Bài dự thi phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em THCS 2024

Bài dự thi bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em

Cuộc thi “Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em” lần thứ nhất đã chính thức được phát động đến đông đảo các em học sinh trên toàn quốc từ ngày 1/3/2024. Bài dự thi phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024 nhằm nâng cao nhận thức phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em để từ đó xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện với học sinh. Sau đây là mẫu bài viết về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em mới nhất, mời các bạn cùng tham khảo.

Bài dự thi bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em

Nội dung bài viết do Hoatieu biên tập, vui lòng không sao chép.

Bài viết về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024

Bài viết về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024

Viết về 1 câu chuyện phòng ngừa bạo lực học đường, giữ gìn an ninh trật tự trường học mà em tâm đắc

Bạo lực học đường không phải là hiện tượng mới, xong thời gian gần đây hiện tượng này xẩy ra liên tục hơn trong các trường học bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Điều đáng lo ngại hiện nay là đôi khi chỉ là những mâu thuẫn rất nhỏ nhưng các bạn lại chọn cách hành xử gây gổ, đánh nhau thay vì bình tĩnh giải quyết sự việc.

Và một trong những câu chuyện em đã chứng kiến đã khiến em có những bài học rất sâu sắc về cách hành xử văn minh trong môi trường học đường.

Đó là một buổi sáng nọ, em đi học rất sớm. Đến lớp đã thấy Minh và An ở trường cùng chơi con quay. Tuy nhiên, không rõ lúc đấy hai bạn xảy ra mâu thuẫn gì, em chỉ thấy hai bạn bắt đầu lời qua tiếng lại rồi lớn tiếng với nhau. Bất thình lình, An chạy đến xô Minh ngã ra và hai bạn đánh nhau túi bụi. May lúc đó bạn Tùng đến kịp thời và can ngăn hai bạn. Tùng nhẹ nhàng mỉm cười và trấn an 2 bạn rồi hỏi ngọn ngành đầu đuôi câu chuyện. Sau đó Tùng đưa ra lời khuyên và giúp 2 bạn làm hòa với nhau. Là người chứng kiến sự việc em cảm thấy rất cảm kích với cách ứng xử của bạn Tùng. Trước hết, bạn là một người dũng cảm đã dám đứng ra can ngăn sự việc. Em cảm thấy mình thật hèn nhát vì không dám đứng lên để dàn hòa sự việc. Sự điềm tĩnh của Tùng đã khiến 2 bạn nhận ra vấn đề và tìm ra hướng giải quyết tốt hơn thay vì xô xát. Qua đó, em nghĩ mọi việc trong cuộc sống đều có những cách giải quyết tốt nhất. Thay vì dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, chúng ta hãy sử dụng lời nói nhẹ nhàng, nụ cười và sự thấu hiểu để cùng nhau tìm ra giải pháp.

Câu chuyện này đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc. Nó giúp em hiểu rằng, mỗi người đều có thể góp phần xây dựng một môi trường học đường an toàn và thân thiện bằng những hành động nhỏ bé, như nở một nụ cười và chia sẻ yêu thương.

Viết về những tác hại của lao động trẻ em và tầm quan trọng của giáo dục

Lao động trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng đang tồn tại trên khắp thế giới, đặc biệt là trong các nền kinh tế phát triển và các quốc gia đang phát triển. Việc buộc trẻ em phải lao động không chỉ gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe và tinh thần của chúng, mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tương lai của xã hội.

Một số tác hại của lao động trẻ em ta có thể thấy như:

Ảnh hưởng đến sức khỏe: Lao động trẻ em thường phải làm việc trong môi trường nguy hiểm và không an toàn, gây ra các tai nạn lao động, bệnh tật và thương tích. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ em.

Cản trở quyền lợi và giáo dục: Lao động trẻ em thường không có cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng và hoàn thiện bản thân, gây ra việc mất đi cơ hội phát triển cá nhân và sự nghiệp trong tương lai.

Tăng cường chuỗi nghèo đói: Lao động trẻ em thường chỉ nhận được mức lương thấp, thậm chí là không lương, từ các công việc mà họ làm. Điều này không chỉ góp phần vào chuỗi nghèo đói gia đình mà còn có thể lan rộng ra toàn bộ cộng đồng.

Gây ra sự phân biệt và thiệt thòi xã hội: Trẻ em lao động thường không có cơ hội phát triển kỹ năng và khả năng giống như các em không phải lao động. Điều này tạo ra sự phân biệt và thiệt thòi xã hội, gây ra sự bất công và không bình đẳng trong xã hội.

Tạo ra vấn đề trong lĩnh vực kinh tế: Mặc dù trên ngắn hạn, việc sử dụng lao động trẻ em có thể giảm chi phí sản xuất, nhưng trên dài hạn, nó có thể gây ra sự suy thoái kinh tế do giảm sức lao động chất lượng và sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường lao động.

Tầm quan trọng của giáo dục là không thể phủ nhận trong việc giải quyết vấn đề lao động trẻ em. Giáo dục không chỉ cung cấp cho trẻ em kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sự phát triển cá nhân mà còn mở ra cơ hội tương lai tốt hơn cho họ. Bằng cách đảm bảo mọi trẻ em đều được tiếp cận giáo dục chất lượng và hoàn thiện, chúng ta có thể giảm bớt nguy cơ lao động trẻ em và đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ mai sau. Đồng thời, giáo dục cũng giúp nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về vấn đề lao động trẻ em và khuyến khích họ hành động để ngăn chặn và giải quyết tình trạng này.

Thể lệ cuộc thi phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 287/QĐ-BGDĐT 2024 các bạn có thể xem thêm trong file tải về.

1. Đối tượng dự thi

Học sinh phổ thông (bao gồm học sinh các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú; trường chuyên, trường năng khiếu, trường dành cho người khuyết tật; học viên học chương trình giáo dục phổ thông tại trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên).

2. Nội dung, hình thức bài dự thi

2.1. Cấp tiểu học:

a) Hình thức: Vẽ tranh cổ động trên khổ giấy A3 không giới hạn về màu sắc, không giới hạn nguyên vật liệu (như bút chì, màu sáp, bút lông...).

b) Chủ đề:

* Chủ đề 1: Phòng ngừa bạo lực học đường

- Khuyến khích hành động đẹp giữ gìn trường học hạnh phúc, an toàn trật tự; môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, không bạo lực học đường.

- Phê bình các hình thức gây bạo lực học đường.

*Chủ đề 2: Phòng ngừa lao động trẻ em

- Tuyên truyền về tác hại của lao động trẻ em.

- Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc đi học nhằm góp phần trang bị tri thức, kỹ năng cho trẻ em hướng tới việc làm bền vững, tương lai tươi sáng.

2.2 Cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông

a) Hình thức: Bài thi viết của cá nhân học sinh, chưa từng dự thi tại các cuộc thi khác, chưa được đăng báo, trang tin điện tử hoặc mạng xã hội. Bài viết tham dự Cuộc thi được viết tay hoàn toàn có độ dài tối đa không quá 1.200 từ.

b) Chủ đề:

* Chủ đề 1: Phòng ngừa bạo lực học đường

- Viết về cảm xúc, nhận định bản thân trước hành vi bạo lực học đường gây mất trật tự trường học và sáng kiến, giải pháp, mô hình hay cách thức phòng chống bạo lực học đường, góp phần xây dựng trường học an toàn thân thiện.

- Viết về 1 câu chuyện phòng ngừa bạo lực học đường, giữ gìn an ninh trật tự trường học mà em tâm đắc.

- Viết về cảm xúc của bản thân nếu em đã từng là nạn nhân của bạo lực học đường từ đó đề xuất giải pháp, cách thức ngăn chặn bạo lực học đường.

- Viết về sáng kiến bản thân với nhà trường trong việc xây dựng trường học hạnh phúc, trường học không bạo lực học đường.

* Chủ đề 2: Phòng ngừa lao động trẻ em

- Viết về những tác hại của lao động trẻ em và tầm quan trọng của giáo dục.

- Viết về 1 câu chuyện về một trường hợp trẻ em tham gia lao động được giúp đỡ quay lại trường học mà em tâm đắc.

- Viết về sáng kiến, giải pháp, cách thức phòng ngừa lao động trẻ em, hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em có nguy cơ và trẻ em phải lao động trái với quy định của pháp luật và vai trò của các bên liên quan (nhà trường, gia đình, cộng đồng, bản thân trẻ em).

3. Quy định bài tham dự Cuộc thi

- Số lượng bài tham dự cuộc thi: Mỗi học sinh thực hiện tối đa 01 bài.

Tác phẩm tham dự cuộc thi phải ghi rõ thông tin cá nhân (ở mặt sau bài thi vẽ hoặc ở trên đầu với bài thi viết): Họ và tên tác giả, giới tính, tên lớp, tên trường, địa chỉ trường, số điện thoại của (tác giả và cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp), địa chỉ email (nếu có).

Ghi chú:

Khuyến khích các nhà trường tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm tuyên truyền, cung cấp kiến thức cho học sinh trong nhà trường về các nội dung liên quan đến phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em và có các tác phẩm tham gia cả hai chủ đề của cuộc thi.

3. Thời gian tổ chức cuộc thi

  • Thời gian tổ chức cuộc thi: Từ ngày 01/3/2024 đến 30/6/2024
  • Phát động Cuộc thi: Dự kiến tuần thứ nhất tháng 3/2024
  • Thời gian tổng kết: Dự kiến tuần thứ ba tháng 6/2024

Thời gian hoàn thành chấm các vòng thi

Vòng cấp trường: Hoàn thành chấm, trao giải và gửi các bài đoạt giải về Ban tổ chức vòng thi cấp quận/huyện trước ngày 15/04/2024

Vòng thi cấp huyện: Hoàn thành chấm, trao giải và gửi các bài đoạt giải về Ban tổ chức vòng thi cấp tỉnh/thành phố trước ngày 30/4/2024

Vòng thi cấp tỉnh: Hoàn thành chấm, trao giải và gửi các bài đoạt giải về Ban tổ chức vòng thi cấp toàn quốc trước ngày 19/5/2024

Vòng thi cấp toàn quốc: Hoàn thành chấm và tổ chức trao giải dự kiến 12/6/2024.

Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Bài thu hoạch, dự thi liên quan.

Đánh giá bài viết
4 7.643
0 Bình luận
Sắp xếp theo