Đáp án giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông lớp 4 năm 2024
Giao lưu an toàn giao thông lớp 4 năm 2024
An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 4 năm 2024 - Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ năm 2024 đã chính thức được phát động đến đông đảo học sinh tiểu học trên toàn quốc nhằm nâng cao hiểu biết về an toàn giao thông cho các em học sinh. Sau đây là đáp án an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho học sinh lớp 4 Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc.
- Đáp án tự luận an toàn giao thông lớp 4
- Đáp án giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông lớp 3
- Đáp án giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 5
- Đáp án tự luận thi an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ
Bài thi tìm hiểu an toàn giao thông tiểu học - Cuộc thi Giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông - An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 4 năm 2024 là một sân chơi bổ ích cho các em học sinh trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật về an toàn giao thông. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em câu hỏi An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 4 năm 2024 có đáp án chi tiết cùng với hướng dẫn trả lời câu hỏi tự luận An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 4 năm 2024. Mời các bạn cùng tham khảo.
Để tải đáp án Giao lưu an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 4 năm 2024, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.
Đáp án an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 4 2024 do Hoa Tiêu tự làm cả trắc nghiệm và tự luận, không sao chép ở đâu. Do vậy, các bên khác lấy vui lòng ghi nguồn.
1. Đáp án an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 4 2022-2023
PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(Em hãy khoanh tròn vào 01 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)
Câu 1. Trên đường đi học về, một nhóm bạn cùng lớp tụ tập dưới lòng đường nói chuyện và đùa nghịch rôm rả. Nếu được các bạn rủ, em có tham gia cùng các bạn không?
A. Có, nhìn các bạn vui vẻ em đã muốn tham gia;
B. Có, vì tụ tập sát ngay vỉa hè không sao;
C. Không, vì như thế là vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, gây mất trật tự An toàn giao thông (ATGT);
D. Không, vì như thế là vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, gây mất trật tự ATGT và em nhắc các bạn lên vỉa hè đứng nói chuyện cho an toàn.
Câu 2. Vào giờ tan học, những hành vi nào sau đây dẫn tới mất an toàn giao thông ở cổng trường?
A. Xếp hàng theo lớp, tránh va chạm với người và các phương tiện khác;
B. Đứng vào vị trí của lớp mình để thuận lợi cho việc bố mẹ đón, tránh cản trở giao thông;
C. Người bán hàng rong luồn lách trong đám đông các em học sinh để mời chào mua hàng;
D. Xếp hàng theo lớp, đi ra theo hiệu lệnh của cô phụ trách để tránh ùn tắc trước cổng trường.
Câu 3. Em đạp xe từ trong ngõ ra đường chính vào lúc trời nhập nhoạng tối, em phải đi như thế nào để bảo đảm an toàn?
A. Đạp xe chậm, chú ý quan sát rồi đi nhanh ra đường chính;
B. Quan sát tín hiệu đèn, không thấy ánh đèn của phương tiện khác là em đạp xe ra;
C. Đi chậm, quan sát phương tiện và ánh đèn, lắng nghe tiếng còi và tiếng động cơ xe, quan sát xi nhan và dự đoán tình huống nếu thấy an toàn mới đi ra;
D. Đạp xe nhanh ra đường chính mà không cần quan sát.
Câu 4. Khi tham gia giao thông đường thuỷ, em phải làm gì để bảo đảm an toàn?
A. Mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi;
B. Không đùa nghịch, ngồi im trên thuyền;
C. Thò tay xuống khua nước cho mát vì em mặc áo phao;
D. Mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi, không đùa nghịch, ngồi theo hướng dẫn của người lái thuyền.
Câu 5. Những hành vi nào dưới đây theo em là dễ dẫn đến Tai nạn giao thông (TNGT)?
A. Đi xe dàn hàng ngang, vừa đi vừa đùa nghịch, lạng lách, rẽ đột ngột trước đầu xe khác;
B. Đi sát lề đường bên phải;
C. Sang đường đúng nơi quy định;
D. Chấp hành nghiêm hiệu lệnh của cô/chú CSGT.
Câu 6. Gần trường có 1 công viên, bạn em rủ đua xem ai có thể đạp xe bằng 1 tay đến công viên nhanh nhất, em thấy lời đề nghị đó thế nào?
A. Rất vui, đạp xe luôn trên vỉa hè cho đỡ nguy hiểm;
B. Em không tham gia vì đó là hành vi nguy hiểm, mất ATGT;
C. Em thấy cũng khá nguy hiểm nhưng công viên cũng gần trường nên chắc chắn không xảy ra vấn đề gì;
D. Em rủ bạn vào công viên thi xem ai đạp xe nhanh hơn.
Câu 7. Tại nơi đường giao nhau không có cầu đường bộ, hầm đường bộ, vạch kẻ đường, em và bạn phải sang đường như thế nào để bảo đảm an toàn?
A. Quan sát cả 2 bên, nếu không thấy phương tiện nào đến gần thì giơ tay cao, đi sang đường và vẫn tiếp tục quan sát;
B. Quan sát không thấy phương tiện nào thì chạy nhanh sang đường;
C. Dắt tay bạn chạy sang đường;
D. Chạy nhanh sang đường.
Câu 8. Tại nơi đường bộ giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên, giữa đường nhánh và đường chính, người lái xe phải xử lí như thế nào?
A. Nhường đường cho xe chạy ở bên phải mình tới;
B. Nhường đường cho xe chạy ở bên trái mình tới;
C. Nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kì hướng nào tới;
D. Chú ý quan sát và lưu thông bình thường.
Câu 9. Người lái xe phải cho xe dừng lại khi gặp biển “Stop” trong trường hợp nào?
A. Có người điểu khiển giao thông;
B. Có tàu hoả sắp chạy qua;
C. Có xe đi ngược chiều trên cầu hẹp;
D. Trong mọi trường hợp.
Câu 10. Xe cơ giới hai bánh, 3 bánh, xe gắn máy có được kéo, đẩy các xe khác, vật khác không?
A. Được phép;
B. Tuỳ trường hợp;
C. Tuyệt đối không;
D. Được kéo xe đạp.
2. Đáp án câu hỏi tự luận an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 4 2022-2023
PHẦN B: VIẾT (không quá 30 dòng)
Kể tên một số phương tiện giao thông đường thủy mà em biết. Hãy nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia giao thông đường thủy
Những việc nên làm và không nên làm khi tham gia giao thông đường thủy
Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông bằng đường thủy, các em nên ghi nhớ những điều sau đây:
- Những việc không nên làm khi tham gia giao thông đường thủy:
- Không chạy nhảy đùa nghịch trên tàu thủy.
- Không đứng quá gần mép tàu
- Không chen lấn xô đẩy nhau khi xếp hàng lên tàu
- Không uống bia rượu khi đi tàu thủy
- Không phá hoại, làm hỏng các đồ đạc trên tàu
- Không uống các loại nước ngọt có ga hay đồ ăn khó tiêu sẽ khiến bạn dễ bị say sóng
- Những việc nên làm khi tham gia giao thông đường thủy:
- Cần phải đến bến thuyền trước thời gian khởi hành để nghỉ ngơi và làm quen không khí, đề phòng những tình huống bất trắc.
- Ngồi trật tự tại chỗ của mình, nghiêm túc và tuyệt đối tuân thủ theo những quy định an toàn trên tàu.
- Mặc áo phao và các dụng cụ cứu sinh trong suốt chuyến đi.
- Chú ý lắng nghe nhân viên phổ biến các nội dung cũng như quy định khi đi tàu thủy.
- Giữ gìn vệ sinh và tài sản chung của phương tiện giao thông công cộng.
- Đọc kĩ thông tin ghế ngồi, số hiệu chuyến tàu để lên đúng vị trí của mình.
- Không xả rác bừa bãi, và không làm hành vi khiến hư hại các trang thiết bị chung trên tàu thủy.
- Chú ý tránh làm hư hỏng những trang thiết bị, đồ dùng có trên thuyền khi di chuyển.
Xem chi tiết đáp án câu hỏi tự luận an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 4 2022-2023 dưới đây:
3. Đáp án an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 4 2022
PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(Em hãy khoanh tròn vào 01 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)
Câu 1. Những hành vi nào của người điều khiển xe đạp vi phạm quy tắc giao thông đường bộ?
A. Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính).
B. Đội mũ bảo hiểm.
C. Đi đúng làn đường dành cho xe đạp và cho xe thô sơ.
Câu 2. Khi nhìn thấy các bạn của mình đang điều khiển xe đạp đi dàn hàng ngang ngoài đường, em sẽ làm gì?
A. Khen các bạn dàn hàng ngang đẹp.
B. Tham gia dàn hàng ngang cùng các bạn cho vui.
C. Nhắc nhở, khuyên nhủ các bạn không nên đi xe đạp dàn hàng ngang ngoài đường
Câu 3. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông dưới đây có ý nghĩa như thế nào?
A. Người tham gia giao thông ở tất cả các hướng đều phải dừng lại.
B. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng.
C. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển được tiếp tục di chuyển.
Câu 4. Em đang dừng xe đạp tại ngã tư đường theo tín hiệu đèn giao thông màu đỏ. Chú cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh cho các phương tiện hướng của em di chuyển. Trong khi đó, đèn tín hiệu giao thông vẫn bật màu đỏ. Em sẽ làm gì?
A. Di chuyển theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
B. Tiếp tục dừng lại chờ đèn tín hiệu giao thông bật màu xanh.
C. Cả hai ý trên.
Câu 5. Tai nạn giao thông có thể dẫn đến hậu quả gì?
A. Gây thương vong về người.
B. Phá hủy về tài sản.
C. Cả hai ý trên.
Câu 6. Những hành vi nào của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể dẫn đến tai nạn giao thông?
A. Tuân thủ biển báo, tín hiệu điều khiển giao thông.
B. Đi đúng phần đường, làn đường theo quy định.
C. Vượt quá tốc độ cho phép.
Câu 7. Để điều khiển xe rẽ vào một ngõ nhỏ mà em không quan sát được người và phương tiện đi lại trong ngõ, em sẽ làm gì?
A. Tiếp tục điều khiển với tốc độ như bình thường và rẽ khi nào em muốn.
B. Đi chậm, đưa ra tín hiệu chuyển hướng, quan sát cẩn thận, khi thấy đủ điều kiện an toàn thì mới điều khiển xe đạp chuyển hướng.
C. Tăng tốc độ và nhanh chóng điều khiển xe đạp chuyển hướng.
Câu 8. Đang điều khiển xe đi trên đường, em thấy một chiếc xe cần cẩu to đang dừng, đỗ chiếm hết phần đường em đang đi. Để tiếp tục di chuyển, em cần làm gì để đảm bảo an toàn?
A. Tiếp tục di chuyển như bình thường để vượt qua chiếc xe cần cẩu.
B. Tăng tốc thật nhanh để vượt qua chiếc xe cần cẩu.
C. Giảm tốc độ, quan sát cẩn thận, khi nhận thấy đủ điều kiện an toàn thì tiếp tục di chuyển để vượt qua chiếc xe cần cẩu.
Câu 9. Những hành vi nào không an toàn khi tham gia giao thông đường thủy (phà, tàu, thuyền…)?
A. Chen lấn, xô đẩy để lên, xuống tàu, thuyền nhanh nhất có thể.
B. Chạy, nhảy, đùa nghịch với các bạn trên tàu, thuyền.
C. Cả hai ý trên.
Câu 10. Trong lúc đang ngồi trên thuyền (ghe) đến trường, một người bạn ngồi cùng thuyền đùa nghịch, té nước vào em, em sẽ làm gì?
A. Té nước lại vào bạn.
B. Nhắc nhở bạn giữ trật tự, không được nghịch ngợm khi ngồi trên thuyền.
C. Để bạn thích làm gì thì làm.
4. Những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toàn
Những việc nên làm khi đi xe đạp:
- Người điều khiển xe đạp phải điều khiển xe đi bên phải theo chiều đi của mình và đi đúng phần đường, làn đường quy định.
- Người điều khiển xe đạp phải đi trên làn đường trong cùng phía tay phải.
- Người điều khiển xe đạp phải chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ bao gồm hệ thống đèn tín hiệu, biển báo hiệu đường bộ, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
- Người điều khiển xe đạp phải chở đúng số người theo quy định của pháp luật.
- Người điều khiển xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
Những việc không nên làm khi đi xe đạp:
+ Đi xe dàn hàng ngang;
+ Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
+ Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
+ Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
+ Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
- Người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau:
+ Mang, vác vật cồng kềnh;
+ Sử dụng ô;
+ Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
+ Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
5. Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2021 lớp 4
PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(Em hãy khoanh tròn vào 1 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)
Câu 1. Những hành vi nào của người điều khiển xe đạp vi phạm quy tắc giao thông đường bộ ?
A. Đi dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng
B. Thả hai tay hoặc một tay khi điều khiển xe
C. Tất cả các hành vi trên
Câu 2. Khi nhìn thấy bạn thân của mình đang điều khiển xe đạp lạng lách, đánh võng, em sẽ làm gì ?
A. Tham gia cùng với bạn
B. Nhắc nhở, khuyên nhủ bạn không nên lạng lách, đánh võng
C. Đứng vỗ tay, cổ vũ bạn tiếp tục lạng lách, đánh võng
Câu 4. Em đang dừng xe đạp tại ngã tư đường theo tín hiệu đèn giao thông màu đỏ. Chú cảnh sát giao thông ở bục điều khiển giao thông ra hiệu lệnh cho các phương tiện hướng của em di chuyển, trong khi đó, đèn tín hiệu giao thông vẫn bật màu đỏ. Em sẽ làm gì?
A. Tiếp tục dừng lại chờ đèn tín hiệu giao thông bật màu xanh
B. Di chuyển theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
C. Cả hai ý trên
Câu 3. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông dưới đây có ý nghĩa như thế nào ?
A. Người tham gia giao thông ở tất cả các hướng đều phải dừng lại
B. Người tham gia giao thông ở tất cả các hướng được phép đi
C. Người tham gia giao thông ở phía bên trái và bên phải người điểu khiển được đi
Câu 5. Những hành vi nào của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có nguy cơ gây tai nạn giao thông ?
A. Tuân thủ biển báo, tín hiệu điều khiển giao thông
B. Phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng
C. Đi đúng phần đường, làn đường theo quy định
Câu 6. Tai nạn giao thông có thể dẫn đến hậu quả gì ?
A. Gây thương vong về người
B. Phá hủy về tài sản
C. Cả hai ý trên
Câu 7. Khi điều khiển xe tới nơi tầm nhìn bị che khuất, em cần làm gì để đảm bảo an toàn?
A. Tiếp tục di chuyển bình thường
B. Tăng tốc thật nhanh để vượt qua nơi tầm nhìn bị che khuất
C. Đi chậm, quan sát ánh đèn (nếu trời tối), lắng nghe tiếng còi và tiếng động cơ xe
Câu 8. Em đang điều khiển xe đạp trên đường, trước mặt em là một chiếc ô tô tải đang bật tín hiệu rẽ phải vào một đường cắt ngang gần đó. Em sẽ làm gì?
A. Đạp xe thật nhanh vượt qua đầu xe tải trước khi nó chuyển hướng.
B. Đi chậm hoặc dừng lại để chờ xe qua, giữ khoảng cách an toàn
C. Tiếp tục điểu khiển xe theo hướng đi của mình, không cần quan tâm đến xe tải
Câu 9. Những hành vi nào không an toàn khi tham gia giao thông đường thủy (phà, tàu thủy…) ?
A. Mặc áo phao
B. Lên xuống xe đúng thứ tự, không chen lấn, xô đẩy
C. Chạy nhảy, đùa nghịch với các bạn trên thuyền
Câu 10. Em và bạn học cùng lớp thường đi đến trường bằng thuyền (ghe). Hôm đó, khi đến bến sông, em và bạn đợi chừng 15 phút mà không thấy người lái thuyền (ghe) ra. Nhìn thấy con thuyền neo đậu gần đó, bạn em liền đề nghị “Đợi lâu thế nàymuộn học mất. Bạn lên thuyền đi, để mình chèo thuyền”. Em sẽ làm gì ?
A. Xuống thuyền đi cùng bạn
B. Hỗ trợ bạn chèo thuyền
C. Khuyên bạn nên đợi người lái thuyền vì các em con nhỏ chưa được phép chèo thuyền
PHẦN B: VIẾT (từ 20 – 25 dòng)
Tai nạn giao thông để lại hậu quả rất nặng nề và lâu dài đối với gia đình và xã hội. Em hãy nêu một vài nguyên nhân thường dẫn đến tai nạn giao thông và những việc em cần làm để phòng tránh tai nạn giao thông.
6. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông
Ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn thấp, phải kể đến cả văn hóa giao thông.
Sử dụng phương tiện không đảm bảo an toàn, không đúng quy định khi tham gia giao thông.
Thiếu kiến thức cũng như kỹ năng khi tham gia giao thông, xử lý tình huống bất ngờ.
Thiên tai lũ lụt cũng là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
7. Các biện pháp giúp phòng tránh tai nạn giao thông
Vận động người thân cũng như mọi người xung quanh tham gia sử dụng các phương tiện công cộng. Để phục vụ đi lại, hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông. Cũng như hạn chế được phần lớn lưu lượng phương tiện tham gia giao thông. Tránh tình trạng chen lấn mất ý thức chấp hành luật khi lưu thông.
Tăng cường hệ thống trật tự an toàn, hệ thống cảnh báo tốc độ. Để đảm bảo an toàn cho người dân khi lưu thông. Cũng như mức phạt nghiêm ngặt đối với những hành vi vi phạm luật giao thông.
Nâng cao ý thức chấp hành quy định khi tham gia giao thông. Hạn chế vi phạm, thường xuyên vận động mọi người tham gia những buổi tuyên truyền văn hóa giao thông.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Đáp án thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024
Kế hoạch giảng dạy an toàn giao thông THCS
Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai học sinh (đủ 2 cấp) 2024
Kế hoạch tuyên truyền an toàn giao thông 2024
Thầy cô hãy xây dựng kế hoạch giảng dạy nội dung giáo dục an toàn giao thông trong môn học giáo dục công dân
Thể lệ thi trắc nghiệm Chung tay vì an toàn giao thông 2024
Lựa chọn một chủ đề về an toàn giao thông mà em đã học để xây dựng kế hoạch tuyên truyền
Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên 2024
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Đáp án giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông lớp 4 năm 2024
312 KB 14/04/2021 5:19:00 CHGợi ý cho bạn
-
Top 14 bài bài phát biểu trong lễ xin dâu 2024 hay nhất
-
Lời dẫn đại hội chi đoàn lớp 2024
-
Thư tri ân thầy cô chân thành, cảm động nhất
-
Đáp án Cuộc thi Công đoàn Cần Thơ Bạn đồng hành của người lao động 2023
-
Đáp án thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ - Tuần 5
-
Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu lịch sử Lai Châu năm 2023- Tuần 4
-
Đáp án Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Nghệ An 2023 tuần 2
-
Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật tỉnh Bình Thuận 2023
-
Đáp án Cuộc thi tìm hiểu về môi trường Giấc mơ xanh 2024
-
Bộ câu hỏi trắc nghiệm thi Tìm hiểu Luật phòng, chống ma túy 2023
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Bài dự thi
Khi tham gia giao thông đến nơi đường giao nhau, trên làn đường rẽ phải có vạch kẻ mắt võng, người tham gia giao thông phải dừng xe như thế nào nếu gặp đèn tín hiệu màu đỏ?
Mẫu bìa giáo án mầm non 2024
Đáp án thi tìm hiểu pháp luật Quảng Bình năm 2021
Đáp án Cuộc thi đại sứ văn hóa đọc tỉnh Bắc Ninh năm 2023
Đáp án Thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến trên mạng Internet tỉnh Quảng Nam dành cho học sinh THPT 2023
Kịch bản lễ khánh thành nhà văn hóa