Mâm cúng giao thừa năm Giáp Thìn 2024

Trong lễ cúng giao thừa năm 2024 thì việc chuẩn bị mâm cúng giao thừa là việc rất quan trọng để thể hiện sự thành kính đối với thần linh, tổ tiên. Sau đây là cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời, mâm cúng giao thừa trong nhà chuẩn nhất các bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024.

Mâm cúng giao thừa năm 2024 gồm những gì? Cúng giao thừa 2024 như thế nào? Cúng giao thừa là một nghi lễ quan trọng trong dịp Tết nguyên đán, đây là thời khắc linh thiêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Chính vì vậy để chuẩn bị cho lễ cúng giao thừa 2024 Giáp Thìn được chu đáo, mời các bạn cùng tham khảo mâm cúng giao thừa 2024 cũng như cách bày mâm cỗ cúng giao thừa chuẩn nhất trong nội dung dưới đây của Hoatieu.

1. Mâm cúng giao thừa ngoài trời 2024

Khi cúng sang canh ngoài trời (hay cúng giao thừa ngoài trời), bạn có thể cúng mâm lễ chay hoặc mâm lễ mặn đều được. Điều này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời chay và mặn gồm những lễ vật như sau:

Lưu ý khi cúng giao thừa

Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời đồ chay

  • Hoa
  • Tiền vàng mã
  • Đèn/nến
  • Trầu cau
  • Bánh kẹo
  • Hương (3 - 5 nén)
  • 1 chén rượu
  • 1 chén nước
  • Nước ngọt/bia đóng lon
  • Mũ giấy cánh chuồn
  • Sớ cúng quan Hành khiển
  • 1 đĩa xôi
  • 1 đĩa muối
  • 1 đĩa gạo

Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời đồ mặn

  • 1 con gà trống luộc
  • 1 chiếc bánh chưng (hoặc 1 đĩa xôi gấc)
  • 1 khoanh giò lụa
  • 1 đĩa hoa quả
  • Vàng mã
  • Trầu, cau
  • Đèn/nến
  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 1 chén rượu
  • 1 chén nước
  • 1 mũ cánh chuồn
  • 1 lọ hoa tươi
  • 3 - 5 nén hương

2. Cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời

Gia chủ nên đặt mâm lễ ở hướng Nam tượng trưng cho Hỷ thần, còn hướng Đông sẽ tượng trưng cho thần tài.

Cách bày mâm lễ chay

Bước 1: Chuẩn bị một chiếc bàn vững chắc, trải một tấm vải sạch rồi đặt mâm lên.

Bước 2: Sắp xếp mâm lễ

  • Đặt đĩa xôi, bánh kẹo vào giữa mâm, sau đó đặt tiền vàng, muối, gạo ở bên cạnh.
  • Đặt rượu ở phía trước mâm lễ.
  • Nước ngọt, bia đặt bên cạnh phía tay trái mâm lễ.
  • Đèn/nến đặt ở phía bên phải mâm lễ.
  • Đặt lọ hoa, mũ cánh chuồn và sớ khấn bên cạnh mâm.
  • Hương thắp cháy rồi đặt xuống mâm (hoặc bạn có thể cắm vào chén muối/gạo đều được).

Cách bày mâm lễ mặn

Bước 1: Đặt một chiếc bàn chắc chắn, trải khăn rồi đặt mâm lên.

Bước 2: Sắp xếp đồ lễ

  • Gà: Miệng gà cho ngậm 1 bông hoa hồng đỏ, đặt đĩa gà quay hướng đầu ra phía ngoài vành mâm. Bạn đặt gà vào giữa mâm.
  • Bánh chưng: Bóc bỏ phần lá bánh, cởi bỏ dây, không cắt, đặt bánh bên cạnh đĩa gà.
  • Xôi gấc: Nếu bạn cúng xôi thì đặt thay vị trí của bánh chưng.
  • Giò lụa: Lột bỏ vỏ, cắt thành một khoanh giò (không cắt nhỏ), đặt vào đĩa nhỏ, đặt bên cạnh đĩa bánh chưng.
  • Hoa quả: Đặt phía sau đĩa bánh chưng và gà.
  • Vàng mã, trầu cau đặt trên vành mâm.
  • Gạo, muối cho vào đĩa hoặc chén nhỏ, đặt bên cạnh đĩa hoa quả.
  • Đèn, nến đặt bên cạnh đĩa hoa quả.
  • Rượu, nước đặt trước mâm lễ.
  • Mũ cánh chuồn để bên cạnh hoặc phía sau mâm lễ (nếu mâm còn rộng).
  • Lọ hoa tươi để bên cạnh.
  • Hương thắp cháy có thể cắm vào đĩa xôi, chén gạo hoặc để dưới mâm.

3. Mâm cúng giao thừa trong nhà 2024

Thông thường, lễ cúng giao thừa sẽ được thực hiện cả ở trong nhà và ngoài trời. Vì thế, bạn cần lưu ý để chuẩn bị lễ vật cho đúng nhé.

Chuẩn bị mâm cơm cúng giao thừa

Mâm cơm cúng giao thừa sẽ khác nhau tùy theo từng phong tục của mỗi vùng miền, dưới đây là mâm cơm cúng giao thừa phổ biến nhất tại 3 miền để bạn có thể tham khảo:

Mâm cúng giao thừa ở miền Bắc

Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Bắc thường là những món ăn truyền thống, bao gồm 4 bát, 4 đĩa. Nếu cỗ lớn hay gia đình có điều kiện thì bao gồm 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Thông thường, các món ăn đó là:

  • Bát móng giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, bát mọc, bát miến nấu lòng gà.
  • Đĩa thịt gà luộc, đĩa giò lụa, đĩa nem, đĩa giò xào, đĩa nộm, đĩa hành muối, đĩa bánh chưng.

Mâm cúng giao thừa ở miền Bắc

Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung

Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung thường sẽ có cả bánh chưng và bánh tét. Ngoài ra, mâm cỗ giao thừa còn bao gồm các món ăn khác như:

  • Đĩa dưa món
  • Đĩa giò lụa Huế
  • Đĩa thịt đông
  • Đĩa gà bóp rau răm
  • Đĩa chả Huế
  • Đĩa thịt heo luộc
  • Dưa giá
  • Bát măng khô ninh
  • Bát miến
  • Đĩa cá chiên
  • Đĩa ram...

Ở một số nơi tại miền Trung, người ta còn làm nhiều món khác như: Cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa, xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi…

Mâm cỗ cúng giao thừa miền Trung

Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Nam

Do đặc trưng thời tiết nắng nóng nên mâm cỗ của người miền Nam thường ưu tiên các món nguội. Cụ thể, mâm cỗ cúng giao thừa của người miền Nam bao gồm:

  • Canh măng tươi
  • Canh khổ qua nhồi thịt
  • Thịt kho hột vịt
  • Gỏi tôm thịt
  • Chả giò
  • Dưa giá
  • Củ kiệu
  • Bánh tét ăn kèm củ cải ngâm nước mắm...

Các loại đồ cúng khác

  • 1 đĩa trầu cau
  • 1 đĩa trái cây gồm 5 loại quả
  • Đèn dầu
  • 1 đĩa muối
  • 1 đĩa gạo
  • 3 hoặc 5 ly trà
  • Bánh mứt các loại tùy vào gia đình
  • 1 bình hoa cúng
  • Vàng mã...

4. Năm 2024 cúng màu gì?

Mâm cỗ cúng giao thừa bao gồm các vật phẩm quần áo, mũ, ủng quan Thần linh cùng với vàng, tiền. Năm 2023 thuộc hành Thủy nên bạn có thể chuẩn bị quần áo, mũ, ủng màu xanh nước biển, đen... Ngoài ra, các gia đình cũng cần chuẩn bị lá sớ để hóa cùng với tiền vàng và đồ mã.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
11 9.590
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm