Đáp án tự luận an toàn giao thông lớp 3 năm 2022-2023

Cuộc thi giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông lớp 3 năm 2022-2023 đã chính thức được phát động đến đông đảo các em học sinh tiểu học với tên gọi An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ. Sau đây là chi tiết câu hỏi phần tự luận cùng với gợi ý đáp án tự luận an toàn giao thông lớp 3 năm 2022-2023. Hoatieu xin được chia sẻ để các bạn cùng tham khảo, có thêm ý tưởng làm bài dự thi An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ hoàn chỉnh hơn.

Câu hỏi tự luận An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 3 2022-2023

Câu hỏi tự luận An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 3 2022-2023

Em hãy kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp. Theo em, cần làm gì để tham gia giao thông bằng xe đạp an toàn?

Em hãy kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp

Xe đạp là một vật dụng vô cùng quen thuộc với các bạn học sinh. Tuy nhiên để có được chiếc xe đạp xinh đẹp và tiện dụng như ngày nay thì chiếc xe đạp của chúng ta cũng đã trải qua rất nhiều cải tiến rồi đấy. Vậy các em có biết cấu tạo của xe đạp gồm những bộ phận nào không? Dưới đây Hoatieu xin chia sẻ một số bộ phận của xe đạp cũng như chức năng của chúng, mời các em cùng tham khảo.

Bàn đạp xe đạp (pedal) là một bộ phận của xe có nhiệm vụ truyền lực từ chân người dùng vào xe giúp xe di chuyển.

Xích xe đạp có dạng một dây dài được kết nối từ nhiều mắc xích nhỏ lại với nhau. Xích đóng vai trò kết nối phần trước xe (lái, đùi, đĩa) với phần sau xe (líp, hub). Nhờ chuỗi xích mà lực truyền động được chuyển đổi giúp xe tiến về phía trước.

Vành bánh xe

Vành xe đạp thường được làm bằng hợp kim thép hay hợp kim nhôm, chắc chắn và có độ bền cao, được xem là bộ khung cho bánh xe.

Nan hoa

Nan xe đạp là những thanh nhỏ làm bằng thép, giữ vai trò kết nối giữa trục xe với vành xe, giúp cố định hình dạng và tăng sức chịu lực cho bánh xe. Nhờ có nan hoa mà bánh xe được căng đều và không bị méo mó khi chuyển động.

Săm, lốp

Săm hay lốp là phần vỏ ngoài của bánh xe, được làm từ cao su tổng hợp. Bánh xe có săm bao bọc bên ngoài giúp tăng độ êm khi xe chuyển động trên đường.

Tay lái (ghi đông)

Tay lái xe đạp được gắn vào phía trước xe, dùng để điều khiển hướng đi cho xe và góp phần giữ thăng bằng cho người lái khi đạp xe. Ngoài ra, người ta còn lắp thêm thắng (phanh), chuông hay cần sang số tại vị trí tay lái để tiện sử dụng hơn.

Tay phanh: Đây là bộ phận được gắn trên ghi đông (tay lái) của xe đạp, giúp người sử dụng có thể bóp phanh để kéo cáp truyền lực xuống củ phanh.

Xem thêm:

Em hãy kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp 

Theo em, cần làm gì để tham gia giao thông bằng xe đạp an toàn?

  • Lái xe đi về phía bên phải của làn đường không được đi dàn hàng hai, hàng ba
  • Hãy luôn quan sát những chiếc xe đỗ ven đường để tránh họ đột ngột mở cửa xe.
  • Cần tuyệt đối tránh xa các điểm mù của lái xe ô tô
  • Tuân thủ theo tín hiệu đèn giao thông hoặc biển báo.
  • Không uống rượu khi lái xe đạp.
  • Để an toàn khi đi xe đạp, hãy đội mũ bảo hiểm để hạn chế nguy cơ chấn thương vùng đầu.
  • Bảo dưỡng xe đạp thường xuyên để xe hoạt động ổn định và an toàn.
  • Khi đi xe đạp khi trời tối thì hãy nhớ dùng thêm đèn chiếu sáng hoặc áo phản quang để người khác phát hiện ra bạn.

Xem thêm:

 Theo em cần làm gì để tham gia giao thông bằng xe đạp an toàn? 

Nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng - mẫu 1

Mới đây Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông đã đưa vào khai thác sau một thời gian dài thi công. Là một công dân thủ đô em rất háo hức khi được tham gia đi thử trong những ngày đầu tàu bắt đầu đi vào hoạt động. Sau khi được trải nghiệm, em xin được rút ra một số những điều nên và không nên khi đi phương tiện giao thông công cộng này.

Những điều nên làm:

  • Xếp hàng mua vé, không chen lấn.
  • Xuất trình vé khi lên xuống tàu.
  • Nhường ghế cho phụ nữ có thai, trẻ em và người già
  • Giữ gìn về sinh chung khi ở trên tàu
  • Tuân thủ các quy tắc an toàn phòng chống dich của BYT

Những điều không nên làm:

  • Không cho chân lên ghế.
  • Không cười đùa nói chuyện quá to làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
  • Không chen lấn xô đẩy khi mua vé cũng như khi lên xuống tàu điện.

Nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng - mẫu 2

Việc trải nghiệm trên phương tiện công cộng là xe bus đã giúp em rút ra rất nhiều bài học khi sử dụng phương tiện này. Sau đây là một số ý kiến của em về những việc nên làm khi đi xe bus như sau:

Những điều nên làm khi đi xe bus:

  • Đứng đúng điểm chờ xe bus
  • Khi bước lên xe cần nhanh chân và không đứng tại khu vực bậc lên (chỗ cửa xe mở ra đóng vào)
  • Xác định chỗ ngồi và khẩn trương vào chỗ. Nếu hết chỗ thì đứng bám và đi xuống cuối xe.
  • Luôn nhớ khi đã đưa tiền cho nhân viên thu vé thì hãy cầm vé, không đứa vé thì bảo họ phải đưa vé cho bản thân. Khi có vé trên tay hãy giữ lấy nó. Xuống xe mới bỏ đi.
  • Không vứt vé bừa bãi trên xe.
  • Khi gặp người già, người cao tuổi, phụ nữ có thai thì nên nhường ghế.
  • Học sinh, sinh viên luôn mang theo vé tháng.
  • Chuẩn bị tiền lẻ khi lên xe.
  • Lên xe cửa trước, xuống cửa sau.

Những việc làm nên tránh khi đi xe bus:

  • Cười đùa, nói chuyện to trên xe.
  • Không ngồi gác chân lên ghế đằng trước.
  • Không ăn mặc phản cảm, nói tục chửi bậy khi tham gia phương tiện giao thông công cộng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
161 20.176
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng