Bài dự thi kể chuyện về các anh hùng liệt sĩ

Tải về

Thi kể chuyện về nữ anh hùng liệt sĩ Việt Nam

Chiến tranh đã qua đi rất lâu nhưng những tấm gương sáng của các anh hùng dân tộc vẫn luôn sống mãi trong lòng nhân dân. Và việc tổ chức các cuộc thi kể chuyện về những tấm gương anh hùng lịch sử Việt Nam là các hoạt động rất ý nghĩa và bổ ích để các thế hệ sau ghi nhớ và tri ân đối với các lớp cha anh đi trước. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn mẫu bài dự thi kể chuyện về các anh hùng liệt sĩ, mời các em cùng tham khảo.

Bài thi kể chuyện tấm gương anh hùng liệt sĩ

Bài thi kể chuyện tấm gương anh hùng liệt sĩ

Nhật kí Đặng Thùy Trâm

Lời nói đầu tiên cho phép em gửi tới ban tổ chức, ban giám khảo cùng toàn thể quí khán giả lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất!

Em tên là ...., là học sinh lớp .... trường THCS ....

Kính thưa ban giám khảo, thưa toàn thể hội thi

Đất nước Việt Nam với hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã trải qua bao cuộc kháng chiến trường kì. Trong những năm tháng hào hùng ấy, lớp lớp thanh niên Việt Nam đã đi theo tiếng gọi của tổ quốc, xếp bút nghiên lên đường để chiến đấu. Cả một thế hệ 20 ấy, đã mang trong mình lí tưởng sống cao đẹp, trong đó có một nhân vật thật đặc biệt với em- đó chính là nữ chiến sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, một con người sẵn sàng hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình, cho nền độc lập tự do của dân tộc .

Nhật ký Đặng Thùy Trâm được biên tập dựa trên hai cuốn nhật kí của bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Cuốn sách do Đặng Kim Trâm chỉnh lí Vương Chí Nhàn biên tập với 324 trang in trên khổ giấy 13cm×20.5cm, xuất bản năm 2005, tại nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội.

Cuốn nhật ký của một bông hồng thép, mặc dù chiến tranh đã trôi qua, cuốn sách vẫn được đón nhận như một biểu tượng sáng ngời về nước hi sinh, ý chí bất khuất kiên cường của người con gái căng tràn nhiệt huyết tuổi 20, là biểu tượng sáng ngời về tình yêu tổ quốc. Và để rồi trong suy nghĩ của lớp lớp thanh niên hôm nay, chị đã trở thành bất tử.

Khi ấy, theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, cô sinh viên tốt nghiệp trường đại học y khoa Hà Nội, đã xung phong và chiến trường B công tác, chiến đấu . Sau 3 tháng hành quân từ miền Bắc, tháng 03 năm 1967 chị vào đến Quảng Ngãi và được phân công phụ trách, bệnh viện huyện Đức phổ. Một cô gái nhỏ bé nhưng kiên cường, chị đã cùng đồng đội vượt qua bao khó khăn gian khổ thậm chí là hy sinh cả tính mạng của mình để cứu chữa thương bệnh binh và bám trụ đến những giây phút cuối cùng. Tất cả như một cuốn phim tua chậm, khiến người đọc không khỏi xúc động nghẹn ngào khi đọc những trang nhật ký.

(CHÚ Ý: ĐOẠN CẢM XÚC)

Ngày 19 tháng 05 năm 1970, được thư mẹ.... mẹ... của con ơi! mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi...! có ai hiểu được lòng con ao ước được về sớm giữa gia đình, cho dù chỉ là một giây lát đến mức nào không. Con vẫn hiểu điều đó, từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào chiến trường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lý tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường. Bao giờ cũng có một âm thanh tha thiết, mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom, sấm sét vang trong lòng con. Đó là tiếng gọi của miền Bắc yêu thương, của mẹ ,của ba, của em, của tất cả.

Ngày mùng 1 tháng 6 năm 1970, một tai nạn bất ngờ đã xảy đến với bệnh viện một đợt bom đã rơi đúng ngay một phòng bệnh giết chết một lúc 5 người. Cả cơ đồ, sự nghiệp, sau 1 phút đã tan tành khói lửa. Bom nổ xong, mình nghe im lặng, mọi thứ im ắng đến rã rời, xong lại chết hết rồi. Ôi! cái cảnh điêu tàn làm sao, khu rừng trơ chọi cây cối đổ ngổn ngang, những mảnh áo bay tơi tả dính vào các cành cây, mấy mét nhà xiên vẹo. Trong nhà Thành đồng chí thương binh mới cắt ruột không qua lại thêm một số vết thương nặng đang hấp hối. Thành trình mọi người nói qua hơi thở..."Hãy ở lại ...chiến đấu,... học tập!". Ôi! Người đồng chí dũng cảm, lời dặn của đồng chí là lời thề của chúng tôi, của những người phải sống, phải chiến đấu tới hơi thở cuối cùng .

Ngày 20 tháng 6 năm 1970 đến hôm nay vẫn không thấy ai qua, đã gần 10 ngày kể từ hôm bị bom lần thứ hai. Mọi người ra đi hẹn sẽ trở về gấp để đón bọn mình ra khỏi khu vực nguy hiểm mà mọi người nghi địch đã chỉ điểm này. Từ lúc ấy, những người ở lại đếm từng giây, từng phút, một ngày, hai ngày rồi chín ngày đã trôi qua, mọi người vẫn không trở lại, những câu hỏi cứ hiện lên trong đầu óc mình và những người ở lại . Vì sao? Lý do vì sao mà không ai trở lại? có khó khăn gì? không ai trả lời mình. Hôm nay lương thực ăn một buổi chiều nữa là hết, không thể ngồi nhìn thương binh đói được, mình phải đi.

Ngày 22 tháng 6 năm 1970 trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba tơ trở về đồng bằng chị đã bị địch phục kích và hi sinh anh dũng lúc chưa đầy 28 tuổi đời.. 2 tuổi Đảng và... 3 tuổi nghề....(1 PHÚT TƯỞNG NIỆM)

Mở đầu trang nhật ký chị đã viết "Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố", phải chăng đó là phương châm sống để chị vượt qua những ngày tháng gian khổ. Chị đã ra đi, trang nhật ký dù đã khép lại, nhưng lửa của nó vẫn âm ỉ cháy. Ngọn lửa ấy đã thắp lên trong trái tim của mỗi chúng ta niềm tự hào, lòng biết ơn và hơn hết là trân trọng hòa bình và những giây phút mà ta được sống. vì vậy chúng ta hãy cùng cố gắng học tập và rèn luyện, hãy mạnh mẽ vươn lên để viết tiếp những trang lịch sử hào hùng của dân tộc góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 110
Bài dự thi kể chuyện về các anh hùng liệt sĩ
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm