12 Bài xã luận viết báo tường ngày 26-3 hay và ý nghĩa 2024
Vào dịp 26/3, ngoài các hoạt động văn nghệ thì viết báo tường cũng được các trường tổ chức khá sôi nổi. Sau đây là Top 10 bài xã luận viết báo tường ngày 26-3 hay và ý nghĩa, mời các bạn tham khảo.
Xã luận chào mừng ngày 26 tháng 3
- 1. Bài xã luận viết báo tường ngày 26/3 số 1
- 2. Bài xã luận viết báo tường ngày 26/3 số 2 ngắn nhất
- 3. Bài xã luận viết báo tường ngày 26/3 số 3
- 4. Bài xã luận viết báo tường ngày 26/3 ngắn nhất số 4
- 5. Bài xã luận viết báo tường ngày 26/3 số 5 ý nghĩa
- 6. Bài xã luận viết báo tường ngày 26/3 số 6 cơ bản
- 7. Bài xã luận viết báo tường ngày 26/3 số 7
- 8. Bài xã luận viết báo tường ngày 26/3 số 8
- 9. Bài xã luận viết báo tường ngày 26/3 số 9
- 10. Bài xã luận viết báo tường ngày 26/3 số 10 hay nhất
- 11. Bài xã luận chủ đề ngày 26/3: Lời dạy của Bác Hồ dành cho thanh niên
- 12. Bài xã luận viết báo tường ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
10 bài xã luận 26/3 được tổng kết, có độ dài ngắn khác nhau gửi đến các bạn tham khảo để có bài xã luận đa dạng, ý nghĩa và hay nhất để ngày kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3 được diễn ra trọn vẹn và cảm xúc nhất.
Các bài xã luận báo tường 26/3 phù hợp nhiều đối tượng nên hi vọng đã gửi được những mẫu bài thuyết trình chất lượng. Mời các bạn tham khảo các mẫu xã luận viết báo tường 26/3 dưới đây.
1. Bài xã luận viết báo tường ngày 26/3 số 1
Mỗi khi lời hát: “Nào anh em ta cùng nhau xông pha. Lên Đoàn! Kiếm nguồn tươi sáng…” cất lên, lòng chúng tôi lại trào dâng bao cảm xúc trìu mến! Có phải chăng “Nguồn tươi sáng” ấy chính là động lực thôi thúc thế hệ trẻ chúng tôi tiến bước lên Đoàn? Và cũng có phải chăng, nó chính là nguồn sáng vô tận đang toả ra từ ngôi sao vàng năm cánh gắn trên huy hiệu Đoàn mà chúng tôi đang ao ước được đeo trên ngực?
Thật khó có thể lý giải được hết, vì sao con người và vạn vật lại coi trọng và cần thiết nguồn sáng đến vậy! Ánh sáng, giúp con người tri giác thế giới: tường tận và minh bạch mọi vật. Và như vậy, ánh sáng Đoàn, giúp chúng tôi - những người Đội viên có thể tường tận về lịch sử và quá trình hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Từ khi ra đời, Đảng ta rất quan tâm đến hoạt động Đoàn và phong trào thanh thiếu niên. Chính vì vậy mà Đảng đã xác định: “Đoàn là đội dự bị tin cậy, người kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng đi theo lý tưởng của Đảng…”. Lúc sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Một năm bắt đầu từ mùa xuân; Cuộc đời bắt đầu từ tuổi trẻ” và “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên đi đầu…”. Lời dạy của Người đã khẳng định vai tò to lớn của tuổi tẻ, thấm nhuần bao thế hệ đoàn viên, để rồi thắp lên ngon lửa nhiệt huyết trong trái tim và khối óc những con người đang dồi dào sức trẻ. Cũng xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng đó mà vào ngày 26.3.1931 Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập.
Trải qua lịch sử hình thành và phát triển hơn ..........năm qua, Đoàn đã khoác lên mình chiếc áo xanh tình nguyện, vượt mọi miền xa xôi của Tổ quốc để hoàn thành sứ mệnh vẻ vang mà Đảng giao phó. Cũng trong quá trình đó, để phù hợp với tình hình và nhiệm vụ cách mạng, Đoàn ta đã trải qua rất nhiều tên gọi khác nhau như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương 1931 – 1936, Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương 1936 – 1939, Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương 1939 – 1941, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam 1941 – 1956, Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam 1956 – 1970, Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh 1970 – 1976, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh từ năm 1976 đến nay. Thông qua các phong trào hoạt động của mình, Đoàn đã thổi bùng ngọn lửa nhiệt tình và khát khao cống hiến cho đất nước vào mọi thế hệ thanh niên, góp phần đào tạo được những con người xung phong gương mẫu trong mọi lĩnh vực công tác, trong học tậo, lao động và rèn luyện đạo đức cách mạng, xứng đáng với lời dạy của Bác:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Hoà trong nhiệt huyết và khát vọng ấy, chi đoàn trường..........đã nỗ lực, tích cực tổ chức các hoạt động như: cắm trại, thi báo tường, văn nghệ và các trò chơi…để mọi đoàn viên, thanh, thiếu niên cùng tham gia. Điều đó, đã góp phần hiện thực hoá phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tạo được không khí thi đua sôi nổi, tích cực giữa các lớp, giúp chúng tôi cảm thấy yêu quý và thân thiện hơn với ngôi trường của mình. Đồng thời là sự tiếp bước, kế thừa và phát huy truyền thống anh hùng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Là những người đoàn viên trong tương lai, với mong ước được phấn đấu và cống hiến cho đất nước, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, Đoàn ta sẽ mãi toả sáng để dẫn dắt thanh, thiếu niên vững bước theo Đảng và dang tay chào đón chúng tôi cũng bằng chính ánh sáng thiêng liêng, diệu kì ấy – Ánh sáng Đoàn.
2. Bài xã luận viết báo tường ngày 26/3 số 2 ngắn nhất
Ngày 26-3, tuổi trẻ cả nước tưng bừng kỷ niệm ... năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trong niềm phấn khởi và niềm tin thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Ra đời trong phong trào đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, .... năm qua, được Bác Hồ kính yêu và Đảng vĩ đại tổ chức và trực tiếp lãnh đạo, rèn luyện, dìu dắt, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh không ngừng trưởng thành lớn mạnh, xứng đáng là đội dự bị, cánh tay đắc lực của Đảng. Chúng ta thật tự hào, ở giai đoạn cách mạng nào, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam cũng có những phong trào hành động cách mạng mang dấu ấn lịch sử; cũng có những tấm gương tuổi trẻ sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng, giàu trí sáng tạo, làm rạng danh đất nước, như phong trào: “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong”, “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”, “Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”...
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu luôn đặt niềm tin mãnh liệt vào thanh niên, luôn dành cho thế thệ trẻ tình cảm thân thương, sự chăm sóc, dạy bảo ân cần. Đền đáp công ơn trời biển và tình cảm sâu nặng của Người, không gì thành tâm hơn là tuổi trẻ Việt Nam nguyện ước thực hiện tốt nhất lời Bác dạy: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.
Kỷ niệm ....năm ngày truyền thống vẻ vang của Đoàn, cũng là dịp diễn ra Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX. Đây là dịp tốt để tổ chức Đoàn đánh giá một cách thực chất công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình, từ đó nhân rộng, phát triển những mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, nhằm xây dựng lớp thanh niên theo tiêu chí: "Bản lĩnh, yêu nước, tri thức, sức khỏe, sáng tạo, tình nguyện". Đồng thời khắc phục được những tồn tại, yếu kém như trong thi đua còn nặng tính hình thức, thiếu những biện pháp thiết thực; một bộ phận thanh niên sống thiếu mục tiêu, lý tưởng, sa ngã trong các tệ nạn xã hội... Đó là những vấn đề rất cần được trao đổi tại Đại hội Đoàn các cấp, nhất là Đại hội Đoàn toàn quốc sắp tới, đồng thời luôn cần sự quan tâm về mọi mặt, định hướng kịp thời của các cấp ủy, chính quyền và toàn xã hội.
3. Bài xã luận viết báo tường ngày 26/3 số 3
Vào mùa xuân năm 1931, ở thời điểm từ ngày 20 đến 26/3/1931, khi tiến hành hội Nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thức hai, cuộc họp đã dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp bộ đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. trước sự phát triển và lớn mạnh của phong trào Đàon trên cả 3 miền Bắc, trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng hơn 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành hệ thống tổ chức Đoàn xã, huyện lên đến tỉnh. Đến cuối năm 1931, số lượng đoàn viên trên cả nước lên đến hơn 2.500 đồng chí, chứng tỏ sự tác động tích cực của Hội nghị Trung ương lần thứ hai tháng 3/1931.
Sự ra đời của Đoàn thanh niên Cộng sản Đông Dương đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta bấy giờ. Được Bộ chính trị trung ương Đảng và bác hồ cho phép thể theo đề nghị của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 – 25/3/1961, đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 đã dành để bàn bạc và quyết điịnh những vấn đề rất quan trọng đối với công ác vận động Thanh niên làm ngày thành lập Đoàn hàng năm.Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:
- Từ 1931 – 1936: Đoàn thanh niên Cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.
- Từ 1937 – 1939: Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương.
- Từ tháng 11/1939 – 1941: Đoàn thanh niên phản đế Đông Dương.
- Từ 5/1941 – 1956: Đoàn thanh niên Cứu quốc Việt Nam.
- Từ 25/10/1956 – 1970: Đoàn thanh niên Lao Động Việt Nam.
- Từ 3/02/1970 – 1976: Đoàn thanh niên Lao Động Hồ Chí Minh.
- Từ 12/1976 đến nay: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tư do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa cã hội. Đó là lớp thanh niên cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh mà tiêu biểu là Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn, Cù Chính Lan, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót. Đó là thế hệ thanh niên anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với những người con ưu tú như Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân,Thái Văn An….
Với các phong trào “Thanh niên xung phong tình nguyện”, “Ba sẵn sàng”, “Năm xung kích”, “Thanh niên kiên cường thắng Mỹ”, “Quyết thắng”. Thế hệ thứ 3 này có mặt đông đảo trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy thần tốc mùa xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, hàng chục triệu đoàn viên đã hăng hái dấy lên phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể”, “Thanh niên lao động sáng tạo” đẩy mạnh thi đua sản xuất và tiết kiệm, thể hiện ý chí tiến công của tuổi trẻ dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Đoàn thanh niên Cộng sản hồ Chí Minh đã động viên tổ chức thế hệ trẻ, tham gia tích cực các phong trào: “Thanh niên nông thôn sản xuất, kinh doanh giỏi”, phong trào CKT chất lượng, kỉeu dáng, tiết kiệm trong thanh niên công nhân, phong trào “Xứng danh anh bộ đội cụ Hồ’ trong thanh niên quân đội, phong trào “Tuổi trẻ công an hành động cách mạng theo 6 điều bác hồ dạy, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện”, “Cuộc vận động 3 mục tiêu dân số – sức khỏe- môi trường”. Các phong trào này bước đầu gây được nhiều ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân, khẳng định vai trò quan trọng chiến lược của thanh niên trong tình hình mới.
4. Bài xã luận viết báo tường ngày 26/3 ngắn nhất số 4
Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 3/2/1930, Đảng đã thấy rõ tầm quan trọng của việc xây dựng tổ chức Đoàn. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai họp từ ngày 20 đến ngày 26/3/1931, Trung ương Đảng đã giành một ngày trong thời gian Hội nghị để bàn và quyết định những vấn đề quan trọng về công tác vận động thanh niên của Đảng. Xuất phát từ ý nghĩa đặc biệt ấy, được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Bác Hồ, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III họp từ ngày 22 đến 25/3/1961 tại Hà Nội đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 là ngày thành lập Đoàn.
Trải qua ....năm, cùng với sự phát triển của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các thế hệ thanh niên Việt Nam đã nối tiếp nhau viết nên những truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước, đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, trung thành tuyệt đối với Đảng, gắn bó chặt chẽ với lợi ích dân tộc, với nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; truyền thống xung kích cách mạng, xung phong tình nguyện, sẳn sàng đón nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; truyền thống hiếu học, cần cù, sáng tạo; truyền thống đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
Nối tiếp truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam hôm nay vững bước dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng cộng sản Việt Nam, với hoài bão cách mạng đang ngày đêm phấn đấu, đem sức trẻ, nhiệt tình ra cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
5. Bài xã luận viết báo tường ngày 26/3 số 5 ý nghĩa
Những ngày này, tháng thanh niên kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - khắp nơi như đều hừng hực khí thế từ các hoạt động của tuổi trẻ và vì tuổi trẻ.Vâng, tuổi trẻ chính là tuổi của những ước mơ, của những hoài bão và khát vọng vươn tới những giá trị đích thực của cuộc sống, đó cũng là khoảng thời gian để cống hiến sức trẻ, trí tuệ, xung kích đi đầu với lý tưởng cao đẹp “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.
Bước vào công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, thanh niên Việt Nam vẫn đã và đang tiếp tục phấn đấu cũng như xây dựng một nước Việt Nam độc lập, phát triển theo con đường mà Đảng, Bác Hồ đã chọn. Với tuổi trẻ Việt Nam nói chung và tuổi trẻ ....... nói riêng lại càng thăng hoa khát vọng dưới ngọn cờ của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Cũng giống như Bác Hồ đã từng nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Tiếng gọi từ Tổ quốc, từ truyền thống quê hương núi Hồng - sông La như đang thúc giục tuổi trẻ ..... “Đi lên, ta đi lên, noi gương các danh nhân ngày xưa xuất thân từ đây, lẫy lừng tiếng thơm vẫn còn lưu nước non. Biển rộng bao la nâng tầm nhìn ta vươn xa. Huyền thoại Trường Sơn như giục ta rèn chí lớn...”.
Lời ca, tiếng nhạc cũng chính là lời kêu gọi của những trái tim người trẻ vì một ngày mai không ngừng bước tiếp... Tuổi trẻ chúng em nguyện xin phấn đấu và học tập thật tốt để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân như biết bao thế hệ cha anh đã làm. Và hôm nay, nhân ngày kỉ niệm thành lập Đoàn 26/3, tập thể lớp ... chúng em xin ra mắt tờ báo tường với tên gọi: ''Tuổi trẻ khát vọng''. Trong biên tập cũng như trình bày, chắc chắn sẽ còn gặp nhiều điều sai sót kính mong độc giả góp ý và bổ sung để tờ báo ngày càng hoàn thiện hơn.
Chúng em xin kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc; chúc cho các đồng chí đoàn viên, thanh niên đạt được thành tích cao trong học tập, rèn luyện và công tác tốt. Chúc cho trường .... luôn vững mạnh, phát triển và ngày càng vươn cao, vươn xa hơn nữa.
6. Bài xã luận viết báo tường ngày 26/3 số 6 cơ bản
Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn.
Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở. Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.
- Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:
- Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương
- Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
- Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
- Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
- Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
- Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
- Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội đã liên tiếp lập nên những chiến công xuất sắc và trưởng thành vượt bậc.
Đại hội Đảng chỉ rõ nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên trong giai đoạn mới là: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải được xây dựng và củng cố vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là trường học CSCN của lớp người trẻ tuổi, là cánh tay đắc lực và đội hậu bị tin cậy của Đảng”.
Được mang tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là vinh dự và tự hào lớn của toàn thể cán bộ đoàn viên nước ta.Gần 30 năm trôi qua, kể từ ngày được mang tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổ chức Đoàn và tuổi trẻ cả nước luôn cống hiến hết mình vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc đổi mới đất nước, đặc biệt là trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH dưới sự lãnh đạo của Đảng vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Suốt .... năm cống hiến và trưởng thành dưới ngọn cờ của Đảng quang vinh và Bác Hồ kính yêu, tổ chức Đoàn và tuổi trẻ nước ta đã xây đắp nên những truyền thống vẻ vang.
Đó là:
- Truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó thiết tha, trung thành tuyệt đối với Đảng, với nhân dân, với chế độ XHCN.
- Truyền thống quý báu này đã tạo nên động lực vô giá xuyên suốt các thời kỳ lịch sử được thể hiện trong hành động cách mạng, nhất là ở những bước ngoặt của lịch sử.Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, điều kiện nào, tuyệt đại bộ phận thanh niên ta luôn siết chặt hàng ngũ xung quanh Đảng lãnh đạo, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Truyền thống của đội quân xung kích cách mạng, dám đón lấy những nhiệm vụ nặng nề, dám đi đến những nơi khó khăn, gian khổ, dám suy nghĩ sáng tạo… để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên đi đầu”, thế hệ trẻ nước ta luôn nêu cao tinh thần hăng hái sẵn sàng xung phong đến những nơi Tổ quốc cần, dù đó là biên cương hay hải đảo, dù công việc đó là mới mẻ hay khó khăn.
- Truyền thống gắn bó đoàn kết trong lớp người cùng lứa tuổi, trong các tổ chức Đoàn và Hội; đoàn kết gắn bó với nhân dân; thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, đặc biệt là vào những thời điểm phải đối mặt với kẻ thù hay thiên tai.
Đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế luôn hòa quyện với nhau, thông cảm và đồng tâm hợp lực vì những mục tiêu cao cả của dân tộc và thời đại.
Truyền thống hiếu học, ham hiểu biết để tự mình nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, quản lý và quân sự… say mê sáng tạo trong hoạt động thực tiễn, để cống hiến cho sự nghiệp của dân tộc và của Đảng.
Học ở nhà trường, học trong cuộc sống, học để làm người có ích cho xã hội luôn được các thế hệ thanh niên ta phấn đấu, thực hiện ngày càng tốt hơn.
Phát huy những truyền thống quý báu nêu trên, các thế hệ đoàn viên, hội viên, thanh niên, đội viên thiếu niên và nhi đồng ở nước ta đã tiếp bước theo nhau góp phần đưa sự nghiệp cách mạng của nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, thử thách đạt nhiều thắng lợi hết sức to lớn, những kỳ tích vẻ vang trong thế kỷ XX làm cho Tổ quốc XHCN của chúng ta có vị thế xứng đáng trong cộng đồng quốc tế, vững bước tiến vào thế kỷ XXI.
7. Bài xã luận viết báo tường ngày 26/3 số 7
Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng và Bác Hồ đã nhận thấy sự cần thiết phải thành lập tổ chức cộng sản của những người trẻ tuổi. Chính vì thế, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá I tháng 10/1930 đã ra “Án nghị quyết về Cộng sản thanh niên vận động”.
Thực hiện Án nghị quyết tháng 10/1930, các cơ sở Đoàn đã được xây dựng trên khắp cả nước từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, hệ thống của Đoàn chưa được thống nhất và Đoàn chưa có sinh hoạt riêng. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai tại Sài Gòn từ ngày 20 đến 26/3/1931, dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên. Trên cơ sở nghiên cứu bức thư của Ban Chấp hành Quốc tế Thanh niên Cộng sản gửi cho Đảng ta, Hội nghị đã nghiêm túc kiểm điểm đánh giá việc thực hiện nghị quyết lần thứ nhất tháng 10/1930.
Đến tháng 3/1931, sau một quá trình chuẩn bị, được sự lãnh đạo và tổ chức của Hội Việt Nam cách mạng Đông Dương Đảng Cộng sản Đông Dương; sự lãnh đạo, trực tiếp bồi dưỡng, đào tạo của Nguyễn Ái Quốc, tổ chức cơ sở Đoàn ở nước ta “từ bắt đầu hiếm hoi” với một nhóm nhỏ 8 thiếu niên do Bác Hồ trực tiếp chăm sóc dìu dắt, sau 5 năm đã phát triển và trưởng thành vượt bậc. Lúc này, trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam của nước ta đã xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với hơn 1.500 đoàn viên. Ở một số địa phương, đã hình thành Đoàn từ cơ sở huyện, tỉnh, dần dần đã trở thành lực lượng hùng hậu, xung kích của Đảng, cống hiến hết mình trong cuộc kháng chiến, kiến quốc, xây dựng Tổ quốc Việt Nam quang vinh.
Thể theo nguyện vọng và đề nghị của tuổi trẻ cả nước, của Ban Bí thư Trung ương Đoàn, được sự đồng ý của Bộ chính trị và Bác Hồ kính yêu, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam họp từ ngày 22 đến ngày 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 là Ngày thành lập Đoàn. Từ đó, ngày 26/3 hàng năm trở thành Ngày kỷ niệm, tôn vinh truyền thống vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.
Ngay sau khi thành lập, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương đã phát triển được nhiều đoàn viên trong cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là phong trào Xô - viết Nghệ Tĩnh. Từ phong trào cách mạng giai đoạn này đã xuất hiện nhiều gương thanh niên đấu tranh oanh liệt, tiêu biểu là người đoàn viên thanh niên cộng sản Lý Tự Trọng với câu nói nổi tiếng trước tòa án kẻ thù: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”.
Tháng 7/1936, Hội nghị Trung ương Đảng đã định ra đường lối chuyển hướng nhiệm vụ từ đấu tranh bí mật, bất hợp pháp sang đấu tranh công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp. Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương tiếp nối truyền thống của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương tích cực vận động thanh niên đấu tranh chống thực dân, đế quốc, phản động tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, trong tình hình mới, tổ chức Đoàn phải chuyển vào hoạt động bí mật và xây dựng tổ chức chặt chẽ với tên mới là Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương.
Mùa xuân năm 1941, Bác Hồ trở về nước cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5 năm 1941, Người đã chủ trì Hội nghị Trung ương VIII tại Pắc Bó, Cao Bằng. Dưới ánh sáng Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam ra đời tiếp nối sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của các tổ chức thanh niên trước đó do Đảng, Bác Hồ tổ chức, giáo dục và rèn luyện. Dưới ngọn cờ của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, Đoàn Thanh niên Cứu quốc và tuổi trẻ cả nước đã xung kích cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vùng lên tiến hành thành công Cách mạng tháng Tám năm 1945, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do cho dân tộc, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
Trải qua ....năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã khẳng định bản lĩnh cách mạng, lòng trung thành với Đảng, với dân tộc, là lực lượng xung kích cách mạng, là tổ chức hạt nhân chính trị của thanh niên Việt Nam, đội hậu bị tin cậy của Đảng, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam. Qua các phong trào, các cuộc vận động do Đoàn phát động, lớp lớp thanh niên Việt Nam đã không ngại khó khăn, gian khổ, vượt lên mọi thử thách, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh; tích cực, năng động, sáng tạo trong học tập, lao động, sản xuất; xung kích, tình nguyện bảo vệ, xây dựng quê hương, đất nước. Khẳng định, việc giữ gìn, phát huy truyền thống vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn được các thế hệ cán bộ, đoàn viên, thanh niên xem là nghĩa vụ, trách nhiệm và là mệnh lệnh đặc biệt của trái tim và khối óc.
Mỗi năm kỷ niệm ngày thành lập Đoàn là mỗi lần tổ chức Đoàn đón nhận và giới thiệu thành quả trong rèn luyện, học tập, lao động, sản xuất, chiến đấu của thanh niên Việt Nam. Với những cống hiến to lớn trong 88 năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam đã hai lần vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng và nhiều phần thưởng cao quý khác. Điều đó khẳng định sự ghi nhận, đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những cống hiến xứng đáng của thế hệ trẻ nước nhà và sự phát triển, lớn mạnh của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Ngày nay, Đoàn THCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam quyết tâm trở thành những người đi đầu trong ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh, phát triển. Các cấp bộ Đoàn tiếp tục nghiên cứu, triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình hành động, bảo đảm cho phong trào thanh thiếu nhi phát triển đúng hướng, đem lại lợi ích thiết thực cho tuổi trẻ; lựa chọn những nội dung trọng tâm, trọng điểm, việc làm cụ thể, thiết thực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn, phù hợp với tâm lý, nhu cầu của thanh niên; đáp ứng mong mỏi của mỗi gia đình, xã hội, từ đó tạo ảnh hưởng, lan tỏa tích cực trong giới trẻ, khẳng định mạnh mẽ hơn lòng trung thành tuyệt đối, niềm tin của tổ chức Đoàn, thế hệ trẻ hôm nay vào con đường mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn.
8. Bài xã luận viết báo tường ngày 26/3 số 8
Tôi đã có thời gian dài gắn bó với Đoàn suốt 7 năm qua. Đoàn gắn liền với tuổi trẻ, với thời sinh viên sôi nổi đẹp nhất cuộc đời tôi. Đoàn giúp tôi khám phá thêm một câu chuyện, một bài học để tôi yêu mến và cống hiến nhiều hơn.
Tham gia công tác Đoàn, tôi thường tổ chức các sân chơi lành mạnh cho thanh thiếu nhi, giáo dục kỹ năng cho các bạn trẻ về môi trường, kết nối nhiều sinh viên thủ đô trong các chương trình "Về nguồn" hay xây nhà tình nghĩa.
Ngay sau khi ra trường, tôi trở thành cán bộ tuyển sinh, cán bộ phòng đào tạo của một trường đại học. Nhưng nhận thấy công việc chưa đáp ứng được mục tiêu của bản thân, "máu nghề" công tác Đoàn đưa tôi đến với cơ duyên mới với dự án thiện nguyện lớn.
Hiện nay thiếu nhi ở thành phố, nông thôn, cả vùng sâu vùng xa có rất ít sân chơi dành cho các em. Tôi mong thời gian tới Đoàn tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích cho trẻ em tham gia. Có thể là sân chơi giáo dục cho thanh thiếu nhi hiểu hơn về các vấn đề xã hội, vấn đề thờ ơ, vô cảm; hoặc sân chơi giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho thanh thiếu nhi.
Từng là cán bộ đoàn cơ sở, lắng nghe anh em cơ sở, tôi mong muốn Đoàn cấp trên có sự quan tâm, gần gũi và động viên anh em cán bộ Đoàn ở cơ sở nhiều hơn, tạo động lực cho họ mà không nên "hành chính, quan khách". Đoàn phải đi trước thanh niên thì mới tập hợp được thanh niên.
Trước là đam mê, thấy vui vì được đưa sức trẻ của mình cống hiến cho hoạt động Đoàn, thấy mình có ích cho xã hội. Hồi mới ở quê lên thi đại học, tôi ấn tượng hình ảnh các anh chị áo xanh tình nguyện hỗ trợ các bạn thí sinh. Chính hình ảnh đó tạo niềm tin, giúp tôi bình tĩnh, tự tin hơn. Tôi tự hứa sẽ lan truyền màu áo xanh đó đến thế hệ sinh viên sau. Tham gia hoạt động Đoàn, Hội, tôi thấy mình sống có ích hơn.
Tôi muốn gửi gắm đến các bạn trẻ rằng cuộc sống luôn công bằng, hãy sống và cống hiến bằng sức trẻ, nhiệt huyết và khát vọng thì bạn sẽ tìm được hạnh phúc.
Tôi mong tổ chức Đoàn tiếp tục cùng hòa nhịp, phát huy, phối hợp với các ban, ngành, là nhịp cầu kết nối để lan truyền sâu rộng các hoạt động đến với đoàn viên.
9. Bài xã luận viết báo tường ngày 26/3 số 9
Mỗi năm đến ngày 26/3 là cán bộ Đoàn chúng ta đều bồi hồi nhớ lại cảm giác, kỷ niệm được gắn bó với Đoàn từ những ngày đầu, bao hình ảnh, kỷ vật, con người, hoạt động...ùa về trong ký ức, ai đã từng là cán bộ Đoàn, đoàn viên ắt hẳn đều nghe xao xuyến, bâng khuâng, thầm cảm ơn tổ chức Đoàn đã cho mình nhiều thứ quý giá, nào là kiến thức, kỹ năng sống, tình đồng chí, tình yêu thương...
26/3 - Ngày sinh nhật Đoàn với nhiều màu sắc, công trình, phong trào, hoạt động khắp nơi, màu Áo Thanh niên Việt Nam, huy hiệu Đoàn mãi mãi là hình ảnh yêu thương trong trái tim của mỗi cán bộ Đoàn và Đoàn viên. Hòa trong niềm vui chung đó, cán bộ Đoàn chúng ta trăn trở, suy nghĩ về những việc đã qua, vào thực tế công tác và có giải pháp tương lai cho tổ chức Đoàn ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Sinh nhật Đoàn là dịp ôn lại truyền thống, ghi nhớ công ơn của các thế hệ đi trước để bồi đắp niềm tin và niềm tự hào trong mỗi cán bộ Đoàn, Đoàn viên thanh niên. Quá khứ, hiện tại dẫu có khác nhau nhưng bài học mà lịch sử để lại luôn có giá trị. Bài học về xây dựng phong trào, gương điển hình, bài học về công tác giáo dục, công tác tổ chức, kiểm tra, giám sát, về phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, bài học về huy động, kết nối nguồn lực, về thi đua khen thưởng của Đoàn ... luôn hiện hữu, sống động.
Bước vào giai đoạn mới, thực tế cuộc sống và yêu cầu của công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu niên ngày càng cao, đòi hỏi cán bộ Đoàn chúng ta phải luôn rèn luyện nâng cao bản lĩnh, phải luôn năng động, sáng tạo, gương mẫu và thân thiện. Có bản lĩnh, chúng ta sẽ có niềm tin lý tưởng, sự tự tin vào mục tiêu, con đường chúng ta đang đi, dẫn dắt và định hướng cho Đoàn viên thanh niên. Có năng động sáng tạo, cán bộ Đoàn chúng ta sẽ luôn tìm tòi, học hỏi, làm mới mình và làm mới phong trào, tạo sức hút, sự lan tỏa trong thanh thiếu nhi. Sự năng động, sáng tạo sẽ làm cho chúng ta chủ động trong mọi tình huống, chúng ta sẽ chủ động trong công tác tham mưu, phối hợp, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hiệu quả.
Chúng ta không chờ đợi sự phân công, giao việc của cấp trên, mà luôn chủ động đảm nhận những việc mới, việc khó, chủ động đề xuất, kiến nghị... Cán bộ Đoàn phải gương mẫu và thân thiện, vì một tấm gương sống còn hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Yêu cầu này đòi hỏi tự thân cán bộ Đoàn rèn luyện thường xuyên, từ đạo đức, lối sống đến công việc hàng ngày, từ lời nói, tác phong, thái độ sống, giờ giấc làm việc...chúng ta luôn vui vẻ, hòa đồng với mọi người nhưng nghiêm khắc với bản thân, để mỗi ngày trôi qua, chúng ta nhắc nhở mình phải rèn luyện để tiến bộ, để thu hút thanh niên. Sự thân thiện, giản dị trong đời sống, giúp chúng ta gần gũi với thanh niên, thiếu nhi, với tấm lòng yêu thương và tôn trọng, cán bộ Đoàn vừa là người thủ lĩnh, vừa là người bạn thân thiết của ĐVTN.
26/3 rộn ràng, xinh tươi trong màu Áo Thanh niên Việt Nam, tôi và các bạn tự hào vì màu áo ấy, sâu lắng với nhiều xúc động, tự hào làm cán bộ Đoàn luôn luôn nhắc nhở chúng mình sống sao cho xứng đáng.
10. Bài xã luận viết báo tường ngày 26/3 số 10 hay nhất
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu luôn dành tình cảm, sự quan tâm, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Nam; cổ vũ, phát huy vai trò của thanh niên trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ nhận thức sâu sắc rằng, thanh niên là những người trẻ, đầy nhiệt huyết, lực lượng tiên phong, xung kích, rường cột, hậu bị của Đảng, trong những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong Thư gửi Thanh niên An Nam, năm 1925: "Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh” .Và chính Người đã lựa chọn những thanh niên Việt Nam yêu nước, tập hợp họ trong tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin, phương pháp đấu tranh cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những cán bộ cốt cán cho phong trào cách mạng Việt Nam, chuẩn bị sáng lập Đảng - đội tiền phong của giai cấp và dân tộc.Sau khi nước nhà giành được độc lập, Người đã nhấn mạnh trong Thư gửi các em học sinh nhân Ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9/1945 rằng: "Ngày nay chúng ta phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nhà nước trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Vận mệnh của quốc gia, dân tộc thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên - những người có trách nhiệm thực hiện sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà các thế hệ cha anh đã chuyển giao vào tay mình, cho nên, với sức mạnh và khát khao cống hiến của tuổi trẻ, các thế hệ thanh niên Việt Nam phải luôn là những người “Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên". Tuy thanh niên có nhiệt huyết và sức trẻ, song Người cũng nhận thấy: “Ưu điểm của thanh niên ta là hăng hái, giàu tinh thần xung phong. Khuyết điểm là ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh anh hùng".
Đặc biệt, trước khi đi xa, Người dặn trong Di chúc: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên” và "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết"... Tình cảm, sự quan tâm và lời dặn của Người thể hiện sâu sắc tầm nhìn và tư duy chiến lược, giới quan khoa học, cách mạng, biện chứng về việc chăm lo vun trồng cội gốc của sự nghiệp cách mạng.
Để có thể phát huy tốt nhất sức mạnh, tính tiên phong của thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Tổ chức Đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên không chỉ cần phải tìm ra nhiều hình thức và phương pháp thích hợp để đoàn kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc mà còn phải làm tốt công tác tư tưởng trong thanh niên. Theo đó, cần phải tập hợp rộng rãi các đối tượng thanh niên, làm cho họ trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong việc hiện thực hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cùng với đó, mỗi cán bộ làm công tác Đoàn và Hội phải củng cố tổ chức, phải đoàn kết nội bộ thật chặt chẽ, phải cùng các gia đình và nhà trường tham gia giáo dục cho họ tinh thần yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, “yêu và trọng lao động”, “giữ gìn kỷ luật”, ý chí cố gắng vươn lên, tích cực, siêng năng, sáng tạo, trung thực, ngay thẳng, khiêm tốn, giản dị và nhất là luôn “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết, thực hành tự phê bình và phê bình thường xuyên, nghiêm chỉnh để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Thấm nhuần những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lớp lớp thế hệ thanh niên Việt Nam luôn được Đảng đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Việc chăm lo, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển thanh niên được xác định vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước và đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị.
Nối tiếp và phát huy truyền thống cao đẹp của các thế hệ thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành chính quyền, góp phần làm nên thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ hòa bình, độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, trong hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp đã quán triệt quan điểm “xây dựng Đoàn là xây dựng Đảng trước một bước” để phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên, thanh niên trong thi đua thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị.
Trong thực tế, các cấp bộ Đoàn, Hội đã phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên để triển khai nhiều phong trào hành động cách mạng: “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc”, “Lập thân, lập nghiệp, xây dựng đất nước phồn vinh”, “Bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an ninh”, “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng tài năng trẻ, phát triển văn hóa, thể thao”, “Công tác xã hội, bảo vệ môi trường”, “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”, “Đoàn viên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”… Đặc biệt, phong trào “Thanh niên tình nguyện”, “Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn”, với những việc làm cụ thể ở các địa phương trong cả nước như thăm hỏi, làm vệ sinh, tặng quà gia đình chính sách, thương bệnh binh; phối hợp với cơ sở để tu sửa, trồng cây tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, thắp nến tri ân tại các đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ; chung sức cùng cộng đồng, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách, bà mẹ việt Nam anh hùng, chăm lo cho thiếu nhi… đã làm cho tinh thần và sức trẻ Việt Nam lan tỏa trong cộng đồng. Cùng với đó, các phong trào thanh niên xung kích làm chủ khoa học công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo, làm giàu chính đáng cũng góp phần để thanh niên được trải nghiệm, rèn luyện, trưởng thành trong học tập, lao động, hoạt động khoa học, xã hội, phấn đấu, trở thành nguồn lực bổ sung cho Ðảng, kế tục sự nghiệp cách mạng của các bậc cha anh.
Đặc biệt, cùng với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đợt sinh hoạt chính trị "Tuổi trẻ Việt Nam nhớ lời Di chúc theo chân Bác" với các phong trào thi đua, các hoạt động sôi nổi, được triển khai rộng khắp đã thêm một lần làm cho tuổi trẻ cả nước nhận thức sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; hiểu rõ hơn về tình thương yêu, sự kỳ vọng của Người dành cho tuổi trẻ nước nhà.
11. Bài xã luận chủ đề ngày 26/3: Lời dạy của Bác Hồ dành cho thanh niên
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến thế hệ trẻ, thế hệ thanh niên của nước nhà. Người đã sáng lập, tổ chức và rèn luyện Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, thanh niên luôn là lực lượng tiên phong xung kích trên các mặt trận bảo vệ Tổ quốc cũng như trong xây dựng hoà bình.Chủ tịch Hồ Chí Minh rất tin tưởng ở thanh niên – lực lượng hậu bị của Đảng và là lực lượng cách mạng cho đời sau. Vì thế, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Người luôn quan tâm, giáo dục, đào tạo các thế hệ thanh niên Việt Nam.
Nhân dịp kỷ niệm ..... năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/20...). Nhân dịp này, xin được trích dẫn những lời dạy mà lúc sinh thời Bác đã dành cho các thế hệ thanh niên Việt Nam để thấy được những tình cảm sâu sắc, sự quan tâm bồi dưỡng những thế hệ thanh niên của Bác kính yêu.
Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
Di chúc Hồ Chí Minh
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”.
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, trang 95)
“... Một năm khởi đầu từ mùa Xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa Xuân của xã hội.
Vậy qua năm mới, các cháu phải xung phong thực hành “đời sống mới”.
Đời sống mới là:
- Hăng hái, kiên quyết, không sợ khó, không sợ khổ.
- Phải siêng học, phải siêng làm, phải tiết kiệm.
- Việc nên làm (như ủng hộ kháng chiến, tăng gia sản xuất) thì ta không chờ ai nhắc nhủ.
- Việc nên tránh (như tự tư tự lợi) thì ta không đợi ai ngăn ngừa”
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, trang 167)
“…Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?”
- Thanh niên cần phải có tinh thần và gan dạ sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực.
Những điều nên chống: Thanh niên cần phải chống tâm lý tư lợi, chỉ lo lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình. Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang.
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, trang 454-455)
…Thanh niên ta có vinh dự to thì cũng có trách nhiệm lớn. Để làm tròn trách nhiệm, thanh niên ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chớ phô trương hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn. Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là học tập, lao động, sinh hoạt theo đúng đạo đức của thanh niên xã hội chủ nghĩa…
(Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tại Đại hội toàn quốc lần thứ II của Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, 20/12/1961, Sđd, tập 10, trang 489)
“Người ta thường nói: Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Để thật xứng đáng là người chủ của một nước xã hội chủ nghĩa, thanh niên ta quyết tâm thực hiện mấy điều sau đây:
- Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, người tiên tiến thì giúp đỡ người kém, người kém phải cố gắng để tiến lên, ra sức cần kiệm xây dựng nước nhà.
- Phải nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân như tự tư tự lợi, tự kiêu, tự mãn, chỉ tham việc gì có danh tiếng, xem khinh những công việc bình thường. Phải chống tham ô, lãng phí.
- Phải cố gắng học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa và kỹ thuật để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.”
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, trang 106)
“Đảng, Chính phủ và Bác rất chú ý đến thanh niên. Bác vui lòng khen ngợi những cố gắng của thanh niên… Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho tốt”. Bác dặn dò thanh niên phải luôn luôn rèn luyện đạo đức cách mạng, Bác nói: “Đạo đức cách mạng có thể tóm tắt trong mấy điểm:
- Trung thành: Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với Đảng, với giai cấp.
- Dũng cảm: Không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện: "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm", "gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người".
- Khiêm tốn: Không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tự phụ.”
(Bác nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Đoàn Thanh niên
Lao động Việt Nam toàn miền Bắc, ngày 22/9/1962)
Qua những lời dạy của Bác đối với thanh niên, chúng ta càng thấm thía tầm nhìn xa trông rộng của Người. Vai trò của tuổi trẻ, của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc vô cùng to lớn. Những tình cảm, sự quan tâm, chăm lo, dìu dắt của Bác Hồ dành cho đoàn viên, thanh niên luôn là nguồn động lực cổ vũ, khích lệ tuổi trẻ cả nước nói chung, tuổi trẻ Bình Thuận nói riêng hăng hái, xung kích cùng toàn dân xây dựng và phát triển đất nước vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
12. Bài xã luận viết báo tường ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
(Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Hàng năm, cứ đến tháng 3, tuổi trẻ cả nước lại sục sôi khí thế, hăng hái thi đua lập thành tích chào mừng ngày truyền thống vẻ vang - ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931). Với tên gọi “Tháng thanh niên” - tháng 3 chính là dịp để tổ chức Đoàn khẳng định sứ mệnh thiêng liêng cao cả: là đội dự bị tin cậy của Đảng, đội quân xung kích cách mạng. Trải qua ......... năm xây dựng và trưởng thành dưới ngọn cờ của Đảng quang vinh và Bác Hồ kính yêu, tổ chức Đoàn và tuổi trẻ Việt Nam đã xây đắp nên những truyền thống vẻ vang, trung thành tuyệt đối với Đảng, với nhân dân, với chế độ Chủ nghĩa Xã hội.
Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 – 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được coi là vườn ươm đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lí tương lai cho Đảng Cộng sản Việt Nam, được vận hành theo mô hình hành chính từ trung ương đến các cấp xã, phường với đầy đủ chức danh thuộc biên chế hưởng lương nhà nước.
Trải qua các kỳ Đại hội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn thể hiện được vai trò xung kích, tiên phong hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ nhất với chủ đề “Chiến đấu và xây dựng tương lai". Hàng vạn nam, nữ thanh niên hăng hái xung phong tham gia phục vụ các chiến dịch, phong trào “Tòng quân giết giặc lập công". Tiêu biểu như anh hùng Trần Văn Ơn, Võ Thị Sáu, La Văn Cầu, Cù Chính Lan, Nguyễn Thị Chiên, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện...
Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII xác định mục tiêu: “Xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có ý chí tự cường, tự hào dân tộc; có lý tưởng cách mạng, hoài bão, khát vọng vươn lên xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc; có đạo đức, ý thức công dân, chấp hành pháp luật; sức khỏe; văn hóa; kiến thức khoa học, công nghệ; kỹ năng sống, nghề nghiệp; ý chí lập thân, lập nghiệp; năng động, sáng tạo.”.
Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong hội nhập quốc tế, chuyển đổi số quốc gia, góp phần hiện thực hoá mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Quan tâm, chăm lo các nhóm thanh thiếu nhi yếu thế về cơ hội phát triển.
Xây dựng Đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và hành động; nâng cao trách nhiệm phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Tiếp tục tập trung triển khai thường xuyên, hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; triển khai 3 phong trào hành động cách mạng: “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” bảo đảm tính rộng khắp, tính định hướng, tính bền vững, hiệu quả, sáng tạo, trong đó, chú trọng lấy thanh niên là trung tâm, chủ thể của hoạt động.
Trải qua ..... năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã khẳng định bản lĩnh cách mạng, lòng trung thành với Đảng, với dân tộc, là lực lượng xung kích cách mạng, là tổ chức hạt nhân chính trị của thanh niên Việt Nam, đội hậu bị tin cậy của Đảng. Lớp lớp thanh niên Việt Nam đã không ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh; tích cực, năng động, sáng tạo trong học tập, lao động, sản xuất; xung kích, tình nguyện bảo vệ, xây dựng quê hương, đất nước coi đó là nghĩa vụ, trách nhiệm và là mệnh lệnh đặc biệt của trái tim và khối óc.
Tiếp bước các cha anh ta ngày trước, thanh niên ngày nay cũng có những hoạt động tích cực trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những màu áo xanh thanh niên ở khắp mọi nẻo đường, họ là những chiến binh trẻ sẵn sàng xông pha trên mọi mặt trận, đúng như câu nói: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Hơn ...... năm qua, tuổi trẻ Việt Nam nói chung và tuổi trẻ Trường THPT................ nói riêng luôn tự hào khi được là một phần của Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Dưới lá cờ của Đoàn, những đoàn viên trẻ ngày hôm nay đang không ngừng tiếp thu tri thức, trau dồi thêm vốn hiểu biết; tham gia xây dựng công tác Đoàn, tạo sự đoàn kết và vững mạnh trong Đoàn- xứng đáng là cánh tay đắc lực của Đảng.
Tiếp nối truyền thống của dân tộc, đoàn viên thanh niên Trường THPT.............. hôm nay bằng tất cả trách nhiệm và nhiệt huyết của mình sẽ phát huy cao nhất tinh thần tiên phong, tình nguyện qua những phong trào, những việc làm sáng tạo nhằm đóng góp chung vào kết quả phát triển kinh tế – xã hội; cụ thể hóa sự quyết tâm của tuổi trẻ bằng kết quả trong học tập, lao động. BCH Đoàn trường tăng cường giáo dục về lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi; kiên định, kiên trì giáo dục chính trị, bồi đắp lý tưởng cách mạng, coi trọng giáo dục niềm tin sắt son với Đảng, với Bác Hồ cho đoàn viên, thanh niên; nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; nâng cao chất lượng đoàn viên, nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ và chất lượng sinh hoạt chi Đoàn.
Xã luận là bài mở đầu quan trọng của một số báo, thông thường là báo tường do học sinh, giáo viên thực hiện theo chủ đề khác nhau, như: số báo tường kỉ niệm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, báo tường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, báo tường kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3... Nội dung của bài xã luận thường mang tính tổng quát, sẽ nêu rõ lập trường, quan điểm, triển khai ý chính của tờ báo tường nên thường được đặt ở đầu trang. Độ dài của bài xã luận thường từ 800 đến 1000 từ, có thể ngắn hơn và có lối dẫn dắt câu chuyện hợp lý, hấp dẫn, bởi xã luận là phần mở đầu báo tường, nội dung đưa ra quá dài sẽ khiến người đọc cảm thấy nhàm chán. Trên đây là những bài xã luận về Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hay, ý nghĩa, lên ý tưởng giúp các bạn tham khảo để hoàn thành bài xã luận và phần trình bày báo tường 26/3 của mình.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27