Bài dự thi Mê Linh trong tôi
Bài viết Mê Linh trong tôi 2022
Cuộc thi viết với chủ đề "Mê Linh trong tôi" năm 2022 đã chính thức được phát động nhằm giúp người dân đang sinh sống học tập trên địa bàn huyện Mê Linh được bày tỏ những quan điểm, tâm tư, tình cảm, niềm tự hào của mình về mảnh đất và con người nơi đây. Bài dự thi Mê Linh trong tôi được trình bày theo thể loại văn xuôi tối thiểu 1.000 chữ, tối đa không quá 5.000 chữ, viết bằng tiếng Việt. Sau đây là một số mẫu bài dự thi "Mê Linh trong tôi" năm 2022. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bài dự thi Mê Linh trong tôi - mẫu 1
Nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25km về phía Tây Bắc, đền Hai Bà Trưng (xã Mê Linh, huyện Mê Linh) là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất thờ hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc ta. Theo người dân địa phương, ngay sau khi Hai Bà tuẫn tiết trên sông Hát (năm 40 TCN), nhân dân Mê Linh đã lập đền thờ trên chính nền nhà cũ của Hai Bà. Hơn hai nghìn năm tồn tại, đền đã trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử.
Ban đầu, đền được dựng lên bởi tranh tre, nứa lá. Đến thời nhà Đinh (970- 979) được xây dựng lại bằng gạch và lợp ngói. Vào đời vua Lý Thái Tông, đền được trùng tu và xây dựng với diện mạo như ngày nay.
Lần trùng tu và xây dựng này gắn liền với truyền thuyết Hai Bà hiển thánh còn ít người biết đến. Chuyện kể rằng vào đời vua Lý Thái Tông, khắp vùng Đại La hạn hán, đời sống nhân dân cực khổ. Để cứu nhân dân thoát khỏi cảnh lầm than, vua đã lập một đàn tế, cầu cho mưa thuận gió hòa. Lời thỉnh cầu ứng nghiệm, mưa rơi khắp vùng.
Đêm hôm đó, Vua đang ngủ thì mơ thấy xuất hiện hai người con gái, đầu đội mũ hoa, cưỡi ngựa hồng, tự xưng là chị em Trưng Vương, vâng mệnh trời xuống giúp dân.
Để cảm tạ hai nữ thánh, vua Lý Thái Tổ đã cho lập đền Đồng Nhân (quận Hai Bà Trưng) thờ nhị vị nữ tướng đồng thời cho tu bổ và xây dựng đền Hai Bà ở Mê Linh.
Đền thờ hai vị nữ anh hùng còn gắn liền với một câu chuyện thú vị. Vào triều nhà Lê, có một vị quan đại thần, quê ở xã Yên Lãng (Mê Linh) đi qua cổng đền không chịu xuống ngựa, vì thế, Hai Bà liền đánh ngựa phủ phục. Tức giận, vị quan này đã bắt xoay lại hướng đền về phía Tây Bắc để mỗi khi ông vê quê thì không phải xuống ngựa. Năm 1889, vua Thành Thái cho trùng tu đền với quy mô lớn và xoay lại đền theo hướng Tây Nam như ngày nay.
Để đến với Khu di tích Đền Hai Bà, từ trung tâm Hà Nội, du khách có thể tự đi theo hướng cầu Thăng Long - Quốc lộ 23 hoặc bắt xe buýt số 35 tuyến Trần Khánh Dư - Mê Linh, sau đó đi khoảng 1,5km là tới.
Hơn một thế kỷ trôi qua, đền Hai Bà ít nhiều bị mai một. Năm 2004, công trình kiến thúc này được tôn tạo, mở rộng. Hiện nay, quần thể khu di tích đền Hai bà có diện tích lên đến 11 ha, nằm ven đê sông Hồng, bên cạnh những cánh đồng hoa hồng bát ngát. Khu di tích gồm 11 công trình kiến trúc như Tam quan ngoại, Tam quan nội, Tam tòa chính điện, nhà thờ thân phụ mẫu Hai Bà Trưng, thờ thân phụ mẫu ông Thi Sách, nhà thờ các nữ tướng, nam tướng, nhà Tả mạc, nhà Hữu mạc, hồ Bán Nguyệt, hồ Mắt Voi. Ngoài ra còn có gác chuông, gác trống và sân vườn là nơi du khách nghỉ ngơi, thư giãn.
Vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm, người dân Mê Linh tổ chức lễ hội để tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ đến hai người con gái quê hương, hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc đã có công dẹp giặc cứu nước. Đây là một trong những lễ hội đầu xuân lớn của dân tộc, mang nhiều nét cổ truyền với những trò chơi dân gian như đánh đu, đập niêu đất, đấu vật…
Mỗi năm, khu di tích đền Hai Bà thu hút hàng vạn du khách thập phương, chủ yếu là người hành hương và học sinh, sinh viên từ mọi miền tổ quốc. Đến với đền Hai Bà, bên cạnh việc thắp hương cầu nguyện, du khách còn được tìm hiểu lịch sử, văn hóa, được hòa mình vào thiên nhiên trong lành, khoáng đạt, để thấy lòng mình nhẹ nhàng, thư thái .
Bài dự thi Mê Linh trong tôi - mẫu 2
Nhắc đến một trong những di tích lịch sử hay là một vùng đất trong trái tim tôi. Thì chắc hẳn tôi sẽ nghĩ đến quê hương Mê Linh của tôi. Mê Linh của tôi là một huyện nằm phía Bắc của Thủ đô Hà Nội. Nhưng nó đã có lịch sử từ rất lâu đời.
Đến với Mê Linh chúng ta sẽ phải đến di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng. Đây là đền thờ của hai vị anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị- đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán giành lại nền độc lập dân tộc. Đền thờ được xây dựng ở vị trí đắc địa, chính nơi Hai Bà sinh ra, lớn lên, tế cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và định đô ngay từ những tháng năm đầu sau Công nguyên năm 40-43.
Hai Bà Trưng không còn quá xa lạ đối với những người con đất Việt. Khi mà đất nước ta bị phương Bắc đô hộ thì ở vùng dất Mê Linh đã có hai chị em gái sinh đôi, chị có tên là Trưng Trắc, em gái có tên Trưng Nhị- làm nghề nuôi tằm. Hai Bà được mẹ mời thầy giỏi trực tiếp dạy học nên khi lớn lên đều văn võ song toàn, có lòng thương dân và ý chí khởi nghĩa quật cường.
Năm mười chín tuổi, bà Trưng Trắc kết hôn với ông Thi Sách, con quan Lạc tướng thành Chu Diên (vùng Sơn Tây ngày nay) cũng là người có ý chí quyết tâm chống giặc Hán đô hộ. Sau khi Hai Bà mất, nhân dân trong nước tôn kính lập đền thờ Hai Bà và các tướng lĩnh giỏi ở khắp mọi nơi.
Để tưởng nhớ công lao của hai bà thì nhân dân đã lập đền thờ tại nơi mà hai bà đã lớn lên, trưởng thành và lưu dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân nơi đây.
Bài dự thi Mê Linh trong tôi - mẫu 3
Mỗi một người chúng ta đều có cội nguồn, đều có quê hương yêu dấu – nơi ta sinh ra và lớn lên , nơi chứa bao kỉ niệm vui buồn , nơi gắn bó với mỗi người từ thuở còn thơ. Đối với em quê hương Mê Linh là vùng đất rất đặc biệt.
Đầu tiên em xin giới thiệu về mảnh đất Mê Linh – nơi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi giặc Hán và xưng vương.Vùng đất đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ này vốn là nơi giao lưu kinh tế và văn hóa của các vùng như: miền núi, trung du và đặc biệt là sự giao thoa văn hóa với các tỉnh lân cận nhất là với kinh đô Thăng Long, nên đã hội tụ ở đây một nền văn hóa phong phú, đa dạng góp phần không nhỏ vào sự hình thành phát triển của nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Trong đó, các di tích lịch sử - văn hóa như một minh chứng cho đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo tinh tế của người Việt, đồng thời còn đánh dấu sự ra đời và phát triển của văn minh cộng đồng, làng xã Việt Nam.. Mê Linh nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội và nhắc tới Mê Linh mọi người sẽ nhớ ngay tới đền Hai Bà Trưng. Bước vào đền ai cũng sẽ cảm nhận được sự cổ kính đồng thời trang trọng ở nơi đây. Tất cả mọi thứ trong đền đều mang giá trị văn hóa lịch sử rất cao. Đền gồm các hạng mục: cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả - hữu mạc, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ - thân mẫu Hai Bà, đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng, nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh... Lễ hội đền Hai Bà Trưng được tổ chức hằng năm từ ngày 4 đến ngày mồng 10 tháng Giêng (Âm lịch) để tôn vinh công đức của hai vị nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc – Trưng Nhị cũng là hoạt động thiết thực nhằm giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ. Di tích Hai Bà Trưng chứa đựng những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, kiến trúc,.... Đây là nơi gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tự hào dân tộc. Điều đó luôn khiến em tự hào khi nhắc về mảnh đất quê hương mình. Ngoài đền Hai Bà Trưng, đồi 79 mùa xuân cũng là nơi rất đáng đến khi nghe tới Mê Linh. Tới với đồi 79 mùa xuân chắc chắn mọi người sẽ cảm nhận được không khí trong lành và quan cảnh xanh tươi khắp nơi.Rời xa không khí đô thị ồn ào, nhộn nhịp, bước những bước chân đầu tiên vào khu du lịch, trước mắt bạn sẽ hiện ra hình ảnh hai hồ nước xanh trong hai bên lối vào. Bao quanh hồ nước là đường đi bộ với hệ thống cây xanh phủ bóng mát rượi. Với hai quả đồi thông tự nhiên và hàng nghìn cây bồ đề trồng mới, không gian xanh mướt này sẽ là địa điểm lý tưởng cho những buổi dã ngoại ngoài trời. Điều đặc biệt là khi đi từ chân đồi thông thứ nhất chỉ cần bước lên đúng 79 bậc thang sẽ thấy được bức tượng của vị anh hùng dân tộc vĩ đại – Hồ Chí Minh. Và cứ tới dịp kỷ niệm ngày sinh nhật Bác, Quốc khánh 2/9, hay những ngày lễ, Tết và cuối tuần mỗi người dân đều cùng gia đình bạn bè tới đây để thắp hương tưởng niệm Bác và các anh hùng, liệt sĩ. Từ lâu trong tâm thức của người dân Mê Linh, các di tích lịch sử - văn hóa chính là một phần linh hồn, một nét văn hóa đặc sắc của quê hương. Những điều trên đều có thể nói nên phần nào về Mê Linh ta nói chung và mỗi người dân nói riêng đều rất trân trọng và ghi nhận những giá trị lịch sử ở quê hương mình và luôn cố gắng khiến quê hương ta tốt đẹp hơn
Theo em được biết 10 năm trước huyện Mê Linh phải đối mặt với không ít khó khăn như: Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu đồng bộ, vừa xuống cấp, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển. Để nâng cao đời sống nhân dân tốt hơn Mê Linh- quê em đã bước vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.Và đúng như mong đợi mọi vấn đề hầu như đều được cải thiện. Huyện đã xây mới và sửa chữa 126 điểm trường học, xây mới 20 nhà văn hóa, khu thể thao với số tiền 2.750 triệu đồng. Đến nay có 67/81 thôn làng, 17/18 tổ dân phố đã có nhà văn hóa, với đồng bộ trang thiết bị phục vụ sinh hoạt của nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 51,6 triệu đồng/người/năm; huyện cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 80-85%; tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95%. Khi đi quanh nơi em sống em luôn cảm thấy thật vui sướng khi mà đường xá được trải dài bê tông ngoài ra một số trường cũ đều được sửa chữa sao cho thật khang trang và sạch đẹp cho các em học sinh được giáo dục trong môi trường tốt nhất. Điều đó lại càng cho thấy huyện luôn chú trọng đến đời sống văn hóa của người dân. Ngày nay, huyện Mê Linh đang là khu phát triển mạnh với nhiều đô thị cao cấp, làm thay đổi diện mạo của vùng ngoại thành. Cùng với truyền thống anh hùng, tinh thần kiên cường bất khuất, huyện Mê Linh sẽ là một trong những huyện có sự phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển chung của cả nước. Đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế của huyện không thể không nhắc đến khu công nghiệp Quang Minh. KCN Quang Minh có vị trí địa lý,hệ thống giao thông thuận lợi,cạnh sân bay Quốc tế Nội Bài, là điểm đến ưu thích của các nhà đầu tư Nhật bản, Hàn Quốc. Do đó KCN Quang Minh có thể nói là mang lại giá trị kinh tế rất cao
Ngoài đời sống ở huyện Mê Linh, khi nhắc đến con người Mê Linh em luôn nhớ đến những con người thực sự có truyền thống yêu nước , bất khuất từ thời Hai Bà Trưng, thời Trương Hồng, Trương Hát, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Đề Thám... Tháng 12/1932, đồng chí Lê Đình Tuyển, Nguyễn Tạo về hoạt động tại cơ sở cách mạng Ngọc Thanh. Năm 1935 đồng chí Xuân Thuỷ mở hiệu thuốc Bắc, làm đầu mối liên lạc của Đảng. Quê ngoại đồng chí Xuân Thuỷ ở Nam Viêm, hãy còn bút tích của đồng chí ở đền Thánh Mẫu.
Năm 1941 các đồng chí Trường Chinh, Xuân Thuỷ, Lê Quang Đạo, Nguyễn Lam về hoạt động tại cơ sở bị mật ở Tráng Việt, Thanh Lâm. Năm 1944 tại Tráng Việt, ta lập xưởng in tài liệu và báo chí cách mạng của Đảng. Năm 1945, Cao Minh và Ngọc Thanh trở thành căn cử cách mạng, chuẩn bị tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 24 - 12 - 1958 , Hồ Chủ Tịch về thăm Phúc Yên, Tháng 3-1965 đồng chí Lê Duẩn về thăm xã Tiền Phong. Tháng 7 - 1965 đồng chí Trường Chính về thăm xã Thanh Lâm. Ngày 17- 10 - 1977, súng bộ binh của quân dân Tiền Châu bắn rơi tại chỗ máy bay F111 A cánh cụp cánh xoè, loại phi cơ phản lực khủng khiếp nhất của đế quốc Mỹ, ghi chiến công thứ 4.000, hạ gục bọn giặc trời trong lịch sử chống Mỹ cứu nước. Năm 1976, đồng chí Đỗ Mười, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Xây dựng trực tiếp chỉ đạn xây dựng thị trấn Xuân Hoà...
Mê Linh còn có vinh đã ghi tiếp vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tên tuổi người thiếu niên anh hùng Vĩnh Phúc, đứng sau Trần Quốc Toàn, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Nông Văn Dền là anh hùng liệt sĩ thiếu niên du kích Lưu Quý An, người thôn Yên Nhân, xã Tlền Phong. Với truyền thống văn hiến lâu đời,huyện Mê Linh cũng rất coi trọng việc giáo dục theo thống kê chưa đầy đủ, giai đoạn hiện nay Mê Linh đã có tới 52 thạc sĩ, 19 phó tiến sĩ và 5 tiến sĩ. Mê Linh có 2 thư viện ở Thạch Đà và Hạ Lôi. Nói về khoa bảng, Mê Linh có tới 15 tiến sĩ, trong đó 5 người đỗ Hoàng Giáp, 10 người đỗ Đệ Tam Giáp Đồng tiến sĩ. Danh vọng nhất là Đỗ Nhuận. ông làm tới chức Trung Trinh Đại Phu, Hàn Lâm thị Độc, Kiêm Đông các đại học sĩ, tao đàn phó nguyên súy, năm thứ 7 đời vua Lê Thánh Tông, ông là người thôn Bạch Đại xã Kim Hoa. Hai người nữa là Nguyễn Tôn Miệt và Ngô Kích Thần ở thôn Xuân Phương, xã Phúc Thắng. Một người giữ chức thư viện Hàn Lâm, xếp thứ 15 trong Nhị thập Bát tú của Thi xã Tho Đàn. Một người được phong Tử tước, đô Ngự sử. Bùi Phỉ ở Yên Lão thị, đỗ tiến sĩ năm 1490, chức tế tửu, có nghĩa là Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám.. Mê Linh có hệ thống trường học hoàn chỉnh từ Mầm non. Tiểu học. THCS, THPT đến Đại học. Bên cạnh các trường lớp công lập, Mê Linh đã hình thành hệ thống trường Dân lập, Bán công, BTVH. các lớp đàn tạo Ngoại ngữ, tin học, dạy nghề . . . Đăc biệt có hệ thống trường trọng điểm chất lượng cao ở tất cả các bậc học, cấp học đáp ứng mọi nhu cầu học tập của thanh thiếu niên. Ngoài hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp đóng trên địa bàn Mê Linh còn có trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 nên Mê Linh có điều kiện để đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ đạt chuẩn và nâng cấp đúng chuẩn. Mê Linh là đơn vị dẫn đầu phổ cập THCS của tỉnh Vĩnh Phúc. 100% số xã và thị trấn của Mê Linh đã hoàn thành phổ cấp giáo dục THCS, kể cả các xã vùng núi Ngọc Thanh và các xã vùng ven sông Hồng.
Mê Linh quê em còn vô cùng nổi tiếng với các món đặc sản như: canh rau cải Thái Lai - ăn canh rau cải này vừa có vị ngọt của vồng cải, vị ngọt của cá rô nướng, vừa có hương thơm nhẹ của thìa là, vị cay cay của gừng nóng ran cả người nghe thôi đã thấy ngon rồi; thịt giả cầy Yên Bài; lươn om củ chuối Văn Lôi;...... tất cả đều phải chế biến rất cầu kì bởi những bàn tay chuyên nghiệp của người dân Mê Linh .Tổng hợp vô số điều trên em thấy vô cùng tự hào hãnh diện hạnh phúc và may mắn khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Mê Linh thật tuyệt biết bao ! Và em chỉ mong Mê Linh ta vẫn tiếp tục mở ra nhiều triển vọng mới, hoàn thiện mình, nhưng vẫn giữ vững bản sắc dân tộc đậm đà, nhằm trở thành một Mê Linh hiện đại - văn minh, đoàn kết - dân chủ và giàu mạnh.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đáp án thi Tìm hiểu biển đảo Việt Nam Gia Lai - Kỳ 7
Đáp án Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống ma túy Bà Rịa – Vũng Tàu 2022
Câu hỏi trắc nghiệm Luật trẻ em 2025 mới nhất
Đáp án thi Tìm hiểu về cải cách hành chính tỉnh Lạng Sơn năm 2022
(Kì 1) Đáp án thi trắc nghiệm Tự hào biển, đảo, biên giới quê hương Quảng Ninh 2025
Đáp án thi tìm hiểu Kon Tum 110 năm xây dựng và phát triển tháng 11
Đáp án thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024
Gợi ý cho bạn
-
Bộ câu hỏi Tìm hiểu Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XIII có đáp án
-
Liên hệ về trách nhiệm cá nhân về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước
-
Hãy phân tích và đánh giá một biện pháp mà trường em đã thực hiện để nâng cao ý thức tham gia an toàn giao thông cho học sinh?
-
Thể lệ Cuộc thi Ngày hội sắc màu Năm 2025
-
Đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông Hà Tĩnh 2025
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Bài dự thi
Vì sao phải đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước?
Theo Luật giao thông đường bộ năm 2008, cơ quan nào sau đây không có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông
Bài dự thi Văn hay chữ tốt 2025
(Kỳ 1) Đáp án thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông 2024 Gia Lai
Thể lệ Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật" Đồng Nai 2023
Mẫu bìa bài dự thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào