngân vang khúc ca xứ Huế. Điều đó cho thấy tình yêu của ông dành cho quê hương mình quả là bất diệt:

Mùa xuân ta xin hát

Khúc Nam ai, Nam Bình

Nước non ngàn dặm tình

Nước non ngàn dặm mình

Nhịp phách tiền đất Huế.

Bao nhiêu tâm tư, tác giả đều đã gửi gắm vào trong những vần thơ. Người ta thường nói lời của người trước khi mất là những lời chân thực nhất. Qua những vần thơ của Thanh Hải, người đọc hẳn cũng đã cảm nhận được cái chân thành trong con người ông. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ mang đến cho người đọc ý nghĩa của cuộc sống, mang đến cho con người ta khát vọng về niềm vui sống mãnh liệt. Viết về mùa xuân nho nhỏ nhưng lại nói lên được cái tình cảm lớn lao của con người, tác giả đã để lại trong lòng người đọc nỗi xúc động trào dâng.

6. Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ngắn nhất

Mùa xuân với sức sống của thiên nhiên đất trời luôn là nguồn cảm hứng của thi ca. Nhắc đến xuân trong kho tàng thi ca Việt Nam ta đã từng biết đến “Vội vàng” của Xuân Diệu, “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử, “Mùa xuân xanh” của Nguyễn Bính… Và trong rất nhiều tác phẩm viết về mùa xuân ta không thể không nhắc đến “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

Bài thơ được viết vào năm 1980, khi tác giả đang phải chống chọi từng phút giây để có được sự sống. Mùa xuân là lúc thiên nhiên đất trời đang chuyển mình để đón chào sự sống mới vậy mà lúc này nhà thơ đang phải gồng mình trước cơn đau bệnh tật. Nói đến đây tự nhiên chúng ta lại nhớ đến “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử bởi bài thơ cũng được viết khi tác giả đang sống trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình. Thanh Hải cũng vậy. Dường như nhà thơ đang dành trọn từng phút giây để được cống hiến, để được sống với văn chương.

Mở đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế với gam màu tươi sáng, âm thanh trong trẻo, bừng sức sống.

“Mọc giữa dòng sông xanh,

Một bông hoa tím biếc”.

Động từ “mọc” xuất hiện ngay đầu câu thơ khiến người đọc vừa có cảm giác giật mình, vừa gợi sự vui mừng, ngạc nhiên, thích thú. Câu thơ càng hiện lên đẹp hơn ở những hình ảnh tiếp đó. Sắc tím của bông hoa thật nổi bật giữa màu xanh bát ngát của dòng sông rộng lớn. Câu thơ đã gợi được sức sống, sự vươn mình trỗi dậy của thiên nhiên, đất trời. Bút pháp chấm phá đã giúp tác giả tạo nên điểm nhấn cho bức tranh. Dù bông hoa xuất hiện một mình nhưng nó lại không hề cô độc, lẻ bóng. Nó có sức sống, có màu sắc, có sự thu hút người nhìn, khác hoàn toàn với “Củi một cành trôi lạc mấy dòng” (Tràng giang – Huy Cận). Có màu sắc ắt phải có âm thanh. Tiếng chim chiền chiện hót vang trời đã mang đến sự náo nhiệt, tươi mới cho cả không gian. Tiếng chim ngân vang, rung động, kéo theo mùa xuân về. Không khí tươi vui của mùa xuân đất trời đã khiến nhà thơ không khỏi bồi hồi, xúc động mà viết nên những vần thơ đầy hứng khởi:

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

Một hình ảnh thơ rất nhẹ nhàng, lãng mạn. Hành động “đưa tay”, “hứng” bản thân nó đã thể hiện được sự trân trọng, nâng niu. Ở đây tác giả đang hứng lấy “từng giọt long lanh rơi” đủ để thấy ông yêu khoảnh khắc này biết nhường nào. Nhà thơ đã cất bút đầu tiên cho bức tranh nhẹ nhàng là thế với dòng sông xanh, với bông hoa tím, với tiếng chim hót và với tất cả tình yêu mà ông dành cho nơi đây, cho những ngày tháng còn lại của mình.

Khổ thơ thứ hai vẫn là bức tranh thiên nhiên mùa xuân những tác giả gửi vào đó với niềm tin về tương lai rộng mở và sự vững chãi của đất nước:

“Mùa xuân người cầm súng,

Lộc giắt đầy quanh lưng.

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ”.

Đọc bốn câu thơ ta thấy mùa xuân dường như là mùa của sản xuất, của chiến đấu. “Lộc” là chỉ mầm non, là nói đến sự đâm chồi nảy lộc, căng tràn sức sống. Như vậy người lính ở đây đang mang vác trên vai những cành lá ngụy trang xanh biếc hay đang mang theo sứ mệnh về một đất nước được độc lập, tự do? Dù hiểu theo cách nào thì ý nghĩa của câu thơ vẫn mang những vẻ đẹp của nó. Cùng với sự gian khổ của người chiến sĩ, người nông dân cũng dùng mồ hôi, sức lao động của mình để tô điểm cho quê hương bằng màu vàng của nương mạ. Như vậy, máu và mồ hôi như đang cùng nhau lao động, cùng nhau chiến đấu để tô điểm, gìn giữ và bảo vệ quê hương, đất nước. Tất cả mọi người bước vào mùa xuân với khí thế vui tươi, phấn khởi và đầy náo nhiệt:

“Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao”

Hai từ láy “hối hả”, “xôn xao” khiến người đọc vừa thấy khẩn trương, gấp gáp lại vừa có cảm giác ồn ào, náo động. Hai câu thơ như bừng lên sức sống khiến cho cả bài thơ như khúc ca mùa xuân vui vẻ và hứng khởi.

Từ không khí đó, nhà thơ đã thể hiện tâm niệm tràn đầy nhiệt huyết nhưng cũng đầy triết lý nhân sinh của mình. Trước hết nhà thơ muốn hóa thân thành “con chim hót” để mang đến âm thanh trong trẻo, tươi vui. Rồi ông lại muốn thành “một cành hoa” để tô sắc thêm cho đời. Và cuối cùng ông muốn được trở thành “một nốt trầm”, nhập tâm hồn mình vào “bản hòa ca” tươi vui của đất nước. Có thể thấy cả ba ước nguyện của nhà thơ đều là những ước nguyện bình dị nhưng ẩn sâu trong nó là khát vọng sống mãnh liệt của nhà thơ. Để rồi từ khát vọng đó nhà thơ muốn hiến thân cho cuộc đời:

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”.

“Nho nhỏ” và “lặng lẽ” ở đây là cách nói khiêm tốn ẩn chứa đầy chân thành. Tố Hữu từng viết “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” và “dâng cho đời” ở đây là lẽ sống cao cả như thế. Ông cống hiến cho Tổ quốc từ khi còn trẻ cho đến tận những ngày tháng cuối cùng trên giường bệnh. Nhà thơ dường như muốn dành cả đời mình để hiến dâng cho đất nước. Khổ thơ giống như một lời chiêm nghiệm nhà thơ dành cho chính mình

Ở khổ thơ cuối cùng, từ tình yêu thiên nhiên nhà thơ đã nâng lên thành khúc ca ca ngợi Tổ quốc:

“Mùa xuân tôi xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế”

“Nam ai”, “Nam bình” là khúc hát quen thuộc của người dân xứ Huế còn “phách tiền” là một loại đạo cụ dân tộc để làm nhạc đệm cho khúc hát này. Như vậy, Thanh Hải đã sử dụng chất liệu dân gian quen thuộc để viết nên câu thơ nhẹ nhàng, tình cảm. Đoạn thơ đã diễn tả được tình cảm mà nhà thơ dành cho xứ Huế, đó là “ngàn dặm mình”, “ngàn dặm tình” dành cho xứ Huế thân thương.

Có thể nói, với “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải đã đóng góp một phần không nhỏ làm nên thành công của thơ ca dân tộc. Bài thơ không chỉ thể hiện được sự tinh tế cũng như những chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả mà còn truyền đến cho người đọc tình yêu quê hương đất nước mình.

7. Phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ hay nhất

Thanh Hải là một nhà thơ của xứ Huế mộng mơ, có công xây dựng nền cách mạng miền Nam ngay từ những ngày đầu “Mùa xuân nho nhỏ” sáng tác năm 1980 khi ông đang nằm trên giường bệnh và không lâu sau ông qua đời. Bài thơ là tiếng lòng là ước nguyện cống hiến chân thành, tha tiết của ông. Đồng thời tác phẩm thể hiện niềm tha thiết mến yêu cuộc đời yêu quê hương đất nước của một trái tim dạt dào cảm xúc trữ tình.

Mỗi tác giả luôn gửi vào tranh thơ của mình những cảm xúc riêng mang đậm cách cảm cách nghĩ về đề tài đã lựa chọn. Với Thanh Hải ông đã lựa chọn hình ảnh mùa xuân xứ Huế, mùa xuân đất nước đang đi lên và phát triển để nói lên tiếng lòng, ước nguyện cống hiến của mình.

Trước hết là bức tranh xuân xứ Huế trong cảm nhận của Thanh Hải:

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiền
Hót chi mà vang trời"

Bức tranh xuân xứ Huế mở ra với những dấu hiệu đặc trưng: dòng sông xanh, bông hoa tím, tiếng chim chiền chiện hót. Tác giả đặt từ “ mọc” lên trước giúp cho cảnh vật trở nên sinh động có hồn. Bông hoa tím phải chăng là bông hoa súng hay bông hoa lục bình đang từ từ xoè nở trên mặt nước sông Hương. Sự phối sắc hài hoà giữa hai gam màu tím và xanh tạo nên một bức tranh xuân mang vẻ đẹp đằm thắm nhẹ nhàng. Bức tranh ấy không chỉ có hoạ mà còn có nhạc. Âm thanh tiếng chim chiền chiền ngân vang ngân cao, ngân xa giúp cho không khí trở nên vui tươi rộn ràng. Chỉ bằng bốn câu thơ Thanh Hải đã vẽ nên bức tranh xuân đằm thắm trầm mộc, mang cả tiếng lòng đắm say của nhà thơ.

“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng"

Giọt long lanh phải chăng là giọt mưa xuân, nắng xuân, sương xuân còn đọng lại trên cành cây kẽ lá. Nhưng trong lời thơ này, đây phải chăng là giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện. Tác giả trân trọng đón nhận từng giọt âm thanh, những vẻ đẹp tinh tuý của đất trời.

Trước thiên nhiên đất trời thơ mộng, Thanh Hải mở rộng lòng mình cảm nhận hình ảnh mùa xuân đất nước:

“Mùa xuân người cầm súng
Lộc dắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”

Điệp từ “mùa xuân” gắn với hai hình ảnh người cầm súng, người ra đồng – biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng của đất nước ta trong những thập niên tám mươi của thế kỉ hai mươi là sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc và lao động sản xuất xây dựng đất nước. Mùa xuân tới thanh niên lên đường đi nhập ngũ còn người chiến sĩ trên thao trường tích cực rèn luyện. Họ dắt trên lưng vành lá ngụy trang như mang cả mùa xuân ra trận địa. Mùa xuân tới người nông dân ra đồng trồng cây họ như mang cả mùa xuân ra cánh đồng bằng bàn tay bằng sức lao động. Điệp từ “lộc” cùng từ láy “hối hả, xôn xao” diễn tả khí thế của cả dân tộc khi bước vào mùa xuân mới tưng bừng khởi sắc.

“Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước"

Thanh Hải lắng lại lòng mình để nghĩ về đất nước trong lịch sử hiện tại và tương lai. Nhân dân ta đã trải qua bao thời kì lúc hưng thịnh, lúc suy vong của các thời đại phong kiến và gần đây nhất là hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Đất nước lấp lánh những chiến công trong lịch sử đẹp như những vì sao tinh tú trên bầu trời. Đất nước đang thẳng tiến tới tương lai bằng sức mạnh bằng bề dày lịch sử bốn nghìn năm. Cụm từ “cứ đi lên” như một mệnh đề thẳng tiến mà không một thế lực nào có thể ngăn cản.

Trong sắc xuân tươi đẹp của đất trời, Thanh Hải cảm nhận được một mùa xuân đang trỗi dậy từ chính tâm hồn - xuân của lòng người, của sự cống hiến, hi sinh.

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến"

Đoạn thơ thể hiện khát vọng được hoà nhập, được cống hiến những điều tốt đẹp cho cuộc đời chung. Niềm mong ước của ông thật giản dị trân thành được thể hiện qua những hình ảnh “con chim, cành hoa, nốt trầm”. Đây là những hình ảnh gần gũi, nhỏ bé giữa thiên nhiên, cuộc sống. Hình ảnh ẩn dụ đặc sắc cho thấy mong ước của tác giả dược cống hiến một phần công sức nhỏ của mình để làm vui, làm đẹp, điểm tô cho cuộc sống, cho thế giới tâm hồn mỗi người. Đại từ nhân xưng “ta” mang thông điệp của tác giả. Ta ở đây là Thanh Hải là mọi người. Ông nói thay tiếng lòng của bao người dân Việt Nam về ước mong giản dị nhẹ nhàng được cống hiến cho cuộc đời chunh những nét đẹp riêng:

“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

Hình ảnh ẩn dụ đặc sắc đầy sáng tạo “một mùa xuân nho nhỏ” mang tâm niệm của tác giả: mỗi người hãy là một mùa xuân nhỏ góp phần làm nên mùa xuân lớn của đất nước. Cống hiến một cách trân thành tha thiết không phô trương, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ khiến ta càng trân trọng hơn một tâm hồn thơ tha thiết mến yêu cuộc đời yêu cuộc sống.

“Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam Bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế”

Điệu Nam ai hò sáu nhịp tiếng ai oán bi thương, điệu Nam Bình hò ba nhịp tiếng ca dịu dàng, trìu mến. Đây chính là nét đặc trưng của làn điệu xứ Huế. Thanh Hải như muốn sống mãi với điệu hò quê hương.

Bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải được viết theo thể thơ năm chữ nhạc điệu trong sáng gần gũi gợi hình gợi cảm qua đó nói lên tiếng lòng trân thành tha thiết của nhà thơ, mong muốn được cống hiến một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Đặt trong hoàn cảnh khi ông đang nằm trên giường bệnh ta càng cảm thấy trân trọng một tâm hồn thơ tha thiết mến yêu cuộc đời yêu quê hương đất nước.

8. Phân tích bài Mùa xuân nho nhỏ nâng cao

Thanh Hải là một nhà thơ cách mạng. Thơ ông chân chất, bình dị, đôn hậu và chân thành, là tiếng hát ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi sự hi sinh của nhân dân miền Nam và khẳng định niềm tin vào chiến thắng của cách mạng. Có thể nói cuộc đời ông đã cống hiến trọn vẹn cho đất nước, cho quê hương. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” ra đời tháng 11/1980, lúc này, đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới với muôn ngàn khó khăn thử thách. Nhà thơ Thanh hải viết bài thơ này trên giường bệnh 2 tháng trước khi ông qua đời.

Bắt đầu từ những cảm xúc trực tiếp hồn nhiên, trong trẻo trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên, từ đó mở rộng cảm nghĩ về mùa xuân đất nước, bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng thiết tha của nhà thơ trước mùa xuân đất nước, mùa xuân cuộc đời. Từ mùa xuân lớn của thiên nhiên đất nước mà liên tưởng tới mùa xuân của mỗi cuộc đời – một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn. Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

Bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được vẽ bằng những hình ảnh, màu sắc, âm thanh hài hòa, sống động, tràn đầy sức sống:

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”.

Ngay hai câu mở đầu ta đã bắt gặp một cách viết khác lạ. Không viết như bình thường: “một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh” mà đảo lại “Mọc giữa dòng sông xanh/Một bông hoa tím biếc”. Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu thơ là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Hình ảnh có vài trò khắc sâu ấn tượng về sức sống trỗi dậy và vươn lên của mùa xuân. Tưởng như bông hoa tím biếc kia đang từ từ, lồ lộ mọc lên, vươn lên, xòe nở trên mặt nước xanh của dòng sông xuân.

Không gian mùa xuân rộng mở tươi tắn với hình ảnh một dòng sông trong xanh chảy hiền hoà. Cái màu xanh ấy phản ánh được màu xanh của bầu trời, của cây cối hai bên bờ, cái màu xanh quen thuộc mà ta có thể gặp ở bất kì một con sông nào ở dải đất miền Trung. Nổi bật trên nền xanh lơ của dòng sông là hình ảnh “một bông hoa tím biếc”, một hình ảnh thân thuộc của cánh lục bình hay bông súng, bông trang mà ta thường gặp ở các ao hồ sông nước của làng quê. Màu tím biếc ấy không lẫn vào đâu được với sắc màu tím Huế thân thương vốn là nét đặc trưng của những cô gái đất kinh kỳ với sông Hương núi Ngự.

Màu xanh của nước hài hoà với màu tím biếc của bông hoa tạo nên một nét chấm phá nhẹ nhàng mà sống động, đem lại một vẻ đẹp tự nhiên, hài hòa, một màu sắc đặc trưng của xứ Huế. Bức tranh không chỉ có “họa” mà còn có “nhạc” bởi tiếng chim chiền chiện cất lên với muôn vàn lời ca tiếng hót, reo mừng. Nhà thơ gọi “ơi” nghe sao mà tha thiết thế! Lời gọi ấy không cất lên từ tiếng nói mà cất lên từ sâu thẳm tình yêu thiên nhiên, cất lên từ tấm lòng của nhà thơ trước mùa xuân tươi đẹp với những âm thanh rộn rã.

Lời gọi ấy mới đầu nhen nhóm ở một góc trái tim, nhưng con người nhà thơ và những cảnh sắc, âm thanh kia như đã hòa vào làm một, cảm xúc từ đó mà òa ra thành lời, thật ngỡ ngàng, thật thích thú.

Cảm xúc của nhà thơ đã trào dâng thực sự qua câu hỏi tu từ: “Hót chi mà vang trời”. Thứ âm thanh không thể thiếu ấy làm sống dậy cả không gian cao rộng, khoáng đạt, làm sống dậy, vực dậy cả một tâm hồn con người đang phải đối mặt với những bóng đen ú ám của bệnh tật, của cái chết rình rập.

Thiên nhiên, nhất là mùa xuân vốn hào phóng, sẵn sàng trao tặng con người mọi vẻ đẹp nếu con người biết mở rộng tấm lòng. Thanh Hải đã thực sự đón nhận mùa xuân với tất cả sự tài hoa của ngòi bút, sự thăng hoa của tâm hồn. Nhà thơ lặng ngắm, lặng nghe bằng cả trái tim xao động, bằng trí tưởng tượng, liên tưởng độc đáo:

Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Cụm từ “giọt long lanh” gợi lên những liên tưởng phong phú và đầy thi vị. Nó có thể là giọt sương lấp lánh qua kẽ lá trong buổi sớm mùa xuân tươi đẹp, có thể là giọt nắng rọi sáng bên thềm, có thể giọt mưa xuân đang rơi…Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang, đọng lại thành từng giọt niềm vui, rơi xuống cõi lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang rạo rực tình xuân. Nhưng có lẽ, vượt lên trên tất cả, “giọt long lanh” ấy chính là giọt tình yêu cuộc sống đến đắm say, cuồng nhiệt của tác giả Thanh Hải.

Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được vận dụng một cách tài hoa, tinh tế qua trí tưởng tượng của nhà thơ. Thành Hải cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác và cả xúc giác.

Cử chỉ “Tôi đưa tay tôi hứng” thể hiện sự nâng niu, trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc với xuân với cảm xúc say sưa, xốn xang, rạo rực. Nhà thơ như muốn ôm trọn vào lòng tất cả sức sống của mùa xuân, của cuộc đời. Khổ thơ mở đầu đã mở ra một bức tranh xứ Huế thật đẹp: có hình ảnh, có màu sắc, âm thanh được họa lên từ những vần thơ có nhạc…

“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…”

Không phải ngẫu nhiên trong khổ thơ lại xuất hiện hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng”. Họ là những con người cụ thể, những con người làm nên lịch sử với hai nhiệm vụ cơ bản của đất nước ta trong suốt quá trình phát triển lâu dài: chiến đấu và sản xuất, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Mùa xuân đến mang đến tiếng gọi của những cố gắng mới và hi vọng mới, mang đến tiếng gọi của đất nước, của quê hương đang trên đà đổi thay, phát triển. Những tiếng gọi lặng lẽ tới từ mùa xuân làm thức dậy con người, làm trái tim con người như bừng lên rạng rỡ trong không khí sôi nổi của đất nước, của muôn cây cỏ đã đi theo người lính vào chiến trường, sát kề vai,đã cùng người lao động hăng say ngoài đồng ruộng.

Mùa xuân không những chắp thêm đôi cánh sức mạnh cho con người mà còn chuẩn bị cho con người những “lộc” non tươi mới, căng tràn nhựa sống. Hình ảnh “lộc giắt đầy quanh lưng” không chỉ là hình ảnh tả thực mà con mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. Trước hết, “lộc” là nhành non chồi biếc của cỏ cây trong mùa xuân. Đối với người chiến sĩ, “lộc” là cành lá ngụy trang che mắt quân thù trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đầy cam go và ác liệt. Mặt khác, có thể hiểu, “lộc” chính là những món quà tặng, là tấm lòng của nhân dân gửi cho người chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ đất trời. Hình ảnh thơ thể hiện và khẳng định sự gắn kết quân dân trong nhiệm vụ bảo vệ bầu trời hòa bình của đất nước.

Đối với người nông dân “một nắng hai sương”, “lộc” là những mầm xuân tươi non trải dài trên ruộng đồng bát ngát, báo hiệu một mùa bội thu. “Lộc” ấy chính là niềm vui, niềm tin vào một tương lai ấm no, hạnh phúc. Trải qua một thời kì chiến tranh khốc liệt, con người cảm thấy quý trọng vô cùng nền hòa bình của dân tộc. Mỗi ngày thức dậy đều thấy phơi phới trong lòng. những mầm xanh được tự do phát triển, không còn bị đạn bom thiêu nát nữa. Đó thực sự là niềm hạnh phúc tột cùng mà chỉ có những con người vừa bước ra trong máu lửa mới có thể cảm nhận được.

Đặc biệt hơn cả, “lộc” là sức sống, là tuổi trẻ, sức thanh xuân tươi mới đầy mơ ước, lí tưởng, đầy những hoài bão và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ, sôi nổi trong mỗi tâm hồn con người – tâm hồn của người lính dũng cảm, kiên cường nơi lửa đạn bom rơi – tâm hồn của người nông dân cần cù,hăng say tăng gia sản xuất. “Lộc” chính là thành quả hôm nay và niềm tin, hi vọng ngày mai.

Từ những suy nghĩ rất thực về đất nước, nhà thơ khái quát:

“Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”

Bằng điệp ngữ “tất cả”, các từ láy biểu cảm “hối hả”, “xôn xao”, nhịp thơ gấp gáp, nhà thơ đã khái quát được cả một thời đại của dân tộc. “Hối hả” diễn tả nhịp điệu khẩn trương, tất bật của những con người Việt Nam trong giai đoạn mới, thời đại mới, trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Còn “xôn xao” lại bộc lộ tâm trạng náo nức rộn ràng.

Ý thơ khẳng định một điều: không chỉ cá nhân nào vội vã mà cả đất nước đang hối hả, khẩn trương sản xuất và chiến đấu. Tất cả đều náo nức, rộn ràng trong mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, của đất nước.

Thanh Hải đã rất lạc quan, say mê và tin yêu khi viết nên những vần thơ này. Xúc cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước khi bước vào mùa xuân, nhà thơ Thanh Hải đã có cái nhìn sâu sắc và tự hào về lịch sử bốn nghìn năm dân tộc:

“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”

Với nghệ thuật nhân hóa, Tổ quốc như một người mẹ tần tảo,vất vả và gian lao, đã làm nổi bật sự trường tồn của đất nước. Để có được sự trường tồn ấy, giang sơn gấm vóc này đã thấm bao máu, mồ hôi và cả nước mắt của các thế hệ, của những tháng năm đằng đẵng lúc hưng thịnh, lúc thăng trầm. Nhưng dù trở lực có mạnh đến đâu cũng không khuất phục được dân tộc Việt Nam:

“Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa”.

(Huy Cận)

Đặc biệt, phép tu từ so sánh được nhà thơ sử dụng vô cùng đặc sắc, làm ý thơ hàm súc – “Đất nước như vì sao/Cứ đi lên phía trước”. Sao là nguồn sáng bất diệt của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế, là tác giả đã ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng. Điệp ngữ “đất nước” được nhắc lại hai lần thể hiện sâu sắc ý thơ: trải qua những gian truân, vất vả, đất nước vẫn toả sáng đi lên không gì có thể ngăn cản được. Ta cảm nhận được niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam. Âm thanh mùa xuân đất nước vang lên từ chính cuộc sống vất vả, gian lao mà tươi thắm đến vô ngần.

Từ những cảm xúc về mùa xuân, tác giả đã chuyển mạch thơ một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống, về ý nghĩa giá trị của cuộc đời mỗi con người:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến”.

Để bày tỏ lẽ sống của mình, ngay từ những câu thơ mở đầu đoạn, Thanh Hải đã đem đến cho người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp “ta”-“hoa”-“ca”. Điệp từ “ta” được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha. Động từ “làm”-“nhập” ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thân đến diệu kỳ – hoá thân để sống đẹp, sống có ích.

Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên,của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: con chim, một cành hoa, một nốt trầm. Còn gì đẹp hơn khi làm một cành hoa đem sắc hương tô điểm cho mùa xuân đất mẹ! Còn gì vui hơn khi được làm con chim nhỏ cất tiếng hót rộn rã làm vui cho đời!

Các hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã xuất hiện trong cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, giờ lại được sử dụng để thể hiện lẽ sống của mình. Một ý nghĩa mới đã mở ra, đó là mong muốn được sống có ích, sống làm đẹp cho đời là lẽ thường tình. Cái “tôi” của thi nhân trong phần đầu bài thơ giờ chuyển hoá thành cái “ta”. Có cả cái riêng và chung trong cái “ta” ấy. Với cách sử dụng đại từ này, nhà thơ đã khẳng định giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cái riêng và cái chung.

Hình ảnh “nốt trầm” và lặp lại số từ “một” tác giả cho thấy ước muốn tha thiết, chân thành của mình. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm “một nốt trầm” nhưng phải là “một nốt trầm xao xuyến” để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước. Đọc đoạn thơ, ta xúc động trước ước nguyện của nhà thơ xứ Huế và cũng là ước nguyện của nhiều người.

Lẽ sống của Thanh Hải còn được thể hiện trong những vần thơ sâu lắng:

“Một mùa xuân nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”

Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chính xác,tinh tế và gợi cảm. Làm cành hoa,làm con chim,làm nốt trầm và làm một mùa xuân nho nhỏ để lặng lẽ dâng hiến cho cuộc đời. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp.Mỗi người hãy làm một mùa xuân,hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước.

Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy một thái độ chân thành, khiêm nhường, lấy tình thương làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, sống để cống hiến đem tài năng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Không khoe khoang, cao điệu mà chỉ lặng lẽ âm thầm dâng hiến.Ý thơ thể hiện một ước nguyện, một khát vọng, một mục đích sống. Biết lặng lẽ dâng đời,biết sống vì mọi người cũng là cách sống mà nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh,
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.

Còn bây giờ, Thanh Hải – nhà thơ xứ Huế trước khi về với thế giới “người hiền” cũng đã ước nguyện: “Lặng lẽ dâng cho đời/Dù là tuổi hai mươi/Dù là khi tóc bạc”. Lời ước nguyện thật thuỷ chung, son sắt. Sử dụng điệp ngữ “dù là” nhắc lại hai lần như tiếng lòng tự dặn mình đinh ninh: dẫu có ở giai đoạn nào của cuộc đời, tuổi hai mươi tràn đầy sức trẻ, hay khi đã già, bệnh tật thì vẫn phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước.

Đây là một vấn đề nhân sinh quan nhưng đã được chuyển tải bằng những hình ảnh thơ sáng đẹp, bằng giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ, thiết tha. Vì vậy, mà sức lan tỏa của nó thật lớn.

Bài thơ được viết trước khi nhà thơ đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng không hề gợi chút băn khoăn về bệnh tật, về những suy nghĩ riêng tư cho bản thân. Chỉ “lặng lẽ” mà cháy bỏng một nỗi khát khao được dâng những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình cho đất nước. Đây không phải là câu khẩu hiệu của một thanh niên vào đời mà là lời tâm niệm của một con người đã từng trải qua hai cuộc chiến tranh, đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời và sự nghiệp của mình cho cách mạng. Điều đó càng làm tăng thêm giá trị tư tưởng của bài thơ.

Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

“Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế”.

Tác giả có nhắc đến những khúc dân ca xứ Huế “Nam ai”, “Nam bình”, có giai điệu buồn thương nhưng vô cùng tha thiết. Và qua những khúc “Nam ai”, “nam bình” này thì nhà thơ đã bộc lộ tình yêu tha thiết của mình đối với quê hương, đất nước; thể hiện niềm tin yêu vào cuộc đời, vào đất nước với những giá trị truyền thống vững bền.

Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, gần với các làn điệu dân ca, giàu nhạc điệu, với âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Cách sử dụng các phép tu từ đặc sắc: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ, điệp ngữ, điệp cấu trúc,.. hết sức khéo léo và hiệu quả. Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị, từ thiên nhiên với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, khái quát. Cấu tứ chặt chẽ, sự phát triển tự nhiên của hình ảnh mùa xuân với các phép tu từ đặc sắc.

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước; góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

9. Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Thanh Hải là một nhà thơ được mọi người biết đến như một hiện tượng đặc biệt của thơ ca Việt nam. Là con người tài hoa, giàu sức sống nghệ thuật và lắng nghe được nhiều âm thanh biến thái của cuộc đời, ngay cả những phút giây cận kề cái chết Thanh Hải vẫn khát khao sống, làm việc và cống hiến cho đời chung.

Mùa xuân nho nhỏ chứ không phải cái gì lớn lao ồn ào nhưng thật tinh túy, sâu xa lắng động của Thanh Hải để lại cho đời trước lúc ra đi. Những vần thơ nhỏ nhẹ trầm bổng mà ý tứ lắng sâu lạ kỳ. Và không thể thiếu ở làng thơ xuân nếu ta quên đi một mùa xuân nho nhỏ của một nhà thơ tài hoa, mệnh bạc – Thanh Hải thì quả là thiếu sót. Bài thơ ra đời vào năm 1980 được xem như một lời tâm niệm trẻ trung đáng trân trọng của nhà thơ để lại cho đời trước lúc ra đi.

Mở đầu bài thơ, Thanh Hải đưa ta về với thiên nhiên tạo hóa đất trời. Sau những ngày đông giá lạnh lẽo, thiên nhiên; lại được khoác một tấm áo tươi non, ấm áp của mùa xuân. Đất trời như rộng thêm, cao hơn được Thanh Hải phác họa bằng ba nét chấm phá. Một “dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc”, “tiếng chim chiền chiện” gợi ra không gian cao rộng, êm dịu, tươi tắn. những âm thanh vang vọng, tha thiết. Những đường nét đó đã khắc họa thành một bức tranh mùa xuân xinh đẹp, yên ả, thanh bình, rạo rực niềm vui và tràn trề sức sống.

Đối tượng được nhà thơ miêu tả sâu sắc đó là hình ảnh:

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

Đây là chi tiết tạo hình và sự chuyển đổi cảm giác tuyệt vời trong thơ ca. “Giọt long lanh rơi” là những giọt xuân, màu xuân đẹp, kì diệu với những sắc màu long lanh. Tác giả đã đưa tay hứng cả mùa xuân đất trời rất đỗi nâng niu, trìu mến, trân trọng và có cảm giác từng giọt xuân lung linh, ấm áp, mát dịu đang thấm vào da thịt, vào lòng người. Tất cả đang được tắm gội trong hương sắc mùa xuân say sưa, ngây ngất, ngọt ngào.

Vả cảm hứng nhà thơ chuyển dần từ màu xuân cảnh sắc thiên nhiên đất trời tươi đẹp sang mùa xuân đất nước Cách mạng:

“Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao….”

Từ “mùa xuân” đã được chuyển nghĩa theo cách hiểu thứ hai với hai nhiệm vụ sản xuất, chiến đấu, xây dựng và bảo vệ trong tư thế đi lên đất nước. Điệp từ “lộc” láy lại đầu câu có nhiều nghĩa khác nhau: “lộc” là chồi non, sức sống, mùa xuân; lộc là do con người mang đến cho mùa xuân, đất nước trong chiến đấu, sản xuất. Con người đi đến đâu mang mùa xuân đến đó, mang chồi non, lộc biếc cho cuộc sống sinh sôi nảy nở.

Âm hưởng của câu thơ, nhịp thơ hối hả, khẩn trương kết hợp tượng trung liên tưởng quá khứ hiện tại, tương lai đất nước:

“Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”

Động từ “cứ” như một mệnh đề thăng tiến khẳng định bước đi vững chãi, tự tin của dân tộc sau mỗi mùa xuân nhìn lại mình, vững bước đi lên. Từ mùa xuân chung của đất nước và cách mạng Thanh Hải ước nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ đóng góp vào cuộc đời chung.

Nếu nhịp điệu thơ ở những khổ thơ trên vừa hối hả, vừa khẩn trương, vừa tả thực, vừa tưởng tượng hàm chứa nhiều ý nghĩa về màu xuân của đất nước lớn lao. Tự hào mùa xuân ở những khổ thơ dưới như sau:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

Lại cất lên một cách nhỏ nhỏ, khiêm tốn nhưng thật thiết tha, cảm động, sâu lắng. “ta làm” là điệp ngữ vang lên ở đầu các câu thơ như một khẳng định những ước nguyện chính đáng, cao đẹp thể hiện tâm hồn khát khao được làm việc, cống hiến nhiều nhất cuộc đời.

Hình ảnh đối ứng lặp lại ở đầu bài thơ “con chim”, “cành hoa”, “nốt trầm” là thể hiện mong ước cụ thể của nhà thơ được góp cái đó dù nhỏ bé nhưng có ích cho đời. là con chim hãy mang lại những âm thanh vang vọng, những tiếng hót say mê lòng người là nốt nhạc, nốt trầm trong bản nhạc nhưng không thể thiếu giàn hợp xướng, trong bản hòa ca tất cả mọi người.

Cũng trong khổ thơ này Thanh Hải đã được chuyển những cái bé nhỏ, riêng tư thành cái “ta” lớn lao, hòa chung mọi người. Giọng thơ nhỏ nhẹ, chân thành không khuôn thước, ồn ào mà ngược lại đằm thắm, lắng đọng, sâu xa tác động mạnh mẽ vào con tim, khối óc người đọc. Khổ thơ tiếp theo là tiếng lòng cao cả của nhà thơ, của những con người biết hướng tới mùa xuân đẹp, sống có lý tưởng, mục đích, ước mơ:

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”

Tác giả nhắc lại nhan đề bài thơ như một lời nhắn nhủ, tâm tình gợi ra một lẽ sống cống hiến cho đời chung lặng lẽ, khiêm tốn, sống đẹp, sống có ích âm thầm đóng góp cho mùa xuân chung không kể gì tuổi tác, không kể gì thời gian.

Khổ thơ ánh lên và tỏa sáng vẻ đẹp tâm hồn luôn luôn khát khao vươn tới cuộc sống tốt đẹp như mùa xuân vang vọng đất trời góp phần làm đẹp cho mùa xuân chung của đất nước, Tố Hữu viết:

“Nếu là con chim chiếc lá

Con chim phải hót chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Thơ xưa và nay thường gắn nhiều định ngữ với mùa xuân nhưng mùa xuân của Thanh Hải nho nhỏ mà không nhỏ chút nào. Nó nói lên được nhiều ý nghĩa hơ cả bởi đó là lời tâm niệm chân thành, sâu lắng nhất của một tâm hồn trước lúc đi xa, giã từ cuộc sống ngàn lần đáng yêu về với cõi vĩnh hằng hư vô.

Có phải khi con người ta đến gần cái chết là lúc họ khao khát muốn sống hơn bao giờ hết. Nhưng chúng ta còn khâm phục hơn ở Thanh Hải đó là một tấm lòng rộng mở, thanh thản, cao đẹp, sống có ý nghĩa đến những phút chót cuộc đời. Đúng như mong ước nhà thơ “mùa xuân nho nhỏ” được phổ nhạc. bài thơ lại một lần nữa được chắp thêm cánh bay xa vào bản hòa xa trong giàn hợp xướng một nốt trầm làm xao xuyến lòng người.

10. Phân tích đánh giá tác phẩm mùa xuân nho nhỏ

Là tác phẩm cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải, được viết vào tháng 11 - 1980, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của ông dã diễn đạt cảm hứng đón nhận thanh sắc, đất trời mùa xuân, cảm nhận đầy tự hào về bước đi lên thanh xuân của đất nước. Đồng thời, bài thơ cũng là một tâm nguyện dâng hiến sức xuân trong cuộc sống cách mạng của đất nước.

Bài thơ đi theo một mạch cảm xúc bắt đầu từ những cảm xúc trực tiếp trước vẻ đẹp của sức sống mùa xuân xứ Huế từ đó liên tưởng tới mùa xuân của đất nước, của cách mạng. Sau đó đẩy mạnh cảm xúc đến những ước nguyện của bản hòa ca cuộc đời. Và cuối cùng, bài thơ lại trở về với cảm xúc thiết tha tự hào qua làn điệu dân ca xứ Huế. Mở đầu bài thơ, tác giả đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế tươi mát đẹp đẽ để từ đó bộc lộ những cảm hứng say đắm, đón nhận thanh sắc đất trời mùa xuân:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Chỉ bằng một vài nét phác hoạ, bức tranh mùa xuân quê hương đã hiện lên với một khoảng không gian khoáng đãng, cao rộng, êm dịu và đầy chất thơ. Bức tranh ấy được mở ra bằng chiều dài của dòng sông, chiều cao của bầu trời và chiều sâu của cảm xúc. Bức tranh là một sự pha trộn đặc biệt của màu sắc. Nó có sắc tím biếc, tươi tắn, đằm thắm của một bông hoa đang mọc giữa dòng sông xanh.

Bằng việc sử dụng đảo ngữ từ mọc lên đầu cùng với việc sử dụng lượng từ một tác giả đã nhấn mạnh sự xuất hiện đột ngột, bất ngờ cùng với sức sống mạnh mẽ căng tràn của sức xuân thể hiện qua hình ảnh bông hoa. Màu tím biếc như có sức lan tỏa cả mặt sông xanh, hòa quyện với nhau tạo cảm giác dịu mát hài hòa, vừa là tín hiệu của mùa xuân, vừa là vẻ đẹp tinh túy của đất trời. Hơn thế nữa, bức tranh mùa xuân còn ghi vào lòng người những âm thanh lảnh lót của con chim chiền chiện, khiến cho niềm xúc động bồi hồi, xốn xang chợt bật thành tiếng hỏi:

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Bằng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, mùa xuân tình cảm của tác giả được thể hiện thật mãnh liệt, ông dang rộng vòng tay, mở rộng tấm lòng, trân trọng nâng niu đón nhận mùa xuân. Tiếng chim vang ra, không tan ra, loang vào không trung mà tuôn ra thành tiếng rõ ràng, tròn trịa kết tinh thành từng giọt, kết lại thành dấu ấn mùa xuân để nhà thơ hứng với đôi bàn tay trân trọng và tấm lòng rộng mở.

Cả đoạn trên đã không chỉ lột tả được vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn diễn tả được sự say đắm, ngỡ ngàng và thái độ đón nhận trân trọng, nâng niu của tác giả. Sau những cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, khổ thơ thứ hai trong bài là những cảm nhận thật hơn về sức xuân nảy nở nơi những con người chiến đấu và lao động - hai mẫu người gắn liền với chiều dài lịch sử phát triển của đất nước.

Bốn câu thơ lặp lại từng cặp cấu trúc sánh đôi cùng điệp ngữ mùa xuân xuất hiện đầu hai câu 1 - 3 đã gợi ra những hình ảnh về đoàn quân cầm súng và đoàn người ra đồng. Bên cạnh đó, tác giả dùng thêm từ lộc để nói tới sức xuân đang nảy nở. Cành lá ngụy trang trên lưng người ra đồng, dẫu là cành nhưng trước sức xuân nhiệm màu vẫn đâm chồi nảy lộc.

Những cây mạ non vừa được gieo xuống trong khí xuân, chẳng đợi thời gian đâm chồi trải dài nương mạ. Dùng từ lộc để diễn tả sức xuân nảy nở mãnh liệt đang trào dâng của thiên nhiên đất trời, đồng thời còn thể hiện sức xuân của con người. Những con người cầm súng, truyền sức xuân cho cành lá ngụy trang trên lưng nảy lộc, những người ra đồng gieo mạ xuống đất hay là đang gieo xuống những mùa xuân:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Họ đã mang cả mùa xuân, sức xuân ra đồng, ra chiến trường và hơn thế nữa, họ đang mang cả mùa xuân về cho đất nước. Từ hai hình ảnh của hai lớp người này tác giả đã đi tới một khái quát cao hơn đối với tất cả.

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao...

Cả dân tộc đang hừng hực sức sống mới trước mùa xuân nhiệm màu. Tất cả đang vội vã, khẩn trương trong công việc để cống hiến, xây dựng đất nước. Và thêm nữa, từ xôn xao như diễn đạt một sự thay đổi, một sự biến chuyển trong tâm hồn mỗi con người trước mùa xuân. Tất cả mọi người đang đóng góp những mùa xuân nhỏ bé của mình cho mùa xuân của đất nước:

Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

Mùa xuân của đất nước được cảm nhận trong sự tổng kết chiều dài lịch sử bốn nghìn năm với bao vất vả, gian lao và đất nước được so sánh với vì sao, nguồn sáng kì diệu của thiên hà, vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên vũ trụ. Đất nước ấy như một bà mẹ tảo tần, vất vả, qua bao gian lao thử thách vẫn kiêu hãnh, ngoan cường cứ đi lên phía trước không chỉ bằng sức mạnh của hôm nay mà bằng sức mạnh của bốn nghìn năm lịch sử. Câu thơ như là một điểm nhấn, lời tổng kết về sức sống mãnh liệt của đất nước đồng thời ẩn chứa niềm tự hào, niềm tin của tác giả vào cuộc đời và đất nước.

Khổ thơ thứ tư, năm là hai khổ thơ bộc lộ rõ nhất chủ đề của bài thơ đó là ước nguyện thiết tha muốn hòa đồng cùng mùa xuân đất nước, ước nguyện dâng hiến tài sức cho đời. Và trước tiên, ước nguyện của nhà thơ là ước nguyện muốn hòa đồng cùng thiên nhiên đất nước:


Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Ở khổ thơ này đã có sự lặp lại cấu trúc ngữ pháp, bắt gặp những hình ảnh bông hoa, con chim, những tín hiệu mùa xuân ở khổ thứ nhất. Trong muôn ngàn điều ước, tác giả chỉ ước làm một tiếng chim trong muôn ngàn giọng hót để gọi xuân về, một bông hoa trong muôn triệu đoá hoa để tô điểm cho mùa xuân. Những ước muốn giản dị để thành những vật nhỏ bé nhưng chính những vật nhỏ bé này lại góp phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên mùa xuân, tạo nên sắc xuân.

Bên cạnh đó, tác giả còn muốn làm một nốt trầm trong bản hòa ca êm ái. Chỉ là một nốt trầm kín đáo, khiêm nhường, chứ không phải là một nốt thanh thánh thót, nổi trội. Lẫn vào trong bản hòa ca, khó nghe và nhận ra những nốt trầm khiêm nhường đó đã tạo nên cái hay của bản nhạc. Tác giả muốn làm một nốt trầm nhưng là nốt trầm xao xuyến, có sức ngân vang, một nốt trầm có ích cho đời.

Những ước muốn tưởng như giản dị ấy lại có một ý nghĩa lớn lao đó là phải đóng góp những gì tươi đẹp nhất cho cuộc đời, cho đất nước, dù đó là sự cống hiến khiêm nhường, giản dị. Điều đó không chỉ ước muốn của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, tất cả chúng ta. Thông qua việc chuyển đổi đại từ tôi sang ta, nguyện ước riêng đã trở thành nguyện ước chung.

Sau ước nguyện hòa đồng, tác giả đã đi tới khát vọng cống hiến bền bỉ của mình. Trong cảm hứng trữ tình, nhân vật trữ tình bỗng biến thành mùa xuân nho nhỏ, một mùa xuân không chỉ mang ý nghĩa mà là một mùa xuân nhỏ bé, có hình khối hữu hạn nhập vào mùa xuân rộng lớn của đất nước:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Khổ thơ như là một lời nhắn nhủ, một lẽ sống. Sống là để cống hiến. Mùa xuân nho nhỏ còn là quan điểm đúng đắn về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa mỗi con người giữa cuộc đời chung của dân tộc. Thanh Hải đã chọn cho mình một cách cống hiến riêng không phô trương, không ồn ào, cống hiến một cách âm thầm lặng lẽ trong mọi hoàn cảnh, mọi lứa tuổi.

Khổ thơ là một sự tổng kết, chiêm nghiệm từ chính cuộc đời đã cố gắng không biết mệt mỏi từ tuổi hai mươi căng tràn sức sống đến khi phải nằm trên giường bệnh của nhà thơ. Là lời cho riêng mình, đoạn thơ bỏ trống cách xưng hô nhưng điều đó lại như mở rộng tới mọi người, lay động người đọc cùng chung ý nghĩ.

Bài thơ ít nói đến Huế nhưng người đọc vẫn nhận ra một điều, bài thơ vẫn đậm đà chất Huế. Chất Huế nằm trong cảnh sắc nên thơ trong tâm hồn dịu dàng, đằm thắm trong những bài thơ ngũ ngôn, trong những bài dân ca Huế. Và đặc biệt chất Huế đậm đà ở khổ cuối trong tiếng hát, tình yêu nước non, tình yêu quê hương đất nước

Mùa xuân tôi xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế.

Nếu những khổ thơ trên là những suy ngẫm cảm động về ước nguyện dâng hiến thì khổ thơ cuối nhà thơ lại muốn được cất lên tiếng hát thiết tha dựa trên lời ca buồn bã của câu Nam ai Nam bình, Thanh Hải đã chuyển thành một nội dung đằm thắm chất Huế, vừa hòa chung cùng nước non.

Lời ca như vang vọng, gợi mở ra một cái tình nhỏ bé trong cái ngàn dặm rộng lớn, mênh mang nhưng vẫn rất gần gũi, tràn đầy yêu thương và ấm áp. Tiếng hát đằm thắm hiền hòa xen với những tiếng phách giòn giã, tươi vui đã kết lại bài thơ. Bài thơ khơi lên là dòng sông là tiếng chim hót vang trời xứ Huế. Kết thúc lại là nước non và tiếng hát tươi vui cả tình yêu nước non ngàn dặm, tình yêu quê hương đất nước.

Bài thơ được viết theo thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi vừa thể hiện nguyện ước chân thành, tha thiết vừa như dựng lên một lẽ sống cao đẹp, cống hiến hết mình, bền bỉ mà âm thầm, lặng lẽ.

11. Phân tích đánh giá bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Núi Ngự sông Hương là quê hương thân yêu của nhà thơ Thanh Hải. Ông là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Mồ anh hoa nở, Những đồng chí trung kiên, Mùa xuân nho nhỏ... là những bài thơ đặc sắc nhất của Thanh Hải.

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được ông viết vào năm 1980, trong khung cảnh hòa bình, xây dựng đất nước. Một hồn thơ trong trẻo. Một điệu thơ ngân vang. Đất nước vào xuân vui tươi rộn ràng.

Sáu câu thơ đầu như tiếng hát reo vui đón chào một mùa xuân đẹp đã về. Trên dòng sông xanh của quê hương mọc lên "một bông hoa tím biếc". Động từ "mọc" nằm ở vị trí đầu câu thơ gợi tả sự ngạc nhiên vui thú, một niềm vui hân hoan đón chào tín hiệu mùa xuân:

Mọc giữa dòng sông xanh,

Một bông hoa tím biếc.

Phân tích mùa xuân nho nhỏ

"Bông hoa tím biếc" ấy chỉ có thể là hoa lục bình, hoặc hoa súng mà ta thường gặp trên ao hồ, sồng nước làng quê:

Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm

Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng

Hoa lục bình tím cả bờ sông...

(Trở về quê nội - Lê Anh Xuân)

Màu xanh của nước hòa hợp với màu "tím biếc"của hoa đã tạo nên bức tranh xuân chấm phá mà đằm thắm. Ngẩng nhìn bầu trời, nhà thơ vui sướng lắng tai nghe chim chiền chiện hót - Chim chiền chiện còn gọi là chim sơn ca, bạn thân của nhà nông. Từ "ơi" cảm thán biểu lộ niềm vui ngây ngất khi nghe chim hót:

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời.

Hai tiếng "hót chi" là giọng điệu thân thương của người dân Huế được tác giả đưa vào diễn tả cảm xúc thiết tha giữa người với tạo vật. Chim chiền chiện hót gọi xuân về. Tiếng chim ngân vang, rung động đất trời đem đến bao niềm vui. Ngắm dòng sông, nhìn bông hoa đẹp, nghe chim hót, nhà thơ bồi hồi sung sướng:

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

"Đưa tay... hứng" là một cử chỉ bình dị trân trọng, thể hiện sự xúc động sâu xa. "Giọt long lanh" là sự liên tưởng đầy chất thơ. Là giọt sương mai, hay giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện? Sự chuyển đổi cảm giác (thính giác - thị giác) đã tạo nên hình khối thẩm mĩ của âm thanh.

Tóm lại, chỉ bằng ba nét vẽ: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót..., Thanh Hải đã vẽ nên một bức tranh xuân đẹp tươi và đáng yêu vô cùng. Đó là vẻ đẹp và sức sống mặn mà của đất nước vào xuân. Bốn câu thơ tiếp theo nói về mùa xuân sản xuất và chiến đấu của nhân dân ta. Cấu trúc thơ song hành để chỉ rõ hai nhiệm vụ chiến lược ấy:

Mùa xuân người cầm súng,

Lộc giắt đầy quanh lưng.

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ.

"Lộc" là chồi non, cành biếc mơn mởn. Khi mùa xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. "Lộc" trong văn cảnh này tượng trưng cho vẻ đẹp mùa xuân và sức sống mãnh liệt của đất nước. Người lính khoác trên lưng vành lá ngụy trang xanh biếc, mang theo sức sống mùa xuân, sức mạnh của dân tộc để bảo vệ Tổ quốc.

Người nông dân đem mồ hôi và sức lao động cần cù làm nên màu xanh cho ruộng đồng, "trải dài nương mạ" bát ngát quê hương. Ý thơ vô cùng sâu sắc: máu và mồ hôi của nhân dân đã góp phần tô điểm mùa xuân và để giữ lấy mùa xuân mãi mãi.

Cả dân tộc bước vào mùa xuân với khí thế khẩn trương và náo nhiệt:

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao.

"Hối hả" nghĩa là vội vã, gấp gáp, khẩn trương. "Xôn xao" nghĩa có nhiều âm thanh xen lẫn vào nhau, làm cho náo động; ở trong câu thơ, "xôn xao" cùng với điệp ngữ "tất cả như... " làm cho câu thơ vang lên nhịp điệu vui tươi, mạnh mẽ khác thường. Đó là hành khúc Mùa Xuân của thời đại Hổ Chí Minh. Đoạn thơ tiếp theo nói lên những suy tư của nhà thơ về đất nước và nhân dân:

Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

Chặng đường lịch sử của đất nước với bốn nghìn năm trường tồn, lúc suy vong, lúc hưng thịnh với bao thử thách "vất vả và gian lao". Thời gian đằng đẵng ấy, nhân dân ta từ thế hệ này qua thế hệ khác đã đem xương máu và mồ hôi, lòng yêu nước và tinh thần quả cảm để xây dựng và bảo vệ đất nước. Dân ta tài trí và nhân nghĩa.

Bốn nghìn năm lập quốc tỏa sáng nền văn hiến Đại Việt đã khẳng định sức mạnh Việt Nam. Câu thơ "Đất nước như vì sao" là một hình ảnh so sánh đẹp và đầy ý nghĩa. Sao là nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp bầu trời, vĩnh hằng trong không gian, và thời gian. So sánh đất nước với vì sao là biểu lộ niềm tự hào đối với đất nước Việt Nam anh hùng, giàu đẹp. Hành trang đi tới tương lai của dân tộc ta không một thế lực nào có thể ngăn cản được: "Cứ đi lên phía trước".

Ba tiếng "cứ đi lên" thể hiện chí khí, quyết tâm và niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng một Việt Nam "dân giàu, nước mạnh. Sau lời suy tư là điều tâm niệm của Thanh Hải. Trước hết là lời nguyện cầu được hóa thân:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

"Con chim hót" để gọi xuân về, đem đến niềm vui cho con người. "Một cành hoa" để tô điểm cuộc sống, làm đẹp thiên nhiên sông núi. "Một nốt trầm" của bản "hòa ca" êm ái để làm xao xuyến lòng người, cổ vũ nhân dân. "Con chim hót", "một cành hoa", "một nốt trầm..." là ba hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho cái đẹp, niềm vui, cho tài trí của đất nước và con người Việt Nam. Với Thanh Hải, hóa thân là để hiến dâng, để phục vụ cho một mục đích cao cả:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Lời thơ tâm tình thiết tha. Mỗi con người hãy trở thành "một mùa xuân nho nhỏ" để làm nên mùa xuân bất diệt của đất nước. Ai cũng phải có ích cho đời. "Mùa xuân nho nhỏ" là một ẩn dụ đầy sáng tạo khắc sâu ý tưởng: "Mỗi cuộc đời đã hóa núi sông ta" (Nguyễn Khoa Điềm). "Nho nhỏ" và "lăng lẽ" là cách nói khiêm tốn, chân thành. "Dâng cho đời" là lẽ sống đẹp, cao cả. Bởi lẽ "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình" (Tố Hữu).

Sống hết mình thủy chung cho đất nước, đem cả cuộc đời mình phục vụ đất nước, cả từ lúc "tuổi hai mươi" trai tráng cho đến khi về già "tóc bạc". Thơ hay là ở cảm xúc chân thành. Thanh Hải đã nói lên những lời gan ruột của mình. Ông đã sống như lời thơ ông tâm tình. Khi đất nước bị Mỹ - Diệm và bè lũ tay sai âm mưu chia cắt làm hai miền, ông hoạt động bí mật trong vùng giặc, gây dựng phong trào cách mạng, coi thường cảnh máu chảy đầu rơi. Cảm động hơn nữa là bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được ông viết ra trên giường bệnh, một tháng trước lúc ông qua đời.

Thanh Hải sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ rất tài tình: "Ta làm... ta làm... ta nhập...", "dù là tuổi... dù là khi... " đã làm cho âm điệu thơ, giọng thơ tha thiết, sâu lắng, ý thơ được khắc sâu và nhấn mạnh. Người đọc xúc động biết bao trước một giọng điệu thơ trữ tình, ấm áp tình đời như vậy. Có thể xem đoạn thơ này là những lời trăng trối của ông.

Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương:

Mùa xuân ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế.

Nam ai và Nam bình là hai điệu dân ca Huế rất nổi tiếng mấy trăm năm nay. Phách tiền là một nhạc cụ dân tộc để điểm nhịp cho lời ca, tiếng đàn tranh, đàn tam thập lục. Câu thơ "Mùa xuân ta xin hát" diễn tả niềm khao khát bồi hồi của nhà thơ đối với quê hương yêu dấu buổi xuân về. Quê hương đất nước trải dài ngàn dặm, chứa chan tình yêu thương. Đó là "ngàn dặm mình", "ngàn dặm tình" đối với non nước và xứ Huế quê mẹ thân thương! Câu thơ của người con đất Huế quả là "dịu ngọt".

Mùa xuân là đề tài truyền thống trong thơ ca dân tộc. Thanh Hải đã góp cho thơ ca dân tộc một bài thơ xuân đẹp, đậm đà tình nghĩa. Thể thơ năm chữ, giọng thơ lúc mạnh mẽ, lúc tha thiết ngân vang. Ngôn ngữ thơ trong sáng và biểu cảm, hàm súc và hình tượng. Các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, song hành đối xứng, điệp ngữ... được vận dụng sắc sảo, tài hoa.

Tình yêu mùa xuân gắn liền với tình yêu đất nước, quê hương được Thanh Hải diễn tả một cách sâu sắc, cảm động. Mỗi một cuộc đời hãy là một mùa xuân. Đất nước ta mãi mãi sẽ là những mùa xuân tươi đẹp.

12. Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm thơ mùa xuân nho nhỏ

Thanh Hải là một nhà thơ trưởng thành trong thời kì đất nước gồng mình kháng chiến chống Mỹ. Cùng hoà mình trong nhịp điệu hào hùng của dân tộc, Thanh Hải có những sáng tác riêng về con người đất nước thời kì này. Năm 1980, khi đất nước đã trải qua thời kì kháng chiến sục sôi được 5 năm và khi đó nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, ông đã viết nên những vần thơ trong trẻo, nhiệt huyết về đất nước. Đó là bài thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam thời kì này: “Mùa xuân nho nhỏ”.

Mở đầu khổ thơ là bức tranh mùa xuân hiện ra:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

Đảo từ: “Mọc" cùng từ “một” ngay đầu câu thơ không chỉ miêu tả một bông hoa tím biếc nổi bật giữa nền trong xanh của dòng sông, mà còn thấy được cả một quá trình sinh sản và phát triển. Trên nền bức tranh mùa xuân nổi bật một bông hoa tím mang trong mình sự sống nhiệt huyết trỗi dậy, một sức sống vô cùng mãnh liệt. Bức tranh mùa xuân với gam màu tươi tắn của hoa tím, sông xanh làm lòng người thanh mát.

Tiếng “Ơi” đầu câu thơ thứ ba như tiếng gọi thân thương, trìu mến. Tiếng hót của chú chim chiền ngân vang làm xáo động cả đất trời. Nghệ thuật nhân hóa khiến cho chú chim trong bài thơ trở nên gần gũi hơn bao giờ hết. Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác ở câu thơ: "Từng giọt long lanh rơi” hướng ta liên tưởng tới đó có thể là giọt mưa mùa xuân hay là giọt âm thanh thánh thót của chú chim hay đó là hình ảnh con chim bay vút lên trời cao rồi thả tiếng hót thật trong, thật tròn, thật vang.

Âm thanh không hề tan, không biến mất mà ngưng đọng thành từng giọt hữu hình long lanh như hạt ngọc. Những giọt ngọc đó được tác giả nâng niu, trân trọng mà “đưa tay ra hứng”. Bức tranh mùa xuân với những đường nét đặc trưng của Huế với không gian cao rộng, thoáng đãng, sắc màu pha trộn hài hòa. Nhà thơ mở mọi giác quan của mình để cảm nhận. Đoạn thơ có cả chất nhạc, chất họa, tựa như tiếng tâm hồn của nhà thơ bay bổng, say sưa trước thiên nhiên đất trời.

Đứng trước mùa xuân của đất nước, Thanh Hải lại có những cảm nhận khác:

“Mùa xuân người cầm súng

Lộc rắc đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải đầy nương rẫy

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao”

Hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng” tượng trưng cho mùa xuân, cho những con người làm nên lịch sử mùa xuân. Hình ảnh “lộc” ẩn dụ cho nhành non lộc biếc, cho sức sống, sức vươn lên phát triển của những giá trị thành quả tốt đẹp. Lộc non theo người lính ra chiến trường, theo tay người nông dân trải đầy ruộng nương. Nghệ thuật sóng đôi và đối nhau tạo ra một cặp hình ảnh tượng trưng cho hai lớp người: người ở nơi tiền tuyến, người nơi hậu phương.

Đó đều là những con người mang mùa xuân về cho đất nước, làm ra mùa xuân cho dân tộc. Điệp cấu trúc: “Tất cả như” cùng từ láy “hối hả, xôn xao” diễn tả không khí lên đường, sự khẩn trương, rộn ràng, háo hức trong những năm tháng gian lao. Khổ thơ:

“Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”

với cách sử dụng nghệ thuật nhân hóa và so sánh biến đất nước trở thành con người: "vất vả, gian lao” diễn tả sức sống bền bỉ, kiên định, vững vàng và trong sáng. Hình ảnh ví von đất nước với vì sao như thể khẳng định dân tộc sáng mãi với thời gian, vũ trụ. Qua khổ thơ ta thấy được niềm tin vào tương lai rộng mở vững chãi, niềm tin vững vàng bước vào thế kỉ mới, thời kì của tự do, độc lập.

Trước mùa xuân đất trời và mùa xuân đất nước, tác giả tâm niệm:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

Tác giả ước là con chim hót để dâng tiếng ca vang vọng trong trẻo, ước làm nhành hoa để dâng hương cho đời. Tác giả còn ước làm “một nốt trầm” trong bản hòa tấu của cuộc đời, để lặng lẽ mang thanh âm trong trẻo vào hòa ca. Ước nguyện của nhà thơ giản dị thể hiện quan niệm sống đẹp, trách nhiệm với cuộc đời chung.

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”

Với tác giả mùa xuân của ông là “mùa xuân nho nhỏ” góp vào mùa xuân lớn của đất nước. Mùa xuân ấy cứ “lặng lẽ” âm thầm cống hiến bằng tình yêu , nhiệt huyết, khiêm nhường, thầm lặng. Điệp ngữ “dù là” cùng hình ảnh hoán dụ ở hai câu cuối “tuổi hai mươi” tượng trưng cho tuổi trẻ, “tóc bạc” tượng trưng cho tuổi già.

Ở khoảng thời gian nào tác giả cũng khát vọng được cống hiến. Lời thơ của Thanh Hải như lời tổng kết về cuộc đời chính mình, gợi bao liên tưởng xúc động cho bạn đọc và thấm đẫm triết lý nhân văn. Khổ thơ cuối là lời ngợi ca đất nước:

“Mùa xuân ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế”

Cảm xúc mãnh liệt cất thành lời ca mến yêu và tự hào trong tiếng hát tự nguyện của làn điệu quê hương Huế. Phải là con người tha thiết, yêu cuộc sống, phải là một tâm hồn tràn đầy sinh lực mới cất lên được tiếng hát ngợi ca yêu đời như Thanh Hải. Tiếng ca ấy còn mãi với thời gian, với đất nước, đi ngược với mọi quy luật mất còn của tạo hóa.

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” với thể thơ năm chữ gắn với các điệu dân ca phù hợp với việc giãi bày tâm trạng đã vẽ lại một bức tranh toàn cảnh của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước. Nhịp điệu và giọng điệu thơ phù hợp với tâm trạng háo hức, nhiệt huyết của tác giả khiến người đọc không thể nghĩ đây là những vần thơ của một con người sắp gần đất xa trời.

Đất nước ngày một phát triển, mùa xuân đất nước ngày càng đẹp nhưng những vần thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” vẫn đi mãi với thời gian bởi đó không chỉ là cảm xúc của Thanh Hải mà còn là những bài học nhân sinh sâu sắc.

Phân tích bài Mùa xuân nho nhỏ

13. Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất

Phân tích bài Mùa xuân nho nhỏ điểm cao - Mẫu 1

Trong bài thơ Con chim chiếc lá, Tố Hữu có viết: “Nếu là con chim, con chim phải hót/ Nếu là chiếc lá chiếc lá phải xanh/ Lẽ nào vay mà không trả/Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Và lẽ sống cao đẹp ấy cũng được nhà thơ Thanh Hải thể hiện thật cảm động trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Bài thơ được viết vào trước lúc nhà thơ giã biệt cuộc đời chỉ khoảng một tháng, để thể hiện niềm yêu thiết tha với cuộc sống, đất nước, quê hương và ước nguyện cao đẹp của tác giả.

Về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”, được hiểu theo nghĩa thực là nói về mùa đầu tiên trong một năm, với sự tươi đẹp, tràn trề sức sống của đất trời, là cái mùa mà ông hoàng thơ tình Xuân Diệu cả một đời trăn trở, nuối tiếc. Thế nhưng ý nghĩa của nhan đề không chỉ dừng lại ở nghĩa thực mà ở đây nó còn chỉ phần tuổi trẻ đẹp đẽ nhất của mỗi con người, hoặc cũng là để chỉ phần đẹp đẽ nhất trong tâm hồn con người, cùng với những khao khát được dâng hiến được dâng hiến cái mùa xuân, phần đẹp đẽ nhất cuộc đời của mình cho mùa xuân lớn của cuộc đời. Hai từ “mùa xuân” đứng bên cạnh từ “nho nhỏ” thể hiện thái độ khiêm nhường, và vô cùng chân thành của nhà thơ Thanh Hải, làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay hứng về”

Ở khổ thơ đầu ta thấy hiện lên bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, thanh mát với những gam màu sắc hài hòa cộng hưởng với âm thanh vang vọng rộn rã báo hiệu một mùa xuân rất sống động, trẻ trung. Bằng bút pháp chấm phá chỉ gợi chứ không tả thường thấy trong thi ca Việt Nam, nhà thơ Thanh Hải đã vẽ ra bức tranh thiên nhiên mùa xuân chỉ bằng một “dòng sông xanh” mang lại cảm giác hiền hòa, trong trẻo, thanh khiết của mùa xuân, cùng với “một bông hoa tím biếc”, khác với vẻ buồn mộng mơ thường thấy, thì màu “tím biếc” trong bài thơ của Thanh Hải lại khắc họa một cách rõ nét về sự thay đổi của cảnh một thiên nhiên, sự biến đổi của đất trời, từ màu xanh sang màu tím, nhấn mạnh sự rực rỡ, thanh nhã khi mùa xuân đến. Bông hoa ấy cũng là đại diện cho muôn hoa đang khoe sắc, vẽ ra một khung cảnh thanh bình và tĩnh lặng vô cùng. Và giữa một dòng sông xanh, sông xanh vì màu nước hay vì màu trời, cũng đều gợi ra một khoảng trời quang đãng, trong xanh. Và trên đó người ta nhìn thấy chú chim chiền chiện bay lượn, nhào lộn vẽ ra những nét rất vui nhộn, rất thần tình, giữa khung cảnh nên thơ, nước xanh biếc, hoa tím biếc, trời thăm thẳm thì tiếng hót của chú chim lại càng trở nên khoáng đạt, rộng rãi và vang vọng hơn. Thể hiện sức sống mãnh liệt, tràn ngập đang lan tràn trong không gian, đến mức âm thanh ấy dường như thánh thót đọng lại thành từng giọt “long lanh” trong tâm hồn tác giả, khiến ông xúc động muốn đưa đôi tay hứng về, như hứng lấy cái mùa xuân tươi đẹp của xứ Huế. Và trước sự tươi đẹp của bức tranh nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc của mình một cách rất mãnh liệt bằng từ cảm thán “Ơi” thể hiện sự hào hứng, phiêu bồng cùng chú chim nhỏ giữa khung cảnh mùa xuân, chứa một xúc cảm gì đó rất lãng mạn, rất thi sĩ.

“Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương lúa

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Vững vàng phía trước”

Sau những vần thơ đầy cảm xúc vui tươi về mùa xuân của thiên nhiên, nhà thơ Thanh Hải bắt đầu nói về mùa xuân của đất nước với những phương diện khác nhau. Có thể thấy rõ rằng mùa xuân của đất nước được tạo nên từ hai nhiệm vụ cơ bản ấy là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của “mùa xuân người cầm súng” và nhiệm vụ xây dựng đất nước của “mùa xuân người ra đồng”. Hình ảnh ẩn dụ “lộc” và phép điệp từ này, khiến người đọc liên tưởng đến khí thế chiến đấu và lao động khẩn trương, hăng hái trên mảnh đất quê hương. Đối với người lính chiến hình ảnh “lộc” trước hết là để chỉ những nhành cây ngụy trang đeo trên lưng người lính, thứ hai chính là để chỉ thành quả cách mạng vẻ vang mà người lính đi chiến đấu bao năm đạt được. Còn đối với người lao động, thì “lộc” chính là để chỉ những thành quả quý giá trong suốt quá trình lao động sản xuất. Nếu thành quả gắn với người lính là sự tự do, độc lập, hạnh phúc của dân tộc, thì thành quả gắn với người lao động chính là sự ấm no, sung túc, giàu có, là sự đổi mới là sức xuân đang dâng trào mãnh liệt trên quê hương. Có thể nói rằng chiến đấu và xây dựng đất nước đã là hai nhiệm vụ, hai yếu tố song hành cùng với nhau trong suốt hơn 4000 năm văn hiến lịch sử của dân tộc. Mùa xuân của đất nước đã được dựng lên từ cuộc đời từ mùa xuân của biết bao nhiêu thế hệ đi trước, có vất vả, có gian lao, của những con người không ai nhớ mặt đặt tên, của biết bao trai gái, già trẻ. Để cuối cùng ta có một đất nước xuân sắc, trường tồn sáng mãi như những vì sao, vững vàng tiến bước về phía trước, một đất nước đẹp hiên ngang, rực rỡ huy hoàng, một đất nước của những con người đảm đang, trung hậu, kiên cường. Bên cạnh đó phép so sánh “Đất nước như vì sao” còn thể hiện lòng tự hào, yêu thương của Thanh Hải với dải đất hình chữ S, nâng tầm Tổ quốc sánh ngang với tầm vóc vũ trụ, đẹp đẽ, rực rỡ và vĩ đại, khiến người người thiết tha ngưỡng mộ, tự hào.

“Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Một nốt trầm xao xuyến

Ta hát trong hoà ca

Mùa xuân, mùa xuân

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Mùa xuân mùa xuân”

Ở hai khổ thơ trên chính là ước nguyện là tấm lòng khao khát dâng hiến cho cuộc đời của nhà thơ Thanh Hải, mà có lẽ đâu đó trong bài hát Tự nguyện ta đã từng nghe có những câu rất hay “Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm Là người, tôi sẽ chết cho quê hương’, cũng mang cùng một tinh thần, một ý thức như của tác giả Thanh Hải. Nhà thơ muốn làm chú chim để thỏa sức bay lượn, tặng cho đời những tiếng hót vui tai, những âm thanh tuyệt diệu, tô điểm thêm cho bức tranh cuộc sống muôn màu. Nhà thơ muốn làm một nhành hoa để cho đời thứ hương sắc trong trẻo như bông hoa tím biếc, mọc giữa dòng sông xanh, làm cho cuộc đời, làm cho mùa xuân thêm đẹp đẽ, tươi sáng hơn. Và dẫu là cánh chim hay nhành hoa thì đều là những vật vô cùng nhỏ bé, là một “nốt trầm xao xuyến” hòa vào bản giao hưởng mùa xuân, là một mùa xuân nho nhỏ góp vào trong mùa xuân lớn của cuộc đời của đất nước. Ước vọng của nhà thơ Thanh Hải thật giản đơn, thật khiêm nhường, sự chân thành tuyệt đối, thể hiện lòng yêu cuộc đời tha thiết, mãnh liệt, thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của một thi nhân đã ở tuổi gần đất xa trời, nhưng tâm hồn vẫn trong trẻo và xuân sắc vô cùng.

“Mùa xuân tôi xin hát

Khúc Nam Ai Nam Bằng

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Đất Huế nhịp phách tiền”

Từ ước nguyện khiêm nhường, nhưng cháy bỏng và mãnh liệt của mình Thanh Hải đã khép lại bài thơ bằng những vần thơ gợi nhớ về xứ Huế mộng mơ. Tâm hồn thi sĩ được cất cao, bay bổng, yêu đời hơn nhờ những điệu Nam Ai, Nam Bình ngọt ngào, thể hiện sự gắn bó tha thiết với mảnh đất quê hương khi mở đầu tác phẩm là mùa xuân xứ Huế và kết thúc tác phẩm chính là một điệu hò đậm chất Huế thân yêu.

Mùa xuân nho nhỏ là một bài thơ rất hay, bởi âm điệu trầm bổng, ngân nga, câu từ giản dị nhưng sâu sắc. Bộc lộ được tấm lòng yêu mến mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, và những khát khao cháy bỏng, mãnh liệt được dâng hiến hết cái phần đẹp đẽ, một mùa xuân nho nhỏ mang tên Thanh Hải cho cuộc đời này bằng những xúc cảm chân thành, tha thiết, khiêm nhường, giản dị của một con người sắp đi xa. Và có lẽ rằng tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ chính là cống hiến, chính là mùa xuân mà tác giả đã để lại cho đời, cho nền văn học Việt Nam một cách chân thành và đáng quý nhất với vai trò là một thi nhân.

Phân tích Mùa xuân nho nhỏ siêu hay - Mẫu 2

Tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, con người luôn là một niềm cảm hứng bất tận trong thơ ca. Thế nhưng, những tình cảm yêu mến đó được xuất phát trong hoàn cảnh nào mới là điều mà bạn đọc đặc biệt chú ý. Có nhà thơ thể hiện trong những bài thơ ca về chiến tranh, có nhà thơ lại viết về nó trong thời bình. Còn Thanh Hải, ông đã viết bài thơ Mùa xuân nho nhỏ vào tháng 11 năm 1980, khi đang nằm trên giường bệnh, một tháng trước khi qua đời. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, thiết tha của Thanh Hải đối với vẻ đẹp của đất nước khi vào xuân, ước muốn hiến dâng trọn vẹn cuộc đời của mình cho quê hương, đất nước.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh bức tranh thiên nhiên xứ Huế mộng mơ:

"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc"

Nhà thơ đã gợi tả ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên thơ mộng với hình ảnh bông hoa tím. Giữa một dòng sông êm đềm, xuất hiện một bông hoa màu tím mang vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng. Động từ "mọc" được đảo lên đầu câu tạo sự ngạc nhiên, thích thú khi nhà thơ biết rằng đất trời đang vào xuân. Sự kết hợp giữa hai màu sắc: tím, xanh làm hiện lên một bức tranh thật đẹp và hài hòa. Trên nền bức tranh tĩnh động ấy là sự chuyển động của sự vật và con người:

"Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng"

Ở đây, ta có thể thấy hình ảnh bức tranh thiên nhiên được mở ra một cách rõ nét hơn, từ chiều dài của dòng sông đến chiều cao của bầu trời. Tiếng hót của chim chiền chiện vang lên cả một vùng trời, như lan tỏa tới con người sức sống mãnh liệt của tự nhiên. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Tôi đưa tay tôi hứng" cho thấy cái nét đặc sắc, nét độc đáo trong thơ của Thanh Hải. Âm thanh vốn là thứ chỉ nghe được, không nhìn thấy và nắm bắt được. Vậy mà nó lại hóa thành từng giọt long lanh, nhà thơ có thể hứng trọn những âm thanh ấy trong lòng bàn tay của mình. Động từ "hứng" cho thấy sự trân trọng, nâng niu của tác giả đối với những âm thanh của cuộc đời. Đó hẳn là thứ âm thanh tươi vui, rộn rã nhất khi xuân về.

Khép lại khổ thơ đầu với cảm nhận của tác giả khi mùa xuân tới, ta thấy ở khổ thơ thứ hai, mùa xuân hiện ra rõ nét hơn qua hình ảnh người lao động:

"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ"

Hình ảnh mùa xuân được tác giả lồng ghép trong công cuộc sản xuất và chiến đấu của dân tộc ta. Cả đất nước với hai nhiệm vụ chính là chiến đấu và sản xuất. Người lính khoác trên vai màu áo xanh, cũng đồng thời khoác lên mình màu xanh của mùa xuân, khoác lên mình sức sống mạnh mẽ của mùa xuân để bảo vệ Tổ quốc. Còn đối với người nông dân, nơi làm việc của họ là ở ruộng đồng, họ đã cống hiến toàn bộ sức lực và sự chăm chỉ của mình để làm nên mùa xuân tươi đẹp cho đất nước. Ở nơi đó có đồng lúa chín vàng, có những cành lá đâm trồi nảy lộc. Lộc non, chồi biếc là sự tốt tươi, tràn trề sức sống của mùa xuân. Cả đất nước đang hăng hái làm việc trong khí thế khẩn trương nhất:

"Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao"

Điệp từ "tất cả", cùng với các từ láy "hối hả", "xôn xao" cho thấy toàn bộ người dân Việt Nam đang chung sức xây dựng một nền kinh tế, sản xuất mới để đất nước đi lên và phát triển. Dải đất hình chữ S của chúng ta đã từng có một quá khứ hào hùng trước khi có hiện tại:

"Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước"

Bốn nghìn năm là quãng thời gian tồn tại của đất nước. Đó là một quãng thời gian rất dài với bao thế hệ đã đi qua. Nhà thơ thể hiện lòng biết ơn của mình với những thế hệ đi trước, những người đã vất vả, nỗ lực, đổ mồ hôi và xương máu để đất nước có được như ngày hôm nay. Trong những gian lao, đất nước vẫn cứ đi lên "Đất nước như vì sao". Đây là một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp, một vì sao sáng chói trên bầu trời gợi tả một đất nước Việt Nam đẹp đẽ, giàu mạnh với khí thế hào hùng. Dân tộc ta sẽ viết tiếp trang sử vàng chói lọi ấy.

Trong những năm tháng cuối đời phải nằm trên giường bệnh, nhà thơ Thanh Hải muốn được hóa thân để cống hiến cho đất nước:

"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến"

Điệp từ "Ta làm" thể hiện khao khát cháy bỏng, ước muốn mãnh liệt của nhà thơ Thanh Hải muốn được cống hiến cho cuộc đời. Nhà thơ nguyện hóa thân thành con chim, để được cất tiếng hát yêu đời mỗi buổi sớm mai khi đất nước tỉnh dậy. Nhà thơ muốn làm một cành hoa tỏa hương thơm ngát cho cuộc đời, để vẻ đẹp của nó khiến cho người ta say mê. Và cuối cùng, nhà thơ muốn hòa vào bài ca của dân tộc, nhưng Thanh Hải chỉ nguyện làm "Một nốt trầm" trong biết bao những nốt cao đẹp đẽ của cuộc đời. Ước muốn khiêm nhường của nhà thơ được thể hiện ở chỗ ông chỉ muốn cống hiến cho đất nước trong thầm lặng, là một nốt trầm nhỏ bé nhưng cũng đủ làm xao xuyến, lay động lòng người.

Và Thanh Hải muốn cống hiến cho đất nước bất cứ khi nào ông còn có thể:

"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"

Nhà thơ tự cho rằng cuộc đời của ông chỉ là một "Mùa xuân nho nhỏ" trong mùa xuân lớn của dân tộc, để ông được cống hiến trong âm thầm, lặng lẽ. Điệp từ "dù là" cho thấy tinh thần lạc quan, khí thế hào hùng, bất khuất của nhà thơ. Dù là trong hoàn cảnh nào, ông cũng nguyện vì đất nước mà cống hiến hết mình.

Toàn bộ bài thơ là mong muốn mãnh liệt cùng khát khao cháy bỏng của Thanh Hải dành cho cuộc đời. Đọc từng khổ thơ, ta mới thấy thêm yêu cuộc sống, thêm biết ơn những con người thầm lặng hy sinh vì đất nước như nhà thơ. Mỗi chúng ta cần phải biết trân trọng cuộc sống, biết sắp xếp quỹ thời gian của mình để sống một cuộc đời thật ý nghĩa và hạnh phúc. Đó chính là thông điệp mà nhà thơ Thanh Hải muốn gửi gắm đến bạn đọc qua bài thơ.

14. Phân tích khổ 4 5 bài Mùa xuân nho nhỏ

Công cuộc xây dựng xã hội mới đòi hỏi những con người mới biết cống hiến, biết hi sinh. Nhà thơ Thanh Hải, một nhà thơ cách mạng đã thấm nhuần quan điểm trên. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ” đã thay ông nói lên niềm tâm sự, khát vọng được cống hiến cho mùa xuân của đất nước. Chỉ với hai đoạn thơ, tác giả đã nêu bật được niềm khát vọng thiết tha, cháy bỏng của mình:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Trong sức xuân mạnh mẽ của đất trời, trong khí thế bừng bừng sức sống của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được mùa xuân trỗi dậy tự đáy tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hi sinh.

Tác giả không mơ giấc mơ vĩ đại, chẳng tưởng một viễn cảnh lạ kì, mà tâm hồn tác giả nguyện những ước mơ đơn sơ, bình dị:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót. Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi. Quá, đáng yêu quá. Ước được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện công hiến cho sự phồn vinh của đất nước.

Tác giả nguyện sẽ cống hiến, cống hiến những gì đơn sơ, giản dị, nhưng lại có ích cho đời:

Ta nhập vào hòa ca

Mội nốt trầm xao xuyến

Tác giả không mơ được làm một cánh đại bàng lướt gió giữa trời xuân, không mơ được làm nốt nhạc vút cao trong dàn hòa ca bay bổng. Tác giả chỉ nguyện làm một tiếng chim hót, một nốt trầm nhưng xao xuyến lòng người. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình.

Tâm hồn của tác giả hòa vào mùa xuân đất nước, thôi thúc từng hồi, mạnh mẽ nhưng âm thầm, lặng lẽ:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

Đầu đề của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ" là như vậy. Mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân lớn lao của đất nước. Đó là ước nguyện của tác giả, nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hi sinh, cống hiến. Tác giả muốn góp vào mùa xuân chút công sức nhỏ bé của mình. Đó là ý thích, là niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp, cũng là tấm lòng chân tình của tác giả. Tác giả không mơ ước xa xôi: Một mùa xuân nho nhỏ

Vâng! Mùa xuân nho nhỏ, rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Bởi tấm lòng của tác giả luôn hướng tới sự cống hiến tốt đẹp, bởi một mùa xuân nho nhỏ sẽ vẽ lên mùa xuân đất trời rộng lớn. Mùa xuân của tác giả chẳng ồn ào náo nhiệt mà âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến: Lặng lẽ dâng cho đời.

Ý thức của tác giả từ một ước nguyện hi sinh, thể hiện sâu hơn là lòng nhân hậu, muốn giúp đời trong âm thầm lặng lẽ:

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng ầm thầm cống hiến. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả. Tác giả sẽ sống và cống hiến. Còn sống là còn cống hiến. Lời thơ nhỏ nhẻ, chân tình quá! Tuổi hai mươi căng tràn nhựa sống hay tuổi già tóc bạc ý thức trách nhiệm với đất nước vẫn không thay đổi. Điệp từ “dù là” như là một lời hứa, cũng là một lời tự nhủ với lương tâm sẽ mãi mãi là mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước.

Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của tác giả, được sống trong một xã hội hòa bình thống nhất, ta phải làm sao để với lương tâm ta, ta không hổ thẹn là người đã chối bỏ trách nhiệm với đất nước, với quê hương. Như Thanh Hải, ta cũng nguyện được là một “mùa xuân nho nhỏ”.

15. Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tác phẩm cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải, được viết vào tháng 11 năm 1980 khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, bài thơ của ông đã nêu bật lên một cảm hứng đón nhận thanh sắc, trời đất mùa xuân, cảm nhận được sự tự hào về bước đi lên thanh xuân của đất nước. Đồng thời, bài thơ là tiếng lòng tha thiết, yêu mến và gắn bó với đất nước, gắn bó với cuộc đời và thể hiện chân thành một ước nguyện hiến dâng.

Mở đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên xứ Huế đặc sắc. Bức tranh xuân được mở ra với không gian thoáng đạt: dòng sông, mặt đất, bầu trời. Dòng sông xanh, dòng sông thơ mộng hòa sắc một bông hoa tím biếc trên cao những cánh chim chiền chiện chao liệng hết vang trời làm xáo động cả bức tranh xuân. Dòng sông, tiếng chim là những hình ảnh thực nhưng lại được xen vào hình ảnh ảo…

"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”

Cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân thiên nhiên được diễn tả tập chung ở chi tiết rất giản dị:

"Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.”

Lời thơ có hai cách hiểu… Dù hiểu theo cách nào thì lời thơ vẫn biểu hiện niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên đất trời vào xuân.

Khổ thơ 2, 3 từ mùa xuân thiên niên nhà thơ hướng cảm xúc của mình về mùa xuân đất nước:

"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…

Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”

Mùa xuân trước hết là mùa xuân của người cầm súng, người ra đồng những con người tiêu biểu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Những con người gieo mùa xuân hòa bình ấm lo cho đất nước, ý nghĩa ấy kết đọng ở chữ "lộc” được lặp lại hai lần. Chữ “lộc” nghĩa thực là mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc. Chuyển nghĩa: Lộc trong câu thơ là búp non trên cành lá ngụy trang của người chiến sĩ ra trận, là lộc non của mạ gieo khắp cánh đồng, lộc ấy chính là sức sống vươn lên phát triển của thế giới. Hình ảnh sóng đôi, điệp từ, điệp ngữ, phép ẩn dụ, so sánh tạo lên nhịp điệu mùa xuân hối hả hào hùng và diễn tả trực tiếp không khí lên đường khẩn trương rộn ràng háo hức.

Mặc dù đất nước bốn ngàn năm vất vả gian lao của những người bền bỉ vững vàng. Ngôi sao ấy luôn tỏa sáng soi đường cho thế hệ này nối tiếp thế hệ kia chung tay góp sức xây dựng đất nước.

Trong không khí tưng bừng hối hả của mùa xuân đất nước nhà thơ muốn hòa vào cống hiến cùng mọi người. Nguyện ước của nhà thơ được làm con chim mang giọng hát trong trẻo tươi vui dâng cho đời một tiếng ca vui muốn làm cành hoa tỏa hương sắc trong muôn sắc màu, muốn làm nốt trầm xao xuyến tha thiết đầy ý nghĩa trong bản hòa ca cuộc đời, muốn làm một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn lao dân tộc mà không phô trương lặng lẽ dâng cho đời.

“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

Nghĩa là ngay cả lúc này sự sống đang vơi dần vẫn muốn cống hiến. Đó là lẽ sống cao đẹp, sống có ích biết dâng hiến cho cuộc đời tất cả những gì tinh túy nhất. Vậy là cái tôi chữ tình bộc lộ cảm xúc riêng tư trước mùa xuân thiên nhiên đất trời chuyển sang xưng ta diễn tả sự hòa hợp của cái tôi nhỏ bé với cái ta rộng lớn. Nguyện ước của nhà thơ không chỉ riêng một người mà còn là nguyện ước chung của tất cả mọi người. Những câu thơ năm chữ kết hợp điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp tạo ra nhịp thở liền mạch sôi nổi, trẻ trung diễn tả cảm xúc vừa chân thành vừa thiết tha trào dâng với khát vọng mãnh liệt. Trước lúc đi xa nhà thơ vẫn cháy lên khát vọng sống và tình yêu quê hương đất nước.

"Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.”

Nhà thơ muốn hát câu Nam ai, Nam bình để đón mùa xuân, ngợi ca đất Huế biểu hiện niềm tin yêu gắn bó sâu nặng của tác giả với quê hương đất nước, trở thành khúc ca xuân.

Bằng sự rung cảm và mãnh liệt của mình, nhà thơ Thanh Hải đã để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ, những bài học vô cùng sâu lắng. Càng đọc thì người ta càng cảm thấy cuộc sống có rất nhiều ý nghĩa, bởi vì khi ta sống, chúng ta được hết mình và cống hiến cho tổ quốc Việt Nam dấu yêu. Cảm ơn tác giả Thanh Hải đã cho chúng ta có một cái nhìn mới mẻ, có một cảm nhận tinh tế về cuộc sống tươi đẹp này.

16. Cảm nhận khổ thơ 4,5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Thanh Hải là nhà thơ xứ Huế. Vùng đất hữu tình với con sông Hương thơ mộng và núi Ngự Bình trang nghiêm vun đắp cho hồn thơ Thanh Hải bay cao. Vốn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, Thanh Hải là người có công đầu trong việc xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời chống Mỹ. Những tác phẩm của ông được bao thế hệ bạn đọc nhắc mãi như “Mồ anh hoa nở”, “Những đồng chí trung kiên”.

Nhưng nhắc đến thơ Thanh Hải, người ta thường nghĩ ngay đến bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Tác phẩm được nhà thơ sáng tác trong khi nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu. Đó là tiếng lòng của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhịp sống của đất nước vào xuân. Đặc biệt hơn nữa, nhà thơ bày tỏ ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc. Khát vọng ấy được Thanh Hải thể hiện rõ qua hai khổ bốn và năm của bài thơ:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc…”

Trong khí thế bừng bừng của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được một mùa xuân trỗi dậy từ tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hoà nhập.

Tác giả không mơ một giấc mơ vĩ đại, không ước vọng lớn lao, chỉ là những mong muốn đơn sơ bình dị:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.”

Xin làm một tiếng chim hót hoà trong muôn vạn tiếng chim cất cao tiếng hót chào mừng xuân mới, xin làm một cành hoa trong muôn vạn cánh hoa âm thầm khoe sắc tỏa hương thơm cho cuộc đời chung, xin làm một nốt nhạc trầm trong bản đồng ca của dân tộc ca ngợi non sông đất nước đang đổi mới. Ước nguyện của nhà thơ sao mà đáng yêu, gần gũi lạ kì. Đó chính là sự chiếu ứng của hình ảnh “bông hoa tím biếc”và âm thanh tiếng chim chiền chiện ở khổ thơ thứ nhất. Đọc từng câu thơ, ta thấy nhịp thơ hối hả, gấp rút như nhịp sống quê hương, như ước mong cháy bỏng mà khiêm tốn của nhà thơ được dâng hiến cho đời.

Tâm hồn của tác giả hoà vào mùa xuân đất nước, thôi thúc mạnh mẽ nhưng cũng rất âm thầm:

“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời”

Lời thơ như tâm tình thiết tha. Một sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ khi phát hiện ra được hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”. Mỗi con người, mỗi sự cống hiến được ví như một mùa xuân nhỏ hoà vào mùa xuân chung của đất trời, của Tổ quốc. Đó cũng là nguyện ước nhỏ bé của nhà thơ, muốn được mãi mãi làm việc, hi sinh, cống hiến một cách âm thầm lặng lẽ cho quê hương đất nước bất chấp sự thử thách của thời gian, tuổi tác

“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

Lời thơ rắn rỏi, điệp ngữ "dù là" khẳng định thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người. Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng tiếp tục âm thầm cống hiến. Ý thức về trách nhiệm đối với quê hương đất nước, khát vọng được sống được cống hiến trở thành lẽ sống trong cuộc đời tác giả. Lời thơ không chỉ là ước nguyện của riêng một nhà thơ mà còn là lời kêu gọi mọi người hãy chung vai gắng sức xây dựng một cuộc đời tươi đẹp trong tương lai. Tâm nguyện này, ta bắt gặp đâu đó trong những vần thơ của Tố Hữu:

“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”

Sự hi sinh âm thầm, lặng lẽ hiến dâng tài năng, sức lực, tuổi trẻ cho cuộc đời nào phải chỉ có trong thơ Tố Hữu, nhà văn Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” cũng đã khắc họa nên bức chân dung nhân vật anh thanh niên cùng nhiều nhân vật khác. Họ chính là minh chứng sinh động nhất của hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” mà Thanh Hải gửi gắm đến chúng ta qua bài thơ cuối đời của ông.

Tóm lại, hai khổ thơ bốn và năm trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” đã làm lay động tâm hồn người đọc, không chỉ bởi chất nhạc vấn vương, không chỉ bởi giai điệu vừa thiết tha vừa hào hùng thôi thúc mà còn bởi nguyện ước chân thành và khiêm tốn của nhà thơ. Nguyện ước ấy đâu còn của riêng Thanh Hải. Đọc những vần thơ của ông, ta tự nhủ phải làm gì để không hổ thẹn với những người đi trước, hổ thẹn vì đã chối bỏ trách nhiệm đối với đất nước quê hương? Tất cả được thể hiện bằng những việc làm cụ thể ở hôm nay.

17. Phân tích bài Mùa xuân nho nhỏ chi tiết

Ta đã từng biết đến một “Mùa xuân xanh” của Nguyễn Bính, một “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử thì đến văn học hiện đại Việt Nam sau 1975, bằng một tiếng lòng thiết tha, chân thành Thanh Hải đã viết nên “Mùa xuân nho nhỏ” để góp một tiếng thơ riêng cho mùa xuân của đất nước. Đặc biệt bài thơ được viết khi tác giả đang chống chọi với những cơn đau của bệnh tật hiểm nghèo, vì vậy tác phẩm còn thực sự là một bản di chúc thiêng liêng mà Thanh Hải gửi tặng cuộc đời trước lúc đi xa.

Mạch trữ tình của bài thơ được bắt nguồn từ những cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo của Hoài Thanh trước mùa xuân của thiên nhiên, của đất trời:

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”

Chỉ bằng những nét vẽ phác họa đơn sơ và đặc sắc, tác giả đã làm sống dậy trước mắt ta một bức tranh mùa xuân tươi đẹp đậm đà phong vị của xứ Huế thơ mộng. Bức tranh được mở ra với hình ảnh dòng sông xanh phẳng lặng hiền hòa. Đây là cái nền để nhà thơ điểm vào đó hình ảnh của “một bông hoa tím biếc”. Thanh Hải chỉ viết về một bông hoa nhưng không gợi cảm giác lẻ loi đơn độc vì động từ “mọc” đặt ngay ở đầu bài thơ gợi sức vươn lên mạnh mẽ. khỏe khoắn của thiên nhiên cảnh vật. Bức tranh ấy còn rộn rã bởi âm thanh tiếng chim. Nghệ thuật nhân hóa kết hợp với câu hỏi tu từ và ngôn ngữ mang đậm sắc thái của người dân xứ Huế trong câu thơ đã thể hiện dòng cảm xúc ngỡ ngàng, đắm say của nhà thơ trước âm thanh tiếng chim vang vọng cả đất trời. Nhưng có lẽ độc đáo nhất là hình ảnh “Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng”. Đặt trong mối tương quan với những dòng thơ trên thì “giọt long lanh” ở đây có thể hiểu là giọt âm thanh của tiếng chim. Những âm thanh ấy trong trẻo, tròn đầy, vang vọng giữa đất trời tràn ngập ánh sáng của mùa xuân. Âm thanh ấy không tan biến đi mà kết đọng thành từng giọt hữu hình long lanh ánh sáng và sắc màu, từ trời xanh rơi xuống. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác khiến cho người đọc hình dung nhà thơ như căng mở mọi giác quan của mình, không chỉ đơn giản là thính giác mà cả thị giác và xúc giác để cảm nhận cuộc sống và trân trọng hứng lấy từng giọt mật của cuộc đời. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, ta càng thêm thấu hiểu tình yêu sự sống mãnh liệt và tinh thần lạc quan của tác giả đã giúp vượt lên mọi đớn đau bệnh tật.

Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời nhà thơ lại hướng lòng mình về mùa xuân của đất nước, dân tộc. Đất nước được hiện lên qua mùa xuân của “người cầm súng” và “người ra đồng”. Đây là hai hình ảnh biểu trưng cho nhiệm vụ chiến đấu và lao động dựng xây tổ quốc. Cách diễn đạt độc đáo kết hợp cùng với điệp từ, điệp cấu trúc câu đã mở ra những liên tưởng đẹp đẽ trong lòng người đọc. Mùa xuân của đất trời như đang đồng hành cùng con người trong công cuộc dựng dây và bảo vệ đất nước. Chính vậy mà tác giả cảm nhận được nhịp điệu của sự sống đang lan tỏa trong từng công việc: “Tất cả như hối hả/ Tất cả như xôn xao”. Điệp ngữ “tất cả như” cùng thủ pháp so sánh khiến nhịp thơ nhanh như khắc họa nên cái nhịp điệu lao động đầy sôi nổi, hăng say cùng khí thế náo nức, khẩn trương của cả dân tộc.

Sau những dòng thơ đầy cảm xúc, nhà thơ lại lắng vào những suy tư khi nghĩ về chiều dài lịch sử của dân tộc:

“Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”

Chỉ trong bốn dòng thơ ngắn gọn nhưng nhà thơ đã tổng kết lịch sử bốn nghìn năm của đất nước với hai từ “vất vả” và “gian lao”. Hình ảnh so sánh “đất nước như vì sao” cùng từ “cứ” đã thể hiện cái nhìn lạc quan, đầy tin tưởng của tác giả về sự tiến lên vững vàng, mạnh mẽ của đất nước dù cho hoàn cảnh lúc bấy giờ còn nhiều gian khó, thử thách.

Trước mùa xuân của đất nước, của dân tộc nhà thơ cũng thấy lòng mình trào dâng sức sống của mùa xuân với bao ước vọng cao đẹp. Nhà thơ ước nguyện làm “con chim” cất cao tiếng hót góp vào bản hòa ca của dân tộc những âm thanh trong trẻo; lại muốn làm một “cành hoa” trong hương sắc của muôn hoa; lại muốn làm một “nốt trầm” xao xuyến trong bản hòa tấu muôn điệu và một “mùa xuân nho nhỏ” để góp phần làm nên mùa xuân dân tộc lớn lao. Đây đều là những ước nguyện bình dị nhưng lại xiết bao ý nghĩa. Nếu ở khổ đầu nhà thơ xưng “tôi” để thể hiện những cảm nhận mang màu sắc cá nhân về thiên nhiên đất trời nhưng đến đây nhà thơ lại xưng là “ta” như thay lời mọi người nói lên tâm nguyện. Điệp từ “ta” đứng đầu các dòng thơ như thể hiện sự chủ động, muốn được cống hiến cho dân tộc dù chỉ là một phần nhỏ bé. Điệp từ “dù là” trong hai câu thơ: “Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc” đã thể hiện mãnh liệt khát khao cống hiến ấy của tác giả. Bất chấp cả thời gian, tuổi tác nhà thơ sẽ mãi lặng thầm và bền bỉ một lẽ sống cống hiến. Và đó cũng là tâm niệm chân thành mà tác giả muốn gửi gắm các thế hệ bạn đọc: đã sống thì phải biết cống hiến, phải biết đem cái tôi riêng của mình hòa vào cái ta chung rộng lớn thì cuộc đời mới có ý nghĩa.

Bài thơ khép lại bằng tiếng ca đầy tin yêu dành cho cuộc đời. Âm điệu của những khúc Nam Ai, Nam Bình tha thiết hòa cùng nhịp phát triển rộn rã đã tạo nên một khúc ca vui tươi mà lắng đọng tác giả dành cho cuộc đời. Bài thơ kết thúc trong những khúc ca rổn rã tin yêu ấy khiến cho lòng người đọc cũng dạt dào những cảm hứng về tình yêu quê hương, đất nước.

“Thơ là tiếng lòng” và “Mùa xuân nho nhỏ” chính là “tiếng lòng” đầy thiết tha chân thành của Thanh Hải trước thiên nhiên đất nước. Lắng nghe tiếng lòng ấy, người đọc càng thêm trân trọng tình yêu sâu sắc dành cho đất nước, quê hương cũng như ngưỡng mộ trước tinh thần lạc quan, yêu đời yêu sống mãnh liệt vượt lên trên tất cả của nhà thơ.

18. Viết bài văn phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Mở bài

“Mùa xuân nho nhỏ” ­– một khúc ca quen thuộc, gần gũi và thân quen với mỗi người chúng ta mỗi dịp mùa xuân về. Và những lời ca quen thuộc ấy được phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Thanh Hải – một nhà thơ trưởng thành từ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, một cây bút tiêu biểu của nền thơ ca dân tộc. Và có thể nói, bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là một trong số những sáng tác xuất sắc nhất của ông, bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết, gắn bó với cuộc đời và những ước nguyện chân thành, sâu sắc của nhà thơ.

Thân bài

Khổ thơ mở đầu bài thơ chính là cảm nhận sâu sắc của nhà thơ về khung cảnh thiên nhiên khi mùa xuân đến. Với những nét vẽ đơn sơ, giản dị tác giả đã gợi nên một khung cảnh thiên nhiên mùa xuân nhẹ nhàng, nên thơ, đậm chất xứ Huế. Đó là hình ảnh một bông hoa lục bình tím biếc khoe sắc mình giữa làn nước trong xanh.

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Nhưng có lẽ, bức tranh xuân của thi sĩ không chỉ có hình ảnh, có màu sắc mà thi sĩ còn mở rộng lòng mình, lắng tai nghe tiếng chim hót ngoài kia báo hiệu một mùa xuân tươi đẹp đã về nơi đây.

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Với việc sử dụng các tình thái từ “ơi”, “hót chi” tác giả đã đưa vào câu thơ giọng thơ ngọt ngào, tâm tình của xứ Huế. Và dường như, âm thanh vang trời của chim chiền chiện đã làm cho bầu trời xuân, không gian thiên nhiên khi mùa xuân tới thêm rộng hơn, cao hơn. Để rồi, trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời đang độ vào xuân ấy, nhà thơ đã dãi bày, phô diễn nỗi niềm vui sướng của mình bằng những câu thơ, những hình ảnh thơ thật đẹp, thật lấp lánh:

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Có thể nói, đây là hai câu thơ thật hay nhưng cũng thật đã nghĩa. “Giọt long lanh” đang rơi kia là giọt sương, là giọt mưa xuân đang rơi hay chính là giọt của của tiếng chim chiền chiện kia mang đủ cả hình ảnh, màu sắc và âm thanh. Song, dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì nó cũng vẽ nên trước mắt chúng ta một bức tranh xuân thật đẹp và nhà thơ đã không thể giấu nổi nỗi lòng mình “tôi đưa tay tôi hứng”. Câu thơ năm chữ với điệp từ “tôi” lặp lại hai lần đã nhấn mạnh một cách sâu sắc niềm vui, hạnh phúc ngất ngây, say mê của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên đang bước vào mùa xuân.

Không chỉ thể hiện niềm say mê khi đất trời vào xuân, nhà thơ Thanh Hải trong hai khổ thơ tiếp theo còn thể hiện cảm xúc, tâm trạng của mình đối với mùa xuân của đất nước, mùa xuân của cách mạng.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Có thể nói với bốn câu thơ trên tác giả đã sử dụng triệt để và thành công biện pháp điệp ngữ. Hình ảnh “mùa xuân” và hình ảnh “lộc” sóng đôi với nhau, được lặp lại nhiều lần tạo nên ý nghĩa, dư vị sâu sắc cho câu thơ và là hiện lên trước mắt người đọc hiện thực gắn với cuộc chiến đấu, lao động của nhân dân. “Lộc” chính là biểu tượng của mùa xuân, là biểu tượng cho sức sống và sức trẻ của thiên nhiên của trời đất. Ở đây, dường như, những chiến sĩ ra trận đã luôn mang trên mình lộc non mơn mởn nghĩa là mang trên mình niềm tin, sức sống bất diệt. Còn những người lao động lại mang lộc non, mang niềm tin, mang sức sống trải rộng đến muôn nơi. Như vậy, bốn câu thơ đã diễn tả một cách sâu sắc mùa xuân của đất nước, của dân tộc và chính những người chiến sĩ, những người lao động đã làm nên mùa xuân ấy với một bản hợp xướng, một khúc nhạc điệu “hối hả”, “xôn xao”, mạnh mẽ và đầy nhiệt huyết:

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

Đồng thời, trước những xúc cảm nồng nàn, say đắm của thiên nhiên, của đất nước vào mùa xuân, nhà thơ Thanh Hải cũng không dấu được niềm tự hào đối với quê hương, đất nước mình.

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

Với việc sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã hình dung đất nước như một người mẹ vĩ đại, đã trải qua “bốn ngàn năm” với bao gian nan, vất vả thậm chí cả máu, nước mắt và sự hi sinh để đất nước được trường tồn, phát triển và đón thêm những mùa xuân tươi đẹp. Đồng thời, với nghệ thuật so sánh đất nước với những vì sao, tác giả đã nhấn mạnh, ngợi ca vẻ đẹp, sức sống của đất nước đang không ngừng phát triển và đi lên. Và để rồi, chúng ta nhận thấy trong lời thơ, trong từng câu chữ niềm vui hân hoan, niềm tự hào của tác giả trước mùa xuân của đất nước.

Nếu như ba khổ thơ đầu của bài thơ thể hiện xúc cảm của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước thì hai khổ thơ tiếp theo nhà thơ đã dãi bày một cách trực tiếp những nghĩ suy và ước nguyện chân thành của mình.

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Có thể nói, ngay từ những dòng thơ đầu tiên của khổ thơ ta đã bắt gặp ước nguyện chân thành của nhà thơ. Với việc sử dụng điệp từ “ta” cùng việc sử dụng các động từ mạnh “làm”, “nhập” và các hình ảnh thơ đẹp, tràn đầy sức sống đã diễn tả ước nguyện của nhà thơ. Dường như, ở đây, người đọc đã thấy mất dần cái tôi cá nhân mà thay vào đó là cái ta chung của cộng đồng của dân tộc. Nhà thơ muốn hòa mình vào cộng đồng, vào cái ta để làm một con chim, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến lặng lẽ góp sức mình làm nên mùa xuân đẹp tươi của thiên nhiên, của tạo vật của đất nước. Đồng thời, ước nguyện của nhà thơ còn được thể hiện rõ nét qua khổ thơ:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

Ở khổ thơ này, tác giả đã sử dụng từ ngữ thật chính xác và tinh tế. “mùa xuân nho nhỏ” là một cách nói hình ảnh nhằm chỉ cuộc đời một con người. Và để rồi, từ đấy chúng ta nhận ra nhà thơ luôn có ước nguyện hiến dâng cuộc đời mình, góp một phần bé nhỏ của mình làm đẹp cho quê hương, đất nước dù khi còn trẻ hay khi đã về già. Như vậy, có thể nói, ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ là một ước nguyện thật đẹp, thật dáng trân quý.

Và để rồi, khép lại bài thơ chính là khúc ca ân tình, là lời ngợi ca quê hương đất nước, ngợi ca xứ Huế thân thương với những làn điệu Nam ai, Nam bình đầy nghĩa tình.

Mùa xuân – ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế

Kết bài

Tóm lại, bài thơ với việc sử dụng thể thơ năm chữ cùng các hình ảnh thơ tươi vui và các biện pháp tu từ đã diễn tả chân thực và sâu sắc lòng thiết tha yêu đời, yêu quê hương đất nước và ước nguyện chân thành, cao đẹp của nhà thơ Thanh Hải.

19. Phân tích để làm sáng tỏ nhận xét "Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết...."

Thanh Hải là một trong những nhà tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ ông dung dị, tự nhiên mà dạt dào những cảm xúc yêu thương và khát vọng sống mãnh liệt. Có lẽ vì vậy mà những vần thơ của Thanh Hải luôn để lại niềm tin yêu cho những ai từng thưởng thức nó. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được viết năm 1980 là một thành công lớn trong sự nghiệp của ông, bài thơ rất giàu giá trị tư tưởng, có người từng mến mộ và nhận xét về tác phẩm văn học này rất chính xác: "Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời."

"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời"

Mùa xuân đã về, không khí mùa xuân tràn ngập khắp muôn nẻo đường của Huế, dòng sông mùa xuân cũng đẹp hơn, dịu dàng hơn. Bức tranh mùa xuân được nhà thơ Thanh Hải phác họa có sự hài hoà giữa thanh và sắc, giữa vẻ đẹp lộng lẫy, rộn rã của thiên nhiên với tấm lòng yêu thương, trân trọng của con người. Trong không gian ấy, tiếng chim chiền chiện hót vang, cất tiếng ca như chào đón xuân về giữa bầu trời rộng lớn, tự do. Dưới khoảng không là dòng sông xanh nhấp nhô từng gợn sóng, giữa làn nước mênh mông mọc lên một bông hoa tím biếc, một bông hoa thôi, một bông hoa duy nhất và rực rỡ nhất. Bông hoa ấy bằng sức sống mãnh liệt của mình mọc giữa dòng , khoe sắc, toả hương cho đời. Bầu không gian xuân mở thật đẹp, thật khoáng đạt và đậm chất thơ. Người ta thường nhắc đến vẻ đẹp của "tím Huế" phải chăng, bông hoa tím biếc ấy là đại diện cho vẻ đẹp của những người con trên mảnh đất Huế thân thương, giàu tình cảm và yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên.

Tiếng xuân bắt đầu hoà vào lòng Huế, tàn chảy vào lòng người những thành âm tuyệt diệu:

"Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng"

Đó là tiếng chim hót đang kết tinh thành từng giọt yêu thương hay đó là giọt xuân đang rơi trên từ kẽ tay rồi từ từ len lỏi vào lòng người. Nhà thơ trân trọng nâng đôi tay lên hứng, nâng niu tất cả vẻ đẹp trong ngần ấy của mùa xuân. Có ai đứng trước một vẻ đẹp mà không rung động, không thích thú đâu cơ chứ? Dường như, ta cảm nhận được nhà thơ đang say mê, đắm đuối trước vẻ đẹp của thiên nhiên khi xuân về:

"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ"

Xuân vẫn vậy, vẫn theo con người đi qua bao năm tháng, xuân qua rồi xuân đến, xuân đã cùng người trải qua bao cuộc chiến rồi lại đồng hành cùng con người sống những ngày tháng hòa bình, khi đất nước đã được giải phóng. Từ những ngày giặc còn trên đất nước, xuân chiến đấu cùng người, xuân mang lộc tới mang theo cả những hy vọng về một ngày mai đất nước thống nhất. Khi Tổ quốc yên bình, xuân cùng người bảo vệ và dựng xây đất nước, xuân cùng người lao động, những mầm xuân tiếp tục được gieo trồng và phát triển, những mầm xuân mang cả bao ước mơ của người lao động, của nhân dân về một tương lai đất nước giàu mạnh. Dù là với ai, dù là khi nào, dù là nơi đâu, xuân vẫn ngập tràn năng lượng, vẫn rạo rực một sức sống mãnh liệt nhất:

"Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao"

Xuân đến khiến cho vạn vật, vạn người rạo rực, hối hả, xôn xao. Đứng trước xuân nhiệm màu như thế, lung linh nhiều thế làm sao người có thể thờ ơ với nó được cơ chứ. Ai ai cũng đều hứng khởi, cùng nhau ra sức làm việc để cống hiến cho dân tộc, cho đất nước, mỗi người chính là một mùa xuân góp phần dựng xây nên mùa xuân đất nước.

"Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước"

Mùa xuân gợi nhắc ta nhớ về những tháng năm oanh liệt hào hùng và quá trình tồn tại và phát triển của nước nhà. Bốn nghìn năm trôi qua bao gian lao vất vả cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng khi hôm nay đây ta được là ta, được cùng với nhân dân đất Việt sống trong tự do hoà bình. Dù biết vẫn còn những khó khăn, thách thức phía trước nhưng có xá gì đâu khi ta có bản lĩnh, có trí tuệ và một trái tim đẹp đẽ, đất nước ta là những vì sao lấp lánh và đầy kiêu hãnh, dẫm đạp những chông gai, tăm tối để đi lên, tiến bước về những mùa xuân phía trước.

Những câu thơ sao chất chứa niềm tin mãnh liệt đến như thế. Phải chăng, lúc này đây, trái tim người thi sĩ cũng đáng sống trong những giây phút tự hào về quê hương, đất nước mình đầy anh dũng.

Càng tự hào trước quê hương, đất nước, tác giả càng ý thức được trách nhiệm của mình trước cuộc đời, trước dân tộc. Những ước mong được nguyện cầu bằng lời thơ thật giản dị và tha thiết:

"Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hoa ca
Một nốt trầm xao xuyến"

Đâu có ước mơ giàu sang, phú quý chỉ, chỉ ước làm nhành hoa dại giữa đời, làm chú chim nhỏ cất tiếng hót, làm nốt trầm trong khúc nhạc yên vui.

Tuy bình dị và nhỏ bé thế thôi, nhưng đều mang lại cho đời những vẻ đẹp riêng, đều góp phần làm nên mùa xuân rực rỡ, thắm tươi. Tác giả mong muốn được cống hiến một cách thầm lặng cuộc đời mình cho quê hương, Tổ quốc. Một ước muốn riêng mà nói lên ước muốn của muôn vạn người, là tiếng lòng của muôn triệu con tim thiết tha với dân tộc, với đất nước quê hương.

"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"

Một mùa xuân nhỏ bé góp sức mình tạo nên một mùa xuân lớn, mùa xuân của dân tộc. Dẫu năm tháng cuộc đời có khiến con người dần già nua thì nhiệt huyết trong trái tim vẫn còn mãi. Vẫn hằng mong đang dâng hiến cho những đẹp đẽ nhất của mình. Khổ thơ như một lời nhắn nhủ cho chúng ta về lẽ sống trong hành trình cuộc đời mình, hy sinh thầm lặng, cống hiến thầm lặng dẫu mình là ai, dẫu mình đang làm gì và dẫu mình còn thành xuân hay khi đã về già, hãy cứ sống thật có ích cho hôm nay, cho mai sau và cho mãi mãi.

"Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế"

Mùa xuân mang đến cho ta lời ca tiếng hát, mùa xuân cũng khiến ta rạo rực mà buông lời ca, tiếng hát chào đón. Khúc hát cất lên nghe sao thân thương đến lạ, khúc hát mang bao tâm tình, bao nỗi thương mến dành cho Huế, cho quê hương, cho non nước hôm nay. Một tình yêu dành trọn cho đất nước luôn luôn là điều cao đẹp, luôn luôn là điều đáng ngợi ca, trân trọng luôn luôn trường tồn, vĩnh hằng theo thời gian.

Có những bài thơ viết lên đi cùng năm tháng, khi ra đời vốn lẽ nó đã là một điều quý giá cho cuộc đời. " Mùa xuân nho nhỏ" cũng mang chính điều quý giá ấy. Bài thơ được kết tinh từ những hình ảnh đẹp, hồn thơ đẹp, giọng điệu đẹp và hơn hết được viết nên bởi một trái tim đẹp, một trái tim mang lý tưởng sống của thời đại, khao khát của thời đại.

20. Nghị luận văn học Mùa xuân nho nhỏ

Thơ ca từ lâu đã được xem là một món quà quý báu dành cho đời sống tinh thần của mỗi người. Dù dưới hình thức nào thì nó vẫn là một tấm gương phản ánh một thế giới khách quan. Tác phẩm nghệ thuật, văn học chân chính là nơi để các tác giả gửi gắm tâm sự, tình cảm hay khát vọng sâu xa của mình thông qua những vần thơ, con chữ. Và nhà thơ người pháp Andre Chenien đã nhấn mạnh vai trò của nghệ thuật và tình cảm cảm xúc trong sáng tạo văn chương: “Nghệ thuật chỉ làm nên những câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ”. Nghệ thuật trong thơ ca chính là sự sáng tạo, nó bắt nguồn từ chất liệu trong cuộc sống cũng như cảm xúc của các nhà thơ. Điều đó ta nhận thấy rõ qua tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

Chúng ta đều biết, văn học không phải chỉ là bức tranh về đời sống mà còn là tiếng nói của tình cảm con người. Văn học nâng đỡ, bồi đắp cái thiện của con người trong cuộc sống, chứ không chống lại con người. Giàu có mà lòng người không vui thì đây đó vẫn còn lắm rối ren cần được cởi nút. Và ở đó, tư duy cho sự phát triển con người mới là cứu cánh để văn học thực sự có ý nghĩa trong cuộc sống. Cuộc sống là muôn hình vạn trạng, có những hạnh phúc, sung sướng, nhưng rồi đôi lúc cũng có đầy sóng gió, nhọc nhằn thì thơ ca cũng thế, thơ ca bắt nguồn từ cuộc sống mà cuộc sống bao giờ cũng là cảm hứng mênh mông bất tận của những tâm hồn thi sĩ. Một trái tim yêu thương, gần gũi bao giờ cũng là một tâm hồn đẹp, một lí tưởng cao cả làm nên cái hồn cho thơ. Nếu chỉ là những câu chữ khô khan cằn cỗi thì đó chỉ mãi là những ngôn ngữ. Còn nghệ thuật ngôn ngữ nó phải xuất phát từ trái tim đó mới là yếu tạo nên dựng nên sự thành công của một tác phẩm. “Nghệ thuật” và “Trái tim” như lời khẳng định của Andre Chenien với tất cả nhân loại rằng đối với thơ ca nếu thiếu một trong hai yếu tố này thì những tác phẩm sẽ không bao giờ có cái hồn trong thơ, vì giá trị của nghệ thuật và trái tim của người nghệ sĩ chính là cốt lõi làm nên một tác phẩm nghệ thuật. Một người nghệ sĩ thực thụ phải là người có cảm xúc, biết thấu hiểu lẽ đời, yêu thương trân quý những con người và những gì xung quanh trong cuộc sống.

Với nhà thơ Thanh Hải giữa giây phút giao thoa của đất trời đón mùa xuân, và trong thời khắc giữa cái sống và cái chết cận kề, tiếng thơ của ông vang lên như lời tự bạch chân thành với những tâm niệm đầy tính nhân văn về lẽ sống và đời thơ và thông điệp: hãy hiến dâng cho Tổ quốc. Thanh Hải đã vĩnh viễn ra đi ngay sau đó nhưng ông đã kịp dâng đời “Một mùa xuân nho nhỏ”.

Bài thơ nhanh chóng chinh phục người đọc trước hết bởi âm hưởng, ngân nga mà sâu lắng, bởi năng lượng cảm xúc dồi dào truyền tải và lan tỏa. Chính cái giọng điệu dịu ngọt, chan chứa tình yêu đời, yêu cuộc sống đã tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc và góp phần làm nổi bật lên cấu tứ, hình ảnh, hình tượng và ngôn từ của bài thơ.

Ta dễ dàng nhận thấy bài thơ có cấu tứ “lộ thiên” theo chiều không gian mở. Mạch thơ đi theo trình tự: Xuân thiên nhiên – Xuân con người – Xuân đất nước – Xuân thi sĩ và cuối cùng là Xuân đất Huế quê hương. Đây là dạng cấu tứ thông thường. Nếu không có những thành công ở những yếu tố nghệ thuật khác loại cấu tứ này, dễ sa vào đơn giản, dễ dãi. Nhưng nhờ những hình ảnh độc đáo, bất ngờ, nhạc điệu, trạng thái xuất thần của cảm xúc đã khiến bài thơ trôi chảy một cách tự nhiên như một dòng sông đầy ắp hiền hoà, ào ạt reo ca.

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.”

Mùa xuân được miêu tả bằng những hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím biếc cùng với tiếng hót trong trẻo của chim chiền chiện. Cảnh mùa xuân ấy gợi ra một không gian tươi mát, dịu dàng và đằm thắm. Cảnh vật mùa xuân đã làm tác giả dâng lên một niềm cảm xúc. Tiếng ơi trong câu thơ là hô ngữ, là từ gợi cảm biểu lộ sự thân thiết, yêu thương. Hai tiếng hót chi là cách, nói dịu ngọt của người dân xứ Huế đã làm tăng tính biểu cảm của vần thơ. Tác giả đã mượn tiếng chim hót để biểu lộ cảm xúc của mình về bức tranh mùa xuân. Tác giả không chỉ biểu lộ sự trân trọng, nâng niu những cái đẹp trong mùa xuân ấy. Tiếng chim hồn nhiên, trong trẻo mà da diết phía bầu trời cao vút lại như kết đọng thành những giọt âm thanh rơi xuống hồn người, chạm vào cõi sâu lặng, khuấy lên bao nỗi niềm, dìu nhà thơ vào cõi mộng: “Tôi đưa tay tôi hứng”. Nhà thơ hứng lấy tiếng chim , (có thể hình dung) với một sự đón nhận, nâng niu, trân quí và cất giữ, như sợ rằng, nếu không làm như vậy cái âm thanh ngọt lành kia sẽ tắt vào thinh vắng. Đây là một chi tiết có sức tỏa sáng trong bài thơ. Và nó chỉ có thể được phát ra từ cảm xúc đặc biệt, hoàn cảnh đặc biệt của một con người nhiều trải nghiệm, hiểu rõ đời mình chỉ còn là những khoảnh khắc ngắn ngủi.

