Cúng tất niên xong có hóa vàng không Tết Giáp Thìn 2024?

Cúng tất niên là nghi thức quan trọng ngày Tết, diễn ra vào những ngày cuối cùng của năm Âm lịch. Nhiều người băn khoăn không biết cúng tất niên gồm những gì? Cúng tất niên xong có hóa vàng không Tết Giáp Thìn 2024?

Hóa vàng ngày tết là hóa hương vàng, quần áo, vàng mã tiễn ông bà về âm cảnh sau những ngày bên con cháu đón Tết. Tuy nhiên, cho đến nay nhiều người vẫn thắc mắc cúng tất niên xong có hóa vàng không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

1. Cúng tất niên là gì?

Nhịp sống hiện đại không làm mất đi những nét đẹp văn hóa của người Việt. Đặc biệt là trong đời sống tâm linh. Lễ cúng tất niên là phong tục quen thuộc của mọi gia đình vào cuối năm. Ý nghĩa cúng tất niên không chỉ thể hiện nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình cùng quây quần bên nhau sau một năm tất bật. Chính vì vậy mà đến cuối năm; người người lại hỏi han nhau cúng tất niên gồm những gì để chuẩn bị lễ cúng tươm tất, đầy đủ nhất.

Cúng tất niên là một nghi thức để kết thúc một năm đã qua và chuẩn bị một năm mới sắp đến. Lễ cúng thường được diễn ra vào những ngày cuối cùng của năm Âm lịch. Ngày cúng có thể tùy thuộc vào truyền thống gia đình hoặc những yếu tố khác. Thông thường, người ta sẽ cúng vào ngày 30 tháng Chạp (năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (năm thiếu).

Cúng tất niên xong có hóa vàng không?

2. Cúng tất niên xong có hóa vàng không?

Trong các lễ vật dâng lên ban thờ cúng tất niên có vàng mã thì sau khi cúng tất niên cũng cần gia chủ tiến hành hóa vàng rồi mới xin hạ mâm thụ lộc. Khi hóa vàng, phần tiền và vàng cần phải hóa trước cho các gia thần, sau đó mới đến các đồ dùng của tổ tiên. Theo tín ngưỡng của người dân Việt, trần sau âm vậy nên việc đốt vàng mã đã trở thành phong tục không thể thiếu của dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên thông thường các gia đình Việt Nam sẽ hóa vàng vào ngày hết Tết. Vì Tết Nguyên đán sẽ diễn ra trong nhiều ngày, việc đốt rải rác gây mất thời gian, lãng phí và ô nhiễm môi trường. Do đó, gia chủ sẽ chọn một ngày đẹp (ngày hoàng đạo) để hóa vàng và xin hạ mâm thụ lộc với bề trên. Ngày đẹp được chọn để hóa vàng trong khoảng từ mồng 1 đến mùng 10 tháng 1 âm lịch hàng năm.

Lễ cúng tất niên là một trong những lễ cúng quan trọng nhất dịp tết, chuẩn bị cho thời khắc bước sang năm mới nên việc đốt vàng mã cũng là để gia tiên có đầy đủ các vật dụng đón tết. Tuy nhiên, nhiều người có quan niệm sai lầm rằng đốt càng nhiều vàng mã càng tốt, càng giúp tổ tiên có nhiều tiền bạc, vật dụng sử dụng ở cõi âm. Thực tế, điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của gia chủ khi cúng bái và không nên quá mê tín gây tiêu tốn tiền tài hay ảnh hưởng đến bầu không khí chung ở khu vực sinh sống.

3. Cúng tất niên gồm những gì?

Mâm cơm cúng tất niên tùy từng vùng miền mà sẽ có những món khác nhau, nhưng cơ bản gồm có:

  • Gạo, muối.
  • Trà, rượu, nước lọc.
  • Giấy tiền vàng mã.
  • Bánh kẹo.
  • Trầu cau.
  • Chè, xôi, cháo trắng.
  • Tam sên.
  • Gà ta luộc.
  • Heo sữa quay.
  • Bánh bao.
  • Bánh chưng hoặc bánh tét.
  • Chả lụa.

Tất cả các gia đình trên mọi miền đất nước cố gắng chuẩn bị mâm cơm cúng chiều 30 Tết thật tươm tất, chu đáo, thể hiện lòng thành kính đến gia tiên, tiền tổ, mong ước cho một năm mới an khang, thịnh vượng. Đây là phong tục truyền thống quan trọng nhất cả năm trong tâm thức người Việt.

4. Bài khấn hóa vàng sau lễ cúng tất niên

Sau lễ cúng tất niên, khi bắt đầu hóa vàng mã, gia chủ cũng cần đọc một bài khấn đơn giản đủ ý gửi đến tổ tiên, thần linh.

Con Nam mô A Di Đà Phật (đọc lặp lại 3 lần, đồng thời chắp tay khấn vái 3 lần)

Con lạy chín phương trời, con lạy chư Phật mười phương

Con lại Hoàng Thiên Hậu Thổ, lạy chư vị tôn thần nơi đây

Con lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, các vị Táo quân, vị Long mạch Tôn Thần.

Con lạy các cụ tổ khảo, lạy các cụ tổ tỷ, các cụ tổ tiên nội ngoại.

Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm..........

Gia chủ chúng con là:.........., năm nay ..... tuổi

Nay ngụ tại:..........

Nhân dịp năm cũ sắp qua, năm mới đang tới, chúng con thành tâm sửa biện các lễ vật, hương hoa kính cẩn dâng lên trước án, xin lễ tạ các bậc Tôn thần, tổ tiên.

Kính xin được phù hộ độ trì, mọi điều tốt lành, con cháu bình an được hưởng tài lộc trong năm mới. Với lòng thành kính dâng, cúi xin chứng giám soi xét cho chúng con.

Con Nam mô A Di Đà Phật (đọc lặp lại 3 lần kèm chắp tay vái 3 lạy)

Sau khi đọc xong bài khấn có thể tiến hành hóa vàng mã và thụ lộc khi nhang trên ban thờ đã cháy hết.

5. Hóa vàng mã thế nào cho đúng cách

Cách đốt vàng mã cho người âm

Ngày lễ tiễn ông bà, tổ tiên này rất quan trọng với người Việt. Người xưa quan niệm rằng, trong dịp Tết, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ, vì thế đèn hương không bao giờ được tắt, các đồ dâng cúng như mâm ngũ quả, bánh kẹo… phải đợi đến ngày hóa vàng mới được đem xuống (trừ các đồ mặn, dễ thiu như thịt xôi…). Nếu đèn hương tắt, nhất là việc hạ lễ trước khi hóa vàng sẽ phạm phải điều bất kính.

Sau khi lễ, việc hóa vàng cũng phải làm riêng. Phần tiền vàng của gia thần phải hóa trước của tổ tiên để tránh nhầm lẫn. Tục xưa, tại nơi đốt vàn mã, người ta thường đặt vài ba cây mía dài để làm “đòn gánh” cho các linh hồn mang hàng hóa theo.

Chính vì ngày hóa vàng vô cùng quan trọng với người Việt cho nên mâm cơm cúng hóa vàng cũng rất đầy đủ như mâm cỗ chính của ngày Tết. Trong mâm cơm hóa vàng, con gà cúng phải to, tròn, chắc nịch, có đôi chân đẹp và được bày biện cẩn thận. Mâm cơm cúng cũng phải đủ món luộc, xào, canh, miến, cùng với bình rượu, li nước, lọ hoa, trầu cau, bánh kẹo và mâm ngũ quả để tiễn chân ông bà. Trong đó, nếu cúng mặn không thể thiếu con gà trống. Tiền âm, vàng mã cũng phải được chuẩn bị chu đáo để ông bà có hành trang, lộ phí để lên đường.

Ở nhiều nơi, việc đốt vàng mã đang bị người ta thực hiện một cách thái quá vì cho rằng, dâng cúng càng nhiều thì càng được thánh thần hay người âm phù hộ. Thực chất, đây chỉ là sự “phô trương” với người trần, hơn thế nữa là để thỏa mãn thói thường “con gà tức nhau tiếng gáy”, dẫn đến sự lãng phí tiền của một cách không cần thiết, điều này đáng phê phán.

Đồ mã ngày xưa đều làm nhỏ nhỏ xinh xinh, mỗi lễ gồm những loại tiền gì, bao nhiêu đều quy định rất cụ thể, chứ không phải cứ như bây giờ sính hoành tráng, phải to như thật là không đúng, là tốn kém lãng phí. Khi khách đến mua, đồ lễ đã được sắp sẵn theo đúng phong tục. Bộ đồ lễ cúng ông công ông táo gồm 3 chiếc mũ nhỏ, 3 đinh tiền, 3 thếp tiền vàng; hay lễ cúng giao thừa gồm 2 mũ áo cho quan hành khiển của năm cũ và năm mới và 2 lễ tiền; hoặc như lễ giải sao cũng chỉ vài nghìn.

“Mỗi khi một người thân bốc mộ, chuyển về nhà mới thì mới hóa nhà cho họ. Nhà cũng nho nhỏ tượng trưng thôi, chứ không phải làm to như thật. Còn nữa, chỉ cần dâng cúng tiền vàng, tiền vàng đó có thể trao đổi và mua được các vật dụng cần thiết trong thế giới bên kia, chứ không phải hóa tủ lạnh, tivi, xe máy, ô tô như người ta vẫn làm. Như vậy là không đúng!”

6. Thắp hương xong có hóa vàng luôn không?

Thắp hương xong bao lâu thì hóa vàng?

Thắp hương được coi là cầu nối liên lạc giữa hai thế giới âm và dương. Thắp hương cho tổ tiên được coi là nghi thức để con người cõi trần bày tỏ lòng hiếu kính với gia tiên. Để đảm bảo được sự gắn kết thiêng liêng này, mỗi lần thắp hương phải kéo dài 3 tuần hương thì mới được hạ lễ. Tuần hương là khoảng thời gian cháy hết một nén hương, (thường kéo dài từ 45 - 60 phút, tùy vào loại hương). Sau khi hương cháy hết, gia chủ có thể tiến hành nghi thức hóa vàng, hạ lễ.

Nếu như thời gian thắp hương không đủ, hương chưa cháy hết gia chủ đã nóng vội hạ lễ là phạm vào lỗi cấm kỵ trong tâm linh và phong thủy.

Còn trong trường hợp gia chủ thực sự có việc bận cần phải hạ lễ ngay thì có thể thắp hương cầu xin gia tiên tiền tổ cho hạ lễ sớm và tung đồng xu 3 lần để xin ý kiến gia tiên.

Trên đây Hoatieu.vn đã giải đáp cho các bạn câu hỏi Cúng tất niên xong có hóa vàng không và cách hóa vàng sao cho đúng theo phong tục cổ truyền Việt Nam để mọi người đều có thể thực hiện theo dễ dàng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
20 24.873
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi