Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận
Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận. Cuộc thi được tổ chức theo hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến hàng tuần trên trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận và các website liên kết.
Cuộc thi gồm 12 đợt, mỗi đợt 1 tuần. Đợt thi thứ nhất bắt đầu từ ngày 04/6/2021. Đợt thi cuối cùng kết thúc vào ngày 27/8/2021. Hoatieu.vn sẽ cập nhật đáp án của mỗi đợt liên tục, các bạn hãy chú ý theo dõi nhé.
Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
- 1. Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận đợt 12
- 2. Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận đợt 11
- 3. Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận đợt 10
- 4. Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận đợt 9
- 5. Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận đợt 8
- 6. Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận đợt 7
- 7. Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận đợt 6
- 8. Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận đợt 5
- 9. Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận đợt 4
- 10. Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận đợt 2
- 11. Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận
1. Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận đợt 12
Câu 1: Tháng 01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Sự kiện này có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam ?
A. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng, kết thúc chặng đường dài sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, hoạt động sôi nổi, đầy khó khăn, hiểm nguy của Người ở nước ngoài
B. Mở ra thời kỳ phát triển mới của cách mạng Việt Nam, thời kỳ chuẩn bị về mọi mặt, tiến tới phát động cao trào Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
C. Cả câu A và B đều đúng
D. Câu A đúng, câu B sai
Câu 2. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc vào mùa Xuân năm 1941 đã đáp ứng đòi hỏi khách quan của phong trào cách mạng trong nước và sự phát triển của tiến trình lịch sử đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc Việt Nam. Người đã cùng Trung ương Đảng triển khai những công việc nào ?
A. Hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam và phát triển đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, tập hợp lực lượng cùng toàn Đảng, toàn dân hướng vào mục tiêu cao nhất là giành độc lập dân tộc và chính quyền về tay Nhân dân.
B. Thúc đẩy toàn bộ tiến trình của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, góp phần lan tỏa, lan rộng các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc từ Bắc Kỳ, Trung Kỳ cho tới Nam Kỳ.
C. Củng cố tổ chức, hệ thống Đảng từ Trung ương đến địa phương, tập hợp các lực lượng tham gia vào phong trào đấu tranh cách mạng.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 3. Sự kiện lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam cho thấy tầm nhìn chiến lược của vị lãnh tụ thiên tài, không chỉ tạo ra bước ngoặt to lớn của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX mà còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Đó là những bài học kinh nghiệm nào ?
A. Xây dựng căn cứ địa cách mạng; dự báo và nhận định, đánh giá đúng tình hình, xu thế vận động của cách mạng; từ đó, kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, sách lược cách mạng phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra.
B. Xác định “thời cơ” và chớp thời cơ cách mạng; xây dựng thế trận lòng dân, tuyệt đối trung thành, ủng hộ, bảo vệ Đảng và cách mạng thành công; xác định nhiệm vụ cách mạng.
C. Tập hợp, xây dựng lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi (Mặt trận Việt Minh); công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trước sự thay đổi của tình hình.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 4. Tháng 9/1978, công trường trùng tu, xây dựng Khu di tích Dục Thanh tại Phan Thiết được thành lập còn có tên gọi khác là gì ?
A. Công trường 19 - 5
B. Công trường Dục Thanh
C. Công trường 2-9
D. Công trường 1-5
Câu 5. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Trường Dục Thanh còn lại những di tích gì ?
A. Khuôn viên trường, nhà Ngư
B. Cây khế, giếng nước
C. Ngọa Du sào, nhà Ngư
D. Ngọa Du sào, nhà thờ cụ Nguyễn Thông, cây khế, giếng nước
Câu 6. Khu di tích Dục Thanh được khởi công trùng tu và khôi phục lại vào tháng 11/1978, khánh thành đưa vào phát huy tác dụng từ năm 1980 với tổng diện tích bao nhiêu ?
A. 4.900 m2
B. 4.090 m2.
C. 4.009 m2
D. Cả 3 đáp án trên đều sai.
Câu 7. Khu di tích Dục Thanh được trùng tu và khôi phục lại dựa trên cơ sở nào ?
A. Ghi chép của con cháu thầy hiệu trưởng Nguyễn Quý Anh.
B. Một phần di tích gốc còn lại và lời kể, bản vẽ phác họa của 04 cụ học trò của Bác Hồ còn sống vào năm 1976.
C. Bản vẽ chi tiết còn lưu trong dòng họ cụ Nguyễn Thông.
D. Ảnh chụp ngôi trường.
Câu 8. Từ khi ra đời và hoạt động đến nay, Khu di tích Dục Thanh đã trải qua nhiều lần tu sửa, tôn tạo như:
A. Lót gạch, tranh trí sân vườn khu di tích
B. Sơn quét tường trường học, bàn ghế.
C. Đảo lại mái ngói Trường Dục Thanh; sửa chữa làm mới hàng rào gỗ bảo vệ di tích; đánh vecni và xử lý các hiện tượng gây tác hại đến di tích bằng gỗ; bảo quản cây khế đến nay xanh tươi, ra hoa kết trái.
D. Gắn đèn chiếu sáng.
Câu 9. Sự kiện thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học ở Trường Dục Thanh có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu tiểu sử, sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ, góp phần khẳng định vấn đề gì ?
A. Tình yêu quê hương, đất nước và hoài bão, ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân của Ngưyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh.
B. Tình yêu quê hương, đất nước của Người
C. Quyết tâm tìm đường giải phóng dân tộc
D. Tình yêu thương đồng bào.
Câu 10. Khu di tích Dục Thanh – Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận được đánh giá là một nơi quan trọng như thế nào của tỉnh Bình Thuận nói riêng và của khu vực Đông Nam Bộ nói chung ?
A. Trung tâm lịch sử cách mạng.
B. Nơi về nguồn của ngành Giáo dục.
C. Trung tâm sinh hoạt – văn hóa – du lịch.
D. Trung tâm dã ngoại.
2. Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận đợt 11
Câu 1. Tháng 8/1941, tại căn cứ địa Cao Bằng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập và phụ trách tờ báo nào ?
A. Việt Nam độc lập
B. Cứu quốc quân
C. Thanh niên
D. Cờ giải phóng
Câu 2. Từ tháng 8/1941 tại căn cứ địa Cao Bằng, nhằm mục đích giáo dục quần chúng về tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cường của dân tộc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã biên soạn tài liệu nào sau đây ?
A. Đường Cách mạng.
B. Con đường giải phóng, Mười điều Việt Minh.
C. Ngục trung nhật ký.
D. Điều lệ Đảng.
Câu 3. Tháng 3/1942, trước những biến chuyển của tình hình thế giới và trong nước, vấn đề liên lạc với Trung ương ở miền xuôi càng trở nên đặc biệt quan trọng hơn, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo cán bộ đang hoạt động ở Cao Bằng vấn đề gì?
A. Ngoài lối liên lạc thường dùng bằng giao thông bí mật, phải cấp tốc tổ chức những con đường quần chúng từ Cao Bằng đi về miền xuôi.
B. Phải tổ chức những con đường giao thông bí mật từ Cao Bằng đi về miền xuôi.
C. Xây dựng nhiều tuyến đường xuyên rừng, trên sông nối từ Cao Bằng đi về miền xuôi.
D. Xây dựng những tuyến giao thông liên lạc thông suốt từ Cao Bằng đi về miền xuôi.
Câu 4. Đến những năm 1978 - 1980, trong số những học sinh thầy Nguyễn Tất Thành dạy năm xưa, còn lại những người nào sau đây ?
A. Trần Lệ Chất, Nguyễn Kinh Chi, Phạm Ngọc Thạch
B. Nguyễn Đăng Lâu, Phạm Ngọc Thạch, Phạm Ngọc Quát
C. Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Quý Phầu, Từ Trường Phùng
D. Nguyễn Quý Phầu, Nguyễn Kinh Chi, Từ Trường Phùng, Nguyễn Đăng Lâu.
Câu 5. Những kiến trúc được phục dựng, khôi phục lại tại Khu di tích Dục Thanh Phan Thiết vào những năm 1978 – 1980 ?
A. Nhà thờ cụ Nguyễn Thông
B. Trường Dục Thanh, nhà Ngư, Ngọa Du sào.
C. Khuôn viên trường Dục Thanh
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 6. Ngoài những kiến trúc được phục dựng, còn có 02 địa điểm trong khu di tích Dục Thanh gắn bó với quãng thời gian thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học. Đó là 02 địa điểm nào ?
A. Nhà thờ cụ Nguyễn Thông, Khuôn viên trường Dục Thanh
B. Cây khế, Giếng nước
C. Ngọa Du sào, nhà Ngư
D. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 7. Khi được phục dựng lại, Trường Dục Thanh có diện tích bao nhiêu ?
A. 173 m2
B. 317 m2
C. 137 m2
D. 371 m2
Câu 8. Những hiện vật gốc dùng từ thời thầy Nguyễn Tất Thành dạy học đến nay còn lưu giữ lại ?
A. Trường kỷ, bộ ván, án thư, tủ, tráp văn thư, nghiên mài mực, khay và 03 chiếc ly nhỏ.
B. Sách vở, quần áo.
C. Ghế ngồi, bàn học.
D. Không có câu nào đúng.
Câu 9. Trường Dục Thanh được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) có quyết định xếp hạng công nhận là di tích gì ? vào ngày tháng năm nào ?
A. Danh lam thắng cảnh, ngày 21/11/1987
B. Lịch sử cách mạng, ngày 21/12/1988
C. Lịch sử - văn hóa quốc gia, ngày 12/12/1986
D. Lịch sử truyền thống, ngày 12/12/1989
Câu 10: Khu di tích Dục Thanh nằm bên bờ con sông nào của tỉnh Bình Thuận:
A. Sông Quao
B. Sông La Ngà
C. Sông Cà Ty
D. Sông Dinh
3. Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận đợt 10
Câu 1. Mỗi buổi sáng trước khi vào lớp, học trò Trường Dục Thanh cùng đứng dậy và hát đồng thanh bài ca có những lời nào sau đây ?
A. Nước Nam ta từ thời Hồng Lạc/Mấy nghìn năm khai thác đến nay…
B. Gọi hớt tóc là thất trung thất hiếu/Chớ tóc dài trung hiếu với ai đâu…
C. Chữ quốc ngữ là hồn của nước/Phải đem ra tính trước dân ta…
D. Trời đất hỡi! dân ta khốn khổ!/Đủ trăm đường thuế nọ thuế kia…
Câu 2. Để phát động học chữ Quốc ngữ, học trò Trường Dục Thanh được dạy bài ca có những lời nào sau đây ?
A. Á châu riêng một cõi này/Giống vàng ta vẫn xưa nay một loài…
B. Đấng làm trai đứng trong trời đất/Phải sao cho nở mặt non sông…
C. Vuông dặm đất ba mươi mấy vạn/Nào bạc vàng nhan nhản thiếu chi…
D. Lưới vây chài quét trăm bề/Róc xương, róc thịt còn gì nữa đâu…
Câu 3. Trường Dục Thanh sử dụng những bài thơ ca yêu nước của các tác giả nào để giảng dạy môn Văn ?
A. Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tịnh
B. Trương Gia Mô, Trà Quý Bình, Nguyễn Thông
C. Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản
D. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Nguyễn Phan Lãng…
Câu 4. Học trò thầy Nguyễn Tất Thành miêu tả về thầy như thế nào ?
A. Thầy Thành dáng người thanh thanh, hớt tóc ngắn, trán cao, nét mặt tươi, đôi mắt long lanh như lúc nào thầy cũng cười.
B. Thầy thường mặc bộ bà ba trắng, thắt lưng màu hoa lý thả lòng thòng bên hông như thanh niên đương thời, thầy đi guốc đẽo bằng gỗ hoặc giầy vải hàm ếch.
C. Thầy được bố trí ở tại Ngọa Du sào, nhưng thầy không ở đó mà sang nhà Ngư để ăn chung, ở chung với học trò và các thầy giáo khác.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 5. Trong thời gian giảng dạy tại Trường Dục Thanh, thầy Nguyễn Tất Thành đối xử với học trò như thế nào ?
A. Ở riêng tại Ngọa Du sào, không ăn chung, không ở chung với học trò.
B. Thầy rất công bằng trong việc sử dụng công điểm, đặc biệt không bao giờ dùng công điểm để phạt học trò.
C. Rất nghiêm khắc với học trò.
D. Không có câu nào đúng.
Câu 6. Trong thời gian giảng dạy tại Trường Dục Thanh, sau khi giảng bài xong, thầy Nguyễn Tất Thành thường có thói quen gì ?
A. Kiểm tra lại nội dung vừa học
B. Giới thiệu nội dung bài học hôm sau
C. Thầy hỏi lại học trò: Hiểu bài chưa ?
D. Kiểm tra bài cũ
Câu 7. Ngày 28/01/1941 (mùng 2 Tết Nguyên đán Tân Tỵ), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vượt qua cột mốc biên giới Việt – Trung về đến Pác Bó, Cao Bằng. Cột mốc biên giới đó có số hiệu là gì ?
A. Cột mốc 108 (nay là cột mốc 675)
B. Cột mốc 801 (nay là cột mốc 576)
C. Cột mốc 180 (nay là cột mốc 657)
D. Cột mốc 810 (nay là cột mốc 756)
Câu 8. Tháng 10/1940, khi quyết định chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng đầu tiên, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nhận định:
A. Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng giải phóng dân tộc.
B. Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng 3 nước Đông Dương.
C. Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng các nước thuộc địa.
D. Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta.
Câu 9. Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã đánh giá kết quả đạt được 05 năm (2016 - 2021) của các cấp uỷ, tổ chức đảng như thế nào ?
A. Đạt được một số kết quả khá toàn diện, rất quan trọng, với nhiều cách làm mới, thiết thực, tích cực, sáng tạo, tạo chuyển biến mạnh mẽ, có sức lan toả trong Đảng và toàn xã hội.
B. Đạt được nhiều kết quả với nhiều cách làm mới, rất quan trọng, khá toàn diện, sáng tạo, thiết thực, tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, có sức lan toả trong Đảng và toàn xã hội.
C. Đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, sáng tạo, thiết thực, tạo chuyển biến mạnh mẽ, khá toàn diện, với nhiều cách làm mới, tích cực, có sức lan toả trong Đảng và toàn xã hội.
D. Đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, khá toàn diện, với nhiều cách làm mới, sáng tạo, thiết thực, tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, có sức lan toả trong Đảng và toàn xã hội.
Câu 10. Nhiệm vụ đầu tiên trong Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã nêu: “…xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ hơn nữa giữa Đảng với dân, thực hiện có hiệu quả phương châm...”. Một trong những phương châm đó là:
A. Gần dân, trọng dân, tin dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân và dựa vào dân.
B. Trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân và có trách nhiệm với dân.
C. Tin dân, gần dân, trọng dân, hiểu dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân và học dân.
D. Hiểu dân, học dân, trọng dân, gần dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân và tin dân.
4. Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận đợt 9
Câu 1. Các nhà nghiên cứu đã nhận xét, đánh giá về nội dung giảng dạy ở Trường Dục Thanh như thế nào ?
A. Ở Phan Thiết có một trường tư thục vào loại tiến bộ nhất Việt Nam.
B. Ở Bình Thuận có một trường tư thục vào loại tiến bộ nhất Trung Kỳ.
C. Ở Phan Thiết có một trường tư thục vào loại xuất sắc nhất Việt Nam.
D. Ở Bình Thuận có một trường tư thục vào loại xuất sắc nhất Trung Kỳ.
Câu 2. Hiệu lệnh được Trường Dục Thanh sử dụng tổ chức ổn định lớp học ?
A. Đánh trống 3 lần
B. Gọi các em học sinh 3 lần
C. Rung chuông 3 lần
D. Cả ba hình thức trên đều sai
Câu 3. Hàng tuần vào tối thứ năm, học sinh lớp nhất, lớp nhì được phân công luân phiên làm gì?
A. Quét dọn lớp học để chuẩn bị buổi học hôm sau.
B. Tưới cây xung quanh trường.
C. Chuẩn bị trước để đứng ra thuyết trình một đề tài bằng tiếng Việt trước tập thể.
D. Chuẩn bị tài liệu tham khảo cho buổi học hôm sau.
Câu 4. Một trong những nét mới của thầy Nguyễn Tất Thành trong cách giảng dạy tại Trường Dục Thanh ?
A. Thường lấy ví dụ thực tế để so sánh minh họa cho bài giảng.
B. Giảng bài nhiệt tình, dễ hiểu, những bài khó thầy giảng chậm và kỹ.
C. Giọng êm dịu, truyền cảm.
D. Tất cả những câu trên đều đúng.
Câu 5. Trong thời gian ngắn dạy học tại Trường Dục Thanh, thầy Nguyễn Tất Thành đã để lại những dấu ấn sâu sắc qua phong cách sống và làm việc. Đó là những bài học quý báu nào để các thế hệ giáo viên phấn đấu và noi theo ?
A. Sáng tạo trong công việc; tìm tòi nghiên cứu bài giảng.
B. Tình thương yêu gần gũi học sinh; lòng say mê công việc và ham học hỏi; phong cách sống giản dị và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.
C. Nhiệt tình khi lên lớp; phong cách sống giản dị.
D. Tình thương yêu đồng bào; lòng say mê công việc; lòng yêu nước.
Câu 6. Đầu năm 1940, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển. Trước sự kiện Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức (tháng 6/1940), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nhận định, đó là:
A. Thời cơ thuận lợi cho các nước thuộc địa.
B. Thời cơ thuận lợi cho cách mạng thế giới.
C. Thời cơ thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.
D. Thời cơ thuận lợi cho dân tộc Việt Nam.
Câu 7. Sau khi về nước tháng 01/1941, tại căn cứ địa Cao Bằng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã biên soạn, phiên dịch nhiều tài liệu tuyên truyền cho cách mạng và nhiều tài liệu về chính trị, quân sự để dùng vào việc huấn luyện, đào tạo cán bộ. Một trong số các tài liệu đó là:
A. Cách đánh du kích
B. Đường cách mạng
C. Bản án chế độ thực dân Pháp.
D. Ngục trung nhật ký
Câu 8. Giữa năm 1944, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, có lợi cho cách mạng Việt Nam; lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: “...Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự. Song hiện nay, chính trị còn trọng hơn quân sự. Phải tìm ra một hình thức thích hợp thì mới có thể đẩy phong trào tiến lên…”. “Hình thức thích hợp” lúc bấy giờ, theo lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là hình thức gì ?
A. Thành lập Mặt trận Việt Minh
B. Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
C. Thành lập Cứu quốc quân.
D. Xây dựng các căn cứ địa cách mạng trong cả nước
Câu 9. Để thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong thời gian tới đạt hiệu quả thiết thực, Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên tập trung thực hiện tốt mấy nhiệm vụ?
A. 05 nhiệm vụ
B. 06 nhiệm vụ
C. 07 nhiệm vụ
D. 08 nhiệm vụ
Câu 10. Nhiệm vụ đầu tiên trong Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã nêu: “…xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ hơn nữa giữa Đảng với dân, thực hiện có hiệu quả phương châm...”. Một trong những phương châm đó là:
A. Dân bàn, dân biết, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng, dân kiểm tra.
B. Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân làm, dân thụ hưởng, dân giám sát.
C. Dân bàn, dân biết, dân giám sát, dân kiểm tra, dân thụ hưởng, dân làm.
D. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng.
5. Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận đợt 8
Câu 1. Trường Dục Thanh dạy học sinh nội dung nào sau đây?
A. Bài ca kéo lưới.
B. Bài ca may áo.
C. Bài ca lao động.
D. Bài ca hớt tóc.
Câu 2. Khi thành lập, Trường Dục Thanh có bao nhiêu lớp học?
A. 4 lớp: lớp tư, lớp ba, lớp nhì, lớp nhất
B. 5 lớp: lớp ngũ, lớp tư, lớp ba, lớp nhì, lớp nhất
C. 4 lớp: lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4
D. 5 lớp: lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5
Câu 3. Khi mới thành lập, nguồn kinh phí hoạt động của Trường Dục Thanh dựa vào đâu?
A. Quyên góp từ các mạnh thường quân trong vùng
B. Phụ huynh học sinh đóng tiền cho con đi học
C. Thu nhập hoa lợi của ông Huỳnh Văn Đẩu (thông gia ông Nguyễn Trọng Lội) hiến cho Trường và tổ chức Liên Thành thương quán.
D. Liên Thành thương quán hỗ trợ.
Câu 4. Thầy Nguyễn Tất Thành có nét sáng tạo gì khi lên lớp dạy trợ giảng môn tiếng Pháp tại trường Dục Thanh?
A. Hát bài hát tiếng Pháp
B. Sáng tác những câu văn vần bằng tiếng Việt để dạy tiếng Pháp một cách sinh động
C. Cho học trò thuyết trình bằng tiếng Pháp.
D. Dẫn học trò tham gia hoạt động ngoại khóa.
Câu 5. Khi dạy môn thể dục nhảy cao, do Trường Dục Thanh không có đủ cơ sở vật chất, thầy Nguyễn Tất Thành đã khắc phục như thế nào ?
A. Thầy cho đào một cái hố để học trò nhảy từ dưới lên, sau một thời gian thầy cho đào hố sâu hơn.
B. Thầy cùng học trò làm dụng cụ để học.
C. Thầy cho học trò chơi trò chơi trong đó có liên quan đến môn nhảy cao.
D. Thay thế môn nhảy cao bằng tập điền kinh nhẹ.
Câu 6. Những lúc học trò mắc lỗi, thầy Nguyễn Tất Thành ứng xử thế nào?
A. Thỉnh thoảng thầy trách phạt.
B. Đôi khi thầy rầy la, quát mắng.
C. Thầy đều ôn tồn khuyên bảo, không rầy la, quát mắng như một số thầy khác.
D. Không có đáp án đúng.
Câu 7. Mỗi buổi sáng trước khi vào lớp, thầy Nguyễn Tất Thành cùng học trò thường làm gì ?
A. Xách nước tưới cây cảnh.
B. Xách nước tưới cây cảnh và làm vệ sinh trường lớp.
C. Làm vệ sinh trường lớp
D. Tập thể dục buổi sáng, xách nước tưới cây cảnh và làm vệ sinh trường lớp.
Câu 8. Năm 1922, tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã có hoạt động nào ?
A. Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
B. Gửi yêu sách đòi quyền bình đẵng cho các dân tộc thuộc địa.
C. Xuất bản báo Người cùng khổ.
D. Tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp.
Câu 9. Ban Chấp hành Trung ương vừa ban hành văn bản nào chỉ đạo tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ?
A. Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021.
B. Kết luận số 02-KL/TW, ngày 18/5/2021.
C. Kết luận số 01-KL/TW, ngày 19/5/2021.
D. Kết luận số 02-KL/TW, ngày 19/5/2021.
Câu 10. Để việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian tới đạt hiệu quả thiết thực, trong Kết luận số 01-KL/TW, Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu cần phải quán triệt, tập trung làm tốt các nội dung nào?
A. Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và nêu gương của cán bộ, đảng viên.
B. Học tập, làm theo những công việc bình dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nêu gương của cán bộ, đảng viên.
C. Học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên.
D. Học tập, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và nêu gương của cán bộ, đảng viên.
6. Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận đợt 7
Câu 1. Đầu thế kỷ XX, Bình Thuận là nơi trực tiếp chịu ảnh hưởng của các phong trào yêu nước, đặc biệt là phong trào nào?
A. Phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu.
B. Phong trào Duy Tân của cụ Phan Chu Trinh.
C. Phong trào chống thuế ở Trung kỳ.
D. Phong trào Tây Du.
Câu 2. Từ năm 1906, phong trào Duy Tân đã lan rộng cả nước, trong đó có Bình Thuận. Chủ trương của phong trào Duy Tân là gì?
A. Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh.
B. Vận động việc thực hiện Duy Tân đất nước.
C. Mở mang dân trí và rèn luyện thể lực cho thanh niên.
D. Yêu nước, thương nòi.
Câu 3. Những hạt nhân đã gây dựng phong trào Duy Tân tại Bình Thuận là ai?
A. Trương Gia Mô, Trương Gia Kỳ Sanh…
B. Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh, Trần Lệ Chất…
C. Trương Gia Mô, Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh…
D. Trương Gia Mô, Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh, Trần Lệ Chất…
Câu 4. Khi mới thành lập năm 1907, cơ sở vật chất của Trường Dục Thanh như thế nào?
A. Một ngôi nhà chung, mái lợp rạ, cột và vách đều làm bằng phên tre
B. Một ngôi nhà chung, mái lợp ngói âm dương, cột và vách đều làm bằng gỗ
C. Một ngôi nhà chung, mái lợp tol, cột và vách đều làm bằng sắt; ngoài phòng học chung còn có nhà Ngư, dành làm thư viện chứa sách cho trường.
D. Một ngôi nhà chung, mái lợp ngói âm dương, cột và vách đều làm bằng gỗ; ngoài phòng học chung còn có nhà Ngư, dành cho thầy giáo và học trò ở xa làm nơi ăn nghỉ.
Câu 5. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành hoàn thành chương trình tiểu học tại Bình Định với thầy giáo nào?
A. Thầy Phạm Ngọc Thọ
B. Thầy Phạm Ngọc Quát
C. Thầy Phạm Ngọc Thạch
D. Tất cả đều sai.
Câu 6. Giữa cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và cụ Nghè Trương Gia Mô có mối quan hệ thế nào, để từ đó Nguyễn Tất Thành vào Bình Thuận tìm gặp cụ Nghè Mô?
A. Bạn thân
B. Cấp trên, cấp dưới
C. Anh em
D. Đồng hương
Câu 7. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy các môn học nào tại Trường Dục Thanh – Phan Thiết?
A. Dạy chính môn Quốc ngữ, Hán Văn và Pháp văn
B. Dạy chính môn Thể dục, trợ giảng Quốc ngữ, Hán văn và Pháp văn
C. Thể dục
D. Pháp văn
Câu 8. Sau 30 năm tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước vào thời gian nào? Khi về nước, Người ở đâu?
A. Ngày 27/01/1941, về ở Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
B. Ngày 28/01/1942, về ở Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
C. Ngày 28/01/1941, về ở Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
D. Ngày 28/01/1941, về ở Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Lạng Sơn.
Câu 9. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, xác định đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc, chỉ đạo thành lập tổ chức nào?
A. Việt Nam độc lập đồng minh Hội (Việt Minh)
B. Liên – Việt.
C. Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội
D. Tất cả đều đúng.
Câu 10. Tiêu đề của Chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII của Đảng về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh?
A. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
B. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước.
C. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
D. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và ý chí tự lực, tự cường
7. Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận đợt 6
Câu 1: Tổ chức phát triển kinh tế mang tính dân tộc, bảo vệ quyền lợi của các thương nhân Việt Nam (thành lập tại Phan Thiết vào tháng 3/1906) là tổ chức nào?
A. Liên Thành thương quán.
B. Liên Thành thơ xã.
C. Dục Thanh học hiệu.
D. Cả ba tổ chức trên.
Câu 2. Tổ chức hoạt động văn hóa, chính trị theo quan điểm cải cách Duy Tân (thành lập tại Phan Thiết vào tháng 5/1906), là tổ chức nào?
A. Phan Thành thi xã.
B. Bình Thạnh thi xã.
C. Liên Thành thơ xã.
D. Dục Thanh học hiệu.
Câu 3. Công tác tổ chức, phương pháp, nội dung giảng dạy ở Trường Dục Thanh dựa theo mô hình và điều kiện cụ thể nào?
A. Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội.
B. Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội và có cải biến cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
C. Phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu.
D. Phong trào Duy Tân của cụ Phan Chu Trinh.
Câu 4. Ngoài dạy chữ Quốc ngữ là chính, Trường Dục Thanh còn dạy thêm chữ nào?
A. Chữ Nôm.
B. Chữ Pháp.
C. Chữ Hán.
D. Chữ Hán và chữ Pháp.
Câu 5. Thực dân Pháp theo dõi Nguyễn Tất Thành từ sự kiện nào?
A. Cuộc biểu tình chống thuế.
B. Diễn thuyết tại trường Quốc học Huế.
C. Tham gia phong trào Đông Du.
D. Tất cả các câu đều sai.
Câu 6. Địa phương nào là nơi đánh dấu bước đầu hình thành nhân cách, tư tưởng yêu nước và cách mạng, những khái niệm về “tự do, bình đẳng, bác ái” trong người thanh niên Nguyễn Tất Thành?
A. Bình Định.
B. Huế.
C. Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh).
D. Bình Thuận.
Câu 7. Năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước triệu tập hội nghị nào của Đảng?
A. Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
D. Cả ba hội nghị nêu trên.
Câu 8. Lần đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại sự kiện nào?
A. Đại hội lần II của Đảng (1951).
B. Đại hội lần III của Đảng (1960)
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (1/1959).
D. Không có sự kiện nào đúng.
Câu 9. Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm “Đường cách mệnh” khi Người đang ở đâu?
A. Mát-xơ-cơ-va (Nga).
B. Quảng Tây (Trung Quốc).
C. Quảng Châu (Trung Quốc).
D. Hồng Kông (Trung Quốc).
Câu 10. “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Bác Hồ đã nói câu nói đó tại sự kiện nào?
A. Hiệp định Giơ-ne-vơ, năm 1954.
B. Khi Người đến thăm bộ đội Sư đoàn 308 ở Đền Hùng trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội năm 1954.
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (1/1959).
D. Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc”, ngày 25/11/1945.
8. Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận đợt 5
Câu 1. Trước khi người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, Anh đã được cụ Phan Bội Châu mời tham gia phong trào nào ?
A. Đông Du
B. Duy Tân
C. Đông Kinh Nghĩa thục
D. Đấu tranh chống sưu thuế ở Trung kỳ
Câu 2. Khi chia tay Cha mình trên đường từ Bình Định đi vào Nam, Nguyễn Tất Thành đã dừng chân tại vùng đất nào của Bình Thuận ?
A. Xã Bình Thạnh – huyện Tuy Phong.
B. Trường Dục Thanh - Phan Thiết.
C. Xã Hòa Thủy - Phủ Hòa Đa.
D. Phường Đức Nghĩa - Phan Thiết.
Câu 3. Ai là người vận động xây dựng Trường Dục Thanh Phan Thiết– một trường tư thục vào loại tiến bộ nhất Việt Nam lúc bấy giờ ?
A. Nguyễn Thông, Trương Gia Mô
B. Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh
C. Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh, Hồ Tá Bang, Trần Lệ Chất
D. Không có ai vận động.
Câu 4. Hiệu trưởng của Trường Dục Thanh là ai?
A. Nguyễn Quý Anh
B. Hồ Tá Bang
C. Trần Lệ Chất
D. Nguyễn Trọng Lội
Câu 5. Ý nghĩa tên gọi “Dục Thanh” là gì?
A. Giáo dục thanh niên
B. Thúc dục thanh niên
C. Giáo dục thanh thiếu niên
D. Thúc dục thanh thiếu niên hành động cứu nước
Câu 6. Khi các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ I họp Hội nghị Véc-xây (Pháp) hứa hẹn mở ra hy vọng mới cho các dân tộc thuộc địa về quyền dân tộc tự quyết, Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị tài liệu gì ?
A. Báo Người cùng khổ
B. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa
C. Bản Tuyên ngôn độc lập của Pháp và Mỹ
D. Yêu sách của nhân dân An Nam
Câu 7. Tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường giải phóng đất nước. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường…”. Cụm từ trên còn thiếu nội dung nào ?
A. Cách mạng dân tộc
B. Cách mạng vô sản.
C. Cách mạng dân tộc dân chủ
D. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 8. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng ta khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng”?
A. Tại Đại hội đại biểu lần thứ IV (12/1976).
B. Tại Đại hội đại biểu lần thứ V (3/1982).
C. Tại Đại hội đại biểu lần thứ VI (12/1986).
D. Tại Đại hội đại biểu lần thứ VII (6/1991).
Câu 9. Nội dung tiêu đề của Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) là gì ?
A. Về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
B. Về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
C. Về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
D. Về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
Câu 10. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là chủ trương lớn của Đảng, được xác định triển khai thực hiện như thế nào ?
A. Liên tục và nhất quán.
B. Có trọng tâm, trọng điểm.
C. Trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng.
D. Tất cả các nội dung trên.
9. Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận đợt 4
Câu 1: Nói về Đảng: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư…”. Hãy cho biết nội dung trên Bác nói trong tác phẩm nào?
A. Tuyên ngôn độc lập
B. Di chúc
C. Đường cách mệnh.
D. Bản án chế độ thực dân Pháp.
Câu 2: Ngôi nhà “Ngọa du sào” trong khuôn viên Khu di tích Trường Dục Thanh do sĩ phu yêu nước nào dưới đây xây dựng?
A. Phan Chu Trinh.
B. Nguyễn Sinh Sắc.
C. Nguyễn Thông.
D. Ban quản lý Khu Di tích Trường Dục Thanh.
Câu 3: “Còn non, còn nước, còn người. Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay! Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Hãy cho biết nội dung trên được trích từ tác phẩm nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
A. Dân vận (1949).
B. Thi đua ái quốc, hiện tại và tương lai vẻ vang của nước ta (1951).
C. Thường thức chính trị (1953).
D. Di chúc (1969).
Câu 4: Đâu là đáp án đúng về tên gọi và bút danh của Bác?
A. Nguyễn Tất Thành
B. Tất Thành, Paul Tat Thanh, Nguyễn Văn Thành
C. Nguyễn Văn Ba
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 5: Điều gì đã khiến Nguyễn Ái Quốc “vui mừng đến phát khóc lên”?
A. Tham gia Đảng Xã hội Pháp (1919).
B. Gặp Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lê-nin (17/7/1920).
C. Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi (1917).
D. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc (1914-1918).
Câu 6: Thời gian Trường Dục Thanh được thành lập và kết thúc hoạt động ?
A. tháng 5/1906 – tháng 9/1909
B. tháng 8/1907 – tháng 12/1912.
C. 1907 – 1912
D. Không có câu nào đúng.
Câu 7: Nguyễn Ái Quốc bí mật rời nước Pháp, đến nước Nga vào năm nào?
A. 1921.
B. 1922.
C. 1923.
D. 1924.
Câu 8: Thời gian Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành lưu lại vùng đất Bình Thuận?
A. 1909 – 1911
B. 9/1910 – 2/1911
C. 9/1910 – 5/1911
D. 1910 – 1911
10. Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận đợt 2
Câu 1: Trên con đường vạn dặm vào Nam tìm đường cứu nước, khi đến Bình Thuận, người thanh niên Nguyễn Tất Thành có dừng chân ở tại một ngôi chùa trước khi vào dạy tại Trường Dục Thanh. Hãy cho biết ngôi chùa đó có tên là gì? Hiện nay tại địa phương nào?
A. Chùa Cổ Thạch (Chùa Hang), tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
B. Chùa Phước An, xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
C. Chùa Linh Sơn Cổ Tự, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
D. Chùa Thanh Minh Tự, phường Phú Thủy, Tp Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Câu 2: Hãy cho biết Nguyễn Ái Quốc đã nói với ai về nội dung sau: “Nếu Bác luôn tin cậy vào sự quan tâm của chính phủ để cải thiện mọi tình trạng hiện nay, thì Bác sẽ phải đợi đến muôn đời… Người ta không muốn đối xử với chúng ta như những con người thì thật là vô ích khi phải sống hèn hạ và bị lăng nhục trên trái đất này”.
A. Phan Thanh Giản.
B. Phan Bội Châu.
C. Phan Chu Trinh.
D. Phan Văn Trường.
Câu 3: Hành động có ý nghĩa lịch sử nào của Nguyễn Ái Quốc là dấu hiệu đầu tiên của Cách mạng Việt Nam sẽ đi theo phương hướng độc lập, tự do và Chủ nghĩa xã hội?
A. Ra đi tìm đường cứu nước 5/6/1911.
B. Gia nhập Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920).
C. Gửi Bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam.
D. Đánh giá các cuộc cách mạng trên thế giới.
Câu 4: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất…”. Hãy cho biết vị lãnh tụ nào đã nói câu trên?
A. C. Mác
B. Ph. Ăngghen
C. V. I. Lênin
D. Hồ Chí Minh.
Câu 5: Quốc tế Cộng sản đã giao cho Nguyễn Ái Quốc nhiệm vụ gì khi đến Quảng Châu, Trung Quốc?
A. Thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội.
B. Gặp chiến sĩ cách mạng Phạm Hồng Thái và Chính phủ Tôn Dật Tiên.
C. Thành lập tổ chức “Tâm tâm xã”.
D. Tổ chức đường liên lạc giữa Quốc tế Cộng sản với các nhà cách mạng Đông Dương.
Câu 6: Tinh thần cốt lõi được thầy giáo Nguyễn Tất Thành truyền đạt tới học sinh tại Trường Dục Thanh là gì?
A. Khơi dậy tinh thần yêu nước, mở mang dân trí, lên án chế độ thực dân.
B. Hướng về Phong trào Đông Du dựa vào Nhật để đuổi Pháp.
C. Đào tạo nhân tài để phục vụ cho Liên Thành thương quán.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7: “Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Nội dung này được Bác viết vào thời gian nào?
A. Khi Bác đang ở trên đất Thái Lan, năm 1929
B. Khi Bác trở về nước năm 1941
C. Khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 1944
D. Bác viết bài đăng trên báo Cứu quốc, 10/1945
Câu 8: Khi mới thành lập, Đảng ta có tên gọi là gì?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Đảng Cộng sản Đông Dương
C. Đông Dương cộng sản Đảng
D. Đảng Lao động Việt Nam.
Câu 9: Bài học từ cuộc cách mạng nào đã giúp cho Nguyễn Ái Quốc có bước chuyển, phát triển về nhận thức trước khi tiếp cận Chủ nghĩa Mác - Lê nin?
A. Cách mạng Mỹ (1776), Cách mạng Pháp (1789).
B. Công xã Pa ri (1871), Cách mạng 1905-1907 ở nước Nga
C. Cách mạng tháng Mười (1917).
D. Cả A, B, C
Câu 10: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm. Như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. Hãy cho biết nội dung trên được Bác viết trong tác phẩm bào?
A. Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân
B. Đời sống mới
C. Đạo đức cách mạng
D. Sửa đổi lối làm việc
11. Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận
Câu 1: Hãy cho biết sinh thời Bác Hồ có tên là gì?
A. Nguyễn Sinh Cung
B. Nguyễn Sinh Côn
C. Chỉ có A đúng
D. Cả A và B đều đúng
Câu 2: Hãy cho biết Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? Ở đâu? Trên con tàu nào? Lúc bấy giờ Bác có tên là gì?
A. Ngày 05/6/1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), trên tàu buôn Đô đốc Amiral Latouche Tréville, với tên Văn Ba.
B. Ngày 05/6/1911, tại cảng Hải Phòng, trên tàu buôn Đô đốc Amiral Latouche Tréville thuộc hãng vận tải hợp nhất của Pháp; với tên Nguyễn Văn Ba.
C. Ngày 05/6/1911, tại cảng Đà Nẵng, trên tàu buôn Đô đốc Amiral Latouche Tréville thuộc hãng vận tải hợp nhất của Pháp; với tên Nguyễn Tất Đạt.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 3: Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, điểm đầu tiên người thanh niên Nguyễn Tất Thành đặt chân đến các nước phương Tây là ở đâu?
A. Cảng New York (Mỹ).
B. Cảng Liverpool (Anh).
C. Cảng Marseille (Pháp).
D. Cảng Singapore (Singapore).
Câu 4: Thầy giáo Nguyễn Tất Thành được phân công dạy và trợ giảng môn học nào tại Trường Dục Thanh?
A. Dạy chữ Quốc ngữ và trợ giảng chữ Pháp, Mỹ thuật, Kinh tế.
B. Dạy Thể dục và trợ giảng chữ Hán, chữ Pháp, chữ Quốc ngữ.
C. Dạy chữ Pháp và trợ giảng Toán, Thể dục.
D. Dạy chữ Hán và trợ giảng Âm nhạc, Văn học.
Câu 5: Khi nghiên cứu cuộc Cách mạng Mỹ (1776) và Cách mạng Pháp (1789), Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận nào sau đây?
A. Cách mạng Mỹ năm 1776, cũng như Cách mạng Pháp năm 1789 là những cuộc cách mạng chấn động địa cầu.
B. Cách mạng Mỹ năm 1776, cũng như Cách mạng Pháp năm 1789 là những cuộc cách mạng không đến nơi.
C. Cách mạng Mỹ năm 1776, cũng như Cách mạng Pháp năm 1789 là những cuộc cách mạng triệt để nhất.
D. Cách mạng Mỹ năm 1776, cũng như Cách mạng Pháp năm 1789 là những cuộc cách mạng soi sáng cuộc đấu tranh các dân tộc.
Câu 6: Bài học từ cuộc cách mạng nào đã giúp cho Nguyễn Ái Quốc có bước chuyển, phát triển về nhận thức trước khi tiếp cận Chủ nghĩa Mác - Lê nin?
A. Cách mạng Mỹ (1776), Cách mạng Pháp (1789).
B. Công xã Pa ri (1871), Cách mạng 1905-1907 ở nước Nga.
C. Cách mạng tháng Mười (1917).
D. Cả A, B, C
Câu 7: Những năm đầu thế kỷ XX, nơi nào trên hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc được xem là “Trung tâm cách mạng ở Châu Á”?
A. Tokyo (Nhật).
B. Hồng Kông (Trung Quốc).
C. Quảng Châu (Trung Quốc).
D. Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia).
Câu 8: Hiện nay trong khuôn viên Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Ba Đình, Hà Nội có đặt bức tượng vị Luật sư Lô-dơ-bi người Anh ở vị trí trang trọng. Hãy cho biết vì sao lại đặt tượng tưởng niệm vị luật sư này ở đó?
A. Vì Luật sư Lô-dơ-bi đi cùng Bác trên chuyến tàu Amiral Latouche-Tréville ngày 5/6/1911.
B. Vì Luật sư Lô-dơ-bi là người tham gia Đảng Cộng sản Pháp cùng với Bác.
C. Vì Luật sư Lô-dơ-bi cùng với Bác gửi Yêu sách của nhân dân An Nam.
D. Vì Luật sư Lô-dơ-bi là người có công cứu Bác thoát khỏi nhà tù Hồng Kông.
Câu 9: Tổ chức nào đã bình chọn Bác Hồ là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ XX?
A. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO).
B. The New York Times.
C. Yomiuri Shimbun Nhật báo.
D. Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (UNESCAP).
Câu 10: Ngày 28/1/1958, đến nói chuyện tại trường Công an nhân dân, Bác nói: “Muốn phục vụ nhân dân tốt phải đi đường lối quần chúng. Được dân tin, yêu, phục thì việc gì cũng làm được. Không đi đường lối quần chúng là không gần nhân dân, là thiếu dân chủ, là trở thành ………”. Chọn từ đúng điền vào chỗ trống?
A. Quan liêu.
B. Kiêu ngạo.
C. Người thiếu đạo đức cách mạng.
D. Vô chính phủ.
Trên đây là đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận từ đợt 1 đến đợt 12 - cũng là đợt thi cuối cùng của cuộc thi đầy ý nghĩa này. Cuộc thi đã giúp người đọc tìm hiểu những sự kiện lịch sử trong chuyến hành trình tìm đường cứu nước của Bác (Thời Bác còn dạy ở trường Dục Thanh và những mốc lịch sử liên quan đến ngày Bác trở về, sự chỉ đạo, lãnh đạo của Bác; việc thành lập những tổ chức cách mạng...). Những kiến thức này đều bổ ích và cần thiết cho thế hệ mai sau, để những người con, người cháu không bao giờ quên chiến công của các bậc tiền bối, hiểu được giá trị, sự đáng trân quý của độc lập tự do ngày nay.
Qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc, biết ơn, tri ân những người đã hi sinh cho độc lập tổ quốc. Cuộc thi tìm hiểu nhiều về trường Dục Thanh, ngôi trường Bác Hồ dừng chân và giảng dạy ở Bình Thuận, đây cũng là niềm tự hào của người dân Bình Thuận.
Mời các bạn tham khảo thêm đáp án các cuộc thi khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Hà Thanh Hiền
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Đáp án thi tìm hiểu 70 năm Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông
-
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
-
Kế hoạch tuyên truyền cho mọi người xung quanh biết những quy định về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông
-
Top 6 mẫu Tưởng tượng em là một siêu anh hùng mang sứ mệnh làm cho mọi con đường trên thế giới an toàn hơn với trẻ em
-
Nội dung giáo dục ATGT sẽ được xây dựng trong Kế hoạch giáo dục nhà trường như thế nào?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Bài dự thi
Bài dự thi Thừa Thiên Huế trong tôi
Trách nhiệm của quân nhân trong xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện mẫu mực tiêu biểu
Đáp án cuộc thi tìm hiểu Luật trẻ em 2016 Bảng A khối Tiểu học
Đáp án thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật về an toàn giao thông 2021
(Đợt 2) Đáp án thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai 2024 tỉnh Đắk Lắk
Đáp án thi Học sinh, sinh viên thành phố với pháp luật 2021 THCS - Vòng 1