Mâm cơm tất niên 2023 gồm những gì?

Đồ cúng tất niên cuối năm - Mâm cúng tất niên gồm những gì? Cũng Tất niên là một trong những nghi lễ quan trọng ngày cuối năm để tiễn năm cũ và chuẩn bị chào đón một năm mới. Tuy nhiên mỗi vùng miền trên đất nước lại có những tập tục mang bản sắc riêng của địa phương trong nghi lễ Tất niên. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn cách chuẩn bị mâm cúng Tất niên cũng như mâm cúng tất niên miền Nam, mâm cúng tất niên miền Bắc, mâm cúng tất niên miền Trung để chuẩn bị cho lễ Tất niên sắp tới nhé.

1. Tất niên 2023 ngày bao nhiêu?

Thông thường lễ Tất niên sẽ được tổ chức vào ngày cuối cùng của một năm tức là ngày 30 tháng Chạp, năm nào tháng thiếu thì sẽ tổ chức vào ngày 29 tháng Chạp.

Như vậy Tất niên 2023 năm nay sẽ là ngày thứ 7 tức ngày 30/12 năm Nhâm Dần âm lịch và 21/1/2023 dương lịch. Theo lịch vạn niên ngày 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần cũng là ngày tốt thuận tiện cho các gia đình tiến hành làm lễ tất niên tiễn năm cũ và chào đón năm mới Quý Mão 2023.

Tuy nhiên đối với các gia đình, cơ quan không thể tiến hành làm lễ Tất niên cuối năm 2022 vào ngày 30 tháng Chạp thì có thể tham khảo một số ngày tốt cuối năm dưới đây để làm lễ cúng Tất niên trước.

Theo chuyên gia, việc cúng tất niên 2023 có thể diễn ra vào:

Ngày 26 tháng Chạp Âm lịch tức ngày Ất Hợi tháng Quý Sửu năm Nhâm Dần, (tức ngày 17/1/2023 Dương lịch)

Ngày 28 tháng Chạp (tức 19/1/2023 dương lịch): Ngày Đinh Sửu, tháng Quý Sửu: Ngày Nhâm Ngọ, tháng Tân Sửu năm Tân Sửu. Giờ hoàng đạo là: Tý (23 - 1h), Sửu (1 - 3h), Mão (5 - 7h), Ngọ (11h - 13h), Thân (15 - 17h), Dậu (17 - 19h).

Ngày 29 tháng Chạp (tức 20/1/2023 dương lịch): Ngày Mậu Dần tháng Quý Sửu: Ngày Quý Mùi, tháng Tân Sửu, năm Tân Sửu. Giờ đẹp gồm Dần (3 - 5h), Mão (5 - 7h), Tỵ (9 - 11h), Thân (15 - 17h).

2. Lễ vật cúng tất niên 2022

Hương và đèn (hoặc có thể sử dụng nến): mâm cơm cúng tất niên sẽ không được trọn vẹn nếu thiếu đi hai lễ vật quan trọng này. Bởi hương và đèn là những lễ vật tượng trưng cho sự tinh tú cũng như là sợi dây kết nối giữa hai thế giới âm – dương. Nếu không có đèn, gia chủ có thể chọn thay thế bằng nến. Đồng thời để biểu tượng cho mặt trăng và mặt trời, gia chủ nên đặt hai bên bàn thờ hai cây đèn hoặc hai cây nến.

Mâm ngũ quả: Là mâm cúng không thể thiếu khi cúng gia tiên trong ngày tất niên. Do vậy khi lựa chọn, gia chủ cần chọn những loại hoa quả tươi chín đều, đẹp mắt, không bị bầm dập hay sâu thối. Đặc biệt không sử dụng các loại hoa quả là đồ giả để đặt lên mâm cúng tất niên.

Bên cạnh đó, gia chủ không được đặt mâm ngũ quả ở chính giữa bát hương bởi theo quan niệm trong tâm linh, mâm ngũ quả đặt ở vị trí này sẽ làm che đi trục khí chính. Vì thế, gia chủ nên để mâm ngũ quả cúng tất niên sang bên cạnh. Ngoài ra, hoa cúng gia tiên, gia chủ cũng không được sử dụng hoa giả, hoa nhựa.

Ngoài ra, một số lễ vật gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ cho mâm cơm cúng tất niên đó là: trà (hoặc có thể thay thế sử dụng bằng rượu, nước lọc,..), vàng mã, giấy tiền, bánh kẹo, bánh chưng, gạo, muối trắng,…

Thực đơn mâm cơm cúng tất niên đơn giản

3. Mâm cơm cúng tất niên

Mâm cơm cúng tất niên cơ bản gồm có:

  • Gạo, muối.
  • Trà, rượu, nước lọc.
  • Giấy tiền vàng mã.
  • Bánh kẹo.
  • Trầu cau.
  • Chè, xôi, cháo trắng.
  • Tam sên.
  • Gà ta luộc.
  • Heo sữa quay.
  • Bánh bao.
  • Bánh chưng hoặc bánh tét.
  • Chả lụa.

Mâm cúng tất niên có thể thay đổi tùy theo vùng miền, đặc trưng văn hóa và phong tục ở môi khu vực.

4. Mâm cúng tất niên miền Bắc

Mâm cơm cúng tất niên của người dân miền Bắc thường gồm các món ăn quen thuộc như: Canh móng giò hầm măng, xôi gấc và bánh chưng, giò hoặc chả lụa, gà trống luộc nguyên con (hoặc sử dụng thịt lợn luộc), miến nấu lòng gà. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số món ăn bình dị khác như dưa hành muối, nộm, thịt đông…

5. Mâm cúng tất niên miền Trung

Khác với miền Bắc, mâm cơm cúng tất tiên của người dân miền Trung thường có các món ăn như: Giò lụa Huế, miến Huế, gà bóp rau răm, măng khô ninh, thịt lợn luộc, ram rán. Ngoài ra, tùy theo bản sắc từng khu vực mà mâm cúng có thể thay đổi hoặc thêm các món ăn khác cho phù hợp.

6. Mâm cúng tất niên miền Nam

Mâm cơm cúng tất niên của người dân miền Nam thường có các món ăn đặc trưng như: Bánh tét, củ cải ngâm nước mắm, thịt lợn luộc, gỏi tôm thịt, giò chả, canh măng nấu xương (bạn có thể dùng măng tươi hoặc măng khô), canh khổ qua nhồi thịt (hay còn được gọi là canh mướp đắng nhồi thịt), thịt kho tàu (là món thịt heo kho với trứng và nước cốt dừa). Bên cạnh đó, các gia đình có thể thêm bớt các món ăn sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện gia đình mình.

7. Thực đơn tất niên tại nhà

Hoatieu xin gợi ý một số mâm cúng tất niên tại nhà, các bạn có thể tham khảo để lên thực đơn tất niên ngon và đẹp mắt cho gia đình mình trong ngày Tết.

Thực đơn mâm cơm cúng tất niên đơn giản

Thực đơn mâm cơm cúng tất niên đơn giản

Thực đơn mâm cơm cúng tất niên đơn giản

Thực đơn mâm cơm cúng tất niên đơn giản

Thực đơn mâm cơm cúng tất niên đơn giản

Thực đơn mâm cơm cúng tất niên đơn giản

Thực đơn mâm cơm cúng tất niên đơn giản

Thực đơn mâm cơm cúng tất niên đơn giản

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 7.682
0 Bình luận
Sắp xếp theo