Văn khấn đưa ông bà 25 Tết 2024

Ngày 25 tháng Chạp là ngày gì? Nghi lễ cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp được thực hiện như thế nào? Làm lễ cúng rước ông bà tổ tiên về ăn Tết từ lâu đã là nét đẹp trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Nhân dịp Tết nguyên đán 2024 Giáp Thìn, Hoatieu xin chia sẻ bài cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp. Mời các bạn cùng tham khảo.

Từ xưa các cụ đã chọn ngày 25 tháng Chạp là ngày tảo mộ cuối năm và đến nay tục lệ này vẫn còn được lưu giữ. Chính vì vậy cứ đến ngày 25 tháng Chạp hàng năm các gia đình lại sắp xếp đi tảo mộ và làm lễ đón rước ông bà về ăn Tết.

1. 25 tháng Chạp là ngày gì?

25 tháng Chạp là ngày mấy Dương Lịch? Ngày 25 tháng Chạp năm nay sẽ rơi vào ngày chủ nhật tức ngày Mậu Tuất tháng Ất Sửu năm Quý Mão (4/2/2024 dương lịch).

Theo phong tục truyền thống của nhiều địa phương trên cả nước, ngày 25 tháng Chạp là ngày tảo mộ, nói theo ngôn ngữ của người miền Trung là ngày 'chạp mộ'.

Trong ngày này các gia đình sẽ đến nghĩa trang để quét dọn mồ mả của tổ tiên, ông bà, cha mẹ và người thân để thể hiện lòng thành kính.

2. Mâm cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp

Nghi lễ cúng đưa ông bà vào ngày 25 tháng chạp hằng năm là một nghi thức khá đơn giản và gọn nhẹ. Đây căn bản chỉ là ngày mà con cháu thể hiện lòng thành kính với ông bà, những người đã quá cố của mình. Ngày 25 tháng chạp mỗi năm, nhà nhà đều chuẩn bị một mâm cơm cúng đưa ông bà, kèm theo mâm ngũ quả với 5 loại trái cây đặc trưng của mỗi vùng miền.

Mâm cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp có thể gồm các lễ vật như sau:

  • 1 bình hoa tươi
  • 1 đĩa trái cây
  • Đèn cầy hoặc nến
  • Trà, nước, rượu
  • 1 đĩa bánh kẹo
  • Vàng mã...

Ngoài ra, các gia đình cũng có thể chuẩn bị thêm 1 mâm lễ chay hoặc 1 mâm lễ mặn với những món ăn quen thuộc giống mâm cỗ Tết. Tuy nhiên nếu không có điều kiện thì chỉ cần chuẩn bị những lễ vật ở trên là được rồi.

Văn khấn, Cúng tiễn ông bà tổ tiên tết, Bài cúng ông bà tết nguyên đán, cúng ông bà tổ tiên ngày nào, giờ đẹp cúng rước ông bà tổ tiên, văn khấn ông bà tết nguyên đán

3. Văn khấn đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp

Hôm nay, ngày…. tháng…. năm… âm lịch. Tại địa chỉ: ….

Tín chủ con là….. cùng với toàn gia đồng kính bái….

Nay nhân ngày….

Chúng con sắm sửa lễ cúng bao gồm… gọi là lễ mọn thành kính dâng lên các vị thần phù trợ, cai quản khu vực này. Trước linh vị của các bậc gia tiên, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Xin thưa rằng năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân.

Kính cáo: thổ, địa, chư vị linh thần, gia tiên linh thiêng về ngự tại án nghe lời thỉnh mời.

Kính mời chư vị thần linh về thụ hưởng lễ vật, vong linh tiên tổ linh thiêng về vui Tết với gia đình để cháu con phụng sự.

Cẩn cáo!

4. Cách cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp

Nghi lễ cúng đưa ông bà 25 tháng Chạp cũng giống như nhiều nghi lễ khác. Gia chủ chuẩn bị đầy dủ lễ vật, đặt lên bàn thờ gia tiên, nếu có mâm cỗ thì đặt ở bàn rồi đặt phía trước bàn thờ.

Sau đó, gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng, thắp nhang, nến hoặc đèn cầy lên bàn thờ rồi lạy và đọc bài cúng ngày 25 tháng Chạp để mời tổ tiên, ông bà về tại gia chung nhà mình.

Khi làm lễ, gia chủ cần khấn to, rõ ràng và mở cửa chính, cửa sổ ra nhé. Khi hương cháy hết 2/3 thì gia chủ có thể xin hạ lễ.

5. Những lưu ý trong lễ cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp

Cần dọn dẹp, lau chùi bàn thờ trước khi làm lễ. Các đồ vật dù nhỏ như khung ảnh, bát nhanh, bộ lư đồng, cốc chén, … đều cần được lau chùi cẩn thận. Đặc biệt cần thay cát trong bát nhang bằng cát mới sạch sẽ để chuẩn bị cúng lễ. Khi lau chùi thì chổi cần phải dùng riêng, không dùng chung với chổi lau dọn nhà bình thường. Nước lau bàn thờ cần là nước sạch.

Không chỉ bàn thờ mà không gian xung quanh bàn thờ cũng cần được sạch sẽ. Đây cần là không gian thông thoáng, sạch sẽ và cần được lau chùi thường xuyên, nhất là vào ngày 25 tháng chạp này cần chú ý lau dọn kỹ hơn. Có như vậy thì mới thể hiện được lòng tôn kinh, thành tâm với ông và tổ tiên của mình.

Các lễ vật cúng xe phải được chuẩn bị chu đáo. Tránh dùng hoa giả hay trai cây giả để cúng. Các món ăn dâng lên cần đảm bảo sạch sẽ, tươi ngon, tránh mua những đồ ăn sẵn ngoài hàng quá, vì như thế sẽ không thể hiện được sự thành tâm của gia chủ.

Gia chủ khi thực hiện nghi lễ cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. Con trai nên xơ vin khi thực hiện nghi lễ, con gái không được mặc đồ quá ngắn hoặc hở hang.

Trong lúc thực hiện nghi lễ cần đứng nghiêm túc, không đùa giỡn, trêu chọc lẫn nhau. Không khí buổi lễ phải thể hiện được sự trang nghiêm, có như vậy thì lòng thành của gia chủ mới đến được với các vị thần phật.

Khi đốt vàng mã cần đốt hết, tránh để sót bất kỳ mẩu giấy nào chưa cháy. Đây cũng là lỗi rất nhiều người mắc phải trong lễ cúng xe cuối năm hay bất kỳ lễ cúng khác. Một mẹo cho các bạn để đốt hết được vàng mã đó là dùng một cành cây nhỏ thường xuyên đẩy các tờ giấy vàng mã lên, tránh để chúng cháy thành từng cục. Làm vậy chúng không những cháy hết mà còn cháy rất nhanh. Tờ sớ khấn có thể đốt chung luôn với vàng mã.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 11.520
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm