Em hãy kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp
Em hãy kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp. Em hãy kể tên các bộ phận của xe đạp mà em biết? Xe đạp là phương tiện quen thuộc của chúng ta nhưng bạn có biết rõ những bộ phân của xe như thế nào? Chức năng của từng bộ phận là gì? Hãy cùng hoatieu.vn cùng tìm hiểu nhé.
Lưu ý: Nội dung dưới đây được thực hiện hoàn toàn bởi HoaTieu.vn, không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết Em hãy kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp, xin vui lòng dẫn nguồn.
Kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp
Em hãy kể tên các bộ phận của xe đạp mà em biết? Xe đạp là phương tiện đầu tiên mà mỗi người cần tập luyện và biết cách sử dụng nó. Xe đạp là phương tiện di chuyển phổ biến cho lứa tuổi trẻ em, chưa đủ độ tuổi để sử dụng những phương tiện có tốc độ cao hơn. Khi di chuyển bằng xe đạp thì người lái xe cần đạp xe để tạo lực chuyển động lên bánh xe, và quan trọng nhất là cần giữ được độ thăng bằng khi đi xe. Đây là phương tiện cần luyện tập khả năng thăng bằng cao cùng với lực chuyển động để di chuyển được an toàn.
Xe đạp không giống những phương tiện khác ở điểm là xe đạp dùng lực của đôi chân con người để chuyển động còn một số phương tiện tốt hơn thì sử dụng điện hoặc xăng.
1. Em hãy kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp
Em hãy kể tên các bộ phận của xe đạp mà em biết? Những bộ phận và chức năng của từng bộ phận xe đạp gồm:
- Bàn đạp: Là bộ phận giúp truyền lực từ chân người dùng vào xe để xe di chuyển;
- Xích xe: Là bộ phận kết nối phần trước xe (lái, đùi, đĩa) với phần sau xe (líp, hub) giúp xe di chuyển;
- Vành bánh xe: Là bộ khung của xe và vai trò cho chuyển động lăn tròn;
- Nan hoa: Là những thanh nhỏ bằng thép giữ vai trò kết nối giữa trục xe với vành bánh xe;
- Săm, lốp: Là phần vỏ ngoài của bánh xe, được làm từ cao su tổng hợp. Giúp cho xe chuyển động được êm ái hơn;
- Tay lái và tay thắng: Là phần tay cầm khi lái xe, làm nhiệm vụ điều khiển hướng đi của xe, giúp xe thăng bằng và giúp xe phanh lại khi cần;
- Hệ thống phanh bao gồm tay phanh, dây phanh, cụm má phanh: Giúp giảm tốc độ khi cần thiết;
- Khung xe đạp là bộ phận quan trọng chịu lực của xe, giúp liên kết các bộ phận với nhau;
- Yên xe: Là vị trí ngồi của người lái, giúp người lái xe điều khiển xe an toàn, ổn định nhất;
- Chuông xe: đặt ở gần tay lái giống như còi báo hiệu của xe khi cần;
- Líp xe: là bộ phận nhận chuyển động từ xích và truyền đến bánh sau, giúp bánh xe quay theo chiều thuận và tiến về phía trước theo quán tính;
- Đĩa: giúp các mắt xích đi qua và chuyển động khi xe hoạt động;
2. Kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp đầy đủ
Em hãy kể tên các bộ phận của xe đạp mà em biết?
2.1. Bàn đạp xe đạp (pedal) là một bộ phận của xe có nhiệm vụ truyền lực từ chân người dùng vào xe giúp xe di chuyển. Bàn đạp có cấu tạo tương đối đơn giản gồm: một thân chính gắn với bàn đạp chân và một trục chính vặn vào phần cuối tay quay.
Khi xe hoạt động, chân người truyền lực vào trục quay phía dưới theo chuyển động tròn giúp xe tiến về phía trước
2.2. Xích xe đạp có dạng một dây dài được kết nối từ nhiều mắc xích nhỏ lại với nhau. Xích đóng vai trò kết nối phần trước xe (lái, đùi, đĩa) với phần sau xe (líp, hub). Nhờ chuỗi xích mà lực truyền động được chuyển đổi giúp xe tiến về phía trước.
Hầu hết xích xe đạp được làm bằng hợp kim thép, rất bền và có khả năng chịu lực cao. Để xe hoạt động trơn tru, bạn cần thường xuyên tra chất bôi trơn cho xích và líp
2.3. Líp
Líp xe đạp là một bộ phận bao gồm những đĩa răng xếp lên nhau thành tầng, được gắn ở giữa bánh sau của xe đạp. Số lượng răng ở các tầng này đều không giống nhau.
Líp đảm nhận vai trò là bộ phận nhận chuyển động từ xích và truyền đến bánh sau, giúp bánh xe quay theo chiều thuận và tiến về phía trước theo quán tính.
Líp xe đạp bao gồm 2 bộ phận chính: vành và cốt.
- Vành líp: Là phần các bánh răng xếp tầng nằm trên trung tâm bánh sau, gồm bánh răng phía ngoài và bánh răng phía trong có dạng răng cưa nghiêng về một phía ăn khớp với cá líp. Cá líp có dạng một lưỡi thép nhỏ.
- Cốt líp: Có hai rãnh để đặt 2 bánh răng, trong mỗi rãnh có một lò xo nhỏ hoặc một cái lẫy làm bằng sợi thép nhỏ có tính đàn hồi (còn gọi là râu tôm) luôn tì vào cá líp.
2.4. Nan hoa
Nan xe đạp là những thanh nhỏ làm bằng thép, giữ vai trò kết nối giữa trục xe với vành xe, giúp cố định hình dạng và tăng sức chịu lực cho bánh xe. Nhờ có nan hoa mà bánh xe được căng đều và không bị méo mó khi chuyển động.
2.5. Đùi
Đùi hay còn gọi là đùi đĩa xe đạp là bộ phận có kích thước lớn nhất trong hệ thống truyền lực của xe. Đùi đĩa được phân loại dựa trên số lượng xích líp và chia thành 3 loại: đùi đĩa đơn, đùi đĩa đôi và đùi đĩa ba.
- Đùi đĩa đơn: Có cấu tạo chỉ duy nhất một đĩa bảo vệ dây sên, thiết kế tương thích giữa mặt trong và mặt ngoài của chuỗi xích giúp sên được đặt đúng chỗ mà không cần chuyển líp trước hay bộ định hình dây sên. Đùi này được dùng thông dụng trong các dòng xe đạp phục vụ loại hình đổ đèo.
- Đùi đĩa đôi: Có cấu tạo giúp thu hẹp phạm vi dò đĩa và ít xảy ra hiện tượng chéo dây sên, gồm một vòng lớn 53 bánh răng (53T) và một vòng nhỏ 39 bánh răng (39T). Nhờ ưu điểm về cấu tạo nên đùi đôi thường được các tay đua chuyên nghiệp lựa chọn.
- Đùi đĩa ba: Thiết kế gồm 3 vòng gồm vòng ngoài 50T, vòng giữa 39T và vòng trong 30T, giúp người dùng dễ tùy chỉnh bánh răng lớn nhất nhưng lại có nhược điểm là dễ chéo dây sên. Đùi ba thường thấy ở các dòng xe đạp đường trường, xe địa hình thế hệ cũ,...
2.6. Săm, lốp
Săm hay lốp là phần vỏ ngoài của bánh xe, được làm từ cao su tổng hợp. Bánh xe có săm bao bọc bên ngoài giúp tăng độ êm khi xe chuyển động trên đường.
2.7. Trục giữa
Trục giữa là một bộ phận nhỏ, dạng hình ống hẹp nằm ở giữa xe đạp. Trục giữa đóng vai trò như một bộ phận chuyển đổi, gắn kết giữa khung và bánh răng xe đạp, cho phép hai bộ phận này hoạt động nhịp nhàng dựa trên ý muốn của người sử dụng.
Theo sự cải tiến của xe đạp, ngày nay trục giữa được chia thành 3 loại dựa theo loại hệ trục là trục lỗ vuông, trục rỗng và trục liền thể. Hai loại phổ biến trên xe đạp ngày nay:
- Trục giữa lỗ vuông: Lỗ ở giữa hình vuông, được sử dụng ở hầu hết các dòng xe đạp phổ thông. Tuy nhiên do có trọng lượng khá năng, hiệu suất hoạt động không cao và dễ bị ăn mòn nên đây là bộ phận thường bị chọn thay thế khi có nhu cầu nâng cấp xe.
- Trục giữa rỗng: Trục có cấu tạo rỗng ở giữa, thường làm từ hợp kim nhôm, bạc đan thép. Đây là loại trục giữa cao cấp và thường được dùng cho các dòng xe đua cao cấp sử dụng giò đĩa cốt rỗng.
2.8. Tay lái (ghi đông): Tay lái xe đạp được gắn vào phía trước xe, dùng để điều khiển hướng đi cho xe và góp phần giữ thăng bằng cho người lái khi đạp xe. Ngoài ra, người ta còn lắp thêm thắng (phanh), chuông hay cần sang số tại vị trí tay lái để tiện sử dụng hơn.
2.9. Tay phanh: Đây là bộ phận được gắn trên ghi đông (tay lái) của xe đạp, giúp người sử dụng có thể bóp phanh để kéo cáp truyền lực xuống củ phanh.
2.10. Khung xe đạp: Là một bộ phận quan trọng của xe, được xe như xương sống của toàn bộ xe. Khung có nhiệm vụ liên kết các bộ phận khác nhau của xe lại với nhau thành một khối thống nhất.
2.11. Yên xe: Là vị trí ngồi của người lái, giúp cho người lái xe đạp có được vị trí điều khiển xe ổn định, thoải mái và hợp lý nhất.
2.12. Chuông xe đặt ở gần tay lái giống như còi báo hiệu của xe khi cần;
3. Theo em, cần làm gì để tham gia giao thông bằng xe đạp an toàn?
Phần nội dung này được viết chi tiết trong bài viết dưới đây mời bạn đọc tham khảo:
Các bạn có điều gì thắc mắc thì để lại Bình luận phía dưới để Hoatieu.vn bổ sung nhé.
Trên đây Hoa Tiêu đã tìm hiểu giúp bạn đọc về câu hỏi Em hãy kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp. Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết hữu ích liên quan trong mục Tài liệu.
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Hãy nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia giao thông đường thủy
Nội dung giáo dục ATGT sẽ được xây dựng trong Kế hoạch giáo dục nhà trường như thế nào?
Kể tên một số phương tiện giao thông đường thủy mà em biết
Minh họa cụ thể bằng nội dung giáo dục An toàn giao thông (ATGT) của một khối lớp
Em hãy xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về An toàn giao thông với chủ đề “Cổng trường an toàn giao thông”
- Hoà ThanhThích · Phản hồi · 10 · 07/12/22
- Ban Quản Trị HoaTieu.vnThích · Phản hồi · 5 · 07/12/22
-
- Loan PhanthiThích · Phản hồi · 1 · 14/12/22
- Ban Quản Trị HoaTieu.vnThích · Phản hồi · 7 · 15/12/22
-
- Banny Tội Đồ Tà ÁcThích · Phản hồi · 1 · 18/12/22
- Duy Toàn PhạmThích · Phản hồi · 1 · 19/12/22
- Hoàng Thạch ThảoThích · Phản hồi · 1 · 29/12/22
Gợi ý cho bạn
-
Đáp án cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong phòng chống dịch covid 19
-
Đáp án “Tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử truyền thống cách mạng” Đồng Tháp
-
Đáp án cuộc thi trực tuyến tìm hiểu 60 năm Công đoàn Điện Biên
-
Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết lá thư về cách con người có thể chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt
-
Phát biểu cảm tưởng trong lễ mừng thọ 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Bài dự thi
Bài phát biểu chỉ đạo đại hội chi bộ xã
Đáp án thi tìm hiểu về Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI
Đáp án cuộc thi tìm hiểu về đại thi hào Nguyễn Du
Bài dự thi viết về Gương người tốt việc tốt 2024
Bài viết tri ân thầy cô hay và ý nghĩa nhất 2024
(Tuần 1) Đáp án Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Lạng Sơn 2024