Cúng tất niên cuối năm như thế nào?

Cúng tất niên là một trong những nghi lễ mà gia đình nào cũng phải thực hiện vào dịp cuối năm để đón Tết nguyên đán cổ truyền. Vậy lễ cúng tất niên cuối năm được thực hiện như thế nào, mâm cúng tất niên cuối năm được chuẩn bị ra sao thì không phải ai cũng nắm rõ. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây để nắm được nghi thức cúng tất niên theo đúng phong tục cổ truyền của người Việt.

1. Ý nghĩa của lễ cúng tất niên

Tất niên hay còn được gọi là tiệc Tất niên chính là một trong những nghi thức dùng để đánh dấu việc kết thúc một năm cũ và chuẩn bị bước sang một năm mới. Đây chính là phong tục tập quán lâu đời và mang nét đẹp đặc trưng của người dân Việt Nam chúng.

Tất niên sẽ được tiến hành vào đúng chiều ngày 30 Tết, đây là thời gian mà mọi người vây quần bên nhau, tổ chức ra những bữa cơm ăn mừng, tiệc văn nghệ để có thể tổng kết lại và nhìn xem một năm qua chúng ta đã làm được gì… đặc biệt là hơn là cùng nhau đón giao thừa và mừng năm mới bên cạnh nhau.

Mỗi khi nhắc đến cúng Tất niên thì mỗi con người Việt Nam chúng ta đều cảm thấy trong người hào hứng lạ thường, cảm giác hôm nay trời rất đẹp, ai cũng vui cười và niềm nở.

Lễ cúng tất niên chính là một nếp sống tâm linh của người Việt Nam, để sau một năm 365 ngày làm việc mệt mỏi và vất vả, bươn trải ngoài xã hội thì chiều ngày 30 Tết với bữa cơm cúng Tất niên mọi người sẽ dọn dẹp sạch sẽ để ngồi lại bên nhau và chuẩn bị đón năm mới, năm Tân Sửu 2021.

Cúng tất niên như thế nào

2. Cơm cúng tất niên gồm những gì?

Về cơ bản, tại gia đình vào ngày 30 Tết cần chuẩn bị hai mâm, một mâm cúng tất niên và sau đó là ăn tối, còn một mâm khác chuẩn bị cho cúng giao thừa. Người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà thắp hương và đọc văn khấn, rồi các thành viên khác làm lễ vái. Nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình.

Mỗi gia đình bày trí mâm lễ cúng một khác, tuy vậy cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm “cành vàng lá ngọc“ (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.

Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) không được dùng cúng gia tiên. Mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà nên để ở hai bên. Hoa bày trên bàn thờ cũng vậy, cần phải hoa tươi chứ không dùng hoa giả, hoa nhựa.

Xem chi tiết:

3. Lễ vật cúng Tất niên 2023

  • Trái cây
  • Hoa
  • Nhang rồng phụng
  • Đèn cầy
  • Gạo, muối
  • Trà, Rượu, Nước lọc
  • Giấy tiền vàng mã
  • Bánh kẹo
  • Trầu cau
  • Chè, Xôi, Cháo trắng
  • Tam sên
  • Gà ta
  • Heo sữa quay
  • Bánh bao
  • Bánh chưng/bánh tét
  • Chả lụa
  • Bình hoa, Lư Nhang

Cúng tất niên cuối năm

4. Cúng tất nhiên ở trong nhà hay ở ngoài trời?

Theo thông thường thì tất cả các hộ gia đình hiện nay đều cúng tất niên ở trong nhà để tạo ra sự ấm cúng cũng như thể hiện sự tri ân của con cháu với ông bà, tổ tiên.

Còn đối với những hộ gia đình có điều kiện, nhiều điện kiện thì có thể chủ nhà sẽ cúng thêm một mâm cỗ ở ngoài trời để có thể cảm tạn thần linh trong một năm qua đã hỗ trợ và phù hộ cho gia đình họ.

5. Bài cúng tất niên 2022

Sau khi chuẩn bị bày biện xong lễ vật, mâm cúng tất niên thì các gia đình tiến hành làm lễ cúng Tất niên cuối năm. Chi tiết các bài cúng tất niên trong nhà, văn khấn tất niên ngoài trời các bạn có thể tham khảo theo đường link bên dưới:

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 8.563
0 Bình luận
Sắp xếp theo