Cúng tạ mộ cuối năm 2022

Cúng tạ mộ là một nghi lễ đã có từ lâu đời trong văn hóa tâm linh của người Việt. Đặc biệt cúng tạ mộ cuối năm là nét đẹp trong ngày Tết nguyên đán cổ truyền, thể hiện lòng hiếu thảo thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Vậy sắm lễ tạ mộ cuối năm như thế nào? Sau đây là chi tiết cách làm lễ cúng tạ mộ cuối năm Tân Sửu Hoatieu xin chia sẻ để các bạn đọc cùng tham khảo.

Lễ tạ mộ cuối năm là một trong những nghi lễ truyền thống của người Việt để tôn vinh, ghi nhớ truyền thống uống nước nhớ nguồn và tri ân tổ tiên, các vị thần linh.

Lễ tạ mộ, tạ ơn gia tiên cuối năm còn nhằm tỏ lòng cảm tạ các vị thần linh đã cho gia tiên được nương nhờ đất đó, giúp gia tiên an lạc và phù hộ cho con cháu trong gia đình.

Đặc biệt với những gia chủ có nhà thờ họ của dòng tộc, thì ngày tạ mộ sẽ đi kèm với công việc dọn dẹp nhà thờ họ và lên hương để tạ ơn tổ tiên dòng tộc phù hộ trong năm.

1. Lễ tạ mộ cuối năm là gì

Cúng tạ mộ là một truyền thống lâu đời mà cha ông ta để lại. Cúng tạ mộ như thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và những người đã khuất với mong muốn họ sẽ được an nghỉ nơi suối vàng và phù hộ độ trì cho con cháu trong gia đình.

Theo đó, vào những ngày cuối năm, từ khoảng 23 đến 30 tháng Chạp, các gia đình thường sắm sửa lễ vật ra mộ tổ tiên và người thân đã khuất để lễ tạ Thổ thần, đắp thêm đất lên mộ, lau chùi, sửa sang mộ, rước vong linh gia tiên về đón năm mới.

2. Sắm lễ cúng tạ mộ

Hoa hồng đỏ tươi: 10 bông

3 Lá trầu, 3 quả cau (chú ý chọn cành dài và đẹp

Hoa quả: 1 mâm to

Xôi trắng: 1 mâm bên trên bày gà luộc nguyên con (Thường chọn giò hoặc là trống thiến)

Rượu trắng: 0,5 lít + Chén đựng rượu: 5 cái

10 lon bia + 2 bao thuốc lá + 2 gói chè (1 lạng/gói)

2 nến cốc màu đỏ dùng để thắp khi làm lễ.

Phần mã thì có:

1 cây vàng hoa đỏ

5 con ngựa 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm, tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia (loại to) cùng với đồ kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi.

Mỗi ngựa trên lưng có 10 lễ vàng tiền (một lễ gồm có tiền xu, vàng lá, tiền âm phủ các loại..)

Có 4 đĩa để tiền vàng riêng như sau:

1 đĩa để 3 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền

1 đĩa có 1 đinh vàng lá, 7 đinh xu tiền

1 đĩa có 9 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền

1 đĩa có 1 đinh xu tiền

Đối với vong linh tùy theo là nam, phụ, lão, ấu, mà có áo quần tương ứng dâng tiến cho phù hợp. Ngoài ra có tiền âm phủ các loại kèm theo, tiền xu, vàng lá…. mỗi thứ ít nhiều.

Chú ý: nếu phần mộ nhỏ thì phải có thêm mâm, thêm bàn để bày lễ lên sao cho phù hợp. Đối với nghĩa trang có nơi thờ thần linh Thổ địa riêng thì phải bày lễ hai nơi.

Trong đó lưu ý phần mã là trình bày ở nơi thờ thần linh Thổ địa. Có nơi dâng cây đại thiếc (thay vàng hoa đỏ). Ngoài ra tùy theo phong tục tập quán ở mỗi nơi mà có sự gia giảm điều chỉnh thích ứng.

3. Bài cúng lễ tạ mộ 2022

Sau đây là nội dung bài Văn khấn tạ mộ cuối năm, theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam do Nhà xuất bản Văn Hóa – Thông Tin ban hành.

“Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy ngài Địa tạng vương Bồ tát.

Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.

Con kính lạy ngày Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.

Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghĩa trang này.

Con kính lạy hương linh cụ:…………………..

Hôm nay là ngày…..... tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.

Tín chủ (chúng) con là:…………..

Ngụ tại:…………..

Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả, kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần.

Kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:...............

Kỵ nhật là…

Có phần mộ táng tại…………

Được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.

Âm dương cách trở

Bát nước nén hương.

Thành tâm kính lễ

Cúi xin chứng giám

Phù hộ độ trì

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!”

Sau khi đọc xong bài khấn thì dâng hương thêm lần nữa. Lưu ý sau khi thắp hương cho mộ phần của gia đình mình thì nên dâng hương cho các mộ phần ở xung quanh cũng như mộ phần của những người khác trong dòng họ.

Nếu trong nghĩa địa có mộ phần “vô chủ”, ít người nhang khói thì cũng nên chiếu cố chăm sóc hơn cho bớt phần lạnh lẽo.

4. Lưu ý khi làm lễ tạ mộ cuối năm

Khác với lễ tảo mộ đầu năm, lễ tạ mộ cuối năm là nghi lễ thể hiện sự tưởng nhớ tới tổ tiên, tỏ lòng thành kính. Quan niệm luôn coi trọng việc chôn cất và thờ phụng người đã khuất, người đã mất vẫn còn cuộc sống nối tiếp ở thế giới bên kia và dang dở nơi dương thế nên thường sắm lễ tạ mộ cuối năm như lời mời tổ tiên về ăn cỗ và cảm tạ thần linh đã cho tổ tiên nương nhờ đất lành trong năm qua. Vì vậy cần phải chuẩn bị chu đáo văn khấn lễ tạ thần linh ngoài mộ.

Do đó, hàng năm chuẩn bị đón tết Nguyên đán dù bận rộn thế nào vẫn không thể bỏ qua việc tạ mộ ngoài đồng ở khu lăng mộ của gia tiên, dòng tộc để dọn dẹp nơi an nghỉ và làm lễ cúng tạ mời tổ tiên về ăn tết với con cháu. Cúng lễ tạ mộ cầu bình an, tài lộc là việc không thể thiếu.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 206
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm