Bài cúng Tất niên công ty - Bài cúng cuối năm ở cơ quan 2024

Bài cúng cuối năm ở cơ quan 2024 - Bài cúng Tất niên công ty năm 2024 là một trong những nội dung quan trọng để hoàn thành nghi lễ cúng tất niên cuối năm cơ quan, công ty. Vậy cúng tất niên công ty gồm những gì? Mâm cúng tất niên công ty như thế nào? Dưới đây là nội dung chi tiết văn khấn cúng Tất niên cuối năm công ty cùng với cách chuẩn bị mâm lễ cúng tất niên cuối năm công ty để tạ ơn trời đất đã phù hộ độ trì cho công việc làm ăn trong năm suôn sẻ.

Sau đây là bài cúng tất niên công ty năm Giáp Thìn 2024 chuẩn nhất đã được Hoatieu đăng tải, mời các bạn cùng tham khảo.

Bài cúng tất niên 2024 cho công ty là một phần không thể thiếu khi tiến hành nghi lễ cúng Tất niên công ty. Trong những ngày cuối năm giáp Tết nguyên đán, cúng Tất niên công ty là một trong những nghi thức được các chủ doanh nghiệp cũng như các công ty rất quan tâm với mong muốn tạ lễ năm cũ và đón một năm mới nhiều may mắn thuận lợi, chỗ làm ăn được yên ấm, phát đạt. Sau đây là cách chuẩn bị mâm cúng Tất niên công ty cùng với bài khấn Tất niên công ty cuối năm, văn khấn Tất niên ở cơ quan Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc.

Bài cúng cuối năm ở cơ quan 2023

1. Ý nghĩa lễ cúng Tất niên cuối năm

Lễ Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là phong tục tập quán lâu đời và là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Vào ngày này, mọi người thường quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, để tổng kết, nhìn lại một năm đã qua, cùng đón giao thừa và mừng năm mới. Họ tận hưởng bầu không khí ấm cúng và tràn ngập niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống.

Cúng Tất niên cũng thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt. Sau một năm làm ăn vất vả, vào những ngày cuối năm, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để cúng Tất niên và chuẩn bị đón Tết.

2. Mâm cúng Tất niên công ty

Lễ tất niên, cúng tất niên hay cúng hết năm thường được các doanh nghiệp, cơ quan chú trọng để tạ ơn các vị thần linh đã phù hộ trong năm qua cũng như tiễn năm cũ và bước sang năm mới bình an, thuận lợi. Đối với mâm cúng Tất niên ở cửa hàng, doanh nghiệp không cần quá cầu kỳ nhưng vẫn phải bày biện đầy đủ, trang nghiêm. Mâm cúng tất niên công ty không thể thiếu các vật phẩm quan trọng như hoa tươi, trái cây, hương đèn, rượu trà,… Đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời. Mâm ngũ quả để cúng tất niên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, màu sắc đẹp mắt vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa trưng cũng là hoa tươi, có mùi thơm.

Để chuẩn bị mâm cúng Tất niên công ty 2024 sao cho chu toàn các bạn có thể tham khảo chi tiết lễ vật cúng Tất niên bên dưới.

3. Lễ vật cúng Tất niên công ty 2024

Lễ vật thiết cúng ở công sở thường đơn giản hơn ở nhà, chủ yếu là “giàu làm kép, hẹp làm đơn”, miễn sao thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ để gọi là tri ân đất, trời, phật thánh đã gia hộ bình an cho doanh nghiệp trong năm qua.

Lễ vật mâm cúng tất niên ở cơ quan dù không cầu kỳ đi chăng nữa cũng cần có đầy đủ những lễ vật cơ bản như sau:

  • Mâm hoa quả
  • Hương hoa
  • Giấy tiền vàng mã
  • Đèn nến
  • Trầu cau
  • Rượu, trà
  • Bánh chưng

Lễ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thanh thanh, bày biện đầy đặn và lịch sự bao gồm:

  • Heo quay
  • Thịt gà
  • Giò chả…

Bài cúng tất niên công ty

4. Ngày đẹp cúng Tất niên công ty 2024

Thông thường lễ Tất niên sẽ được cử hành vào ngày 29 hoặc 30 Tết tùy theo tháng Chạp năm đó có 29 hay 30 ngày. Tuy nhiên đối với một số cơ quan, doanh nghiệp người lao động sẽ được nghỉ Tết từ trước đó cùng với việc xem ngày tốt để làm lễ Tất niên công ty với mong muốn sang năm mới công việc kinh doanh được thuận lợi nên nhiều doanh nghiệp, công ty có thể tổ chức Tất niên sớm. Sau đây là một số ngày đẹp trong tháng 2 các bạn có thể tham khảo để tiến hành làm lễ Tất niên cuối năm 2024.

Công ty, cơ quan có thể tổ chức cúng tất niên 2024 vào những ngày sau:

  • Ngày 29 tháng Chạp (tức 8/2/2024 dương lịch): Ngày Nhâm Dần tháng Ất Sửu.
  • Ngày 30 tháng Chạp (tức 9/2/2024 dương lịch): Ngày Quý Mão tháng Ất Sửu.

5. Bài cúng cuối năm cơ quan 2024

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát

Tín chủ con tên là… tại...

Hôm nay ngày... tháng chạp năm... Âm lịch

Tín chủ con đại diện cho công ty... xin được thành tâm sửa biện hương hoa, chuẩn bị đèn nến, hoa trà dâng lên trước án. Qua năm... , chúng con xin được dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho công việc làm ăn của chúng con luôn được suôn sẻ, phát đạt, mọi sự bình an, may mắn. Một năm qua đi chúng con có gì thiếu sót, trần gian mắt thịt không rõ xin được các vị thần linh lượng thứ bỏ qua cho.

Nay con xin được đọc bài cúng Tất niên công ty cuối năm... để thành tâm kính lạy mời các ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vi Tôn Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn Thần, ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, ngài tiền hậu Địa chủ Tài Thần, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân và các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Kính lạy các ngài nghe thấu tâm can, chứng giám lòng thành, đáp lễ lời mời, thụ hưởng lễ vật và phù hộ độ trì cho toàn công ty chúng con luôn được bình an, toàn gia an lạc, việc làm ăn luôn được suôn sẻ, hanh thông.

Chúng con lễ bạc lòng thành, trước xin kính lễ tạ ơn, sau cúi xin các vị Chư Thần luôn chứng giám, độ trị phù hộ cho toàn công ty chúng con một năm mới an lành, phát lộc.

A Di Đà Phật!

A Di Đà Phật!

A Di Đà Phật!

6. Những điều cần lưu ý khi làm lễ tất niên tại cơ quan

Lễ cúng tất niên tại cơ quan có thể không long trọng như lễ cúng tất niên tại gia đình, tuy nhiên để thể hiện rõ tấm lòng thành của đơn vị, cũng cần phải đảm bảo một số vấn đề như sau:

– Người chủ lễ cần phải ăn mặc chỉnh tề, nghiêm trang khi hành lễ, không được cười đùa trong lúc đang tiến hành lễ cúng. Thông thường, người chủ lễ sẽ là chủ doanh nghiệp hoặc trưởng bộ phận.

– Khi chuẩn bị lễ cúng, cần phải hết sức cẩn thận, tránh tình trạng đổ vỡ, theo quan niệm tâm linh, điều này sẽ dẫn đến những xui xẻo, nhất là trong thời điểm quan trọng như chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

– Do lễ cúng không kêu cầu ông bà tổ tiên, chỉ khấn các thần linh phù hộ độ trì cho doanh nghiệp, bởi vậy người chủ lễ cần phải chuẩn bị văn khấn một cách chu đáo. Nên tìm kiếm những bài văn khấn ở những nguồn uy tín hoặc liên hệ đến thầy pháp để được tư vấn.

– Trong quá trình đọc văn khấn, cần phải đọc to rõ ràng để thể hiện lòng thành trước thần linh

– Cần phải thực hiện lễ cúng theo đúng quy trình.

Bắt đầu từ chuẩn bị lễ vật -> dâng lễ vật lên bàn thờ -> thắp nhang -> đọc to văn khấn -> cắm nhang vào bát nhang, sau đó vái lạy. Cho đến khi nhang đã cháy hết thì lễ tạ rồi tiến hành đốt toàn bộ vàng mã, giấy tiền. Chủ lễ tiến hành hạ mâm cúng xuống và lễ cúng kết thúc.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
11 46.083
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm