Cách tổ chức Tết Trung Thu cho thiếu nhi năm 2024 vui nhất
Ngày tết trung thu cho thiếu nhi là một ngày lễ tết đặc biệt dành cho các bé, là dịp các em được quây quần bên gia đình, thỏa thích ăn hoa quả, bánh kẹo. Sau đây là hướng dẫn cách tổ chức Tết Trung Thu cho thiếu nhi sao cho hấp dẫn và sáng tạo nhất. Mời bạn đọc tham khảo chi tiết trong bài viết của Hoatieu.vn nhé.
Cách thức tổ chức hoạt động vui Tết Trung thu cho thiếu nhi thú vị
- 1. Vì sao cần tổ chức Trung thu cho các bé
- 2. Đối tượng tham dự chương trình Trung thu
- 3. Địa điểm tổ chức chương trình Trung thu
- 4. Chương trình tổ chức Tết Trung Thu cho bé
- 5. 15 trò chơi trong đêm Trung Thu vui nhộn
- 6. Các hoạt động tổ chức Trung thu thú vị cho bé
- 7. Nên tổ chức trung thu cho các bé ở đâu?
- 8. Các trò chơi dân gian ngày lễ Trung thu dành cho người lớn
1. Vì sao cần tổ chức Trung thu cho các bé
Ngày Tết Trung thu ở Việt Nam cũng được coi như là ngày tết thiếu nhi. Trong dịp này, không chỉ người thân, gia đình quây quần ấm cúng bên nhau, mà còn là dịp để các doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đến con em cán bộ nhân viên làm việc tại công ty, cơ quan, đơn vị; các tổ chức chính trị - xã hội thể hiện sự quan tâm của chính quyền, nhà nước đến trẻ em trong khu vực dân cư bằng cách tổ chức cho các bé một sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp các bé gặp gỡ, giao lưu, kết bạn với bạn mới, học được thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Do đó, việc lên kế hoạch tổ chức vui chơi lễ Trung thu cho thiếu nhi không chỉ mang lại niềm vui giải trí cho các em, mà còn chứa đựng ý nghĩa lưu giữ, bảo tồn truyền thống văn hóa của dân tộc thông qua nhiều hoạt động văn hóa như: rước đèn ông sao, đốt đèn lồng, múa lân, múa rồng, chơi các trò chơi dân gian, tìm hiểu sự tích ngày lễ Trung thu, sự tích chị Hằng chú Cuội...
=> Có thể nói, tổ chức lễ Trung Thu cho thiếu nhi mang đến nhiều giá trị quý báu và giúp trẻ em phát triển một cách toàn diện về mặt thể chất và tinh thần.
2. Đối tượng tham dự chương trình Trung thu
Chương trình tổ chức vui Tết Trung thu luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp. Đối tượng tham gia chính của chương trình Trung thu bao gồm: trẻ em, các bậc phụ huynh, người thân của trẻ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp...
Do đó, ngoài sự trang trọng ban đầu, nội dung chương trình vui Trung thu cần thể hiện tính vui nhộn, gần gũi, hấp dẫn đối với trẻ.
3. Địa điểm tổ chức chương trình Trung thu
Đối với những đơn vị đã cố định điểm tổ chức lễ Trung thu thì vấn đề về địa điểm tổ chức không cần phải lưu tâm quá nhiều. Tuy nhiên, đối với các đơn vị đang loay hoay chọn địa điểm tổ chức sao cho phù hợp với chương trình thì đây là cũng khâu cần lựa chọn kĩ càng. Khi lựa chọn địa điểm thông thường, cá nhân, tổ chức sẽ phải lưu ý những điểm sau:
- Những rủi ro về thời tiết, mưa, nắng
- Địa điểm tổ chức phải phù hợp với sức chứa số lượng người tham gia
- Ưu tiên các vị trí dễ tìm, thuận tiện giao thông đi lại
- Nơi đảm bảo an ninh, an toàn cho con người và tài sản.
4. Chương trình tổ chức Tết Trung Thu cho bé
Cách 1:
- Mở đầu: Màn múa lân sôi động
- Giới thiệu: Chương trình và khách mời
- Các tiết mục văn nghệ đặc sắc của các em thiếu nhi và các phụ huynh
- Phá cỗ, rước đèn ông sao
- Trao quà cho các cháu thiếu nhi
Cách 2:
- Gặp chị Hằng, chú Cuội, nghe kể sự tích về Trung Thu
- Biểu diễn văn nghệ
- Chơi các trò chơi tập thể (Lựa chọn những trò chơi post ở phần bên dưới bài)
- Trao quà cho các cháu thiếu nhi
- Thả đèn trời
- Phá cỗ, rước đèn ông sao
Tìm đọc thêm: Kịch bản chương trình Tết Trung thu 2023 hay và vui nhộn (7 mẫu)
5. 15 trò chơi trong đêm Trung Thu vui nhộn
1. Trò chơi bịt mắt đập niêu
Trò này hay và có thể cho cả bố mẹ và con chơi cùng được.
Thể lệ trò chơi là mỗi đội gồm 02 người, bố hoặc mẹ cõng con, người con bị bịt mắt và đập bình thường là niêu nhưng có lẽ mình thay bằng thú nhồi bông làm phần thưởng cho bé nào chiến thắng luôn ạ. Người cõng không được hỗ trợ bằng tay cho người bị bịt mắt thú bông nào bị đập trúng thì đội đó thắng cuộc em nghĩ nếu chơi trò chơi thì trò chơi này sẽ rất hợp đấy ạ.
2. Trò chơi úp lá khoai
*Cách chơi: Mỗi bạn chơi ngồi thành vòng tròn, úp 2 bàn tay xuống đất.
Khi bắt đầu đọc "Úp lá khoai" thì 1 người lấy tay của mình phủ lên tay của tất cả mọi người, lúc đó mọi người ngửa hết bàn tay lên. Một người lấy tay của mình chỉ lần lượt từng bàn tay, vừa chỉ vừa hát tiếp:
"Mười hai chong chóng
Đứa mặc áo trắng
Đứa mặc áo đen
Đứa xách lồng đèn
Đứa cầm ống thụt
Thụt ra thụt vô
Có thằng té xuống giếng
Có thằng té xuống sình
Úi chà, úi da!"
3. Trò chơi đi tàu hỏa
* Cách chơi:
Những người chơi đứng thành hàng dọc. Người sau để tay lên vai người trước làm tàu hỏa. Người dẫn đầu vừa chạy vừa hô lệnh "Tàu lên dốc" hoặc "Tàu xuống dốc".
Khi nghe lệnh "Tàu lên dốc" tất cả chạy chậm, bàn chân nhón lên, chạy bằng mũi bàn chân. Khi nghe lệnh "Tàu xuống dốc", tất cả chạy chậm chậm bằng gót chân.
Trong lúc chạy, mọi người cùng hát bài đồng dao:
Đi cầu đi quán
Đi bán lợn con
Đi mua cái xoong
Đem về đun nấu
Mua quả dưa hấu
Về biếu ông bà
Mua một đàn gà
Về cho ăn thóc
Mua lược chải tóc
Mua cặp cài đầu
Đi mau, về mau
Kẻo trời sắp tối.
- Luật chơi: Cả đoàn tàu vừa chạy theo lệnh của đầu tàu vừa hát bài đồng dao. Nếu ai hát nhỏ hoặc không làm đúng động tác chạy sẽ bị cả tàu phạt (hình thức phạt nhẹ nhàng tùy đoàn tàu chọn)
4. Trò chơi câu ếch
Vật dụng: 1 cái que chừng 1m, 1 sợi dây chừng 1m, 1 miếng giấy hơi nặng.
* Chuẩn bị: Vẽ 1 vòng tròn (đường kính tùy độ tuổi và số lượng người chơi) để làm ao. Cần câu là 1 cây que chừng 1m buộc 1 sợi dây dài chừng 1m, đầu sợi dây buộc 1 miếng giấy gập nhỏ lại cho hơi nặng để có thể hất trúng ếch ở xa. Đầu que có thể bịt vải để tránh nguy hiểm.
* Cách chơi:
Dùng trò chơi Oản tù tì để xem ai là người đi câu.
Mọi người vào trong ao làm ếch, còn người đi câu ở ngoài cầm cần đi câu.
Khi người điều khiển phát lệnh và bắt nhịp thì mọi người bắt đầu hát:
"Ếch ở dưới ao
Vừa ngớt mưa rào
Nhảy ra bì bọp
Ếch kêu ộp ộp
Ếch kêu oạp oạp
Thấy bác đi câu
Rủ nhau chốn mau
Ếch kêu ộp ộp
Ếch kêu oạp oạp"
Khi hát làm động tác như ếch đang nhảy, tay chống nạnh, chân chụm lại hơi nhún xuống, nhảy lung tung trong vòng tròn. Nếu thấy người đi câu còn ở xa thì có thể nhảy lên bờ (ra khỏi vòng tròn) để chơi nhưng phải cảnh giác người đi câu, vì nếu đang ở trên bờ mà để người đi câu quâng dây trúng là bị bắt, phải thay làm người đi câu. Ngược lại người đi câu cũng tỏ ra lơ là đi rảo quanh bờ để lừa ếch mất cảng giác rồi bất ngờ quăng dây bắt.
* Luật chơi:
Ếch nào bị người đi câu quăng dây trúng thì sẽ bị bắt và phải thay làm người đi câu.
Nếu lâu (thời gian tùy nhóm chơi quy định) mà không câu được con ếch nào thì người đi câu sẽ bị phạt nhảy ếch 1 vòng (số vòng tùy nhóm chơi quy định) quanh ao.
Và còn rất nhiều trò chơi hay và ý nghĩa cho đêm Trung Thu khác nữa, để tham khảo thêm các bạn hãy tải file đính kèm bài viết này nhé.
5. Thổi tắt ngọn đèn
Cách chơi: Tất cả người chơi đứng thành vòng tròn, hai người được chọn vào trong và cầm mỗi người một cây nến đã thắp. Còi thổi, hai người này phải cò cò và vừa dấu đèn của mình sau lưng, vừa thổi đèn của bạn cho tắt đi. Người chơi nào để tắt trước là thua cuộc. Trò chơi này có thể cho chơi từng cặp, rồi chọn vào chung kết những người chiến thắng.
6. Con đường bao xa
Cách chơi: Tổ chức vào buổi tối. Người điều khiển đứng cách người chơi trên quãng đường đã biết trước chiều dài. Người điều khiển cầm đèn phin bấm sáng lên một lúc rồi tắt đi. Người chơi ước đạt xem từ chỗ mình đến đèn sáng là bao xa. Người điều khiển có thể bấm đèn nhiều lần và người chơi cũng ước đạt nhiều lần: ghi lần thứ nhất bao nhiêu mét, lần thứ nhì bao niêu mét... và ghi vào giấy nộp cho người điều khiển. Người chơi nào ước đạt xê xích trên dưới gần đúng với thực tế là thắng. Trò chơi cũng có thể chơi ban ngày, người điều khiển lấy cờ thay thế đèn pin.
7. Hành trình rước đuốc
Cách chơi: Phát cho mỗi đội chơi 1 bao diêm có 3 que và 3 cây nứa. Bố trí mỗi đội chơi đứng 1 phía, cách xa điểm tập trung làm "lửa trại" một khoảng cách bằng nhau, độ 50 m. Nghe lệnh còi "nổi lửa", các đội chơi làm thế nào để nhóm đuốc lên sớm nhất và chạy theo một hàng dọc rước đuốc về nơi "lửa trại". Có thể dùng đống đuốc đó châm vào đống củi đã sắp xếp sẵn để bắt đầu một đêm vui.
3. Trò chơi đi tàu hỏa
* Cách chơi:
Những người chơi đứng thành hàng dọc. Người sau để tay lên vai người trước làm tàu hỏa. Người dẫn đầu vừa chạy vừa hô lệnh "Tàu lên dốc" hoặc "Tàu xuống dốc".
Khi nghe lệnh "Tàu lên dốc" tất cả chạy chậm, bàn chân nhón lên, chạy bằng mũi bàn chân. Khi nghe lệnh "Tàu xuống dốc", tất cả chạy chậm chậm bằng gót chân.
Trong lúc chạy, mọi người cùng hát bài đồng dao:
Đi cầu đi quán
Đi bán lợn con
Đi mua cái xoong
Đem về đun nấu
Mua quả dưa hấu
Về biếu ông bà
Mua một đàn gà
Về cho ăn thóc
Mua lược chải tóc
Mua cặp cài đầu
Đi mau, về mau
Kẻo trời sắp tối.
* Luật chơi: Cả đoàn tàu vừa chạy theo lệnh của đầu tàu vừa hát bài đồng dao. Nếu ai hát nhỏ hoặc không làm đúng động tác chạy sẽ bị cả tàu phạt (hình thức phạt nhẹ nhàng tùy đoàn tàu chọn)
4. Trò chơi câu ếch
Vật dụng: 1 cái que chừng 1m, 1 sợi dây chừng 1m, 1 miếng giấy hơi nặng.
* Chuẩn bị: Vẽ 1 vòng tròn (đường kính tùy độ tuổi và số lượng người chơi) để làm ao. Cần câu là 1 cây que chừng 1m buộc 1 sợi dây dài chừng 1m, đầu sợi dây buộc 1 miếng giấy gập nhỏ lại cho hơi nặng để có thể hất trúng ếch ở xa. Đầu que có thể bịt vải để tránh nguy hiểm.
* Cách chơi:
Dùng trò chơi Oản tù tì để xem ai là người đi câu.
Mọi người vào trong ao làm ếch, còn người đi câu ở ngoài cầm cần đi câu.
Khi người điều khiển phát lệnh và bắt nhịp thì mọi người bắt đầu hát:
"Ếch ở dưới ao
Vừa ngớt mưa rào
Nhảy ra bì bọp
Ếch kêu ộp ộp
Ếch kêu oạp oạp
Thấy bác đi câu
Rủ nhau chốn mau
Ếch kêu ộp ộp
Ếch kêu oạp oạp"
Khi hát làm động tác như ếch đang nhảy, tay chống nạnh, chân chụm lại hơi nhún xuống, nhảy lung tung trong vòng tròn. Nếu thấy người đi câu còn ở xa thì có thể nhảy lên bờ (ra khỏi vòng tròn) để chơi nhưng phải cảnh giác người đi câu, vì nếu đang ở trên bờ mà để người đi câu quâng dây trúng là bị bắt, phải thay làm người đi câu. Ngược lại người đi câu cũng tỏ ra lơ là đi rảo quanh bờ để lừa ếch mất cảng giác rồi bất ngờ quăng dây bắt.
* Luật chơi:
Ếch nào bị người đi câu quăng dây trúng thì sẽ bị bắt và phải thay làm người đi câu.
Nếu lâu (thời gian tùy nhóm chơi quy định) mà không câu được con ếch nào thì người đi câu sẽ bị phạt nhảy ếch 1 vòng (số vòng tùy nhóm chơi quy định) quanh ao.
Và còn rất nhiều trò chơi hay và ý nghĩa cho đêm Trung Thu khác nữa, để tham khảo thêm các bạn hãy tải file đính kèm bài viết này nhé.
5. Thổi tắt ngọn đèn
Cách chơi: Tất cả người chơi đứng thành vòng tròn, hai người được chọn vào trong và cầm mỗi người một cây nến đã thắp. Còi thổi, hai người này phải cò cò và vừa dấu đèn của mình sau lưng, vừa thổi đèn của bạn cho tắt đi. Người chơi nào để tắt trước là thua cuộc. Trò chơi này có thể cho chơi từng cặp, rồi chọn vào chung kết những người chiến thắng.
6. Con đường bao xa
Cách chơi: Tổ chức vào buổi tối. Người điều khiển đứng cách người chơi trên quãng đường đã biết trước chiều dài. Người điều khiển cầm đèn phin bấm sáng lên một lúc rồi tắt đi. Người chơi ước đạt xem từ chỗ mình đến đèn sáng là bao xa. Người điều khiển có thể bấm đèn nhiều lần và người chơi cũng ước đạt nhiều lần: ghi lần thứ nhất bao nhiêu mét, lần thứ nhì bao niêu mét... và ghi vào giấy nộp cho người điều khiển. Người chơi nào ước đạt xê xích trên dưới gần đúng với thực tế là thắng. Trò chơi cũng có thể chơi ban ngày, người điều khiển lấy cờ thay thế đèn pin.
7. Hành trình rước đuốc
Cách chơi: Phát cho mỗi đội chơi 1 bao diêm có 3 que và 3 cây nứa. Bố trí mỗi đội chơi đứng 1 phía, cách xa điểm tập trung làm "lửa trại" một khoảng cách bằng nhau, độ 50 m. Nghe lệnh còi "nổi lửa", các đội chơi làm thế nào để nhóm đuốc lên sớm nhất và chạy theo một hàng dọc rước đuốc về nơi "lửa trại". Có thể dùng đống đuốc đó châm vào đống củi đã sắp xếp sẵn để bắt đầu một đêm vui.
8. Cử chỉ điệu bộ
Cách chơi: Mỗi đội chơi lần lượt cử lên một người chơi lên vòng lửa đua tài với nhau. Người điều khiển yêu cầu mỗi người diễn tả cử chỉ, hành động, điệu bộ nào đó của một nhân vật nào đó. Ví dụ: Một cầu thủ đang đá bóng, một bác sĩ đang khám bệnh... Người chơi phải tìm ra cử chỉ, hành động, điệu bộ của nhân vật và diễn tả cho khán giả xem. Đội chơi nào diễn tả đúng nhất về nhân vật theo quy định sẽ chiến thắng (các đội chơi cùng cho điểm, người điều khiển tổng hợp).
9. Xúc cảm tâm hồn
Các chơi: Mỗi đội chơi cử người chơi tham gia. Người điều khiển trao cho mỗi người chơi một dải băng vải và từng người tự bịt mắt mình lại. Người điều khiển yêu cầu người chơi diễn tả một trạng thái: buồn, vui, lo lắng, giận giữ... người chơi diễn tả tâm trạng đó bằng các động tác của nét mặt, tay chân, thân mình nhưng không được nói. Các đội quan sát từng diễn viên, cho điểm và nộp giấy ghi điểm cho người điều khiển. Đội chơi nào có nhiều điểm hơn sẽ thắng.
10. Điệu nhảy khó quên
Cách chơi: Mỗi đội chơi chọn một bài hát nhảy lửa, sau đó tự sáng tác điệu múa cho phù hợp và thi với nhau, đội chơi nào có ý tưởng sáng tạo, múa đều và đẹp sẽ là đội thắng.
11. Trò chơi trung thu tập thể: Chuột nhử Mèo
Chuột nhử Mèo cũng là một trò chơi tạo nên không khí tươi vui cho các bạn nhỏ vào tết trung thu. Sự nhanh nhẹn và khéo léo chính là yếu tố đòi hỏi người chơi cần có khi tham gia trò chơi này. Số lượng người chơi: 6 - 7 em trở lên.
Cách chơi:
Cử ra một bé làm chuột và các bé còn lại sẽ là mèo, ngồi bệt thành vòng tròn quay mặt vào tâm, hai tay quơ ra phía sau lưng đón mồi. Bé làm chuột cầm chiếc khăn (mồi) chạy quanh ngoài vòng tròn và kín đáo thả khăn sau lưng một con “mèo” nào đó, cố gắng làm sao đừng để con ''mèo'' đó biết…
Chạy hết một vòng, nếu bé làm ''chuột'' phát hiện thấy mèo kia chưa biết có khăn mồi sau lưng, thì chuột có quyền cầm khăn mồi lên mà quất mạnh vào vai, vào lưng của chú mèo mất cảnh giác…
Con ''mèo'' bị thua phải đứng dậy chạy quanh tránh đòn, rồi về ngồi lại chỗ cũ thì thoát. Nếu mèo ranh ma hơn mà phát hiện khăn mồi sau lưng, thì cầm khăn đứng lên và lao đi đánh đuổi chuột kia quanh vòng tròn. Chuột tránh đòn phải chạy nhanh hết vòng và ngồi vào vị trí của mèo bỏ lại mới thoát. Trò chơi cứ thế liên tục với “chú chuột” mới chính là… “mèo” thắng cuộc.
12. Trò chơi trung thu tập thể: Cam quýt mít dừa
Từ lâu, ''Cam quýt mít dừa'' đã được xem là một trò chơi quen thuộc của trẻ em miền Bắc và vẫn thường được tổ chức mỗi khi trung thu về.
Số lượng người chơi: 8 người, lứa tuổi khoảng 8-13.
Cách chơi:
Trong nhóm sẽ có một bé được cử ra làm người “cầm cái” đứng ngoài, những bé lại xếp thành hàng ngang và đựợc đặt tên thứ tự theo 7 loài quả: Cam – Quýt – Mít – Dừa – Dưa – Hồng – Cậy.
Mỗi bé sẽ đứng độc lập với nhau và đưa hai bàn tay ra sau lưng, đan vào nhau tạo thành hình một cái bát hứng. Cách hàng ngang này 10 – 15m, vẽ một đường thẳng để làm đích đến.
Trò chơi bắt đầu khi bé cầm cái sẽ cầm một quả banh nhỏ hay trái cây, bất ngờ đặt vào bát hứng của 1 trong 7 bé còn lại. Bé nhận cái phải nhanh chóng chạy về vạch đích, trong khi đó, 2 người sát 2 bên sẽ tìm cách ngăn lại. Nếu bé này về được đến đích thì có thể gọi tên bất cứ một loại quả nào để cõng mình về. Khi đã trở về vị trí ban đầu, trò chơi sẽ tiếp tục được lặp lại.
Lưu ý là bé không được làm rơi quả banh xuống đất hoặc bị giữ lại. Nếu xảy ra một trong 2 điều này thì bé sẽ phải quay về vị trí ban đầu.
13. Tiếng nói tri âm
Cách chơi: Người điều khiển đưa ra một câu nói nào đó (ví dụ: Buồn quá, sắp phải chia tay rồi!) yêu cầu người chơi của các đội chơi nói lại câu trên bằng một giọng khác như: giọng Bắc, Trung, Nam hoặc của người nông dân, bà buôn, công an... Người chơi làm sao phải diễn tả thật giống giọng nói, cách nói và điệu bộ của nhân vật... Khán giả quan sát và cho điểm.
14. Trò chơi trung thu tập thể: Nhảy vòng
Nhảy vòng cũng là một trò chơi tập thể vô cùng thú vị cho thiếu nhi mỗi khi trung thu về. Không chỉ tạo nên không khí tươi vui mà đây còn là trò chơi vận động giúp trẻ phấn khích, rèn luyện sự nhanh nhẹn rất tốt. Số lượng người chơi gồm: 10 em trở lên, chia làm 2 đội chơi.
Cách chơi: Oẳn-tù-tì để tìm ra đội nhảy trước (A), đội còn lại (B) thì cầm tay nhau ngồi xổm, tạo nên một “hàng rào” vòng tròn. Từng cặp “bàn tay liên kết” đặt chùng xuống chạm mặt sân chơi làm “cửa bẫy”, vào tư thế sẵn sàng hất lên khi đối thủ nhảy qua…
Các thành viên đội nhảy A đi lại quanh vòng ngoài, chọn thời điểm mất cảnh giác của một cửa bẫy đội B để bất ngờ nhảy lọt vào trong vòng. Nếu nhảy được thì đội B phải “mở cửa” đúng vị trí đó cho cả đội A vào. Đội A thắng trận lại tiếp tục tìm cơ hội khác để vượt vòng đội B ra ngoài. Và cứ tiếp tục ra vào như thế nếu đội nhảy còn thắng…
Trường hợp cửa bẫy của hàng rào đội B kịp thời hất lên tạo ra được chướng ngại vật và chạm được vào chân người nhảy của đội A, thậm chí có thể khiến đối thủ bị ngã, thì đội A coi như bị thua và phải ngồi xuống thay thế tạo vòng nhảy cho đội B xung trận…
Lưu ý, cặp “bàn tay liên kết” khi hất lên gây chướng ngại có thể cao thấp tùy ý, thế nhưng người chơi của đội tạo vòng nhảy phải luôn giữ nguyên ở tư thế “ngồi xổm”. Nếu cặp nào đó đứng lên để hất là vi phạm nội quy chơi và đội chơi coi như đã bị thua trận ấy.
15. Thời trang ánh lửa
Cách chơi: Mỗi đội chơi được phát một số dụng cụ cần thiết cho việc hóa trang. Sau đó, người điều khiển cho nhạc nổi lên các đội chơi cùng nhảy múa vui chơi.
Đúng thời gian quy định nhạc (khoảng 10 – 15 phút), các đội chơi phải hóa trang bất kỳ một số nhân vật hoặc con vật theo chủ đề hay tự chọn tuỳ theo hướng dẫn của người điều khiển. Đội chơi nào làm đúng, đẹp, đủ... sẽ chiến thắng.
Lưu ý: Nên có phần thuyết minh cho lôi cuốn, vui nhộn.
6. Các hoạt động tổ chức Trung thu thú vị cho bé
1. Làm bánh Trung thu
Dịp Trung thu sẽ trở nên ý nghĩa hơn với các em nếu chúng được tự học cách làm bánh Trung thu. Các mẹ có thể tổ chức một trò chơi thú vị kiểu như thế này: cho mỗi bé được tự làm chiếc bánh Trung thu của riêng minh và tổ chức chấm giải hoặc cho các bé cùng nhau làm một chiếc bánh Trung thu khổng lồ cũng rất vui đấy.
Đây là một trong những trò chơi Trung thu cho thiếu nhi rất ý nghĩa, giúp trẻ hiểu được các công đoạn để làm nên một chiếc bánh Trung thu và trân trọng giá trị của sức lao động. Đây cũng là cách giúp mẹ dạy bé hiểu hơn về chiếc bánh truyền thống của Việt Nam.
2. Tổ chức lễ hội hóa trang
Đây là trò chơi mà bất cứ trẻ em nào đều thích. Mẹ hãy chuẩn bị những bộ đồ để bé có thể hóa trang thành các nhân vật cổ tích mà mình yêu thích. Bé gái có thể hóa trang thành chị Hằng, thỏ ngọc, công chú... còn bé trai thì hóa trang thành chú Cuội chẳng hạn. Các mẹ cũng có thể lên kế hoạch tổ chức một cuộc thi để chọn ra người hóa trang giống nhất và trao giải cho các bé. Xen kẽ với cuộc thi là các buổi "phá cỗ" với bánh ngọt và trái cây.
3. Truy tìm báu vật
Nếu khu vực bạn ở có diện tích rộng lớn và nhiều người quản lý thì có thể tổ chức trò chơi truy tìm báu vật để các bé tham gia. Mẹ hãy chia các bé thành các nhóm, mỗi nhóm đều phải có người hướng dẫn, lên kế hoạch tổ chức một chuỗi các trò chơi, mỗi trò chơi lại ẩn chứa một thông điệp mà sau khi chinh phục được toàn bộ các trò chơi, các bé có thể xâu chuỗi những thông điệp đó để tạo thành một thông điệp chung, cũng chính là chìa khóa để mở ra kho báu.
Kho báu ở đây có thể là một chiếc hộp chứa đầy bánh kẹo, đồ chơi bên trong. Lưu ý là số lượng bánh kẹo, đồ chơi phải đủ nhiều để bé nào cũng có phần nhé.
Khi tổ chức chương trình Trung thu này, mẹ cần lưu ý đảm bảo an toàn cho các bé, luôn luôn có người lớn giám sát, kèm cặp các bé.
4. Tập làm lồng đèn
Lồng đèn là đồ chơi Trung thu truyền thống mà bất kể bé trai hay bé gái đều thích. Tuy nhiên, hiện nay, lồng đèn bằng điện đều được bán sẵn khiến nhiều bé không biết cách làm lồng đèn bằng giấy như thế nào.
Nếu như có đủ không gian, các mẹ có thể bàn nhau mời một nghệ nhân về để hướng dẫn các bé cách làm lồng đèn Trung thu bằng giấy truyền thống hay cách làm đèn ông sao bằng giấy đơn giản nhưng mang đậm bản sắc ngày Tết Trung thu. Có thể tổ chức cuộc thi xem bé nào làm đèn đẹp hơn, nhanh hơn hoặc cho các bé cùng nhau làm một chiếc đèn lồng thật to, sau đó dùng chính những sản phẩm này để tham gia lễ rước đèn.
5. Thi múa hát, diễn kịch
Đây đều là những trò chơi lành mạnh, bổ ích mà các mẹ có thể tham khảo khi tổ chức Trung thu cho bé. Các bài hát, màn múa nên liên quan đến ngày lễ Trung thu như:
+ Bài hát về Trung thu: Chiếc đèn ông sao, Rước đèn tháng 8, Gọi trăng là gì, Vầng trăng cổ tích...
+ Màn múa hát về Trung thu: Ơi ánh trăng vàng, Em đi xem hội trăng Rằm, múa Lân...
+ Kịch kể lại sự tích Tết Trung thu...
6. Tổ chức Trung thu cho các bé chơi ghép hình
Nếu ở khu vực bạn sinh sống có nhiều em nhỏ nhưng diện tích chơi lại hạn chế thì mẹ có thể tổ chức chương trình tổ chức Tết trung thu cho thiếu nhi là các trò chơi ghép hình. Các mẹ có thể chia các bé thành những nhóm nhỏ, phân chia không gian cho các nhóm, sử dụng đạo cụ là các tấm bảng và các mảnh ghép để các bé dán lại tạo thành một hình có ý nghĩa liên quan đến Trung thu.
Vì đây là trò chơi mang tính tập thể nên mẹ cần chọn những mảnh ghép có kích thước lớn một chút, có thể bằng cuốn vở là hợp lý. Kích thước tổng thể của bức tranh cần ghép là khoảng 3x1 mét, mỗi nhóm khoảng 5-10 em là vừa.
Chất liệu mảnh ghép mẹ nên dùng là format, vừa rẻ tiền, vừa nhẹ lại không dễ hỏng, rất thích hợp với trẻ nhỏ. Mỗi bức ghép nên có một hình mẫu nhỏ để các bé biết được nội dung bức tranh cần hgeps là gì. Đội nào ghép đúng hình nhanh hơn sẽ là đội giành chiến thắng và được tặng quà là gấu bông, búp bê hay ô tô...
Sau cuộc thi ghép hình sẽ là màn phá cỗ và màn rước đèn tưng bừng. Đảm bảo các bé sẽ rất thích.
7. Làm nhà từ bánh kẹo, mô hình lắp ghép
Hoạt động Trung thu này sẽ giúp làm tăng khả năng sáng tạo của các bé. Các mẹ có thể ra một chủ đề và chấm giải dựa trên những tiêu chí đã đề ra.
Vật liệu được sử dụng có thể mô hình lắp ghép (nếu có điều kiện) hoặc sử dụng chính bánh kẹo cho tiệc Trung thu để ghép thành những ngôi nhà, công viên... Với cách tổ chức Trung thu này, các bé sẽ tha hồ được nói lên suy nghĩ, mơ ước của mình về ngôi nhà trong mơ.
8. Thám hiểm mặt trăng
Mẹ có thể lên kế hoạch tổ chức Trung thu là trò chơi thám hiểm mặt trăng với những điều lạ lùng như: ngọn núi thấp lè tè bằng bông, những căn nhà bay lơ lửng, những chiếc cây mọc ngược... để dẫn dắt các bé đến với những điều khác hoàn toàn so với thực tại, nhằm gợi mở trí tưởng tượng cho các bé. Sau chuyến thám hiểm, hãy cho từng bé đứng lên phát biểu cảm nghĩ về những điều mình đã khám phá ra và trao giải cho các bé khám phá được nhiều điều thú vị nhất.
9. Hội chợ dân gian
Mẹ cũng có thể tổ chức một hội chợ dân gian với các món ăn, trò chơi truyền thống. Tại đó, mẹ hãy tái hiện lại cảnh rước đèn, phá cỗ ngày xưa, cảnh làm đèn Trung thu, làm tò he... Những hoạt động này đặc biệt có ý nghĩa với những trẻ ở thành phố đấy.
10. Tham quan làng nghề
Nếu như có nhiều thời gian, mẹ có thể cùng nhau tổ chức team building, dã ngoại, cắm trại cho các bé, khéo léo kết hợp các trò chơi nhằm phát huy khả năng sáng tạo, óc tìm tòi, khám phá của các bé. mẹ có thể cho các bé đi tham quan các làng nghề truyền thống như làng nghề làm trống, làm quạt, làm lồng đèn, làm tranh...
7. Nên tổ chức trung thu cho các bé ở đâu?
Không gian để tổ chức sự kiện trung thu cho thiếu nhi là ngoài trời và trong nhà.
Không gian ngoài trời: Đây là không gian lý tưởng để bạn tổ chức 1 đêm trung thu đáng nhớ cho các em thiếu nhi. Tuy nhiên chúng ta phải đảm bảo: có thảm cỏ, khuôn viên phù hợp với số lượng khách tham gia sự kiện. Bạn có thể tham khảo 1 vài resort, công viên, khu vui chơi giải trí để lựa chọn sao cho hợp lý để di chuyển thuận tiện.
Không gian trong nhà: Nếu như lo lắng thời tiết, khí hậu khắt nghiệt, nóng bức thì nên chọn những nhà hàng, hội trường lớn.
8. Các trò chơi dân gian ngày lễ Trung thu dành cho người lớn
1. Trò chơi dân gian kéo co
Với sự kết hợp giữa sức mạnh và sự đồng đội, người chơi cùng nhau kéo và cố gắng lật đối thủ về phía mình. Trò chơi kéo co không đơn thuần là hoạt động giải trí mà còn giúp tăng cường sức khỏe và xây dựng tinh thần đồng đội.
2. Thi làm mâm cỗ Trung thu
Từ xa xưa cho đến hiện tại, Tết trung thu sẽ được tổ chức vào ngày rằm tháng tám mỗi năm. Khi dịp lễ này đến, hầu hết các gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ trung thu để cúng ông bà tổ tiên và sum vầy với nhau. Không những vậy, người Việt còn quan niệm rằng việc chuẩn bị mâm cỗ trung thu tốt, chỉn chu để cầu cho mùa vụ tốt tươi, công việc suôn sẻ và thời tiết thuận lợi.
Trong cuộc thi làm mâm cỗ Trung thu, quy tắc thi ai làm ra mâm cỗ Trung thu đẹp nhất trong thời gian nhất định sẽ giành thắng cuộc.
3. Nhảy dây
Với trò chơi dân gian nhảy dây đòi hỏi sự tính toán, tinh thần đồng đội và kỹ năng nhảy cao. Người chơi cần nhảy qua sợi dây vào thời điểm thích hợp để tránh bị vướng và thua cuộc. Với những ai có năng khiếu nhảy cao, tham gia trò chơi này là một lợi thế đặc biệt.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công