Văn khấn đi lễ Phủ Tây Hồ đầy đủ nhất 2024

Phủ Tây Hồ được xem là một trong những chốn linh thiêng nhất hệ thống đền, chùa ở Hà Nội. Sau đây, Hoatieu.vn sẽ chia sẻ đến bạn cách sắm lễ, cách thức đi lễ và các bài văn khấn ở phủ Tây Hồ đầy đủ, chính xác nhất.

Phủ Tây Hồ là là địa điểm thu hút người và chư khách thập phương đến cúng lễ, tỏ lòng thành kính với các vị Thánh Thần. Tuy nhiên khi đi lễ phủ Tây Hồ ở mỗi ban thờ khác nhau, bạn cần những bài văn khấn khác nhau. Sau khi dâng lễ và đọc xong bài khấn đi phủ Tây Hồ, bạn sẽ hạ lễ và đến các ban thờ khác. Dưới đây là Văn khấn phủ Tây Hồ đúng chuẩn theo văn khấn cổ truyền: Văn khấn ban công đồng phủ Tây Hồ; Bài văn khấn mẫu ở phủ Tây Hồ; Văn khấn ban sơn trang phủ Tây Hồ; Văn khấn lầu cô, lầu cậu Phủ Tây Hồ; Văn khấn Mẫu Liễu Hạnh Phủ Tây Hồ; Văn khấn phủ Tây Hồ mùng 1, ngày rằm hàng tháng.... mời các bạn tham khảo để biết cách khấn sao cho chuẩn nhất.

1. Cách sắm lễ khi đi lễ tại phủ Tây Hồ

Đi lễ phủ Tây Hồ chuẩn bị gì?

Việc sắm lễ vật để dâng hương tại phủ là tùy ở tâm của mọi người. Nhưng để tìm kiếm sự may mắn tại Phủ Tây Hồ, du khách nên sắm đủ và đúng theo những lễ sau:

  • Lễ chay: nhang (hương) thơm, trái cây tươi, tiền, vàng mã,…
  • Lễ đồ mặn: thịt heo, thịt gà, giò, chả,… đã được nấu chín.
  • Lễ sống: muối, gạo, trứng, xôi chè,…
  • Lễ ban thờ ở lầu cô, lầu cậu: hoa quả, hương, gương lược, mũ áo,…

Lưu ý kinh nghiệm đi lễ phủ Tây Hồ là không dùng lễ mặn, tiền, vàng mã đặt lên bàn thờ Phật, bồ tát. Nếu dùng tiền thật thì nên bỏ vào hòm công đức.

Thứ tự hành lễ các ban

Thứ tự hành lễ tại phủ Tây Hồ tưởng chừng không quan trọng nhưng lại hết sức cần thiết để không mạo phạm đến các vị thánh thần. Khi đi lễ tại Phủ Tây Hồ các bạn cần trình lễ theo thứ tự: Phủ chính, Điện Sơn Trang, và tiếp theo là lầu Cô, lầu Cậu.

Đi phủ Tây Hồ khấn như thế nào? Mời các bạn tiếp tục tham khảo Bài khấn Phủ Tây Hồ, Văn khấn phủ Tây Hồ, Văn khấn tam tòa thánh mẫu tại Phủ Tây Hồ, Bài văn khấn lầu cô lầu cậu... dưới đây nhé!

Văn khấn Phủ Tây Hồ
Văn khấn Phủ Tây Hồ

2. Văn khấn đi lễ phủ Tây Hồ

Hương tử chúng con kính lạy:

– Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế thắng Hòa Diệu, Đại vương “Tối linh chí linh”

– Mẫu Đệ nhất thiên tiên!

– Mẫu Đệ nhị thượng ngàn!

– Mẫu Đệ tam thủy cung!

Hương tử con là: …………………………………………………………………….

Ngụ tại: ……………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày: ……………………………………………………………………

Tại: Phủ Tây Hồ phường Quảng Bá, Quận Tây Hồ.

Thành tâm kính dâng lễ vật: ……………………………………………………….

Cung thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoàng, Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh, Hội đồng các quan, Bát bộ sơn trang, Thập nhị quan Hoàng, Thập nhị chầu cô, Thập nhị quan cậu, Ngũ lôi thiên tướng, Ngũ hổ thần quan, Thanh bạch xà thần linh, chấp kỳ lễ bạc chứng giám cho con được hưởng: Gia quyến bình an, đắc lộc, đắc tài, đắc thọ, bách sự như ý….

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn tấu!

Đây là Bài văn khấn Phủ Tây Hồ, Văn khấn phủ Tây Hồ cổ truyền Việt Nam, Văn khấn phủ Tây Hồ mùng 1, Văn khấn Mẫu ở Miếu, Văn khấn ban Mẫu ở chùa, Văn khấn lầu cô phủ Tây Hồ, Văn khấn Tam Tòa Thánh Mẫu tại Đền... được HoaTieu.vn sưu tầm từ các bài văn khấn cổ truyền để bạn đọc thực hiện các nghi  lễ khi xin lộc Phủ Tây Hồ, đi lễ phủ Tây hồ vào các ngày mồng 1,ngày rằm, đầu năm...

3. Bài văn khấn ban công đồng ở phủ Tây Hồ

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế.

Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu.

Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh.

Con lạy Tứ phủ Khâm sai.

Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh.

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng.

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô.

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu.

Con lạy cộng đồng các Giá, các Quán, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.

Con lạy quan Chầu gia.

Hương tử (chúng) con là:…

Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ con về đây… Thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

4. Bài văn khấn ban sơn trang ở phủ Tây Hồ

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức chúa Thượng Ngàn đỉnh thương cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương ngọc điện hạ.

Con kính lạy Đức Thượng Ngàn chúa tể Mị Nương Quế Hoa công chúa tối tú tối linh, cai quản ba mươi sáu cửa rừng mười hai cửa bể.

Con kính lạy chư Tiên, chư Thánh chư Thần, Bát bộ Sơn trang, thập nhị Tiên Nàng, Thánh cô Thánh cậu, Ngũ hổ Bạch xà Đại tướng.

Hương tử con là:…

Ngụ tại:…

Nhân tiết… Chúng con thân đến phủ chúa trên ngàn, đốt nén tâm hương kính dâng lễ vật, một dạ chí thành, chắp tay khấn nguyện. Cúi xin lượng cả bao dung, thể đức hiếu sinh, phù hộ độ trì cho chúng con cùng cả gia quyến chín tháng đông, ba tháng hè được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

5. Bài văn khấn mẫu ở phủ Tây Hồ

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.

Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.

Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.

Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu bà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.

Hương tử (chúng) con là:…

Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Hương tử con đến nơi… chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia chung chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

6. Văn khấn Mẫu Liễu Hạnh Phủ Tây Hồ

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con xin kính lạy Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế thắng Hoà Diệu, Đại vương Tốỉ linh chí linh.

Mấu Đệ nhất thiên tiên!

Mấu Đệ nhị thượng ngàn!

Mấu Đệ tam thoải cung!

Hương tử con là……………..

Ngụ tại………………..

Hôm nay là ngày………….

Tại: Phủ Tây Hồ, phường Quảng Bá, Quận Tây Hồ

Thành kính dâng lễ vật

Cung thỉnh Tam Toà Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoàng, Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh, hội đồng các Quan, Bát bộ Sơn trang, Thập nhị quan Hoàng, Thâp nhị chầu Cô, Thập nhị quan Cậu, Ngũ lôi thiên tướng, Ngũ hổ thần quan, Thanh Bạch xà Thần linh, chấp kỳ lễ bạc chứng giám phù hộ độ trì cho hương tử con được hưởng: Gia quyến mạnh khoẻ, bình an, đắc lộc, đắc thọ, bách sự như ý…

Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

7. Cách thức đi lễ phủ Tây Hồ

Đi lễ phủ Tây Hồ khấn như thế nào?
Đi lễ phủ Tây Hồ khấn như thế nào?

- Thắp hương và dâng lễ đúng thứ tự của các ban thờ.

Phủ Tây Hồ gồm có 4 ban là Phủ Chính, Điện Sơn Trang, lầu cô, lầu cậu. Khi đi lễ phủ Tây Hồ, bạn nên dâng lễ theo đúng thứ tự các ban thờ sau:

  • Bước 1: Lễ ở Phủ chính
  • Bước 2: Làm lễ ở Điện Sơn Trang
  • Bước 3: Cuối cùng làm lễ ở lầu cô, lầu cậu

- Khi dâng lễ thì dùng 2 tay cẩn trọng đặt lễ lên ban thờ. Sau khi đặt lễ xong tất cả các ban thờ thì mới được thắp hương.

- Lễ chay, lễ mặn nên được chuẩn bị trước ở nhà, đặc biệt vào các dịp lễ tết, lễ hội đông như Tết Nguyên Đán. Đối với thờ Phật tuyệt đối dâng không lễ mặn.

- Khi hóa tiền cũng phải làm theo thứ tự từ ban chính đến các ban khác.

- Bước hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng sau đó lần lượt mới đến ban chính.

8. Những điều cần lưu ý khi lễ phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ là một địa điểm linh thiêng nên khi đi lễ, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Thắp hương, dâng lễ theo đúng thứ tự các ban thờ: Bắt đầu từ phủ chính rồi đến điện Sơn trang, cuối cùng là ở lầu cô, lầu cậu.
  • Khi dâng lễ phải dùng 2 tay và cẩn trọng đặt lên ban thờ, chỉ sau khi đặt lễ xong tất cả các ban mới được thắp hương.
  • Nên chuẩn bị trước lễ chay, lễ mặn ở nhà.
  • Đối với thờ Phật tuyệt đối không lễ mặn và dùng vàng mã.
  • Khi hóa tiền phải hóa từng lễ theo thứ tự từ ban chính cho đến các ban khác.
  • Khi hạ lễ phải hạ từ ban ngoài cùng rồi mới đến ban chính.
  • Khi đi lễ phủ không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm... gây ồn ào, mất trật tự.
  • Sử dụng đồ của phủ như ăn uống, thụ lộc, nên lưu công đức, dù ít dù nhiều.
  • Lễ phủ phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc...
  • Không để trẻ em chạy loạn, nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng, ngắt cây, bẻ cành...

Đến Phủ Tây Hồ cầu gì?

Phủ Tây Hồ là ngôi đền thờ Bà chúa Liễu Hạnh được xây dựng từ thế kỷ XVII nhằm tưởng nhớ đến Bà chúa Liễu Hạnh, một trong những vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian người Việt. Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo Tây Hồ thuộc làng Nghi Tàm (Hà Nội) và hiện đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng Di tích Lịch sử-Văn hóa.

Theo quan niệm dân gian, Phủ Tây Hồ cầu tài lộc, may mắn rất linh thiêng.

Hằng năm, Phủ mở chính hội vào hai ngày là mùng 3 tháng 3 Âm lịch và 13 tháng 8 Âm lịch. Tuy nhiên, vào những ngày đầu năm, đầu tháng hay ngày rằm người dân đến thờ cúng rất đông. Đặc biệt những ngày hội chính, các con đường dẫn vào Phủ xung quanh hồ Tây đều chật cứng người và xe ra vào.

Thời gian mở cửa đi lễ Phủ Tây Hồ

Vào những ngày bình thường, Phủ Tây Hồ đều mở cửa từ 5h đến 19h để đảm bảo thời gian thờ cúng và tham quan của khách du lịch.

Vào 2 ngày lễ chính là ngày 03/03 âm lịch và 13/8 âm lịch Phủ sẽ đóng cửa muộn hơn bởi  số lượng du khách đến làm lễ và tham quan đông đảo. Đặc biệt, vào dịp tết hàng năm số lượng khách đến đây là đông nhất, nếu bạn có dự định đi lễ Phủ Tây Hồ, nên sắp xếp thời gian đi hợp lý.

Trên đây là Văn khấn đi lễ Phủ Tây Hồ đầy đủ kèm hướng dẫn cách sắm lễ, cách dâng lễ tại Phủ đúng chuẩn nhất. Các bạn tham khảo và thực hiện theo nhằm cầu mong cho một năm may mắn, tài lộc và bình anh nhé!

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
38 74.215
0 Bình luận
Sắp xếp theo