Mùa xuân thiên nhiên cũng là nguyên cớ tạo nên mùa xuân con người.

“Mùa xuân người cầm súng

Lộc dắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ”

Hình ảnh lộc non là biểu tượng cho sức sống mới vươn lên. Lộc của lính là cành lá ngụy trang. Những cành lá ngụy trang biến thành lộc đầu mùa được mang đến theo từng bước chân người lính. Lộc mà người chiến sĩ mang đến cho chúng ta là xương máu mà các anh đổ xuống, là công sức bảo vệ mùa xuân thanh bình của dân tộc, gieo niềm hạnh phúc đến mọi nhà. Người lính biểu trưng cho những con người bảo vệ Tổ quốc và người nông dân là những con người tiêu biểu trong công cuộc xây dựng đất nước. Bằng hình thức sóng đôi hài hòa, âm hưởng câu thơ trở nên nhịp nhàng, cân đối. Từ bàn tay người nông dân “lộc trải dài nương mạ”. Bàn tay của “người ra đồng” tô điểm cho mùa xuân đất nước. Đôi bàn tay kì diệu của những người họa sĩ ấy đã vẽ nên những mảng xanh của niềm tin, hi vọng lên đất nước. Cũng như người cầm súng, lộc của người ra đồng mang đến cũng đáng trân trọng biết bao. Lộc mà người nông dân tặng là mồ hôi, là bát cơm gạo, là cơm no áo ấm. Người cầm súng, người ra đồng là hình ảnh rất tiêu biểu cho những con người đóng góp, cống hiến cả thân mình để làm nên mùa xuân Tổ quốc.

Theo chiều không gian mở, cảm xúc của nhà thơ được nâng lên ở sự suy ngẫm về mùa xuân đất nước:

“Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”

Khái quát về đất nước Việt Nam vất vả, gian lao, đau thương, ngời sáng là điểm gặp gỡ của rất nhiều nhà thơ: Nguyễn Đình Thi từng viết: “Anh yêu em như yêu đất nước/ Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần”… Vậy mà cách nói giản dị hình ảnh quen thuộc trong thơ Thanh Hải vẫn “chạm” vào cái phần thiêng liêng trong sâu thẳm tâm hồn con người – tình yêu Tổ quốc. Ở đây số phận của đất nước, dân tộc đã hàm chứa số phận của công dân. Mỗi người là một phần thân thể của đất nước. Và đất nước dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn “như vì sao đi lên phía trước”, vẫn kiên cường vượt lên tăm tối, nô lệ, bần cùng mà toả sáng. Cảm hứng ngợi ca và khí thế hào sảng của câu thơ đã xác định vị trí của nhà thơ trong cuộc hành quân vĩ đại của dân tộc. Vị trí một công dân đất nước, một người lính trong đội ngũ. Niềm vinh dự tự hào như chất men say thôi thúc thơ ông cất lên tiếng hát:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến”

Người đọc bất ngờ bắt gặp một mùa xuân thi sĩ. Bằng điệp khúc “Ta làm”, “Ta nhập”… bài thơ đã tấu nên khúc ca chan chứa nhiệt huyết tình yêu cuộc sống và khát vọng dâng hiến mùa xuân cho cuộc đời và cho thi ca.

Nhà thơ – người nghệ sĩ ngôn từ đã nhận lấy trách nhiệm của mình với nhân dân đất nước: Làm một con chim hót trong muôn loài chim, làm một cành hoa trong rừng hoa muôn sắc. Làm “một nốt trầm” trong bản hoà ca muôn điệu. Làm “một mùa xuân nho nhỏ” trong mùa xuân rực rỡ và bất tận của đất trời.

Lời lẽ bình dị, nhẹ nhàng, khiêm tốn nhưng có sức khái quát cao về một lẽ sống chân chính, một quan điểm nhân văn về thơ ca và người nghệ sĩ.

Trở về với đất mẹ quê hương là quy luật tình cảm. Bởi sau những buồn vui, thành bại, quê hương vẫn là nơi đón nhận, neo giữ những gì còn lại của đời người. Nhà thơ Thanh Hải đã từng viết nhiều về đất Huế quê hương, và khúc ca cuối cùng của ông cũng là khúc ca dành cho Huế:

“Mùa xuân ta xin hát

Khúc Nam ai Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế”

Vẫn trái tim dào dạt yêu quê hương, Thanh Hải chọn khúc hát giữa mùa xuân. Giai điệu êm ái Nam ai, Nam bình, thiết tha hiền hòa như con người Việt Nam. Dù ở trên mảnh đất “nước non ngàn dặm” hay ở bất đâu cũng đẹp, cũng gắn liền với tình cảm con người:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.”

(Chế Lan Viên)

Trang sách đã khép lại nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng mãi như khơi gợi trong lòng chúng ta về một tình cảm cao đẹp của con người. Chính tình yêu thiên nhiên, khát vọng dâng hiến của Thanh Hải làm xao xuyến rung động biết bao trái tim người đọc. Bài thơ cứ nhẹ nhàng, thấm thía tự nhiên đi vào lòng người như một bài học sâu sắc về lẽ sống đẹp, cách ứng xử đầy nhân văn, tấm gương cao thượng trong sáng của Thanh Hải làm ta trân trọng, khâm phục và tự ngẫm phải sống sao cho xứng đáng với Tổ quốc, Nhân dân.

Có thể nói những ý kiến của nhà thơ người pháp Andre Chenien đến nay vẫn có giá trị không chỉ về mặt lí luận mà cả về sáng tác. Đó là những ý kiến sâu sắc đóng góp cho nền thi ca Việt Nam. Nó có giá trị như kim chỉ nam giúp các nhà thơ của nhiều thế hệ không đi lệch hướng như con tàu không đi chệch đường ray của mình. Khi ta đọc mỗi tác phẩm văn học nào thì cũng phải mở lòng để cảm nhận, để thấu hiểu cho những giá trị thực thụ của chúng. Nếu cứ mãi thờ ơ, vô cảm mà không dùng trái tim để hiểu từng từ, từng câu thì ta sẽ không bao giờ nhận ra những thông điệp, tình cảm, tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong mỗi tác phẩm. Nhờ có nghệ thuật mà các tác giả mới nói lên được tiếng lòng, lời giãi bày hay tâm tư của mình một cách hoàn mĩ và lâu bền nhất.

Sê-khốp từng nói “Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái đẹp, và cái nhân đạo của lòng người”. Thơ ca là như thế, nó giúp người thi sĩ thỏa mãn cái đam mê và đem lại cho đời những ý nghĩa, lẽ đời tinh tế. Chính điều đó thơ ca như một thước đó chuẩn mực về những cái đẹp những lí tưởng sống cũng như giá trị nhân đạo. Thơ ca chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, là nơi chữa lành những vết thương trong cuộc sống, là nơi mà ở đó luôn có tình người và tình cảm nỗi niềm của mỗi tác phẩm. Chúng ta có một trái tim nhưng nó không chỉ để duy trì sự sống mà hãy học cách “tôi hãy tôn trọng một trái tim một dòng máu nóng để yêu thương, cảm thông và chia sẻ” (Dostoevski). Đó mới chính là một trái tim yêu thương và đầy lòng trắc ẩn.

21. Anh /chị hãy tìm chất muối trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Từ quan niệm của Chế Lan Viên về "chất muối" trong mỗi vần thơ:

Cái kết tinh của một vần thơ và muối bề.
Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu.
(Đối thoại mới - Chế Lan Viên)

Anh /chị hãy tìm chất muối trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. (Ngữ văn 9 - tập 2)

Phương Lựu đã từng viết “Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người viết sự sáng tạo phong cách mới lạ, thu hút người đọc". Quả thật, người nghệ sĩ không thể dễ dãi tự cho phép ướm bàn chân mình lên bàn chân của người khác trên con đường nghệ thuật. Trong văn học cũng không thể có những nông trang tập thể. Mỗi nhà văn như người nông phu, họ có cho mình những thửa ruộng riêng về thế giới và con người. Có thể nói, tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá một người nghệ sĩ chính là hành trình sáng tạo nghệ thuật của họ. Điều này cũng được chính Chế Lan Viên khẳng định trong “Đối thoại mới”:

“Cái kết tinh của một vần thơ và muối bể
Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu”

Ai đã từng lạc vào mùa thu của Tản Đà, ai lặng nhớ thân phận người nông dân bị cái đói cái nghèo đẩy tới bước đường cùng của Nam Cao… có lẽ sẽ vô cùng tâm đắc trước lời chiêm nghiệm của Chế Lan Viên. Qua những câu chữ ngắn gọn ấy, người nghệ sĩ đã nêu lên tầm quan trọng trong quá trình sáng tạo của mỗi nhà văn, nhà thơ. Tác giả dùng hình ảnh muối kết tinh để nói về hành trình sáng tạo nghệ thuật. Để có một hạt muối trắng trẻo, có giá trị phải trải qua biết bao công đoạn nhọc nhằn. Sáng tạo nghệ thuật cũng tương tự như vậy, người nghệ sĩ phải lao động nghiêm tục, không ngừng sáng tạo để có được những bài thơ kết tinh về nội dung và nghệ thuật. Chất thơ cũng chính là kết tinh tài năng, tư tưởng của người nghệ sĩ.

Không thể phủ nhận tài năng của người nghệ sĩ trước hết được thể hiện ở những phẩm chất thiên phú như sự nhạy cảm của tâm hồn, khả năng quan sát và cảm nhận tinh tế, khả năng sử dụng ngôn từ thần tình… Chẳng hạn như nỗi buồn, một cảm xúc bình thường, ai cũng từng có lúc mang nặng nỗi buồn trong tâm trạng, nhưng phải là nghệ sĩ thì mới giãi bày được nỗi buồn ấy qua những câu từ tuyệt diệu “Buồn sao muốn khóc cho ra máu/ Hiện ảnh trong hồn một đám tang” (Bích Khê), “Tay anh em hãy tựa đầu/ Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi” (Huy Cận). Bên cạnh tư chất trời cho, tài năng của nhà văn còn phải được tích lũy, trau dồi qua quá trình tự trải nghiệm, tự học, tự rèn luyện trong hành trình sống của mình. Nhà văn không thể viết được điều gì cho ra hồn nếu không có trải nghiệm, không có vốn sống phong phú, đa dạng. Để trở thành “mặt trời của thi ca Nga", Puskin đã phải trải qua biết bao nhiêu ngày tháng thăng trầm với cuộc đời, bị lưu đày đến biết bao nơi. Cho nên một nhà văn, nhà thơ đích thực phải là người biết mở cửa tâm hồn mình hướng về cuộc sống, phải không ngừng trải nghiệm, chọn lọc những hạt giống giá trị nhất, từ đó mới có thể gửi gắm được trong tác phẩm của mình những tư tưởng, thông điệp quan trọng về nhân sinh. Nghề văn không hề dễ dàng, để sáng tạo nên tác phẩm hay đó là cả một quá trình lao động đầy gian khó và cực nhọc. Trải mình với đời, người nghệ sĩ cần lắng lòng và chiêm nghiệm với những ngang trái trong bốn bể, chắt lọc được những điều quý giá và đẹp đẽ của cuộc đời và con người. Thần Ăngtê chỉ bất khả chiến bại khi chân chạm vào đất. Không một ai địch nổi người trừ khi người bị nhấc ra khỏi mặt đất. Lúc ấy chàng sẽ chết vì không còn nhận được sức mạnh từ Đất Mẹ. Văn học cũng vậy, những tác phẩm sẽ sống nếu được tắm mát và nuôi dưỡng trong mạch sữa tươi mát của cuộc đời. Một nhà văn, nếu cứ đi mãi trên những lối mòn, nếu cứ huyên thuyên mãi những điều người ta đã nói thì sẽ chẳng khác nào “con ốc mượn hồn” hay “con chim nhại giọng”. Cùng gieo mầm trên mảnh đất hiện thực gồm những đề tài quen thuộc thế nhưng mỗi tác phẩm là một loài hoa tỏa rạng ngời hương thơm, sắc màu riêng. Nét độc đáo ấy bắt nguồn từ góc độ khám phá hiện thực, phương tiện nghệ thuật của người nghệ sĩ. Như vậy, qua lời thơ của mình, Chế Lan Viên đã giúp người đọc thấm thía hơn về hành trình lao động, sáng tạo nghệ thuật.

Nói đến thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, chúng ta không thể không nhắc tới nhà thơ Thanh Hải với hành trình sáng tạo nghệ thuật đáng quý. Thanh Hải sáng tác bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” khi ông đang sống những khoảnh khắc cuối đời trên giường bệnh. Trong những khoảnh khắc ấy, ông vẫn có thể sáng tạo những dòng cảm xúc trữ tình trong sáng, một tinh thần lạc quan và một khát vọng hòa nhập, cống hiến đẹp đẽ cho đời. Bài thơ trước hết là sự kết tinh, chắt lọc của tâm hồn thơ Thanh Hải với cách nói nhỏ nhẹ, khiêm nhường nhưng có sức lay động, làm xao xuyến lòng người. Để rồi từ những cảm xúc trong sáng ấy của mình ông đã tạo nên những dư âm trong tâm hồn hàng triệu độc giả mọi thời đại. Mở đầu bài thơ, khi viết về cái đẹp của mùa xuân, nhà thơ không đi trên những lối mòn quen thuộc đã trở nên sáo rỗng với những chim én liệng, hoa mai, hoa đào chúm chím nở hay mưa bụi rơi rơi… Nhà thơ đã chăm chú quan sát, chăm chú lắng nghe để rồi phát hiện, nâng niu, trân trọng những cái đẹp thật đơn sơ, bình dị để đưa vào những vần thơ của mình. Đó dù chỉ là một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh hay chỉ là âm vang trong trẻo của một tiếng chim chiền chiện nhưng bức tranh mùa xuân mà nhà thơ mang lại vẫn đủ sức làm lay động lòng người. Cái đẹp đó rõ ràng là cái kết tinh từ một tâm hồn dung dị, luôn luôn gắn bó, tha thiết và khát khao hòa nhập với cuộc đời:

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.”

Từ cái đẹp của mùa xuân, đất trời tạo vật đến cái đẹp của mùa xuân cuộc đời cũng mới mẻ và đầy khát khao. Với không khí mùa xuân của thời đại như thế nhà thơ đã cảm thấy trỗi dậy trong lòng mình biết bao thôi thúc, giục giã. Ông chân thành, tha thiết bày tỏ ước nguyện được đóng góp một chút nhỏ bé của mình trước cái chung đang bừng bừng khí thế ấy. Đó là niềm khao khát đẹp đẽ được nhà thơ bộc lộ ra từ tận đáy lòng mình. Ông muốn làm một con chim hót để hòa vào muôn ngàn tiếng chim của cuộc đời, muốn làm một nhành hoa nở để hòa vào cái vườn hoa trăm hồng ngàn tía của đất nước và muốn làm một nốt trầm xao xuyến để góp mình vào trong bản hòa ca rộn ràng của thời đại. Những ước nguyện ấy của Thanh Hải đều hết sức khiêm nhường, bình dị nhưng đều giống những ngọn lửa của niềm say mê cháy sáng đến hết mình. Cái mùa xuân nho nhỏ đáng yêu trong sự sống của Thanh Hải được ông thành tâm dâng hiến cho cuộc đời bằng tất cả sự tin yêu và tự nguyện. Dù đó là lúc tuổi hai mươi trẻ trung tràn đầy nhiệt huyết hay đó là khi tóc bạc tuổi già xế bóng. Trái tim nhỏ bé trong lồng ngực của nhà thơ còn đập thì vẫn còn đó cái khát vọng lớn lao được cống hiến những gì tinh túy nhất của bản thân cho cuộc đời:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.”

Từ hình ảnh mùa xuân của đất nước, mùa xuân thời đại với những chồi non tơ, lộc biếc trên vành lá ngụy trang của người ra trận cũng như trên nương mạ của người ra đồng được Thanh Hải nói tới trong bài thơ đã đốt lửa trong lòng chúng ta tình yêu và niềm tin vào con đường đi tươi sáng trong sự nghiệp cách mạng lớn lao của dân tộc. Nó khiến chúng ta càng thêm gắn bó hơn với chính cuộc đời này. Nhưng có lẽ bức thông điệp đáng chú ý nhất trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải chính là quan điểm sống cống hiến vô cùng cao đẹp của nhà thơ. Điều này đã tạo nên những tác động hết sức tích cực trong suy nghĩ cũng như trong hành động của chúng ta. Sẽ không quá khi nói rằng những lời thơ mở lòng kia của một nhà thơ trước lúc đi xa đã gợi ra cho chúng ta một cách nhập thế khi đang băn khoăn tìm kiếm lẽ đời.

Ông đã tạo nên tác phẩm nghệ thuật bằng một hiện thực rất cảm động của chính cuộc đời mình. Đó là những ngày tháng vật lộn với tử sinh trên giường bệnh nhưng ông đã không hề buông xuôi, bỏ cuộc mà trái lại, ông đã tận dụng chút ít thời gian còn lại của cuộc đời để làm nên khúc ca “Mùa xuân nho nhỏ”. Đó thực sự là một quá trình sáng tạo nghệ thuật đầy ý nghĩa. Bài thơ giản dị như tiếng lòng của Thanh Hải và cũng chính là món quà đẹp đẽ mà ông gửi lại cho đời trước lúc đi xa. Nỗ lực phi thường ấy của nhà thơ càng cho thấy rằng nếu không để cho tâm hồn của mình gắn bó thiết tha với cuộc đời thì làm sao ông có thể làm nên một khúc ca đầy những vẻ đẹp trong sáng tin yêu như thế, trong một hoàn cảnh đặc biệt của mình. Từ mùa xuân nho nhỏ của mình, Thanh Hải đã truyền vào trái tim độc giả một nhiệt huyết thật sự say mê của cuộc sống. Không phải là những bài học luân lí khô cứng mang tính giáo điều sách vở mà nhà thơ mang đến cho chúng ta một tiếng nói của tâm hồn. Chỗ giao nhau giữa tác phẩm với độc giả chính là tri âm, tri kỉ, những đồng điệu của cảm xúc. Chính vì lẽ đó mà nó có sức mạnh hơn bất kì một bài thuyết giảng nào.

Một trong những lí do khiến thơ Thanh Hải có được những nội dung sâu sắc, có giá trị truyền cảm đến với người đọc phải kể đến là nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật trong thơ độc đáo tạo nên bằng nhiều yếu tố, nhiều giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ…, đóng vai trò làm nền tảng chủ yếu để nhận diện phong cách sáng tạo của nhà thơ. Trước hết, đó là thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết tạo nên chất giọng riêng cho bài thơ. Không những vậy, đọc thơ Thanh Hải, chúng ta dễ dàng thấy Thanh Hải đã sử dụng một hệ thống từ vựng khá phong phú, đa số là các từ thuần Việt kết hợp một cách nhuần nhuyễn với các động từ, tính từ chỉ tình thái. Bên cạnh đó, các biện pháp nghệ thuật cũng được Thanh Hải sử dụng cũng độc đáo và sáng tạo với một loạt các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, liệt kê… Hình ảnh thơ phong phú, nhưng giản dị, gần gũi, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng. Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Huế yêu thương với bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, Thanh Hải đã sớm được học hỏi, tiếp thu những giá trị văn hóa quý báu. Một trong những nét văn hóa mà ông được tiếp xúc một cách trực tiếp, gần gũi nhất đó là ngôn ngữ thơ mang đậm màu sắc địa phương của quê hương ông. Bên cạnh đó, với “Mùa xuân nho nhỏ", ông đã sử dụng đa dạng giọng điệu, nhiều cung bậc, phù hợp với tâm trạng, vui, say sưa ở những khổ đầu, trầm lắng, trang nghiêm mà tha thiết ở những đoạn bộc bạch tâm niệm, sôi nổi, nhiệt tình ở những khổ cuối. Có thể khẳng định, nhà thơ Thanh Hải đã rất linh hoạt, sáng tạo khi kế thừa và kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn chương truyền thống và hiện đại để làm phong phú thêm bản lĩnh, cốt cách của riêng mình.

Hành trình sáng tạo là yếu tố then chốt quyết định sự sống còn của nhà văn trong quy luật phát triển chung của văn học. Không có sáng tạo, văn học sẽ lâm nguy và sa vào cạm bẫy mang tên "thoái trào". Tuy nhiên, Mác-xen Pruxt từng chiêm nghiệm: "Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới". Vì thế, các nhà văn, nhà thơ không cần tự buộc mình trong giới hạn chật hẹp là đề tài mới. Đôi khi, việc khám phá, tìm kiếm ra bề sâu, bề xa, bề rộng của cuộc đời bằng con mắt mới lạ ngay trong đề tài mà người ta coi là cũ rích cũng tạo nên sự khác biệt giữa nhà văn này với nhà văn khác. Suy cho cùng, cách cảm nhận của nhà văn về thế giới là quan trọng hơn cả. Đôi mắt trông thấu sáu cõi cần được khai phá và phát huy. Có như vậy, văn học mới sáng tạo theo cách riêng của nó.
Hành trình sáng tạo nghệ thuật không bao giờ là cuộc hành trình dễ dàng. Nhưng khi làm được điều đó, người nghệ sĩ sẽ tạo nên một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Để thơ trở thành thơ, để nghệ thuật trở thành nghệ thuật, người làm thơ phải luôn ý thức sáng tạo cái độc đáo như Nam Cao đã chia sẻ “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.

22. Phân tích tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ điểm cao

Lắng tai nghe…
Khúc nhạc mùa xuân đang mời gọi
Dõi mắt nhìn…
Sắc xuân lung linh tràn ngập cả đất trời.

Vâng! Xuân về đánh thức ngàn cây cỏ nội đâm chồi nảy lộc. Xuân đến còn đánh thức nguồn cảm xúc vô tận của thi nhân. Lắng lòng lại, ta nghe đâu đây sắc xuân, tình xuân đang hòa quyện trong vũ điệu giao mùa, đang rạo rực trong tâm hồn Thanh Hải để “Mùa xuân nho nhỏ” ra đời. Bài thơ với lời giản dị, tứ thơ sâu lắng nhưng ôm trọn tâm hồn đôn hậu, bình dị, thiết tha yêu cuộc sống của nhà thơ.

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh Hải viết vào tháng 11 năm 1980, ngay trên giường bệnh và chỉ ít lâu sau tháng 12 năm 1980, nhà thơ mãi mãi ra đi. Ở giữa mùa đông giá rét của xứ Huế, đối mặt với biên giới giữa sự sống và cái chết nhưng không làm trái tim nhà thơ nguội lạnh. Ngược lại, tâm hồn thi nhân càng nảy nở, bừng sức sống để cảm nhận sâu sắc về một mùa xuân nồng ấm tình người, khiến ngòi bút nở hoa để một “Mùa xuân nho nhỏ” ấm áp tâm tình của thi nhân trước thiên nhiên, con người, cuộc sống.

Mùa xuân là mùa khởi đầu cho một năm mới, là mùa muôn hoa đua nở đem đến hương sắc, vị ngọt của sức sống, tình yêu, hạnh phúc. Trước vẻ đẹp diệu kỳ của mùa xuân, các thi nhân đều cảm nhận bằng con mắt trìu mến, thân thương. Mùa xuân hiện ra với muôn vàn sắc màu rực rỡ:

“Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời.”
(Nguyễn Trãi)

Vũ điệu của mùa xuân đã rót vào tâm hồn Thanh Hải niềm cảm xúc dâng trào. Thật đơn sơ, lặng lẽ mà mùa xuân vẫn hiện về tràn đầy sức sống trào dâng:

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc.”

Giản dị mà đầm ấm xiết bao! Thanh Hải đã khéo chọn cho mình một bức tranh xuân với gam màu ấm áp, mà dịu dàng, trang nhã. Một màu xanh của dòng Hương Giang mênh mông, êm đềm, một màu tím biếc của bông hoa nhỏ bé. Sự sắp xếp hết sức cân đối hài hòa của bức tranh thơ, cái to lớn bao la không lấn át cái nhỏ nhoi, bé bỏng. Màu xanh của dòng sông làm nền cho sắc tím của hoa càng nổi bật. Chỉ vài nét phác thảo, Thanh Hải đã vẽ nên bức tranh xuân thơ mộng hài hòa. Bằng biện pháp đảo ngữ “mọc giữa dòng sông xanh”, tác giả đã tô đậm hình ảnh một bông hoa tím bé nhỏ mà tràn đầy sức sống mãnh liệt, vươn lên sự sống trong điều kiện có phần khắc nghiệt để hòa cùng vạn vật giữa vũ trụ bao la vô tận. Hình ảnh thơ thật nhẹ nhàng, thanh thoát, màu hoa tím biếc nhè nhẹ xuôi dòng Hương Giang xanh thẳm thật thơ mộng lãng mạn, quyến rũ đến lạ thường! Một màu tím thủy chung đặc trưng của con người xứ Huế mộng mơ, trầm tư, cổ kính.

Trong không gian tĩnh lặng của mùa xuân bị khuấy động bởi âm thanh ngân vang đầy trìu mến chất chứa niềm vui rộn rã:

“Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.”

Mùa xuân không chỉ với sắc màu hài hòa mà bức tranh xuân ấy bỗng nhộn nhịp hẳn lên với tiếng chim hót vang trời chào đón ngày mới. Không gian tươi vui ấy làm xao động đến tâm hồn nhạy cảm của thi nhân. Thanh Hải đang lắng tai nghe tiếng chim chiền chiện cao vút trong không trung. Tác giả đặt từ “Ơi” vào câu thơ như một lời thốt lên ngạc nhiên thích thú, như một nốt nhạc ngân vang trong bản trường ca mùa xuân vô tận. Tiếng chim hót như rót vào tâm hồn nhà thơ một niềm trìu cảm. Tâm hồn nhà thơ đang tràn ngập niềm vui để ngôn từ thốt lên “hót chi mà” như một lời trách yêu đầy thân thương. Tiếng chim chiền chiện hát vang lừng trong trẻo cao vút như nốt thăng rộn rã của mùa xuân. Tiếng hát ấy cứ kéo dài, ngân nga rồi lan tỏa hòa quyện vào bầu trời xuân kèm không gian bừng sáng, rộn ràng. Trong dòng cảm xúc tuôn trào trước mùa xuân, Thanh Hải như cảm nhận được hơi thở nồng ấm của mùa xuân, hương vị ngọt ngào của mùa xuân, sắc xuân tình xuân chan chứa:

“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.”

Nhà thơ đón nhận mùa xuân bằng thị giác, thính giác và cả xúc giác. Nhà thơ đưa tay hứng lấy từng giọt gì đang long lanh rơi? Giọt sương chăng? Hay giọt nắng? Hay những giọt âm thanh của tiếng chim? Mà đó chính là những giọt mùa xuân, giọt hạnh phúc của tình đời như đượm thắm cả đất trời, hòa nguyện vào tâm hồn thi sĩ. Thanh Hải xòe bàn tay mình ra để cảm nhận những hương vị ngọt ngào của mùa xuân bằng thái độ trân trọng, nâng niu áp vào trái tim mình. Tác giả đã cụ thể hóa từng giọt mùa xuân như chan hòa vào lòng đất mẹ để muôn hoa khoe sắc thắm để sức sống dâng trào, để tâm hồn con người tràn ngập niềm vui.

Trong vũ điệu của mùa xuân, ta không chỉ thấy được vẻ đẹp quyến rũ của mùa xuân thiên nhiên mà con người bắt gặp mùa xuân trẻ trung, sôi nổi của con người Thanh Hải đưa ra hai hình ảnh cụ thể, tiêu biểu của đất nước đó là người lính và người nông dân:

“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ.”

Hình ảnh lộc non là biểu tượng cho sức sống mới vươn lên. Lộc của lính là cành lá ngụy trang. Những cành lá ngụy trang biến thành lộc đầu mùa được mang đến theo từng bước chân người lính. Lộc mà người chiến sĩ mang đến cho chúng ta là xương máu mà các anh đổ xuống, là công sức bảo vệ mùa xuân thanh bình của dân tộc, gieo niềm hạnh phúc đến mọi nhà. Người lính biểu trưng cho những con người bảo vệ Tổ quốc và người nông dân là những con người tiêu biểu trong công cuộc xây dựng đất nước. Bằng hình thức sóng đôi hài hòa, âm hưởng câu thơ trở nên nhịp nhàng, cân đối. Từ bàn tay người nông dân “lộc trải dài nương mạ”. Bàn tay của “người ra đồng” tô điểm cho mùa xuân đất nước. Đôi bàn tay kì diệu của những người họa sĩ ấy đã vẽ nên những mảng xanh của niềm tin, hi vọng lên đất nước. Cũng như người cầm súng, lộc của người ra đồng mang đến cũng đáng trân trọng biết bao. Lộc mà người nông dân tặng là mồ hôi, là bát cơm gạo, là cơm no áo ấm. Người cầm súng, người ra đồng là hình ảnh rất tiêu biểu cho những con người đóng góp, cống hiến cả thân mình để làm nên mùa xuân Tổ quốc.

Giai điệu rộn rã của mùa xuân, nhịp sống con người chừng như hối hả hơn, xôn xao hơn:

“Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.”

Tâm hồn con người hòa quyện vào thiên nhiên, hòa quyện vào giai điệu mùa xuân. Điệp từ “tất cả” như nhấn mạnh nhịp điệu cuộc sống, mùa xuân. Lời thơ thể hiện niềm hân hoan, rung động trong tâm hồn tác giả. Các cặp từ láy “hối hả”, “xôn xao” vừa gợi cảm vừa gợi hình, nhịp điệu khẩn trương, phấn khởi, rộn rịp, tưng bừng khơi gợi niềm vui náo động trong lòng người.
Âm hưởng của mùa xuân tràn ngập cả thiên nhiên, hòa vào tâm hồn con người những niềm rung động. Bất giác Thanh Hải chạnh lòng nghĩ đến quê hương đất nước, âm hưởng câu thơ bỗng trầm buồn, sâu lắng:

“Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”

Trong giai điệu trầm lắng suy tư, câu thơ như đưa ta trở về với quá khứ bốn ngàn năm lịch sử. Trải dài suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước, Tổ quốc ta đã trải qua bao biến động, thăng trầm. Ngày từ buổi đầu dựng nước, dựng nước đã đứng trước nguy cơ xâm lược của kẻ thù. Câu chuyện mang màu sắc huyền sử về Thánh Gióng, cậu bé ba tuổi làng Phù Đổng cất tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước. Một ngàn năm nô lệ cho phong kiến phương Bắc đầy đau thương, tủi nhục, những hình ảnh của những người phụ nữ kiên trinh “chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”. Năm 938, với chiến thắng oanh liệt của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng đã mở ra một kỉ nguyên mới của độc lập tự chủ. Những vần thơ bỗng trầm lắng suy tư như gợi nhớ về một thời kỳ đau thương mà anh dũng. Trong thời kỳ ấy sản sinh ra những người con trưởng thành từ đất mẹ đầy gian nan, vất vả nhưng luôn giành chiến thắng:

“Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên.”
(Nguyễn Đình Thi)

Đã qua bao cuộc biến động của lịch sử, đất nước, con người Việt Nam vẫn kiên cường anh dũng, hiên ngang vượt qua những thử thách đầy cam go, quyết liệt. Từ “cứ” vang lên như một lời khẳng khái hùng hồn, một niềm tin bất diệt của Thanh Hải về tương lai đất nước đẹp lung linh, lấp lánh như những vì sao trên bầu trời Tổ quốc. Đó là cách so sánh thật độc đáo và mới lạ, là sức liên tưởng vừa hiện thực vừa lãng mạn như khơi gợi trong lòng người đọc một hình ảnh đẹp về tình yêu quê hương đất nước.

Trong cảm xúc về mùa xuân đang dâng trào nhà thơ bỗng muốn hóa thân:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.”

Cái giai điệu nhè nhẹ, du dương, êm ái, ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp, những luyến láy, điệp ngữ “ta làm…, ta làm…, ta nhập” cứ xôn xao, réo rắt mãi trong lòng người đọc, chừng như ta được bay bổng theo ước mơ của tác giả. Các động từ “làm”, “nhập” thể hiện một sự hóa thân kì diệu. Cái “ta” bây giờ không còn riêng là cái ta của tác giả mà nó đã hòa nhập, đồng điệu với cái ta của tất cả mọi người. Các hình ảnh “con chim hót”, “một cành hoa”, “một nốt trầm xao xuyến” mang ý nghĩa biểu lộ một lẽ sống, niềm tâm niệm của Thanh Hải đối với Tổ quốc, Nhân dân. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh – Hoài Chân đã từng nhận xét: “Mỗi bài thơ hay là một cánh cửa mở cho tôi đi vào tâm hồn” (Thi nhân Việt Nam). Vâng! Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải đã mở cửa cho tất cả chúng ta cảm nhận một trái tim khiêm tốn bình dị, đôn hậu, chân thành của nhà thơ. Không ước mơ cao xa, Thanh Hải chỉ nhỏ nhẹ xin làm một tiếng chim hót góp tiếng ca tươi vui vào giai điệu rộn rã của mùa xuân, một cánh hoa nhỏ bé giữa rừng hoa muôn ngàn sắc thắm của dân tộc. Thanh Hải đã khéo mượn vẻ đẹp thanh khiết của thiên nhiên, cuộc đời để thể hiện niềm mong ước thiết tha được sống có ích, đem lại hương sắc, niềm vui tô điểm cho mùa xuân đất nước. Khát vọng sống là trọn đời hiến dâng của Thanh Hải cũng gặp được nét đồng điệu trong tâm hồn các nhà thơ khác:

“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là đâu chỉ nhận riêng mình.”
(Tố Hữu)

Nhà thơ cũng có ước mơ nguyện sống là phải cho, phải cống hiến. Đó là quan niệm sống đẹp đúng đắn. Say trong vũ khúc mùa xuân, khúc nhạc lòng Thanh Hải cứ ngân lên như cây đàn muôn điệu. Đọc khổ thơ ta mới cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và khát vọng cháy bỏng cống hiến cho đời. Trong bản hòa ca trầm bổng của mùa xuân, Thanh Hải chỉ mong được làm một và chỉ một “nốt trầm xao xuyến”. Một nốt trầm ấy lặng lẽ, đơn sơ, nhỏ nhẹ nhưng lại không thể thiếu trong bản giao hưởng mùa xuân. Cái âm thanh trầm lắng của nốt trầm trong bản hòa ca càng làm tăng thêm sức gợi cảm trong giai điệu gọi mùa “Em ơi! Mùa xuân đến rồi đó!”. Cảm hứng ấy càng thêm mãnh liệt khi ta ngâm khẽ những vần thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Âm hưởng của nốt trầm ấy cứ mãi du dương để lại dư âm ngọt ngào trong lòng người sau những nốt thăng cao vút, rộn rã của cuộc đời. Thật khiêm nhường nhà thơ nguyện được hóa thân thành “nốt trầm xao xuyến” để nhập vào khúc ca tiếng hát của cuộc đời một cách âm thầm, lặng lẽ, muốn đem tài năng, sức lực nho nhỏ của mình để góp phần cho sự nghiệp xây dựng hòa bình, đổi mới của đất nước.

Tất cả khát vọng như lắng lại trong tâm hồn nhà thơ như một niềm cảm xúc:

“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời.”

Mùa xuân là khái niệm trừu tượng chỉ thời gian. Thanh Hải đã cụ thể hình ảnh “nho nhỏ” thể hiện một tâm hồn bình dị, lặng lẽ cống hiến. Lặng lẽ thôi mà sao đẹp biết bao, dạt dào như sóng triều dâng. Trong lời tự tình của tác giả làm chúng ta liên tưởng đến những con người trong “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long, người chiến sĩ của Lê Anh Xuân trong “Dáng đứng Việt Nam”:

“Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.”
(Lê Anh Xuân)

Lật tiếp những dòng thơ của Thanh Hải, ta lại liên tưởng đến những chiến sĩ, những cô gái thanh niên xung phong đã miệt mài, âm thầm cống hiến cả tuổi xuân phơi phới tươi đẹp cho Tổ quốc:

“Em đã lấy tình yêu Tổ quốc thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom.”
(Lâm Thị Mỹ Dạ)

Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại bảo vệ Tổ quốc, cống hiến luôn là khát vọng cháy bỏng ngày đêm thường trực trong tâm hồn Thanh Hải. Trở về với dòng chảy lịch sử cách đây sáu trăm năm, Nguyễn Trãi đã khẳng định tấm lòng trung hiếu sắt son với đất nước:

“Bui có một lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.”
(Thuật hứng XXIV)

Thanh Hải ngay trên giường bệnh trong điều kiện khắc nghiệt vẫn khẳng định khát vọng cống hiến trọn cả cuộc đời cho Tổ quốc:

“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”

Điệp ngữ “dù là” thể hiện một chân lý, một giá trị sống, cống hiến trọn đời mình. Câu thơ mang âm hưởng mạnh mẽ, khẳng khái như lời nguyện cầu thành tâm nhất của Thanh Hải trước lúc ra đi. Lời tâm nguyện ấy thật thủy chung, son sắt vững bền. Ngay trong tuổi xanh tràn đầy sức sống hay khi đã về già, ngọn lửa nhiệt tình vẫn không bao giờ lịm tắt. Thanh Hải chỉ xin làm một mùa xuân nho nhỏ trong hàng triệu mùa xuân nho nhỏ khác để được suốt đời góp phần cho

“Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân” (Lê Anh Xuân)

Khổ thơ cuối đã kết thúc bài thơ trong âm điệu nhẹ nhàng êm ả như giọng hò xứ Huế:

“Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.”

Vẫn trái tim dào dạt yêu quê hương, Thanh Hải chọn khúc hát giữa mùa xuân. Giai điệu êm ái Nam ai, Nam bình, thiết tha hiền hòa như con người Việt Nam. Dù ở trên mảnh đất “nước non nghìn dặm” hay ở bất đâu cũng đẹp, cũng gắn liền với tình cảm con người:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.”
(Chế Lan Viên)

Thanh Hải với niềm tin yêu trìu mến quê hương, nhà thơ hết sức khéo léo khi chọn dòng sông, sắc màu, âm thanh, điệu hát đều gắn chặt với quê hương và dường như nhà thơ muốn ôm trọn tất cả hình ảnh ấy trước khi về cõi vĩnh hằng. Bằng điệp ngữ “nước non ngàn dặm” kết hợp gieo vần bằng “bình, mình, tình” đã tạo âm hưởng bài thơ nhẹ nhàng như câu hò xứ Huế cứ ngân dài mãi ra rồi lắng đọng lại trong lòng chúng ta những cảm xúc chân thành, ru hồn người đọc trên con đò xứ Huế êm ả trôi nhẹ trên sông Hương rồi khép lại trong ân hưởng rộn ràng, xao động của “nhịp phách tiền” đầy xao xuyến.

Trang sách đã khép lại nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng mãi như khơi gợi trong lòng chúng ta về một tình cảm cao đẹp của con người. Chính tình yêu thiên nhiên, khát vọng dâng hiến của Thanh Hải làm xao xuyến rung động biết bao trái tim người đọc. Bài thơ cứ nhẹ nhàng, thấm thía tự nhiên đi vào lòng người như một bài học sâu sắc về lẽ sống đẹp, cách ứng xử đầy nhân văn, tấm gương cao thượng trong sáng của Thanh Hải làm ta trân trọng, khâm phục và tự ngẫm phải sống sao cho xứng đáng với Tổ quốc, Nhân dân.

Trên đây là Top những mẫu phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
111 267.983
0 Bình luận
Sắp xếp theo