(2024) Sáng tác một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách

Tải về

Em hãy sáng tác một tác phẩm văn học (truyện ngắn, thơ, kịch) hoặc một tác phẩm hội họa (tranh vẽ) với thông điệp lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc. Đây là nội dung câu hỏi của cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2024. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ gợi ý trả lời câu hỏi Đại sứ văn hóa đọc 2024: sáng tác một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách. Mời các bạn cùng tham khảo.

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 là hoạt động trọng tâm, có ý nghĩa thiết thực góp phần tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với thế hệ trẻ; trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm của việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc. Sau đây là một số gợi ý làm bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc.

1. Câu hỏi Đại sứ văn hóa đọc 2024

Anh (chị) hãy sáng tác một tác phẩm văn học (truyện ngắn) nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc.

2. Em hãy sáng tác một tác phẩm văn học với thông điệp lan tỏa tình yêu đọc sách

Bài thơ “ Sách với tôi là bạn”

Bạn cùng tiến, cùng tâm

Tri thức từ trang sách

Làm tôi lớn từng ngày

Lá thư từ trang sách

Làm tôi nhẹ vươn vai

Vươn vai nhìn ngày mới

Vươn vai nhìn tương lai

Đồng hành cùng trang sách

Lòng nhẹ vượt chông gai

3. Bài thơ lan tỏa tình yêu đọc sách

Mẫu 1

TỪNG CON CHỮ

Trong những trang sách mới

Mở ra bao tri thức

Mực đen nền giấy trắng

Chứa đựng bao hành trang

Nên bạn ơi xin hãy

Biết trân và biết quý

Những dòng chữ giá trị

Hằn in trên trang sách

Mà bao nhiêu tác giả

Đã miệt mài làm nên.

Mẫu 2

Mở trang sách lòng đầy rạo rực
Núi sông, đất trời, lịch sử, văn minh
Bao tri thức gói gọn trong tim mình
Nuôi dưỡng tâm hồn rọi sáng ánh bình minh

Lúc mệt mỏi, chán chường, hay thất vọng
Lật trang sách, bạn sẽ thấy yêu đời
Lời chia sẻ, động viên nơi dòng chữ
Sẽ thấy lòng mình đầy nhẹ nhõm, an yên

Những khi vui, hứng khởi không muộn phiền
Lật trang sách, bạn thấy lòng lắng lại
Ôi! Bao mảnh đời ngoài kia đầy ngang trái
Thương cảm, xót xa nhiều hãy mạnh mẽ vượt qua.

Trang sách nhỏ nhưng lớn lao tình ý
Hãy cho sách những tình cảm yêu thương
Trân trọng sách như người thân bè bạn
Trên mọi nẻo đường, tay- cuốn sách mang theo.

4. Tranh vẽ lan tỏa tình yêu đọc sách

Đại sứ văn hóa đọc 2022

Đại sứ văn hóa đọc 2022

Đại sứ văn hóa đọc 2022

5. Sáng tác một tác phẩm lan tỏa tình yêu đọc sách

Sách là một trong những thành tựu văn minh kì diệu của con người. Từ những quyển sách được viết trên hàng trăm tấm da cừu, được khắc trên hàng nghìn thẻ tre, được in bằng mộc bản đến những cuốn sách in bằng máy in hiện đại như ngày nay, ta dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của loài người qua mấy nghìn năm lịch sử. Tác giả bài "Phương pháp đọc nhanh" (Lịch sử văn hóa tổng hợp 1987-1990) cho biết: "Tính đến nay, trong 500 năm lịch sử của mình, ngành in thế giới đã xuất bản hơn 300 triệu đầu sách, hàng năm cho ra đời 600 triệu trang in". Những con số ấy làm cho ta vô cùng sửng sốt!

Sách là sản phẩm tinh thần của những tài năng. Những nhà văn, những sử gia, những nhà tư tưởng vĩ đại mới có thể sáng tạo nên những tác phám vĩ đại. Kinh Thánh, Kinh Ko-ran, Kinh Phật, cuốn sử thi Ra-ma-ya-na, sách của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử,...trải qua mấy nghìn năm, đến nay vẫn còn chiếm lĩnh tâm hồn hàng triệu con người trên trái đất. Những tác phẩm như "Sử kí Tư Mã Thiên", "Chiến tranh và Hòa bình", những bộ tiểu thuyết chương hồi như "Tam quốc chí", "Đông Chu liệt quốc",... những công trình của các nhà văn hóa, khoa học được giải thưởng Nô-ben mãi mãi chiếu sáng nền văn minh nhân loại. Hàng ngàn quyển sách Hán - Nôm được tổ tiên ông cha ta để lại là những chứng tích hùng hồn của nền văn hiến Đại Việt rực rỡ, lâu đời. Mọi thứ vật chất có thể mục nát theo thời gian, nhưng tên tuổi và các công trình của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, của Niu-tơn, Anh-xtanh,... sẽ đời đời bất tử.

Sông sâu, nước lớn là do tự nguồn. Sách cũng vậy. Sách là kết tinh trí tuệ của con người. Là nguồn kiến thức bao la và mênh mông. Sách nâng cao kiến thức, mở rộng tầm mắt cho độc giả, dạy ta biết yêu, biết ghét, biết mơ ước,... Còn có loại sách để đọc giải trí, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, đem lại niềm vui. Sách là tài liệu để học tập, để tu dưỡng. Cho nên "phải biết yêu sách, biết quý sách" vì "nó là nguồn kiến thức". Người xưa đã nói: "Mỗi quyển sách là một hũ vàng". Lê Quý Đôn, nhà bác học của nước ta trong thế kỉ XVIII là một con người rất thông minh, suốt đời "mắt không rời sách, gối đầu lên sách". Con người có hiếu học mới yêu sách đến thế!

Ở đời, ai cũng muốn giàu có, sang trọng. Ai cũng muốn học rộng, biết nhiều. Nghèo khổ thì bị người ta coi thường. Dốt nát càng bị thiên hạ coi khinh. Tại sao trong xã hội phong kiến Việt Nam, sĩ lại đứng đầu các đẳng cấp: "Sĩ, nông, công, thương"? Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Sống trong thời đại tin học, ta mới thấy rõ tri thức, trí tuệ, tài năng là vô giá. Chúng ta càng thêm thấm thìa ý kiến của Go-rơ-ki: "Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Không thể sống trong đói rét, tăm tối, dốt nát. Bởi lẽ "người không có trí ít hiểu biết, chỉ làm đầy tớ cho người ta sai khiến mà thôi" (Mạnh Tử). Muốn biết thêm một, hai ngoại ngữ làm công cụ, muốn có một trình độ khoa học hiện đại, tiên tiến thì phải được đào tạo chuyên sâu, phải dày công học tập, phải biết tự học, tự đọc sách. Và bao giờ cũng vậy: "Rễ của học tập thì đắng; quả của học tập thì ngọt".

"Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Sống trong lao động sáng tạo. Sống để làm chủ thiết bị máy móc. Sống trong ánh sáng văn minh của khoa học kĩ thuật. Con đường sống mà Go-rơ-ki nói đến là con đường sáng tạo, có đời sống vật chất sang trọng, có đời sống tinh thần phong phú, tươi đẹp để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên.

Gần 700 năm về trước, trong "Quốc âm thi tập", Nguyễn Trãi có viết:

"Nên thợ, nên thầy vì có học,
No ăn, no mặc bởi hay làm".

(Bảo kính cảnh giởi - bài 46)

Yêu sách nhưng không phải là con mọt sách. Đọc sách nhưng không được nô lệ vào sách, mà phải vừa thực sự cầu thị, vừa ý thức được: "Học cho rộng, hỏi cho kĩ, suy nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng suốt, làm việc cho hết lòng" (Trung dung).

Người yêu sách là người biết coi trọng tri thức, rất hiếu học, lúc nào cũng muốn vươn lên thành kẻ sĩ (người trí thức) trong xã hội.

Trên con đường hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuổi trẻ Việt Nam không chỉ học ở trường, học thầy, học bạn, học trong thực tế cuộc sống, mà còn phải biết đọc sách, sách khoa học, sách kĩ thuật, sách ngoại ngữ, sách văn học,... biết tự học để vũ trang cho mình những kiến thức hiện đại, đem tài năng phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh.

Hãy phấn đấu cho mục tiêu mỗi học sinh có một ngăn sách, mỗi gia đình có một tủ sách, đúng như úc Trai đã nói: "Gia hữu cầm thư nhi bối lạc" (Trong nhà có đàn sách thì con cái vui). Đọc sách phải trở thành niềm vui sáng tạo. Tuổi trẻ chúng ta, ai cũng biết học trong sách, dành mỗi ngày một hai giờ đọc sách.

6. Bài thơ hay về sách

Mở một tủ sách đầy hứng thú

Núi và Sông, Trời và Đất, Lịch sử, Văn minh

Kiến thức trong trái tim tôi

Nuôi dưỡng tâm hồn rạng ngời trong ánh bình minh

Khi bạn mệt mỏi, buồn chán hoặc thất vọng

Hãy lật từng trang sách và bạn sẽ thấy yêu đời

Những lời chia sẻ và động viên chứa đựng trong Lời

Bạn sẽ thấy rằng trái tim của bạn tràn đầy nhẹ nhõm và bình yên.

Khi tôi vui, khi tôi vui, khi tôi không buồn

Xoay giá sách sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn

Ồ! Bao mảnh đời đầy mâu thuẫn.

Nhân ái, nhiều cảm thông, mạnh mẽ vượt qua.

Những trang sách nhỏ nhưng tình yêu lớn

Dành tình yêu cho cuốn sách

Trân trọng sách như gia đình và bạn bè

Tôi đã mang theo một cuốn sổ tay trong suốt chặng đường.

Bài 2

Đừng hỏi sách là gì?

Vì nó vô vàn lắm

Hội tụ bao kiến thức

Tinh hoa của loài người

Sách cho ta nụ cười

Và niềm tin trách nhiệm

Dạy ta biết cần kiệm

Biết cố gắng vươn lên

Giúp ta nuôi chí bền

Trau dồi nguồn tri thức

Cho ta thêm cách thức

Để định hướng tương lai

Cách đọc sách hỡi ai

Bạn đã biết chưa nhỉ?

Đọc sách cần “thủ thỉ”

Không phải đọc qua loa

Nếu chỉ đọc thoáng qua

Thì chỉ là nghĩa vụ

Hãy yêu sách thực thụ

Để phát huy tinh thần

Vì sách luôn ân cần

Tạo niềm vui cuộc sống.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
146 85.459
3 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • 26.Trần Hoàng Nguyên
    26.Trần Hoàng Nguyên

    Nếu làm đề 2 vẽ tranh thì chọn loại giấy cỡ nào ạ

    Thích Phản hồi 21/05/22
    • 40.Như Tuyết
      40.Như Tuyết

      Theo mình đọc công văn thì học sinh tối đa là cỡ giấy A3, sinh viên tối đa là A2

      Thích Phản hồi 21/05/22
  • Huyền Châu
    Huyền Châu

    Mn ơi, vẽ tranh thì vẽ một lúc nhiều tờ được không? Hay bắt buộc chỉ được 1 tờ thôi?

    Thích Phản hồi 22/04/23
    • Hường Nguyễn thanh
      Hường Nguyễn thanh

      nếu lm đề 2 mà viết truyện ngắn có tranh minh hoạ (truyện tranh) thì được không nhỉ?

      Thích Phản hồi 09/05/23
      Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm