Đơn bãi nại trong vụ án tai nạn giao thông

Đơn bãi nại trong vụ án tai nạn giao thông để gửi lên tòa án để xin miễn hoặc giảm trách nhiệm hình sự cho bên gây tai nạn giao thông. Đơn được viết bởi người bị hại (hoặc nạn nhân) trong vụ án.

1. Định nghĩa đơn bãi nại trong vụ án tai nạn giao thông

Mẫu đơn bãi nại trong vụ án tai nạn giao thông là mẫu được sử dụng phổ biến trong các vụ tai nạn giao thông diễn ra hiện nay. Khi hai bên thỏa thuận được mức bồi thường thiệt hại thì bên bị thiệt hại do tai nạn giao thông có thể viết đơn bãi nại để xin miễn hoặc giảm trách nhiệm hình sự cho bên gây tai nạn giao thông.

2. Nội dung cơ bản của một đơn xin bãi nại tai nạn giao thông

Thông thường một đơn xin bãi nại tai nạn giao thông có nội dung sau đây:

  • Nơi nhận đơn: cơ quan điều tra, viện kiểm sát…
  • Thông tin người viết đơn: họ và tên, địa chỉ…
  • Lý do viết đơn xin bãi nại
  • Lời cam kết và chữ ký của người viết đơn.

3. Mẫu đơn xin bãi nại trong vụ án tai nạn giao thông

Đơn bãi nại trong vụ án tai nạn giao thông

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……………., ngày…tháng…năm…

ĐƠN XIN BÃI NẠI

Đối với………….. trong vụ án……………………………..

Kính gửi:

– Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện/quận……, công an tỉnh …….

– Viện kiểm sát nhân dân huyện/quận…., tỉnh…........................

– Tòa án nhân dân huyện/quận….., tỉnh ……….........................

Tôi là …………………………………………………… Sinh năm …………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………

Tôi là người bị hại trọng vụ án …………………………………… do ông/bà ……gây ra đang được quý các cơ quan tiến hành Điều tra/Truy tố về tội ………………………

Bằng văn bản này tôi xin bãi nại (rút toàn bộ các yêu cầu và đề nghị khởi tố vụ án nêu trên, khởi tố bị can đối với ông/bà………) và đề nghị quý các cơ quan tiến hành Đình chỉ Điều tra/Đình chỉ việc truy tố và giải quyết vụ án nêu trên, lý do xin rút như sau:

Chúng tôi đã thống nhất và thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại có liên quan đến vụ án này, Ông/bà……………………….. sau khi thực hiện hành vi phạm tội đã ăn năn, hối cải, khắc phục hậu quả và nhận thức được hành vi vi phạm của mình, mong muốn chuộc lại lỗi lầm và phấn đấu trở thành công dân tốt. Nhận thấy hành vi và nhận thức của ông/bà là thành khẩn, không nhất thiết phải trừng trị trước pháp luật hơn nữa việc gây nguy hại cho tôi là người bị hại cũng không lớn do đó không nhất thiết phải tiến hành điều tra, truy tố, xét xử về hành vi phạm tội này.

Nay, tôi làm đơn này đề nghị Quý các cơ quan tiến hành việc đình chỉ điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ án nêu trên.

Tôi làm đơn này trong điều kiện sức khỏe tốt, hoàn toàn tỉnh táo, minh mẫn, không bị bất kỳ sự cưỡng ép, đe dọa nào, việc làm đơn này là đúng với ý trí và nguyện vọng của tôi.

Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung của đơn này và những điều tôi đã cam kết, trình bày tại đơn này.Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét, tạo điều kiện giúp đỡ.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn bãi nại

(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Quy định bồi thường khi gây tai nạn giao thông

Việc bồi thường cho những thiệt hại nào được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự năm 2015; Tuy nhiên bộ luật không đưa ra được số tiền cụ thể để yêu cầu bồi thường bởi lẽ thiệt hại xảy ra đối với mỗi trường hợp là khác nhau nên không thể ấn định một số tiền bồi thường được. Mặc dù vậy luật cũng đưa ra các khoản thiệt hại để giúp các bên có thể thuận lợi hơn khi bồi thường, theo đó:

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Thiệt hại khác do luật quy định.

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm,Chi phí hợp lý cho việc mai táng;Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Nếu trường hợp một bên có lỗi, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà không bồi thường hoặc có tranh chấp về mức bồi thường thì bên bị thiệt hại hoặc các bên hoàn toàn có quyền khởi kiện dân sự đến Tòa án; thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

4. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi tai nạn giao thông

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 9.996
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi