Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về lao động, tiền lương năm 2024
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về lao động, tiền lương năm 2024. Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về lao động, tiền lương” năm 2024 do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.Cần Thơ phát động diễn ra từ ngày 20/9 đến ngày 20/10/2023.
Đáp án Thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về lao động, tiền lương Cần Thơ 2024
Trong bài viết dưới đây, Hoatieu.vn xin giới thiệu đến bạn đọc Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về lao động, tiền lương TP.Cần Thơ.
Lưu ý: Đáp án do Hoatieu.vn tự tìm hiểu và giải đáp, không phải đáp án chính thức từ cuộc thi.
1. Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về lao động, tiền lương Cần Thơ 2024
Câu 1: Quyền của người lao động
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc; Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể.
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động.
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc; Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; Đình công; Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 2: Giờ làm việc ban đêm được tính từ
- 21 giờ đến 05 giờ sáng ngày hôm sau.
- 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
- 23 giờ đến 07 giờ sáng ngày hôm sau.
- Từ 17 giờ đến 24 giờ.
Câu 3: Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi
- Có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc.
- Có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là nơi mà người lao động được phân công làm việc theo hợp đồng lao động.
- Có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
- Có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Câu 4: Thời giờ làm việc bình thường
- Không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 40 giờ trong 01 tuần.
- Không quá 06 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
- Không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
- Không quá 06 giờ trong 01 ngày và không quá 40 giờ trong 01 tuần.
Câu 5: Người lao động
- Là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
- Là người làm việc cho người sử dụng lao động được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
- Là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
- Là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý và giám sát của người sử dụng lao động.
Câu 6: Người sử dụng lao động là
- Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
- Hợp tác xã, hộ gia đình.
- Cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 7: Thời gian thử việc đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ
- Không quá 180 ngày.
- Không quá 60 ngày.
- Không quá 30 ngày.
- Không quá 06 ngày.
Câu 8: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân a. Hòa giải viên lao động.
b. Hội đồng trọng tài lao động.
c. Tòa án nhân dân.
d. Tất cả đáp án trên đều đúng.
Câu 9: Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
- Tòa án nhân dân.
- Hội đồng trọng tài lao động.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Người sử dụng lao động.
Câu 10: Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
- Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
- Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
- Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 11: Mức lương tối thiểu
- Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
- Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động.
- Mức lương tối thiểu là mức lương được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
- Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 12: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động
- Khiển trách; Cắt một phần tiền lương của người lao động theo mức độ vi phạm; Cách chức; Sa thải.
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; Khiển trách; Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; Cách chức.
- Khiển trách; Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; Cách chức; Sa thải.
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; Khiển trách; Cắt một phần tiền lương, phụ cấp của người lao động theo mức độ vi phạm; Cách chức.
Câu 13: Hợp đồng lao động có hiệu lực
- Kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
- Kể từ ngày hai bên giao kết.
- Kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc.
- Hiệu lực của hợp đồng lao động do người sử dụng lao động quyết định.
Câu 14: Tiền lương thử việc
- Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 75% mức lương của công việc đó.
- Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 80% mức lương của công việc đó.
- Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
- Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 95% mức lương của công việc đó.
Câu 15: Địa bàn vùng áp dụng mức lương tối thiểu của thành phố Cần Thơ
- Vùng 2
- Vùng 3
- Vùng 4
- Vùng 2, vùng 3
Câu 16: Trước khi thực hiện, thang lương, bảng lương và mức lao động phải được
- Công bố công khai tại nơi làm việc.
- Đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Đăng ký với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
- Tất cả đáp án trên đều đúng.
Câu 17: Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
- Bình đẳng, hợp tác và trung thực. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
- Tự nguyện, bình đẳng. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
- Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác và trung thực. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Câu 18: Thời gian thử việc đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên
- Không quá 180 ngày.
- Không quá 60 ngày.
- Không quá 30 ngày.
- Không quá 06 ngày.
Câu 19: Tiền lương
- Là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc.
- Là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
- Là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh và phụ cấp lương.
- Là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận, bao gồm mức lương theo công việc, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Câu 20: Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
- Cả a và b đều đúng
Câu 21: Người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động ở nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động.
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động.
- Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động.
Câu 22: Hợp đồng lao động là
- Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công thì được coi là hợp đồng lao động.
- Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả tiền lương và sự quản lý của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
- Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
- Sự thỏa thuận bằng tên gọi là hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Câu 23: Nghĩa vụ của người lao động
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động; Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động; Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động; Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm.
Câu 24: Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
- Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động về những vấn đề liên quan đến lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
- Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
- Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi, bàn bạc để lấy ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
- Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
Câu 25: Quan hệ lao động
- Là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.
- Là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.
- Là quan hệ xã hội phát sinh trong việc sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.
- Là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.
Câu 26: Nội quy lao động có hiệu lực sau
- 15 ngày kể từ ngày cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
- 15 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động đăng ký nội quy lao động.
- 15 ngày kể từ ngày cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
- 15 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động quyết định ban hành nội quy lao động.
Câu 27: Đối với người sử dụng lao động sử dụng từ 300 đến dưới 500 người lao động, số lượng người lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc phải bảo đảm:
- Có ít nhất 5% tổng số người lao động tham gia.
- Có ít nhất 10% tổng số người lao động tham gia.
- Có ít nhất từ 14 người đến 18 người tham gia.
- Có í nhất từ 30 người đến 50 người tham gia.
Câu 28: Người lao động có thể giao kết hợp đồng với bao nhiêu người sử dụng lao động
- Người lao động chỉ được giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động.
- Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với không quá ba người sử dụng lao động và phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
- Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
- Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải cùng một vị trí công việc.
Câu 29: Quan hệ lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc
- Tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hỗ trợ, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
- Tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
- Bình đẳng, hợp tác, hỗ trợ, cảm thông, chia sẻ, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
- Tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hỗ trợ, hợp tác, cảm thông, chia sẻ, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
2. Thể lệ Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về lao động, tiền lương
Cách thức đăng ký dự thi: Cuộc thi được tổ chức bằng hình thức trực tuyến.
Thí sinh đăng ký tham gia thi trực tuyến trên website: https://timhieuphapluatlaodongtienluong.cantho.gov.vn
Nội dung thi tìm hiểu một số quy định pháp luật về lao động, tiền lương gồm:
- Bộ luật Lao động ngày 20-11-2019
- Nghị định số 145/2020/NÐ-CP ngày 14-12-2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
- Nghị định số 38/2022/NÐ-CP ngày 12-6-2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Ðối tượng dự thi: Công dân Việt Nam (từ đủ 15 tuổi trở lên) đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn TP Cần Thơ.
Cách thức thi: Thí sinh tham dự cuộc thi trả lời các câu hỏi của đề thi gồm 29 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu dự đoán tỷ lệ phần trăm (%) người tham gia thi trả lời đúng tất cả câu hỏi trắc nghiệm.
Thí sinh trả lời câu hỏi bằng cách lựa chọn 1 phương án đúng và đủ nhất trong các phương án ở mỗi câu hỏi.
Thời gian mỗi lượt thi tối đa 30 phút, hết thời gian quy định, hệ thống sẽ tự kết thúc bài thi.
Mỗi người dự thi được tham gia nhiều lượt thi và lượt thi cuối cùng là căn cứ để tính điểm và xếp giải.
Bài thi chỉ được coi là hợp lệ khi thí sinh trả lời đầy đủ 29 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu hỏi dự đoán số người tham dự.
Thời gian thi: Cuộc thi phát động từ 7 giờ ngày 20-9-2023 đến 17 giờ ngày 20-10-2023.
Cơ cấu giải thưởng: Ban Tổ chức cấp giấy chứng nhận và mức giải thưởng như sau:
- 1 giải Nhất: 4,2 triệu đồng/giải
- 2 giải Nhì: 2,1 triệu đồng/giải
- 3 giải Ba: 1,4 triệu đồng/giải
- 5 giải Khuyến khích: 800.000 đồng/giải
- 1 giải phụ (tập thể): 400.000 đồng/giải.
Các cuộc thi trực tuyến được tổ chức định kỳ thường xuyên tại các tỉnh, thành phố với nội dung theo từng chủ điểm tuyên truyền của sở, ngành, địa phương đó. Đây cũng được coi là một trong các phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả. Thông qua việc phát động cuộc thi và tham gia thi đã thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tích cực tìm hiểu pháp luật, tạo nên đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ, Chi bộ và cộng đồng dân cư.
Với việc tham gia Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về lao động, tiền lương tại Cần Thơ, hướng tới hướng dẫn cho người lao động chủ động tìm hiểu về luật lao động, quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, chế độ lương thưởng...; người sử dụng lao động cũng nắm rõ hơn các quy định của pháp luật trong sử dụng, thuê người lao động, giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật khi không nắm rõ các quy định liên quan.
Trên đây là Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về lao động, tiền lương năm 2024 của TP.Cần Thơ do Hoatieu tự làm chỉ mang tính chất tham khảo không phải đáp án chính thức cuộc thi.
Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Tài liệu liên quan.
- Chia sẻ:Thanh Vân
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Bài dự thi
Đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Công đoàn Việt Nam và Công đoàn tỉnh Cao Bằng tuần 3
Câu hỏi trắc nghiệm về Đội có đáp án 2024
Đáp án thi Tìm hiểu kiến thức về Công đoàn Việt Nam
Bài dự thi phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em THCS 2024
Đáp án thi trực tuyến Tôi yêu Hưng Yên
Đáp án cuộc thi tìm hiểu Biên cương Tổ quốc tôi Tuần 4