Vì sao phải đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước?

Bài dự thi Tìm hiểu pháp luật về căn cước định danh và xác thực điện tử của Việt Nam 2024

Vì sao phải đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước? là câu hỏi thi viết Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam năm 2024 trên ứng dụng VNeID. Sau đây HoaTieu.vn xin chia sẻ gợi ý trả lời để các bạn có thêm ý tưởng hoàn thiện bài dự thi Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam năm 2024 của cá nhân mình. Mời các bạn cùng tham khảo.

Nội dung gợi ý trả lời do HoaTieu.vn thực hiện dựa trên những tìm hiểu cá nhân, chỉ mang giá trị tham khảo.

Đáp án thi viết Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam năm 2024
Đáp án thi viết Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam năm 2024

Câu hỏi số 1: Vì sao phải đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước?

Gợi ý trả lời: Việc đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước sẽ bảo đảm thể hiện đầy đủ chính sách, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nội dung Luật. Điều này phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số, với nội dung được bổ sung bao quát, toàn diện, đầy đủ thông tin trong thẻ căn cước và hình thức, phương thức quản lý số tính khoa học, đại chúng, giúp cho Nhà nước quản lý chặt chẽ các đối tượng. Đồng thời hỗ trợ người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, tham gia các hoạt động, giao dịch hành chính, dân sự, hoạt động xã hội tiện lợi, phù hợp với môi trường số, xã hội số.

Dưới đây là những lý do chủ yếu của việc đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước:

Thứ nhất: Luật Căn cước sẽ bao quát và thống nhất hơn về phạm vi điều chỉnh.

Thuật ngữ "công dân" trong tên gọi "Luật Căn cước công dân" có thể gây hiểu lầm là chỉ áp dụng cho công dân Việt Nam, trong khi thực tế căn cước cần phải quản lý đối với toàn bộ người dân sinh sống tại Việt Nam, bao gồm cả những người không phải là công dân, để bảo đảm các quyền con người, quyền công dân theo quy định Luật.

Cụ thể, Luật Căn cước công dân chỉ quy định về cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên; Luật căn cước 2023 mới đã bổ sung đối tượng áp dụng là công dân dưới 14 tuổi và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam (sau đây gọi là người gốc Việt Nam); đối với người gốc Việt Nam thì không cấp thẻ căn cước mà chỉ cấp giấy chứng nhận căn cước.

Thứ hai: Thuận tiện cho người dân trong tham gia các hoạt động xã hội cũng như giao dịch hành chính, dân sự

Với việc mở rộng, tích hợp nhiều thông tin vào thẻ căn cước thì thông tin trên thẻ và thông tin được tích hợp vào thẻ không chỉ đơn thuần là thông tin cơ bản của công dân như trước đây, mà còn tạo điều kiện cho các công tác quản lý nhà nước và thuận tiện cho người dân trong tham gia các hoạt động xã hội cũng như giao dịch hành chính, dân sự. Đây là lý do cơ bản, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh.

Thứ ba: Phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý và xác thực danh tính cá nhân

Việc đổi tên thành thẻ căn cước là để phù hợp, thống nhất với tên gọi của các loại thẻ nhân dạng thông tin công dân của các nước trên thế giới hiện nay (Identity Card - Thẻ căn cước hay thẻ nhận dạng cá nhân).

Tóm lại, việc đổi tên từ "Luật Căn cước công dân" thành "Luật Căn cước" không chỉ là sự thay đổi về thuật ngữ mà còn là một bước đi cần thiết để đảm bảo tính bao quát, hiện đại hóa và phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số ngày nay.

Trên đây là gợi ý đáp án thi viết Tìm hiểu pháp luật về Định danh, xác thực điện tử và Dịch vụ công trực tuyến. Mời bạn đọc theo dõi các bài viết hữu ích khác tại mục Tài liệu - Bài dự thi, bài thu hoạch của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
9 766
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm