Đáp án tự luận thi an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2022-2023

Đáp án câu hỏi tự luận  An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2022-2023 - Hội thi An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2022-2023 dành cho đối tượng học sinh tiểu học đã chính thức được phát động. Cuộc thi giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ năm 2022-2023 vẫn được dành cho các học sinh khối 3,4,5 trên toàn quốc như thường lệ.

Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ nội dung chi tiết câu hỏi tự luận  An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2022-2023 của khối lớp 3,4,5 cùng với gợi ý trả đáp án câu hỏi tự luận  An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2022-2023 sẽ giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài thi của mình.

Đáp án câu hỏi tự luận  An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2022-2023

1. Em hãy kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp. Theo em, cần làm gì để tham gia giao thông bằng xe đạp an toàn?

Xem chi tiết hướng dẫn trả lời câu hỏi tự luận An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 3 tại đây:

2. Kể tên một số phương tiện giao thông đường thủy mà em biết. Hãy nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia giao thông đường thủy

Xem chi tiết hướng dẫn trả lời câu hỏi tự luận An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 4 tại đây:

3. Em hãy xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về An toàn giao thông với chủ đề “Cổng trường an toàn giao thông".

Xem chi tiết hướng dẫn trả lời câu hỏi tự luận An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 5 tại đây:

4. Kể lại một sự cố giao thông mà em biết và cách ứng xử của những người có mặt ở đó. Nêu suy nghĩ của em của em về cách ứng xử đó?

Đây là câu hỏi tự luận An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 5, Hoatieu xin gợi ý câu trả lời:

Trưa nay, trên đường đi học từ trường về nhà, em đã chứng kiến một vụ va chạm giao thông. Vụ việc va chạm xảy ra vào thời điểm giao thông tấp nập và tại một nút giao khá nhiều ô tô, xe máy dừng đỗ. Lúc đó, em đang đi bộ sát phía trong lề đường thì thấy một người đi xe máy chở theo kiện hàng lớn đi với vận tốc nhanh đã không làm chủ được tay lái, bất cẩn đâm thẳng vào đầu xe ô tô đang đi đến phía trước. Dù ô tô đã thắng gấp nhưng người đi xe máy vẫn ngã, bị trầy xước chân tay khá nhiều.

Chứng kiến vụ va chạm đó, em rất bất ngờ và sợ hãi vì sự nguy hiểm của tình huống. Rất may là dù cú đâm khá mạnh nhưng không có thiệt hại về tính mạng con người. Sau khi xuống xem xét thiệt hại, người lái xe ô tô cùng những người đi đường xung quanh đã đến nâng người xe máy bị thương cùng kiện hàng của người ấy lên. Hai bên trao đổi qua lại hết sức nhẹ nhàng và người lái xe ô tô còn chủ động bắt tay người đi xe máy. Rồi hai bên đều lên xe và điều khiển xe đi tiếp lộ trình của mình. Tình huống va chạm đã được giải quyết êm đẹp.

Dù tình huống diễn ra khá nguy hiểm và có sự thiệt hại về xe cộ, hàng hóa hai bên nhưng thái độ ứng xử của hai chủ phương tiện trên thật đáng để mỗi người trong chúng ta tự suy ngẫm. Không ai muốn gặp sự cố va chạm và thường khi có va chạm giao thông sẽ rất dễ đến sự căng thẳng, nóng giận và cãi cọ hai bên khi những người liên quan có cách ứng xử không văn minh, để cảm xúc lấn át sự tỉnh táo.

Được chứng kiến sự một vụ chạm giao thông bất ngờ và vì vậy mà em về nhà muộn nhưng hơn hết em nhận thấy rằng trong xã hội còn rất nhiều tấm gương người tốt, cư xử lịch sự, đúng mực để chúng ta noi theo. Đây sẽ là một bài học quý giá về văn hóa ứng xử giao thông văn minh khi xảy ra va chạm giao thông mà em sẽ mãi ghi nhớ.

5. Những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toàn

Đây là câu hỏi tự luận An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 4, Hoatieu xin gợi ý câu trả lời:

Những việc nên làm khi đi xe đạp:

  • Người đi xe đạp phải chú ý quan sát khi tham gia giao thông, xe lắp còi, phanh ổn định.
  • Người đi xe đạp, xe đạp điện kiểm tra bánh xe có đủ hơi không để tham gia giao thông an toàn, không bị hết hơi, nổ lốp bất ngờ gây nguy hiểm cho bản thân và những người khác.
  • Người điều khiển xe đạp phải điều khiển xe đi bên phải theo chiều đi của mình và đi đúng phần đường, làn đường quy định.
  • Người điều khiển xe đạp phải đi trên làn đường trong cùng phía tay phải.
  • Người điều khiển xe đạp phải chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ bao gồm hệ thống đèn tín hiệu, biển báo hiệu đường bộ, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
  • Người điều khiển xe đạp phải chở đúng số người theo quy định của pháp luật.
  • Người điều khiển xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Những việc không nên làm khi đi xe đạp:

  • Người đi xe đạp không ăn uống khi tham gia giao thông, vừa đi vừa ăn đồ, uống nước.
  • Người đi xe đạp không đèo 3, đèo 4 đi trên đường
  • Người đi xe đạp không đua xe đạp, lạng lách, đánh võng, cố tình bấm còi xe gây mất trật tự.
  • Người đi xe đạp không cố tình cười đùa, nô nghịch trên đường, đưa đồ qua lại giữa hai xe nhiều lần, bóp phanh kít trên đường, đang đi dừng lại bất ngờ.
  • Người đi xe đạp không đi xe dàn hàng ngang;
  • Người đi xe đạp không đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
  • Người đi xe đạp không sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
  • Người đi xe đạp không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
  • Người đi xe đạp không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
  • Người đi xe đạp không sử dụng ô, một tay cầm ô, một tay điều khiển xe vừa chắn tầm nhìn xe sau và bản thân người đi xe đạp không chủ động trong nhiều tình huống tham gia giao thông, dễ gây tai nạn.
  • Người đi xe đạp không bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
  • Người đi xe đạp không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
  • Người đi xe đạp không có các hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

6. Em hãy lựa chọn một loại phương tiện giao thông công cộng mà em đã tham gia. Hãy nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng đó?

Những điều nên làm khi đi xe bus:

  • Đứng đúng điểm chờ xe bus
  • Ăn mặc lịch sự, phù hợp văn hóa
  • Khi bước lên xe cần nhanh chân và không đứng tại khu vực bậc lên (chỗ cửa xe mở ra đóng vào)
  • Xác định chỗ ngồi và khẩn trương vào chỗ. Nếu hết chỗ thì đứng bám tay cầm và đi xuống cuối xe.
  • Khi đến điểm cần xuống thì bấm nút hoặc nói với phụ xe để được hướng dẫn xuống đúng điểm.
  • Luôn nhớ khi đã đưa tiền cho nhân viên thu vé thì hãy cầm vé, không đưa vé thì bảo họ phải đưa vé cho bản thân. Khi có vé trên tay hãy giữ lấy nó. Xuống xe mới bỏ đi.
  • Khi gặp người già, người cao tuổi, phụ nữ có thai thì nên nhường ghế.
  • Học sinh, sinh viên luôn mang theo vé tháng.
  • Chuẩn bị tiền lẻ khi lên xe.
  • Lên xe cửa trước, xuống cửa sau.
  • Khi xuống xe bus thì đợi xe dừng hẳn rồi mới xuống.

Những việc không nên làm khi đi xe bus:

  • Không ăn uống khi trên xe bus
  • Không hút thuốc khi đi xe bus
  • Không quay phim, chụp ảnh trên xe bus khi chưa xin phép.
  • Không trốn vé, ăn cắp vặt, móc túi trên xe.
  • Không giành chỗ với người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hay ngồi vào chỗ hàng ghế ưu tiên không phải của mình.
  • Không bấm nút điểm xuống xe bừa bãi.
  • Khi xuống xe bus không nhảy xuống.
  • Không vứt rác bừa bãi trên xe.
  • Không vứt vé bừa bãi trên xe.
  • Không cười đùa, nói chuyện to trên xe.
  • Không ngồi gác chân lên ghế đằng trước.
  • Không ăn mặc phản cảm, nói tục chửi bậy khi tham gia phương tiện giao thông công cộng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
148 17.767
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm