Cách bài trí ban thờ ngày Tết 2023

Việc dọn dẹp và trang trí ban thờ ngày Tết là một công việc quan trọng thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên và thần linh. Sau đây là một số hướng dẫn trang trí ban thờ ngày Tết đúng với phong tục truyền thống, các bạn có thể tham khảo để áp dụng trong dịp Tết 2023 sắp tới.

1. Ý nghĩa của việc trang trí bàn thờ ngày Tết

Bài trí bàn thờ là công việc được ưu tiên hàng đầu trong dịp Tết. Thông thường công việc này do chính gia chủ thực hiện để tỏ lòng hiếu kính với những người đã khuất.

Sau lễ cúng “ông Công, ông táo” vào ngày 23 tháng Chạp thì công việc dọn dẹp, trang hoàng bàn thờ thường được bắt đầu thực hiện.

Vì quan niệm rằng đây là thời điểm “thần linh đi vắng”, nên gia chủ tranh thủ sửa sang nơi thờ cúng đón Tết sao cho đến đêm Giao thừa, khi các vị thần linh trở về thì mọi việc đã hoàn tất xong xuôi, đẹp đẽ.

Công việc chủ yếu là dọn dẹp, lau chùi lư đèn, bàn thờ, hóa chân nhang (đốt các chân nhang cũ), treo đèn, kết hoa, bày biện đồ lễ. Các đồ thờ tự lúc này có thể hạ xuống để lau chùi, đánh bóng.

Sau khi hoàn tất, gia chủ nấu nước thơm (thường là ngũ vị) để lau lại một lần nữa gọi là “tẩy uế”. Tất cả được sắp đặt lên bàn thờ theo thứ tự, tùy quan niệm từng vùng nhưng tựu chung đều hướng tới mục đích giao hòa, tạo sự gắn kết giữa hai thế giới trần gian hữu hình và tâm linh thiêng liêng. Việc lau dọn, bài trí bàn thờ gia tiên thể hiện sự hiếu kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.

Đặc biệt, đây cũng là dịp để mọi người nhớ về cội nguồn, thấm đượm tính nhân văn và đạo lý của người Việt.

2. Cách trang trí ban thờ ngày Tết Quý Mão

Làm sạch bàn thờ tổ tiên

Công việc chăm chút bàn thờ là cách để con cháu bày tỏ lòng yêu kính và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Vì vậy, bạn cũng nên cẩn thận và tỉ mỉ hơn với các dụng cụ làm sạch bàn thờ.

Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ thường được dùng riêng

Nước lau bàn thờ bạn nên sử dụng nguồn nước sạch sẽ (có thể dùng nước mưa vì được xem là tinh túy của trời)

Bàn giờ tổ tiên cần bày biện đầy đủ bát hương, hoa quả tươi và đồ cúng

Trang trí bàn thờ chính

Trên bàn thờ gia tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ), hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài.

Ở hai góc ngoài đặt hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng ở bên phải.

Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có lúc sám hối… người ta thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên.

Các lễ vật cúng kiến và bày biện trên bàn thờ

Lễ vật dâng cúng thường bao gồm:

Vài bộ quần áo, giấy tiền vàng mã cho các cụ

Một vài cái chung (ly nhỏ, thấp) và một bình trà

Đĩa hoa quả lớn đặt ở trung tâm bàn thờ

Một bình hoa lớn và một bình rượu ngon

Xung quanh bày thêm bánh mứt, cơi trầu cho cân đối và đẹp mắt

Các loại hoa chưng ngày Tết trên bàn thờ thường có hai kiểu cắm bình hoặc để trên đĩa. Đối với bàn thờ ngày Tết, người ta thường duy trì cả hai loại này. Ngoài ra, để có thêm không khí xuân cổ truyền, nhiều gia đình còn cắm một cành đào hay cành mai trong lọ sứ lớn đặt trên bàn thờ.

Các loại hoa được chọn để lên bàn thờ, thường là các loại hoa có mùi hương thơm nhẹ như hoa huệ, hoa ly, hoa cúc… Tránh những loại hoa có gai sắc nhiều sát khí, hoặc những loại hoa có mùi quá gắt.

Bày mâm ngũ quả

trang trí bàn thờ ngày tết 3

Việc bày mâm ngũ quả xuất phát từ lý thuyết về ngũ hành: thủy – hỏa – mộc – kim – thổ những yếu tố tạo nên vũ trụ và sự vận hành của nó.

Thông thường ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước: Phú (giàu có) – quý (sang trọng) – thọ (sống lâu) – khang (khỏe mạnh) – ninh (bình yên).

Mỗi một miền lại có một quan niệm riêng về ý nghĩa mâm ngũ quả. Người Nam Bộ có cách đọc chại âm hay đơn tiết hóa một số từ.

Ví dụ chỉ tên trái mãng cầu thì gọi đơn tiết hóa là Cầu (mãng cầu: thỏa mãn trong sự cầu xin) – Sung (Sung: chỉ sự sung túc, sung mãn) – Vừa (đọc chệch âm từ quả dừa) – Đủ (đơn tiết hóa của đu đủ) và Xài (là cách đọc chệch âm của quả xoài).

Trong khi đó, người miền Bắc hướng đến ý nghĩa biểu trưng nhiều hơn:

Quả Phật thủ hay nải chuối như bàn tay che chở của Đức Phật cho tất cả mọi người

Quả bưởi, dưa hấu thể hiện cho sự đầy đặn, trọn vẹn căng tràn sức sống

Màu sắc thắm tươi của quýt, hồng tượng trưng cho sự may mắn, phồn thịnh cát tường

3. Quy tắc bày đồ thờ cúng trên ban thờ

Bàn thờ ngày Tết bao gồm đồ để thờ và để cúng. Đồ để thờ là những lễ vật bày biện trên bàn thờ, có thể đặt thời gian dài hàng tuần, thậm chí là hàng tháng nhưng đồ cúng phải được thay hàng ngày như cơm cúng, nước cúng,... có thể mỗi ngày thay một lần. Và khi bày đồ thờ hay đồ cúng cũng có những quy tắc riêng:

Đối với đồ thờ: Đồ trang trí bàn thờ ngày Tết bao gồm đôi cây đèn dầu, đôi lọ lục bình, chum nước, mâm ngũ quả... đặt 2 bên bàn thờ; những vật này không thể thiếu trên bàn thờ mỗi gia đình và bất di bất dịch không di chuyển.

Mâm ngũ quả bao gồm 5 loại quả có màu sắc khác nhau, tượng trưng cho ngũ hàng âm dương ứng với 5 hành Kim - Mộc – Thuỷ - Hoả - Thổ, gia chủ nên chọn những loại quả có màu sắc ứng với mỗi hành.

Đôi lọ lục bình để bất di bất dịch phía 2 bên bàn thờ, tượng trưng cho 6 căn của một người bao gồm tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý.

Đôi cây đèn dầu cũng phải đặt bất di bất dịch trên 2 bên bàn thờ. Hiện nay nhiều gia đình quan niệm sử dụng bóng điện thay thế và chỉ cần thường xuyên lau sạch sẽ, nhưng quan niệm đó không đúng vì cây đèn dầu mỗi khi thắp phải đổ dầu và lau sáng... mang ý nghĩa nhắc nhở con cháu phải trau dồi học hành, trau dồi kiến thức như việc trau dồi dầu cho đèn”.

Đối với đồ cúng: Đồ cúng bao gồm chén nước hoặc bát nước cúng, ly rượu, nến, thức ăn chay hoặc mặn... Cần lưu ý trên bàn thờ ngày Tết còn phải có chum nước cúng, chum nước này có thể không quá đầy nước, nhưng khi cúng lễ nên mở nắp chum và khi cúng xong thì đậy lại để thờ. Tuy nhiên, chén nước hoặc bát nước vẫn phải có trong mâm cúng.

4. Trang trí bàn thờ Tết vào ngày nào?

Theo quan niệm văn hóa Á Đông, nhiều người quan niệm rằng dọn nhà ngày Tết nên thực hiện vào tuần cuối cùng của năm để đưa ông Táo về Trời và chuẩn bị đón các bậc tổ tiên về vui Tết.

Tuy nhiên, chuyên gia phong thủy Phạm Cương lại cho rằng đây chỉ là một trong những quan niệm dân gian. Nếu có thời gian, bạn có thể dọn nhà vào bất kỳ ngày nào cho ngôi nhà luôn gọn gàng, ngăn nắp.

Trong khoảng thời gian từ 23 đến 29 Tết, các gia đình sẽ tiến hành lau dọn bàn thờ, sửa soạn mâm ngũ quả để mời ông bà tổ tiên về chung vui với cháu con dịp đầu năm mới.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 781
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm