Cúng tất niên 2024 ngày nào tốt?

Tất niên 2024 ngày bao nhiêu? Cúng tất niên bắt đầu từ ngày nào? Ngày tốt cúng tất niên 2024, xem ngày tốt cúng tất niên 2024... Đây đều là các câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm bởi lễ Tất niên cuối năm là một trong những nghi lễ quan trọng để tiễn năm cũ 2023 và đón năm mới Giáp Thìn 2024. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc một số ngày tốt cúng tất niên 2024, ngày giờ đẹp cúng tất niên để lễ Tất niên cuối năm diễn ra suôn sẻ thuận lợi nhất.

Cúng tất niên cuối năm là một nghi lễ quan trọng trong dịp Tết nguyên đán cổ truyền của người Việt để khép lại một năm đã qua và đón năm mới với nhiều may mắn thuận lợi. Chính vì vậy nhiều gia đình có phong tục xem ngày đẹp cúng tất niên cuối năm để lễ cúng Tất niên được diễn ra thuận lợi nhất. Vậy năm 2024 cúng Tất niên ngày nào thì tốt? Dưới đây là chi tiết danh sách ngày đẹp cúng Tất niên 2024, Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc.

1. Tết 2024 vào ngày nào?

Tết ta 2024 vào ngày nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm khi mà chỉ còn vài ngày nữa chúng ta sẽ chính thức đón chào năm mới 2024. Theo lịch vạn niên, Tết Nguyên Đán 2024 Giáp Thìn năm nay sẽ vào ngày thứ 7 tức ngày 10/2/2024 dương lịch.

2. Lễ tất niên là gì?

Tất niên (hay còn gọi là tiệc tất niên, lễ tất niên...) là một nghi thức được diễn ra nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới.

Theo nghĩa Hán Việt thì "tất" có nghĩa là hết, hoàn thành, xong; còn "niên" có nghĩa là năm. Vì thế, tất niên được hiểu đơn giản là kết thúc một năm.

Ăn tất niên là gì

3. Tất niên 2024 ngày bao nhiêu?

Thường thì tất niên ở nước ta được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm tính theo lịch Âm (tức là ngày 30 tháng 12 Âm lịch, hay còn được gọi là ngày 30 Tết, một số năm thiếu thì sẽ được tổ chức vào ngày 29 tháng 12 Âm lịch (ngày 29 Tết))

Tuy nhiên có một số gia đình tổ chức cúng tất niên sớm hơn, có thể là ngày 25, 26, 27 hoặc 28 tháng Chạp. Nhìn chung thời gian tốt nhất để tổ chức lễ cúng tất niên vẫn là 2 ngày cuối cùng trong năm cũ. Như vậy Tất niên 2024 sẽ rơi vào ngày 8/2/2024 (tức 29 tháng Chạp) và 9/2/2024 (tức ngày 30 tháng Chạp).

Thường trong ngày cúng tất niên, gia đình chuẩn bị mâm cơm thật tươm tất. Trước là cúng gia tiên, ông bà tổ tiên những người đã khuất. Sau đó là tất cả các thành viên trong gia đình sum vầy bên mâm cơm ngày cuối trong năm cũ.

4. Cúng Tất niên ngày 23 tháng chạp được không?

Cúng Tất niên là một ngày lẽ vào dịp cuối năm âm lịch của người Việt thể hiện nét đẹp văn hóa về truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên của dân tộc. Thông thường, thời điểm thích hợp nhất để tổ chức lễ Tất niên cuối năm là vào ngày 29, 30 tháng Chạp âm lịch.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy thì lễ Tất niên có thể được tiến hành bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, sau khi đã tiễn ông Táo lên trời cho đến ngày 30 tháng 12 âm lịch.

5. Ngày tốt cúng Tất niên 2024

Người Việt quan niệm, ngày tất niên có thể là ngày 30 Tháng Chạp (nếu đó là năm đủ) hoặc là ngày 29 tháng Chạp (nếu đó là năm thiếu). Tất niên thường diễn ra vào buổi chiều hoặc buổi tối trong ngày. Sau khi cúng tất niên xong, gia chủ có thể mời khách đến nhà để ăn cơm tất niên. Ngoài ra, tùy vào phong tục tập quán của mỗi vùng, việc cúng tất niên có thể khác đôi chút.

Vậy, năm 2024 nên cúng tất niên vào ngày nào, giờ nào là tốt nhất? Theo lịch vạn niên, năm 2024 sẽ có một số ngày tốt trong tháng Chạp các bạn có thể tham khảo.

Sau đây là danh sách ngày đẹp cúng Tất niên các bạn có thể tham khảo:

Ngày 26 tháng Chạp: tức ngày Kỷ Hợi, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão

Ngày 29 tháng Chạp: tức ngày Nhâm Dần, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão

Ngày 30 tháng Chạp: tức ngày Quý Mão, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo lịch âm dương của Hoatieu để lựa chọn các ngày đẹp khác nếu như không bố trí làm lễ tất niên vào đúng ngày cuối năm được.

6. Bài cúng Tất niên 2024

Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết bài khấn Tất niên 2024 trong đường link bên dưới:

7. Ý nghĩa của Lễ cúng Tất niên

Tất niên còn gọi là Lễ Tất niên hay tiệc Tất niên là một nghi thức quen thuộc của chúng ta nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chào mừng năm mới. Đây là phong tục tập quán lâu đời và mang nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.

Khoảng thời gian này, các thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, tận hưởng bầu không khí ấm cúng và tràn ngập niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống.

Sau một năm làm ăn vất vả, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ cuối năm thật tươm tất để cúng Tất niên và chuẩn bị đón Tết. Theo thông lệ, Lễ Tất niên được tiến hành vào chiều 30 Tết.

Tất niên, nếu xét nghĩa từng chữ cùng là một cách để trả lời tất niên nghĩa là gì khá dễ hiểu, chữ Tất có nghĩa là xong, là hết; chữ Niên là năm, Tất Niên là kết thúc một năm - 365 hay 366 ngày của năm cũ sắp qua, sẵn sàng bước vào năm mới.

8. Những việc nên làm trong ngày Tất niên

Với nhiều người, ngày Tất niên cũng là ngày quan trọng chẳng kém gì mùng 1 Tết. Trong ngày này, có 5 việc quan trọng mà bạn nên làm.

Những việc này không phải chỉ nhằm mang đến sự may mắn, hanh thông, tài lộc mà còn là một nét đẹp văn hóa lâu đời cần được gìn giữ.

- Cúng Tất niên:

Trong ngày Tất niên, một việc quan trọng không thể thiếu chính là cúng lễ Tất niên. Những điều cần lưu ý trong lễ cúng này cũng như cách bày biện, chuẩn bị mâm cỗ cúng ra sao đã được Lịch Ngày Tốt nêu rõ ở các nội dung bên trên.

- Cúng đón ông Táo về nhà:

Theo truyền thống, các gia đình Việt Nam sẽ tiến hành cúng ông Công ông Táo để tiễn đưa các vị lên chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp. Đây là ngày Táo Quân cưỡi cá chép lên thiên đình để bẩm báo mọi việc ở hạ giới trong một năm qua với Ngọc Hoàng.

Sau 7 ngày, tức là vào ngày 30 tháng Chạp, bạn cần phải tiến hành cúng để đón ông Táo về lại nhà và bảo hộ cả gia đình trong năm tới.

Tuy nhiên, có rất nhiều gia đình đưa ông Táo về trời nhưng lại lỡ quên mất việc cúng đón ông Táo về nhà.

Do đó, cúng đón ông Táo cũng là việc cần làm trong ngày Tất niên mà bạn cần ghi nhớ. Thời gian cũng sẽ rơi vào khoảng từ 11h đến 11h45 phút tối, trước lễ cúng Giao thừa.

Những lễ vật cũng sẽ chuẩn bị giống như khi đưa ông Táo lên trời.

- Tắm lá mùi:

Từ xa xưa, tắm lá mùi vào ngày cuối năm đã là một tập tục của dân tộc ta. Sở dĩ có việc làm này là bởi ông bà ta cho rằng tắm lá mùi vào ngày cuối cùng của một năm sẽ giúp xua tan những điều xui xẻo của năm cũ và đón năm mới vui vẻ, tốt đẹp hơn.

Còn theo khoa học, việc tắm lá mùi thực tế mang lại rất nhiều tác dụng tốt, được ví như một phương pháp detox cơ thể.

Hơn nữa, tắm lá mùi còn được cho là có thể giúp trị trầm cảm, giảm căng thẳng, giảm các cơn đâu đầu, làm sạch da, lưu mùi thơm dễ chịu… giúp người tắm cảm thấy thư thái hơn. Nhờ đó, tâm trạng cũng thoải mái hơn để đón năm mới.

Với những tác dụng này, Tất niên năm nay bạn đừng quên mua một bó lá mùi già và chuẩn bị nước tắm cho cả nhà nhé!

- Ăn bữa cơm đoàn viên gia đình:

Mâm cơm cúng ngày Tất niên sẽ càng ý nghĩa và đầm ấm hơn nếu cả nhà quây quần, tề tựu đông đủ bên nhau và cùng dùng bữa cơm cuối cùng của năm cũ.

Suốt cả một năm tất bật, bạn hãy cố gắng bớt chút thời gian dùng bữa cơm Tất niên cùng ông bà, bố mẹ, anh chị em. Trong những giờ khắc thiêng liêng của sự chuyển giao, hãy sống chậm lại đôi chút để cảm nhận sự ấm áp của thân tình.

- Cúng Giao thừa:

Sau bữa cơm Tất niên, các gia đình sẽ phải chuẩn bị một lễ cúng Giao thừa. Đây là nghi thức mang giá trị tinh thần, một nghi lễ trừ tịch để tiễn đưa những điều xui xẻo, không may của năm cũ và đón những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

Không chỉ vậy, đây cũng là một nghi lễ mang giá trị văn hóa, thể hiện sự tri ân báo đức với tiên tổ, tiễn những vị thần năm cũ và đón những vị thần mới.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
16 37.339
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm