Sự tích ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Sự tích Táo quân
Đã thành lệ, cứ ngày 23 tháng Chạp hằng năm, nhà nhà làm lễ cúng để tiễn Táo quân về trời tâu việc một năm của gia đình mình với Ngọc hoàng. Vậy tục lệ cúng Táo công có từ đâu? Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ sự tích Táo quân cũng như ý nghĩa của tục lệ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp, mời các bạn cùng theo dõi.
Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc.
Nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo.
Theo văn hóa truyền thống dân tộc, ngày 23 tháng chạp hằng năm, các gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời.
Các vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp, biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu trong nhà sẽ lên báo cáo tình hình của gia chủ năm qua với Ngọc Hoàng.
Phong tục thờ cúng ông Công ông Táo mang nhiều ý nghĩa nhân văn, hướng con người ta tích cực làm việc tốt, sống lương thiện.
1. Truyền thuyết ông Công ông Táo
Theo người Việt Nam, Táo quân là chức Ngọc Hoàng thượng đế trao cho ba người có mối tình thâm nghĩa nặng: nàng Thị Nhi và hai chàng Trọng Cao, Phạm Lang. Thị Nhi có chồng là Trọng Cao.
Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.
Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng.
Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Ray rứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.
Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng.
Nhi sớm nhận ra người hành khất thân tàn ma dại đúng là người chồng cũ của mình. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao.
Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.
Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, biết Cao ở trong đó, Nhi lao mình vào tính cứu Cao ra.
Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.
Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.
Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Trên cao Ngọc Hoàng thượng đế, đã chứng kiến hết câu chuyện nên phong cho 3 người mỗi người một chức vụ khác nhau:
- Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp.
- Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà.
- Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho biết, truyền thuyết về ba ông đầu rau của Việt Nam là một sáng tạo độc đáo. Từ ý nghĩa của những cái tên cũng nhiều ẩn ý thú vị.
Nàng Thị Nhi (Nhi ẩn nghĩa từ Hán Việt là nấu chín, nấu nhừ) lấy chàng Trọng Cao (Cao ẩn nghĩa là tinh bột, bánh bột, cơm).
Còn Phạm Lang thì Lang, còn âm đọc khách là Canh, nghĩa là món canh, người ta nấu chín thức ăn với nhiều nước.
Chỉ có thế, Cơm - Canh - Nấu chín, thật đơn giản và rất Việt Nam. Nhưng nó ẩn chứa một triết lí: Bếp lửa có thể nuôi chúng ta sống như lầm lẫn sơ suất cũng có thể tạo ra những bi kịch.
2. Ý nghĩa ngày ông Công ông Táo
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc, nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.
Theo truyền thống từ xa xưa được truyền lại từ đời này sang đến đời khác, người Việt Nam quan niệm Táo quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng Thượng đế những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian.
Vì thế người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công - ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng. Những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi.
3. Nghi lễ cúng Táo quân
Sở dĩ Táo quân được dân gian kính trọng vì ngoài việc coi sóc bếp núc để nuôi sống con người, ngài còn theo dõi và ghi chép lại sinh hoạt tốt xấu của người trong nhà để cuối năm trình tấu với Ngọc hoàng. Theo sách “Kính Táo toàn thư”, “Táo Thần hưởng nhang khói của một nhà, gìn giữ sức khỏe cho người trong gia đình, theo dõi việc thiện ác của gia đình, tâu trình công tội của nhà đó” (thụ nhất gia hương hỏa, bảo nhất gia khang thái, sát nhất gia thiện ác, tấu nhất gia công quá). Với nhiệm vụ bảo hộ sinh mạng cho gia chủ nên Táo Quân còn được gọi là Tư mệnh Thần quân.
Trước kia, người Trung Quốc tin rằng báo cáo của Táo quân thường được đưa về trời lúc nửa đêm ngày mùng một hoặc ngày rằm mỗi tháng (có khi là ngày Canh và ngày Thân hoặc ngày tối trời của tháng âm lịch). Hiện nay, đa số tin rằng ngày báo cáo đó rơi vào 23, 24, hoặc 25 tháng Chạp, dựa theo quy tắc “Quan tam, dân tứ, đại gia ngũ”. Theo đó, những nhà quan chức quyền quý cúng tiễn Táo quân vào ngày 23, người dân bình thường cúng ngày 24 còn giới thượng lưu (đại gia) tiễn ngày 25. Nhưng thường dân gian cúng ngày 23 để “lấy hơi quan” cho nhà mình được phát đạt.
Lễ đưa tiễn ông Táo được gọi là lễ “Tống Táo”. Vào ngày đó, người Trung Quốc bày phẩm vật cúng Táo Thần tại bàn thờ gần bếp, gồm những thức vừa ngọt vừa dẻo như dưa hấu, kẹo mạch nha, kẹo kéo, bánh da lợn, mật ong, bánh nếp…, dụng ý để cho thức ăn ngọt khiến Táo Thần về trời chỉ tâu những điều tốt lành “ngọt ngào” cho gia chủ. Thế nên có câu “Ngật điềm điềm, Thuyết hảo thoại” (Ăn ngọt ngọt, nói việc tốt) và câu “Hảo thoại truyền thượng thiên, Hoại thoại đâu nhất biên” (Lời nói tốt trình lên trời, Lời nói xấu gạt sang bên). Để “trám miệng” Táo Thần, người ta cũng dâng ngài một loại rượu riêng gọi là “Túy Tư Mệnh” (Ông Táo say). Ngoài ra còn có nước, cỏ khô và đậu nành làm thức ăn cho ngựa của Táo quân. Khi cúng tiễn Táo quân, gia chủ dọn bày phẩm vật, đốt hương, châm rượu, khấn vái cầu xin rồi châm rượu thêm hai lần nữa. Tiếp đó, gỡ hình Táo quân cũ, kèm với hình con ngựa và giấy tiền vàng bạc đốt chung. Khi đốt xong rồi, phải nhặt lấy ít tro đặt vào bình mang đến trước bàn thờ Táo quân khấn: “Thượng thiên ngôn hảo sự, hồi cung giáng bình an” (Lên trời tâu việc tốt, trở về ban yên lành). Nhiều gia đình đốt pháo cho thêm long trọng, náo nhiệt. Như vậy, việc cúng tế Táo Thần có ý nghĩa “cầu phước tránh họa”.
Sau lễ tiễn Táo quân, đến chiều ba mươi Tết (có nơi là đêm Giao thừa) hoặc ngày mùng bốn tháng Giêng, phải làm lễ đón ngài từ trời quay trở về với gia chủ, gọi là lễ tiếp Táo. Lễ này có thể long trọng không kém lễ tiễn nhưng cũng có thể rất đơn giản, chỉ cần treo hình Táo quân và hình con ngựa mới, tượng trưng là ngài đã trở về trấn thủ trong nhà để tiếp tục phù hộ và giám sát việc thiện ác trong năm mới.
Ở Việt Nam, dân gian quan niệm ba vị Táo quân định đoạt phúc đức cho gia đình. Hằng năm, đúng ngày 23 tháng Chạp, các gia đình cúng tiễn ông Táo về trời, nhân tiện cúng gia tiên, nên ngày này gọi là "Tết ông Công". Trong số lễ vật, người miền Bắc (từ Nghệ An trở ra) thường cúng một con cá chép sống rồi thả ra sông hồ (phóng sinh). Có gia đình thả vào giếng hay bể, nuôi cá lớn với mong muốn cá trông coi gia đình luôn thịnh vượng, con cháu được đỗ đạt, làm ăn được hanh thông, bởi vì cá chép có thể hóa rồng để vượt qua chín tầng trời, đưa ông Táo gặp Ngọc hoàng. Hiện nay, nhiều gia đình sử dụng cá chép giấy có kèm sẵn trong bộ quan miện của ông Táo. Người vùng Nam Trung Bộ trở vào không cúng cá chép mà đốt giấy in mộc bản hình “cò bay, ngựa chạy”. Người dân ở đây thường dâng hoa quả, kẹo, bánh mứt... miễn là đồ ngọt. Món bánh thường là bánh cốm làm bằng bột nếp rang nở. Riêng miền Nam lại cúng món bánh mè (vừng) gọi là “thèo lèo”.
Lý do cúng cá chép là vì loại cá này được người Việt và người Hoa xếp đứng đầu trong các loại cá nước ngọt. Truyền thuyết cho rằng, cá chép có thể hóa thành rồng nếu vượt qua Vũ môn. Với người Trung Quốc, Vũ môn (hay Long môn) là hai mỏm núi đá đứng sừng sững hai bên bờ một khúc sông Hoàng Hà, như hình cái cửa. Cửa này trước chật hẹp, khi Hạ Vũ trị thủy mới đục phá cho rộng thêm ra, nên gọi là Vũ môn (cửa ông Vũ). Sách “Tam Tần ký” ghi: “Long Môn là nơi sóng dữ, cá khó vượt qua, nếu vượt qua được thì sẽ hóa rồng”. Còn theo sách “Thủy kinh chú”, tiết tháng ba, cá chép vượt qua được Long Môn hóa rồng.
Theo “Ðại Nam nhất thống chí”, nước ta cũng có Vũ môn ở dãy núi Khai Trướng (Giăng Màn) thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, là một dòng suối ba bậc. Tương truyền, mỗi năm đến tháng tư, mưa to, có nước nguồn thì cá chép ngược dòng vượt Vũ môn để hóa rồng. Vì thế, ca dao có câu “Tháng ba cá đi ăn thề/Tháng tư cá về, cá vượt Vũ Môn".
Với ý nghĩa này, người Việt dùng cá chép làm phương tiện tiễn Táo quân về trời, đồng thời cũng cầu mong sự thành đạt, thăng tiến.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền - Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Cúng ông Công ông Táo ở đâu?
Những câu chúc Tết hay ngắn gọn 2023
Cách rút, tỉa chân hương ngày ông Công ông Táo 23 Tết chuẩn nhất 2024
Văn khấn ông Công ông Táo 2024 - Văn khấn ngày 23 tháng Chạp
Hình chúc tết 2024 Giáp Thìn
Mâm cỗ cúng ông Táo gồm những gì?
Bài khấn ông Công ông Táo ở cơ quan
Tết năm nay có Táo quân 2023 không?
- Bảng tra sao hạn năm 2024 Giáp Thìn
- Cách bao sái ban thờ ngày Tết
- Văn khấn bao sái bát hương ngày Tết
- Cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp
- Văn khấn cúng sao giải hạn Giáp Thìn 2024
- Chọn tuổi xông nhà Giáp Thìn 2024
- Cách cúng sao Kế Đô năm 2024 Giáp Thìn
- Cách cúng sao La Hầu năm Giáp Thìn 2024
- Cách cúng giải hạn sao Thái Bạch năm Giáp Thìn 2024
- Cách làm lễ cúng sao giải hạn đầu năm Giáp Thìn 2024
- Bài cúng Tất niên công ty - Bài cúng cuối năm ở cơ quan 2024
- Văn khấn rước ông bà gia tiên ngày 30 Tết
- Bài cúng khai trương cửa hàng, công ty đầu năm mới Quý Mão 2023
- Hình ảnh Tết 2024 đẹp nhất
- Những điều nên làm trong ngày Tết
- Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết để tránh gặp xui xẻo
- Kịch bản chương trình tất niên cuối năm 2023
- Dự báo thời tiết Tết 2024? Tết 2024 có lạnh không?
- Câu chúc Tết 2024 hay nhất
- Lời chúc mừng năm mới hay và ý nghĩa 2024
- Câu đối Tết Giáp Thìn 2024 hay nhất
- Thơ chúc tết Giáp Thìn 2024
- Vương hiệu vị Hành khiển và Phán quan năm Giáp Thìn 2024
- Văn khấn ông Công ông Táo 2024
- Bài cúng tất niên cuối năm 2023 Quý Mão - Văn khấn tất niên 30 Tết
- Văn khấn Giao thừa trong nhà năm Giáp Thìn 2024
- Văn khấn Giao thừa ngoài trời năm Quý Mão 2023
- Văn khấn đêm giao thừa 2023
- Lễ khai hạ là gì? Lễ khai hạ 2024 rơi vào mùng mấy tháng Giêng?
- Bài cúng khai hạ 2024 - Văn khấn hạ nêu mùng 7
- Những điều kiêng kỵ trong đêm giao thừa 2024
- Lịch âm 2024 hôm nay, Lịch 2024 hôm nay
- Top các địa điểm tổ chức tất niên 2024
- Hình ảnh Tết xưa đẹp nhất
- Văn khấn Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024
- Lễ trừ tịch là gì? Ý nghĩa đêm trừ tịch
- Cách làm lễ hóa vàng ngày Tết 2024
- Văn khấn Rằm tháng Chạp Quý Mão 2023
- Xem tuổi gặp hạn Tam tai năm 2024, 2025
- Bảng tính hạn Tam tai, Hoang Ốc, tuổi Kim Lâu 2024
- Bài thơ chúc Tết mầm non 2024
- Ngày tết xe bus có chạy không?
- Cúng tất niên 2024 ngày nào tốt?
- Thái tuế là gì? Các tuổi phạm Thái tuế 2024
- Những việc cần chuẩn bị trước Tết 2024
- Xem ngày tốt khai trương đầu năm mới Giáp Thìn 2024
- Các bài hát chúc mừng năm mới hay nhất
- Chúc mừng năm mới tiếng Nhật 2024
- Xem ngày tốt khai trương đầu năm mới 2024 Giáp Thìn
- Stt thả thính ngày Tết 2024
- Văn khấn cây hương ngoài trời 2024
- Hướng xuất hành đầu năm 2023
- Ngày đẹp dọn ban thờ 2024
- Thơ tất niên cuối năm
- Lời chúc ngày cuối cùng của năm hay
- Giao thừa là gì?
- Cúng tạ đất cuối năm 2023
- Trả nợ tào quan là gì?
- Vè chúc Tết 2024
- Những câu chúc Tết hay ngắn gọn 2023
- Những điều kiêng kỵ trong tháng Chạp cần tránh
- Mâm ngũ quả ngày Tết Giáp Thìn 2024
- Văn khấn Thổ Công ngày Tết
- Ngày tốt tháng 1 năm 2024 - Tháng 1 Dương ngày nào đẹp?
- Bài cúng Tất niên ngoài trời Quý Mão 2023
- Văn khấn tạ mộ cuối năm 2023
- Mâm cúng tất niên cuối năm Giáp Thìn 2024
- Ngày Thần Tài là ngày nào 2024? Đồ lễ cúng vía Thần tài
- Cách viết sớ cúng Tất niên Giáp Thìn 2024
- Mẫu nail Tết 2024
- Cúng tất niên công ty gồm những gì 2024?
- Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết
- Văn khấn cầu duyên
- Cúng ông Công ông Táo ở đâu?
- Câu chúc Tết 4 chữ
- Cách bài trí ban thờ ngày Tết
- Lập xuân là gì? Ngày lập xuân 2024 là ngày nào?
- Bài khấn rước ông Táo về nhà ngày Tết Giáp Thìn 2024
- Bài cúng đầu năm Giáp Thìn 2024
- Cách làm lễ cúng đầu năm Giáp Thìn 2024
- Văn khấn tỉa chân nhang ban Thần Tài Tết 2023
- Cách cúng sao Vân Hớn năm Giáp Thìn 2024
- Sao Thái Dương tốt hay xấu? Cách cúng sao Thái Dương
- Cách cúng sao Thái Âm Giáp Thìn 2024
- Cúng sao Mộc Đức Giáp Thìn 2024
- Cúng sao Thủy Diệu Giáp Thìn 2024
- Cúng sao Thổ Tú Giáp Thìn 2024
- Cách tỉa chân nhang ban thờ Thần Tài
- Xem mệnh theo năm sinh chuẩn nhất
- Mâm cơm cúng rằm tháng Chạp
- Đầu năm đi lễ chùa: sắm lễ, khấn thế nào, cầu gì cho đúng?
- Ngũ Hành Tương Sinh Tương Khắc là gì?
- Sự tích ông Táo ngày 23 tháng Chạp
- Cúng Giao thừa Giáp Thìn 2024
- Vàng mã cúng ông Táo Giáp Thìn 2024
- Bài khấn cầu an ngày 23 tháng Chạp
- Bài cúng tất niên trong nhà 2024
- Giờ đẹp thay ban thờ ngày 22 tháng 12 âm lịch
- Mâm cúng giao thừa năm Giáp Thìn 2024
- Tỉa chân nhang trước hay sau lập xuân 2023
- Cúng ông Công ông Táo ngày 22 vào giờ nào?
- Những lưu ý khi thả cá chép ngày ông Công ông Táo
- Văn khấn dọn dẹp bàn thờ 2024
- Giờ đẹp cúng Tất niên 2024
- Văn khấn tiết lập xuân 2024
- Cách buộc gà cúng giao thừa
- Lễ tạ Thổ công cuối năm
- Lời chúc mừng năm mới công ty
- Cúng tất niên cuối năm như thế nào?
- Mũ áo thần linh cúng giao thừa 2024
- Mâm cơm tất niên gồm những gì?
- Chọn tuổi mở hàng đầu năm 2023
- Có nên đốt gốc cành đào không?
- Mùng 1 Tết nên làm gì để may mắn?
- Bài khấn cúng sao mùng 8 tháng Giêng 2024
- Cúng sao Hội mùng 8 bao nhiêu đèn cầy?
- Bài vị cúng sao giải hạn 2024
- Cách cúng sao giải hạn 2024
- Mâm cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì?
- Tháng Giêng là tháng mấy?
- Rước ông Táo giờ nào tốt? Rước ông Táo về nhà Tết 2024
- Lời chúc xuân hay và ý nghĩa
- Chúc mừng năm mới 2024 người yêu
- Câu chúc xông đất đầu năm Giáp Thìn 2024
- Xem ngày tốt khai trương đầu năm mới Giáp Thìn 2024
- Mùng 1 Tết có nên cạo râu?
- Ngày mùng 4 Tết 2023 tốt hay xấu?
- Mùng 6 Tết 2024 có tốt không?
- Lễ rước ông Táo về nhà 2024
- Cách viết sớ giải hạn 2024
- Ý nghĩa sao Thái Bạch? Sao Thái Bạch hợp màu gì?
- Ý nghĩa sao La Hầu? Sao La Hầu hợp màu gì?
- Ý nghĩa sao Kế Đô? Sao Kế Đô hợp màu gì?
- Cách cúng Vía trời mùng 9
- Cúng Rằm tháng Giêng năm 2024 ngày nào đẹp?
- Giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng 2024
- Cách làm bánh trôi nước
- Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 13, 14 có được không?
- Xem tuổi xông đất năm 2024 tuổi Tý
- Xem tuổi xông đất năm 2024 tuổi Sửu
- Xem tuổi xông đất năm 2024 tuổi Dần
- Xem tuổi xông đất năm 2024 tuổi Mão
- Xem tuổi xông đất năm 2024 tuổi Thìn
- Xông đất năm 2024 tuổi Ngọ
- Xem tuổi xông đất năm 2024 tuổi Mùi
- Xem tuổi xông đất năm 2024 tuổi Thân
- Xem tuổi xông đất năm 2024 tuổi Dậu
- Xem tuổi xông đất năm 2024 tuổi Tuất
- Xem tuổi xông đất năm 2024 tuổi Hợi
- Tam tai là gì? Tam tai năm nào nặng nhất
- Bảng xếp hạng may mắn của 12 con giáp trong năm Giáp Thìn 2024
- Những lời chúc Tết hay nhất 2024
- Ngày đẹp xuất hành đầu năm Giáp Thìn 2024
- Cúng tạ mộ cuối năm 2024
- Ngày Chính đán là ngày gì?
- Giờ xuất hành mùng 1 Tết 2024
- Văn khấn an vị bát hương sau khi bao sái
- Khai bút đầu năm 2024 nên viết gì?
- Bài khấn cúng mùng 9 tháng Giêng
- Mùng 6 Tết 2024 là ngày mấy dương lịch?
- Câu đối Tết cho học sinh 2024
- Giờ đẹp khai bút năm 2024 dương lịch
- Tuổi Tý xuất hành ngày nào tốt?
- Đốt lửa đêm giao thừa có ý nghĩa gì?
- Giờ đẹp ngày 28 tháng 12 năm Giáp Thìn 2024
- Giờ hoàng đạo ngày mùng 2 Tết
- Mùng 2 khai bút giờ nào đẹp?
- Mùng 2 Tết có được quét nhà không?
- Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo 2024
- Ban thần Tài có cúng ông Công ông Táo không?
- Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời 2024?
- Văn khấn đưa ông bà 25 Tết 2024
- Văn khấn mùng 1 Tết 2024 Giáp Thìn (6 mẫu)
- Giờ đẹp xuất hành mùng 2 Tết 2024 cực chuẩn
- Rằm tháng giêng nên cúng chay hay mặn?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27