(Mới nhất) Đại sứ văn hóa đọc 2024 mẫu

Tải về

Đại sứ Văn hóa đọc 2024 đã chính thức được khởi động dành cho đông đảo các em học sinh từ tiểu học đến THPT, sinh viên trên toàn quốc nhằm lan tỏa niềm đam mê đọc sách đối với thế hệ trẻ. Mẫu bài dự thi đại sứ văn hóa đọc 2024 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này sẽ là những gợi ý làm bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc hay và bổ ích cũng như giúp các em nắm được cách viết đại sứ văn hóa đọc. Sau đây là chi tiết mẫu Đại sứ văn hóa đọc 2024, mời các bạn cùng tham khảo.

Lưu ý: các bài dự thi mẫu dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo để giúp các bạn độc giả có thêm ý tưởng làm bài, không nên sao chép bài viết để làm bài dự thi.

Đề Đại sứ văn hóa đọc 2024

Đáp án Đại sứ văn hóa đọc 2023

Đề đại sứ văn hóa đọc dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở

Thí sinh chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1:

Câu 1: Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước?

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với các bạn là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).

Đề 2:

Câu 1: Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc.

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với các bạn là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).

Đề đại sứ văn hóa đọc dành cho học sinh phổ thông và sinh viên

Thí sinh chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1:

Câu 1: Tác phẩm nào đã truyền cảm hứng, nâng cao nhận thức hướng anh (chị) tới lối sống tích cực, trách nhiệm với xã hội, khơi dậy ý chí, khát vọng cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Câu 2: Anh (chị) viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách trong các đối tượng: người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in… (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được. Khuyến khích những sáng kiến đã được áp dụng trong thực tiễn và có minh chứng).

Đề 2:

Câu 1: Anh (chị) hãy sáng tác một tác phẩm văn học (truyện ngắn) nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc.

Câu 2: Anh (chị) viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách trong các đối tượng: người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in… (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được. Khuyến khích những sáng kiến đã được áp dụng trong thực tiễn và có minh chứng)./

Đáp án Đại sứ văn hóa đọc

Gợi ý đáp án Đại sứ văn hóa đọc 2024

Đại sứ văn hóa đọc 2024 đề 1.

Đại sứ văn hóa đọc 2024 đề 2.

Tác phẩm truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực

Các bạn thân mến! Chắc trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng đọc một cuốn sách để khám phá, để tích lũy, rèn luyện cho bạn thân ngày một hoàn hảo bởi Gorki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. và một trong những quyển sách em thích nhất là quyển: “Tiếng gọi của hoang dã" (tựa gốc tiếng Anh: "The Call of the Wild"). Đây là một tiểu thuyết phiêu lưu kinh điển của nhà văn Mỹ Jack London, xuất bản lần đầu vào năm 1903. Nội dung là một câu chuyện nổi tiếng về sự phiêu lưu, sự sống còn và tình cảm giữa con người và chú chó trong hoang dã của Alaska.

Câu chuyện bắt đầu khi chú chó Buck, một chú chó chó săn cái đậm chủng tại California, bị bắt cóc và buộc phải làm việc như một chó kéo xe ở Yukon, Canada, trong thời kỳ Cơn sốt vàng Klondike. Buck trải qua nhiều cuộc phiêu lưu, đối mặt với những nguy hiểm và khắc nghiệt của cuộc sống hoang dã.

Buck dần dần hóa thân thành một con chó hoang dã, thích nghi với cuộc sống khắc nghiệt và học cách chiến đấu để sinh tồn. Sự gọi mời của thiên nhiên hoang dã, âm thanh của tiếng gọi của hoang dã, không ngừng khao khát được trở về tự nhiên. Mỗi ngày trôi qua, Buck thấy mình trở nên mạnh mẽ và hung dữ hơn, áp đảo các chú chó khác và dẫn đầu một đàn chó hoang trong cuộc sống hoang dã.

Tuy nhiên, mặc dù đã trở thành một kẻ thống trị trong thế giới hoang dã, Buck không bao giờ quên tình cảm và sự tận tâm của con người. Nó nhớ về John Thornton, người đã giúp Buck và trở thành người bạn thân thiết nhất của anh ta. Buck chứng tỏ lòng trung thành của mình đối với John và sẵn lòng hy sinh để bảo vệ người bạn yêu thương này.

Từ trang này sang trang khác, "Tiếng gọi của hoang dã" khám phá sự đấu tranh giữa bản năng hoang dã và sự thân thiện và tình cảm của con người. Nó mang đến một thông điệp về sự tự do và định hình bản thân, cùng với sự tương tác phức tạp giữa con người và tự nhiên.

Truyện ngắn“Tiếng gọi nơi hoang dã” là một tác phẩm giàu ý nghĩa. Bên cạnh việc khắc họa thiên nhiên tươi đẹp và sống động, câu chuyện về chú chó Buck đã mang đến cho người độc một thông điệp lớn lao về tình yêu thương. Tình yêu thương có sức mạnh vô cùng to lớn, nó có thể cảm hóa được con người và mọi vật.

Có thể nói, Tiếng gọi của hoang dã là một câu chuyện rất đáng đọc, một hành trình qua cảm xúc và trái tim, và một sự nhìn nhận sâu sắc về sự tồn tại và ý nghĩa của cuộc sống.

Chia sẻ cảm nhận về cuốn sách đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực

Trong gần 17 năm sinh ra và lớn lên, em đã có cơ hội nghe kể hoặc tự mình đọc vô vàn
cuốn sách với các thể loại khác nhau: từ tiểu thuyết kinh điển của nhân loại Tam Quốc Diễn Nghĩa đến sách phát triển bản thân bán chạy nhất thế giới Đắc nhân Tâm, với tác giả từ nhiều quốc gia và với hoàn cảnh ra đời trải dài lịch sử thế giới. Tuy nhiên, cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất đến em lại là tuyển tập gồm 40 truyện ngắn xuất bản lần đầu năm 2011 "Nếu biết trăm năm là hữu hạn" - sáng tác bởi Phạm Lữ Ân (bút danh chung của cặp vợ chồng Việt Nam chuyên viết cho giới trẻ: anh Phạm Công Luận và chị Đặng Nguyễn Đông Vy).

Những ai từng đọc cuốn sách này đều nhận định nó "vừa nhẹ, vừa nặng". Nhẹ là cảm giác nhẹ nhàng, chậm rãi thảnh thơi lật từng trang sách, thả mình theo lối hành văn sâu lắng của tác giả. Nặng là ý chỉ sức nặng của bài học về tình thân, tình bạn, tình yêu khiến người đọc thổn thức để rồi giật mình nhận ra bóng dáng bản thân trong từng mẩu chuyện kia. Một cuốn sách truyền cảm hứng như thế, không hề nói quá khi nhận định rằng nó đã hướng em tới lống sống tích cực, có ý thức xây dựng môi trường sống văn hóa lành mạnh, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước.

Có lẽ, điều kì diệu nhất của văn học là khiến người đọc thấm nhuần được những tư tưởng đao to búa lớn một cách dễ dàng nhưng không kém phần sâu sắc, cách thức giáo dục này hiệu quả hơn nhiều lần so với những băng rôn, biểu ngữ quảng cáo phủ kín các con phố. Trong "Nếu biết trăm năm là hữu hạn", Phạm Lữ Ân đã viết thế này: "Nếu tình yêu trai gái là thứ tình cảm lãng mạn nhất của con người thì tình yêu đất nước là thứ tình vô cùng lãng mạn trong đời sống của một công dân. Mười tám tuổi, bạn chắc chắn phải trở thành công dân. Vậy thì hãy trở thành một công dân lãng mạn." Không chỉ vài ba câu, mà rất nhiều những lời lẽ chân thành của tác giả đã lay động đến trái tim của em, dù hiện tại có thể vẫn chỉ là một đứa trẻ trong mắt người lớn nhưng trong tương lai sẽ gánh vác đất nước.

Đến khi nào chúng ta sẽ bắt đầu đọc tin tức thời sự, về biến động ở đâu đó trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến giá xăng, về công cuộc số hóa của chính phủ đối với các thủ tục hành chính, thay vì đọc về xì-căng-đan giới giải trí? Đến khi nào những người xung quanh mới thôi trầm trồ khen ngợi khi thấy một học sinh 17 tuổi tìm hiểu về FLC, Tân Hoàng Minh và tình hình bất động sản cũng như chứng khoán Việt Nam? Đó chẳng phải lẽ dĩ nhiên hay sao khi người Việt Nam quan tâm đến tình hình đất nước và có lẽ chăng đó chính là trách nhiệm của mỗi chúng ta? Đúng như Phạm Lữ Ân đã khẳng định: "Đây là những năm tháng tuyệt vời nhất để bạn tích góp cho mình những kiến thức và kinh nghiệm về một thế giới hoàn toàn có thực ngoài kia. Không phải để khoe trên Facebook mà để hiểu được xã hội này vận hành ra sao. Và góp phần làm nó vận hành một cách tốt đẹp hơn."

Mẫu 1

Các bạn đã nghe về câu chuyện một cậu bé vừa sinh ra đã mất đi cả đôi chân lẫn đôi tay của mình nhưng vẫn có một sức sống vô cùng mãnh liệt và vô cùng thành công hay chưa? Nếu chưa thì đó chính là câu chuyện về vị diễn giả nổi tiếng, là chủ tịch và là CEO của tổ chức quốc tế Life Without Limbs –Nick Vujicic. Nick Vujicic đã từng nói: “Không có mục tiêu nào quá lớn. Không có ước mơ nào quá xa vời". Anh chính là bằng chứng sống cho câu nói đó và anh không chỉ vực dậy chính bản thân mình mà còn tiếp lửa cho hàng triệu người trên thế giới thông qua cuốn sách “Cuộc sống không giới hạn”. Đây là một cuốn sách vô cùng đặc biệt không chỉ vì người viết cuốn sách là một người “đặc biệt” mà ý nghĩa và giá trị nó để lại vẫn còn nguyên cho đến ngày nay. “Cuộc sống không giới hạn” là cuốn sách hay kể về cuộc đời chính tác giả. Trong cuộc đời chúng ta không thể biết trước được tương lai sẽ ra sao, có bao nhiêu khó khăn và thử thách nhưng điều quan trọng là chúng ta phải biết cố gắng, vượt qua bản thân, dũng cảm và chiến đấu với tất cả gian khổ đó. Khi bạn có niềm tin, sự hy vọng và lòng nhiệt huyết chắc chắn mọi công lao của bạn sẽ được đền đáp. Cuốn sách như một lời tự sự chân tình nhưng đã truyền được cảm hứng vô cùng to lớn đối với bạn đọc. Với những bài học được rút ra từ câu chuyện khiến cho ta nâng cao được nhận thức bản thân, hướng ta tới lối sống tích cực: lạc quan, yêu đời, có niềm tin, dũng cảm, cố gắng vượt lên hoàn cảnh,...để có thể cống hiến và phát triển cho chính bản thân mình cũng như gia đình và toàn xã hội.

Mẫu 2

Người ta vẫn thường nói đọc sách để cho chúng ta có thể mở mang được những điều hay, bố ích và đầy thú vị. Đọc sách còn giúp chúng ta được truyền cảm hứng, để hướng tới những điều tốt đẹp, đến lối sống tích cực. Cuốn sách đã truyền cảm hứng cho tôi là cuốn " Dám bị ghét" của Kishimi Ichiro và Koga Fumitake. Đây là một trong những tác phẩm kinh điển về dóng sách tâm lý tại Nhật Bản. Tại sao cuốn sách đó lại có thể thu hút người đọc như vậy? Cuốn sách đã đề cập đến những cách thức để điều hòa các mối quan hệ trong xã hội, những góc khuất u tối của xã hội. Những rào cản của xã hội đã ai dám vượt qua chưa? Ai đã sẵn sàng đối mặt với những lời chê bai, chế giễu bản thân để đối mặt với cuộc sống hay chưa? Cuốn sách sẽ giúp cho bạn tìm thấy được hạnh phúc, vượt lên những khó khăn để thay đổi bản thân. Trờ thành một phiên bản hoàn hảo nhất của bản thân. Chắc chắn bạn đã từng than phiền về những khó khăn, những vấp ngã trong cuộc sống, và tự đổ lỗi cho người khác, hay đổ lỗi cho hoàn cảnh khiến bạn thất bại. Thứ bạn cần làm là biết quên đi những sai lầm trong quá khứ để tiếp tục sống cho hiện tại và hướng đến những thành công trong tương lai. Cuốn sách sẽ giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn, hướng đến những điều tốt đẹp và khơi dậy những ý thức cống hiến cho đất nước, cho xã hội của bạn.

Mẫu 3

Cuộc sống đang hạnh phúc hay bế tắc, cuộc sống đó được trải đầy hoa hồng hay là nhiều chông gai. Bạn có muốn cuộc sống của mình thay đổi theo hướng tốt đẹp hay không? Vậy hãy đọc cuốn sách “ Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi” - Andrew Matthews. Chúng ta sẽ phải thay đổi như thế nào đó là điều mà nhiều người vẫn chưa có thể nghĩ ra.

Chúng ta khó có thể thay đổi được xã hội, được cộng đồng, thay đổi được cuộc sống ngoài kia. Nhưng mà chúng ta chỉ cần thay đổi cách suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề thì mọi thứ sẽ khác. Cuốn sách “ Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi” là mong muốn sẽ đánh thức tiềm năng tiềm ẩn của mỗi con người chúng ta. Nếu xã hội càng phát triển mà bạn vẫn cứ dậm chân tại chỗ, không có sự thích nghi đối với những điều mới mẻ thì bạn sẽ mãi thụt lùi lại phía sau. Nên việc thay đổi suy nghĩ, thay đổi những thói quen sẽ làm bạn cảm thấy có thể tiến gần hơn, hội nhập hơn với thế giới. Đọc cuốn sách sẽ giúp ta đưa ra các giải pháp hữu ích và phù hợp để bạn sẵn sàng đối mặt và giải quyết các tình huống khó khăn và thất bại trong cuộc sống của mình. Tác giả có hẳn một chương có tiêu đề “ hãy sống cho hiện tại” bạn hãy sống thật vui vẻ, hạnh phúc cho hiện tại. Hãy tự hoàn thiện bản thân hàng ngày để hiện tại luôn là phiên bản hoàn hảo nhất của mình. Bạn phải hoàn hảo hơn hôm qua, hơn quá khứ của mình. Bạn hãy cố gắng nhìn nhận mọi việc, mọi điều một cách tích cực nhất có thể, không được chán nản mà hãy cố gắng nắm giữ hạnh phúc của bản thân.

Để cuộc sống được tốt và tích cực bạn hãy học ngay cách thay đổi bản thân mình từ những điều nhỏ nhặt nhất. Từ đó hướng tới một lối sống tích cực, lạc quan và luôn luôn yêu đời. Mong được cống hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước, cho quê hương.

Mẫu 4

Thực sự thì cuộc sống cũng quá mỏi mệt rồi. Nó chẳng phải là suy nghĩ bột phát lúc nóng giận mà là con đã nghĩ đến việc này từ rất lâu chỉ là tiếc, tiếc vì những suy nghĩ vu vơ làm thế sẽ không gặp may và cũng tiếc còn những người bạn, những con game bỏ lâu rồi, còn bao bài nhạc chưa nghe. Không hẳn là cuộc sống của con khổ sở mà có thể chỉ là con tiêu cực quá, nhưng có ra sao thì kết quả vẫn vậy.” Câu chuyện của nam sinh trường Amsterdam hiện lên như một từ khóa được thấy nhiều nhất trên MXH thời gian gần đây. Học bài xong lúc 12h và cầm điện thoại, tôi đọc được câu chuyện.....và tôi không thể ngăn được giọt nước mắt lăn dài. Khóc vì thương cậu, thương gia đình cậu và khóc vì thấy chính mình trong câu chuyện, có những lúc chính tôi cũng có suy nghĩ và muốn rơi theo cậu khi mà cảm thấy áp lực với cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên điều khiến tôi mạnh mẽ vực lên được những suy nghĩ tiêu cực đó là trang sách nhỏ. Bố mẹ, bạn bè nhiều lúc tôi chẳng thể chia sẻ với ai vì bản thân là một người sống nội tâm, ít nói, ít chia sẻ. Sách chính là người bạn đồng hành mỗi khi cảm xúc tiêu cực ghé ngang mời gọi tôi bước vào thế giới của chú. Cuốn sách luôn cho tôi động lực sống, truyền cảm hứng và động lực vượt qua khó khăn, cuốn sách tôi tâm sắc và giữ gìn nó suốt 4 năm nay đó là “Điểm đến cuộc đời” của Đặng Hoàng Giang. Cái chết – đó là điều người ta có lẽ nghĩ tới khi mà cuộc sống với những chuỗi khó khăn liên tục thử thách. Cuốn sách đặc biệt bởi lẽ nó mang tên “Điểm đến cuộc đời” và nội dung chính là sự đồng hành với những người cận tử, từ đó gửi tới ta bài học cuộc sống. Cuốn sách kể lại hành trình không thể nào quên cùng những người cận tử. Theo lời tác giả gợi dẫn mà tôi rất ấn tượng: “ Nhiều người không muốn nói tới cái chết, dường như hi vọng rằng không nhắc tới nó thì nó sẽ quên ta đi. Tôi muốn chọn một cách tiếp cận ngược lại. Tôi muốn lấy khỏi cái chết sự lạ lẫm của nó, muốn nhìn thẳng vào nó, để làm quen, và cuối cùng, chấp nhận nó, sống với nó một cách bình thản. Đó là lý do tôi tìm tới những người cận tử, và xin phép họ cho tôi đi cùng trong những ngày tháng cuối cùng của đời họ”. Câu chuyện không mang màu sắc tiêu cực, bi thương khi nói tới nhiều về cái cái chết mà truyền cho những người đọc một động lực sống, sự neo đậu nơi trái tim độc giả về sự quan trọng, giá trị của thời gian, gia trị của cuộc sống. Những số phận được kể trong cuốn sách dù đang ở tầng bậc tột cùng của nỗi đau đớn, lại cho thấy những điều đẹp đẽ đến mức ta nghẹn ngào: bản lĩnh để đi qua bi kịch, thái độ bình tĩnh của con người tự do trước cái chết, khao khát làm việc có ích, trỗi dậy vào những ngày cuối cùng. Qua từng trang sách, tôi cảm nhận mình là một người thực giàu có, tôi thấy biết ơn cuộc sống này vì đã cho tôi khỏe mạnh, cho tôi thời gian được học tập, ước mơ, yêu thương như hiện tại. Tôi luôn coi cuốn sách như một điểm tựa trong cuộc sống những lúc yếu lòng, mệt mỏi để mà suy nghĩ “ Đứng lên đi, hãy trân trọng cuộc sống này đi dù là những khó khăn thử thách...” Ý thức về cái chết trước mặt đã cho tôi suy nghĩ, ý thức rõ ràng hơn về thời gian tôi còn có trong tay, về những may mắn mà tôi đang được hưởng, về vẻ đjep của vũ trụ, sống có trách nhiệm hơn. Tôi hi vọng sẽ có nhiều bạn đọc tiếp cận cuốn sách và nhận được thông điệp quý giá từ nó, đặc biệt là mỗi khi cảm thấy bế tắc trong cuộc sống. Trân trong cuộc sống, trân trọng thời gian và sẽ không có hành động dại dột thương tâm nào xảy ra nữa, biết sống lạc quan tích cực, có trách nhiệm với xã hội, và không nhừng nỗ lực trở thành tôi hoàn thiện, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng

- Sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng theo em là ATM sách

- Mục đích: để cho sách tiếp cận được đến nhiều người, nhân rộng văn hóa đọc trong toàn cộng đồng.

- Phương pháp

+ Chúng ta cần đặt những cây ATM sách ở những nơi tập trung đông dân cư.

+ Chọn lọc những cuốn sách hay và gần gũi với mọi người.

- Kết quả

+ Nhiều người đã đọc sách, và tiếp thu văn hóa đọc trong cộng đồng

- Tác động

+ Thay đổi cách nhìn, thói quen của cộng đồng về văn hóa đọc.

Sáng tác một tác phẩm văn học nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách

Bài 1

Đừng hỏi sách là gì

Vì nó vô vàn lắm

Hội tụ bao kiến thức

Tinh hoa của loài người

Sách cho ta nụ cười

Và niềm tin trách nhiệm

Dạy ta biết cần kiệm

Biết cố gắng vươn lên

Giúp ta nuôi chí bền

Trau dồi nguồn tri thức

Cho ta thêm cách thức

Để định hướng tương lai

Cách đọc sách hỡi ai

Bạn đã biết chưa nhỉ?

Đọc sách cần “thủ thỉ”

Không phải đọc qua loa

Nếu chỉ đọc thoáng qua

Thì chỉ là nghĩa vụ

Hãy yêu sách thực thụ

Để phát huy tinh thần

Vì sách luôn ân cần

Tạo niềm vui cuộc sống.

Bài 2

Sách là gì?

Mà người háo hức

Sách là gì?

Mà mọi người rạo rực.

Mỗi trang sách mở ra

Là một bầu trời tri thức

Là yêu, thương, thù, ghét

Là mệt mỏi, chán chường

Trang sách là niềm tin

Vào tương lai đất nước.

Bài 3

Có những lúc yếu lòng

Đôi tai chợt ghé thăm

Cứ những lúc bật khóc

Trang sách thấm giọt buồn

Thoáng khi nhiều tâm trạng

Chẳng muốn tỏ cùng ai

Sách nhẹ nhàng khẽ nói:

- Mỉm cười nhìn ngày mai

Sách với tôi là bạn

Bạn cùng tiến, cùng tâm

Tri thức từ trang sách

Làm tôi lớn từng ngày

Lá thư từ trang sách

Làm tôi nhẹ vươn vai

Vươn vai nhìn ngày mới

Vươn vai nhìn tương lai

Đồng hành cùng trang sách

Lòng nhẹ vượt chông gai.

Câu 2.

- Sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng là radio Sách

- Mục đích: tiếp cận được những người không có thời gian đọc sách thường xuyên.

- Cách làm

+ Chọn lọc những cuốn sách hay, đặc sắc, dễ hiểu, dễ nghe

+ Phát radio Sách vào những giờ mà mọi người thể thuận tiện nghe như giờ tan tầm, giờ tối trước khi đi ngủ,...

+ Có thể thêm các cuộc gọi đến radio để chia sẽ về cuốn sách mà mình tâm đắc đến cho mọi người.

- Kết quả

+ Nhiều cuốn sách hay đã được nhân rộng đến cộng đồng

- Tác động

+ Làm thay đổi thói quen của mọi người về văn hóa đọc.

Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô

1. Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô Đề 1

Xem thêm bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô 2021 đề 1 khác

Bài dự thi đại sứ văn hóa đọc thủ đô 2019

Bài thi đại sứ văn hóa đọc thủ đô đề 1Bài dự thi đại sứ văn hóa đọc thủ đô 2019Bài dự thi đại sứ văn hóa đọc thủ đô 20192. Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô Đề 2

Xem thêm bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô đề 2 khác

Bài dự thi đại sứ văn hóa đọc thủ đô đề 2

Bài thi đại sứ văn hóa đọc thủ đô 2019

3. Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô Đề 3

Xem thêm Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô đề 3 khác

Bài dự thi đại sứ văn hóa đọc thủ đô 2019 đề 3Bài dự thi đại sứ văn hóa đọc 2019Gợi ý làm bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô

Chia sẻ về một cuốn sách mà em yêu thích hoặc một cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của em.

Để giúp các bạn trả lời câu hỏi này, hoatieu.vn xin chia sẻ một số mẫu bài viết, cảm nghĩ về cuốn sách yêu thích để các bạn cùng tham khảo lấy tư liệu để làm bài.

Cảm nhận về cuốn sách “Hạt giống tâm hồn”

Có ai mà chưa từng một lần trải qua vị đắng của cuộc sống, lâm vào những tình huống, hoàn cảnh tuyệt vọng, bế tắc và không biết chọn lối đi nào. Và dường như mọi dự định, mọi ước mơ đều sụp đổ, không còn điểm tựa. Cảm thấy hụt hẫng và không muốn làm gì, chỉ có ý nghĩ chấm dứt buông xuôi trôi đi nỗi buồn. Những lúc như vậy hẳn ai cũng cần một động lực để đứng lên và tôi cũng vậy. Tôi đã từng tìm cho mình những cuốn sách về cuộc sống nhằm khắc phục những hạn chế và đưa ra cho mình những bài học kinh nghiệm, cho đến khi tôi tìm thấy cuốn sách ”Hạt giống tâm hồn’’. Cuốn sách đã làm không ít người thức tỉnh về bài học cuộc sống, đem lại sự đồng cảm cho nhiều người.

“Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình.

Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nổi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ.

“Hạt giống tâm hồn” là cuốn sách viết lên những bài học quý giá dành tặng những người đang phải đối đầu với những thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm sự sát cánh bên ta khi nỗi buồn ập đến, cũng là cuốn sách lấy đi những giọt nước mắt đầy cảm xúc trong trái tim người đọc.

Tôi dường như đã hiểu thêm về cuộc sống này. Có những người bất hạnh và đau khổ hơn ta, nhưng vì họ tin và họ đang thấy những điều kì diệu và tiếp tục cố gắng.

Cuốn sách như một trang mở đầu trong tôi, biến tôi từ con số không và biết đứng lên dần mỗi khi vấp ngã.Đắc tâm nhất ngoài cảm nhận về cuộc sống, tôi đã biết thêm cho mình những bài học quý báu. Trước đó tôi đã đặt ra hàng trăm lý do, hàng trăm câu hỏi làm sao để dẫn đến thành công và làm thế nào để chọn được con đường tương lai tốt . Hầu hết những lý do đó không có câu trả lời và không có cách giải quyết. Nhưng đến giờ, tôi đã tìm thấy câu trả lời trong “Hạt giống tâm hồn” chỉ bằng hai chữ nỗ lực.

“Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu mách chúng ta khi gặp phải thử thách, những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta mang một sức mạnh ý chí, gạt đi những giọt nước mắt đau khổ để đứng dậy, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó thì ta sẽ nhận ra: Đằng sau những giọt nước mắt đó vẫn còn một niềm vui và hạnh phúc và trái lại nếu dễ dàng vứt kiếm buông xuôi thì ta chỉ nhận được thất bại song song với những nỗi buồn ám mãi không buông.

Có những lúc tôi thất bại và muốn lùi lại nhưng rồi tôi đã cố gắng bước lên vì “Hạt giống tâm hồn” mang cho tôi sức mạnh vi diệu ấy.

“Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Cảm ơn “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn động lực khi tôi vấp ngã, thất bại trong cuộc sống./.

Viết về 1 quyển sách em yêu thích nhất

Thời học sinh, làm gì có ai là không gắn bó với những quyển sách, những quyển vở? Và em cũng thế. Năm nay em học lớp bảy, và từ đầu năm tới giờ, cuốn sách khiến em cảm thấy thích thú nhất là cuốn sách giáo khoa ngữ văn bảy tập hai.

Ấn tượng đầu tiên của em về quyển sách là hình ảnh trang bìa. Những dòng chữ ngay ngắn, to nhỏ có màu sắc khác nhau được sắp xếp theo thứ tự. Điều em thích nhất ở trang này là hình ảnh những bông sen hồng điểm nhụy vàng, lá xanh trên nền xanh. Nó tạo cho em cảm giác rất dân dã, bình dị và có hồn. Nó cũng là vẻ đẹp thuần khiết của văn học Việt Nam. Khi mở sách ra, những trang giấy nâu cùng chữ đen hiện lên với các kích cỡ, kiểu dáng khác nhau. Thỉnh thoảng lại có những bức ảnh hay tranh vẽ xen kẽ các văn bản. Em rất thích những bức tranh đó, vì nó miêu tả được nội dung của văn bản. Chắc hẳn các tác giả phải kì công lắm mới có thể chọn ra các bức ảnh phù hợp với tác phẩm như vậy.

Em rất trân trọng quyển sách vì nó như là người thầy dạy em học văn. Chúng ta không chỉ dựa vào lời giảng văn của cô trên lớp mà học được, ta phải cần những chi tiết, những nội dung trong sách. Cuốn sách này đã cho em những bài văn, bài thơ hay thời Đường, thời trung đại của các nhà văn, nhà thơ của các nước khác nhau. Em rất thích đọc những bài văn, bài thơ trong sách. Đọc chúng, em thấy được một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức trong trái tim mình. Không chỉ có văn bản, cuốn sách còn dạy em các kĩ năng văn học, cách làm những bài văn hay. Các kĩ năng sẽ giúp em làm bài tập không bị sai cấu trúc, cách dùng. Những dàn bài, dàn ý sẽ giúp em làm văn không bị sai, lạc đề. Rồi những bài văn mẫu là gợi ý giúp em làm bài. Hay những câu hỏi đã làm chúng em phải vắt óc suy nghĩ thật lâu, thật kĩ mới có thể làm được. Sách không chỉ là thầy, mà sách còn là bạn. Mỗi khi đọc lại những bài văn, em cảm thấy thật đồng cảm với những hoàn cảnh, số phận trong bài. Sách cùng chia sẻ niềm vui nỗi với em.

Hôm nay, em cảm thấy rất hạnh phúc khi có cuốn sách để học. Đó là cuốn sách đã mang lại cho em nhiều kiến thúc bổ ích, thú vị. Em mong rằng mình sẽ có thật nhiều cuốn sách bổ ích như thế nữa để học, bổ sung kiến thức cho mình. Còn mai này, khi đã lớn, khi đã chuyển khối, em sẽ đi quyên góp những quyển sách này cho các bạn vùng sâu vùng xa, các bạn có điều kiện khó khăn để các bạn ấy có sách học, có kiến thức để trở thành những con người có ích cho xã hội.

Được đọc và học với những quyển sách là một điều rất hạnh phúc đối với em. Em rất thích và trân trọng quyển sách này. Em hứa sẽ học thật giỏi để mai này cống hiến cho non sông, đất nước.

Đi qua những mùa vàng - Hồ Duy Sơn

Từng câu từng chữ viết trong cuốn sách này mang đến sự bình yên đến lạ kỳ. Đi qua những mùa vàng vừa kể vừa là tiếng lòng của người yêu quê hương, yêu ký ức về thời thơ ấu của mình.

Nơi đó có Nội tôi, Ngoại tôi cùng những bữa cơm đạm bạc. Hay là những bữa trưa hè rủ nhau đi tắm sông? Có những đêm nằm đếm trăng, sao cùng lũ bạn trong xóm. Phải chăng những cây kem mát lạnh thôi bay những buổi trưa đầy oi ả.

Rất nhiều, một vùng ký ức mát rượi, “giàu có” cái tình mà Hồ Duy Sơn đã khéo léo thổi hồn vào nó.

Đó không ai khác chính là Hồ Duy Sơn. Người có phong cách viết chân thật, giản dị đến đặc trưng phong cách. Mọi điều trong tác phẩm đền đi sâu vào lòng người theo cách nhẹ nhàng nhất.

Có thể nói Đi qua những mùa vàng chính là “chiếc vé trở về tuổi thơ” trong lòng mỗi bạn đọc. Vừa đọc ký ức vừa ào về trên từng trang giấy, con chữ của Hồ Duy Sơn.

Tán cây cao bóng mát trưa hè đầy nắng, tưới mát tâm hồn người trú ngụ

Đặc biệt nhất đó chính là hình ảnh của “Mẹ”

Nếu từng đọc tác phẩm của Hồ Duy Sơn, ai cũng sẽ thấy hình dáng của người Mẹ hiền thấp thoáng đâu đó. Hình dáng tảo tần, hy sinh mọi thứ vì con. Thật đẹp có phải không?

Không cần hoa mỹ, không cần lời nói có cánh, mẹ chỉ cần dành cả một đời để chứng minh tình yêu của mình dành cho đứa con. “Mùa Vàng” bội thu chính là sự quan tâm, chăm nom, vỗ về của mẹ. Từng lời ru tiếng hát, từng cử chỉ đều nói lên nỗi lòng tác giả.

Trong Đi qua những mùa vàng, tôi cảm nhận được sự gần gũi đến mức mình như lạc vào tuổi thơ của chính mình, pha một chút của ai đó trong đó. Điều gì ở lứa tuổi đó chúng ta đều đã trải qua rồi, đến khi lớn, những bộn bề càng đẩy những ký ức đẹp đi xa.

Thế đấy, có đọc mới biết, mới hiểu về chính mình. Gợi nhớ những điều bạn đã từng lãng quên, hay mơ hồ trong chính tuổi thơ đó. Thật sự rất ít người có thể miêu tả, gợi nhớ một cách sinh động nhưng tác giả này từng làm. Điều trân quý từ sự giản đơn nhất.

Cảm nhận về cuốn sách Thi nhân Việt Nam

Thơ – những âm vần và nhịp điệu dễ nhớ, giản dị mà lại sâu sắc. Tôi thích thơ, nó mang lại cho tôi cảm giác như đang lạc vào một khoảng không gian cùng với tác giả. Trong không gian ấy tôi cảm nhận được cả niềm vui, nỗi buồn và cả sự tiếc nuối mà tác giả mang đến trong tác phẩm. Một bài thơ có thể ngắn có thể dài, nhưng nó lại chứa đựng cả một tư tưởng lớn bao trùm cả một thời đại. Vì chính lẽ đó, tôi đã đến thư viện trường rất thuờng xuyên để tìm đến những bài thơ hay và tình cờ tôi đã thấy được cuốn sách “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh - Hoài Chân, trong đó có các tác giả mà tôi yêu thích cùng với các bài thơ của họ. Và như một lẽ tất nhiên, tôi đã mượn nó để thỏa mãn sự hiếu kỳ của mình.

Mở đầu của cuốn sách là một bài phê bình về “Một thời đại trong thi ca”. Tôi đã rất ngỡ ngàng vì có những thứ chưa tiếp xúc và chưa biết. Vì vậy, tôi đã định bỏ nó lại, nhưng Sapphire đã viết: “Tác giả gửi đi những thông điệp và việc của người đọc là giải mã những thông điệp đó một cách thấu đáo nhất có thể”. Quyết tâm của tôi lại nổi lên, tôi mở sách ra và ngồi đọc, tìm tòi tỉ mỉ những thông tin chưa biết. Quả thật, quyển sách đã đem đến cho tôi rất nhiều sự ngạc nhiên.

“Thi nhân Việt Nam” là cuốn sách phê bình về phong trào thơ mới Việt Nam, do hai anh em nhà văn Hoài Thanh và Hoài Chân biên soạn. Đây là một hợp tuyển thơ đầu tiên của thời kỳ thơ mới – những bài thơ lãng mãn chịu ảnh hưởng của nền văn hóa phương tây, ghi nhận lại những tên tuổi nhà thơ và những bài thơ giá trị trong khoảng 1932–1941. Cuốn sách bình luận theo phương pháp chủ quan, được nhiều nhà văn đánh giá rất cao về giọng bình và trình độ cảm nhận của tác giả. Cuốn sách đã tập hợp được rất nhiều tác giả mà tôi yêu thích cũng như các thi nhân ưu tú nhất của thời kỳ này. Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử,…Tổng cộng có tất cả 44 nhà thơ và Tản Đà – nhà thơ giao thoa giữa hai thời đại cũ và mới được ở “ghế danh dự”.

Tác giả đã viết “Thi nhân Việt Nam” một cách rất tỉ mỉ và chân thành. Đây là một tài liệu tốt để rèn luyện kĩ năng lí luận văn học. Cuốn sách sẽ đem lại cho bạn những kiến thức phong phú. Chẳng hạn như ông đã nói rằng không thể lấy độ dài để định giá một bài thơ; nêu cách nhận diện thơ mới sao cho đúng đắn, là phải “sánh bài hay với bài hay”, bởi lẽ “cái tầm thường, cái lố lăng chẳng phải của riêng một thời nào”. Đồng thời ông cũng nói lên hai thời đại bao gồm trong cái ta chung và cái tôi riêng, tấn bi kịch của các nhà thơ mới, gợi ý cho họ lối thoát bằng tình yêu tiếng Việt.

Có một câu văn đặc biệt được trích dẫn ở nhiều tư liệu: “Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”. Câu văn này thật sự rất hay, nó như một sự tổng kết cho một thời đại rực rỡ huy hoàng của thơ ca. Và nó cũng được rất nhiều thế hệ sau nhớ đến để mang theo suốt chặng đường đời của mình. Hoài Thanh, Hoài Chân đã làm rung động cả một thế hệ theo sau như vậy.

“Thi nhân Việt Nam” cũng đã trải qua một thời thăng trầm. Khi nó mới được xuất bản, người ta phủ nhận nó vì nó dám khen cái thứ “thơ buồn”. Nhưng điều càng bất ngờ hơn chính là Hoài Thanh cũng không ít hơn một lần chối bỏ nó. Có lẽ vì nó không hợp thời hợp thế chăng? Một cuốn sách tổng kết lại cả một giai đoạn thơ ca khi mới xuất hiện bị người ta phủ định, thì dần dà về sau, khi nhìn lại những tác phẩm ấy, ta mới hiểu rõ, mới sâu sắc cảm nhận được sự đánh giá, phê bình của tác giả dành cho một quãng thời gian đổi mới. Cuốn sách dù đã được trả về đúng vị trí, giá trị của nó nhưng thật đáng tiếc, Hoài Thanh đã mất, và cũng đem theo một nỗi niềm u uẩn.

“Thi nhân Việt Nam” là một cuốn sách rất hay. Nó phù hợp với những người yêu thơ ca. Nó cũng phù hợp với những ai muốn tìm nguồn tư liệu để tích lũy kiến thức, nâng cao khả năng lí luận văn học. Cuốn sách không phải cứ đọc ngày một ngày hai là xong, mà trong từng câu chữ, ta phải ngẫm đi ngẫm lại rất nhiều lần để hiểu được ý nghĩa của nó. Tin tôi đi, thời gian của bạn sẽ không lãng phí nếu bạn dùng để đọc và ngẫm cuốn sách này. Đọc xong sách, tôi cảm nhận sâu sắc rằng Hoài Thanh không hổ danh là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của Văn học Việt Nam hiện đại. “Thi nhân Việt Nam” chính là cuốn sách hay nhất viết về Thơ mới, và cũng là một trong những cuốn sách hay nhất của phê bình văn học Việt Nam.

Viết về Cuốn sách thay đổi cuộc sống của bạn

CÓ HAI CON MÈO NGỒI BÊN CỬA SỔ”

Thật ra thì tôi là con người rất “dị ứng” với sách nhất là những quyển sách văn học dày đặc. Tôi chỉ thích đọc những quyển truyện tranh màu, nhiều hình vẽ, chữ càng to tôi càng thích! Tôi 14 tuổi rồi nhưng sở thích trẻ con thế đấy!.

Tôi chẳng cần biết là quyển sách đó hay hoặc dở nhưng nhìn tựa truyện, bìa sách nếu bắt mắt là tôi đọc thôi. Cách chọn truyện của tôi đấy, ngớ ngẩn nhỉ…? Giống như mua sách về để ngắm cho vui ấy…!

Và thế đấy, quyển sách “Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ” của Nguyễn Nhật Ánh dày cộm đó là đối với tôi. Quyển sách thu hút tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên với bìa màu xanh lá nhẹ nhàng có một con mèo to tướng nằm dài, trên lưng có một con chuột nhỏ xíu.

Tôi đọc quyển này 10 lần rồi! Chuyện kể về một con mèo si tình ngày đêm làm thơ “cưa” một con mèo cái. Và một người bạn của nó là…một con chuột! Thật là ngộ nhỉ? Mèo là bạn chuột!

Con Mèo Gấu của công chúa Dây Leo - một con mèo lười bắt chuột, ăn nhiều và mập ú sắp bị nhà vua Sang Năm biến thành kẻ “lang thang đường phố”. Nó sẽ phải chia tay nàng mèo tam thể mà nó đặt tên là Áo Hoa giống như những chàng trai gọi người yêu là Bé Bỏng hay Hòn sỏi buồn của Anh… Một điều thú vị mà tôi rất khoái ở con mèo này là khả năng thi sĩ của nó. Này nhé, một bài thơ khiến tôi nổi da gà:

“Bé yêu đã ngủ chưa?

Anh yêu yêu cũng mới vừa ngủ xong

Nến yêu yêu chảy trong phòng

Tình yêu yêu chảy trong lòng yêu yêu”

(Bài thơ đã được tác giả phiên dịch từ tiếng mèo)

Và con Mèo Gấu là một con mèo có thể nói là nhân từ. Chẳng những không bắt chuột mà nó lại trở thành người bạn của chú Tí sau lần mũi lòng trước sự nài nỉ đáng thương của chú khi bị con mèo ú na ú nần “dẫm đuôi”. Tình bạn giữa hai loài từng là kẻ thù của nhau được thể hiện vô cùng chân thành và sâu sắc khiến tôi cảm thấy khâm phục và cảm động vô cùng. Con Mèo Gấu giúp Tí Hon –tên của chú chuột làm thơ tặng bạn gái Tí Hon – Út Hoa và giúp cả đàn chuột thoát khỏi sư độc ác của đồng loại – một con Chuột Cống. Ngược lại Tí Hon lại giúp Mèo Gấu vẽ tranh Áo Hoa và đăng tin tìm nàng khi mỗi lần nàng đột ngột ra đi để lại chàng Mèo Gấu bơ vơ.

Ngày đêm trông ngóng sự trở lại của Áo Hoa chàng Mèo Gấu buồn bã, chỉ biết đợi và… đợi.

Cuối cùng thì sao Mèo Gấu nhìn thấy nàng mèo nhưng…nhưng…lại có thêm một chàng mèo điển trai khác bên cạnh. Mèo Gấu vẫn làm thơ nhưng với trái tim tan vỡ và vô cùng nhức nhối:

‘Tình yêu có gì”?

Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ

Một con ngồi yên một con đổi chỗ.”

Đọc câu chuyện này tôi có cơ hội nhìn lại bản thân tôi, nhìn lại cách đối xử của tôi với mọi người xung quanh. Có lẽ tôi chưa thật sự đối đãi tốt với bạn bè, chưa thật sự yêu thương mọi người, chưa thật sự hi sinh cho người khác huống chi là đối với kẻ tôi ghét. Chú Mèo Gấu đã cho tôi thấy sự chân thành trong tình cảm, chú dạy cho tôi luôn biết thông cảm, giúp đỡ và chia sẽ ngay cả với đối thủ không đội trời chung.

Đây là quyển sách mà tôi yêu thích nhất từ trước đến giờ mặc dù đây là một quyển sách dày cộm nhưng ẩn chứa biết bao điều ý nghĩa, đặc biệt, đậm đà sắc màu của cuộc sống đáng để tôi viết ra một tờ giấy trắng rồi nuốt chửng vào tim, vào tâm trí. Ngấu nghiến!

Nói nhỏ nhé:” Quyển sách này thật là kì diệu. Tôi bắt đầu thích và hứng thú với những quyển sách nhiều chữ dày đặc rồi đấy!”

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Bài dự thi: "Viết về một cuốn sách mà em yêu thích nhất" để cùng xem thêm nhiều mẫu bài viết, bài cảm nghĩ hay về cuốn sách yêu thích.

Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn?

Người ta có câu ” Nhà không có sách giống như thân thể không có linh hồn”. Bởi lẽ, sách không đơn giản chỉ là khối hình chữ nhật, bên trong vô vàn là chữ. Mà mỗi cuốn sách tưởng chừng như vô tri vô giác ấy lại là một linh hồn.

Đối với tôi sách như là một người bạn, một người thầy, hay một khoảng riêng để tôi nhìn nhận lại cuộc sống vốn bộn bề, tấp nập. Đọc sách đối với tôi như một niềm đam mê, niềm đam mê ấy như thể được cất giấu trong một góc khuất nào đó của tâm hồn tôi. Vậy nếu được chọn làm đại sứ văn hóa đọc, tôi sẽ lan tỏa tình yêu sách của mình đến với những người cùng chung niềm đam mê, hơn cả là những người không hề thích đọc sách. Tôi sẽ tuyên truyền cho cộng đồng thấy rằng sách góp phần hình thành nên nhân cách con người, giúp con người ta nâng cao tri thức của mình. Nhân cách con người giống như một mầm cây nhỏ và mỗi cuốn sách là một giọt nước. Đọc nhiều sách cũng giống như tiếp thêm dinh dưỡng cho mầm cây nhỏ đó phát triển xanh tốt trở thành những cây trưởng thành giúp ích cho xã hội. Nếu là đại sứ tôi sẽ được tham gia các hội sách, được giao lưu với những người chung niềm đam mê. Từ đó, tôi có thể lan tỏa tình yêu sách, cất lên tiếng nói, truyền cảm hứng đọc sách đến cộng đồng. Với tư cách là một đại sứ, tôi sẽ đồng hành với dự án “Cùng đọc sách” tiên phong, tạo nên một thế hệ trẻ biết trân trọng, biết tận dụng nguồn lợi không gì thay thế đến từ những cuốn sách hay. Qua đó tôi cùng những người yêu sách sẽ tìm thấy tiếng nói chung, sự đồng cảm chia sẻ với nhau về thông điệp mà mỗi cuốn sách đem lại. Làm đại sứ văn hóa đọc, tôi có cơ hội được trải nghiệm mình. Chẳng hạn như giao lưu giúp tôi tăng khả năng giao tiếp hay tăng khả năng sáng tạo, tư duy. Ngoài ra sách còn giúp ta giải trí, cảm thấy cuộc đời rất đỗi phong phú, muôn màu muôn vẻ.

Bên cạnh đó với số tiền không nhỏ được thưởng khi trở thành đại sứ, tôi sẽ trích ra phần lớn để mua toàn bộ sách hay, đồng thời kêu gọi mọi người ủng hộ sách. Chính tay tôi sẽ đem tặng số sách đó cho những trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa không có tiền mua sách mà lại có niềm đam mê đọc sách như tôi. Qua đây, tôi cũng phần nào gắn kết mọi người với nhau, cùng nhau trao đi tình yêu thương, niềm đam mê đối với cộng đồng.

Tạm kết: Với tôi làm đại sứ hay không không còn quan trọng nữa. Bởi lẽ, dù có vinh dự được danh hiệu đó hay không, tôi cũng mong mình có thể khuyến khích mọi người cùng đọc sách, lan tỏa được tình yêu sách của tôi đến với cộng đồng bằng những việc làm nhỏ như quyên góp sách cho thư viện trường hay ủng hộ sách cho những em nhỏ nghèo. Nhà văn H.Godefroy có câu: ” Những quyển sách làm say mê ta đến tận xương tủy, chúng nói chuyện với ta, cho ta lời khuyên và liên kết với ta bởi một tình thân mật, sống động và nhịp nhàng”

Nếu được lựa chọn làm đại sứ văn hóa đọc em sẽ:

Vận động người than trong gia đình làm thẻ thư viện để đọc sách trong thời gian rảnh rỗi.

Tìm đọc những cuốn sách hay có tại thư viện trường sau đó giới thiệu cho bạn bè cùng đọc.

Rủ các bạn thường xuyên đến thư viện tìm sách đọc.

Tích cực tham gia các chương trình đọc sách báo do nhà trường tổ chức như: ngày hội đọc sách, các cuộc thi kể chuyện theo sách....

Cùng các bạn đến những nơi có nhiều sách để mua hoặc mượn về như thu viện hay các nhà sách lớn trên địa bàn.

Tìm đọc những cuốn sách mới, những câu chuyện hay trong sách để kể lại cho bạn bè.

Giúp cô thư viện trường giúp các bạn tìm sách đọc, giữ gìn và bảo quản sách đọc, sắp xếp lại sách sau khi đọc xong.

Giúp cô thư viện trường trưng bày những cuốn sách mới, trang trí làm mới, làm đẹp thư viện để thu hút các bạn đến đọc sách.

Các em học sinh có thể tham khảo thêm một số gợi ý của hoatieu.vn để trả lời câu hỏi này.

Phương pháp 1:

  • Tổ chức một nhóm nhỏ mọi người có thể đóng góp sách vở của mình cho mọi người có thể đọc được nhiều thể loại.
  • Tổ chức các cuộc thi đọc sách, đọc hiểu kiến thức.
  • Tuyên truyền với mọi người về lợi ích của sách.
  • Thường xuyên cùng bạn bè đến thư viện.

Phương pháp 2:

  • Hãy tổ chức một cuộc thi đọc sách với luật là : ai đọc sách và hiểu sách nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc.
  • Tổ chức cuộc thi nhỏ với đề bài:"hãy thuyết trình về cuốn sách yêu quý của bạn" và thuyết trình cảm nhận của mình về cuốn sách yêu quý của minh.
  • Mở các sự kiện trao đổi sách
  • Tham gia các câu lạc bộ đọc sách
  • Lập kế hoạch cho những cuốn sách mà chúng ta sẽ đọc

Một số mẹo giúp đọc được nhiều sách hơn:

  1. Mang sách theo bên mình mọi lúc mọi nơi để tranh thủ những lúc có thời gian rảnh rỗi đọc sách nhiều hơn. Đặc biệt là sách điện tử.
  2. Hãy tạo một danh sách các đầu sách bạn dự định sẽ đọc.
  3. Hãy đọc nhiều loại sách khác nhau. Việc này giúp giữ cho tâm trí và suy nghĩ của bạn luôn tươi mới.
  4. Chia sẻ những gì bạn đã đọc được. Việc chia sẻ những điều bổ ích mình đã đọc được là một biện pháp rất hữu hiệu để mọi người có thể biết thêm nhiều cuốn sách hay và bổ ích khác.
  5. Nghe sách nói. Điều này có thể chưa hợp lý đối với văn hóa đọc tuy nhiên nó cũng giúp bạn nắm được rất nhiều nội dung mới của những cuốn sách hay khi bạn đang di chuyển.
  6. Luôn tìm kiếm những quyển sách hay, nếu bắt gặp lướt qua ở đâu hãy chụp ảnh hoặc note lại và sau đó hãy kiếm tìm chúng.
  7. Hãy ưu tiên việc đọc sách. Một ngày chỉ có 24 giờ, hãy ưu tiên cho việc đọc sách thay vì lướt facebook hay xem Netflix.
  8. Hãy lập thời gian biểu cho việc đọc sách, điều này sẽ giúp chúng ta tạo ra thói quen đọc sách mỗi ngày.

Mẫu giấy dự thi Đại sứ văn hóa đọc

MẪU

MÃ BÀI DỰ THI

(Do Ban Tổ chức ghi)

THÔNG TIN DỰ THI CUỘC THI “ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC 20...”

1. Thông tin của thí sinh dự thi

Họ và tên:.......................................……………………………….................................

Ngày sinh: ........................................................................................................……...

Lớp: ..................................................................Trường: ............................................

Quận/ huyện: ......................................Tỉnh/ thành phố:................……......................

Số điện thoại cá nhân (nếu có): ..................................................................................

2. Thông tin trường

Địa chỉ: ..................................................………………………….............….................

Thầy/ cô phụ trách cuộc thi:......................…..................................................…........

Số điện thoại: .......................................................... Email: ...…....................….........

3. Thông tin gia đình (bố hoặc mẹ)

Họ và tên bố/ mẹ: ...................................... Nghề nghiệp: .............……......................

Số điện thoại: ....................................Email: .....................................….......................

Địa chỉ gia đình: ............................................................................………...................

BỐ/MẸ THÍ SINH

(Ký và ghi rõ họ tên)

THÍ SINH ĐĂNG KÝ THÔNG TIN

(Ký và ghi rõ họ tên)

Mời bạn đọc tham khảo thêm thể lệ cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thủ đô để nắm rõ thể lệ viết bài.

Bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc thủ đô 2018

Bài 1:

CÂU 1: Hãy viết một quyển sách có ý nghĩa với em.

BÀI LÀM:

Nguyễn Nhật Ánh từ lâu đã trở thành nhà văn quen thuộc của thiếu nhi. Các tác phẩm của ông mỗi lần đọc là một lần ngẫm, một lần trải nghiệm cuộc sống rất đỗi thân thương và giản dị. Bằng cách nào đó, ông đã truyền tải những thông điệp cuộc sống đến với mọi người một cách nhẹ nhàng và sâu lắng. Ấy thế mà cuốn "Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng" đã để lại cho tôi một bài học sâu sắc: Khi người ta biết yêu thương một con chó thì hiển nhiên người ta sẽ biết yêu thương con người.

"Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng" là câu chuyện kể về cuộc sống của năm con chó nhỏ: Bato, Suku, Pig, Haili và Eme; trong đó Bato là người kể chuyện. Mỗi con chó, mỗi hình dáng, mỗi màu sắc, mỗi tính cách, chúng cùng sống trong một căn nhà, cùng nhau thêu dệt bao kỷ niệm đáng nhớ và coi nhau như anh em một nhà. Nhìn cái cách mà lũ chó chơi với nhau, bảo vệ nhau từ những con chó săn hung dữ,ở bên nhau mỗi khi mệt mỏi, ốm yếu tưởng chừng như sẽ không nhìn thấy ngày mai hay thậm chí giằng co nhau một mẩu xương nhưng rồi lại nhường nhau; không ít người nhận ra rằng lâu nay mình chưa có tình bạn nào đẹp như thế.

"Nhưng không nỗi buồn nào có thể so sánh với nỗi buồn khi ta sắp mất một người thân. Đó là loại nỗi buồn không thể đem đóng gói rồi giấu vào một góc khuất nào đó trong vỏ não. Nó luôn tan chảy ra và len lỏi vào mọi khe hở trong tâm hồn bạn. Nó khiến bạn không làm gì vẫn thấy kiệt sức từng giờ từng phút từng giây...". Đó là câu nói của Bato khi thấy Pig bất tỉnh, yếu ớt chở chết sau một vụ đánh nhau đẫm máu. Đây cũng là chi tiết khiến tôi cảm động nhất, bâng khuâng nhất. Ngỡ rằng Pig sẽ không qua khỏi, ai cũng buồn bã. Ấy vậy mà nhờ sức sống mạnh mẽ của loài chó, nhờ tình yêu thương từ cô chủ và các bạn chó còn lại, Pig đã qua khỏi cơn đau một cách diệu kỳ. Phải chăng đó là kết tinh tình yêu thương giữa động vật với nhau, con người với động vật sâu xa hơn là con người với con người?

Ở cuối cuốn sách, Nguyễn Nhật Ánh đã vẽ lên hình ảnh con Eme ngậm giỏ hoa chạy đến chỗ ông chủ của mình. Nó giống như một biểu tượng sinh động của lòng biết ơn về cuộc sống tươi đẹp mà con người đã đem lại cho loài chó một cách hào phóng và tràn đầy yêu thương. Và đó cũng là lý do câu chuyện "Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng" ra đời.

Khi đọc cuốn sách này, tôi cảm thầy mình như lạc vào chính bối cảnh của câu chuyện. Để rồi khi gấp sách lại, tôi càng thấm thía hơn những bài học về cuộc sống, về tình yêu thương muôn màu muôn vẻ. Tác giả đã khắc họa lên một bức tranh sinh động về cuộc sống, cách nhìn của một con chó nhỏ đối với thế giới xung quanh. Tuy chỉ là lời kể của con chó Bato, nhưng cũng khiến con người suy nghĩ đến vô vàn triết lý trong đời sống của chính mình. Cũng như lời kể của nhân vật "tôi" - Bato: "Ba chị Ni thường nói tâm hồn con người ta cũng cần Vitamin, và sách - nhất là sách viết về động vật - là loại Vitamin tuyệt vời nhất. Vì nếu con người ta biết yêu thương một con chó thì hiển nhiên người ta sẽ biết yêu thương con người; xã hội nhờ vậy sẽ bớt đi những chuyện đau lòng".

CÂU 2: Nếu được chọn là đại sứ văn hóa đọc Thủ đô 2018, em có ý tưởng gì khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn cũng như lan tỏa tình yêu sách trong cộng đồng.

BÀI LÀM:

Người ta có câu " Nhà không có sách giống như thân thể không có linh hồn". Bởi lẽ, sách không đơn giản chỉ là khối hình chữ nhật, bên trong vô vàn là chữ. Mà mỗi cuốn sách tưởng chừng như vô tri vô giác ấy lại là một linh hồn.

Đối với tôi sách như là một người bạn, một người thầy, hay một khoảng riêng để tôi nhìn nhận lại cuộc sống vốn bộn bề, tấp nập. Đọc sách đối với tôi như một niềm đam mê, niềm đam mê ấy như thể được cất giấu trong một góc khuất nào đó của tâm hồn tôi. Vậy nếu được chọn làm đại sứ văn hóa đọc, tôi sẽ lan tỏa tình yêu sách của mình đến với những người cùng chung niềm đam mê, hơn cả là những người không hề thích đọc sách. Tôi sẽ tuyên truyền cho cộng đồng thấy rằng sách góp phần hình thành nên nhân cách con người, giúp con người ta nâng cao tri thức của mình. Nhân cách con người giống như một mầm cây nhỏ và mỗi cuốn sách là một giọt nước. Đọc nhiều sách cũng giống như tiếp thêm dinh dưỡng cho mầm cây nhỏ đó phát triển xanh tốt trở thành những cây trưởng thành giúp ích cho xã hội. Nếu là đại sứ tôi sẽ được tham gia các hội sách, được giao lưu với những người chung niềm đam mê. Từ đó, tôi có thể lan tỏa tình yêu sách, cất lên tiếng nói, truyền cảm hứng đọc sách đến cộng đồng. Với tư cách là một đại sứ, tôi sẽ đồng hành với dự án "Cùng đọc sách" tiên phong, tạo nên một thế hệ trẻ biết trân trọng, biết tận dụng nguồn lợi không gì thay thế đến từ những cuốn sách hay. Qua đó tôi cùng những người yêu sách sẽ tìm thấy tiếng nói chung, sự đồng cảm chia sẻ với nhau về thông điệp mà mỗi cuốn sách đem lại. Làm đại sứ văn hóa đọc, tôi có cơ hội được trải nghiệm mình. Chẳng hạn như giao lưu giúp tôi tăng khả năng giao tiếp hay tăng khả năng sáng tạo, tư duy. Ngoài ra sách còn giúp ta giải trí, cảm thấy cuộc đời rất đỗi phong phú, muôn màu muôn vẻ.

Bên cạnh đó với số tiền không nhỏ được thưởng khi trở thành đại sứ, tôi sẽ trích ra phần lớn để mua toàn bộ sách hay, đồng thời kêu gọi mọi người ủng hộ sách. Chính tay tôi sẽ đem tặng số sách đó cho những trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa không có tiền mua sách mà lại có niềm đam mê đọc sách như tôi. Qua đây, tôi cũng phần nào gắn kết mọi người với nhau, cùng nhau trao đi tình yêu thương, niềm đam mê đối với cộng đồng.

Tạm kết: Với tôi làm đại sứ hay không không còn quan trọng nữa. Bởi lẽ, dù có vinh dự được danh hiệu đó hay không, tôi cũng mong mình có thể khuyến khích mọi người cùng đọc sách, lan tỏa được tình yêu sách của tôi đến với cộng đồng bằng những việc làm nhỏ như quyên góp sách cho thư viện trường hay ủng hộ sách cho những em nhỏ nghèo. Nhà văn H.Godefroy có câu: " Những quyển sách làm say mê ta đến tận xương tủy, chúng nói chuyện với ta, cho ta lời khuyên và liên kết với ta bởi một tình thân mật, sống động và nhịp nhàng"

Bài 2:

Câu 1: Hãy viết một quyển sách có ý nghĩa với em.

Cảm nhận về cuốn sách: “Khám phá trái đất”

Tôi không yêu khoa học lắm,nhưng từ sau khi được đọc cuốn sách “Khám phá trái đất” thì tôi đã thay đổi. Vì sao chứ? Bởi vì cuốn sách đó hay và quá hấp dẫn. Bằng phương thức văn thuyết minh khoa học, song ngôn ngữ thông dụng, giọng điệu hóm hỉnh và cách diễn đạt hình ảnh ngộ nghĩnh đã khiến cho tôi càng đọc càng thấy thích. Tôi chợt nhận ra: khoa học rất thú vị, cuốn sách là ô cửa nhìn ra thế giới xung quanh. Bắt đầu rừ chính nơi mà chúng ta đang sinh sống cho đến vũ trụ bao la, rộng lớn, từ quá khứ xa xăm của lịch sử hình thành nên trái đất. Trải qua các thời kì đồ đá,… cho tới hiện tại và tương lai muôn màu rực rỡ... Tất cả mọi thắc mắc của tôi đều có đủ trong cuốn sách này và được giải thích cặn kẽ, thỏa đáng. Trong quá trình biên soạn, xuất bản tất nhiên không thể tránh khỏi sai sót. Nhưng đối với tôi, nó là một cuốn sách tuyệt vời. Nhờ có nó mà tôi có thêm một vốn hiểu biết nho nhỏ, nhờ có nó mà tôi trở nên yêu thích khoa học hơn. Mỗi tuần tôi đọc một chương, mỗi chương là một vốn kiến thức hay, lý thú và bổ ích. Cùng là chủ đề về khám phá trái đất nhưng xem ra nội dung của cuốn sách này rộng và phong phú hơn. Không chỉ tìm hiểu về trái đất, về sự phân chia bốn mùa mà còn có nhiều điều mới mẻ hơn. Ví dụ như: bồn địa, thác nước, mưa, mây… Với các hình ảnh minh họa sinh động, những bài học đó rất dễ tiếp thu và ghi nhớ. Các tác giả đã tìm cách tiếp cận tri thức phù hợp với tâm lí lứa tuổi nên nó nhanh chóng được các bạn lớp tôi tìm mua. Không phải vì nó rẻ nó đẹp mà vì nội dung của nó rất phù hợp. Bây giờ khoa học là một trong các môn mà tôi yêu thích nhất, tất cả là nhờ có cuốn sách “Khám phá trái đất” này đấy các bạn ạ. Nó là cuốn sách bổ ích và lí thú. Tôi đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần mà vẫn không thấy chán, mỗi khi đọc nó tôi như được củng cố thêm kiến thức, xem ra công lao tìm kiếm, biên soạn đã không uổng phí. Họ đã mang đến cho chúng ta một kho báu kiến thức khoa học quý giá. Các bạn biết không cuốn “khám phá trái đất” không chỉ có trẻ em thích đâu mà cả những bậc phụ huynh như bố, mẹ cũng thích nữa đấy. Để biết trái đất hôm nay và ngày mai ra sao, các nhà du hành, các nhà khoa học đã mạo hiểm cả tính mạng để đi tìm tòi, khám phá ở các nơi và tất nhiên là cả vũ trụ. Họ làm như thế để làm gì chứ? Để mang về cho trẻ em chúng ta những kiến thức hữu ích, tận dùng vào cuộc sống sau này. Vì thế chúng ta hãy cố gắng học tốt môn khoa học cũng như các môn học khác nữa để không phụ công lao vất vả của các hà khoa học. Nếu bạn nào mà cảm thấy ghét khoa học thì hãy mau mau sửa chữa nhé, đừng nghĩ khoa học chỉ là môn phụ.

Hãy tìm đọc cuốn sách “khám phá trái đất” nó sẽ giúp cho các bạn rất nhiều đấy.

Câu 2: Nếu được chọn là đại sứ văn hóa đọc Thủ đô, em có ý tưởng gì khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn cũng như lan tỏa tình yêu sách trong cộng đồng.

Đọc sách không phải chỉ để giết thời gian, mà đọc sách là để nâng cao nhận thức, tích lũy vốn văn học, qua sách vở tìm được những câu văn hay, những ý thơ đẹp. Không ít người luôn ghi chép những câu văn, bài thơ vào cuốn sổ, mở mang thêm kiến thức đa chiều

Nhà Văn Lỗ Tấn đã từng nói: Muốn viết một chữ trong bụng phải có một tấn chữ, muốn nói một từ, trong đầu phải có một ngàn từ.

Trong đọc sách sẽ tạo cho người ta một thói quen, rèn luyện cho đôi mắt thêm tinh, nhanh. Người ham đọc sách sẽ rút ra được phương pháp đọc, đọc bằng mắt để rà nhanh, phát hiện những ý hay mình cần tìm. Đọc bằng miệng vừa huy động tổng hợp mắt nhìn, miệng đọc, tai nghe và não ghi vào bộ nhớ, tạo sự nhớ lâu, hiểu sâu ý nghĩa của nó.

Lênin đã dạy rằng: “Không có sách, không có tri thức/Không có tri thức, không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Trung cho rằng: "Đọc sách là con đường ngắn nhất đi tới hiểu biết cuộc sống đang ngày càng mở rộng với vận tốc ngày càng nhanh. Đọc sách sẽ giúp mình được rảnh rỗi hơn nhiều trong công việc, bình tĩnh hơn nhiều trong cuộc đời. Càng nhiều tuổi, tôi càng thấm thía: càng bận bịu, bức xúc bao nhiêu, thì càng phải cố tìm chọn sách mà đọc bấy nhiêu".

Vậy mà ngày nay xem ra văn hóa đọc đang bị giới trẻ lãng quên. Cội nguồn lịch sử và cả những gương người tốt, việc tốt ít đến với bạn đọc trẻ... Những điều đó đang làm cho sinh hoạt văn hóa kém phần hấp dẫn, đạo đức xã hội xuống cấp.

Với tinh thần đề cao tầm quan trọng của sách báo và tri thức trong đời sống, cá nhân em mong muốn sự kiện ngày đọc sách thế giới ở Việt Nam đang trở thành một nét sinh hoạt văn hoá, văn minh của những người yêu mến sách báo cần được duy trì và quảng bá rộng hơn trong xã hội và rất cần sự hỗ trợ, quan tâm hơn nữa của các cơ quan chức năng để Văn hóa đọc luôn là nhu cầu không thể thiếu của những công dân văn minh trong thời đại ngày nay.

Mời bạn đọc tham khảo thêm thể lệ cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thủ đô

Đánh giá bài viết
1.891 1.178.695
(Mới nhất) Đại sứ văn hóa đọc 2024 mẫu
Chọn file tải về :
1 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • 🖼️
    Xuân Trường Trần

    lon ton

    Thích Phản hồi 08/10/23
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm