Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai THPT 2024
Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2024
Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2024 THPT - Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2024-2025 do Bộ giáo dục phối hợp với Ủy ban ATGT quốc gia và Công ty Honda Việt Nam đã chính thức được tổ chức. Sau đây là gợi ý đáp án bài dự thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai THPT 2024 mới nhất, mời các em cùng tham khảo.
- Em đã và sẽ làm gì để gương mẫu thực hiện và góp phần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông của các bạn học sinh ở trường em?
- Theo em, học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông được biểu hiện thông qua những hành vi, việc làm nào?
- Thể lệ cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2024
- Hướng dẫn thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2024-2025
Bài làm được ban biên tập Hoatieu tự làm, các bên lấy nội dung yêu cầu trích nguồn Hoatieu.vn.
Lưu ý: Đây không phải đáp án chính thức của cuộc thi, các em chỉ nên sử dụng làm tài liệu tham khảo.
1. Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT 2024-2025
CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG
"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp trung học phổ thông
Dành cho học sinh
Năm học 2024 - 2025
(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)
PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)
Câu 1. Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông không có trách nhiệm nào sau đây?
A. Bảo vệ hiện trường, giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn.
B. Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
C. Dọn dẹp hiện trường và di chuyển phương tiện tai nạn vào lề đường.
D. Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Câu 2. Trong các phương án dưới đây, phương án nào bảo đảm an toàn nhất khi điều khiển xe đạp điện tham gia giao thông?
A. Vai buông lỏng tự nhiên, lưng giữ thẳng hơi nghiêng về phía trước, chân đặt ở vị trí tự nhiên, mắt nhìn hướng về phía trước, giữ tầm quan sát rộng, bàn tay nắm lái tự nhiên, cổ tay hơi thấp hơn lưng bàn tay, đầu gối luôn khép và để song song với sàn xe.
B. Vai buông lỏng tự nhiên, lưng giữ thẳng, chân đặt ở vị trí tự nhiên, mắt nhìn hướng về phía trước, giữ tầm quan sát rộng nhất, nắm chặt tay lái, cổ tay hơi thấp hơn lưng bàn tay, đầu gối luôn khép và để song song với sàn xe.
C. Vai buông lỏng tự nhiên, lưng giữ thẳng hơi nghiêng về phía trước, chân đặt ở vị trí tự nhiên, mắt nhìn hướng về phía trước, giữ tầm quan sát rộng nhất, nắm tay lái tự nhiên, cổ tay hơi thấp hơn lưng bàn tay, đầu gối mở rộng về hai bên và để song song với sàn xe.
D. Vai co lên, lưng giữ thẳng hơi nghiêng về phía trước, chân đặt ở vị trí tự nhiên, mắt nhìn hướng về phía trước, nắm tay lái tự nhiên, cổ tay hơi thấp hơn lưng bàn tay, đầu gối luôn khép và để song song với sàn xe.
Câu 3. Khi điều khiển xe gắn máy trong điều kiện trời mưa, em cần phải điều khiển phương tiện như thế nào để bảo đảm an toàn?
A. Chú ý quan sát, đi với tốc độ bình thường, ổn định, giữ khoảng cách lớn hơn với các xe khác.
B. Chú ý quan sát, đi chậm, sử dụng phanh thường xuyên.
C. Chú ý quan sát, đi tốc độ thấp, sử dụng phanh sớm hơn, giữ khoảng cách lớn hơn so với điều kiện bình thường.
D. Chú ý quan sát, khi vào đoạn đường cong, đường có khúc cua phải phanh sớm, giữ khoảng cách an toàn.
Câu 4. Khi gặp đoàn xe, đoàn người có tổ chức đi theo hàng ngũ, người điều khiển phương tiện phải đi như thế nào?
A. Bấm còi, rú ga để đi ngang qua.
B. Không đi cắt ngang qua đoàn xe, đoàn người.
C. Báo hiệu và từ từ đi ngang qua.
D. Dừng lại, quan sát khi bảo đảm an toàn thì nhanh chóng vượt qua.
Câu 5. Tại nơi đường bộ giao giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ ray gần nhất?
A. 3 mét.
B. 4 mét.
C. 5 mét.
D. 6 mét.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 25 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Câu 6: Lựa chọn phương án điền từ vào chỗ trống của đoạn thông tin quy định về trách nhiệm của người tham gia giao thông:
Người tham gia giao thông phải có ý thức (1)….., nghiêm chỉnh chấp hành (2)…. giao thông, giữ gìn (3)…. cho mình và người khác. (4) …. và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
A. (1) Tự giác – (2) quy tắc – (3) an toàn – (4) Chủ phương tiện
B. (1) Quy tắc – (2) an toàn – (3) chủ phương tiện – (4) Tự giác
C. (1) Chủ phương tiện – (2) tự giác – (3) an toàn – (4) Quy tắc
D. (1) An toàn – (2) chủ phương tiện – (3) quy tắc – (4) Tự giác.
Câu 7. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nào dưới đây?
A. Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị.
B. Điều khiển xe chạy quá tốc độ 20 km/h.
C. Hành vi điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị mà gây tai nạn giao thông.
D. Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi điều khiển xe trên đường.
Căn cứ tại khoản đ khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
Câu 8. Nhân dịp vừa sinh nhật tròn 16 tuổi, Nam mượn xe mô tô của anh trai để chở bạn lên thị trấn chơi, cả hai đều đội mũ bảo hiểm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và có cài quai đúng quy cách. Theo em, trong trường hợp trên, ai đã vi phạm quy định pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông?
A. Nam.
B. Nam và anh trai của Nam.
C. Nam và bạn của Nam.
D. Cả ba người.
Câu 9: Biển báo nào dưới đây báo hiệu sắp giao với đường ưu tiên?
A. Biển 1.
B. Biển 2.
C. Biển 3.
D. Biển 4.
Theo QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo "Giao nhau với đường ưu tiên (đường chính)" mang số W.208.
Câu 10: Trong hình dưới đây, thứ tự các xe đi như nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Xe công an, xe con, xe tải, xe khách.
B. Xe công an, xe khách, xe con, xe tải.
C. Xe công an, xe tải, xe khách, xe con.
D. Xe con, xe công an, xe tải, xe khách.
Vì khi tham gia giao thông thì xe công an luôn được đặc cách đi trước.
Xe con được đi tiếp theo vì là ở tuyến đường ưu tiên.
Xe tải đi thứ 3 sau 2 xe trên vì đi thẳng.
Xe khách đi cuối vì rẽ trái.
PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Đọc tình huống sau
"Nhà H ở một phố lớn của thị xã, mẹ H là chủ một cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng. Nhà H thường xuyên tập kết hàng hoá, để tràn ra chiếm hết vỉa hè, gây cản trở giao thông, mọi người xung quanh phàn nàn nhiều nhưng gia đình H làm như không biết gì cả".
- Hãy nhận xét về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của gia đình H.
- Nếu là H, em sẽ làm gì?
Câu 2. Em hiểu thế nào về Văn hóa giao thông? Khi được tham gia Hội thảo với nội dung “Học sinh trung học phổ thông với Văn hóa giao thông”, Em sẽ chuẩn bị và tham gia những ý kiến nào với Hội thảo? Vì sao?
Đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai THPT
2. Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai THPT 2024 TP HCM
CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG
“An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp trung học phổ thông
Dành cho học sinh
Năm học 2024 – 2025
(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và Tự luận)
PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)
Câu 1. Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?
A. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
B. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ trước khi uống rượu bia.
C. Sử dụng quyền của xe ưu tiên khi làm nhiệm vụ.
D. Hỗ trợ người bị tai nạn giao thông đi cấp cứu.
Câu 2. Người tham gia giao thông đường bộ nếu gặp nhiều báo hiệu đường bộ, cần ưu tiên thực hiện báo hiệu nào nhất?
A. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
B. Tín hiệu đèn giao thông.
C. Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
D. Biển báo hiệu đường bộ.
Câu 3. Trường hợp nào sau đây không được phép vượt bên phải?
A. Khi xe điện đang chạy giữa đường.
B. Khi đường có đông phương tiện lưu thông.
C. Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.
D. Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
Câu 4. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải làm gì?
A. Dừng xe lại để quan sát.
B. Tăng tốc độ và có tín hiệu hướng rẽ.
C. Giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
D. Giảm tốc độ, bật đèn tín hiệu và xoay người ra sau quan sát.
Câu 5. Theo hướng mũi tên, những hướng nào xe gắn máy đi được?
A. Hướng 1 và 2.
B. Hướng 1 và 3.
C. Hướng 2 và 3.
D. Cả ba hướng.
Hướng 1 và hướng 3 chắc chắn đi được.
Với hướng 2, biển báo cấm xe máy (mô tô) đi vào chỉ có tác dụng với xe máy nên xe gắn máy không có hiệu lực.
Nếu nghe qua chắc hẳn nhiều người sẽ bị nhầm lẫn xe gắn máy và xe máy là một. Tuy nhiên đây lại là 2 nhóm phương tiện hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, 2 loại xe này được định nghĩa:
- Xe gắn máy: phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động của xe gắn máy là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương dưới 50 cm3.
Biển cấm xe gắn máy được ký hiệu là P.111a: có dạng hình tròn, viền màu đỏ và nền màu trắng; trên nền trắng có hình vẽ xe máy màu đen với một vạch chéo màu đỏ từ trên xuống theo chiều từ trái sang phải. Báo đường cấm xe máy và xe gắn máy đi qua, không có giá trị đối với xe đạp.
- Xe máy (mô tô): xe cơ giới 2 - 3 bánh hoặc các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe máy là không quá 400 kg.
Biển cấm xe máy được ký hiệu là P.104 (như trong hình, hướng số 2): có dạng hình tròn, viền màu đỏ và nền màu trắng; trên nền trắng có hình vẽ một người đang lái xe máy màu đen với một vạch chéo màu đỏ từ trên xuống theo chiều từ trái sang phải. Báo đường cấm xe máy và mô tô, không có giá trị đối với xe gắn máy.
Câu 6. Ban đêm, xe cơ giới đi ngược chiều nhau, đèn chiếu sáng phải sử dụng như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Chuyển từ đèn chiếu gần sang đèn chiếu xa.
B. Nháy đèn liên tục để phương tiện ngược chiều dễ nhận biết.
C. Chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần.
D. Tắt đèn, sau khi phương tiện ngược chiều đi qua thì mở đèn trở lại và lưu thông bình thường.
Câu 7. Điều kiện nào dưới đây là phù hợp đối với người lái xe khi tham gia giao thông theo Luật giao thông đường bộ năm 2008?
A. Người đủ 15 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.
B. Người từ 15 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.
C. Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.
D. Người từ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.
Câu 8. Biển báo nào báo hiệu hướng đi thẳng phải theo?
A. Biển số 1.
B. Biển số 2.
C. Cả hai biển 1 và 2.
D. Không có biển nào.
Câu 9. Chủ đề năm An toàn giao thông 2024 là gì?
A. An toàn giao thông cho trẻ em.
B. Đã uống rượu, bia không lái xe.
C. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
D. Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hoá giao thông an toàn.
Câu 10. Theo Luật giao thông đường bộ năm 2008, cơ quan nào sau đây không có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ?
A. Uỷ ban nhân dân tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
B. Uỷ ban nhân dân huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
D. Sở Vệ sinh thực phẩm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Phần câu hỏi tự luận, mời các bạn cùng tham khảo trong đường link bên dưới:
3. Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2023 THPT
Câu 1: Hành động nào dưới đây không gây nguy hiểm cho người lái xe và cản trở người tham gia giao thông khác?
A. Đi nhanh, tạt đầu trước các phương tiện khác;
B. Ra tín hiệu báo hướng rẽ, quan sát và rẽ thật nhanh;
C. Giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ khi muốn chuyển hướng;
D. Đu bám, kéo, đẩy xe khác trên đường.
Câu 2. Khi tham gia giao thông đến nơi đường giao nhau, trên làn đường rẽ phải có
vạch kẻ mắt võng, người tham gia giao thông phải dừng xe như thế nào nếu gặp đèn tín
hiệu màu đỏ?
A. Người tham gia giao thông dừng trước vạch dừng;
B. Người tham gia giao thông dừng trước vạch dừng và không được dừng trên phần đường kẻ vạch mắt võng để nhường đường cho phương tiện được rẽ theo tín hiệu đèn;
C. Người tham gia giao thông dừng trên vạch mắt võng;
D. Người tham gia giao thông được dừng trên vạch mắt võng chờ tín hiệu đèn xanh để đi qua.
Câu 3. Anh A điều khiển xe máy điện chạy trong khu vực thị trấn, với tốc độ cho phép, để đảm bảo an toàn giao thông, anh A cần giữ khoảng cách với xe chạy liền trước xe của mình như thế nào?
A. Giữ khoảng cách tối thiểu là 35 mét;
B. Giữ khoảng cách tối thiểu là 55 mét;
C. Chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế;
D. Với khoảng cách an toàn thích hợp và nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
Câu 4. Khi điều khiển phương tiện ở khu đô thị và khu đông dân cư từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau, người điều khiển phương tiện (trừ các xe ưu tiên) phải báo hiệu bằng cách nào sau đây để xin vượt xe?
A. Báo hiệu bằng tín hiệu đèn và còi xe;
B. Báo hiệu bằng còi xe;
C. Báo hiệu bằng tín hiệu đèn;
D. Không cần báo hiệu, khi thấy đường rộng thì vượt nhanh.
Câu 5: Hãy sắp xếp thứ tự các bước để vượt xe an toàn khi điều khiển xe máy điện:
(1) Kiểm tra an toàn phía trước và phía sau qua gương chiếu hậu
(2) Kiểm tra an toàn một lần nữa khi xe đã nhường đường. Tăng tốc độ để vượt
(3) Bật tín hiệu chuyển hướng bên trái báo hiệu chuyển hướng và dịch chuyển dần sang trái
(4) Duy trì tốc độ ổn định phía sau xe định vượt, giữ khoảng cách an toàn với xe định vượt.
A. 2-3-1-4
B. 1-4-2-3
C. 4-3-1-2
D. 4-1-3-2
Câu 6. Mai là ngày sinh nhật tròn 16 tuổi của B. Chiều nay, B hỏi mượn xe máy điện của anh trai để rủ bạn đi mua quần áo mới mặc trong buổi sinh nhật. Theo em, trong trường hợp này, anh trai B nên sẽ xử lý như thế nào để đảm bảo tuân thủ Luật giao thông đường bộ?
A. Kiên quyết không cho B mượn xe;
B. Cho mượn xe và yêu cầu phải đội mũ bảo hiểm;
C. Cho mượn xe và không yêu cầu đội mũ bảo hiểm;
D. Chỉ cho B mượn xe và không được chở bạn đi cùng.
Câu 7. Đang điều khiển xe đạp điện trên đường đi học về, bạn M nghe thấy tiếng còi của xe cứu hỏa ở phía sau. Trong trường hợp này, bạn M cần điều khiển xe theo phương án nào dưới đây để đảm bảo an toàn và tuân thủ đúng Luật giao thông đường bộ?
A. Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường cho xe cứu hỏa;
B. Phải nhanh chóng tăng tốc độ, vượt trước để nhường đường cho xe cứu hỏa;
C. Điều khiển xe đi với tốc độ bình thường, tránh sát lề đường bên trái để nhường đường cho xe cứu hỏa;
D. Ngay lập tức dừng xe và dắt xe vào sát lề đường để nhường đường cho xe cứu hỏa.
Câu 8. Biển nào dưới đây báo hiệu cấm các phương tiện rẽ trái?
A. Biển 1;
B. Biển 1 và Biển 3;
C. Biển 2;
D. Biển 2 và Biển 3.
Câu 9. Vạch kẻ đường nào sau đây là vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), xe không được lấn làn, không được đè lên vạch?
A. Vạch 1;
B. Vạch 2;
C. Vạch 3;
D. Vạch 2 và 3.
Câu 10. Trong hình dưới đây, các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?
A. Xe khách, xe tải;
B. Xe khách, xe con;
C. Xe con, xe tải;
D. Xe khách, xe tải, xe con.
Đáp án câu hỏi tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai THPT 2023
Hãy tóm tắt những kiến thức, kĩ năng về an toàn giao thông mà em đã được học trong chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp THPT. Bằng những hiểu biết của bản thân và vận dụng những kiến thức đã học, hãy nêu những ý tưởng và hành động để góp phần xây dựng văn hoá giao thông trong trường học của em hoặc nơi em đang sinh sống.
Gợi ý trả lời
* Tóm tắt những kiến thức, kĩ năng về an toàn giao thông mà em được học:
- Tai nạn giao thông ở Việt Nam những năm vừa qua đều đã có chuyển biến tích cực
- Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông:
+ Do ý thức kém về an toàn giao thông
+ Kĩ năng tham gia giao thông còn nhiều hạn chế nên vẫn chưa chấp hành luật lệ giao thông như đi dàn hàng 2 hàng 3, vượt đèn đỏ. Đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm và vượt quá tốc độ cho phép. Không quan sát khi tham gia giao thông còn mải đùa nghịch.
+ Em đã được phổ cập thông tin về thực trạng cũng như các vấn nạn liên quan đến an toàn giao thông trong đời sống xã hội ngày nay. Đặc biệt là ở lứa tuổi của các bạn học sinh bậc THCS, THPT giống như em hiện nay. Biết được cái cụ thể và hiện hữu rõ nhất của vấn đề ấy đó chính là hiện tượng học sinh tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, đi xe qua phân phối so với quy định; chưa nắm bắt được rõ về các quy định của pháp luật về an toàn giao thông dẫn đến hàng loạt các hành động thiếu ý thức – gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Hiểu được tính nghiêm trọng của vấn đề này trong môi trường học đường hiện nay – nó đã và đang diễn ra một cách phổ biến và vô cùng rộng rãi khiến nhiều vụ tai nạn, hệ lụy trầm trọng xảy ra.
+ Đối với lứa tuổi học sinh bậc THPT như em còn được phổ cập thêm kiến thức về lứa tuổi được phép tham gia giao thông – lứa tuổi được điều khiến các loại xe, ở các độ tuổi nào thì sẽ được điểu khiến loại xe nào. Quy định về phân phối xe được phép điều khiển đối với từng cấp bậc, từng lứa tuổi học sinh theo quy định của pháp luật hiện nay. Thông hiểu về các hình thức xử phạt, đối tượng bị xử phạt cũng như trường hợp bị xử phạt theo mức độ từ - trách nhiệm dân sự hoặc hình sự. Tiếp thu được thêm kiến thức về các thông tư của pháp luật liên quan đến an toàn giao thông trong môi trường học đường.
+ Được trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng cần thiết trong việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường bộ; tìm hiểu các tín hiệu đèn báo, 1 số biển báo; quy tắc, độ tuổi được điều khiển phương tiện tham gia giao thông; mục đích, ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy; việc gìn giữ trật tự an toàn giao thông đầu và cuối giờ tan học tại cổng trường…
+ Em được hướng dẫn những kỹ năng cơ bản nhất để đảm bảo an toàn giao thông như cách chọn và đội mũ bảo hiểm như thế nào cho đúng, cách ngồi sau xe an toàn, cách xử lý một số tình huống thường gặp… Ngoài ra, em còn được tham gia các các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về kĩ thuật đội mũ bảo hiểm đúng cách, nhận diện biển báo giao thông, tình huống giả định thường gặp khi tham gia giao thông...
=> Qua chương trình em được trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng cần thiết và hướng tới hình thành thói quen, ý thức chấp hành tốt luật giao thông đường bộ cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, góp phần nâng cao ý thức, trật tự khi tham gia giao thông, từ đó hạn chế các vụ va chạm và tai nạn giao thông có thể xảy ra.
- Biện pháp:
Theo khía cạnh khách quan thì có lẽ hiện tượng, vấn đề mất an toàn giao thông trong môi trường học đường hiện nay đang rất phổ biến. Cách nhìn nhận vấn đề cũng như cách ứng xử, hành động của mỗi học sinh có lẽ cũng đã bị ăn sâu vào bản tính, trở thành thói quen khó mà từ bỏ - đó là sự coi thường, sự bất cần trước giáo dục của gia đình và nhà trường. Việc đề xuất giải pháp, ý tưởng và hành động chỉ là hình thức tạm thời hoặc thậm chí là không có hiệu quả. Đặt lên bàn cân của xã hội thì đây chính lat vấn đề nan giải mà khó tìm ra cách giải quyết triệt để. Bởi vậy mà sự giáo dục theo thời gian vẫn sẽ luôn là sự ưu tiên hàng đầu để tiên phong cho công cuộc xây dựng văn hoá giao thông trong trường học. Thêm vào đó là một số ý tưởng như sau:
+ Thiết lập các chốt kiểm soát giấy tờ để quản lí chặt chẽ việc điều khiển phương tiện giao thông quá phân phối của học sinh. Đồng thời, có hình thức tịch thu hoặc tạm giữ xe có thời hạn của những trường hợp vi phạm.
+ Lắp đặt hệ thống camera giấu kín để có hình thức xử phạt “ nguội” đối với một số trường hợp, đối tượng.
+ Tổ chức các hoạt động tình nguyện, cuộc thi cho các trường hợp vi phạm để làm gương.
+ Nâng cao nhận thức, chất lượng tham gia giao thông
+ Có những hình thức xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm
- Ngoài ra các kiến thức về điều khiển giao thông cho an toàn, những hành vi vi phạm, những chế tài xử lý cho những trường hợp vi phạm. Nhận biết các biển báo khi tham gia giao thông
+ Xây dựng những con đường, đoạn đường an toàn giao thông và cổng trường an toàn khi mà những học sinh có hành vi vi phạm sẽ được nhắc nhở và chịu hình phạt.
+ Tổ chức các chương trình tuyên truyền sinh động, sáng tạo để cho HS hiểu nắm được kiến thức về an toàn giao thông.
+ Vẽ và viết những khẩu hiểu ở những con đường mà học sinh hay lưu thông qua
Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022 - 2023 THPT
PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)
Câu 1. Khi tham gia giao thông, hành động nào dưới đây không gây nguy hiểm cho người lái xe và người tham gia giao thông?
A. Đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng.
B. Buông cả hai tay hoặc điều khiển phương tiện bằng một tay.
C. Giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ khi muốn chuyển hướng.
D. Đu bám, kéo, hoặc đẩy xe khác trên đường.
Câu 2. Khi người lái xe ô tô dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình, bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá bao nhiêu mét trong các trường hợp dưới đây để không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông?
A. 0.25 m
B. 0.35 m
C. 0.40 m
D. 0.50 m
Câu 3. Đối với người đi bộ, phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?
A. Người đi bộ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.
B. Người đi bộ qua đường nơi có cầu vượt, đường hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
C. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
D. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ được đi dưới lòng đường.
Câu 4. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải làm gì trong các phương án sau đây?
A. Nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên trái để nhường đường.
B. Nhanh chóng tăng tốc độ, tránh sát lề đường để nhường đường cho xe ưu tiên, không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
C. Nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường cho xe ưu tiên, không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
D. Nhanh chóng tăng tốc độ, điều khiển xe vào khoảng trống trên đường nhường đường cho xe ưu tiên, không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
Câu 5: Người lái xe sử dụng đèn như thế nào khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư vào ban đêm để đảm bảo an toàn?
A. Chỉ bật đèn chiếu xa khi không nhìn rõ đường.
B. Chỉ được bật đèn chiếu gần.
C. Bật đèn chiếu xa khi đường vắng, bật đèn chiếu gần khi có xe đi ngược chiều.
D. Có thể bật bất cứ đèn nào để đảm bảo có thể nhìn rõ phía trước.
Câu 6. Theo quy định hiện hành, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên sẽ bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
D. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện 07 ngày.
Câu 7. Theo quy định hiện hành, người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô, mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng áp dụng cho hành vi vi phạm nào dưới đây?
A. Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.
B. Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi thay đổi địa chỉ của chủ xe hoặc các trường hợp khác theo quy định.
C. Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
D. Vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.
Câu 8. Hãy lựa chọn phương án đúng trong các phương án dưới đây về nội dung và sắp xếp các bước để điều khiển phương tiện qua đường giao nhau không có tín hiệu đèn giao thông.
(1) Đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng.
(2) Chú ý quan sát an toàn ở mọi phía (trái, phải, trước, sau).
(3) Giảm tốc độ.
(4) Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn.
A. 1-2-3-4
B. 2-1-3-4
C. 3-2-1-4
D. 2-3-4-1
Câu 9. Biển nào dưới đây cấm mọi loại xe cơ giới đi vào, trừ xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các loại xe ưu tiên?
A. Biển 1
B. Biển 2
C. Biển 3
D. Biển 4
Câu 10: Vạch kẻ đường dưới đây có tác dụng gì? Đơn vị: mét
A. Dùng để chỉ dẫn khoảng cách đến vị trí nhập làn
B. Dùng để xác định khoảng cách giữa các phương tiện trên đường.
C. Báo hiệu người lái xe chỉ được phép đi thẳng.
D. Dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó.
Đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022 - 2023 THPT
1. Em hãy phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của học sinh trường em khi tham gia giao thông. Theo em làm thế nào để khắc phục những điểm yếu đó?
Gợi ý 1
Điểm mạnh
Được sự giáo dục của nhà trường, rất nhiều bạn học sinh đã có ý thức chấp hành luật lệ về an toàn giao thông.
Nhiều bạn học sinh đã sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi học thay vì phương tiện cá nhân giúp giảm thiểu ách tắc ở cổng trường.
Thầy cô giáo và ban cán sự lớp rất năng nổ trong việc tuyên truyên, giải thích cho học sinh về sự cần thiết của việc chấp hành luật giao thông đường bộ.
Điểm yếu
Vẫn còn nhiều bạn ý thức chưa tốt, chưa chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông.
Nhiều bạn vẫn đi dàn hàng ngang, vượt đèn đỏ, trêu đùa nhau khi đi trên đường.
Để khắc phục các điểm yếu trên, theo em nhà trường cần tổ chức thêm nhiều hoạt động về tuyên truyền an toàn giao thông đường bộ. Phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục các bạn về an toàn giao thông. Có biện pháp răn đe nghiêm khắc đối với các bạn thường xuyên vi phạm.
Gợi ý 2
Điểm mạnh:
Học sinh thường được tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường về an toàn giao thông như các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông trong phạm vi nhà trường; Các buổi giao lưu toàn trường về chủ điểm an toàn giao thông.
Được nhà trường sắp xếp giao lưu với các chú CSGT trong một số buổi sinh hoạt sáng thứ 2 đầu tuần giúp chúng em nâng cao hiểu biết về Luật giao thông đường bộ và cách xử lý các tình huống khi tham gia giao thông trên đường.
Các thầy cô thường xuyên lồng ghép các chủ đề về an toàn giao thông vào nội dung bài học.
Điểm yếu:
Bên cạnh những điểm mạnh trên thì vẫn tồn tại một số điểm yếu ở một số cá nhân thiếu ý thức như:
Thường xuyên đi xe máy đến trường.
Tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định.
Đi dàn hàng ngang trên đường, vượt đèn đỏ.
Chưa thực sự hợp tác với thầy cô và các bạn bè trong các hoạt động phong trào nâng cao ý thức văn hóa giao thông trong trường lớp.
Để khắc phục những nhược điểm trên, em sẽ cùng thầy cô chủ nhiệm và ban cán sự lớp truyên truyền, nhắc nhở các bạn giúp các bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của an toàn giao thông đường bộ thông qua các buổi sinh hoạt lớp cũng như các tiết sinh hoạt ngoại khóa để các bạn thay đổi ngày một tốt hơn.
2. Hãy phân tích và đánh giá hiệu quả của một biện pháp mà trường em đã thực hiện để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh.
Để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh, hằng năm trường em đã tổ chức rất nhiều hoạt động bổ ích như:
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông;
- In banner, áp phích tuyên truyền về an toàn giao thông dán ở các lớp;
- Tổ chức các buổi học ngoại khóa có sự tham gia của các chú CSGT;
Thông qua các hoạt động trên, em cảm thấy đây là những việc làm rất thiết thực giúp học sinh chúng em được tiếp cận tốt hơn với các quy định về Luật giao thông đường bộ. Khi tham gia cuộc thi về an toàn giao thông, học sinh có thêm cơ hội tìm tòi nghiên cứu để đưa ra các câu trả lời đúng, từ đó giúp chúng em tích lũy thêm được nhiều hiểu biết pháp luật về an toàn giao thông. Ngoài ra thường xuyên tiếp xúc với các banner, hình ảnh tuyên truyền về rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông sẽ giúp chúng em có ý thức hơn tham gia giao thông trên đường. Việc được giao lưu, học hỏi cùng với các chú cảnh sát giao thông khiến nội dung các buổi học trở nên trực quan và rất dễ hiểu giúp chúng em nhỡ lâu hơn. Em cảm thấy đây đều là các hoạt động rất bổ ích. Em mong muốn thầy cô và nhà trường có thể tổ chức thêm nhiều hoạt động hơn để chúng em được biết, được hiểu và cùng nhau chia sẻ, rút kinh nghiệm, từ đó có sự cải thiện trong tư duy, cải thiện về ý thức tham gia giao thông.
Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022 khối THPT
Cuộc thi sẽ chính thức được bắt đầu từ ngày 3/1/2022 đến 21/01/2022. Sau ngày 21/01/2022 hệ thống thi trực tuyến sẽ đóng và không tiếp nhận bài dự thi. Để tham gia dự thi các em học sinh truy cập vào website: http://giaoducatgttrongtruonghoc.com.vn.
PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)
Câu 1. Người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông, các phương tiện phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Các phương tiện phải bấm còi để báo hiệu cho người già yếu, người khuyết tật biết và phóng nhanh qua.
B. Các phương tiện phải giảm tốc độ nhường đường cho người đi bộ, người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông.
C. Các phương tiện bấm còi nhiều lần để người khuyết tật, người già yếu biết.
D. Các phương tiện phóng nhanh qua nơi có người khuyết tật, người già yếu.
Câu 2. Linh đang điều khiển xe đạp điện trên đường về nhà, đến đoạn đường giao nhau với đường sắt không có rào chắn thì xe của Linh bị hỏng, trong trường hợp này, Linh cần phải xử lý như thế nào để bảo đảm an toàn?
A. Để xe ở đó và tìm người hỗ trợ sửa xe giúp mình rồi đi tiếp.
B. Để xe ở đó và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất.
C. Di chuyển xe ra ngoài khu vực đường sắt cách đường ray gần nhất 4 mét rồi và tìm người hỗ trợ sửa xe giúp mình.
D. Di chuyển xe ra ngoài khu vực đường sắt cách đường ray gần nhất 5 mét rồi và tìm người hỗ trợ sửa xe giúp mình.
Câu 3. Để bảo đảm an toàn, người lái xe nên chọn cách xử lý nào dưới đây khi quan sát
phía trước thấy người đi bộ sang đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ?
A. Tăng tốc độ để vượt qua trước người đi bộ.
B. Tăng tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trên vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ
C. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trước vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ.
D. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trên vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ.
Câu 4. Em đang đạp xe đến trường, thấy xe ngược chiều có tín hiệu báo hướng rẽ trái cắt ngang hướng di chuyển của em, em phải chọn cách xử lí nào để bảo đảm an toàn?
A. Giảm tốc độ hoặc dừng lại để nhường đường cho phương tiện đó rồi tiếp tục di chuyển.
B. Đi nhanh hơn để vượt qua phương tiện có tín hiệu báo rẽ trái.
C. Đi sang phía giữa đường để tránh phương tiện có tín hiệu báo hướng rẽ trái.
D. Đi vào sát lề đường để tránh phương tiện có tín hiệu rẽ trái.
Câu 5. Lựa chọn các từ theo thứ tự ở các phương án dưới đây để điền vào chỗ chấm
............. của đoạn thông tin về quy tắc vượt xe khi tham gia giao thông.
Khi vượt, các xe phải vượt về (1)……… (trừ các trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ). Xe đi với tốc độ (2)…….. phải đi về bên phải, khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải (3)………, đi sát về (4)……… bên phải của phần xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt
A. (1) bên trái – (2) cao hơn – (3) duy trì tốc độ – (4) phần đường.
B. (1) bên phải – (2) thấp hơn – (3) tăng tốc độ – (4) làn đường.
C. (1) bên trái – (2) thấp hơn – (3) giảm tốc độ – (4) phần đường.
D. (1) bên phải– (2) cao hơn – (3) chuyển hướng – (4) làn đường.
Câu 6. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tính từ ray gần nhất là bao nhiêu mét?
A. Tối thiểu 5 mét.
B. Tối đa 5 mét.
C. Tối thiểu 3 mét.
D. Tối đa 3 mét.
Câu 7. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn về sử dụng phanh khi điều khiển mô tô, xe gắn máy?
A. Sử dụng đồng thời cả hai phanh, giữ nguyên ga, giữ xe cân bằng.
B. Sử dụng phanh sau trước sau đó sử dụng phanh trước, giảm ga, giữ xe cân bằng.
C. Sử dụng phanh trước sau đó sử dụng phanh sau, giảm ga, giữ xe cân bằng.
D. Sử dụng kết hợp giảm ga, phanh trước phanh sau sử dụng đồng thời. Không sử dụng phanh một cách đột ngột
Câu 8. Minh đang điều khiển xe đạp đến trường, đi đến đoạn đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến. Trong trường hợp này, Minh cần lựa chọn cách đi nào sau đây để không gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông?
A. Minh phải tăng tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.
B. Minh phải giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.
C. Minh phải tăng tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.
D. Minh phải giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.
Câu 9. Em hãy sắp xếp thứ tự các bước vượt xe an toàn cho phù hợp.
(1) Kiểm tra an toàn phía trước và kiểm tra an toàn phía sau qua gương chiếu hậu hai bên.
(2) Kiểm tra an toàn một lần nữa khi xe phía trước đã nhường đường. Tăng tốc độ để
vượt, giữ khoảng cách bề ngang với xe bị vượt, trong khi vượt dùng còi báo hiệu để
báo hiệu cho xe bị vượt biết bạn đang vượt.
(3) Bật tín hiệu chuyển hướng bên trái báo hiệu chuyển hướng và dịch chuyển đầu sang trái.
(4) Duy trì tốc độ ổn định phía sau xe định vượt, giữ khoảng cách an toàn với xe định vượt.
A. 2 – 3 – 1 – 4
B. 1 – 4 – 2 – 3
C. 4 – 3 – 1 – 2
D. 4 – 1 – 3 – 2
Câu 10. Biển báo nào dưới đây báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên?
A. Biển 1 và 2
B. Biển 2
C. Biển 3
D. Biển 2 và 3
Đáp án câu hỏi tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022 THPT
1. Em hãy phân tích lỗi vi phạm giao thông của các bạn học sinh trong ảnh dưới đây. Giả sử người điều khiển xe trong trường hợp này là bạn cùng lớp với em, em sẽ làm gì?
Gợi ý trả lời: Tham khảo Tại đây.
2. Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về chủ đề giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho các bạn trong trường em (có thể lựa chọn vẽ tranh, sáng tác thơ, làm video, …). Thực hiện và viết báo cáo ngắn gọn về kết quả thực hiện sản phẩm tuyên truyền đó.
Gợi ý trả lời: Tham khảo Tại đây.
Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2021
Lưu ý: Hệ thống thi trực tuyến sẽ chính thức được mở từ ngày 13/1/2020 đến 6/2/2021.
Để tham gia cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai các bạn có thể truy cập theo đường link sau: http://giaoducatgttrongtruonghoc.com.vn.
CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG
“An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp trung học phổ thông
Dành cho học sinh
Năm học 2020 –2021
(Bài thi gồm 02 phần: trắc nghiệm và tự luận)
Họ và tên:.........................................................Giới tính:....................
Ngày, tháng, năm sinh:......................................................................
Trường:.........................................................Lớp:.............................
Địa chỉ nhà trường: Phường/ xã................................................Quận/ huyện.........................Tỉnh/ TP...........................
Số điện thoại di động:........................................................Nhà riêng:...................
Email (nếu có):......................................................................................................
PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(Em hãy khoanh tròn vào01 phương án đúng nhất)
Câu 1. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?
A. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
B. Đối với việc sử dụng làn đường, phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
C. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
D. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên trái.
Câu 2. Để đảm bảo an toàn, người lái xe phải xử lý như thế nào khi quan sát phía trước thấy người đi bộ sang đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ?
A. Tăng tốc độ để vượt qua trước người đi bộ.
B. Giảm tốc độ, đi từ từ để vượt qua trước người đi bộ.
C. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trước vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ.
D. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trên vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ.
Câu 3. Trong đô thị, trường hợp nào thì xe xin vượt không được báo hiệu xin vượt bằng còi (trừ các xe ưu tiên)?
A. Khi đi qua nơi đông người tụ họp, đi lại trên đường.
B. Khi đi qua nơi có trường học trẻ em đi lại trên đường.
C. Từ 22 giờ đến 5 giờ.
D. Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.
Câu 4. Trong các phương án dưới đây, khái niệm “xe máy điện” được hiểu như thế nào là đúng?
A. Là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 40 km/h.
B. Là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h.
C. Là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 5 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 40km/h.
D. Là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 5 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h.
Câu 5. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tính từ ray gần nhất là bao nhiêu mét?
A. Tối thiểu 5 mét.
B. Tối đa 5 mét.
C. Tối thiểu 3 mét.
D. Tối đa 3 mét.
Câu 6. Anh B đang điều khiển xe mô tô trên đường phố. Quan sát thấy đường tắc, anh B chuyển hướng xe đi lên cao tốc để di chuyển và tránh tắc đường. Theo quy định hiện hành, hành vi vi phạm của anh B sẽ phải chịu mức phạt nào dưới đây?
A. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, hình phạt bổ sung là tước Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
B. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, hình phạt bổ sung là tước Giấy phép lái xe từ 03 đến 05 tháng.
C. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, hình phạt bổ sung là tước Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
D. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, hình phạt bổ sung là tước Giấy phép lái xe từ 03 đến 05 tháng.
Câu 7. Tại các điểm giao nhau cùng mức giữa đường bộ và đường sắt, quyền ưu tiên đi trước thuộc về phương tiện nào dưới đây?
A. Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.
B. Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.
C. Ô tô, mô tô và xe máy chuyên dùng.
D. Phương tiện giao thông đường sắt.
Câu 8. Khi đang điều khiển xe đạp điện đi trên đường, bạn C nghe thấy tiếng còi hú của xe cảnh sát và nhìn thấy một đoàn xe (được hộ tống bởi xe cảnh sát) đang tiến đến gần chỗ mình. Bạn C cần điều khiển xe theo phương án nào dưới đây để đảm bảo an toàn và tuân thủ đúng Luật giao thông đường bộ?
A. Bình tĩnh, tiếp tục di chuyển như bình thường.
B. Nhanh chóng điều khiển xe tăng tốc để nhường đường cho đoàn xe.
C. Đi chậm lại và tránh sát vào lề đường bên trái nhường đường cho đoàn xe.
D. Nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường cho đoàn xe.
Câu 9. Biển nào dưới đây báo trước cho lái xe biết phía trước có chướng ngại vật, xe cần giảm tốc độ và đi theo chỉ dẫn trên biển báo?
A. Biển 1.
B. Biển 2.
C. Biển 3.
D. Biển 2 và 3
Câu 10. Trong hình dưới đây, thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Xe tải, xe khách, xe con, mô tô.
B. Xe khách, xe tải, mô tô, xe con.
C. Mô tô, xe khách, xe tải, xe con.
D. Xe tải, mô tô, xe khách, xe con.
PHẦN 2: CÂU HỎI TỰLUẬN
1. Nêu những quy định của pháp luật về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông.
Tham khảo:
2. Em hãy xây dựng kế hoạch để tuyên truyền cho mọi người xung quanh biết về những quy định này.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả Nghị quyết đại hội XIII của Đảng 2024
-
Báo cáo tổng kết 10 năm phong trào Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc
-
Kịch bản tiểu phẩm thi dân vận khéo 2024
-
Theo em cần làm gì để tham gia giao thông bằng xe đạp an toàn?
-
Đáp án cuộc thi Vì an toàn giao thông thủ đô 2024 THCS - Vòng 3
-
Đáp án thi Tìm hiểu quy định của pháp luật về Luật sư tỉnh Bắc giang 2024
-
(Đợt 3) Đáp án thi cải cách hành chính tỉnh Bình Thuận 2024
-
Liên hệ về trách nhiệm cá nhân về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước
-
Biển nào dưới đây cấm mọi loại xe cơ giới đi vào trừ xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các loại xe ưu tiên?
-
Thứ tự các xe trong hình dưới đây đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Bài viết hay Bài thu hoạch, bài dự thi
Nữ chính trị gia Việt Nam Liên quân mobile - Nữ tướng đầu tiên của Việt Nam
Top 8 Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nâng hạng giáo viên mầm non hạng IV lên hạng III (11 chuyên đề)
Đáp án Cuộc thi Văn hóa giao thông an toàn tỉnh Vĩnh Phúc 2024
Bài phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác đoàn thanh niên
Trình bày những thành tựu nổi bật và giải pháp xây dựng quận Bình Thạnh phát triển
Biển nào dưới đây cấm mọi loại xe cơ giới đi vào trừ xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các loại xe ưu tiên?