(Mới cập nhật) Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 đề 2
Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2023 đề 2
- 1. Câu hỏi Đại sứ văn hóa đọc 2024 đề 2
- 2. Đáp án Đại sứ văn hóa đọc 2024 - đề 2
- Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách
- Xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng
- Sáng tác một tác phẩm văn học nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách
- Sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách
- Nếu được chọn làm Đại sứ văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn
- Nếu được chọn làm đại sứ văn hóa đọc em sẽ
- Một số biện pháp giúp trẻ em đọc sách nhiều hơn
Bài dự thi văn hóa đọc năm 2024 đề 2 - Đại sứ văn hóa đọc 2024 đã chính thức được phát động đến đông đảo các em học sinh tiểu học đến THPT, sinh viên trên toàn quốc nhằm lan tỏa niềm đam mê đọc sách đối với thế hệ trẻ. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn đọc mẫu bài dự thi đại sứ văn hóa đọc 2024 đề 2 để các bạn nắm được cách làm bài cũng như có thêm ý tưởng cho bài dự thi đại sứ văn hóa đọc của mình.
1. Câu hỏi Đại sứ văn hóa đọc 2024 đề 2
Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 chia ra 2 nhóm đối tượng bao gồm:
- Học sinh tiểu học và trung học cơ sở
- Học sinh phổ thông và sinh viên
Do đó, đối với mỗi nhóm đối tượng sẽ tương ứng với đề thi khác nhau. Cụ thể như sau:
Đề thi dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở:
Câu 1: Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc.
Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với các bạn là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).
Đề thi dành cho học sinh phổ thông và sinh viên:
Câu 1: Anh (chị) hãy sáng tác một tác phẩm văn học (truyện ngắn) nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc.
Câu 2: Anh (chị) viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách trong các đối tượng: người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in… (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được. Khuyến khích những sáng kiến đã được áp dụng trong thực tiễn và có minh chứng)./
2. Đáp án Đại sứ văn hóa đọc 2024 - đề 2
Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách
Người ta có câu " Nhà không có sách giống như thân thể không có linh hồn". Bởi lẽ, sách không đơn giản chỉ là khối hình chữ nhật, bên trong vô vàn là chữ. Mà mỗi cuốn sách tưởng chừng như vô tri vô giác ấy lại là một linh hồn.
Đối với tôi sách như là một người bạn, một người thầy, hay một khoảng riêng để tôi nhìn nhận lại cuộc sống vốn bộn bề, tấp nập. Đọc sách đối với tôi như một niềm đam mê, niềm đam mê ấy như thể được cất giấu trong một góc khuất nào đó của tâm hồn tôi. Vậy nếu được chọn làm đại sứ văn hóa đọc, tôi sẽ lan tỏa tình yêu sách của mình đến với những người cùng chung niềm đam mê, hơn cả là những người không hề thích đọc sách. Tôi sẽ tuyên truyền cho cộng đồng thấy rằng sách góp phần hình thành nên nhân cách con người, giúp con người ta nâng cao tri thức của mình. Nhân cách con người giống như một mầm cây nhỏ và mỗi cuốn sách là một giọt nước. Đọc nhiều sách cũng giống như tiếp thêm dinh dưỡng cho mầm cây nhỏ đó phát triển xanh tốt trở thành những cây trưởng thành giúp ích cho xã hội. Nếu là đại sứ tôi sẽ được tham gia các hội sách, được giao lưu với những người chung niềm đam mê. Từ đó, tôi có thể lan tỏa tình yêu sách, cất lên tiếng nói, truyền cảm hứng đọc sách đến cộng đồng. Với tư cách là một đại sứ, tôi sẽ đồng hành với dự án "Cùng đọc sách" tiên phong, tạo nên một thế hệ trẻ biết trân trọng, biết tận dụng nguồn lợi không gì thay thế đến từ những cuốn sách hay. Qua đó tôi cùng những người yêu sách sẽ tìm thấy tiếng nói chung, sự đồng cảm chia sẻ với nhau về thông điệp mà mỗi cuốn sách đem lại. Làm đại sứ văn hóa đọc, tôi có cơ hội được trải nghiệm mình. Chẳng hạn như giao lưu giúp tôi tăng khả năng giao tiếp hay tăng khả năng sáng tạo, tư duy. Ngoài ra sách còn giúp ta giải trí, cảm thấy cuộc đời rất đỗi phong phú, muôn màu muôn vẻ.
Bên cạnh đó với số tiền không nhỏ được thưởng khi trở thành đại sứ, tôi sẽ trích ra phần lớn để mua toàn bộ sách hay, đồng thời kêu gọi mọi người ủng hộ sách. Chính tay tôi sẽ đem tặng số sách đó cho những trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa không có tiền mua sách mà lại có niềm đam mê đọc sách như tôi. Qua đây, tôi cũng phần nào gắn kết mọi người với nhau, cùng nhau trao đi tình yêu thương, niềm đam mê đối với cộng đồng.
Tạm kết: Với tôi làm đại sứ hay không không còn quan trọng nữa. Bởi lẽ, dù có vinh dự được danh hiệu đó hay không, tôi cũng mong mình có thể khuyến khích mọi người cùng đọc sách, lan tỏa được tình yêu sách của tôi đến với cộng đồng bằng những việc làm nhỏ như quyên góp sách cho thư viện trường hay ủng hộ sách cho những em nhỏ nghèo. Nhà văn H.Godefroy có câu: " Những quyển sách làm say mê ta đến tận xương tủy, chúng nói chuyện với ta, cho ta lời khuyên và liên kết với ta bởi một tình thân mật, sống động và nhịp nhàng".
Xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng
Mẫu 1
- Mục tiêu: phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng.
- Đối tượng hưởng lợi: Xã hôi và cộng đồng.
- Nội dung thực hiện:
+ Tích cực tuyên truyền về những lợi ích của việc đọc sách đến mọi người.
+ Tích cực tham gia các hoạt động đọc sách báo do nhà trường tổ chức như ngày hội đọc sách, cuộc thi kể chuyện theo sách.
+ Tạo ra các cuộc thi, trao đổi sách để mỗi người có thể tiếp cận hơn tới nhiều
những đầu sách khác nhau.
- Kết quả: nâng cao văn hóa đọc của cộng đồng. Qua đó giúp nâng cao tri thức và góp phần tạo nên một xã hội văn minh hơn.
Mẫu 2
Cuộc đời ta thay đổi theo hai cách: Qua những người ta gặp và qua những cuốn sách ta đọc (Harvey MacKay). Đọc sách giống như việc mở ra một đại dương bao la, ta phải tự đắm mình trong đại dương ấy, từ từ bơi về chân trời tri thức. Ở nơi đó, ta có thể quay ngược về quá khứ, du hành tương lai, gặp nhiều số phận người trong xã hội, đặt chân đến mọi ngóc ngách trên thế giới. Ở nơi đó, những dòng nước tạo thành con suối chầm chầm chảy vào tâm trí ta, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc sách, tôi đã rèn luyện cho mình thói quen đọc sách thường xuyên, tham gia các hoạt động liên quan đến sách như chương trình Book Review vào tối thứ năm hàng
tuần.
Danh xưng “Đại sứ văn hóa đọc” quả thực đủ để người khác cảm nhận được sức nặng và vai trò của người đảm nhận vị trí này. “Đại sứ” nôm na được hiểu là người được chỉ định làm đại diện cho một tổ chức nhằm cung cấp thông tin, tuyên truyền cũng như lan tỏa về thông tin của một chiến dịch cụ thể, nhắm tới một bộ phận, nhóm người cụ thể. Hiểu được tầm quan trọng của một đại sứ vậy nên nếu được chọn làm đại sứ văn hóa đọc, tôi sẽ lan tỏa tình yêu sách của mình đến với những người cùng chung niềm đam mê, hơn cả là những người không hề thích đọc sách. Tôi sẽ tuyên truyền cho cộng đồng thấy rằng sách góp phần hình thành nên nhân cách con người, giúp con người ta nâng cao tri thức của mình. Nhân cách con người giống như một mầm cây nhỏ và mỗi cuốn sách là một giọt nước. Đọc nhiều sách cũng giống như tiếp thêm dinh dưỡng cho mầm cây nhỏ đó phát triển xanh tốt trở thành những cây trưởng thành giúp ích cho xã hội. Nếu là đại sứ tôi sẽ được tham gia các hội sách, được giao lưu với những người chung niềm đam mê. Từ đó, tôi có thể lan tỏa tình yêu sách, cất lên tiếng nói, truyền cảm hứng đọc sách đến cộng đồng. Với tư cách là một đại sứ, tôi sẽ đồng hành với dự án “Cùng đọc sách” tiên phong, tạo nên một thế hệ trẻ biết trân trọng, biết tận dụng nguồn lợi không gì thay thế đến từ những cuốn sách hay. Với số tiền không nhỏ được thưởng khi trở thành đại sứ, tôi sẽ trích ra phần lớn để mua toàn bộ sách hay, đồng thời kêu gọi mọi người ủng hộ sách.
Chính tay tôi sẽ đem tặng số sách đó cho những trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa không có tiền mua sách mà lại có niềm đam mê đọc sách như tôi. Qua đây, tôi cũng phần nào gắn kết mọi người với nhau, cùng nhau trao đi tình yêu thương, niềm đam mê đối với cộng đồng. Thực ra, nếu nhìn vào thực tế hiện nay, việc tuyên truyền văn hóa đọc sách qua các mạng xã hội là điều vô cùng cần thiết nhưng cũng cần có chiến lược cụ thể để có thể phân biệt được với những bài đăng rác khác cũng như tạo niềm tin và cảm hứng cho bạn đọc đang có hứng thú tìm đọc sách.
Ngoài ra, tôi muốn đề xuất phương án để thúc đẩy việc đọc sách trong trường ĐHNN nói riêng và lan rộng hơn là đến tất cả mọi người.
1. Tổ chức challenge “10 ngày giới thiệu những cuốn sách mà mình yêu thích cho bạn bè, người thân”: Mỗi ngày, người tham gia challenge sẽ giới thiệu một cuốn sách mà mình từng đọc hoặc muốn đọc cho bạn bè và người thân thuộc 10 tiêu chí do BTC chỉ định (ví dụ: “sách đã được dựng thành phim”, “sách dựa trên câu chuyện có thật”, “sách đạt giải Nobel”,...). Và bạn bè, người thân sẽ chấp nhận thêm thử thách phụ là đăng tải review của mình về cuốn sách được giới thiệu trên trang cá nhân của mình.
2. Thử thách “15 phút đọc sách mỗi ngày”: người chơi sẽ tham gia thử thách trong 30 ngày liên tiếp dành ra 15 phút để đọc sách, nếu không đáp ứng đủ yêu cầu sẽ phải tự nguyện đóng góp 1 cuốn sách cho CLB sách hoặc thư viện.
3. Dự án “Trao tặng tri thức”: Thành lập quỹ sách nhằm tặng cho những bệnh nhân nhỏ tuổi phải điều trị lâu dài trong bệnh viện, nhằm tiếp thêm sức mạnh, động lực cho các em trong quá trình điều trị. Đại sứ văn hóa đọc sẽ có nhiệm vụ đi tìm nguồn quỹ sách (có thể là trong trường hoặc liên hệ với các nhà xuất bản, các tổ chức tình nguyện bên ngoài). Về phần công tác tuyên truyền cho dự án, tận dụng nguồn lực trong trường trước bắt đầu từ các câu lạc bộ sau đó lan rộng ra để tìm thêm các nguồn góp sách từ mọi người trong cộng đồng. Cuối cùng, liên hệ đến các bệnh viện để lên kế hoạch đặt quỹ sách trong bệnh viện cho các em.
Với tôi, làm đại sứ hay không không còn quan trọng nữa. Bởi lẽ, dù có vinh dự được danh hiệu đó hay không, tôi cũng mong mình có thể khuyến khích mọi người cùng đọc sách, lan tỏa được tình yêu sách của tôi đến với cộng đồng bằng những việc làm nhỏ hằng ngày như đọc sách và viết bài review để mọi người có thể trao đổi và cùng nhau lan tỏa thói quen tốt đẹp này hay đơn giản chỉ là tặng một cuốn sách hay cho những người thân bên cạnh mình. Cũng như Voltaire đã từng nói rằng: Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người.
Mẫu 3
- Sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng là radio Sách
- Mục đích: tiếp cận được những người không có thời gian đọc sách thường xuyên.
- Cách làm
+ Chọn lọc những cuốn sách hay, đặc sắc, dễ hiểu, dễ nghe
+ Phát radio Sách vào những giờ mà mọi người thể thuận tiện nghe như giờ tan tầm, giờ tối trước khi đi ngủ,...
+ Có thể thêm các cuộc gọi đến radio để chia sẽ về cuốn sách mà mình tâm đắc đến cho mọi người.
- Kết quả
+ Nhiều cuốn sách hay đã được nhân rộng đến cộng đồng
- Tác động
+ Làm thay đổi thói quen của mọi người về văn hóa đọc.
Sáng tác một tác phẩm văn học nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách
Mẫu 1
Mở một tủ sách đầy hứng thú
Núi và Sông, Trời và Đất, Lịch sử, Văn minh
Kiến thức trong trái tim tôi
Nuôi dưỡng tâm hồn rạng ngời trong ánh bình minh
Khi bạn mệt mỏi, buồn chán hoặc thất vọng
Hãy lật từng trang sách và bạn sẽ thấy yêu đời
Những lời chia sẻ và động viên chứa đựng trong Lời
Bạn sẽ thấy rằng trái tim của bạn tràn đầy nhẹ nhõm và bình yên.
Khi tôi vui, khi tôi vui, khi tôi không buồn
Xoay giá sách sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn
Ồ! Bao mảnh đời đầy mâu thuẫn.
Nhân ái, nhiều cảm thông, mạnh mẽ vượt qua.
Những trang sách nhỏ nhưng tình yêu lớn
Dành tình yêu cho cuốn sách
Trân trọng sách như gia đình và bạn bè
Tôi đã mang theo một cuốn sổ tay trong suốt chặng đường
Mẫu 2
Đừng hỏi sách là gì
Vì nó vô vàn lắm
Hội tụ bao kiến thức
Tinh hoa của loài người
Sách cho ta nụ cười
Và niềm tin trách nhiệm
Dạy ta biết cần kiệm
Biết cố gắng vươn lên
Giúp ta nuôi chí bền
Trau dồi nguồn tri thức
Cho ta thêm cách thức
Để định hướng tương lai
Cách đọc sách hỡi ai
Bạn đã biết chưa nhỉ?
Đọc sách cần “thủ thỉ”
Không phải đọc qua loa
Nếu chỉ đọc thoáng qua
Thì chỉ là nghĩa vụ
Hãy yêu sách thực thụ
Để phát huy tinh thần
Vì sách luôn ân cần
Tạo niềm vui cuộc sống.
Mẫu 3
Sách là gì?
Mà người háo hức
Sách là gì?
Mà mọi người rạo rực.
Mỗi trang sách mở ra
Là một bầu trời tri thức
Là yêu, thương, thù, ghét
Là mệt mỏi, chán chường
Trang sách là niềm tin
Vào tương lai đất nước.
Mẫu 4
Có những lúc yếu lòng
Đôi tai chợt ghé thăm
Cứ những lúc bật khóc
Trang sách thấm giọt buồn
Thoáng khi nhiều tâm trạng
Chẳng muốn tỏ cùng ai
Sách nhẹ nhàng khẽ nói:
Mỉm cười nhìn ngày mai
Sách với tôi là bạn
Bạn cùng tiến, cùng tâm
Tri thức từ trang sách
Làm tôi lớn từng ngày
Lá thư từ trang sách
Làm tôi nhẹ vươn vai
Vươn vai nhìn ngày mới
Vươn vai nhìn tương lai
Đồng hành cùng trang sách
Lòng nhẹ vượt chông gai.
Đọc Sách
Miệt mài từng chữ tới từng chương
Mỗi trang mỗi chữ mỗi tình ý
Mỗi nghĩa mỗi câu mỗi vấn vương
Đọc trước ra sau thật tỉ mỉ
Đọc trên xuống dưới chớ ương ương
Đọc xong ôm sách vào lòng xiết
Trong giấc mộng vàng gặp bạn đường
Bài 2
Đọc sách có thể không giàu, nhưng không đọc chắc nghèo
Bạn cô đơn ư, mọi cuốn sách đều sẵn sàng kết thân với bạn
Để mai đọc ư? Thứ 2,3,4,5,6,7 chủ nhật. Đâu có thứ nào gọi là thứ mai
Có một tội còn đáng trách hơn cả đốt sách, đó là không đọc chúng
Nhà có thể không có cửa sổ nhưng phải có sách
Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc cả thế giới sẽ mở ra cho bạn
Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với cả một bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua
Sưu tầm
Bài 3
Mở trang sách lòng đầy rạo rực
Núi sông, đất trời, lịch sử, văn minh
Bao tri thức gói gọn trong tim mình
Nuôi dưỡng tâm hồn rọi sáng ánh bình minh
Lúc mệt mỏi, chán chường, hay thất vọng
Lật trang sách, bạn sẽ thấy yêu đời
Lời chia sẻ, động viên nơi dòng chữ
Sẽ thấy lòng mình đầy nhẹ nhõm, an yên
Những khi vui, hứng khởi không muộn phiền
Lật trang sách, bạn thấy lòng lắng lại
Ôi! Bao mảnh đời ngoài kia đầy ngang trái
Thương cảm, xót xa nhiều hãy mạnh mẽ vượt qua.
Trang sách nhỏ nhưng lớn lao tình ý
Hãy cho sách những tình cảm yêu thương
Trân trọng sách như người thân bè bạn
Trên mọi nẻo đường, tay- cuốn sách mang theo.
Đọc sách
Chế lan Viên
Ta nằm đọc sách trong vườn chuối
Chim khách trên nhành hót líu lo
Gió bay nhộn nhịp không ra lối
Hoa tàn luống cuống chẳng nên thơ
Trời xanh ới hỡi! xanh khôn nói
Hồn tôi muốn hiểu chẳng cùng cho!
Có cánh chim gì bay chới với
Chết rồi! Nó lạc giữa Hư Vô!
Kìa kìa nắng nở hoa muôn sắc
Trên những tầu tiêu rợn ý trinh
Kìa kìa, nắng bọc muôn hình xác
Những nét thơ tràn cổ sách xinh
Sách, tâm sự một người bạn
Tôi là sách, sách chính là tôi đây
Cả cuộc đời tôi làm bạn với mọi người
Tôi nắm trong tay vô vàn điều mới lạ
Nếu bạn tò mò, chẳng ngại rằng kêu ca.
Tôi biết trọn cuộc sống này xung quanh
Tạo hóa thiên nhiên rất ư là trong lành
Núi cao đồng bằng, đất liền hay biển cả
Vẻ đẹp đất trời toát một màu xanh
Tôi giúp bạn trau dồi vốn sáng tạo
Khoa học, kĩ thuật chẳng ngại gì lao đao
Lắp ráp, phát minh đam mê cùng công nghiệp
Cùng chung cống hiến trọn một trái tim.
Tôi xoa dịu mọi tâm hồn chớm nở
Lắng đọng lại suy nghĩ tưởng như mơ
Cuộc sống kia tưởng chừng là vô vọng
Cho tôi xin chút hy vọng của chờ trông.
Tôi lưu giữ trang sử của cách mạng
Khói lửa mù, đắng lòng nhói tâm can
Bom giật,đạn rung, ăn mòn cả xương máu
Vẹn toàn độc lập, xóa mờ những thương đau.
Mọi lĩnh vực tôi được rèn dũa thông suốt
Tôi sinh ra để làm đẹp cuộc đời này
Làm bạn với người như món đồ hữu dụng
Tôi có trái tim, một trái tim biết yêu thương
Nếu bạn vui
Tôi chúc bạn vững tin trong cuộc sống
Nếu bạn khóc
Hãy quay lại mà tìm đọc đến tôi
Nếu khó khăn
Tôi chắc chắn sẽ giải đáp giúp cho bạn
Hãy tin rằng
Tôi mãi là một người bạn thủy chung.
Sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách
1. Sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng theo em là ATM sách.
- Mục đích: để cho sách tiếp cận được đến nhiều người, nhân rộng văn hóa đọc trong toàn cộng đồng.
- Phương pháp
+ Chúng ta cần đặt những cây ATM sách ở những nơi tập trung đông dân cư.
+ Chọn lọc những cuốn sách hay và gần gũi với mọi người.
- Kết quả
+ Nhiều người đã đọc sách, và tiếp thu văn hóa đọc trong cộng đồng
- Tác động
+ Thay đổi cách nhìn, thói quen của cộng đồng về văn hóa đọc.
2. Sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng
Đặt vấn đề
Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, việc đọc sách góp phần không nhỏ vào quá trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức, hình thành và phát triển nhân cách con người. Phát triển văn hoá đọc luôn là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực - nhân tố quyết định mọi thành
công. Trong hệ thống trường đại học, thư viện góp phần đào tạo nguồn nhân lực có tri thức cho đất nước, thúc đẩy tiến bộ xã hội, phát triển sản xuất và khoa học công nghệ.
Thư viện cung cấp cho xã hội những thông tin khoa học mới mẻ, đặc biệt là những công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ các phương tiện truyền thông hiện đại như truyền hình, Internet, điện thoại, các thiết bị thông minh… việc đọc sách của sinh viên ngày một giảm dần là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục - đào tạo cũng như chất lượng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay. Chính vì vậy, để khơi dậy niềm đam mê đọc sách của sinh viên, thư viện các trường đại học cần xây dựng các kỹ năng và đưa ra phương pháp đọc sách hiệu quả.
3. Phát triển kỹ năng đọc sách cho sinh viên
Hiệu quả của việc đọc sách không chỉ phụ thuộc vào đọc cái gì, mà còn phụ thuộc vào đọc như thế nào? Đọc không phải là quá trình cơ giới mà là quá trình sáng tạo, suy nghĩ vấn đề đã đọc được, so sánh và tổng hợp nội dung của quyển sách. Để nắm và hiểu được nội dung mà quyển sách muốn truyền tải, sinh viên phải xác định được mối liên hệ giữa từng phần nội dung trình bày, phải định hướng, phát hiện được những nội dung nào cần cho mình. Đặc biệt, hiện nay các trường đại học đều đào tạo theo học chế tín chỉ, sinh viên cần phát huy hơn khả năng tự học, tự nghiên cứu. Kết quả học của sinh viên là sự kết hợp giữa học tập và lĩnh hội tri thức từ sách, tài liệu. Tuy nhiên, hiện nay có một bộ phận nhỏ sinh viên chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đọc sách, giá trị của sách mang lại, có xu hướng lười đọc, ngại đọc sách dẫn đến chưa được hình thành vững chắc thói quen đọc sách. Một bộ phận sinh viên khác xem việc đọc sách mang tính chất đối phó (do giảng viên yêu cầu, hay tới kỳ thi, kiểm tra mới lên thư viện tìm mượn giáo trình tài liệu tham khảo) hay chỉ chọn đọc những tài liệu mang tính chất giải trí đơn thuần như truyện tranh, báo, tạp chí giải trí. Đặc biệt, sinh viên chưa xây dựng cho mình kỹ năng và phương pháp đọc hiệu quả, dẫn đến việc nắm bắt thông tin trở nên khó khăn, tốn thời gian và công sức mà không mang lại kết quả cao trong học tập và nghiên cứu. Vì vậy, việc đọc sách đúng phương pháp, thường xuyên không những giúp sinh viên nâng cao kiến thức mà còn là biện pháp để hoàn thiện tâm hồn nhân cách của con người, tăng khả năng giao tiếp, rèn luyện năng lực sáng tạo... Do đó, thư viện sẽ là sợi dây giúp sinh viên kết nối nguồn tri thức đó.
3.1 Đào tạo - kết nối người đọc/ sinh viên
Việc tổ chức phục vụ tài liệu cho sinh viên là một hoạt động nhằm thúc đẩy, phát triển, thoả mãn nhu cầu, hứng thú đọc tài liệu thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn và cung cấp tài liệu dưới nhiều hình thức, bao gồm các hình thức tổ chức và phương pháp phục vụ trong và ngoài thư viện. Đồng thời còn là thước đo hiệu quả luân chuyển tài liệu và tác dụng của nó trong
đời sống. Thư viện đại học cần đẩy mạnh các hoạt động nhằm thu hút sinh viên đến thư viện thông qua các hình thức tuyên truyền, giới thiệu các dịch vụ, sản phẩm của thư viện: thường xuyên mở các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện, lớp kỹ năng thông tin, hướng dẫn tra cứu các cơ sở dữ liệu thư viện (tra cứu Opac, nguồn tài liệu số, cơ sở dữ liệu điện tử); tổ chức các cuộc thi về sách như: đọc diễn cảm, tìm hiểu nhân vật lịch sử, tìm hiểu chủ đề sự kiện nổi bật, dựng lại tác phẩm văn học, dạ hội văn học; tạo các mô hình trao đổi sách yêu thương, các câu lạc bộ về sách; tổ chức các lớp đối thoại chia sẻ kinh nghiệm trong vấn đề học tập và nghiên cứu, tổ chức các cuộc thi về thư viện và sách… Bên cạnh đó, định kỳ tổ chức các buổi giao lưu hội nghị bạn đọc để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, lắng nghe những góp ý của họ nhằm cải thiện chất lượng phục vụ, các dịch vụ và sản phẩm của thư viện. Qua đó, tạo sự hứng thú, thúc đẩy niềm đam mê đọc sách giúp sinh viên đến gần thư viện hơn.
3.2 Hướng dẫn kỹ năng đọc sách cho sinh viên
Hướng dẫn đọc được xem là tác động của người làm thư viện lên nội dung và tính chất đọc của SV tới các hình thức và phương thức khác của hoạt động thư viện. Hướng dẫn đọc dựa trên các nguyên tắc: tính tư tưởng, phục vụ có phân biệt, phát triển tính tự giác và sáng tạo của người đọc, tính hệ thống, tính trực quan của việc tuyên truyền sách, báo, tài liệu.
Hiện nay, có nhiều sách, báo, tài liệu nói về các phương pháp đọc sách, hướng dẫn đọc hiệu quả cũng như lợi ích của việc đọc sách. Tuy nhiên, mỗi người sẽ chọn cho mình các phương pháp đọc khác nhau: có thể đọc lướt phụ lục, tóm tắt, đọc phân tích, đọc kết luận hay đọc toàn văn... Dù đọc như thế nào thì vấn đề thiết yếu là phải hiểu được nội dung mà tác giả của quyển
sách muốn truyền tải và khi gấp trang sách lại, điều gì còn đọng lại trong mỗi người? Không phải ai cũng hiểu và làm được điều đó. Người làm thư viện có thể thông qua các cuộc thi, các buổi thuyết trình, đưa những ra hướng dẫn tham khảo giúp người đọc hiểu hơn phương pháp đọc sách của mình. Có thể đưa ra các cấp độ đọc như sau: Đọc sơ đẳng; Đọc kiểm tra; Đọc phân tích; Đọc theo chủ đề tổng hợp.
* Khi đọc 1 quyển sách cần đạt một số tiêu chí:
Xác định được mục đích đọc “Đọc cái gì?”, “Đọc để làm gì?”: nhằm lựa chọn sách cần đọc và phương pháp đọc phù hợp.
- Những cấp độ đọc có thể thực hiện: đọc kiểm tra, đọc lướt, đọc phân tích, đọc theo chủ đề tổng hợp...
- Xác định các từ khoá, từ chuyên môn.
- Tìm ý chính.
- Xác định thông điệp của tác giả.
- Đánh giá nội dung sau khi đọc qua quyển sách (phê bình, đồng ý).
Trong công tác phục vụ, người làm thư viện cần đưa ra các biện pháp tuyên truyền giới thiệu những tài liệu phù hợp với hứng thú của sinh viên.
Để thực hiện vấn đề này, người làm thư viện không chạy theo xu hướng nhất thời mà phải xuất phát từ nhiệm vụ cơ bản của việc giáo dục con người phát triển toàn diện, tác động tích cực đến sự hình thành hứng thú của sinh viên .
Người làm thư viện cần tìm hiểu những kỹ năng trên giúp sinh viên tiếp thu có ý thức những điều đã được đọc, nắm kiến thức, bồi dưỡng niềm đam mê đọc sách, khuyến khích họ tham gia các hoạt động đọc, qua đó phát huy tính tự giác sáng tạo trong quá trình đọc sách của sinh viên.
4. Các phương pháp tiếp cận, thu hút sinh viên
4.1. Xây dựng môi trường đọc thân thiện
Một môi trường học tập thân thiện phải đáp ứng tốt về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực; môi trường an toàn lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho sinh viên học tập đạt kết quả tốt. Môi trường đọc cũng là một trong những yếu tố tạo hứng thú cho sinh viên và thúc đẩy văn hoá đọc phát triển.
Theo Thông tư số 56/2003/TT-BVHTT ngày 16/9/ 2003 của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn chi tiết về điều kiện thành lập thư viện và thủ tục đăng ký hoạt động thư viện, quy định về trụ sở, trang thiết bị chuyên dùng tại các thư viện đại học, diện tích đảm bảo cho các bộ phận chức năng hoạt động như sau:
- Diện tích kho sách đáp ứng yêu cầu lưu giữ cho vốn tài liệu ban đầu và vốn tài liệu sẽ phát triển sau 15 năm theo định mức 2,5m2/ 1.000 đơn vị tài liệu;
- Diện tích phòng đọc đảm bảo tỷ lệ 2,5m2/ chỗ ngồi đọc;
- Diện tích nơi làm việc của nhân viên thư viện định mức 6m2/ 1 người;
- Ngoài ra còn có diện tích dành cho các hoạt động khác tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng thư viện.
- Thư viện của trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề: 80 chỗ ngồi đọc dành cho phòng đọc tổng hợp và 30 chỗ ngồi đọc đối với các loại phòng đọc khác.
Như vậy, Thông tư đã quy định rất cụ thể về diện tích hoạt động của thư viện. Do đó, thư viện đại học cần dựa theo số lượng sinh viên mà bố trí những kho sách, phòng đọc phù hợp và thuận lợi cho sinh viên. Với tính chất đặc trưng của trường đại học, mỗi người có lịch hoạt động khác nhau, nên thư viện cần tạo thời gian phục vụ hợp lý, có thể tăng thời gian mở cửa phục
vụ vào buổi trưa, buổi tối, các ngày thứ bảy, chủ nhật, tạo không gian học tập đa dạng (phòng máy tính wifi miễn phí, khu học nhóm, khu học yên tĩnh, phòng báo cáo chuyên đề, hội thảo, phòng thực hành, phòng đọc tài liệu quý hiếm, phòng tài liệu nghe nhìn...) nhằm phục vụ tốt từng đối tượng sinh viên.
Thư viện đại học cần tổ chức kho sách với không gian mở, tài liệu sắp xếp theo môn loại tri thức với một số kho riêng (kho sách giáo trình, tham khảo, kho sách tài liệu nội sinh, kho sách ngoại văn, kho báo - tạp chí...). Ngoài ra, thư viện đại học có thể đưa ra các hình thức cải tiến môi trường đọc linh hoạt hơn (cà phê sách, câu lạc bộ âm nhạc và sách...). Một thư viện học tập thoáng mát, đa dạng các hình thức hỗ trợ sẽ là nơi lý tưởng để SV thoải mái trải nghiệm thư viện. Đó cũng là tiền đề để thư viện đại học thu hút SV đến với thư viện, góp phần hình thành nên sở thích và thói quen đọc sách.
4.2 Thư viện đại học cần có chính sách bổ sung tài liệu phù hợp
Dựa theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của thư viện được quy định theo quy chế mẫu “Về tổ chức và hoạt động thư viện trường đại học” (Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ- BVHTTDL ngày 10/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) quy định thư viện trường đại học có nhiệm vụ: Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin trong nước và nước ngoài đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của nhà trường; thu nhận các tài liệu do nhà trường xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội thảo, khoá luận, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ của cán bộ, giảng viên, sinh viên , học viên, chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của nhà trường, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thư viện. Đối với thư viện đại học, mỗi sinh viên có sự khác biệt về trình độ, chuyên ngành đào tạo, nên đòi hỏi người làm thư viện cần nắm rõ các chương trình đào tạo của nhà trường, nhằm định hướng bổ sung và giới thiệu cho sinh viên những nguồn tài liệu phù hợp.
Thư viện có thể đưa ra nhiều hình thức bổ sung khác nhau: bổ sung tài liệu theo chuyên ngành đào tạo, thực hiện chính sách bổ sung tài liệu theo yêu cầu từ giảng viên, SV; thường xuyên liên hệ các đơn vị, khoa, bộ môn để bổ sung nguồn tài liệu nội sinh (giáo trình, tài liệu giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên,sinh viên , luận văn, luận án, khoá luận tốt nghiệp…) bao gồm cả bản in và bản điện tử; liên hệ các nhà cung cấp sách, nhà xuất bản giới thiệu những tài liệu mới ấn hành, tổ chức các cuộc triển lãm giới thiệu sách (Ngày hội Sách, giao lưu tác giả, tổ chức sách theo sự kiện) nhằm nâng cao nhận thức việc đọc sách trong sinh viên . Để thu hút sinh viên đến gần hơn với văn hoá đọc, ngoài bổ sung những loại tài liệu in, thư viện cần đẩy mạnh bổ sung các nguồn cơ sở dữ liệu điện tử. Việc bổ sung tài liệu phải dựa vào thành phần và nhu cầu hứng thú của sinh viên, cũng như đạt các tiêu chí phong phú về nội dung, đa dạng thể loại và đảm bảo về chất lượng.
Người làm thư viện đại học cần có chuyên môn nghiệp vụ, tận tâm trong công tác phục vụ Người làm thư viện đóng vai trò khá quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện. Do đó, đòi hỏi họ cần có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị tốt và tâm huyết với nghề. Trong công tác phục vụ, người làm thư viện đại học phải vững vàng trong công tác xử lý nghiệp vụ, có kỹ năng thông tin (sử dụng thành thạo các công cụ tra cứu, có kỹ năng phân tích đánh giá tổng hợp thông tin, tư vấn cho SV, quản lý các nguồn tài nguyên thông tin hiệu quả), kỹ năng tổ chức và quản lý thư viện, có kỹ năng giao tiếp với SV và khả năng xử lý tình huống trong quá trình phục vụ. Người làm thư viện cần nắm được tầm quan trọng trong công tác phục vụ, đưa ra cho mình những nhiệm vụ cụ thể, tạo mọi điều kiện để sinh viên có thể tiếp cận các nguồn tài liệu dễ dàng, thuận lợi; sử dụng các biện pháp nhằm thu hút sinh viên đến thư viện; nghiên cứu và đáp ứng các nhu cầu, giúp hình thành thói quen đọc sách của họ. Người làm thư viện đại học cần có thái độ niềm nở, thân thiện và nhiệt tình sẽ tạo cho sinh viên cảm giác thoải mái và xem thư viện như ngôi nhà thứ hai của mình. Bên cạnh đó, người làm thư viện đại học cần trau dồi tốt khả năng tin học, ngoại ngữ để phục vụ trong quá trình xử lý tài liệu, giới thiệu những tài liệu ngoại văn đến những sinh viên cần quan tâm. Bằng những kỹ năng và nghiệp vụ của mình, người làm thư viện đại học là cầu nối giữa thông tin và sinh viên, hỗ trợ họ tiếp cận, khai thác các dịch vụ và sản phẩm tại thư viện một cách hiệu quả, giúp sinh viên hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách, góp phần nâng cao hiệu quả học tập của mình.
5. Phát triển, sử dụng phần mềm quản trị tích hợp
Hoạt động nghiệp vụ thư viện được tổ chức hệ thống, khoa học, phù hợp sự phát triển xã hội là điều kiện tất yếu để thư viện khẳng định được vị thế của mình.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng phần mềm quản lý thư viện là giải pháp tối ưu để thực hiện các phân hệ biên mục, quản lý mượn trả. Việc sử dụng phần mềm tích hợp ở thư viện đại học còn hỗ trợ người làm thư viện trong việc quản lý người đọc, thống kê số lượt đọc, quản lý báo cáo, kiểm kê tài liệu cũng như biết được vòng quay của tài liệu.
Trong công tác biên mục tài liệu (mô tả, phân loại, định tiêu đề chủ đề, từ khoá…) với quy trình hợp lý là công cụ giúp sinh viên tra cứu các cơ sở dữ liệu thư mục hiệu quả hơn. Trong phân hệ lưu thông tài liệu, thư viện đại học cần có chính sách hỗ trợ thời gian và số lượng khi mượn tài liệu (có thể mượn tài liệu ở nhiều kho, thêm thời gian mượn tài liệu, đăng ký mượn - trả sách qua thư điện tử, nhắc nhở sinh viên qua thư điện tử, điện thoại khi sách gần quá hạn trả, hoặc sử dụng các loại máy trả sách tự động). Qua đó, sinh viên sẽ không mất nhiều thời gian trong quá trình mượn - trả tài liệu.
6. Đẩy mạnh hoạt động marketing phát triển các sản phẩm, dịch vụ thư viện đại học.
Trong hoạt động thư viện, marketing giúp cho người đọc hiểu về vị trí, vai trò của thư viện cũng như người làm thư viện trong xã hội; nhận biết về các dịch vụ, sản phẩm thông tin mà thư viện có và chất lượng của chúng nhằm thu hút ngày càng đông sinh viên tới sử dụng thư viện. Marketing giúp thư viện xây dựng các mối quan hệ với các cơ quan tổ chức, nhà tài trợ và với người đọc; giúp thư viện hiểu được nhu cầu, mong muốn và yêu cầu tin của mỗi đối tượng đọc, từ đó xây dựng các dịch vụ và tạo ra các sản phẩm thông tin phù hợp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tin của họ. Vì vậy, muốn đẩy mạnh hoạt động marketing, người làm thư viện đại học cần có khả năng đánh giá nhu cầu tin của người đọc nhằm đưa ra các chính sách, hình thức phổ
biến các sản phẩm, dịch vụ thông tin đa dạng.
Về các chính sách thu hút người đọc, thư viện đại học có thể đưa ra nhiều hình thức hỗ trợ như: tìm tin theo yêu cầu miễn phí, sử dụng máy tính phục vụ việc học tập, nghiên cứu miễn phí, tạo lập các chế độ thành viên, thành viên thân thiết, thành viên Vip với nhiều chế độ ưu đãi hơn khi sử dụng các dịch vụ của thư viện.
Về hình thức phổ biến các sản phẩm, dịch vụ thông tin, thư viện đại học cần biên soạn sản phẩm thông tin thư mục, tương tác trực tiếp với người đọc qua trang web thư viện, Zalo, Facebook, xây dựng đội ngũ cộng tác viên tuyên truyền, tổ chức các câu lạc bộ kết nối bạn đọc, tuyên truyền triển lãm sách theo sự kiện đến từng khoa, từng lớp, giới thiệu những tài liệu mới thư viện đang có và sắp có thông qua thư điện tử, tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khoá định kỳ, phát hành tờ rơi giới thiệu về thư viện đếnsinh viên , đặc biệt là sinh viên khoá mới vào đầu năm học, tổ chức lớp kỹ năng thông tin miễn phí... Việc quảng bá hình ảnh thư viện cần làm thường xuyên định kỳ, luôn sẵn sàng hỗ trợ SV với nhiều hình thức khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu tin tốt nhất cho họ.
7. Thường xuyên tìm hiểu, thống kê, nghiên cứu nhu cầu, hứng thú đọc sách của người đọc Hứng thú và nhu cầu đọc có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Hứng thú đọc ảnh hưởng tới việc lựa chọn, cảm thụ và đánh giá tài liệu, gắn liền với nhu cầu đọc và là động cơ thúc đẩy việc đọc. Hứng thú đọc ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố (lứa tuổi, trình độ, giới tính, chuyên ngành…). Do đó, muốn phục vụ tốt nhu cầu của người đọc, người làm thư viện đại học cần tìm hiểu họ cần và thích đọc những loại tài liệu nào, thể loại nào nhằm đưa
kế hoạch cụ thể, đồng thời phải tiến hành thường xuyên và hệ thống thông qua một số hình thức, phương pháp khác nhau như:
- Phương pháp quan sát (trực tiếp hoặc gián tiếp): Là phương pháp nhận thức thực tế dựa trên kinh nghiệm chung cho mọi khoa học. Người làm thư viện đại học cần có tư duy quan sát sư phạm, phải biết xác định nội dung quan sát (quan sát từng người đọc, từng nhóm người đọc chuyên biệt và những đặc điểm đọc sách của họ). Nhờ đó có thể nắm được một số mặt hành
vi bên ngoài của người đọc, yêu cầu đối với sách và việc đọc sách, nên kết quả quan sát cần có sự suy xét chu đáo, cần được phân tích và tổng hợp kỹ lưỡng.
- Phương pháp phỏng vấn (trực tiếp hoặc thông qua thư điện tử, điện thoại): Là phương pháp thu thập lời nhận xét từ người đọc nhằm phát hiện những hứng thú đọc sách và sự đánh giá của người đọc với những tài liệu, đồng thời thu thập những ý kiến của họ đối với công tác tổ chức phục vụ của thư viện.
- Phương pháp điều tra (khảo sát từng đối tượng SV riêng biệt theo từng học kỳ, theo khoa, ngành đào tạo, môn học).
- Phương pháp thống kê (thông qua phần mềm quản lý tài liệu lưu thông, thống kê số lượt người đọc...): Là phương pháp nhận thức thực tế tổng hợp về mặt số lượng được ứng dụng trong công tác nghiên cứu người đọc. Tính quy luật về thống kê được quan sát trong sự biến đổi của số lượng và thành phần người đọc, nội dung và tính chất yêu cầu, khối lượng và nội dung sách người đọc mượn.
Việc quan tâm từng đối tượng người đọc bằng những phương pháp trên giúp thư viện đưa ra những phương pháp phục vụ phù hợp. Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp nào để điều tra khảo sát nhu cầu, hứng thú đọc của người đọc, thư viện cần phải đảm bảo các tiêu chí (tính phổ cập, tính xác định, tính có mục đích, kết quả, tiết kiệm, bền vững và hiệu quả cao) cũng như tạo sự gần gũi và thân thiện với người đọc.
8. Hợp tác, phối hợp tốt với các đơn vị nhà trường, cơ quan thư viện - thông tin trong và ngoài nước Sự liên kết trong hoạt động thư viện góp phần thúc đẩy các mối quan hệ vừa phù hợp xu thế phát triển, vừa thoả mãn nhu cầu của người đọc. Đối với thư viện đại học cần có sự phối hợp với các khoa, bộ môn, giảng viên, phòng ban chức năng (phòng công tác sinh viên, phòng
đào tạo, phòng quản lý khoa học...) để liên kết hoạt động nghiên cứu học tập cũng như quảng bá hình ảnh thư viện và truyền nguồn cảm hứng đam mê việc đọc sách đến người đọc.
Việc liên kết với giảng viên tham gia trực tiếp giảng dạy giúp thư viện cập nhật những tài liệu cần thiết và có phương pháp giới thiệu đến sinh viên những tài liệu phù hợp với từng ngành học, môn học, nhằm bổ sung hoàn chỉnh các tài liệu có trong chương trình đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Bên cạnh đó, người làm thư viện thường xuyên tham mưu đề xuất các kế hoạch chiến lược định hướng phát triển: liên kết các thư viện trong và ngoài nước chia sẻ những lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ bằng nhiều hình thức như thực hiện chính sách mượn liên thư viện,chia sẻ các nguồn lực thông tin (bao gồm tài liệu in và tài liệu điện tử). Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, thư viện đại học cần mạnh dạn hoà nhập để đưa ra các phương thức hoạt động nhằm xây dựng phát triển thói quen, sở thích và kỹ năng đọc trong sinh viên ngày càng mạnh mẽ và lan toả hơn.
Kết luận
Kỹ năng, phương pháp đọc là yếu tố quan trọng cấu thành văn hoá đọc, là một loại kỹ năng mềm giúp bạn đọc có thể tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, vận dụng tri thức đã đọc một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống. Phát triển kỹ năng và các phương pháp tiếp cận việc đọc sách cho người đọc là việc các thư viện đại học không ngừng hướng tới. Với quan niệm tất cả lấy người đọc làm trung tâm, thư viện đại học cần nâng cao hơn nữa trong việc xây dựng hình ảnh thư viện và người làm thư viện thân thiện, năng động,nhiệt huyết, chuyên nghiệp, để cùng chung tay xây dựng văn hoá đọc trong bối cảnh hội nhập và phát triển.Hình thành và phát triển văn hoá đọc tại thư viện đại học là việc làm cần sự kết nối giữa thư viện và người đọc, tuy nhiên phần lớn là từ sự nhận thức của người đọc. Do đó, thư viện đại học sẽ là người bạn đồng hành, đồng thời đưa ra nhiều biện pháp và hình thức nhằm giúp người đọc nâng cao nhận thức và có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc đọc sách để xây dựng cho mình văn hoá đọc phù hợp.
Nếu được chọn làm Đại sứ văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn
Nếu như em được chọn trở thành Đại sứ văn hóa đọc, trong khả năng của mình, em sẽ cố gắng hết sức để thực hiện những biện pháp thiết thực, phù hợp nhất để khuyến khích và lan truyền văn hóa đọc trong trường học. Việc quyên góp sách từ thiện cho các vùng trung du miền núi và xây dựng lên những thư viện đọc sách nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách của mọi người để ai cũng có cơ hội đến gần hơn với sách là điều hết sức cần thiết. Em mơ ước có thể mở câu lạc bộ đọc sách, nhằm khuyến khích, gắn kết những người yêu sách đặc biệt là các bạn trẻ và giúp cho sách đến gần hơn nữa với con người.
Ở trường, em có thể vận động các thầy cô giáo, bạn bè quyên góp, ủng hộ và kết hợp với Thư viện Nhà trường để tổ chức một buổi hội chợ sách quy mô nhỏ, nơi các bạn có thể mua bán giá cả hợp túi tiền học sinh, hoặc trao đổi sách cũ với các bạn khác, để mọi học sinh trong trường có cơ hội đọc nhiều cuốn sách, để những cuốn sách em đã đọc và rất tâm đắc có thể đến tay nhiều người. Và em dự định cùng những bạn mê đọc sách sẽ làm một buổi triển lãm về một số bộ sách, trưng bày, giới thiệu về những cuốn sách nổi tiếng, trích dẫn các đoạn văn hay, thông tin thú vị trong sách nhằm tạo ra sự hứng thú tìm hiểu đối với các bạn. Những thông tin về các buổi trao đổi tập hợp sẽ được phổ biến rộng rãi trên trang web và fanpage trường, trên Thư viện điện tử để tạo ra một diễn đàn đọc sạch thật ý nghĩa. Để làm được điều ấy, em rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của tất cả mọi người. "Hãy thay đổi nhận thức hôm nay, tôi làm được và bạn cũng thế!"
Ở mỗi lớp học, em thấy đều có một chiếc tủ nhỏ để đồ dùng học tập, dụng cụ thể thao, báo Đội, một số quyển sách và từ điển cần thiết cho việc học. Em muốn lấp đầy tủ sách ấy bằng việc mỗi thành viên trong lớp đóng góp một đầu sách. Trong vòng một học kì hoặc một năm học, tất cả các bạn trong lớp đều có thể đọc đủ số đầu sách này trước khi cuốn sách trở về với chủ. Thời gian tiếp theo, hoạt động này sẽ được duy trì với việc mỗi bạn đóng góp một cuốn sách khác. Để khuyến khích học sinh trong lớp đọc sách, các bạn có thể viết bài đánh giá và nhận nhuận bút cho trang viết học trò của trường, các thầy cô chủ nhiệm cũng có thể cho điểm khuyến khích hoặc tổ chức các buổi thảo luận về nội dung sách trong giờ sinh hoạt lớp. Làm được việc ấy, việc đọc sách sẽ trở thành thói quen, rồi sẽ trở thành niềm vui chung của nhiều bạn học sinh.
Nếu được chọn làm đại sứ văn hóa đọc em sẽ
Vận động người thân trong gia đình làm thẻ thư viện mượn sách đọc trong thời gian nhàn rỗi.
Tìm đọc những cuốn sách hay có tại thư viện trường sau đó giới thiệu cho bạn bè cùng đọc.
Rủ các bạn thường xuyên đến thư viện tìm sách đọc.
Tích cực tham gia các hoạt động đọc sách báo do nhà trường tổ chức như ngày hội đọc sách, cuộc thi kể chuyện theo sách.
Cùng các bạn thường xuyên đến nơi nhiều sách để mua hay mượn về đọc như đến thư viện trường, các nhà sách trên địa bàn.
Giúp cô thư viện trường hướng dẫn các bạn tìm sách đọc, giữ gìn bảo quản sách và sắp xếp lại sách ở thư viện trường.
Tìm đọc những cuốn sách mới, những câu chuyện hay trong sách để kể lại cho các bạn.
Giúp cô thư viện trường trưng bày sách, giới thiệu những cuốn sách mới, trang trí làm mới, làm đẹp thư viện để thu hút các bạn đến đọc sách nhiều hơn.
Một số biện pháp giúp trẻ em đọc sách nhiều hơn
1. Đưa trẻ đến các thư viện
Khi trẻ được đưa đến các thư viện và gặp các thủ thư, nhân viên thư viện trẻ sẽ được tiếp xúc với môi trường sách vở thực sự. Trong chuyến tham quan này các giáo viên và thủ thư sẽ chỉ cho trẻ các cuốn sách hấp dẫn, chỉ cho trẻ cách sắp xếp các cuốn sách và làm như thế nào để chọn được các cuốn sách hay.
2. Chia sẻ kế hoạch đọc sách với trẻ
Trẻ cần một hình mẫu để hiểu cách lập kế hoạch cho việc đọc. Phụ huynh có thể cho trẻ xem kế hoạch đọc sách trong hè của mình và chia sẻ những gì bạn nghĩ sau khi đọc xong một cuốn sách. Điều đó sẽ khiến trẻ nghĩ về việc đọc của chúng.
3. Chỉ ra cho trẻ làm thế nào để lập kế hoạch khi đọc sách
Phụ huynh khuyến khích con nói về kế hoạch cho gia đình cho kì nghỉ hè: khi nào con ở nhà? khi nào con đi chơi? khi nào con đến thăm họ hàng? khi nào con đi du lịch?... Khi trẻ được tự mình lập kế hoạch, chúng sẽ có trách nhiệm hơn đối với thời khóa biểu mà chúng đặt ra. Và công việc của phụ huynh chỉ là nhắc con bổ sung thêm thời gian đọc sách và giám sát.
4. Nói với trẻ về không gian cho việc đọc sách
Phụ huynh có thể chia sẻ cùng với con những địa điểm đọc sách mà con muốn. Đó có thể là một góc yên lặng với chiếc ghế thoải mái? Hoặc một không gian trong lành, thoáng mát ngoài công viên?... việc thảo luận giúp trẻ nghĩ về nơi mà chúng sẽ đọc và cảm thấy thoải mái nhất khi đọc.
6. Xây dựng kế hoạch cho việc trao đổi sách trong mùa hè:
Trước khi kì nghỉ kết thúc, hãy tổ chức các nhóm trao đổi sách cho con của bạn. Bạn có thể lập một nhóm những người bạn của bạn - những người mà có con trong cùng độ tuổi, sau đó cho trẻ tự trao đổi các cuốn sách mà chúng đọc để được đọc những cuốn sách mới. Điều này vừa tạo cơ hội để trẻ nói về các cuốn sách mà không phải tốn chi phí. Nếu trẻ vẫn không nhận đủ sách để đọc, hãy mở rộng mạng lưới trao đổi sách.
7. Mở các sự kiện trao đổi sách
Nếu bạn là giáo viên trong trường, bạn có thể mở các sự kiện trao đổi sách. Bạn gửi cho các phụ huynh lịch hẹn “trao đổi sách” trong hè, điều này tạo cơ hội để trẻ vẫn được gặp mặt nhau trong kì nghỉ đồng thời giúp duy trì việc đọc.
8. Tham gia các câu lạc bộ đọc sách
Một số giáo viên, gia đình và học sinh tổ chức các câu lạc bộ sách trong mùa hè. Học sinh đọc một cuốn sách nào đó sau đó sẽ cùng nhau thảo luận. Các hoạt động này sẽ mang đến sự hứng thú đối với việc đọc.
9. Giúp học sinh lập kế hoạch cho những cuốn sách mà chúng sẽ đọc
Phụ huynh cần tạo chút “áp lực” cho việc đọc bằng cách giới hạn thời gian trẻ đọc. Chúng ta giúp trẻ sắp xếp thời gian, lựa chọn các thể loại sách để đọc như: truyện tranh, tiểu thuyết, sách khoa học, sách kĩ năng, tạp chí, và cả đọc trên mạng.
10. Ghi nhận và khuyến khích những gì trẻ đã đọc được trong mùa hè
Khi kì nghỉ hè kết thúc, năm học mới bắt đầu, giáo viên có thể tổ chức một buổi “book talk” để chia sẻ về những gì trẻ đã đọc trong kì nghỉ. Nếu không khí hào hứng, tích cực đến từ một số bạn thực sự yêu sách nó sẽ lan tỏa một cách tự nhiên đến các học sinh khác. Sự tham gia của phụ huynh, những phần thưởng cũng là yếu tố khiến trẻ cảm thấy được “ghi nhận” về những nỗ lực trong kì nghỉ vừa qua.
Mời bạn đọc tham khảo thêm thể lệ cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thủ đô để nắm rõ thể lệ viết bài.
Đọc sách là một công việc ý nghĩa, các bạn nên rèn luyện thói quen đọc sách. Việc rèn luyện thói quen đọc sách sẽ giúp bạn rất nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống đấy. Ngoài cuộc thi Viết về cuốn sách mà em yêu thích, hiện nay cuộc thi viết về Tấm gương nhà giáo thủ đô tiêu biểu cũng đang dược các em học sinh hưởng ứng nhiệt liệt, các bạn có thể xem thêm bài dự thi viết Tấm gương nhà giáo thủ đô tiêu biểu để cùng xem thể lệ dự thi và cách làm bài dự thi sao cho tốt nhé.
Tham khảo thêm
(Mới nhất) Đại sứ văn hóa đọc 2024 mẫu
Bài dự thi Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn, viết về Kim Đồng 2024
Bài dự thi Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn viết về Lý Tự Trọng
Bài dự thi viết cảm nhận về quyển sách em yêu (21 mẫu) 2024
Bài dự thi viết Tấm gương nhà giáo thủ đô tiêu biểu 2024
Bài dự thi Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn Vừ A Dính
Top 5 Bài dự thi Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn, viết về Lê Văn Tám
Bài dự thi những tấm gương tâm huyết sáng tạo học theo lời Bác 2021
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tải file định dạng .doc
38 KB 21/02/2019 2:09:40 CH
Gợi ý cho bạn
-
(5 mẫu) Diễn văn khai mạc tuần lễ Học tập suốt đời 2024
-
Đáp án Cuộc thi Edupia - Vì Nghệ An giỏi Tiếng Anh năm 2024
-
Thể lệ thi trắc nghiệm Chung tay vì an toàn giao thông 2024
-
Vẽ tranh nha học đường 2024
-
Theo Luật giao thông đường bộ năm 2008, cơ quan nào sau đây không có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên 2024
-
Đáp án thi Tìm hiểu Luật thanh niên và cải cách hành chính Bình Phước 2023
-
Đáp án thi trực tuyến tìm hiểu về Đề án 06 tỉnh Quảng Bình năm 2024 - Kỳ 3
-
Bài thu hoạch lớp Đảng viên mới 2024 hay nhất
-
Bài thu hoạch về quyền con người
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Bài thu hoạch, bài dự thi
Đáp án thi trực tuyến Tôi yêu Hưng Yên
Hướng dẫn đăng kí cuộc thi “Pháp luật học đường”" năm 2019
Cuộc thi sáng tác khẩu hiệu an toàn giao thông 2020
Theo Luật giao thông đường bộ năm 2008, cơ quan nào sau đây không có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông
Đáp án thi Tìm hiểu 75 năm Ngày truyền thống lực lượng vũ trang tỉnh Lào Cai
Đáp án thi trắc nghiệm Tìm hiểu 73 năm lịch sử Đảng bộ huyện Bát Xát 2024 - TUẦN 3