Vì sao người Việt chắp tay và niệm ‘Nam mô a di đà Phật’ khi cúng bái?

Niệm Nam mô a di đà Phật khi cúng bái có đúng không?

Khi đứng trước bàn thờ tổ thiên hay đền, đình, miếu nhiều người Việt thường chắp tay theo kiểu nhà Phật và khấn ‘Nam mô a di đà Phật…’. Khấn như vậy đúng hay sai, vì sao lại chắp tay?

Mỗi lần cúng kiếng, cầu nguyện người Việt thường niệm: “Nam mô a di đà Phật”. Vậy câu này có ý nghĩa thế nào và vì sao lại chắp tay. Hoatieu xin giới thiệu bài viết của ông Hoàng Triệu Hải, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương, về vấn đề này.

Nam mô (Namah): Phiên âm tiếng Sanskrit Namah, có nghĩa như quy y, quyết tâm vâng theo, cung kính và nương theo gửi đời mình cho Phật. Ðây là giai đoạn thủy giác có nội dung bao gồm năng niệm, trì giới, diệu quan sát thế gian giới, là bắt đầu đi trên con đường giác ngộ.

A di đà (Amitābha): Phiên âm tiếng Sanskrit Amitābha, có nghĩa vô lượng quan và vô lượng thọ, chỉ năng lực bất tư nghị của đức di đà. Ðây là giai đoạn tương tục giác, có nội dung bao gồm tương tục niệm, thiền định thâm nhập pháp giới, bình đẳng tánh trí, là liên tiếp trì niệm trên suốt hành trình giác ngộ.

Phật: Phiên âm tiếng Sanskrit Buddha, tức Phật đà nói tắt, có nghĩa là giác ngộ, dứt khỏi luân hồi, giải thoát. Ðây là giai đoạn bản giác, có nội dung bao gồm thành tựu sở niệm, trí huệ, là đại viên cảnh trí, vô tận sở hữu trí, viên thành Phật quả.

Câu nói “Nam mô a di đà Phật” (Namah Amitabha) chỉ có ý nghĩa khi bạn tới cửa nhà Phật, còn khi tới cửa nhà thánh, thần nơi không có Đức Phật thì câu nói này trở nên ngớ ngẩn.

Nếu bạn tới lăng các vua chúa, bạn mà nói: “Nam mô a di đà Phật” là sẽ bị coi là vô cùng bất kính, bởi vì vua là đấng cửu tử - con trời. Không còn ai cao hơn vua cả và khi lễ chỉ có thành kính trước Tiên Đế.

Bài khấn như hiện nay đa số chúng ta đang cầu khấn trước bàn thờ gia đình là sai bởi đâu có Phật trên bàn thờ gia tiên mà niệm “Nam mô a di đà Phật.

Chắp tay có ý nghĩa gì?

Tư thế chắp tay này gọi là Añjali Mudrā, có trong rất nhiều tín ngưỡng của Ấn Độ và trong Phật giáo thể hiện sự tôn kính và cũng có ý nghĩa chào hỏi một cách tôn kính trước Phật.

Trong nghi lễ cúng tế tổ tiên, chúng ta đều thấy các chủ tế ở đền, đình không bao giờ có tư thế chắp tay Añjali Mudrā , mà là tư thế tay để úp lòng bàn tay thành hình nón, lòng bàn tay hướng xuống đất, tay kia chắp lên.

Ở một số vùng vẫn còn được lưu giữ và con cháu được cha ông truyền dạy rằng: “Nắng mưa ở trên cao đổ xuống - Ngập lụt ở dưới đất mà lên - sống ở trên đời con nên nhớ phải nhường người dưới kính người trên. Khi lễ đặt bàn tay trái đặt lên trên tay phải, mu bàn tay khum lên thành hình tam giác và hai tay khoanh thành vòng tròn”.

Qua đó có thể thấy rằng học thuyết âm dương đều thể hiện đầy đủ. Dương tả (trái) - âm hữu (phải), dương trên âm dưới, dương trước âm sau cho nên tay trái đặt trên tay phải. Nắng mưa ở trên cao đổ xuống là dương. Ngập lụt ở dưới đất là âmi. Người trên là dương, kẻ dưới là âm thể hiện sự kính trọng. Tư thế tay này khi bái lễ thể hiện đầy đủ tính minh triết trong quy luật vận động cũng như tinh thần của người Việt.

Thêm một lần nữa cho thấy rằng, học thuyết âm dương ngũ hành cũng được thể hiện rõ ràng trong nghi lễ - nghi thức của người Việt trong đạo tổ tiên và tín ngưỡng thờ cúng đình, đền, miếu. Trong các nghi thức, nghi lễ truyền thống thì chúng ta cần thực hành đúng và hiểu rõ bản chất việc chúng ta làm. Chỉ có thế, chúng ta mới tiếp tục gìn giữ và phát triển nền Văn hiến Việt.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 443
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm