Minh họa cụ thể bằng nội dung giáo dục An toàn giao thông (ATGT) của một khối lớp

HoaTieu.vn xin giới thiệu đến thầy cô Ví dụ Minh họa cụ thể bằng nội dung giáo dục An toàn giao thông (ATGT) của một khối lớp - Đáp án An toàn giao thông 2022-2023 lớp 5. Thầy cô tham khảo để hoàn thiện bài thi tự luận của mình và đạt kết quả cao nhé.

Bài viết dưới đây có sự biên tập, chỉnh sửa và nội dung do Hoa Tiêu tự sản xuất. Thầy cô chỉ nên lấy làm đáp án tham khảo.

1. Minh họa cụ thể bằng nội dung giáo dục An toàn giao thông (ATGT) của một khối lớp 5 số 1

Nội dung: 
Một số phương pháp giáo dục An toàn giao thông qua môn học ở trường Tiểu học

Chương 1: Cơ sở đề xuất giải pháp 

1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp.

An toàn giao thông ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề xã hội hết sức nghiêm trọng, là mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội. Hằng ngày, thực trạng tai nạn giao thông với những con số, hình ảnh, bài viết, phóng sự… làm chúng ta phải giật mình. Mỗi năm trong cả nước có hàng ngàn gia đình mất đi người thân hay phải mang theo tàn tật suốt đời không còn khả năng lao động.

Các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông còn phổ biến ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, trong đó vi phạm ở học sinh có chiều hướng gia tăng. Giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho các em học sinh là góp phần đem lại sự an toàn cho các em bởi lẽ : “An toàn là bạn – tai nạn là thù!” Ai cũng hiểu rõ điều đó. Nhưng có làm được hay không mới là điều đáng băn khoăn, trăn trở. Tôi xin được trình bày sơ lược một số kinh nghiệm nhỏ của mình để giáo dục phần pháp luật An toàn giao thông cho các em học sinh, nhất là các em học sinh khối 5 trường tiểu học.

1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp

Luật giao thông là hệ thống các quy phạm pháp luật và các quy tắc xử sự hành chính do Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Thực hiện tốt an toàn giao thông chính là thể hiện sự tôn trọng trong chấp hành pháp luật nhà nước. Trật tự an toàn giao thông sẽ đảm bảo mang lại hạnh phúc đến mọi người. Là trách nhiệm của toàn xã hội.

1.3. Mục tiêu

- Giúp học sinh nắm vững, hiểu biết về luật ATGT và thực hiện tốt luật an toàn giao thông.

- Qua đó góp phần giáo dục học sinh ý tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông.

Giúp học sinh nắm vững, hiểu biết về luật ATGT và thực hiện tốt luật an toàn giao thông
Giúp học sinh nắm vững, hiểu biết về luật ATGT và thực hiện tốt luật an toàn giao thông

1.4. Các căn cứ để xuất giải pháp

Cơ sở lý luận:

  • Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên về giáo dục ATGT cho học sinh. Nhiệm vụ trọng tâm năm học 20...-20...
  • Nghiên cứu luật giao thông, tài liệu, các văn bản chỉ đạo về giáo dục ATGT cho học sinh.

Cơ sở thực tiễn:

Giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật về trật tự ATGT trong trường học nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách trong những năm trước mắt của nhà nước.

Vì do tài liệu sách giáo khoa và điều kiện còn hạn chế nên chất lượng và hiệu quả của việc dạy học pháp luật ATGT cho HS trong trường chưa đảm bảo. Mà mục đích của việc giáo dục ATGT là cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản ban đầu, những quy tắc xử sự thường gặp khi tham gia giao thông hằng ngày để hình thành thái độ hành vi tự giác, chấp hành pháp luật trật tự ATGT chung và tránh được những tai nạn giao thông cho chính mình.

Vì vậy giáo viên chúng ta cần phải quan tâm kiên trì tổ chức tốt việc dạy học, phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng với phụ huynh để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn nâng cao ý thức pháp luật các em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Giáo dục ATGT cho các em nhằm giúp các em sớm nhận thức hiểu biết về luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông ở mọi lúc mọi nơi. Để đảm bảo được tính mạng cho các em là việc thiết thực nhất mà hiện nay chúng ta ai cũng phải làm để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp trò chơi

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp cho học sinh sắm vai giải quyết tình huống pháp luật.

- Tích lũy qua quá trình công tác tại trường.

- Qua trao đổi, tìm hiểu từ học sinh, đội ngũ thầy cô giáo và các trường bạn.

1.6. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Học sinh Trường ... từ năm học 20... đến năm 20...

Nội dung chương trình các bài dạy lồng ghép phần pháp luật giao thông trong môn giáo dục ATGT trong trường tiểu học, GDCD.

Chương 2: Quá trình hình thành và nội dung giải pháp

2.1. Quá trình hình thành

Hiện tại ở các xã, phường trên địa bàn thành phố số người đi bộ và các loại phương tiện đi lại giao thông, lưu thông như xe đạp, xe máy, ô tô với mật độ rất nhiều. Hơn nữa trường tiểu học... nằm ở trung tâm phường... nên phương tiện tham gia giao thông và người tham gia lưu thông rất nhiều nhất là vào giờ cao điểm dễ bị ách tắc giao thông. Nếu gặp một người lái xe hay một người đi bộ, một em HS đi ra ngoài đường mà không chấp hành đúng các quy định về ATGT và không quan tâm đến người khác mà cứ theo ý mình thì có thể làm cho giao thông trên đường lộn xộn, ách tắc xảy ra tai nạn. Vì thế công tác tuyên truyền giáo dục ATGT được các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương và Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh rất quan tâm chú trọng.

* Thuận lợi:

  • Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương, các cấp ủy Đảng, Ban giám hiệu nhà trường về công tác giáo dục truyền thông, tuyên truyền bằng khẩu hiệu về an toàn giao thông.
  • Học sinh ... mạnh dạn, thông minh, tự tin khi tham gia vào các hoạt động học, hoạt động ngoài trời, các hoạt động trong ngày.
  • Bản thân là giáo viên dạy môn ... tôi luôn tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn về các chuyên đề “Giáo dục An toàn giao thông” cho học sinh...

* Khó khăn:

  • Giáo viên chưa tự tin khi xây dựng các hoạt động có lồng ghép chuyên đề giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. Một số giáo viên chưa có sáng tạo trong các trò chơi giao thông còn rập khuôn.
  • Khả năng ghi nhớ của một số em học sinh còn hạn chế, đặc biệt là các em học sinh tiểu học....
  • Các tài liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học về pháp luật ATGT còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học.

* Thực trạng của đề tài nghiên cứu:

Từ năm ... bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn đến năm học ... số học sinh bị tai nạn nghiêm trọng là chưa có, chỉ bị va chạm, xây xát nhẹ lý do bị tai nạn chủ yếu là tham gia giao thông không đúng luật. Chính những vụ tai nạn trên, làm bản thân tôi lo nghĩ đến khu vực của mình đang dạy là trung tâm của phường. Đây là điều kiện thuận lợi để tôi tổ chức lồng ghép các hoạt động giáo dục cho các em có ý thức và văn hóa khi tham gia giao thông.

2.1.2. Nguyên nhân của thực trạng:

- Các con số về ATGT:... Giáo viên tự nêu tình hình địa phương mình.

2.2. Nội dung giải pháp: Nêu nội dung chương trình giảng dạy ATGT lớp 5

- Giải pháp 1:

+ Đối với phụ huynh học sinh:

Tuyên truyền đến phụ huynh học sinh dành thời gian để quan tâm, dạy dỗ con em ý thức chấp hành Luật Giao thông Đường bộ thông qua các buổi họp phụ huynh.

+ Đối với học sinh: Các bài thực hành

- Giải pháp 2:

+ Giáo dục các em thực hiện tốt những quy định khi tham gia giao thông.

Đối với học sinh tham gia giao thông thì phải: Đi đúng làn đường, phần đường, vạch đường quy định… luôn luôn có thói quen chấp hành, thực hiện đúng Luật giao thông đường bộ; phải hình thành thói quen văn minh đô thi khi tham gia giao thông, học cách chờ đợi (chờ đèn xanh), biết cách nhường đường, rẽ phải … đúng quy định...

Sinh hoạt chuyên đề GD ATGT:...

- Tăng cường công tác giáo dục đảm bảo ATGT thông qua tuyên truyền cho học sinh về đảm bảo TTATGT, tuyên truyền lưu động Luật Giao thông đường bộ, trang bị 100 bảng tin ATGT tại các trường học, đồng thời kết hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm… có những hành động cụ thể nhằm nâng cao nhận thức về TTATGT trong học sinh. Các em các em học sinh khối 5 cần được hướng dẫn cách đội mũ bảo hiểm đúng cách, cách ngồi an toàn sau xe máy, xe đạp. Đây đều là những kiến thức cần thiết rất gần gũi với đời sống hàng ngày.

- Về các biện pháp cụ thể, chúng ta có thể xây dựng “cổng trường an toàn giao thông” thành lập đội sao đỏ trực ở cổng trường nhắc nhở HS, PHHS vi phạm luật ATGT như không đội mũ bảo hiểm hoặc trừ điểm thi đua những em HS vi phạm, ngoài ra còn xây dựng “cổng trường 5 không, 3 có” và đưa việc chấp hành Luật Giao thông Đường bộ làm một tiêu chí để đánh giá đạo đức của học sinh, cũng như một tiêu chí để đánh giá thi đua của nhà trường như: tổ chức cho học sinh ký cam kết không vi phạm Luật Giao thông Đường bộ và có những chế tài thích hợp trong việc đánh giá, nhận xét cuối năm về hạnh kiểm, đạo đức.

- Phát động khuyến khích các em tham gia tốt các cuộc thi giao thông thông minh trên Internet, An toàn cùng xe đạp…

Chương 3: Hiệu quả giải pháp

Sau đây là một số hình ảnh về công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ATGT cho học sinh của trường Tiểu học...

  • Thi thời trang giới thiệu các biển báo giao thông.
  • Thi về An toàn giao thông do PGD&ĐT tổ chức.
  • Sinh hoạt dưới cờ tuyên truyền về ATGT.
  • Các hoạt cảnh về ATGT.
  • Tham dự phiên tòa giả định xét xử về tội cố ý vi phạm Luật ATGT tại Tòa án nhân dân TP.
  • Mời cảnh sát giao thông tuyên truyền về ATGT và trao mũ bảo hiểm cho HS có hoàn cảnh khó khăn khó khăn.

Chương 4: Kết luận và đề xuất, kiến nghị

4.1. Kết luận

  • Các cấp chính quyền địa phương, Ban giám hiệu nhà trường phải thật sự chú trọng đến công tác giáo dục ATGT cho học sinh.
  • Tuyên truyền để mỗi cán bộ giáo viên là tấm gương sáng về chấp hành luật giao thông cho học sinh noi theo.
  • Tích cực tham gia tuyên truyền vận động nhân dân, chính quyền địa phương ủng hộ công tác giáo dục ATGT cho học sinh. Tuyên truyền vận động Phụ huynh học sinh là người gương mẫu.
  • Hình thành kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho HS.
  • Xây dựng cổng trường an toàn giao thông trật tự văn minh.

..........

4.2. Đề xuất – Kiến nghị

  • Cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoặc lồng ghép các hoạt động này vào nội dung bài dạy đa dạng phong phú hơn nữa phù hợp với điều kiện cụ thể từng lứa tuổi học sinh.
  • Có thể giao lưu giữa các trường trong khu vực, cụm nhóm bằng nhiều hình thức như đố vui để học, thi kịch tiểu phẩm, những sáng tác biểu diễn văn nghệ có nội dung về ATGT thì hiệu quả sẽ cao nữa.
  • Hãy tạo điều kiện cho các em tham quan thực tế, nghe cảnh sát giao thông nói chuyện về ATGT.
  • Ngoài ra cần đầu tư thêm về đồ dùng dạy học trực quan, tài liệu, trang thiết bị đảm bảo yêu cầu giảng dạy vể pháp luật giao thông như: Giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, Bộ tranh biển báo giao thông, Bộ đĩa hình về tiết dạy mẫu an toàn giao thông…

2. Minh họa cụ thể bằng nội dung giáo dục An toàn giao thông (ATGT) của một khối lớp 5 số 2

Nội dung: ĐIỀU KHIỂN XE ĐẠP CHUYỂN HƯỚNG AN TOÀN

I. MỤC TIÊU

- Hiểu và ghi nhớ cách điều khiển chuyển hướng an toàn.

- Biết cách phối hợp các động tác điều khiển xe đạp khi chuyển hướng.

- Có ý thức chấp hành các quy định về điều chỉnh xe đạp khi tham gia giao thông.

- Nhận biết và phòng tránh một số hành vi nguy hiểm khi điều khiển xe đạp chuyển hướng.

- Thực hiện, chia sẻ và hướng dẫn người khác cùng thực hiện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Chuẩn bị giáo viên:

- Tài liệu giáo dục An toàn giao thông

- Mô hình an toàn giao thông .

2. Chuẩn bị học sinh:

- Vở ghi chép

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. KHỞI ĐỘNG:

- Tổ chức trò chơi “kể các bộ phận của xe đạp”

- Cho quan sách tranh yêu cầu học sinh kể các bộ phận của xe đạp còn thiếu.

- GV tổng hợp lại ý kiến của Học sinh (HS) tuyên dương.

- xe như thế nào chúng ta mới điều khiển được.

- Khi điều khiển xe đạp an toàn thì xe phải có đủ các bộ phận và có thể di chuyển được.

- Lần lượt kể

- Lần lượt kể

- HS quan sát tranh

- HS trả lời

- Hs trả ời

2. KHÁM PHÁ

1. Tìm hiểu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn đối với dường nông thôn không có tín hiệu đèn và đường có tín hiệu đèn.

- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày theo nhóm

- GV Nhận xét – tuyên dương.

- GV liên hệ giáo dục HS thực tế qua hình ảnh giao thông tại địa phương.

- GV tổ chức HS tìm ra những phương cách phòng tránh tai nạn giao thông khi điều khiển xe đạp

- Yêu cầu học sinh tìm hiểu một số hành vi nguy hiểm khi chuyển hướng.

- GV kết luận

- GV tuyên dương, nhận xét

- HS quan sát tranh và thảo luận.

- Hs báo cáo kết quả

- HS nêu cá nhân

- HS thực hiện theo nhóm (4 học sinh)

- HS nêu phần cần ghi nhớ

- học sinh tự nêu

3. THỰC HÀNH

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nhận xét cách chuyển hướng của bạn nhỏ trong tranh.

- Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế của bản tham khi tham gia giao thông.

- GV Nhận xét tuyên dương

- Thảo luận nhóm đôi

- HS trả lời

Lần lượt nêu

4. VẬN DỤNG

- kể cho nhau nghe cách chuyển hướng từ nhà đến trường và ngược lại

- HS thực hiện

- HS trình bày

3. Minh họa cụ thể bằng nội dung giáo dục An toàn giao thông (ATGT) của một khối lớp 5 số 3

AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 4: ỨNG XỬ KHI GẶP SỰ CỐ GIAO THÔNG

MỤC TIÊU

- Nhận biết một số sự cố giao thông thường gặp.

- Biết cách ứng xử một số tình huống giao thông không an toàn.

-Thực hiện, chia sẻ với người khác những kĩ năng xử lí sự cố giao thông.

ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Chuân bị giáo viên:

- Tài liệu giáo dục an toàn giao thông

- Thiết bị trình chiếu, nghe nhìn

-Tranh các sự cố giao thông

2. Chuẩn bị học sinh:

- Vở ghi chép

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. KHỞI ĐỘNG:

- Cho học sinh xem phim về sự cố giao thông

-Đặt câu hỏi tìm hiểu nguyên nhân

- HS quan sát video

-Tham gia trả lời

2. KHÁM PHÁ

1. Tìm hiểu một số sự cố giao thông thường xảy ra

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nguyên nhân gây ra sự cố giao thông

- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày .

-Yêu cầu học sinh tìm hiểu một số nguyên nhân khác gây ra sự cố

- GV Nhận xét – tuyên dương.

2. Tìm hiểu cách ứng xử khi gặp sự cố

Yêu cầu quan sát tranh và đọc thông tin về cách ứng xử khi gặp sự cố giao

+ Khi xảy ra tắc đường

+Khi nhìn thấy tai nạn giao thông

- GV kết luận

- GV tuyên dương, nhận xét

-HS quan sát tranh và thảo luận.

- Hs báo cáo kết quả

- HS nêu cá nhân

Thảo luận và tham gia trả lời

- HS nêu phần cần ghi nhớ

3. THỰC HÀNH

a/Sắm vai và xử lí tình huống.

- GV yêu cầu HS sắm vai xử lí tình huống

- GV Nhận xét tuyên dương

b/-Kể lại một số giao thông mà em đã gặp và cách xử lý của những người có mặt tại đó.

-Yêu cầu cả lớp nhân xét cách xử lí đó và rút ra bài học.

Thảo luận 2 nhóm chung một tình huống và nêu cách xử lí

- HS trả lời

- HS nêu

- HS trả lời

4. VẬN DỤNG

- Tự xây dựng bảng qui tắc ứng xử khi gặp sự cố giao thông

- HS thực hiện

-HS trình bày

Ngoài ra thầy cô có thể tham khảo các ví dụ minh họa khác trong bài: Giáo án an toàn giao thông lớp 5 năm học 2022-2023.

Mời các bạn tham khảo các tài liệu có liên quan trong mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
20 35.436
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm