Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên 2024

Tải về

Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2024 đã chính thức khởi động dành cho học sinh THCS, THPT và giáo viên trên toàn quốc nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật và kiến thức về an toàn giao thông đường bộ. Sau đây là chi tiết nội dung câu hỏi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2024 dành cho giáo viên có gợi ý đáp án để các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo hoàn thành bài dự thi an toàn giao thông dành cho giáo viên THCS, THPT 2024. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài dự thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai dành cho giáo viên bao gồm 2 phần là câu hỏi tự luận và xây dựng kế hoạch bài dạy. Dưới đây là chi tiết đề thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai giáo viên 2024 cùng với một số gợi ý làm bài sẽ giúp các thầy cô có thêm ý tưởng để hoàn thành bài dự thi của  mình.

Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai giáo viên 2024

Gợi ý đáp án phần tự luận mời các thầy cô tham khảo trong đường link bên dưới:

Tham khảo mẫu kế hoạch bài dạy về an toàn giao thông:

Đề thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai giáo viên 2024-2025

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG

“An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp THCS và THPT Dành cho giáo viên

Năm học 2024 – 2025

PHẦN 1: CÂU HỎI TỰ LUẬN

Tại trường đang công tác, Thầy/Cô đã có những sáng kiến nào nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả khi triển khai chương trình giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”?

PHẦN 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Căn cứ vào tài liệu "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp THCS và THPT, hãy xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) và tổ chức dạy minh họa theo các yêu cầu sau đây:

- Kế hoạch bài dạy có thời lượng 01 tiết học hoặc 01 chủ đề với thời lượng nhiều hơn 01 tiết, hoặc giảng dạy tích hợp vào bài học của môn học thầy cô đang giảng dạy. Kế hoạch bài dạy có cấu trúc bảo đảm theo yêu cầu của Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH.

- Giáo viên đang giảng dạy ở cấp học nào sử dụng tài liệu "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" của cấp học đó để xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) và tổ chức dạy minh họa.

- Sản phẩm dự thi là hồ sơ dạy học, bao gồm:

(1) Kế hoạch bài dạy (giáo án) được thiết kế, tổ chức thành các hoạt động học của học sinh theo phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.

(2) Thiết bị dạy học và học liệu (nếu có): được sử dụng để hỗ trợ hoạt động củahọc sinh theo tiến trình dạy học đã thiết kế, có thể là: mô hình, hình ảnh, tranh, sơ đồ...

(3) Báo cáo về việc thử nghiệm tiến trình dạy học đã thiết kế (không quá 02 trang giấy A4), kèm theo minh chứng về hoạt động dạy học đã tiến hành, sản phẩm của các hoạt động học và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh.

Toàn bộ sản phẩm dự thi của giáo viên được thể hiện trong 01 file và chuyển thành định dạng PDF (Các mô hình, hình ảnh, tranh, sơ đồ,... giáo viên có thể chụp lại, đưa vào file Word và chuyển thành file PDF).

- Tiêu chí chấm sản phẩm dự thi vận dụng theo Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH, ngày  08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Gợi ý câu hỏi tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai giáo viên 2023

Chi tiết gợi ý đáp án câu hỏi tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai giáo viên 2023 mời các bạn xem trong file tải về. 

Đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên 2022

-------------------------------

Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022 cho giáo viên THPT

Câu 1. Xe ô tô con tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư nơi đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới được chạy với tốc độ tối đa là bao nhiêu km/h?

A. 60

B. 70

C. 80Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

D. 90

Câu 2: Khi điều khiển phương tiện giao thông trên đường trơn trượt, người lái xe phải chọn cách đi nào dưới đây để đảm bảo an toàn?

A. Giữ vững tay lái và cho xe chuyển động với tốc độ chậm, giữ đều ga, không lấy lái nhiều và không phanh gấp.Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

B. Thả lỏng tay lái và cho xe chuyển động với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường, không lấy lái nhiều và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt.

C. Thả lỏng tay lái và cho xe chuyển động với tốc độ chậm, giữ đều ga, lấy lái nhiều và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt.

D. Giữ vững tay lái và cho xe chuyển động với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường, không lấy lái nhiều và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt.

Câu 3. Khi điều khiển phương tiện trong khu đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, người điều khiển phương tiện phải báo hiệu bằng cách nào dưới đây để xin vượt xe?

A. Báo hiệu bằng tín hiệu đèn hoặc còi xe.

B. Báo hiệu bằng tín hiệu còi xe.

C. Báo hiệu bằng tín hiệu đèn.Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

D. Báo hiệu bằng tín hiệu đèn và còi xe.

Câu 4: Hãy lựa chọn phương án đúng nhất dưới đây về quy tắc gia nhập làn đường khi điều khiển các phương tiện ô tô, xe máy.

A. Quan sát an toàn xung quanh, bật đèn báo hiệu cho các phương tiện khác biết và chỉ cho xe gia nhập làn đường khi đã bảo đảm an toàn.Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

B. Nhanh chóng điều khiển xe gia nhập làn đường để tiết kiệm thời gian.

C. Quan sát an toàn xung quanh và nhanh chóng điều khiển xe gia nhập làn đường.

D. Nhanh chóng gia nhập làn đường, chỉ cần nhường đường cho các loại xe ưu tiên.

Câu 5. Phương án nào dưới phù hợp với quy tắc tránh xe đi ngược chiều?

A. Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi; Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc; Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

B. Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi; Xe lên dốc phải nhường đường cho xe đang xuống dốc; Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.

C. Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi; Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc; Xe nào không có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe có chướng ngại vật đi trước.

D. Phải giảm tốc độ và dùng đèn chiếu xa khi đi ngược chiều nhau; Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc; Xe nào không có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe có chướng ngại vật đi trước.

Câu 6: Trong các thao tác vượt xe sau đây, thao tác nào không bảo đảm an toàn?

A. Kiểm tra an toàn phía trước.

B. Duy trì tốc độ ổn định phía sau xe định vượt, giữ khoảng cách an toàn với xe định vượt.

C. Vượt xe về bên phải nếu xe trước không nhường đường.Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

D. Tăng tốc độ để vượt, giữ khoảng cách an toàn với xe bị vượt tối thiểu 2 mét bề ngang.

Câu 7: Cách sắp xếp về thứ tự đường ưu tiên theo phương án nào dưới đây là đúng?

A. Quốc lộ - Đường cao tốc - Đường tỉnh - Đường đô thị - Đường huyện - Đường xã - Đường chuyên dùng.

B. Đường cao tốc - Quốc lộ - Đường đô thị - Đường tỉnh - Đường huyện - Đường xã - Đường chuyên dùng.Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

C. Đường chuyên dùng - Đường cao tốc - Quốc lộ - Đường đô thị - Đường tỉnh - Đường huyện - Đường xã.

D. Đường cao tốc - Quốc lộ - Đường chuyên dùng - Đường tỉnh - Đường đô thị - Đường xã.

Câu 8: Anh A điều khiển xe ô tô lưu thông trên đường quốc lộ không phân chia thành các làn riêng biệt. Quan sát phía trước an toàn và có đủ điều kiện vượt, anh A báo hiệu để xin vượt. Tuy nhiên, anh B điều khiển xe ô tô phía trước không nhường đường. Nhận thấy không có chướng ngại vật bên phải, anh A đã điều khiển xe về phía phần đường bên phải và vượt lên. Trong tình huống này, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Anh A vi phạm Luật giao thông đường bộ còn anh B không vi phạm.Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

B. Anh B vi phạm Luật giao thông đường bộ còn anh A không vi phạm.

C. Cả anh A và anh B đều vi phạm Luật giao thông đường bộ.

D. Cả anh A và anh B đều không vi phạm Luật giao thông đường bộ

Câu 9: Biển báo nào dưới đây báo hiệu đường hai chiều?

A. Biển 1

B. Biển 2Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

C. Biển 1 và 2

D. Biển 2 và 3

Câu 10. Trên đường cao tốc, gặp biển báo nào dưới đây người lái xe đi theo hướng bên phải để tránh chướng ngại vật?

A. Biển 1 và 2

B. Biển 2

C. Biển 3Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

D. Biển 1 và 3

Câu hỏi tự luận: Xem gợi ý trả lời Tại đây.

Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022 cho giáo viên THCS

Câu 1. Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện xe cơ giới phải mang theo các loại giấy tờ nào sau đây khi tham gia giao thông?

A. Đăng ký xe, Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định, Căn cước công dân.

B. Đăng ký xe, Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển, Căn cước công dân.

C. Đăng ký xe, Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển, Căn cước công dân, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.

D. Đăng ký xe, Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

Câu 2. Trên đoạn đường hẹp chỉ đủ cho một xe di chuyển và có chỗ tránh xe, một xe ô
tô 4 chỗ và một xe buýt cùng di chuyển ngược chiều nhau. Trong trường hợp này xe nào
phải vào vị trí tránh và nhường đường cho xe kia?

A. Xe gần vị trí tránh.Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

B. Xe xa vị trí tránh.

C. Xe 4 chỗ.

D. Xe buýt.

Câu 3. Khi điều khiển xe ôtô vào ban đêm, gặp xe chạy ngược chiều, người lái xe cần
phải thực hiện các thao tác nào sau đây để bảo đảm an toàn?

A. Chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần; không nhìn thẳng vào đèn của xe chạy
ngược chiều mà nhìn chếch sang phía phải theo chiều chuyển động của xe mình.Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

B. Chuyển từ đèn chiếu gần sang đèn chiếu xa; không nhìn thẳng vào đèn của xe chạy ngược chiều mà nhìn chếch sang phía phải theo chiều chuyển động của xe mình.

C. Chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần; nhìn thẳng vào đèn của xe chạy ngược chiều để tránh xe và bảo đảm an toàn.

D. Chuyển từ đèn chiếu gần sang đèn chiếu xa; nhìn chếch sang phía phải theo chiều chuyển động của xe mình.

Câu 4. Hãy chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe mô tô, xe
gắn máy lên dốc.

A. Trả số về theo tốc độ có thể lên được phụ thuộc vào độ cao của dốc, chuyển đổi số giữa dốc, khi lên gần đỉnh dốc, tăng tay ga và đi nhanh qua đỉnh dốc.

B. Trả số về theo tốc độ có thể lên được phụ thuộc vào độ cao của dốc, tránh chuyển đổi số giữa dốc, khi lên gần đỉnh dốc, tăng tay ga và đi nhanh qua đỉnh dốc.

C. Trả số về theo tốc độ có thể lên được phụ thuộc vào độ cao của dốc, tránh chuyển đổi số giữa dốc, khi lên gần đỉnh dốc, giảm tay ga và buông trôi qua đỉnh dốc.Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

D. Trả số về theo tốc độ có thể lên được phụ thuộc vào độ cao của dốc, chuyển đổi số giữa dốc, khi lên gần đỉnh dốc, giảm tay ga và trả ga qua đỉnh dốc.

Câu 5. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo
các quy định nào sau đây?

A. Trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát theo
lề đường, hè phố phía bên trái theo chiều đi của mình.

B. Chỉ được dừng, đỗ phương tiện tại nơi cho phép và bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông.Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

C. Được phép dừng xe, đỗ xe trên miệng cống thoát nước, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.

D. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 10 mét.

Câu 6. Khi điều khiển phương tiện giao thông trên đường và quan sát thấy có xe sau xin
vượt, người lái xe cần phải thực hiện các thao tác nào sau đây để bảo đảm an toàn?

A. Giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

B. Giảm tốc độ, đi sát về bên trái của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

C. Tăng tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

D. Giữ nguyên tốc độ, cho xe tránh về bên phải mình và ra hiệu cho xe sau vượt. Nếu có chướng ngại vật phía trước hoặc thiếu điều kiện an toàn chưa cho vượt được phải ra hiệu cho xe sau biết. Không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Câu 7. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất về quy tắc quay đầu xe ô tô an toàn.

A. Quan sát kĩ địa hình nơi quay trở đầu xe; lựa chọn phương pháp quay trở đầu xe thích hợp; quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu; tiến và lùi quay trở đầu xe phải chậm; thường xuyên ra tín hiệu, tốt nhất nên có người báo hiệu.

B. Quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu; quan sát kĩ địa hình nơi quay trở đầu xe; lựa chọn phương pháp quay trở đầu xe thích hợp; tiến và lùi quay trở đầu xe phải chậm; thường xuyên ra tín hiệu, tốt nhất nên có người báo hiệu.Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

C. Lựa chọn phương pháp quay trở đầu xe thích hợp; quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu; quan sát kĩ địa hình nơi quay trở đầu xe; tiến và lùi quay trở đầu xe phải chậm; thường xuyên ra tín hiệu, tốt nhất nên có người báo hiệu.

D. Thường xuyên ra tín hiệu, tốt nhất nên có người báo hiệu; quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu; quan sát kĩ địa hình nơi quay trở đầu xe; lựa chọn phương pháp quay trở đầu xe thích hợp; tiến và lùi quay trở đầu xe phải chậm.

Câu 8: Anh K điều khiển xe mô tô trên Quốc lộ 1A, đến đoạn đường đôi bắt đầu vào thành phố Vinh, anh K nhìn thấy biển báo hiệu “Bắt đầu khu vực đông dân cư”. Trong trường hợp này anh K chỉ được phép điều khiển xe với tốc độ tối đa bao nhiêu?

A. 30 km/h.

B. 40 km/h.

C. 50 km/h.

D. 60 km/h.Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

Câu 9. Trên đường cao tốc, gặp biển nào dưới đây người lái xe phải chú ý đổi hướng đi
khi sắp vào đường cong nguy hiểm?

A. Biển 1.

B. Biển 1 và 3.Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

C. Biển 2 và 3.

D. Biển 2.

Câu 10. Biển báo nào dưới đây báo hiệu "Rẽ ra đường có làn đường dành cho ô tô khách"?

A. Biển 1 và 2

B. Biển 2

C. Biển 3

D. Biển 2 và 3.Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

Câu hỏi tự luận: Gợi ý trả lời xem Tại đây.

------------------------------------------

Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2021 cho giáo viên

Câu 1. Cách lựa chọn và đội mũ bảo hiểm (MBH) nào sau đây là đúng nhất?

A. Chọn MBH có giá cả phù hợp → Đội MBH → Cài quai mũ.

B. Chọn MBH đúng tiêu chuẩn chất lượng → Đội MBH lên đầu → Cài quai mũ → Kiểm tra quai mũ chắc chắn hay không → Xoay đi xoay lại xem có vừa đầu không.

C. Chọn MBH đúng tiêu chuẩn chất lượng → Đội MBH lên đầu → Xoay đi xoay lại xem có vừa đầu không → Cài quai mũ.

D. Chọn MBH đúng tiêu chuẩn chất lượng → Đội MBH lên đầu→ Xoay đi xoay lại xem có vừa đầu không → Cài dây quai mũ → Đưa 2 ngón tay vào dưới cằm để kiểm tra xem dây quai mũ có vừa không.Đáp án Học và làm theo lời Bác Bảng B Tuần 2

Câu 2. Phương án nào sau đây không đúng khi đi đến nơi tầm nhìn bị che khuất, cần phải làm gì để đảm bảo an toàn?

A. Kiểm soát tốc độ và sẵn sàng phanh khi cần thiết.

B. Luôn quan sát an toàn xung quanh và chủ động nhường đường cho các phương tiện khác.

C. Luôn giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước và dự đoán tình huống xấu nhất để có thể kịp thời phòng tránh.

D. Dừng xe, quan sát xung quanh và nhường đường cho các phương tiện tham gia giao thông khác.Đáp án Học và làm theo lời Bác Bảng B Tuần 2

Câu 3. Để đảm bảo an toàn khi lái xe mô tô, người lái xe cần lựa chọn trang phục nào dưới đây?

A. Quần áo đồng phục, giầy cao gót, kín mũi, kín gót.

B. Quần dài, áo ngắn tay; giầy đế bằng, kín mũi, kín gót.

C. Áo dài tay; quần dài; giày đế bằng, kín mũi, kín gót.Đáp án Học và làm theo lời Bác Bảng B Tuần 2

D. Áo ngắn tay; quần dài, giầy cao gót, kín mũi, kín gót.

Câu 4. Việc ngồi đúng tư thế lái xe mô tô không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Giúp người lái xe quan sát tốt.

B. Chống mệt mỏi khi lái xe đường dài.

C. Dễ dàng vận hành xe đúng cách.

D. Dễ dàng tiếp nhận các thông tin, liên lạc.Đáp án Học và làm theo lời Bác Bảng B Tuần 2

Câu 5. Quy tắc giao thông nào sau đây đúng đối với người điều khiển phương tiện khi phải nhường đường tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến?

A. Phải nhường đường cho xe đi từ bên phải.Đáp án Học và làm theo lời Bác Bảng B Tuần 2

B. Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước.

C. Phải nhường đường cho xe đi từ bên trái.

D. Đi sát mép đường giao thông về phía bên phải.

Câu 6. Vạch kẻ đường nào dưới đây là vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), xe không được lấn làn, không được đè lên vạch?

An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

A. Vạch 1.

B. Vạch 2.

C. Vạch 3.Đáp án Học và làm theo lời Bác Bảng B Tuần 2

D. Vạch 2 và 3.

Câu 7. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe trên đường bộ phải thực hiện quy định nào sau đây?

A. Dừng xe cách lề đường 30cm.

B. Xuống xe khi bảo đảm điều kiện an toàn.Đáp án Học và làm theo lời Bác Bảng B Tuần 2

C. Dừng xe, không được tắt máy và rời khỏi vị trí lái.

D. Dừng xe, tắt máy và rời khỏi vị trí lái.

Câu 8. Người điều khiển xe không được vượt xe khác ở những nơi nào sau đây?

A. Nơi đường giao nhau và đường trong khu vực đô thị.

B. Đường vòng và đường ở ngoài khu vực đô thị.

C. Đường vòng và đường trong khu vực đô thị.

D. Nơi đường giao nhau và đường vòng.Đáp án Học và làm theo lời Bác Bảng B Tuần 2

Câu 9. Theo quy định hiện hành, đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy, mức phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng áp dụng cho hành vi vi phạm nào dưới đây?

A. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

B. Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều).Đáp án Học và làm theo lời Bác Bảng B Tuần 2

C. Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.

D. Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Câu 10. Yếu tố nào sau đây không chi phối đến người lái xe khi tham gia giao thông?

A. Ý thức tham gia giao thông.

B. Kiến thức Luật giao thông.

C. Chỉ số khối cơ thể.Đáp án Học và làm theo lời Bác Bảng B Tuần 2

D. Kỹ năng lái xe.

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN

1. Căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT), thầy/cô hãy xây dựng kế hoạch giảng dạy nội dung giáo dục an toàn giao thông trong môn học thầy/cô đảm nhận.

Gợi ý trả lời:

1. Mục tiêu

- Tuyên truyền sâu rộng các quy định an toàn giao thông đến mọi người, đặc biệt là các em học sinh.

- Nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của toàn thể học sinh trong nhà trường.

- Giáo dục học sinh các em nhận thức đúng, nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân và những người khác.

- Hạn chế vi phạm luật giao thông, tránh xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông khu vực cổng trường.

2. Yêu cầu cần đạt

- Cả giáo viên và học sinh đều phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục an toàn giao thông.

- Giáo viên và học sinh phải nghiêm túc thực hiện, chấp hành luật an toàn giao thông.

- Có ý thức tham gia giao thông văn minh, lịch sự, tuyên truyền đến mọi người về luật an toàn giao thông, cũng như văn hóa tham gia giao thông văn minh.

3. Đối tượng tham gia

- Chủ yếu là giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh.

4. Nội dung tuyên truyền giáo dục

- Tuyên truyền về cách đi bộ an toàn.

- Đi xe đạp điện, xe máy, xe gắn máy an toàn.

- Tuyên truyền luật giao thông.

- Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện.

- Nhận biết một số biển báo thường gặp trong giao thông.

- Quy định xử phạt sai phạm khi tham gia giao thông.

- HS cam kết thực hiện và chia sẻ với những người thân trong gia đình về các kiến thức, kĩ năng an toàn giao thông đã được học.

5. Hình thức tuyên truyền giáo dục

- Thông qua buổi họp phụ huynh, tuyên truyền đến phụ huynh học sinh, phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh cùng nhau giáo dục con em chấp hành luật giao thông.

- Tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chuyên đề.

- Tạo điều kiện, không gian cho học sinh thực hành ngay tại trường học, dưới sự tham gia hướng dẫn của giáo viên.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông, siu tầm, thiết kế tranh, ảnh theo chủ đề an toàn giao thông.

- Tuyên truyền trực quan thông qua: áp phích, băng rôn, tờ rơi, khẩu hiệu, Website của lớp, của trường.

- Thông qua hệ thống phát thanh của nhà trường, phổ biến nội dung luật giao thông và các quy tắc tham gia giao thông an toàn đến học sinh.

- Tích hợp an toàn giao thông trong các môn học chuyên môn.

- Thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện quy định về ATGT, qua học sinh tuyên truyền đến cha mẹ học sinh.

- Kiểm tra, đánh giá, nhắc nhở, đôn đốc thực hiện các em học sinh. Khen thưởng đối với những tấm gương có ý thức thực hiện, chấp hành tốt.

2. Trong những năm qua, thầy/cô đã lựa chọn những hình thức nào để giáo dục an toàn giao thông, hình thức giáo dục nào thầy/cô đánh giá là hiệu quả? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Để giáo dục học sinh được tốt nhất cần phối kết hợp tất cả các hình thức tuyên truyền, giúp các em tiếp cận vấn đề qua nhiều hướng khác nhau, phù hợp với năng lực của từng em học sinh.

Mỗi hình thức đều có giá trị nhất định, rèn luyện, cung cấp kiến thức, kĩ năng về an toàn giao thông cho các em học sinh.

Các hình thức giáo dục an toàn giao thông đem lại hiệu quả hơn cả, đã được tôi áp dụng là:

(1) Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông, sưu tầm, thiết kế tranh, ảnh theo chủ đề an toàn giao thông

Vì:

- Học sinh được chủ động sáng tạo, tự tìm hiểu kiến thức về an toàn giao thông.

- Rèn luyện kĩ năng tự học, kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh.

- Học sinh được thoải mái sáng tạo, tiếp nhận kiến thức, kĩ năng tự nhiên, không khuôn mẫu, gò bó kích thích hứng thú tìm hiểu cho học sinh.

- Đây là hình thức mà các em có thể tự truyên truyền cho nhau, giáo dục cho bản thân và những người xung quanh.

(2) Để học sinh trực tiếp thực hành, trải nghiệm tại khu vực sân trường dưới sự hướng dẫn giám sát của giáo viên

Vì:

- Giúp học sinh được trải nghiệm thực tế, có cái nhìn chân thật, khách quan nhất → Khắc sâu kiến thức.

- Đem lại trải nghiệm thú vị, tạo hứng thú học tập.

(3) Tuyên truyền giáo dục thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề

Vì: Đem lại cho các em học sinh lượng kiến thức đầy đủ nhất, chi tiết nhất.

(4) Phối hợp với cha mẹ học sinh

Vì: Để giáo dục học sinh tốt nhất cần có sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Thầy cô, cha mẹ nghiêm túc chấp hành luật giao thông thì con em mình cũng lấy làm gương noi theo.

Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2020 cho giáo viên

1. Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2020 cho giáo viên THCS

Đáp án an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai giáo viên THCS 2020Đáp án:

1.D2.A3.D4.D5.A6.B7.B8.A9.A10.C

Phần 2: câu hỏi tự luận

Việc giáo dục an toàn giao thông chỉ là việc của nhà trường là của mỗi cá nhân, tổ chức và toàn xã hội. Để giáo dục an toàn giao thông trong trường học thì việc lồng ghép vào các tiết học, các môn học là điều cần thiết và hữu hiệu nhất. Đưa giáo dục an toàn giao thông vào bài giảng vào các hoạt động trong trường học sẽ khiến cho học sinh ghi nhớ và cũng có thể đưa ra những ý kiến, những sáng kiến để đảm bảo an toàn giao thông cho mình và mọi người. Nhưng việc đưa vào quá liên tục và đa dạng sẽ khiến cho học sinh quá tải về lượng kiến thức. Cần đưa vào đúng lúc đúng chỗ, phù hợp với các cấp học khác nhau đồng thời đa dạng hóa về hình thức truyền đạt để HS.

2. Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2020 cho giáo viên THPT

Đáp án an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai giáo viên THPT 2020Đáp án:

1.D2.A3.D4.D5.A6.B7.B8.A9.A10.C

Cuộc thi Giao thông học đường vừa được phát động tổ chức vào ngày 10/01/2019, mời các bạn tham khảo đáp án vòng 1 Giao thông học đường mới nhất trên Hoatieu.vn.

Đáp án giao thông học đường 2019

Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai giáo viên 2019

1. Câu hỏi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai dành cho giáo viên trung học phổ thông

"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp trung học phổ thông Dành cho giáo viên Năm học 2018-2019

(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)

Họ và tên: ……………………….………......Giới tính: ............................……….…...

Giáo viên bộ môn: ……………..……………………………….…...…..….…....….....

Số điện thoại di động: ……………………..…Nhà riêng:……………………………..

Email:……………..……………………..…….………………….…...…..….…...........

Trường: ………………..………………………………….…...…..…...……….............

Địa chỉ nhà trường: ……..…………………….............Tỉnh………......…...................

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1. Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, hành động nào sau đây của người điều khiển phương tiện giao thông là đúng quy tắc?

A. Vẫn giữ tốc độ và nhường đường cho người đi bộ.

B. Dừng lại, dắt xe qua vạch kẻ đường.

C. Quan sát, giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ.

D. Giảm tốc độ, cẩn thận vượt qua phía trước người đi bộ.

Câu 2. Trên đoạn đường hẹp chỉ đủ cho một xe di chuyển và có chỗ tránh xe, một xe ô tô 4 chỗ và một ô tô 16 chỗ cùng di chuyển ngược chiều nhau. Trong trường hợp này xe nào phải vào vị trí tránh và nhường đường cho xe kia?

A. Xe gần vị trí tránh

B. Xe xa vị trí tránh

C. Xe 4 chỗ

D. Xe 16 chỗ

Câu 3. Hành động nào dưới đây không đúng quy tắc giao thông khi điều khiển ô tô vào đường cao tốc?

A. Bật tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường.

B. Điều khiển xe hướng sang làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường.

C. Quan sát thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài.

D. Điều khiển chạy trên làn đường tăng tốc (nếu có) trước khi vào các làn đường của đường cao tốc.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với tiêu chí văn hóa giao thông đối với người tham gia giao thông?

A. Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia giao thông.

B. Duy trì phương tiện tham gia giao thông an toàn, sạch đẹp.

C. Nhanh nhạy, linh hoạt trong giải quyết các tình huống ùn tắc và tai nạn giao thông.

D. Tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông.

Câu 5. Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016, người điều khiển xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông nào dưới đây sẽ chịu mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng?

A. Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ.

B. Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức).

C. Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định.

D. Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điểu kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau.

Câu 6. Chọn và điền các từ còn thiếu vào chỗ ….. trong nội dung sau đây:

Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt, (1)………… được quyền ưu tiên đi trước. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải (2)………… và giữ khoảng cách tối thiểu (3)………… tính từ ray (4)…………; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua

A. (1) phương tiện giao thông đường sắt – (2) dừng ngay lại – (3) 5 mét – (4) gần nhất

B. (1) người tham gia giao thông đường bộ – (2) đi chậm – (3) 6 mét – (4) xa nhất.

C. (1) phương tiện giao thông đường sắt – (2) dừng lại – (3) 4 mét – (4) xa nhất.

D. (1) người tham gia giao thông đường bộ – (2) quan sát – (3) 3 mét – (4) gần nhất

Câu 7. Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h bị phạt bao nhiêu tiền?

A. Từ 300.000 đồng đến 600.000 đồng

B. Từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng

C. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

D. Từ 1.000.000 đồng đến 1.200.000 đồng

Câu 8. Trường hợp nào sau đây xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch kẻ đường khi lưu thông trên đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên, không có giải phân cách ở giữa?

A. Vạch đơn, liền nét, màu vàng, bề rộng vạch 15 cm

B. Vạch đơn, liền nét, màu trắng, bề rộng vạch 15 cm

C. Vạch đôi song song, liền nét, màu vàng, bề rộng vạch 15 cm.

D. Vạch đơn, đứt nét, màu vàng, bề rộng vạch 15 cm.

Câu 9: Biển báo nào dưới đây báo hiệu sắp giao với đường ưu tiên?

A. Biển 1

B. Biển 2

C. Biển 3

D. Biển 4

Câu 10. Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

A. Xe tải, xe lam, xe con, xe mô tô

B. Xe tải, mô tô, xe lam, xe con

C. Xe lam, xe tải, xe con, mô tô

D. Mô tô, xe lam, xe tải, xe con

Thông tin thêm: Ở ngã tư này có đặt biển báo phân biệt đường ưu tiên và không ưu tiên. Do đó, thứ tự các xe đi theo hướng mũi tên, như sau: 1 - Xe tải. 2 - Môtô. 3 - Xe lam. 4 - Xe con.

An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN

Theo Thầy/Cô để tổ chức thực hiện giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường đạt hiệu quả cao cần thực hiện những nguyên tắc nào? Tại trường đang công tác, Thầy/Cô đã có những sáng kiến nào nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khi triển khai chương trình giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp trung học phổ thông?

Gợi ý trả lời:

Một số sáng kiến giáo dục an toàn giao thông

- Giải pháp 1:

+ Đối với phụ huynh học sinh:

Ngoài các phương tiện giao thông như ô tô, xe bus... thì xe đạp, xe máy là phương tiện giao thông rất phổ biến, xe đạp, xe máy là phương tiện giao thông dễ đi nên ở lứa tuổi học sinh THPT rất nhiều em đã tự đi xe máy, xe đạp đến trường. Tuy vậy, một số em được cha mẹ cho đi xe máy đến trường là xe có phân khối lớn, không phù hợp với lứa tuổi của các em như vậy rất dễ xảy ra tai nạn vì độ tuổi của các em chưa đủ kinh nghiệm để xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra.

Qua trao đổi nhiều ý kiến phụ huynh cho rằng vì hoàn cảnh gia đình nên các em vẫn có thể đi xe được của người lớn như các em vẫn thường đi đến trường. Vấn đề này được đặt ra tôi đã giải thích để phụ huynh hiểu được nếu các em đi xe như vậy thì thật không an toàn vì xe máy có phân khối lớn mà độ tuổi của các em thì hay manh động, thiếu kinh nghiệm nên rất dễ xảy ra tai nạn và tôi có đề nghị như sau để phụ huynh tự khắc phục:

Vì hiện nay ở hầu khắp các tuyến đường trên địa bàn huyện đều đã có các tuyến xe bus đưa đón học sinh, nên phụ huynh hãy cho các em tham gia phương tiện công cộng rẽ mà an toàn này. Nếu nhà ở gần trường nên cho các em đi bộ đến trường.

Nếu nhà hơi xa nên cho các em đi xe đạp, có thể là xe đạp điện.

Nếu cho các em đi xe máy thì chỉ cho sử dụng xe máy dưới 50cc, và phải có đầy đủ các loại giấy tờ lưu thông cần thiết. Với yêu cầu này được đa số phụ huynh tán thành nhất trí nhất là với những gia đình phụ huynh còn khó khăn vì đảm bảo an toàn tính mạng cho các em là quan trọng nhất. Vấn đề này tôi còn trực tiếp nhờ ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh nhà trường tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh giáo dục,

tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho các em học sinh khi tham gia giao thông.

+ Đối với học sinh:

Các em hiểu được sự nguy hiểm khi tham gia giao thông không đúng quy định nên các em nên chọn cho mình phương tiện tốt hiệu quả mà an toàn nhất khi đến trường. Làm được như vậy là chính các em đã góp phần đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, an toàn cho mình và cho mọi người, hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra.

- Giải pháp 2:

+ Giáo dục các em thực hiện tốt những quy định khi tham gia giao thông.

Ngoài việc giáo dục các em lựa chọn phương tiện giao thông phù hợp, còn phải giáo dục các em nắm được những quy định đối với người tham gia giao thông. Từ đó các em có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh những quy định khi tham gia giao thông đường bộ.

Giải pháp này các em đã được học trong những buổi sinh hoạt tập thể. Tôi thường nhấn mạnh những vấn đề sau:

Đi bên tay phải, đi sát lề đường, biết nhường đường.

Đi đúng hướng đường, phần đường của mình.

Khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) phải quan sát trước sau, xin đường.

Khi đi từ đường ngõ , trong nhà, cổng trường ra đường chính phải quan

sát, nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, hoặc từ đường phụ ra đường chính phải đi chậm, quan sát kỹ.

Khi đi trên xe đạp điện, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn…

Khi đi trên xe bus phải thực hiện theo hiệu lệnh của chủ phương tiện, không chen lấn, xô đẩy, thể hiện nét thanh lịch, nét văn hóa trên xe bus…

+ Giáo dục các em có ý thức tránh những điều cấm sau:

Không được lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường.

Không chở quá 02 người trên một xe (cả xe đạp và xe gắn máy).

Không buông thả hai tay, hoặc cầm ô, kéo súc vật.

Dừng xe giữa đường nói chuyện.

Đèo người đứng trên xe hay ngồi ngược chiều.

Rẽ đột ngột qua đầu xe.

Không nô nghịch, chạy nhảy trên đường.

Không được vượt đèn đỏ, không chạy xe quá tốc độ quy định, không được sử dụng các chất kích thích (rượi, bia, thuốc lá, xì ke, ma túy…), tham gia giao thông có văn hóa…

Tôi thường cho các em theo dõi lẫn nhau và báo cáo lại những bạn còn phạm vào những điều cấm trên vào những buổi sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, nhắc nhở các em thường xuyên, nhấn mạnh những tác hại của việc không tuân thủ luật giao thông đường bộ, để không những các em thực hiện tốt những quy định đối với người tham gia giao thông, từ đó hình thành ý thức tự giác, thói quen tốt, đúng khi tham gia giao thông. Điều đó không chỉ ở lứa tuổi học sinh mà cả về sau này.

- Giải pháp 3:

Là một nội dung được đưa vào giáo dục trong nhà trường còn mới nên tài liệu còn ít, nhưng bản thân tôi nhận thức rất rõ mục đích của việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. Hiện nay trên tất cả các phương tiện nghe nhìn thì vấn đề an toàn giao thông được mọi người quan tâm và chú ý nhất. Mỗi một phương tiện nghe nhìn đều có một mục để nói về an toàn giao thông. Vậy không có lí do gì để mỗi giáo viên chúng ta không nhiệt tình khi giáo dục an toàn giao thông, chúng ta phải bắt đầu xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông. Để làm được điều này bản thân tôi không ngừng nghiên cứu, thu thập các thông tin ở các tài liệu nghe, đọc được đăng tải thường xuyên trên các báo, đài, mạng Internet ... để nắm được các nguyên nhân xảy ra tai nạn và cách thức tuyên truyền để học sinh nắm được luật giao thông nhất là với học sinh. Từ đó tôi đã áp dụng được cách thức tuyên truyền an toàn giao thông cho phụ huynh trong trường , đồng thời áp dụng phương pháp giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh để làm sao đạt hiệu quả nhất. Thường thì nếu chúng ta chỉ có đọc cho các em nghe về các điều luật không thôi thì nội dung rất khô khan, đơn điệu, dễ gây nhàm chán, vì vậy cần có nhiều hoạt động nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và làm cho các em nhớ lâu. Tránh giáo dục áp đặt bắt học sinh nghe, nhắc lại và yêu cầu học sinh nhớ, rồi thực hiện cho đúng. Cũng như những môn học khác khi giáo dục an toàn giao thông để cho sinh động tôi thường sử dụng phương pháp giáo dục tích cực trong các buổi sinh hoạt tập thể hoặc trong các tiết dạy lồng ghép, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp là cho phép học sinh chủ động rút ra những hiểu biết cần thiết cho bản thân, học sinh luôn làm trọng tâm dưới sự chỉ dẫn của giáo viên cụ thể:

Phương pháp thảo luận nhóm:

Khi dạy các em lựa chọn phương tiện giao thông an toàn trước khi đi ra đường. Học sinh các nhóm cùng trao đổi, nhận xét, phát hiện, bày tỏ ý kiến của mình về an toàn giao thông, cách tham gia giao thông thế nào là đúng và an toàn, phù hợp với mình, sau đó giáo viên mới chốt lại những ý đúng, từ đó các em nhớ rất lâu những điều đã được trao đổi.

Phương pháp hồi tưởng:

Khi thực hiện tiết giáo dục lồng ghép: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi ngoài đường. Cho học sinh kể lại những hành vi ngoài đường mà em cho là không an toàn (tức là vi phạm những điều cấm). Sau đó học sinh trình bày những điều mà mình nhìn thấy. Giáo viên có nhiệm vụ liệt kê trên bảng, giáo viên nhắc lại những điều cấm để học sinh khắc sâu và thực hiện cho đúng, nhất là những em nào còn vi phạm thì sửa ngay.

Phương pháp thực hành:

Cho các em thực hành ngay trên sân trường tôi giáo dục lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tập thể. Đường đi là từ sân trường ra tới cổng, hướng dẫn các em cần phải đi cho đúng theo lề phải, khi sang đường, khi rẽ phải, rẽ trái phải quan sát, xin đường sau đó cho học sinh nhận xét, và cuối cùng là đánh giá của giáo viên. Từ đó các em được nhắc lại những quy định đối với những người tham gia giao thông.

Phương pháp trò chơi:

Tôi hay áp dụng lồng ghép trong những buổi sinh hoạt như trò chơi đi xe đạp an toàn, đi bộ an toàn, đi xe bus an toàn... cho các em giải thích các vạch kẻ đường, chỉ về những cách tham gia giao thông khác nhau trong những tình huống khác nhau trên mô hình như:

Khi vượt xe đỗ bên đường.

Khi đi từ trong ngõ, cổng trường ra.

Khi đi đến ngã tư và cần đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải thì đi theo đường

nào trên sơ đồ là đúng.

Khi lên xuống xe bus…

Phương pháp trắc nghiệm:

Cũng như những môn học khác trong một giờ học phải tạo cho các em hứng thú học tập, nên các hoạt động giáo dục về an toàn giao thông cũng phải phong phú đa dạng, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp, các em có kỹ năng an toàn phải hình thành từ thụ động đến chủ động, hướng dẫn các em từ từ không nên ép buộc các em phải nhớ ngay mà các em sẽ có kỹ năng dần theo những giờ thực hành, trò chơi hay từ những tình huống thật mà các em đã gặp phải. Tuy nhiên với bất kỳ hình thức giáo dục nào tôi đều phải chú ý: Từ ngữ sử dụng phải ngắn gọn, trò chơi phải phù hợp, có quy tắc chơi rõ ràng, hình ảnh đưa ra phải sát với thực tế.

Tổ chức và triển khai thực hiện.

- Làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể CBGV - CNV - học sinh và phụ huynh.

- Lập kế hoạch hoạt động ngoại khóa phê duyệt với BGH nhà trường.

- Tổ chức tốt các chương trình ngoại khóa ATGT bằng nhiều hình thức

phong phú đa dạng như trò chơi – tiểu phẩm - đố vui – kể chuyện sắm vai – đàm thoại giữa HS với HS, kết hợp bài giảng Power point tạo hứng thú thu hút các em tham gia.

- Tổ chức thi tìm hiểu luật ATGT cho HS.

2. Câu hỏi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai dành cho giáo viên trung học cơ sở

"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp trung học cở Dành cho giáo viên Năm học 2018-2019

(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)

Họ và tên: ……………………….………......Giới tính: ............................……….…...

Giáo viên bộ môn: ……………..……………………………….…...…..….…....….....

Số điện thoại di động: ……………………..…Nhà riêng:……………………………..

Email:……………..……………………..…….………………….…...…..….…...........

Trường: ………………..………………………………….…...…..…...……….............

Địa chỉ nhà trường: ……..…………………….............Tỉnh………......…...................

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Thầy/cô hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng với tiêu chí văn hóa giao thông đối với cư dân sinh sống ven đường giao thông?

A. Vận động người dân không sử dụng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, không lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ.

B. Phối hợp với các lực lượng chức năng trong quá trình xử lý các sự cố về trật tự, an toàn giao thông.

C. Không tham gia các hoạt động cản trở, gây rối làm mất trật tự, an toàn giao thông. Không cổ vũ đua xe trái phép.

D. Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ.

Câu 2. Thầy A xếp đồ để chuẩn bị cho buổi ngoại khóa trên giá đèo hàng được chằng buộc cẩn thận sau xe máy, nhưng thùng đồ hơi to và kích thước vượt quá kích thước giá đèo hàng. Trong trường hợp này, thùng đồ của thầy A không được vượt quá phía sau giá đèo hàng bao nhiêu cm để không vi luật giao thông đường bộ?

A. 40 cm

B. 50 cm

C. 60 cm

D. 70 cm

Câu 3: Khi điều khiển phương tiện trong khu đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, người điều khiển phương tiện phải báo hiệu bằng cách nào dưới đây để xin vượt xe?

A. Không cần phát tín hiệu.

B. Báo hiệu bằng còi xe.

C. Báo hiệu bằng tín hiệu đèn.

D. Báo hiệu bằng đèn và còi xe.

Câu 4: Luật giao thông đường bộ quy định việc phân loại thời hạn của giấy phép lái xe (không thời hạn và có thời hạn) theo tiêu chí nào dưới đây?

A. Kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới.

B. Kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và độ tuổi của người lái xe.

C. Kiểu loại, công suất động cơ, số chỗ ngồi và độ tuổi của người lái xe.

D. Kiểu loại, công suất động cơ, độ tuổi và công dụng của xe cơ giới.

Câu 5. Khi tham gia giao thông trên đường với điều kiện mặt đường khô ráo, xe cơ giới đang chạy với tốc độ 80 km/giờ, thì người lái xe phải duy trì khoảng cách an toàn tối thiểu với xe đang chạy phía trước là bao nhiêu mét?

A. 50 m.

B. 55 m.

C. 100 m.

D. 70 m

Câu 6. Chọn và điền các từ còn thiếu vào chỗ ….. trong nội dung sau đây: Khi muốn dừng xe, đỗ xe trên đường phố, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng, đỗ sát theo (1) …….. phía bên phải theo chiều đi của mình, bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá (2) ……… và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xa (3) ……. đang đỗ bên kia đường tối thiểu (4) ……...

A. (1) lề đường, hè phố – (2) 0,25 mét – (3) ô tô – (4) 20 mét.

B. (1) lề đường, hè phố – (2) 0,35 mét – (3) xe máy – (4) 20 mét.

C. (1) lòng đường, vỉa hè – (2) 0,45 mét – (3) ô tô – (4) 15 mét.

D. (1) lòng đường, vỉa hè – (2) 0,55 mét – (3) xe máy – (4) 15 mét.

Câu 7. Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước bị phạt bao nhiêu tiền?

A. Từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.

B. Từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

C. Từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng.

D. Từ 20.000 đồng đến 150.000 đồng.

Câu 8. Phát biểu nào dưới đây đúng về khái niệm “phương tiện giao thông thô sơ đường bộ”?

A. Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

B. Gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.

C. Gồm xe ô tô, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự

D. Gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

Câu 9. Biển nào dưới đây báo hiệu phía trước có xe ô tô, máy kéo, rơ-moóc, sơ-mi rơmoóc được kéo bởi xe khác đang đỗ chiếm dụng một phần đường xe chạy, người lái xe phải chú ý phòng tránh va chạm?

A. Biển 1

B. Biển 2

C. Biển 3

D. Biển 4

Biển báo giao thông

Câu 10. Trong hình dưới đây, thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

A. Xe công an, xe con, xe tải, xe lam.

B. Xe con, xe công an, xe lam, xe tải

C. Xe tải, xe lam, xe công an, xe con.

D. Xe lam, xe tải, xe con, xe công an.

Thông tin thêm: Ở ngã tư này có xe ưu tiên và có biển báo phân biệt đường ưu tiên và đường không ưu tiên. Do đó, thứ tự các xe đi đúng theo mũi tên, như sau: 1 - Xe công an (xe ưu tiên). 2 - Xe con. 3 - Xe tải. - 4. Xe lam.

Câu hỏi dự thi an toàn giao thông

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN

Học sinh trung học cơ sở thường vi phạm những lỗi nào khi tham gia giao thông? Thầy/Cô hãy đề xuất những giải pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng vi phạm an toàn giao thông của học sinh?

Gợi ý trả lời

Các lỗi vi phạm giao thô học sinh hay mắc phải

Tụ tập dưới lòng, lề đường trước cổng trường sau giờ tan học

Sau khi tan trường, thường các em không về ngay mà thường tụ tập thành nhóm dưới lòng lề đường trước cổng trường để đùa giỡn, nói chuyện hoặc mua quà bánh ở các xe đẩy trước cổng trường gây mất trật tự ATGT tại đây.

Chạy xe dàn hàng:

Tình trạng các em học sinh, nhất là học sinh THCS trên đường đến trường thường chạy xe dàn hàng 3, hàng 4 rất phổ biến ở nông thôn lẫn thành thị. Không chỉ dàn hàng, các em còn vô tư nói chuyện, đùa giỡn trong lúc điều khiển xe, gây mất trật tự ATGT và ảnh hưởng đến việc lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông khác.

Vượt đèn đỏ

Học sinh chạy xe vượt đèn đỏ không phải là hình ảnh hiếm gặp. Không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà còn thể hiện thiếu văn hóa khi tham gia giao thông.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi theo quy định

Nhiều em học sinh dù chưa đủ tuổi nhưng vẫn điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đến trường.

Phóng nhanh vượt ẩu và không đội mũ bảo hiểm

Tình trạng này rất phổ biến, nhất là các em học sinh nam, thường thích chứng tỏ tay lái của mình giỏi mà bất chấp nguy hiểm đến tính mạng bản thân và những người tham gia giao thông khác.

Gửi xe ở ngoài nhà dân

Các em học sinh không gửi xe đúng nơi quy định trong trường mà lại để xe ở các nhà dân phía bên ngoài gần cổng trường.

Giải pháp cải thiện tình trạng vi phạm giao thông ở học sinh

Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ về việc tham gia giao thông an toàn. Chính vì thế, phụ huynh cần giáo dục cho con em mình ý thức chấp hành Luật Giao thông từ nhỏ. Việc giáo dục con cái chấp hành đúng luật khi tham gia giao thông, không chỉ để bảo đảm an toàn về tính mạng và tài sản của bản thân mà còn cho người khác. Phụ huynh không nên cho con sử dụng xe máy nếu chưa đủ tuổi; phải đội nón bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông trên đường. Hơn ai hết, phụ huynh phải là tấm gương chấp hành Luật Giao thông, ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông.

Giữa phụ huynh và nhà trường cần phải có sự phối hợp chặt chẽ trong việc nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông cho học sinh. Ở các buổi họp phụ huynh, cần có nhiều nội dung trao đổi về vấn đề ATGT cho học sinh. Nhà trường nên phân công giáo viên liên lạc với phụ huynh khi học sinh vi phạm để tìm phương pháp hiệu quả giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông cho các em.

Về phía ngành chức năng Phòng CSGT sẽ tích cực tuyên truyền các nội dung học ngoại khóa về an toàn giao thông để các em hiểu về Luật giao thông từ đó sẽ nghiêm chỉnh chấp hành.

Đánh giá bài viết
83 169.310
Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên 2024
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Tài liệu dành riêng cho Tài khoản sử dụng gói Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên 2024