Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Tải về

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong bài viết sau đây của Hoatieu sẽ gợi ý giúp các bạn học sinh trả lời các câu hỏi soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 1 bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trang 65 SGK Ngữ văn 11. 

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một bài văn tế do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác để bày tỏ sự thương tiếc đối với những người anh hùng nông dân áo vải đã hy sinh anh dũng khi đấu tranh chống lại thực dân Pháp ở Cần Giuộc. Sau đây là nội dung chi tiết soạn văn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, mời các bạn cùng tham khảo.

Soạn văn 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ngắn gọn

Câu 1: Đọc tiểu dẫn, nắm những nét cơ bản về thể văn tế. Tìm bố cục của bài văn tế này.

Bố cục của bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” gồm 4 phần:

  • Đoạn 1 – Lung khởi(câu1,2): Bối cảnh thời đại và ý nghĩa cái chết bất tử của nông dân nghĩa sĩ
  • Đoạn 2 – Thích thực ( câu 3 ->15): Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ
  • Đoạn 3 – Ai vãn ( câu 16 -> 28): Sự tiếc thương và cảm phục
  • Đoạn 4 – Kết (2 câu cuối): Ca ngợi linh hồn bất tử của người nghĩa sĩ

Câu 2: Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài văn tế như thế nào? Theo anh/chị, cách miêu tả nay đạt giá trị nghệ thuật cao ở những điểm nào?

Trả lời:

Xuất thân: nông dân, nhưng yêu nước và quê hương

Hành động chiến đấu:

Tình cảm: căm thù giặc, dám xả thân vì nước, ý chí kiên cường.

Trang bị: thô sơ với những công cụ lao động hàng ngày

Nghệ thuật miêu tả: sự đối đối lập một trời một vực giữa ta và địch, sử dụng động từ mạnh, từ ngữ đan đan chéo, câu văn ngắn gọn nhanh mạnh

Tạo hình ảnh đối lập giữa ta và địch: Kẻ thù (đạn nhỏ, đạn to, tàu thuốc, tàu đồng) >< Ta (vũ khí thô sơ, quân trang không có).

Câu 3: Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc. Theo anh/chị, đó là những cảm xúc gì? Vì sao tiếng khóc đau thương này lại không hề bi lụy?

Trả lời:

a. Đoạn 3 (Ai vãn) là tiếng khóc bi thiết của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc: sự xót thương cho sự hy sinh và mất mát của người nông dân nghĩa sĩ và nỗi căm hờn kẻ thù.

b. Tiếng khóc thương này không hệ lụy vì nó khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí kiên cường, thể hiện lòng tự hào và sự bất tử của những anh hùng.

Câu 4: Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế chủ yếu là do những yếu tố nào? Hãy phân tích một số câu tiêu biểu.

Trả lời:

Yếu tố: nghệ thuật miêu tả, xây dựng hình tượng, chất trữ tình, tianh hiện thực và ngôn ngữ đặc trưng.

Một số câu tiêu biểu:

Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ.

Ôi thôi thôi! Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rầm…

=> Sự tiếc thương cho những thế hệ anh hùng và trân trọng sự hy sinh quên
mình vì đất nước của nông dân nghĩa sĩ.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc soạn chi tiết

Câu 1 (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

* Thể văn tế

a. Khái niệm: là loại văn thường gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất, văn tế thường có nội dung cơ bản, kể lại cuộc đời công đức phẩm hạnh của người đã mất và bày tỏ tấm lòng xót thương sâu sắc.

b. Đặc điểm

- Gồm 2 nội dung:

+ Kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất.

+ Bày tỏ nỗi đau tương của người còn sống

- Âm hưởng: bi thương

- Giọng điệu: lâm li, thống thiết

- Viết theo nhiều thể: văn xuôi, lục bát, phú…

* Bố cục tác phẩm

- Đoạn 1: Từ đầu… ‘vang như mõ”: (thích thực) khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định cái chết bất tử của người chiến sĩ nông dân.

- Đoạn 2: Tiếp theo… “tàu đồng súng nổ”: (thích thực): tái hiện hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân trong đời thường và trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

- Đoạn 3: Tiếp theo … “ai cũng mộ”: (ai vãn): bài tỏ lòng thương tiếc, sự cảm phục của tác giả và nhân dân đối với người đã chết.

- Đoạn 4: Còn lại (kết): ca ngợi linh hồn bất diệt của các nghĩa sĩ.

Câu 2 (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

a. Hình ảnh người chiến sĩ nông dân

* Nguồn gốc xuất thân:

- Từ nông dân nghèo cần cù lao động “cui cút làm ăn”.

- Nghệ thuật tương phản: chưa quen >< chỉ biết, vốn quen >< chưa biết.

=> Tác giả nhấn mạnh việc quen và chưa quen của người nông dân để tạo ra sự đối lập về tầm vóc của người anh hùng.

* Những biến chuyển của họ khi quân giặc xâm lược:

- Về tình cảm: sốt ruột trước động thái của triều đình, căm thù giặc sục sôi.

- Về nhận thức: có ý thức trách nhiệm cao với sự nghiệp cứu nước.

- Hành động: tự nguyện; ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc.

* Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong trận đánh Tây:

- Bức tượng đài tập thể nghĩa sĩ vừa mộc mạc, giản dị vừa đậm chất anh hùng với tấm lòng mến nghĩa, tư thế hiên ngang, coi thường mọi khó khăn, thiếu thốn.

- Tinh thần anh dũng quả cảm, khí thế tiến công như vũ bão, hành động quyết liệt.

b. Nghệ thuật đặc sắc trong xây dựng hình tượng nghĩa quân Cần Giuộc:

- Bút pháp hiện thực đặc sắc, khai thác những chi tiết chân thực, đậm đặc chất sống, mang tính khái quát và đặc trưng cao ở người nghĩa sĩ nông dân.

- Hệ thống từ ngữ sử dụng nhiều động từ mạnh, khẩu ngữ nông thôn, từ ngữ mang đặc trưng Nam Bộ, phép đối, từ ngữ bình dị, nhiều biện pháp tu từ được sử dụng rất thành công…

- Ngòi bút hiện thực kết hợp nhuần nhuyễn với chất trữ tình sâu lắng.

Câu 3 (trang 59 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Đoạn 3 (Ai vãn) là tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc:

+ Đó là nỗi xót thương đối với những người dân lao động

+ Nỗi xót xa của những người nơi hậu phương, tiên tuyến

+ Nỗi căm hận đối với những kẻ đã gây ra nghịch cảnh éo le

=> Đoạn thơ hiện lên với lời văn xót xa, bi thương nhưng không bi lụy. Bởi lẽ ngoài nỗi uất ức, nghẹn ngào, tiếc hận là nỗi căm hờn quân thù tột độ. Tiếng khóc tràn đầy lòng tự hào, mến phục, ngợi ca, tiếp nối ý chí, sự nghiệp dở dang của nghĩa sĩ. Họ lấy cái chết làm rạng ngời chân lí của thời đại.

Câu 4 (trang 59 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Bài văn tế sở dĩ có được sức biểu cảm mạnh mẽ, nó được biểu hiện qua những câu thơ bộc lộ những cảm xúc chân thành, qua giọng điệu, hình ảnh sống động.

- Và nó được thế hiện qua một số câu văn như:

"Đau đớn bấy! …dật dờ trước ngõ."

"Thà thác mà đặng câu địch khái, …. trôi theo dòng nước đổ."

- Ngoài ra, bài văn tế còn có giọng điệu đa dạng và đặc biệt gây ấn tượng bởi những câu văn bi tráng, thống thiết kết hợp với các hình ảnh đầy sống động (manh áo vải, ngọn tầm vông, rơm con cúi, mẹ già...)

Luyện tập

Câu 2 (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Để làm sáng tỏ ý kiến của Giáo sư Trần Văn Giàu: "Cái sống được cha ông ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục”, có thể dẫn ra và phân tích các câu văn như:

- Sống làm chi theo quán tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chỉ ỏ lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.

- Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.

- Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng dinh miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.

=> Người nông dân không cam chịu cảnh nước mất nhà tan, cam chịu cảnh nô lê, cam chịu "sống nhục". Họ chọn đứng lên dành lại tự do cho dân tộc, cho chính bản thân mình dù biết là sẽ đi đến cái chết. Chết vì lý tưởng dân tộc, vì theo lời tổ tiên bảo vệ quê hương là cái chết vinh quang. Ngược lại, sống mà luồn cúi dưới ách kẻ thù, bán nước cho giặc thì sống không bằng chết.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.483
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm